MỤC LỤC
Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn .ii
Tóm lược luận văn . iii
Danh mục các chữ viết tắt.iv
Danh mục các bảng .v
Mục lục.vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1- Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu.3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
4. Phương pháp nghiên cứu.3
5. Đóng góp của luận văn .4
6- Kết cấu của luận văn .5
CHƯƠNG I.6
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.6
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN.6
1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ .6
1.1.2. Tiêu chí phân loại .7
1.1.2.1. Nhóm tiêu chí định tính.7
1.1.2.2. Nhóm tiêu chí định lượng .8
1.1.3. Khái niệm về DNXDV&N .10
1.1.4. Một số ưu thế và hạn chế của các DNXDV&N .10
1.1.4.1 Ưu thế của DNXDV&N.10
1.1.4.2. Hạn chế của DNXDV&N.11
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DNXDV&N .13
1.1.5.1. Các yếu tố bên ngoài .13
1.1.5.2. Các yếu tố bên trong.14
1.2. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.15
1.2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản .16
1.2.2. Kinh nghiệm của Mỹ.16
1.2.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc .17
1.2.4. Kinh nghiệm của Thái Lan .18
1.2.5. Kinh nghiệm của Đài Loan.18
1.2.6. Kinh nghiệm phát triển DNV&N của Việt Nam.19
1.2.6.1. Xây dựng môi trường thuận lợi cho DNV&N phát triển .19
1.2.6.2. Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ DNV&N.21
1.3. VAI TRÒ VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP XÂY
DỰNG VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.23
1.3.1. Vai trò của DNXDV&N.23
1.3.2. Xu thế phát triển của DNXDV&N .26
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh củaDNXDV&N.27
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.28
1.4.1. Phương pháp luận.28
1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu .29
1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu .29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VỪA VÀ
NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI.32
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VỪA VÀ
NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI.32
2.1.1. Khái quát về DNXDV&N trên địa bàn thành phố Đồng Hới .32
2.1.1.1. Số lượng và cơ cấu .32
2.1.1.2. Doanh thu .34
2.1.2. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ trên
địa bàn thành phố Đồng Hới.37
2.1.2.1. Sự phát triển hiện nay của các doanh nghiệp xây dựng vừa
và nhỏ trên địa bàn thành phố Đồng Hới .37
2.1.2.2. Các đặc trưng chủ yếu về nguồn lực của các DNXDV&N
trên địa bàn thành phố Đồng Hới .39
2.1.2.3. Doanh thu của các DNXDV&N địa bàn thành phố Đồng Hới,
giai đoạn 2005-2007.47
2.2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC
DNXDV&N TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, ĐIỀU TRA
NĂM 2007.50
2.2.1. Đặc trưng về nguồn lực chủ yếu của các DNXDV&N địa bàn
thành phố Đồng Hới .51
2.2.2. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
DNXDV&N trên địa bàn thành phố Đồng Hới.60
2.2.3. Thu nhập bình quân của người lao động trong các DNXDV&N
trên địa bàn thành phố Đồng Hới .66
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNXDV&N
trên địa bàn thành phố Đồng Hới .68
2.2.4.1. Các yếu tố tác động từ bên ngoài .69
2.2.4.2. Các yếu tố bên trong.73
2.2.5. Tình hình thị trường của các DNXDV&N thành phố Đồng Hới .80
2.2.6. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các DNXDV&N địa bàn
thành phố Đồng Hới .83
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI.85
3.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DNXDV&N TRÊN ĐỊA BÀN .85
3.1.1. Một số ưu điểm.85
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế .87
3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC DNXDV&N TRÊN ĐỊA BÀN .88
3.2.1. Đánh giá mức độ khó khăn liên quan cơ chế vĩ mô .88
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển của các DNXDV&N.90
3.2.2.1. Kết quả kiểm định của các biến số.90
3.2.2.2. Phân tích nhân tố.92
3.2.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của DN .95
3.2.2.4. Kết quả mô hình hồi quy tương quan theo bước.98
3.3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNXDV&N TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI .99
3.3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển DNV&N nói chung và DNXDV&Nnói riêng.99
3.3.2. Phương hướng phát triển DNXDV&N.103
3.3.2.1. Lựa chọn ngành nghề mà DN có lợi thế để phát triển .103
3.3.2.2. Phát triển DNXDV&N thông qua phát triển thầu phụ
công nghiệp và các ngành công nghiệp phụ trợ .104
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNXDV&N TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI .105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .119
1. KẾT LUẬN .119
2. KIẾN NGHỊ.120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.124
PHỤ LỤC
155 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ trên địa bàn TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìn đồng, tiếp đến là các doanh nghiệp trong lĩnh
vực xây dựng các công trình kỹ thuật là 1.753,37 nghìn đồng/tháng, cuối cùng
là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nhà các loại, có thu nhập bình
quân 1.457,99% trên tháng và chỉ đạt 84,31% so với mức bình quân chung.
