So với trước đây, đội ngũ giảng viên Đại học Huế hiện nay đã có sự tăng
nhanh về số lượng, đã khắc phục được cơ bản tình trạng thiếu hụt giảng viên, sức
ép quá tải về giảng dạy đối với đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, trước yêu cầu mở
rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo thì sự phát triển về số lượng phát
triển về số lượng đội ngũ giảng viên vẫn chậm hơn so với yêu cầu hiện nay; thực
lực của đội ngũ so với nhiệm vụ được giao chưa tương xứng.
Cơ cấu đội ngũ giảng viên Đại học Huế được cải thiện đáng kể đáp ứng
được yêu cầu đào tạo hiện nay. Sự đa dạng về chuyên môn; sự lợi thế về khoa
học Y - Dược, khoa học Nông – Lâm - Ngư, Khoa học cơ bản, khoa học Sư
phạm, Kinh tế - Tài chính – Du lịch đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
của Đại học Huế. Tuy nhiên, về mặt cơ cấu ngũ giảng viên theo các nhóm ngành
khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; sự phân bố
giảng viên giữa các độ tuổi và giữa các thế hệ không đồng đều
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, năng lực
nghiên cứu khoa học có sự phát triển theo sát yêu cầu của giai đoạn hiện nay,
khắc phục được một bước tình trạng hẫng hụt, bị động, chắp vá trong công tác
phát triển đội ngũ giảng viên về mặt chất lượng. Số giảng viên có học hàm, học
vị được đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa ngày càng tăng. Đội ngũ giảng
viên Đại học Huế có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức lối sống lành
mạnh, đoàn kết, tâm huyết với nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, năng động
sáng tạo, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực cho sự ổn
định và phát triển Đại học Huế
199 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển đội ngũ giảng viên ở Đại học Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
64
Bảng 2.8: Cơ cấu về giới tính đội ngũ giảng viên ở các đơn vị đào tạo
của các đơn vị thành viên ở Đại học Huế trong năm 2012
ĐVT: Người
STT Đơn vị
2012
Tổng số Trong đó
Tổng
Tỉ lệ
(%) Nữ Nam
Tỉ lệ nữ
(%)
1 2 3 4 5 6 7
1. Đại học Y Dược 387 19,62 182 205 47,028
2. Đại học Sư Phạm 269 13,64 108 161 40,148
3. Phân hiệu ĐHH tại Quảng Trị 23 1,16 14 9 60,86
4. Khoa Du lịch 67 3,4 41 26 61,19
5. Khoa Giáo dục thể chất 60 3,04 12 48 20
6. Khoa Luật 59 3 31 28 52,54
7. Trường Đại học Kinh tế 184 9,33 101 83 54,89
8. Trường Đại học Khoa học 309 15,67 113 196 36,56
9. Trường Đại học Nông lâm 360 18,25 179 181 49,72
10. Trường Đại học Ngoại ngữ 184 9,33 151 33 82,06
11. Trường Đại học Nghệ Thuật 70 3,55 18 52 25,71
12. TỔNG CỘNG 1.972 100 950 1.022 48,17
(Nguồn : Theo báo cáo thống kê năm học 2012 của Đại học Huế tính đến ngày
31/12/2012)
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
65
Từ số liệu trên cho ta thấy những đơn vị có tỷ lệ giảng viên là nữ trên 50%
gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ có tỷ lệ nữ là 82,06%, Khoa Du lịch có tỷ lệ nữ
là 61,19%, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị có tỷ lệ nữ là 60,86%, Trường
Đại học Kinh tế có tỷ lệ nữ là 54,89%, Khoa Luật có tỷ lệ nữ là 52,54%. Những
đơn vị có tỷ lệ giảng viên là nữ dưới 50% gồm: Trường Đại học Nông lâm có tỷ
lệ nữ là 49,72%, Trường Đại học Y dược có tỷ lệ nữ là 47,028%, Trường Đại học
Sư phạm có tỷ lệ nữ là 40,148%, Trường Đại học Khoa học có tỷ lệ nữ là
36,56%, Trường Đại học Nghệ thuật có tỷ lệ nữ là 25,71%, Khoa Giáo dục thể
chất có tỷ lệ nữ là 20%.
