MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG KỸ THUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ HỘI NHẬP Ở NƯỚC TA 5
1.1. Lao động kỹ thuật và phát triển lao động kỹ thuật trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập ở nước ta 5
1.2. Một số yếu tố tác động tới quá trình phát triển lao động kỹ thuật 23
1.3. Những yêu cầu cơ bản về đào tạo lao động kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập 32
1.4. Kinh nghiệm của các nước và một số địa phương trong nước về phát triển lao động kỹ thuật 35
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG KỸ THUẬT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 42
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng và lực lượng lao động trên địa bàn 42
2.2. Thực trạng lao động kỹ thuật 52
2.3. Thực trạng phát triển lao động kỹ thuật 59
2.4. Đánh giá chung về phát triển lao động kỹ thuật 76
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN LAO ĐỘNG KỸ THUẬT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 87
3.1. Các quan điểm và định hướng phát triển lao động kỹ thuật 87
3.2. Dự báo lao động kỹ thuật đến năm 2010 và 2015 92
3.3. Những giải pháp chủ yếu để phát triển lao động kỹ thuật ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 103
Kết luận 125
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à khả năng hoà nhập được vào thị trường lao động để tìm được việc làm hơn so với số sinh viên tốt nghiệp ĐH hoặc THCN. Điều đáng lưu ý là lao động qua đào tạo trình độ THCN rất khó tìm được việc làm tại thành phố, tỷ lệ thất nghiệp đối với loại lao động này luôn cao qua các năm, năm 2005, tỷ lệ này là 7,49% ở đô thị và 12,9% ở khu vực nông thôn, thậm chí cao hơn tỷ lệ thất nghiệp của lao động chưa qua đào tạo (6,25%), tập trung nhiều ở các ngành nghề như trung cấp kế toán, nhân viên văn thư... Do vậy, cần phải có chính sách phân luồng đào tạo, định hướng nghề nghiệp để các em có hướng học nghề để dễ tìm việc làm hơn trong thị trường lao động thành phố.
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LAO ĐỘNG KỸ THUẬT
Phát triển LĐKT bao gồm vấn đề đào tạo, sử dụng lao động và quản lý nhà nước. Trong phần này sẽ phân tích thực trạng công tác đào tạo LĐKT trong hệ thống DN của thành phố, thực trạng cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo LĐKT của nền kinh tế và thực trạng công tác quản lý nhà nước về LĐKT ở địa phương.
2.3.1. Thực trạng đào tạo và cung lao động kỹ thuật
Việc cung ứng LĐKT cho thị trường lao động thành phố các năm qua xuất phát chủ yếu là từ các kênh: Do doanh nghiệp tự tuyển dụng lao động phổ thông, chưa có nghề vào kèm nghề, đào tạo nghề rồi sử dụng; từ một bộ phận LĐKT nhập cư vào thành phố; từ Chợ việc làm định kỳ của thành phố và kênh cung ứng quan trọng nhất là từ các trường, cơ sở đào tạo LĐKT trên địa bàn.
Thứ nhất, do nhu cầu cấp thiết về đội ngũ LĐKT, đặc biệt là công nhân kỹ thuật các ngành chế biến, may mặc, giày da…mà thị trường cung ứng chưa kịp thời hoặc không đủ số lượng, các doanh nghiệp đã tuyển dụng số lao động chưa qua đào tạo nghề vào kèm nghề trong thời gian, rồi sử dụng. Đây là hình thức giải quyết việc làm rất linh động trong thời gian qua, tuy nhiên việc trang bị kiến thức nghề nghiệp trong thời gian ngắn là chưa đủ, mặt khác số lao động chưa qua đào tạo ở thành phố hầu hết là lao động trẻ thành thị, học vừa xong phổ thông trung học, họ rất ngại làm việc ca, kíp trong nhà máy hoặc đang trông chờ đi học ĐH hoặc tìm việc làm nhàn rỗi, có thu nhập cao hơn. Hơn nữa, đây cũng là gánh nặng về kinh phí đào tạo cho doanh nghiệp, trong khi chưa có chính sách hợp lý về vấn đề này.