Qua phân tích ở trên ta thấy các DNXDV&N ngoài quốc doanh ngày
càng làm ăn có hiệu quả hơn so với các DNXDV&N của nhà nước, sự hiệu
quả đó thể hiện ở mức độ thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động,
điển hình là công ty cổ phần có mức thu nhập bình quân cao hơn so với mức
thu nhập bình quân chung 8,78%. Còn đối với ngành nghề, các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chuyên dụng làm ăn có hiệu quả, với mức
thu nhập bình quân tương đối cao so với mặt bằng chung.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNXDV&N trên
địa bàn thành phố Đồng Hới
Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh đều phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các yếu tố bên trong bản
thân doanh nghiệp đã làm giảm kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh như
quy mô lao động, chất lượng lao động, vốn, công nghệ . Bên cạnh đó doanh
nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp
không thể kiểm soát được nó và các yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
69
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn vấn đề và tìm ra các
nguyên nhân tác động đến doanh nghiệp, trong quy mô luận văn này chúng
tôi nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong đã
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của DNXDV&N trên địa bàn
thành phố Đồng Hới điều tra năm 2007 để giúp cho việc tìm ra các giải pháp
phát triển các DNXDV&N trong tương lai.
2.2.4.1. Các yếu tố tác động từ bên ngoài
DNV&N nói chung và DNXDV&N nói riêng chiếm một vị trí quan
trọng trong vận hành, chuyển dịch chung của nền kinh tế. Vì vậy, nó cũng
phải chịu sự chi phối của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Mặc dù nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý vĩ mô của nhà nước, nhưng về cơ bản vẫn mang thuộc tính chung
của nền kinh tế thị trường. Nhiều yếu tố bên ngoài mà người sản xuất không
thể nắm bắt và kiểm soát được, trọng khi đó các DNXDV&N lại yếu hơn hẳn
so với các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn xây dựng lớn. Qua điều tra
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng
phổ biến nhất là:
- Chính sách của Nhà nước: Những năm gần đây, các DNXDV&N mới
có cơ hội để tiếp cận được với thị trường chung, trước đây một số chính sách
của Nhà nước như các thủ tục về hành chính, thủ tục đấu thầu của Nhà
nước và của địa phương đã vô tình làm rào cản rất lớn cho các DNXDV&N.
Có rất nhiều doanh nghiệp được điều tra đồng ý cho rằng cần điều chỉnh các
chính sách vĩ mô của Nhà nước, chính sách của địa phương có liên quan với
mức độ ưu tiên rất cao. Nhìn chung, kết quả của việc phân tích tình hình hoạt
động kinh doanh ở phần trên, có thể thấy bên cạnh những ưu điểm và đóng
góp tích cực cho nền kinh tế như số lượng DNXDV&N đã không ngừng tăng
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
70
lên qua các năm cũng đã góp phẩn làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải
quyết các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện
đời sống của người lao động. Bên cạnh đó, các DNXDV&N còn có những
mặt non yếu như số lượng doanh nghiệp còn ít, chưa tương xứng với tiềm
năng, quy mô nhỏ, phân tán và đi kèm với công nghệ lạc hậu, các yếu tố sản
xuất chưa được đáp ứng đầy đủ, kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn
thấp Qua kết quả điều tra, khảo sát ta cũng thấy được sự mất cân đối trong
các lĩnh vực hoạt động cũng như trong các ngành nghề kinh doanh, điều đó
cũng đã tác động đến hiệu quả sản xuất chung của toàn ngành.
- Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực: Nền kinh tế nước ta đang trong
thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế thị trường, đang trong xu thế toàn cầu hoá và
hội nhập kinh tế quốc tế; trong khi đó kinh nghiệm quản lý theo định hướng
thị trường hiện đại vẫn còn thiếu đối với các chủ doanh nghiệp.