Như vậy, có thể thấy cơ cấu về giới tính của đội ngũ giảng viên cơ bản đã
hợp lý, phù hợp với nghề dạy học, tỷ lệ đó cần được duy trỳ. Điều này cũng nói lên
rằng trong những năm qua, Đại học Huế đã có sự quan tâm đặc biệt đối với đội
ngũ nữ giảng viên nhằm phát huy tiềm năng và sức mạnh của họ, tạo điều kiện cho
họ tham gia các hoạt động giảng dạy nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng và đào tạo
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện tốt bình đẳng giới.
Những đơn vị có tỷ lệ nữ giảng viên thấp thường là những đơn vị hoạt động nghề
nghiệp có tính chất đặc thù, ví dụ như Khoa Giáo dục thể chất.
Tuy nhiên, tỷ lệ nữ cao trong tình trạng thiếu giảng viên hiện nay sẽ dẫn
đến cường độ lao động của đội ngũ giảng viên sẽ tăng mỗi khi giảng viên nữ nghỉ
các chế độ thai sản, ốm đau... Bên cạnh đó, giảng viên nữ so với giảng viên nam
cũng có những hạn chế nhất định trong việc học tập bồi dưỡng nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một thực tế, thực tế này cần được xem
xét để có giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Đại học Huế trong giai đoạn
hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân
lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
2.2.3.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo nhóm ngành
Với sự phát triển của khoa học kéo theo xuất hiện những ngành và chuyên
ngành khoa học mới. Hiện nay, ở Đại học Huế đang đào tạo trình độ đại học ở 96
ngành: Luật học, Luật kinh tế, Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – An ninh
(Khoa Giáo dục thể chất), Kinh tế (Khoa Du lịch), Quản trị kinh doanh (Khoa Du
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
66
lịch), Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Tiếng Pháp,
Sư phạm Tiếng Trung Quốc, Việt Nam học, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn
ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Quốc tế
học, Kinh tế (Đại học Kinh tế), Kinh tế chính trị, Quản trị kinh doanh (Đại học kinh
tế), Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Hệ thống thông tin quản lý, Khoa học đất, Công
nghệ kỹ thuật cơ khí, Công thôn, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch,
Công nghệ chế biến lâm sản, Khuyến nông, Chăn nuôi, Nông học, Khoa học cây
trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, Phát triển nông thôn,
Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên rừng, Nuôi trồng thủy sản, Quản lý nguồn lợi thủy
sản, Thú y, Quản lý đất đai, Sư phạm Mỹ thuật, Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Mỹ thuật
ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật công trình xây dựng, Giáo dục
mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục chính trị, Giáo dục quốc phòng – An ninh (Đại
học Sư phạm), Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa
học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp, Sư phạm Kỹ thuật nông
nghiệp, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Công nghệ
thiết bị trường học, Tâm lý học giáo dục, Hán – Nôm, Đông phương học, Triết học,
Lịch sử, Ngôn ngữ học, Văn học, Xã hội học, Báo chí, Sinh học, Công nghệ sinh học,
Vật lý học, Hóa học, Địa chất học, Địa lý tự nhiên, Khoa học môi trường, Toán học,
Toán ứng dụng, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện, truyền thông, Kỹ
thuật địa chất, Kiến trúc, Công tác xã hội, Y đa khoa, Y học dự phòng, Y học cổ
truyền, Y tế công cộng, Kỹ thuật y học, Dược học, Điều dưỡng, Răng – Hàm – Mặt.