Thứ hai, LĐKT ở ngoại tỉnh, nhập cư vào thành phố được xem là một nguồn cung LĐKT khá lớn. Thời gian qua, đội ngũ lao động này đã phần nào làm dịu bớt nhu cầu bức xúc về LĐKT của các doanh nghiệp trên địa bàn. Theo báo cáo của Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất thành phố, năm 2006, trong 5 Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hiện có hơn 36.000 lao động, trong đó lao động nữ chiếm gần 80%. Số lao động nhập cư chiếm khoảng 40% (khoảng 14.400 người) so với tổng số lao động, hầu hết là LĐKT ở trình độ bán lành nghề và lành nghề, trong đó đến từ miền Bắc chiếm khoảng 37%, miền Trung 61%, miền Nam 2%. Trong các khu công nghiệp có gần 1.400 người của 17 đơn vị thi công các công trình xây dựng, có hơn 600 người tạm trú trong các khu công nghiệp qua đêm, số còn lại ngoài giờ làm việc họ về gia đình hoặc thuê nhà ở khu vực dân cư gần khu công nghiệp để sinh sống. Tuy nhiên, thu hút LĐKT ở các tỉnh, thành lân cận để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế thành phố cần phải có một chiến lược cân nhắc, đồng bộ, từ chính sách tuyển dụng, chính sách nhà ở, chính sách tiền lương đến bảo đảm về cơ sở hạ tầng đi lại, điện, nước, môi trường và cả học hành, chữa bệnh cho chính người lao động và gia đình của họ.
Thứ ba, chợ việc làm định kỳ của thành phố hoạt động theo mô hình mới, dạng sàn giao dịch việc làm, mỗi tháng mở sàn một lần. Chợ việc làm thành phố được thành lập từ Quyết định số 33/2006/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố và bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên vào tháng 5 năm 2006. Tính đến tháng 12 năm 2006, Chợ đã tổ chức được 8 phiên giao dịch, đây là nơi giới thiệu cung ứng lao động đã qua đào tạo nói chung, LĐKT nói riêng cho nhu cầu của các doanh nghiệp. Kết quả của Chợ việc làm được thể hiện ở bảng 2.10.
Qua kết quả từ Chợ việc làm định kỳ của thành phố cho thấy cung chỉ đáp ứng được hơn một nửa cầu và ứng viên đạt yêu cầu của doanh nghiệp, được doanh nghiệp chính thực tuyển dụng cũng chỉ hơn một nửa số cung tại Chợ. Trong đó LĐKT chiếm 76,6% tổng nhu cầu tuyển dụng của 879 lượt doanh nghiệp tham gia Chợ, nhưng các doanh nghiệp này cũng chỉ thoả mãn 15,0% nhu cầu loại lao động này. Nguyên nhân là do trái nghề cần tuyển dụng, thiếu khả năng hiểu biết về ngành nghề đào tạo, mặt khác LĐKT đến với Chợ việc làm phần lớn là đã từng rất khó kiếm việc làm ở những nơi khác do được đào tạo chưa tốt, chất lượng lao động không cao và đặc biệt là thiếu thông tin thị trường lao động, cho nên dẫn đến những bất cập.
Bảng 2.10: Kết quả giao dịch việc làm từ Chợ việc làm thành phố
ĐVT: Người
Phiên
P.1
P.2
P.3
P.4
P.5
P.6
P.7
P.8
TC
Nhu cầu tuyển dụng
7.056
1.955
2.331
3.023
2.492
511
2.082
1.489
20.939
- CĐ, ĐH
960
370
406
348
297
134
175
150
2.840
- THCN
449
273
313
321
183
162
204
156
2.061
- LĐKT
5.647
1.312
1.612
2.354
2.012
215
1.703
1.183
16.038
Kết quả giới thiệu
1.958
1.304
1.429
2.045
1.029
708
860
642
9.975
- CĐ, ĐH
584
589
594
432
510
358
346
208
3.621
- THCN
518
254
368
408
276
198
318
239
2.579
- LĐKT
856
461
467
1.205
243
152
196
195
3.865
Kết quả có việc làm
780
752
612
1.423
603
273
527
374
5.344
- CĐ, ĐH
201
342
223
294
231
115
158
115
1.679
- THCN
96
119
117
317
179
89
190
143
1.250
- LĐKT
483
291
272
812
193
69
179
116
2.415
Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng.