Tất cả chúng ta đều biết, với nền giáo dục hiện nay thì chỉ một thời gian
không xa nữa thì chúng ta sẽ thừa thầy, thiếu thợ là tất yếu. Vì với cách giáo
dục hiện nay chỉ thiên về phổ biến lý thuyết cơ bản, tài liệu giảng dạy của các
trường chuyên nghiệp và dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, thiếu
sự hỗ trợ về mặt tài chính của Nhà nước trong việc đào tạo cán bộ cho doanh
nghiệp. Nói cách khác chính sách nguồn nhân lực vẫn chưa sát với thực tế,
chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá nói chung và các DNXDV&N nói riêng.
- Chính sách tín dụng: Hiện nay, đã số các DNXDV&N đều phải dựa
vào vốn tự có. Qua số liệu điều tra ta thấy được, có đến 75,41% là vốn tự có
của doanh nghiệp với 230.110.316 triệu đồng, chỉ có 24,59% là số vốn mà các
DNXDV&N tiếp cận được với các tổ chức tín dụng chính thức. Một số
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tiếp cận với các tổ chức tín dụng còn gặp
nhiều khó khăn là:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
71
+ Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng nguồn vốn tín dụng vẫn chưa đáp
ứng đầy đủ, kịp thời và đúng địa chỉ nhu cầu vay vốn của các DNXDV&N.
Nhiều giải pháp tín dụng còn mờ nhạt và kém hiệu quả. Cơ chế cho vay đã
thông thoáng và không còn sự phân biệt đối xử, nhưng thực tế các doanh
nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty vẫn thường được
ưu đãi hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
+ Theo nguyên tắc chung, thì mức vay vốn của doanh nghiệp phụ thuộc
vào tổng mức dự án đầu tư, hoặc hiệu quả và hệ số nợ của doanh nghiệp.
Nhưng thực tế, mức vay vốn của các DNXDV&N phụ thuộc vào thành phần
kinh tế và giá trị thế chấp. Với DNNN, mức vay vốn rất lớn, vượt quá cả mức
giới hạn an toàn, trong khi các DNXDV&N ngoài quốc doanh thì mức vay
được duyệt thường rất thấp. Hầu hết các DNXDV&N được phỏng vấn đều trả
lời rằng thiếu vốn nghiêm trọng;
+ Đánh giá chung về mức lãi suất vay vốn hiện nay, hầu hết các doanh
nghiệp đều cho rằng chấp nhận được. Tuy nhiên, tỉ suất lợi nhuận bình quân
trên vốn của DNXDV&N hiện nay trên địa bàn đang ở mức thấp (các
DNXDV&N được điều tra thì số liệu ấy tương tự là 4,6% và 7,8%); trong khi
lãi suất huy động vốn các tổ chức tín dụng tại thời điểm này là 9 - 9,5% năm,
khá cao so với tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, để giải quyết vấn
đề này, không còn cách nào khác là các DNXDV&N phải tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời tỉnh và thành phố cần có kế
hoạch và chính sách hỗ trợ DNXDV&N trên địa bàn.
Do đó, việc cần thiết phải xây dựng các biện pháp hỗ trợ về tín dụng cho
các DNXDV&N trong thời gian đến là một tất yếu, trên cơ sở đó thúc đẩy sự
phát triển của loại hình doanh nghiệp này, góp phần vào sự thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của thành phố.
- Về tiếp cận thông tin thị trường: Hiện nay, mặc dù các phương tiện
thông tin đại chúng đã rất phát triển nhưng việc tiếp cận được các thông tin về
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
72
thị trường của các DNXDV&N trên địa thì rất hạn chế. Vấn đề này thì đa số
hầu hết các DNV&N đang gặp phải, nhưng riêng ở Đồng Hới các
DNXDV&N thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và tìm kiếm
thông tin thị trường; bởi vì các DNXDV&N ít có điều kiện xây dựng một hệ
thống thông tin tin cậy trong quá trình quản trị do thiếu chuyên môn và chi
phí. Từ chỗ thiếu thông tin nên tổ chức quản lý tại nhiều doanh nghiệp xây
dựng vừa và nhỏ bị động, kém hiệu quả trong việc tiếp cận các thông tin thị
trường. Tình trạng thiếu thông tin về thị trường đầu vào đã làm kìm hãm sự
mở rộng quy mô doanh nghiệp và đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dẫn đến
tụt hậu về mặt kỹ thuật - công nghệ và các kỹ năng quản trị khác;
- Về cơ sở hạ tầng: Thành phố Đồng Hới nói chung và các DNXDV&N
nói riêng đã được đầu tư hoàn thiện hơn trước, đặc biệt là từ khi tổ chức
UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha -
Kẻ Bảng và thành phố Đồng Hới được công nhận là đô thị loại III. Việc mở
rộng thành phố cũng như sự thuận tiện trong giao thông cũng đã góp phần
thúc đẩy sự đầu tư. Nhưng bên cạnh đó, vẫn đề hoàn thiện hạ tầng cơ sở cũng
là một vấn đề mà các cấp chính quyền cũng cần phải hết sức quan tâm, sự
thiếu đồng bộ trong đầu tư, các thủ tục, chính sách về cấp phép sử dụng đất.
