MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục hình ảnh
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI7
1.1. Các khái niệm và quan niệm .7
1.1.1. Du lịch.7
1.1.2. Loại hình du lịch.7
1.1.3. Tài nguyên du lịch .8
1.1.4. Sản phẩm du lịch .8
1.1.5. Tính thời vụ trong du lịch .9
1.2. Một số vấn đề lý luận về du lịch mùa nước nổi .10
1.2.1. Khái niệm du lịch mùa nước nổi .10
1.2.2. Đặc trưng của du lịch mùa nước nổi.12
1.2.3. Các điều kiện phát triển du lịch mùa nước nổi.13
Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA
NƯỚC NỔI Ở TỈNH AN GIANG .21
2.1. Tổng quan về tỉnh An Giang .21
2.1.1. Lịch sử hình thành .21
2.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .24
2.1.3. Khái quát về kinh tế - xã hội.29
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch mùa nước nổi ở An Giang.33
130 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược thể hiện sau đây:
Di tích lịch sử - văn hóa:
Bảng 2.3. Các di tích lịch sử-văn hóa ở An Giang được công nhận
Tên Di Tích Địa điểm Công nhận số
Khu lưu niệm thời niên
thiếu của Chủ tích Tôn
Đức Thắng
Lịch sử Mỹ Hòa Hưng,
TP Long Xuyên
114/VH-QĐ
ngày 30/9/1984
Núi Sam, Chúa xứ
Thánh miếu, Lăng
Thoại Ngọc Hầu, Chùa
Tây An, Chùa phước
Điền
Lịch sử và
danh thắng
Xã Vĩnh Tế, Thị
xã Châu Đốc
92/VH-QĐ
ngày 10/7/1980
Nhà Mồ Ba Chúc,
Chùa Tam Bửu, Chùa
Phi Lai
Lịch sử Xã Ba Chúc,
huyện Tri Tôn
92/VH-QĐ
ngày 10/7/1980
Chùa Giồng Thành
(Long Hưng Tự)
Lịch sử Xã Long Sơn,
huyện Phú Tân
235/VH-QĐ
ngày 12/12/1986
Đền thờ quản cơ Trần
Văn Thành
Lịch sử Xã Thạnh Mỹ
Tây, huyện
Châu Phú
235/VH-QĐ
ngày 12/12/1986
48
Chùa Bà Lê Lịch sử Xã Mỹ Hội An,
huyện Chợ Mới
235/VH-QĐ
ngày 12/12/1986
Cột Dây Thép Lịch sử cách
mạng
Xã Long Điền
A, huyện Chợ
Mới
34/VH.QĐ
ngày 09/01/1990
Đồi Tức Dụp Lịch sử cách
mạng
Xã An Tức,
huyện Tri Tôn
666/VH.QĐ
ngày 01/4/1985
Đình Châu Phú Kiến trúc
nghệ thuật
Phường Châu
Phú A, thị xã
Châu Đốc
1288/VH.QĐ
ngày 16/11/1988
Đình Mỹ Phước Kiến trúc
nghệ thuật
Phường Mỹ
Long, thành phố
Long Xuyên
2233/QĐ.BT
ngày 26/6/1995
Chùa Xà Tón
(Xvayton)
Kiến trúc
nghệ thuật
Thị trấn Tri
Tôn, huyện Tri
Tôn
235/VH-QĐ
ngày 12/12/1986
Chùa Ông Bắc Kiến trúc
nghệ thuật
Phường Mỹ
Long, thành phố
Long Xuyên
112/V , ngày
15/6/1987H.QĐ
Thánh đường Hồi giáo
MUBARAK
Kiến trúc
nghệ thuật
Xã Phú Hiệp,
huyện Phú Tân
235/VH-QĐ
ngày 12/12/1986
Hai bia đá và Tượng
Phật bốn tay
Kiến trúc
nghệ thuật
Xã Vọng Thê,
huyện Thoại
Sơn
28/VH.QĐ
ngày 18/01/1988
Chùa Hòa Thạnh Kiến trúc
nghệ thuật
Xã Nhơn Hưng,
huyện Tịnh Biên
983/VH.QĐ
ngày 28/9/1990
Bia Thoại Sơn Lịch sử Thị trấn Núi
Sập, huyện
Thoại Sơn
993/VH.QĐ
ngày 28/9/1990
Đình Thần Đa Phước Kiến trúc
nghệ thuật
Xã Đa Phước,
huyện An Phú
05/1999/QĐ.BVHTT
ngày 12/02/1999
Nguồn: Sở văn hóa thông tin An Giang
49
Khu lưu niệm thời niên thiếu Chủ tịch Tôn Đức Thắng:
Khu lưu niệm thời niên thiếu Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm trên một cù lao
giữa sông Hậu, có tên là cù lao ông Hổ thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, cách trung tâm
thành phố Long Xuyên 3km. Khu lưu niệm được bắt đầu hình thành sau khi Bộ Văn
Hóa Thông Tin có quyết định số 114/VH.QĐ ký ngày 30/8/1984 chính thức công
nhận ngôi nhà ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng (nơi Bác Tôn sinh ra và sống tại đây
trong những năm tháng thời niên thiếu) là di tích lịch sử lưu niệm thời niên thiếu
của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Khu lưu niệm Bác Tôn là điểm hấp dẫn du khách, là điểm sinh hoạt truyền
thống, về nguồn,...và cũng là tụ điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ-thể dục thể thao
trong các ngày lễ hội và các ngày lễ lớn của đất nước.