Thứ tư, một nguồn cung LĐKT quan trọng, có quy mô lớn là từ các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố. Thực trạng về mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, quy mô đào tạo, cơ cấu đào tạo, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên DN đã quyết định nguồn cung lao động này về số lượng, chất lượng trên thị trường lao động thời gian qua.
* Về mạng lưới cơ sở đào tạo LĐKT (các cơ sở DN): Các cơ sở đào tạo LĐKT trên địa bàn thành phố phát triển nhanh. Nếu như năm 2000 có 21 cơ sở, thì đến năm 2006 đã có 54 cơ sở, trong đó cơ sở DN công lập là 35 cơ sở (64,8%), cơ sở DN ngoài công lập là 19 cơ sở (35,2%). Cơ sở DN thuộc các Bộ, ngành Trung ương, các Tổng công ty đóng trên địa bàn có hoạt động DN là 14 đơn vị (25,9%), bao gồm: 03 trường DN, 05 trường ĐH và CĐ, 02 trường THCN, 04 trung tâm DN, doanh nghiệp hoạt động DN. Cơ sở DN thuộc địa phương (thuộc các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân quận, huyện, các doanh nghiệp địa phương) là 40 cơ sở (74,1%), trong đó có 5 trường DN (01 công lập, 04 ngoài công lập) và 35 trung tâm DN (20 công lập, 15 ngoài công lập), trong số này chỉ có 3 trung tâm DN do ngân sách đài thọ (Trung tâm Đào tạo nghề Hoà Vang, Trung tâm Đào tạo nghề Liên Chiểu, Trung tâm Đào tạo lái xe ôtô, môtô thuộc Sở Giao thông công chính), số còn lại là sản phẩm của xã hội hoá DN (Bảng 2.11). Hệ thống này đã đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ đang hoạt động có hiệu quả trong các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn.
Bảng 2.11: Các cơ sở DN trên địa bàn thành phố đến thời điểm 31/12/2006
Số
TT
Phân nhóm cơ sở
tham gia DN
Tổng số cơ sở
Chia theo thành phần
Nhà nước
Hội, đoàn thể
Ngoài công lập
TW
ĐP
1
ĐH và CĐ có DN
6
5
-
-
1
2
THCN có DN
5
2
-
-
3
3
Trường DN
8
3
1
-
4
4
Trung tâm DN
14
1
3
3
7
5
Trung tâm khác có DN
7
1
6
0
6
TT DVVL có DN
4
-
2
2
-
7
TT DN thuộc Doanh nghiệp
5
1
3
-
1
8
Doanh nghiệp mở lớp DN
5
1
1
-
3
Tổng cộng
54
14
16
5
19
Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng.
Thông qua chính sách xã hội hoá DN, các cơ sở DN ngày càng phát triển và mở rộng. Trước khi có Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ, trên địa bàn thành phố chưa có cơ sở DN ngoài công lập, đến nay đã có 19 cơ sở (chiếm 35,2%). Ngoài ra còn có hàng trăm cơ sở DN với quy mô nhỏ (dưới 10 học sinh/lớp) do tư nhân tự tổ chức nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, trước năm 2000 chưa có doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề thì nay có 10 doanh nghiệp đăng ký tham gia DN, chưa kể các doanh nghiệp được Uỷ ban nhân dân thành phố giao tiếp nhận lao động phổ thông để đào tạo cạnh xí nghiệp và bố trí việc làm.
Các cơ sở DN trên địa bàn thành phố phân bố không đều giữa các quận, huyện, chủ yếu tập trung ở quận trung tâm thành phố, quận Hải Châu có đến 25 cơ sở DN, huyện Hoà Vang chỉ có 1 trung tâm DN (Bảng 2.12).
Bảng 2.12: Các cơ sở DN phân bổ theo địa bàn quận, huyện
ĐVT: Cơ sở
TT
Đơn vị
Hải Châu
Thanh Khê
Ngũ Hành Sơn
Sơn Trà
Liên Chiểu
Hoà Vang
Cộng
1
ĐH, CĐ có DN
3
0
0
1
1
0
5
2
THCN có DN
3
1
0
0
0
0
4
3
Trường DN
2
3
0
2
2
0
9
4
Phân hiệu DN
1
0
0
0
0
0
1
5
Trung tâm DN
1
5
4
0
2
1
13
6
TT khác có DN
4
1
0
1
0
0
6
7
TT GTVL có DN
4
0
0
0
0
0
4
8
TT DN D.nghiệp
4
2
0
0
0
0
6
9
D. nghiệp DN
2
3
0
0
0
0
5
Tổng cộng
25
14
4
4
5
1
54
Nguồn: Uỷ ban nhân dân thành phố, Đề án củng cố nâng cao chất lượng các cơ sở DN đến 2010.