Vì vậy, khi sản xuất kinh doanh phát triển, các DNXDV&N muốn mở rộng
quy mô phát triển hoặc đầu tư thêm vào các dự án thì vấn đề đất đai, hạ tầng
là một trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp.
Tóm lại, hiện nay đa số các DNXDV&N trên địa bàn khó có thể tiếp cận
được với thị trường trong nước và quốc tế. Sự hạn chế về năng lực cạnh tranh
trên thị trường; sức cạnh tranh và khai thác thị trường cũ, tìm kiếm thị trường
mới thấp. Điều này bắt nguồn từ hạn chế về nhiều mặt như vốn, khoa học kỹ
thuật, các chính sách của nhà nước, sự đổi mới về sản phẩm dẫn đến sự
kém cạnh tranh so với các doanh nghiệp lớn cùng loại.
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
t H
uế
73
Sức cạnh tranh của các DNXDV&N trên địa bàn là chưa cao, chủ yếu
dừng lại ở địa bàn thành phố hoặc trong tỉnh. Tình trạng thiếu khả năng
nghiên cứu, tìm tòi và phát triển để đáp ứng những thay đổi diễn ra trong nền
kinh tế thị trường đang tác động bất lợi đến loại hình doanh nghiệp này.
Thời gian qua, phần lớn các DNXDV&N thiếu thông tin, đặc biệt là các
thông tin đầu tư quan trọng. Việc tiếp cận thông tin về các văn bản pháp luật, thị
trường, khoa học công nghệ còn hạn chế, năng lực tiếp cận và khai thác thông tin
của chủ doanh nghiệp và lực lượng lao động của DNXDV&N còn yếu.
Do vậy, trong quá trình xây dựng phương hướng và giải pháp phát triển
DNXDV&N trên địa bàn, cần thiết phải giải quyết những hạn chế trên, nhằm
thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững loại hình doanh nghiệp này trong
trương lai.
2.2.4.2. Các yếu tố bên trong
Như phân tích ở trên, có rất nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh
hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong
phạm vi luận văn này, tôi chỉ phân tích ảnh hưởng của hai yếu tố cơ bản là
quy mô lao động và quy mô vốn.
a, Ảnh hưởng của quy mô lao động
Tất cả các ngành sản xuất, các lĩnh vực kinh doanh đều phải sử dụng lao
động của con người. Lao động là một trong những yếu tố vật chất cơ bản của
quá trình sản xuất.
Yếu tố lao động thể hiện quy mô của doanh nghiệp, đồng thời ảnh
hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Kết quả điều tra ở Phụ lục 1 cho ta thấy ảnh hưởng của lao động đến
kết quả và và hiệu quả sản xuất của các DNXDV&N trên địa bàn.
Phân theo lĩnh vực hoạt động:
+ Ngành xây dựng nhà các loại: tổng số đơn vị điều tra là 9, vì hiện
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
74
nay ngành xây dựng nhà các loại không cần đến nhiều lao động, nên cả 9
doanh nghiệp đều được xếp vào tổ 1 tức là có số lao động dưới 30 người. Kết
quả tính toán cho thấy, tổ 1 có quy mô lao động bình quân 24,56 lao động trên
một doanh nghiệp, bình quân một lao động tạo ra được 170,56 triệu đồng
doanh thu và 6,39 triệu đồng lợi nhuận. Tổ 2, 3, 4 không có.