Di tích khảo cổ Óc Eo:
Những phát hiện khảo cổ trên núi Ba Thê và cánh đồng Óc Eo cho thấy,
vùng đất An Giang từng là một thương cảng lớn, có thành trì, hào nước và nhà cửa
sầm uất. Đặc điểm nổi bật của cư dân văn hóa Óc Eo là lối cư trú trên nhà sàn ven
hệ thống sông rạch tự nhiên và nhân tạo, hoặc chọn các gò, giồng cao xây dựng
những trung tâm sinh hoạt tinh thần, mở rộng khu vực xung quanh làm nơi cư trú,
tiến đến mở rộng địa bàn canh tác. Cư dân cổ đã duy trì và phát triển cuộc sống này,
trở thành một “truyền thống” thể hiện qua hệ thống di tích kiến trúc và những di vật
khảo cổ có niên đại từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X - XII. Đặc điểm cư trú này
hiện còn thể hiện rất rõ nét tại nhiều nơi ở tỉnh An Giang.
Đền thờ quản cơ Trần Văn Thành:
Đền thờ quản cơ Trần Văn Thành, thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú,
nằm giữa cánh đồng Láng Linh, trên bờ kinh xáng Vịnh Tre (kênh Tri Tôn). Từ
thành phố Long Xuyên đi đến di tích khoảng 50km. Đền thờ quản cơ Trần Văn
Thành do ông Trần Văn Nhu, con trai cả của ông Trần Văn Thành đứng ra xây dựng
năm Đinh Dậu (1897), là nơi tưởng nhớ ông quản cơ Trần Văn Thành-người lãnh
đạo cuộc khởi nghĩa Láng Linh-Bảy Thưa (1867-1873) đã hy sinh trong trận quyết
chiến chống thực dân Pháp và là nơi tập hợp nhân dân và tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ
Hương để chờ thời cơ đánh Pháp.
50
Cột Dây Thép:
Cột dây Thép ở xã Long Điền A, huyện Chợ Mới được xây dựng vào cuối
thế kĩ XIX, là hệ thống thông tin liên lạc của chính quyền thực dân Pháp. Cột dây
thép hình tháp chóp vuông, cao 30m, với 4 chân trụ vững chắc, mỗi chân bằng theo
hình L nối kết không đều.
Tháng 4-1930, Đặc ủy Hậu Giang tiến hành thành lập một chi bộ Đảng xã
Long Điềm gồm 3 đồng chí Lưu Kim Phong, Bùi Trung Phẩm và Đoàn Thanh
Thủy. Để chào mừng sự kiện trên, lá cờ Đảng đầu tiên được treo trên đỉnh Cột dây
thép và tiếp theo là lá cờ lớn hơn được treo và đưa ra dây thép ở vị trí giữa sông do
ông Lê Văn Đỏ một quần chúng tốt, đã lãnh trách nhiệm trực tiếp với sự hỗ trợ tích
cực của quần chúng khác. Cờ búa liềm phất phới tung bay khiến kẻ thù lo sợ, còn
nhân dân phấn khởi.
Cột dây thép là điểm treo lá cờ Đảng đầu tiên của phong trào cách mạng của
tỉnh An Giang, và là điểm tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh của chi bộ Đảng
Cộng Sản năm 1930.
Lễ hội:
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam:
Lễ được tổ chức từ ngày 23 đến 27-04 âm lịch tại miếu Bà Chúa Xứ ở
phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc. Ban đầu đây chỉ là lễ nhỏ do dân địa phương
cúng tế, dần dần lượng du khách từ khắp nơi trong cả nước về trẩy hội rất đông. Có
thể nói đây là lễ hội dân gian lớn nhất ở vùngđồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt lễ
hội năm 2008 được tổ chức với quy mô cấp quốc gia có tên gọi là Tuần lễ quốc gia
lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2008. Cũng trong dịp này, Trung tâm sách kỷ
lục Việt Nam đã tiến hành nghi thức trao giấy xác nhận và cúp lưu niệm kỷ lục Việt
Nam đối với “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng đá sa thạch xưa và
lớn nhất Việt Nam” cho đại diện Ban quản trị lăng miếu núi Sam.