* Về quy mô đào tạo nghề:
Tốc độ tăng quy mô đào tạo nghề tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 1998 tuyển sinh 5.746 học sinh, năm 2000 tuyển được 9.475 học sinh, trong đó 2.467 học sinh học nghề dài hạn (26,04%), thì năm 2006 các cơ sở DN đã tuyển được 20.050 học sinh, trong đó có 6.288 học sinh học nghề dài hạn (31,36%). Như vậy, quy mô tuyển sinh năm 2006 gấp 2 lần so với năm 2000, gấp 3,5 lần năm 1998, trong đó quy mô đào tạo nghề dài hạn tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000, đây là xu hướng tích cực nhằm tạo ra đội ngũ thợ lành nghề ngày càng cao. Quy mô đào tạo nghề thể hiện tại bảng 2.13 và biểu đồ 2.3.
Bảng 2.13: Quy mô tuyển sinh học nghề qua các năm
ĐVT: Người
Năm
Dài hạn
Ngắn hạn
Tổng
2000
2.467
7.008
9.475
2001
2.515
7.505
10.020
2002
2.657
7.202
9.859
2003
3.393
7.993
11.386
2004
4.082
8.923
13.005
2005
5.216
13.296
18.512
2006
6.288
13.762
20.050
Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng.
Biểu đồ 2.3: Quy mô tuyển sinh học nghề (người)
Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng.
Số các cơ sở DN ngoài công lập tăng qua các năm, song quy mô tuyển sinh vẫn còn rất thấp, bình quân lượng tuyển sinh chỉ đạt 169 học sinh/cơ sở, một số cơ sở ngoài công lập tuyển không đạt quy mô tối thiểu đối với cơ sở DN.
* Về chất lượng đào tạo nghề:
Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn đã từng bước đáp ứng yêu cầu về chất lượng LĐKT của các doanh nghiệp trên địa bàn, tuy nhiên còn chậm. Theo đánh giá tại Đề án củng cố và nâng cao chất lượng các cơ sở DN trên địa bàn ban hành kèm theo Quyết định số 178/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thì tỷ lệ học sinh tốt nghiệp nghề dài hạn bình quân qua 5 năm 2001 - 2005 đạt loại giỏi 4,5% - 5%, loại khá 25% - 27%, còn lại trên dưới 70% tốt nghiệp loại trung bình. Xếp loại đạo đức tốt từ 57,5% - 59,5%, trung bình từ 7,2 - 9,4%. Như vậy, với 2/3 học sinh tốt nghiệp loại trung bình cho thấy kỹ năng nghề nghiệp còn thấp, chất lượng đào tạo chưa cao, doanh nghiệp phải đào tạo lại trước khi người lao động làm việc chính thức.
Theo kết quả điều tra các trường DN trên địa bàn, cho thấy 77,79% thợ bậc 3/7 nghề cơ khí, điện, xây dựng, giao thông sau khi tốt nghiệp ra trường DN tìm được việc làm phù hợp ngay trong năm đầu, trên 94% thợ học nghề ngắn hạn như may công nghiệp, hàn, gò, điện dân dụng, sữa chữa ô tô, mô tô…tốt nghiệp ra trường có việc làm phù hợp với nghề đào tạo.
* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của các cơ sở DN:
Tổng nguồn vốn đầu tư của các cơ sở DN đạt 375 tỷ đồng, trong đó cơ sở DN ngoài công lập là 35,32 tỷ đồng, chiếm 9,42%. Tổng giá trị thiết bị dành cho DN 110 tỷ đồng, trong đó cơ sở DN ngoài công lập là 14,16 tỷ đồng, chiếm 12,87%.