+ Ngành xây dựng công trình kỹ thuật: tổng số đơn vị điều tra là 26
doanh nghiệp. Tính bình quân chung một lao động tạo ra 99,03 triệu đồng
doanh thu và 13,22 triệu đồng lợi nhuận. Kết quả tính toán cho thấy tổ 1 có
quy mô lao động bình quân là 22,13 lao động một doanh nghiệp, bình quân 1
lao động tạo ra 71,80 triệu đồng doanh thu và 7,89 triệu đồng lợi nhuận; tổ 2
có quy mô lao động bình quân 38,73 triệu đồng, bình quân một lao động tạo
ra được 78,92 triệu đồng doanh thu và 9,28 triệu đồng lợi nhuận; tổ 3 có quy
mô lao động bình quân 68,50 lao động, bình quân một lao động tạo ra được
82,90 triệu đồng doanh thu và 12,56 đồng lợi nhuận; tổ 4 có quy mô lao động
bình quân 95,33 lao động, bình quân một lao động tạo ra được 91,00 triệu
đồng doanh thu và 13,52 triệu đồng lợi nhuận. Đây là điều phù hợp với quy
luật là khi quy mô lao động tăng lên thì doanh thu và lợi nhuận cũng tăng lên.
Ta thấy đối với ngành xây dựng các công trình kỹ thuật với quy mô lao động
bình quân dưới 30 lao động thì các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và chủ
yếu các doanh nghiệp này thường làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn hơn,
với quy mô lao động bình quân trên 150 lao động thì các doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cũng có khi quy mô lao động tăng lên đến một
mức nhất định thì doanh nghiệp có thể làm ăn không đạt hiệu quả cao mà có
xu hướng giảm dần.
+ Ngành hoạt động xây dựng chuyên dụng: Tổng số đơn vị điều tra là
5, quy mô lao động bình quân là 71,14 lao động, tính bình quân chung một
lao động tạo ra được 355,74 triệu đồng doanh thu và 14,5 triệu đồng lợi
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
75
nhuận. Kết quả tính toán cho thấy, tổ một không có, vì đây là loại hình cần có
nhiều lao động để hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng các công trình mang
tính đặc thù; tổ 2 có quy mô lao động bình quân 39,50 lao động, một lao động
tạo ra được 555,27 triệu đồng doanh thu và 25,22 triệu đồng lợi nhuận; tổ 3 có
quy mô lao động bình quân 68,00 lao động, một lao động tạo ra được 391,93
triệu đồng doanh thu và 20,40 triệu đồng lợi nhuận; tổ 4 có số lao động bình
quân 141 lao động, một lao động tạo ra được 208,68 triệu đồng doanh thu và
1,91 triệu đồng lợi nhuận. Qua đây ta thấy, ở loại hình này các doanh nghiệp
có số lao động từ 31-60 lao động là làm ăn có hiệu quả nhất, đây là một quy
mô vừa trong các DNV&N vì nó có bộ máy tinh gọn, các doanh nghiệp có
quy mô từ 61-90 tuy có doanh thu tương đối lớn nhưng xét về mặt hiệu quả
thì lại đứng thứ 2 vì có số lượng lao động tương đối lớn. DN có số lao động từ
91 trở lên thì làm ăn không có hiệu quả, vì doanh nghiệp này là DNNN, có bộ
máy cồng kềnh, hiệu quả sử dụng lao động tương đối thấp, tính năng động,
sáng tạo chưa cao, các công việc chủ yếu của doanh nghiệp này chủ yếu trông
chờ vào sự ưu đãi của Nhà nước mặt khác do cơ chế chính sách nên DN này
không thể linh động trong kinh doanh bằng các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh được. Điều này phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp trong
ngành hoạt động xây dựng chuyên dụng.
Phân theo loại hình sở hữu
+ DNNN: số doanh nghiệp điều tra là 1 doanh nghiệp, có quy mô lao
động là 141 lao động, tính bình quân chung 1 lao động tạo ra được 208,68
triệu đồng doanh thu và 1,91 triệu đồng lợi nhuận. So với các loại hình sở hữu
khác thì DNNN hiện nay là loại hình làm ăn kém hiệu quả nhất.
+ DNTN: tổng số doanh nghiệp điều tra là 3 doanh nghiệp, trong lĩnh
vực xây dựng thì doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ, xét về quy
mô lao động của các doanh nghiệp được điều tra thì tất các các DNTN đều có
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
76
số lao động dưới 30 lao động, quy mô lao động bình quân chỉ là 15,67 lao
động, nhưng xét về mặt hiệu quả và kết quả thì các doanh nghiệp này làm ăn
tương đối ổn định, rủi ro thấp, tính bình quân một lao động tạo ra 245.95 triệu
đồng doanh thu và 8,41 triệu đồng lợi nhuận.