Lễ hội văn hóa mùa nước nổi:
Diễn ra vào mùa nước nổi hằng năm tại các huyện thượng nguồn sông
Tiền, sông Hậu của tỉnh An Giang. Ngày xưa, mỗi khi mùa nước lũ đổ về, người
51
dân vùng An Phú, Tân Châu lại thấp thỏm, lo âu vì những tai họa bất ngờ mà nó có
thể gây ra. Ngày nay, nhờ một loạt chính sách gia cố đê bao, đào kênh thoát lũ của
nhà nước, mùa lũ lớn hung bạo ngày nào giờ trở nên hiền hòa với người dân nơi
đây, cùng nhân dân nơi đây sống chung với nhau như một gia đình. Mùa lũ về mang
theo một lượng thủy sản phong phú như: cá, tôm, rùa, rắn....trở thành đặc sản của
địa phương. Từ đó, khi nước bắt đầu dâng cao, trước mỗi nhà đều giăng một chiếc
lồng đèn để chào đón một lễ hội đang dần trở thành quen thuộc: lễ hội văn hóa mùa
nước nổi. Vào dịp này, người ta tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và vui
chơi giải trí đặc sắc, mang đậm phong cách miền sông nước.
Lễ Đôn Ta và hội đua bò dân tộc Khơ – Me:
Lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hoá, môn thể thao
độc đáo và đặc sắc của đồng bào dân tộc Khơ-me vùng Bảy Núi An Giang.Lễ hội
đua bò được tổ chức vào lễ "Đôn ta" (lễ cúng ông bà), từ ngày 9 đến ngày 10 tháng
10 âm lịch hàng năm.
"Đôn-ta" là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người
Khơ-me để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những
người đã khuất. Sau khi đến chùa làm lễ rước vong linh ông bà tổ tiên về cùng
chung vui với gia đình, người Khơ-me thường kết những bè chuối để làm thuyền,
trên thuyền bày đủ các phẩm vật đã cúng, mỗi thứ một ít, sau đó đem thả xuống
dòng nước cạnh nơi ở hoặc ao hồ, sông rạch gần nhà... Cũng vào dịp này, khách đến
thăm phúm, sóc sẽ được bà con Khơ-me đón tiếp nồng hậu, tiếp đãi chu đáo. Vì họ
quan niệm khách là sứ giả của tổ tiên về thăm gia đình, con cháu...
Trong lễ ''Đôn-ta" ngoài tập tục thả thuyền, người Khơ-me còn tổ chức hội
đua bò truyền thống. Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, họ chọn một khoảnh ruộng bằng
phẳng, chiều dài chừng 200m, ngang 100m có nước xăm xắp, được “trục” xới nhiều
lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để
làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh
ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách
nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì
điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.
52
Trước khi vào cuộc đua, họ chọn từng đôi bò với nhau hoặc bốc thăm và
thoả thuận một số qui định cần thiết như ai sẽ đi trước, đi sau... Nhưng thông
thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn. Nếu trong khi đua, đôi bò nào chạy tạt ra
khỏi đường đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng
cuộc. Còn người điều khiển phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn
bừa coi như thua cuộc.
Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm
một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm
roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay độ 3cm, đầu có tra cây đinh nhọn - cây xà-lul.
Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul
vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích
cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có
khác với đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng cuộc.
Ngày hội đua, từ sáng sớm bà con đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Có
người ở cách xa hàng vài cây số cũng mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn
tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua. Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem
bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so
với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc
không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ
động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay
go, quyết liệt.
Hội đền Nguyễn Trung Trực:
Đền Nguyễn Trung Trực (1837-1868) ở xã Long Kiên, huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang thờ Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam Bộ.
Hội đền Nguyễn Trung Trực được tổ chức hàng năm vào các ngày ngày 8 đến 9-12
(tức ngày 18 đến 19-10 âm lịch). Trước hội khoảng một tuần, hàng trăm người từ
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kéo về đền cùng nhau sửa sang, lau chùi lại
đền thờ, dựng trại, đắp lò nấu cơm... thành tâm như con cháu lo cúng giỗ cho ông
bà.
53
Vào ngày hội đền, người ta tổ chức nghi lễ cúng tế và diễn lại trận đánh chìm
tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo. Ngoài ra, còn tổ chức các sinh hoạt văn
hoá truyền thống như đua thuyền, đánh cờ...