Ngoài 96 ngành đào tạo trình độ đại học, Đại học Huế còn có 61 chuyên
ngành đào tạo trình độ thạc sỹ và 27 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sỹ. Trên
cơ sở số lượng ngành đào tạo nói trên, ta có thể chia thành các nhóm ngành khoa
học như sau: cơ bản, sư phạm, kỹ thuật, y – dược, nông – lâm – ngư, kinh tế - tài
chính - du lịch, pháp lý, ngoại ngữ, nghệ thuật – thể dục thể thao. Đội ngũ giảng
viên Đại học Huế được phân bố theo các nhóm nghành đó như sau: (xem bảng 2.9)Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
67
Bảng 2.9: Cơ cấu đội ngũ giảng viên Đại học Huế được phân bố
theo các nhóm ngành đào tạo
ĐVT: Người
STT Nhóm ngành
Số lượng ngành
đào tạo (ngành)
Số lượng giảng viên
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
1. Khoa học cơ bản 22 309 15,66
2. Sư phạm 16 269 13,64
3. Kỹ thuật 2 23 1,16
4. Nông – Lâm - Ngư 19 360 18,25
5. Y – Dược 8 387 19,62
6. Kinh tế - Tài chính – Du lịch 9 251 12,72
7. Nghệ thuật – Thể dục thể thao 7 130 6,59
8. Pháp lý 2 59 2,99
9. Ngoại ngữ 11 184 9,33
10. TỔNG CỘNG 96 1.972 100
(Nguồn : Theo báo cáo thống kê năm học 2012 của Đại học Huế tính đến ngày
31/12/2012)
Cơ cấu đội ngũ giảng viên Đại học Huế được phân bố theo các nhóm
ngành trên, cho thấy sự đa dạng về chuyên môn; sự lợi thế về khoa học Y -
Dược, khoa học Nông – Lâm - Ngư, Khoa học cơ bản, khoa học Sư phạm, Kinh
tế - Tài chính – Du lịch. Sự lợi thế này cần tiếp tục được phát huy và gia tăng
cường sức mạnh hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh với các trường đại
học trong nước và trong khu vực, đưa Đại học Huế phát triển một cách bền vững,
đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Bên cạnh sự đa dạng và lợi thế nói trên, Đại học Huế còn có ưu thế về các
ngành mà chỉ ở Đại học Huế mới có còn các trường đại học khác ở vùng Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chưa có như Y – Dược,
Nghệ Thuật. Ưu thế này là một trong những đặc điểm tạo nên nét đặc thù, khác
biệt của Đại học Huế. Vì thế ưu thế này cần được tiếp tục phát huy trước yêu cầu
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
68
đào tạo ngày càng đa dạng và đa tầng của xã hội. Ưu thế này cũng có thể xem
như là những ngành mũi nhọn trong đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện nay cả
Đại học Huế.
Chúng ta biết rằng, trong điều kiện hiện nay, không một trường đại học đa
ngành nào có lợi thế về tất cả các chuyên ngành đào tạo mà có chăng chỉ ở một
số ngành nhất định. Để xây dựng Đại học Huế thành một đại học đa ngành chất
lượng cao, một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mạnh
thì cần phải nhanh chóng giải quyết một số bất cập về cơ cấu chuyên môn của
đội ngũ giảng viên, đáng chú ý là đội ngũ giảng viên thuộc nhóm ngành kĩ thuật
của Đại học Huế còn mỏng và kém thua một số trường đại học trong nước. Sự
thua kém này là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự đa ngành hóa,
sự mất cân đối trong cơ cấu sinh viên giữa các ngành hóa, sự mất cân đối trong
cơ cấu sinh viên giữa các ngành và chuyên ngành đào tạo. Điều đáng nói là sinh
viên khối ngành kĩ thuật – nguồn nhân lực bổ sung vào đội quân chủ lực cho
công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa được quan tâm đúng mức.