Cơ cấu nguồn chi thường xuyên đối với công tác DN năm 2001-2005 trên toàn thành phố là 41,2% là từ ngân sách nhà nước, 44,7% đóng góp của người học và 14,1% từ các nguồn khác (trong đó chủ yếu là tài trợ từ dự án quốc tế về đào tạo, thu từ các hoạt động phối hợp thực hành tay nghề với sản xuất tại doanh nghiệp). Riêng đối với các cơ sở DN địa phương, cơ cấu nguồn kinh phí năm 2001-2005 với tỷ lệ tương ứng là 30,3% ngân sách, 53,0% đóng góp của người học, 16,7% nguồn thu khác.
Mức độ đầu tư vào trang thiết bị phục vụ dạy học, thực hành nghề của các cơ sở DN khác nhau. Nhìn chung, các trường công lập, đặc biệt là các trường trực thuộc Bộ, ngành Trung ương được đầu tư mạnh, trang bị tương đối đồng bộ về phòng học, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị ban đầu và trong quá trình hoạt động. Đối với các cơ sở DN ngoài công lập, bên cạnh một số ít cơ sở có đầu tư đáng kể (như Trường DN Tư thục Kỹ thuật - Kinh tế Cao Thắng, Trường DN Dân lập Công kỹ nghệ Đà Nẵng (Petrolimex), Trung tâm Đào tạo nghề Mai Linh, Trung tâm Đào tạo lái xe ôtô, môtô (STC) thuộc Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Đà Nẵng, Trung tâm DN tư thục Phan Tiến Bé, Trung tâm DN thẩm mỹ Sài Gòn), phần lớn phải thuê mướn nhà xưởng, thiết bị.
Diện tích sử dụng các cơ sở DN trên địa bàn là 335.432 m2, trong đó diện tích xây dựng là 105.000m2, bao gồm diện tích phòng học, nhà xưởng, sân bãi tập lái xe, khu nội trú. Diện tích sử dụng của các cơ sở DN trung ương 277.815 m2, chiếm 67,9%, các cơ sở DN thuộc địa phương có 57.617 m2. Các cơ sở DN ngoài công lập (19 cơ sở) chỉ có 14.970 m2, hầu hết không có nhà thể chất, khu nội trú, sân chơi. Một số trường có thư viện nhưng không đạt chuẩn vì không đảm bảo diện tích sử dụng.
* Về đội ngũ giáo viên DN:
Đội ngũ giáo viên DN tăng lên qua các năm. Nếu như năm 1998 (năm bàn giao công tác quản lý nhà nước về DN sang ngành LĐ-TB&XH) có 10 cơ sở DN, với 149 giáo viên DN, đến năm 2001 có 32 cơ sở DN với 435 giáo viên DN, thì đến năm 2006, với 54 cơ sở DN có 843 giáo viên DN, trong đó giáo viên cơ hữu (giáo viên có biên chế chính thức, giảng dạy thường xuyên tại cơ sở DN) có 498 người, chiếm 59,07% tổng số giáo viên DN, còn lại là hợp đồng giáo viên và mời giáo viên thỉnh giảng. Số giáo viên có trình độ thạc sĩ và tiến sỹ có 96 người, chiếm 11,38%; giáo viên có trình độ CĐ, ĐH có 461 người, chiếm 54,68%, còn lại 33,94% là giáo viên có trình độ trung cấp và thợ lành nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Các cơ sở DN trung ương có tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn rất cao, trên 80%, các cơ sở DN địa phương có tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn khoảng 40%. Giáo viên cơ hữu và đạt chuẩn rất ít ở các cơ sở DN tư nhân, các trung tâm giới thiệu việc làm. Một số ít trường DN ở địa phương, giáo viên đạt chuẩn cao như Trường Kỹ thuật - Kinh tế Đà Nẵng (đạt chuẩn 100%).
Bảng 2.14: Số lượng giáo viên DN trong các cơ sở DN
TT
Cơ sở DN
Năm 2001
Năm 2006
Số CSDN
Giáo viên DN
Số CSDN
Giáo viên DN
T.số
Cơ hữu
Đạt chuẩn
T.số
Cơ hữu
Đạt chuẩn
1
Cơ sở DN thuộc địa phương
22
132
108
48
31
465
203
2
Cơ sở DN thuộc trung ương
10
303
245
245
13
378
295
295
Tổng số
32
435
353
293
54
843
498
Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng.