Công ty TNHH: tổng số doanh nghiệp điều tra là 30, quy mô lao động
bình quân 35,53 lao động, bình quân một lao động làm ra 140,97 triệu đồng
doanh thu và 16,42 triệu đồng lợi nhuận. Kết quả tính toán cho thấy, tổ 1 có
quy mô lao động 20,23 lao động, một lao động bình quân làm ra 107,11 triệu
đồng doanh thu và 14,02 triệu đồng lợi nhuận; tổ 2 có quy mô lao động bình
quân 31,70 lao động, một lao động bình quân làm ra 138,90 triệu đồng doanh
thu và 17,29 triệu đồng lợi nhuận; tổ 3 có quy mô lao động bình quân 62,20
lao động, một lao động bình quân làm ra 146,80 triệu đồng doanh thu và
15,93 triệu đồng lợi nhuận; tổ 4 có quy mô lao động bình quân là 91 lao động,
một lao động bình quân làm ra 160,75 triệu đồng doanh thu và 17,47 triệu
đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng phân tích số liệu ta có thể dễ dàng nhận thấy
rằng, trong các loại hình sở hữu thì loại hình công ty TNHH là làm ăn có hiệu
quả và kết quả đạt cao nhất, điều này cho chúng ta thấy với quy mô vừa và
nhỏ thì với bộ máy doanh nghiệp, việc sử dụng lao động phù hợp và có hiệu
quả thì luôn mang đến kết quả tối ưu cho doanh nghiệp, với công ty TNHH
thì quy mô lao động càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao.
+ Công ty cổ phần: Số đơn vị điều tra 6 doanh nghiệp. Các công ty cổ
phần được điều tra là chủ yếu mới được chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp
Nhà nước sang nên có số lao động bình quân tương đối cao. Tính bình quân
một lao động bình quân tạo ra 181,30 triệu đồng doanh thu và 11,61 triệu
đồng lợi nhuận. Kết quả tính toán cho thấy, tổ 1 không có doanh nghiệp nào;
tổ 2 có quy mô lao động bình quân 59,00 lao động, một lao động bình quân
tạo ra được 158,51 triệu đồng doanh thu và 9,85 triệu đồng lợi nhuận; tổ 3 có
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
77
quy mô lao động bình quân 68,00 lao động, một lao động bình quân tạo ra
được 190,89 triệu đồng doanh thu và 13,04 triệu đồng lợi nhuận; tổ 4 có quy
mô lao động bình quân 99,66 lao động, một lao động bình quân tạo ra 212,48
triệu đồng doanh thu và 13,38 triệu đồng lợi nhuận. Ta thấy, ở loại hình công
ty cổ phần thì doanh nghiệp nào có quy mô lao động càng cao thì doanh thu
và lợi nhuận mang lại càng lớn, đó cũng là quy luật tất yếu.
Tóm lại, lao động là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất
kinh doanh, việc bố trí lao động cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản
xuất, do đó các doanh nghiệp khi tiến hành tổ chức sản xuất phải xác định được
quy mô, khả năng quản lý và tổ chức phân công đúng người, đúng việc.
Qua phân tích ở trên, phân tích theo ngành nghề thì kết quả và hiệu quả
sản xuất tính trên một lao động của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng
chuyên dụng là cao nhất; phân theo loại hình sở hữu thì kết quả và hiệu quả
sản xuất tính trên một lao động của công ty TNHH là cao nhất. Tuy nhiên,
trong quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả và hiệu quả sản xuất không chỉ
phụ thuộc vào yếu tố lao động mà còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố bên
trong nữa mà trong đó vốn là một vị trí hết sức quan trọng trong việc thành
công hay không của bất kỳ doanh nghiệp nào.
b, Ảnh hưởng của quy mô vốn
Tất cả mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dù bất kỳ trong lĩnh vực
gì, loại hình nào thì vốn cũng là yếu tố quan trọng bậc nhất trong phần góp
phần đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp có tiềm lực về vốn mạnh, thì tất cả các trang thiết bị máy móc,
công nghệ, quy mô sản xuất kinh doanh được tăng lên, chất lượng sản phẩm
làm ra được tăng lên, giảm được giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên
thị trường.