Đối với nhóm ngành kỹ thuật cho thấy chưa mạnh, chưa tương xứng với vị
thế và vai trò của mình, chưa đáp ứng yêu cầu của địa phương, vùng, miền. Đã đến
lúc, Đại học Huế phải có những giải pháp cần thiết để tăng nhanh đội ngũ giảng viên
thuộc nhóm ngành này, nhằm góp phần khắc phục sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong
lĩnh vực kỹ thuật công nghệ... “Để khẳng định vị thế, vai trò và khả năng đáp ứng
của Đại học Huế đối với yêu cầu của khu vực miền Trung, hơn ai hết, đòi hỏi Đại
học Huế phải dành sự quan tâm đặc biệt đến việc đầu tư, điều chỉnh lại cơ cấu
chuyên môn của đội ngũ giảng viên làm cơ sở cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Và
đó cũng chính là giải pháp tăng cường vai trò chủ động của Đại học Huế trong việc
đào tạo nguồn nhân chất lượng cao, hình thành các bộ môn khoa học, ngành đào tạo
mới có tính chất đón trước, định hướng cho sự phát triển. Để có một ngành đào tạo
mới “đi trước một bước” so với sự biến đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề
của nền kinh tế, đòi hỏi chúng ta phải có tầm nhìn vượt lên trước sự phát triển của
hiện tại; phải có thời gian chuẩn bị xây dựng đội ngũ giảng viên. Thời gian đó không
phải chỉ một vài năm mà đôi khi tương đối dài” [20, tr.90, 91] .
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
69
Trong xu thế vận động của xã hội, đặc biệt là chúng ta đang đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì cơ cấu nhóm ngành kỹ thuật sẽ tăng cao.
Vì vậy, trong chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên của mình, Đại học Huế cần
tăng cường giảng viên của nhóm ngành kỹ thuật.
Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo các nhóm ngành khoa học kỹ thuật chẳng
những có liên quan mật thiết đến cơ cấu ngành nghề đào tạo, định hướng đào tạo
còn liên quan đến cơ cấu hoạt động khoa học và công nghệ. Do đó, trong việc
phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Huế hiện nay cần phải thấy rõ và giải quyết
tốt mối quan hệ đó.
Với sứ mệnh của một đại học đa ngành có một hệ thống ngành nghề
phong phú, năng động mang đặc trưng của khu vực, của địa phương. Để tiếp tục
thực hiện được sứ mệnh đó, đòi hỏi Đại học Huế phải có định hướng và giải pháp
thích hợp trong việc xây dựng cơ cấu đội ngũ giảng viên theo các ngành nghề
một cách tương ứng. Tiếp tục dành sự đầu tư thích đáng đối với việc phát triển
đội ngũ giảng viên ở những ngành trọng điểm và mũi nhọn nhằm phát huy thế
mạnh của Đại học Huế.
2.2.4. Đánh giá chất lượng của đội ngũ giảng viên ở Đại học Huế
Chất lượng đội ngũ giảng viên bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, mỗi yếu
tố đều có vị trí, vai trò khác nhau nhưng chúng tồn tại không biệt lập mà trái lại,
giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau, nương tựa vào nhau tạo thành một hệ
thống hoàn chỉnh thống nhất giúp cho đội ngũ giảng viên tồn tại, phát triển. Chất
lượng của đội ngũ giảng viên được thể hiện ở các mặt khác nhau, nhưng trước
hết được thể hiện trên các mặt: trình độ chuyên môn đào tạo, trình độ nghiệp vụ,
phẩm chất chính trị, đạo đức và các kỹ năng mềm. Theo đó, chất lượng đội ngũ
giảng viên Đại học Huế được khảo sát ở các mặt sau:
2.2.4.1. Đánh giá về trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ của đội ngũ, là
điều kiện cần thiết để họ đủ sức thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại
học và nghiên cứu khoa học theo yêu cầu phát triển của xã hội. Trình độ của đội
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
70
ngũ giảng viên thể hiện ở trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn.Theo Luật
Giáo dục đại học, trình độ chuẩn của giảng viên được quy định như sau: “Trình
độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sỹ trở lên.
Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo quy định.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ
từ thạc sỹ trở lên làm giảng viên” [35, tr.47]
Bảng 2.10: Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên
qua tiêu chí trình độ chuyên môn ở Đại học Huế
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
2011 2012 So sánh
SL % SL % +/- %
Giáo sư, phó giáo sư 115 6,17 137 6,94 +22 +0,77
Tiến sỹ, tiến sỹ khoa học 155 8,31 225 11,41 +70 +3,1
Thạc sỹ 899 48,23 1.020 51,72 +121 +3,49
Cử nhân 695 37,28 590 29,92 -105 -7,36
Tổng số giảng viên 1.864 100 1.972 100 +108
(Nguồn : Theo báo cáo thống kê năm học 2011, 2012 của Đại học Huế tính đến
ngày 31/12 hàng năm)
Theo bảng 2.5 thì tổng số giảng viên giảng dạy chưa đạt trình độ chuẩn của
Đại học Huế là 590 người. Trong đó trường Đại học Khoa học là 64 người, trường
Đại học Kinh tế là 53 người, Đại học Ngoại ngữ là 48 người, Đại học Nông lâm là
128 người, Đại học Nghệ thuật là 36 người, Đại học Y Dược là 122 người, Đại học
Sư phạm là 26 người, Khoa Du lịch là 46 người, Khoa Luật là 17 người, Khoa Giáo
dục thể chất là 43 người, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị là 7 người.
Phần lớn giảng viên trẻ là những sinh viên mới được giữ lại trường chưa
được đào tạo trình độ sau đại học. Thực trạng này đặt ra cho Đại học Huế cần
phải có những chính sách và giải pháp để nhanh chóng đưa số giảng viên chưa
đạt trình độ chuẩn này đi đào tạo. Cần khắc phục quan niệm của một số đơn vị
chỉ cho cán bộ mới tuyển dụng vào làm một vài năm sau thì mới cho đi đào tạo
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
71
sau đại học. Trong công tác tuyển dụng giảng viên cần nâng tiêu chuẩn giảng dạy
phải là những người có trình độ thạc sỹ. Những cán bộ chưa đạt chuẩn cần có chế
tài về mặt thời gian. Nếu sau thời gian đó không đạt trình độ chuẩn thì đưa ra
khỏi đội ngũ giảng viên.
Theo Kế hoạch chiến lược phát triển Đại học Huế giai đoạn 2011 – 2015
và tầm nhìn 2020 thì: “Đến năm 2015 số lượng biên chế của Đại học Huế duy trì
ổn định ở mức 4.000 cán bộ, viên chức, trong đó 70% là giảng viên; 500 tiến sỹ
khoa học, tiến sỹ; 250 giáo sư, phó giáo sư, 1.500 thạc sỹ (trình độ từ thạc sỹ trở
lên đạt tỷ lệ 80%); 50% giảng viên cao cấp và giảng viên chính; 5% nhà giáo
nhân dân, nhà giáo ưu tú; đảm bảo 100% giảng viên đứng lớp đại học có trình độ
thạc sỹ trở lên” [9, tr.30].
Như vậy, theo chỉ tiêu đến năm 2015 thì Đại học Huế có 2.800 giảng viên
trong số đó có 500 tiến sỹ khoa học và tiến sỹ chiếm tỷ lệ là 17,85% , 250 giáo sư,
phó giáo sư chiếm tỷ lệ 8,92%, 1500 thạc sỹ chiếm tỷ lệ 53,57%, 1.400 giảng viên
cao cấp và giảng viên chính chiếm tỷ lệ 50%. Trong khi đó, hiện tại tính đến ngày
31/12/2012 Đại học Huế có 1.972 giảng viên trong số đó có 137 giáo sư, phó giáo
sư chiếm tỷ lệ 6,94%, 225 tiến sỹ khoa học, tiến sỹ chiếm tỷ lệ 11,41%, 1.011 thạc
sỹ và chuyên khoa chiếm tỷ lệ 51,72%, 590 đại học chiếm tỷ lệ 29,92%.
Theo chỉ tiêu trên thì đến năm 2015 Đại học Huế còn: 2800 - (250 giáo sư,
phó giáo sư + 500 tiến sỹ khoa học, tiến sỹ + 1500 thạc sỹ) = 550 giảng viên có
trình độ cử nhân chiếm tỷ lệ 19,64%. Trong khi đó theo Luật Giáo dục Đại học,
trình độ chuẩn của giảng viên Đại học là thạc sỹ. Do đó, để đảm bảo chất lượng
giáo dục chỉ tiêu này phải xem xét lại cho phù hợp.