Qua điều tra khảo sát giáo viên DN, có trên 84,78% giáo viên yêu nghề và gắn bó với nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, vì thiết bị giảng dạy cũ và thiếu đồng bộ. Vì vậy, đa số giáo viên trực tiếp đứng lớp yêu cầu đổi mới, cập nhập hoá trang thiết bị giảng dạy phù hợp (78,26%). Mặt khác, đời sống kinh tế gia đình giáo viên DN có khó khăn hơn so với các giáo viên dạy phổ thông hay ĐH. Đặc biệt là giáo viên được biên chế tại các trung tâm DN không có tiền phụ cấp phần trăm đứng lớp.
Có thể thấy rằng, đội ngũ giáo viên DN ở thành phố Đà Nẵng đã có sự phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng. Các cơ sở DN (chủ yếu công lập) đã chủ động, chú trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá, cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới và đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên DN. Đại bộ phận giáo viên DN tâm huyết với nghề, tích cực trong học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Song, với số lượng giáo viên DN như vậy cũng chưa đủ đảm nhận mức học sinh học nghề trên giáo viên theo quy định chuẩn (chuẩn là 15 học sinh/giáo viên), nhất là các cơ sở DN ngoài công lập, có nơi đảm nhận đến 35-40 học sinh/giáo viên, dẫn đến chất lượng đào tạo không cao. Mặt khác kỹ năng dạy học của một số giáo viên (chủ yếu các trường ngoài công lập, các trung tâm giới thiệu việc làm có DN) còn hạn chế, giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học còn ít, ảnh hưởng đến việc khai thác, đọc các tài liệu nước ngoài phục vụ công tác giảng dạy.
2.3.2. Thực trạng cầu và sử dụng lao động kỹ thuật
Nhìn chung tổng cầu lao động nói chung, LĐKT nói riêng của nền kinh tế thành phố có xu hướng tăng lên do tốc độ phát triển kinh tế được duy trì ở mức cao và ổn định. Theo số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam, năm 1997, tổng cầu lao động toàn thành phố là 294.594 lao động, trong đó cầu về LĐKT là 31.651 người, chiếm 10,74% thì đến năm 2005, tổng cầu lao động tăng lên 357.493 người, trong đó LĐKT là 96.772 người, chiếm 25,7%, như vậy, tổng cầu lao động năm 2005 tăng gấp hơn 1,2 lần so với năm 1998, riêng cầu về LĐKT tăng gần gấp 3 lần, chứng tỏ rằng nền kinh tế ngày càng có nhu cầu tuyển dụng LĐKT nhiều hơn.
Các nghề thu hút nhiều LĐKT vẫn là các nghề công nghiệp chủ lực, truyền thống của thành phố đó là chế tạo, chế biến, dệt may, da giày, điện tử; các ngành dịch vụ như vận tải, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, KH - CN; đặc biệt ngành xây dựng hiện nay trên địa bàn, mỗi ngày có khoảng 20.000 LĐKT ở các bậc trình độ nghề đang thi công ở các công trình trên địa bàn thành phố. Các ngành cần sử dụng LĐKT ở trình độ cao như dịch vụ khách sạn, nhà hàng cao cấp, bảo hiểm, ngân hàng, y tế đang rất khó tuyển dụng, phải thuê chuyên gia, LĐKT nước ngoài.
Cầu LĐKT trong các loại hình doanh nghiệp: Tính đến 31/12/2006, trên địa bàn thành phố có 6.135 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tổng vốn đầu tư trên 8.577,6 tỷ đồng, bình quân hàng năm các doanh nghiệp này tuyển dụng gần 2,2 vạn lao động đủ các trình độ. Năm 2005, hiện có gần 200.000 lao động làm công ăn lương (quan hệ lao động) trong các loại hình doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Với 244 doanh nghiệp nhà nước, hầu hết là các doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn, các doanh nghiệp này có cầu LĐKT tương đối ổn định, cơ cấu lao động khó thay đổi, chủ yếu tuyển dụng để thay thế đội ngũ lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Hiện các doanh nghiệp này đang sử dụng trên 70.000 lao động, hàng năm tuyển dụng thêm khoảng 3.000 lao động trẻ, trong số đó, có khoảng 1.890 LĐKT (chiếm 63%), chủ yếu ở các nghề chế biến, cơ khí để thay thế đội ngũ công nhân kỹ thuật trước đây nghỉ hưởng chế độ và đáp ứng chuyển đổi dây chuyền công nghệ mới, hiện đại hơn.