Số liệu điều tra ở Phụ lục 2cho chúng ta thấy được tầm ảnh hưởng của
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
78
vốn đầu tư đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNXDV&N
trên địa bàn thành phố Đồng Hới điều tra năm 2007.
Phân theo loại hình sở hữu:
+ Đối với DNNN: Số đơn vị được điều tra là 1 doanh nghiệp và được
xếp vào tổ 4, với số vốn đạt 34.335,853 triệu đồng, bình quân một đồng vốn
tạo ra được 1,30 đồng doanh thu và 0,008 đồng lợi nhuận.
+ Đối với DNTN: Tổng số đơn vị điều tra là 3 doanh nghiệp, số vốn
bình quân một doanh nghiệp là 2.304,104 triệu đồng, bình quân cứ một đồng
vốn tạo ra được 1,67 đồng doanh thu và 0,057 đồng lợi nhuận. Theo tính toán
tổ 1 có số vốn bình quân đạt 970 triệu đồng, cứ 1 đồng vốn tạo ra được 1,46
đồng doanh thu và 0,116 đồng lợi nhuận; tổ 2 có số vốn bình quân đạt
2.971,156 triệu đồng, cứ 1 đồng vốn tạo ra được 1,71 đồng doanh thu và
0,048 đồng lợi nhuận; tổ 3, tổ 4 không có. Qua đó ta thấy được, DNTN mặc
dù về tổng số, doanh thu quy mô vốn tăng lên thì doanh thu cũng tăng lên, tuy
nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh lại có xu hướng giảm xuống. Điều này là
do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp phải vay vốn ở các tổ chức tín dụng để đầu tư
vào trang thiết bị, máy móc và phải trả lãi suất đi vay đã làm tăng thêm chi
phí sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, một khi quy mô vốn tăng lên nhưng năng lực quản trị của chủ
doanh nghiệp hạn chế, điều này cũng đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đối với công ty TNHH: tổng số đơn vị điều tra là 30 doanh nghiệp, số
vốn bình quân một doanh nghiệp đạt 5.423,673 triệu đồng, bình quân cứ 1
đồng vốn tạo ra được 0,92 đồng doanh thu và 0,108 đồng lợi nhuận. Theo tính
toán, tổ 1 có số vốn bình quân đạt 875 triệu đồng, cứ 1 đồng vốn tạo ra được
2,24 đồng doanh thu và 0,253 đồng lợi nhuận; tổ 2 có số vốn bình quân đạt
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
79
4.042,11 triệu đồng, cứ 1 đồng vốn tạo ra được 0,66 đồng doanh thu và 0,081
đồng lợi nhuận; tổ 3 có số vốn bình quân đạt 8.457,14 triệu đồng, cứ 1 đồng
vốn tạo ra được 1,15 đồng doanh thu và 0,117 đồng lợi nhuận; tổ 4 có số vốn
bình quân đạt 12.480,10 triệu đồng, cứ một đồng vốn tạo ra được 1,12 đồng
doanh thu và 0,145 đồng lợi nhuận. Qua tính toán ở trên ta có thể nhận xét:
công ty TNHH là loại hình chủ yếu hiện nay trong các DNXDV&N trên địa
bàn, hầu hết các doanh nghiệp đều có số vốn tương đối thấp, điều đó đã gây
không ít khó khăn cho các DN trong việc đầu tư trang thiết bị máy móc. Khi
các doanh nghiệp có quy mô vốn tăng lên thì hiệu quả sản xuất kinh doanh
cũng tăng lên.
+ Đối với Công ty cổ phần: tổng số đơn vị điều tra là 6 doanh nghiệp, số
vốn bình quân một doanh nghiệp đạt 16.864,244 triệu đồng, bình quân cứ một
đồng vốn tạo ra được 1,22 đồng doanh thu và 0,056 đồng lợi nhuận. Theo tính
toán, tổ 1, tổ 2 không có, tổ 3 có số vốn bình quân đạt 8.500 triệu đồng, cứ 1
đồng vốn tạo ra được 1,69 đồng doanh thu và 0,058 đồng lợi nhuận; tổ 4 có số
vốn bình quân đạt 21.046,37 triệu đồng, cứ 1 đồng vốn tạo ra được 1,46 đồng
doanh thu và 0,055 đồng lợi nhuận. Qua đó ta có thể nhận xét, các công ty cổ
phần hiện nay đã và đang làm ăn rất có hiệu quả do các DN này rất có thuận
lợi về vốn, bộ máy tổ chức của doanh nghiệp tương đối cơ bản do các DN này
chủ yếu vừa được chuyển đổi từ DNNN sang.