Qua đối chiếu so sánh chỉ tiêu 2015 về cơ cấu, trình độ chuyên môn của
đội ngũ cho ta thấy tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư, tỷ lệ tiến sỹ khoa học, tiến sỹ, thạc
sỹ đến năm 2015 có số lượng nhiều hơn và tỷ lệ cao hơn so với hiện tại. Tỷ lệ
giảng viên có trình độ cử nhân đến năm 2015 giảm hơn so với hiện tại.
Thực trạng này đặt ra cho Đại học Huế cần phải tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng giảng viên nhằm chuẩn hóa đội ngũ và từng bước nâng chuẩn đội
ngũ theo kịp yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo. Tiếp tục đẩy mạnh
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
72
việc triển khai đề án đào tạo giảng viên có trình độ cao cho các đơn vị thành
viên, với phương án kết hợp đào tạo trong và ngoài nước để đến năm 2015 đạt
được chỉ tiêu như đã đề ra. Chất lượng đội ngũ giảng viên còn được thể hiện ở
trình độ nghiệp vụ.
2.2.4.2. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên theo tiêu chí trình độ
nghiệp vụ
Giảng viên ngoài đạt chuẩn về trình độ chuyên môn còn phải đạt chuẩn về
trình độ nghiệp vụ. Trình độ nghiệp vụ của giảng viên là điều kiện cần thiết để
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Theo Luật Giáo dục Đại học, ‘‘Giảng
viên trong các cơ sở giáo dục đại học là người có thân nhân rõ ràng; có phẩm
chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu của nghề nghiệp: đạt trình độ chuẩn
về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo
dục” [35, tr.47].
Bảng 2.11: Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên qua tiêu chí
trình độ nghiệp vụ
ĐVT: Người
Tiêu chí trình độ nghiệp vụ
2011 2012 So sánh
SL % SL % +/- %
1. Trình độ sư phạm
- Đã có chứng chỉ sư phạm 1.864 100 1.972 100 108 0
- Đã có chứng chỉ PPGD 1.864 100 1.972 100 108 0
- Đã có chứng chỉ Triết học 1.864 100 1.972 100 108 0
- Chưa có chứng chỉ 0 0 0 0 0 0
2. Tổng số giảng viên 1.864 100 1.972 1.972 108 0
(Nguồn : Theo báo cáo thống kê năm học 2011, 2012 của Đại học Huế tính đến
ngày 31/12 hàng năm)
Theo quy định này, chuẩn về trình độ nghiệp vụ của giảng viên đại học
phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Theo báo cáo, của Ban Tổ chức
- Nhân sự Đại học Huế, tất cả những người mang mã ngạch giảng viên đều có
các chứng chỉ về phương pháp giảng dạy đại học, phương pháp luận nghiên cứu
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
73
khoa học. Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là một trong những tiêu
chuẩn để tuyển dụng vào làm giảng viên theo chỉ tiêu biên chế của nhà nước.
Trong những năm qua, Đại học Huế rất quan tâm đến việc đào tạo bồi
dưỡng trình độ chuẩn về nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên. Hàng năm, Đại học
Huế đều tổ chức các lớp về đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Do đó,
so với yêu cầu chuẩn về trình độ nghiệp vụ thì hầu hết giảng viên của Đại Huế
đạt chuẩn, chỉ có một số ít sinh viên mới được giữ lại làm giảng viên dưới hình
thức hợp đồng lao động tạo nguồn là chưa có chứng chỉ nghiệp vụ này.