- Cầu LĐKT trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp (Luật doanh nghiệp năm 1998) không ngừng tăng lên, do số lượng doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động tăng, cần tuyển dụng lao động. Hiện có 4.700 doanh nghiệp loại hình này đang hoạt động, hàng năm có trên 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập tuyển mới trên 15.000 lao động, phần lớn, khoảng trên 8.000 lao động phổ thông vào đào tạo kèm cặp nghề tại doanh nghiệp. Đây là loại hình giải quyết được nhiều lao động giản đơn và LĐKT trên địa bàn.
- Cầu lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng đáng kể. Trong 34 doanh nghiệp, đang sử dụng trên 20.500 lao động, hàng năm các doanh nghiệp này mở rộng quy mô theo chu trình dự án đầu tư, đã tuyển mới gần 7.000 lao động, trong đó 90% là LĐKT trong các nghề điện tử, cơ khí, đồ nhựa, đồ chơi.
- Cầu LĐKT trong các làng nghề cũng đang tăng lên. Lao dộng trong các làng nghề đa số là thợ có tay nghề cao, các nghệ nhân, được đào tạo từ truyền nghề từ đời này sang đời khác. Các làng nghề ở thành phố đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá riêng có của Đà Nẵng, giải quyết việc làm cho các hộ trong các làng nghề. Hiện có 15 làng nghề đang hoạt động, đang thu hút 7.160 lao động, thợ và nghệ nhân đang làm việc (bảng 2.15).
Bảng 2.15: Các làng nghề và lao động đang sử dụng, năm 2006
ĐVT: Người
TT
Tên làng nghề
Lao động, thợ, nghệ nhân đang làm việc
1
Làng đá mỹ nghệ Non Nước
3.000
2
Làng nghề nước mắm Nam Ô
320
3
Làng chiếu Cẩm Lệ
15
4
Nghề đá chẻ Hoà Sơn
1.500
5
Nghề bánh tráng Tuý Loan
60
6
Nghề làm bánh khô mè
300
7
Nghề dệt cổ truyền
100
8
Nghề mây tre lá
1.000
9
Nghề gốm mỹ nghệ
72
10
Nghề mộc mỹ nghệ
308
11
Nghề thêu
90
12
Nghề thảm len
15
13
Nghề sản xuất mắm ruốc
300
14
Nghề sản xuất nem tré
25
15
Nghề sản xuất chả
60
Tổng cộng
7.160
Nguồn: Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Quy hoạch xây dựng và phát triển các làng nghề thành phố Đà Nẵng đến 2015.
- Cầu LĐKT làm việc ở ngoài nước (xuất khẩu lao động): Trong những năm gần đây, cầu lao động Việt Nam ở thị trường ngoài nước có xu hướng tăng lên, song cầu lao động thành phố Đà Nẵng ở ngoài nước đạt con số rất thấp so với một số tỉnh, thành Phía Bắc. Tuy nhiên, từ năm 2001 đến năm 2006, với 4 đơn vị được cấp phép xuất khẩu lao động trên địa bàn đã đưa được 5.282 lao động đi làm việc ở nước ngoài (bảng 2.16), trong đó chủ yếu đi Malaysia (46,08%), Đài Loan (40,38%), lao động đi làm việc ở nước ngoài ở thành phố đa số đã qua đào tạo nghề, trong các ngành xây dựng, cơ khí, thợ máy, thuyền viên...một số ít giúp việc gia đình là chưa qua đào tạo nghề. Riêng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc theo chương trình cấp phép mới của bạn, Đà Nẵng cũng đã đưa đi được 69 LĐKT ngành cơ khí, chế tạo sang làm việc, với mức lương bình quân 800 USD/tháng/người.
Bảng 2.16: Tình hình xuất khẩu lao động giai đoạn 2001-2005
TT
Thị trường
Năm
Tổng
Tỷ lệ
2001
2002
2003
2004
2005
số
(%)
1
Malaysia
286
2.000
8
140
2.434
46,08
2
Đài Loan
192
598
864
202
277
2.133
40,38
3
Lào
300
252
100
652
12,34
4
Hàn Quốc
24
24
0,46
5
Tàu du lịch
20
20
0,38
6
Nhật Bản
19
19
3,06
Tổng cộng
492
1.136
2.964
210
480
5.282
Nguồn: Uỷ ban nhân dân thành phố, Báo cao đẩy mạnh hoạt động DN, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động.