Phân theo lĩnh vực hoạt động
+ Đối với DN xây dựng nhà các loại: tổng số điều tra là 9 doanh
nghiệp, số vốn bình quân mỗi DN đạt 3.079,21 triệu đồng, bình quân cứ 1
đồng vốn tạo ra được 1,36 đồng doanh thu và 0,051 đồng lợi nhuận. Theo tính
toán, tổ 1 có số vốn bình quân đạt 923,333 triệu đồng, cứ 1 đồng vốn tạo ra
được 1,42 đồng doanh thu và 0,10 đồng lợi nhuận; tổ 2 có số vốn bình quân
đạt 3.219,803 triệu đồng, cứ 1 đồng vốn tạo ra được 1,35 đồng doanh thu và
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
80
0,05 đồng lợi nhuận; tổ 3 có số vốn bình quân đạt 6.056,840 triệu đồng, cứ 1
đồng vốn tạo ra được 1,32 đồng doanh thu và 0,04 đồng lợi nhuận.
+ Đối với doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật: tổng số điều tra
là 26 doanh nghiệp, số vốn bình quân mỗi doanh nghiệp đạt 6.431,438 triệu
đồng, bình quân cứ 1 đồng vốn tạo ra được 0,69 đồng doanh thu và 0,092
đồng lợi nhuận. Theo tính toán, tổ 1 không có, tổ có số vốn bình quân đạt
4.064,710 triệu đồng, cứ 1 đồng vốn tạo ra được 0,85 đồng doanh thu và 0,11
đồng lợi nhuận; tổ 2 có số vốn bình quân đạt 8.740,219 triệu đồng, cứ 1 đồng
vốn tạo ra được 0,63 đồng doanh thu và 0,08 đồng lợi nhuận; tổ 4 có số vốn
bình quân đạt 18.467,927 triệu đồng, cứ 1 đồng vốn tạo ra được 0,48 đồng
doanh thu và 0,071 đồng lợi nhuận.
+ Đối với các DN hoạt động xây dựng chuyên dụng: tổng số điều tra là
5 doanh nghiệp, số vốn bình quân một doanh nghiệp đạt 22.042,728 triệu
đồng, bình quân cứ 1 đồng vốn tạo ra được 1,15 đồng doanh thu và 0,046
đồng lợi nhuận. Theo tính toán, tổ 1, tổ 2 không có, tổ 3 có số vốn bình quân
đạt 9.000 triệu đồng, cứ 1 đồng vốn tạo ra được 1,93 đồng doanh thu và 0,07
đồng lợi nhuận; tổ 4 có số vốn bình quân đạt 25.303,410 triệu đồng, cứ 1
đồng vốn tạo ra được 1,08 đồng doanh thu và 0,04 đồng lợi nhuận.
Tóm lại, qua phân tích ảnh hưởng của vốn đầu tư đến kết quả và hiệu
quả sản xuất kinh doanh của các DNXDV&N trên địa bàn thành phố Đồng
Hới ta thấy đối với quy mô vốn càng lớn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh
càng cao. Tuy nhiên, dù hiệu quả sản xuất lớn, nhưng vấn đề khó khăn là các
doanh nghiệp lại khó huy động được lượng vốn cho sản xuất kinh doanh, nên
số lượng doanh nghiệp có quy mô vốn lớn là rất ít.
2.2.5. Tình hình thị trường của các DNXDV&N thành phố Đồng Hới
Trong bất kỳ loại hình sản xuất nào, nếu không có thị trường thì hoạt
động sản xuất kinh doanh không xảy ra. Các hoạt động mua bán đều xảy ra
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
81
trên thị trường, thông qua sự điều tiết của thị trường. Vì vậy, thị trường là một
trong những yếu tố quyết định đến việc tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp. Có nhiều tiêu thức phân loại thị trường khác nhau, nhưng trong luận
văn này, do sự khác biệt về sản phẩm của ngành xây dựng nên chúng tôi đề
cập đến 2 vấn đề chính là thị trường công việc và thị trường nguyên vật liệu.
- Thị trường công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_doanh_nghiep_xay_dung_vua_va_nho_tren_dia_ban_tp_dong_hoi_tinh_quang_binh_2659_1912314.pdf