Sự chuẩn hóa về trình độ nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên Đại học Huế
đã tạo điều kiện cho đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực của người học, lấy người học
làm trung tâm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; bắt nhịp
nhanh với việc chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Sự chuẩn hóa về
trình độ nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên Đại học Huế đã nâng cao tính chuyên
nghiệp và khả năng cạnh tranh của đội ngũ.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay, nếu chỉ dừng
lại ở trình độ chuẩn là có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ như hiện nay thì sẽ
không đáp ứng được mà cần phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình
độ chuẩn về nghiệp vụ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng sử
dụng ngoại ngữ trong giảng dạy, nghiên cứu và trao đổi về học thuật.
2.2.4.3. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên qua trình độ ngoại ngữ,
tin học
Trong thời kỳ hội nhập và với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì tiếng Anh và
tin học có một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, về trình độ ngoại ngữ, tin
học của đội ngũ giảng viên ở Đại học Huế còn rất thấp chưa trở thành phương tiện
hữu hiệu giúp phát triển năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ
giảng viên. Đại học Huế và từng cá nhân cần nhận thức sâu sắc về sự thiết yếu của
ngoại ngữ, tin học để có biện pháp khắc phục yếu kém này. (xem bảng 2.12)
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
74
Bảng 2.12: Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên qua các tiêu chí
trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học
ĐVT: Người
Tiêu chí trình độ ngoại ngữ
và tin học
2011 2012 So sánh
SL % SL % +/- %
1. Trình độ sử dụng ngoại ngữ (T.Anh)
- Tốt 348 18,66 490 24,84 +142 +6,18
- Khá 255 13,7 375 19,01 +120 +5,31
- Trung bình 226 12,12 356 18,05 +130 +5,93
- Yếu 1035 55,52 751 38,1 -284 -17,42
2. Trình độ tin học
- Tốt 112 6,01 151 7,65 +39 +1,64
- Khá 582 31,22 603 30,58 +21 -0,64
- Trung bình 478 25,64 661 33,52 +183 +7,88
- Yếu 692 37,12 557 28,24 -135 -8,88
3. Tổng số giảng viên 1.864 100 1.972 100 108 0
(Nguồn : Theo báo cáo thống kê năm học 2011, 2012 của Đại học Huế và Ban
Tổ chức - Nhân sự tính đến ngày 31/12 hàng năm )
2.2.4.4. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên qua tiêu chí phẩm chất
chính trị đạo đức
Giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học ngoài đạt trình độ chuẩn về
chuyên môn, nghiệp vụ còn phải có phẩm chất, đạo đức tốt. Trình độ về chuyên
môn, nghiệp vụ, phẩm chất và đạo đức là các mặt có mối liên hệ mật thiết với
nhau tạo nên chất lượng của mỗi giảng viên nói riêng và đội ngũ giảng viên nói
chung. Phẩm chất của đội ngũ giảng viên trước hết thể hiện ở trình độ, bản lĩnh
và lập trường chính trị.
Lập trường chính trị: Có lập trường chính trị vững vàng mới lựa chọn
và quyết định con đường chính trị, tham gia và một tổ chức chính trị nhất
định. Theo thống kê tính đến ngày 31/12/2012, ở Đảng bộ Đại học Huế có
2.060 Đảng viên được phân bố như sau: Đảng bộ Cơ quan Đại học Huế có 164
Trư
ờn
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
75
đảng viên, Đảng Bộ trường Đại học Khoa học có 224 đảng viên, Đảng bộ
trường Đại học Kinh tế có 149 đảng viên, Đảng bộ trường Đại học Nghệ thuật
có 37 đảng viên, Đảng bộ trường Đại học Ngoại Ngữ có 93 đảng viên, Đảng
bộ trường Đại học Nông Lâm có 207 đảng viên, Đảng bộ trường Đại học Sư
phạm có 253 đảng viên, Đảng bộ trường Đại học Y – Dược có 770 đảng viên,
Đảng bộ Trung tâm Đào tạo Từ xa có 41 đảng viên, Đảng bộ Trung tâm Giáo
dục Quốc phòng có 42 đảng viên, Đảng bộ Khoa Luật có 56 đảng viên, Chi bộ
cơ sở Khoa Giáo dục thể chất có 24 đảng viên.