Sử dụng LĐKT trên địa bàn thành phố được thể hiện qua quan hệ lao động và tiền lương thu nhập của người lao động.
Quan hệ lao động. Hiện thành phố có 6.135 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động, lao động làm công ăn lương trên 200.000 lao động. Số lao động được giao kết hợp đồng lao động chiếm 85%, số doanh nghiệp ký kết thoả ước lao động tập thể hầu hết là ở doanh nghiệp nhà nước, chỉ có 5% các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ký kết thoả ước. Tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chiếm hơn 50%. Tình hình thực hiện quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn hạn chế đối với một số doanh nghiệp có qui mô sử dụng lao động nhiều trong các ngành may mặc, da giày, chế biến thuỷ sản, dệt ..., sản xuất mang tính thời vụ; đội ngũ LĐKT ở các doanh nghiệp này cũng làm việc với cường độ cao, ảnh hưởng đến phát triển, thu hút LĐKT.
Việc sử dụng LĐKT còn được thể hiện qua việc trả lương của doanh nghiệp đối với đội ngũ này. Qua khảo sát của Sở LĐ-TB&XH năm 2005, tiền lương và thu nhập của LĐKT (công nhân kỹ thuật, nghề bậc 3/7 trở lên) trong các doanh nghiệp nhà nước đã tăng gấp gần 2 lần so với năm 2001, lương bình quân đạt 1,2 triệu đồng/tháng/người; trong các doanh nghiệp dân doanh, lương bình quân của LĐKT đạt 1,262 triệu đồng/tháng/người, tăng gấp 3 lần so với năm 2001, một số LĐKT cao có thu nhập cao khác biệt so với LĐKT bình thường.
Qua khảo sát 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn năm 2005, cho thấy tiền lương và thu nhập của LĐKT trong các doanh nghiệp này có sự rất khác biệt. Số LĐKT, hầu hết là nữ trong các nghề chế biến, may mặc có thu nhập bình quân thực tế dưới 1 triệu đồng/tháng/người, chiếm 46,05%, từ 1 đến dưới 2 triệu đồng/tháng/người, chiếm tỷ lệ 34,02%, chủ yếu ở LĐKT có trình độ bậc trung, cao như CĐ kỹ thuật công nghệ, ĐH kỹ thuật, còn lại là số LĐKT cao có thu nhập bình quân từ 2 đến 5 triệu đồng/tháng/người.
Cũng qua khảo sát, cho thấy tỷ lệ tiền lương bình quân dưới 1 triệu đồng/tháng/người chủ yếu ở ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm 72,17%, tỷ lệ này ở ngành dịch vụ là 37,84%. Tỷ lệ LĐKT ở ngành dịch vụ có mức thu nhập bình quân từ 2 đến 5 triệu đồng/tháng/người chiếm tỷ lệ cao hơn (62,16%) LĐKT có mức thu nhập bình quân này trong ngành công nghiệp và xây dựng.
Tóm lại, cung - cầu LĐKT trên địa bàn thành phố chưa khớp với nhau, cung LĐKT vẫn chưa đáp ứng cầu LĐKT về số lượng, chất lượng lẫn cơ cấu ngành nghề đào tạo. Tốc độ tăng cung LĐKT tốt nghiệp hàng năm từ các trường, trung tâm cơ sở DN trên địa bàn, kể cả tính cho đội ngũ LĐKT di chuyển đến thành phố là 16,3% (khoảng 17.000-18.000 LĐKT), đây là một tỷ lệ cao, song các ngành kinh tế trên địa bàn, do yêu cầu phát triển, hàng năm cầu khoảng 24.000 - 25.000 LĐKT, vẫn thiếu từ 7.000 - 8.000 LĐKT trong các ngành chế tạo, cơ khí, điện tử, chế biến, công nghệ thông tin, du lịch.
Hơn nữa, do đào tạo LĐKT trên địa bàn vẫn chưa theo sát định hướng cầu, chủ yếu vẫn theo n