Trong số 2.060 đảng viên của Đảng bộ Đại học Huế có 1.144 giảng viên.
Trong số 1.144 đảng viên là giảng viên có: 7 giáo sư, 100 phó giáo sư, 265 tiến
sỹ, 391 thạc sỹ là, 381 cử nhân. Như vậy, tỷ lệ giảng viên là đảng viên là (1.144 :
2.060 x 100% = 58%). Tỷ lệ này nói lên rằng, đội ngũ giảng viên ở Đại học Huế
có phẩm chất, đạo đức tốt và là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quyết định trong
việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo.
Phần lớn giảng viên của Đại học Huế là những nhà giáo đã được rèn
luyện và trưởng thành trong công tác có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao tâm
huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo; lực lượng này đã và đang đóng vai trò
tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động của Đại học Huế. Họ luôn vững
vàng trước mọi khó khăn, thử thách, vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giao, góp phần tích cực vào sự phát triển của Đại học Huế.
Với lập trường chính trị vững vàng, đội ngũ giảng viên luôn thực hiện tốt
đường lối giáo dục của Đảng, mục tiêu của giáo dục đại học: ‘‘Đào tạo người học
có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp,
năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng
với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề
nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân” [35, tr.7].
Phẩm chất của đội ngũ giảng viên ở Đại học Huế còn được thể hiện qua
kết quả phân loại và kết quả đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm. Theo
thống kê của Văn phòng Đảng ủy Đại học Huế, kết quả phân loại đảng viên năm
2012 của Đảng bộ Đại học Huế như sau: (xem bảng 2.13)
Trư
ờ g
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
76
Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng Đảng viên Đảng bộ
Đại học Huế năm 2012
ĐVT: Người
STT
Đảng bộ, chi bộ cơ sở
Tổng
số
đảng
viên
Đảng
viên
dự
đánh
giá
Kết quả đánh giá
ĐV
Hoàn
thành
Xuất
sắc
nhiệm
vụ
ĐV
Hoàn
thành
tốt
nhiệm
vụ
ĐV
Hoàn
thành
nhiệm
vụ
ĐV Vi
phạm
tư
cách
1. Cơ quan ĐH Huế 164 145 25 115 5 0
2. Trường ĐH Khoa học 224 220 32 181 6 1
3. Trường ĐH Kinh tế 149 149 18 130 1 0
4. Trường ĐH Nghệ thuật 37 34 1 23 8 2
5. Trường ĐH Ngoại ngữ 93 92 13 70 9 0
6. Trường ĐH Nông lâm 207 207 34 166 4 3
7. Trường ĐH Sư phạm 253 252 47 198 6 1
8. Trường ĐH Y – Dược 770 749 91 609 49 0
9. TT Đào tạo Từ xa 41 41 7 34 0 0
10. TT Giáo dục Quốc phòng 42 41 5 36 0 0
11. Khoa Luật 56 56 6 49 1 0
12. Chi bộ cơ sở Khoa GDTC 24 21 0 21 0 0
TỔNG CỘNG 2060 2007 279 1632 89 7
(Nguồn: Văn phòng Đảng ủy Đại học Huế tính đến ngày 31/12/2012 )
Với kết quả đó, căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay thì phẩm chất chính trị
của đội ngũ cán bộ Đại học Huế nói chung và đội ngũ giảng viên Đại học Huế nói
riêng đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
đại học Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức.
Người giảng viên có lập trường và bản lĩnh chính chính trị vững vàng mới có khả
năng xử lý tốt những tình huống nẩy sinh trong hoạt động giáo dục và đào tạo, mới
trở thành một tấm gương tốt cho người học noi theo, mới hoàn thành được nhiệm vụ
dạy chữ đi đôi với dạy người. Vì vậy, phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Huế
không thể tách rời công tác xây dựng và phát triển Đảng trong đội ngũ này.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
77
Một trong những tiêu chuẩn đối với người giảng viên là phải có đạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_doi_ngu_giang_vien_o_dai_hoc_hue_1552_1912316.pdf