Trong và sau lễ giỗ vài ngày, nhân dân tự nguyện làm một khu riêng trong
đền để nấu cơm chay phục vụ miễn phí cho tất cả khách đến dự lễ. Cơm và thức ăn
được dọn lên mâm, ai đói cứ việc ăn, ăn xong lại có người dẹp. Nhà bếp phục vụ bà
con từ 3 giờ sáng đến 12 giờ đêm hàng ngày. Gạo và thức ăn do người dân hỷ cúng
được đem tặng cho người nghèo.
Lễ Hội Chol ChNam Thmay:
Là lễ năm mới, lễ Tết lớn nhất của người Khmer Nam bộ (tương tự như Tết
Nguyên Đán của người Việt), được tổ chức vào ngày 12, 13, 14 tháng 4 âm lịch tại
chùa và ở gia đình.
Lễ hội có ý nghĩa tống tiễn mùa nắng hạn, bước sang thời kỳ có mưa để làm
mùa. Bà con làm lễ tiễn đưa Têvêda (Thần coi sóc) cũ, đón Têvêda mới. Trong dịp
này, ngoài cúng lễ bà con thăm hỏi còn chúc mừng lẫn nhau. Buổi tối có đốt pháo
thăng thiên, tham dự các trò chơi như thả diều, đánh quay lửa... Trai gái trong làng
múa Roam Vông, hát Dù Kê..
Lễ hội của người Chăm:
Người Chăm ở An Giang hều hết là tín đồ Hồi Giáo (Islam). Vì vậy thời gian
các lễ hội của người Chăm đã tiến hành theo Hồi lịch và được tổ chức hàng năm tại
các Thánh đường ở mỗi địa phương. Lễ Ramadan là một trong những lễ hội lớn tập
trung nhiều người tại Thánh đường; thu hút thanh niên nhiều nhất là Thánh đường
Mubarak thuộc xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân.
Lễ Ramadan còn là tháng Thánh lễ Ramadan, diễn ra từ ngày 1/9 đến 30/9
Hồi lịch. Người Chăm gọi là “pănơh” có nghĩa “tháng nhịn” hay “tháng ăn chay”.
Đây là tháng để tín đồ tự sám hối sửa chữa. Hàng năm còn có lễ hội lớn khác như:
Lễ Roya Phik Trok (1/10 Hồi lịch)- Lễ bố thí cho người nghèo, Lễ Roya Haji
(10/12 Hồi lịch)- Lễ hành hương đến Mecca (Thánh địa Hồi Giáo),
54
Lễ hội của người Hoa:
Người Hoa ở An Giang sống tập trung nhiều ở khu vực chợ Long Xuyên và
Châu Đốc. Do đặc điểm tín ngưỡng theo phật giáo Đại Thừa và “Đa thần giáo”,
người Hoa thờ cúng: Quan Đế Thánh Quân, Bà Thiên Hậu, Phật Bà Quan Âm và tổ
tiên ông bà. Tập tục lễ tết và thờ cúng trong gia đình người Hoa có nhiều điểm
giống như người Việt; tuy nhiên có khác một số chi tiết như: Lễ đón giao thừa,
người Hoa cũng món chay và các món chè.
Nghề thủ công truyền thống:
Tỉnh An Giang có 29 làng nghề tiểu thủ công nghiệp theo tiêu chí của tỉnh và
49 địa bàn có nghề tiểu thủ công nghiệp, với 11.642 hộ, giải quyết việc làm cho trên
30.000 lao động. Trong đó, có 19 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ
công nghiệp truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận.
Những làng nghề truyền thống thường hình thành có bề dày về thời gian lẫn
tay nghề, như Tịnh Biên có làng nghề dệt thổ cẩm Khơ-me Văn Giáo, Chợ Mới có
làng nghề mộc Chợ Thủ, Mỹ Luông, Tấn Mỹ; Tân Châu có làng nghề tơ lụa, làng
nghề thổ cẩm Chăm ở Châu Phong; Châu Đốc có làng nghề chế biến mắm rất nổi
tiếng và được du khách ưa chuộng
Ngoài ra, thời gian gần đây cũng đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất thủ công
mỹ nghệ rất đặc sắc như tranh lá thốt nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng, hàng mỹ
nghệ tre bông của cơ sở Viễn Thành, tranh từ hoa cỏ của cơ sở Hoàng Cung, điêu
khắc gỗ của cơ sở Tây Sơn, mộc mỹ nghệ Hồng Mỹ, sản phẩm nội thất từ lục bình
của cơ sở Hoàng Yến, các sản phẩm thêu rua của hợp tác xã Kim Chi v.v Tất cả
hợp thành một bức tranh đa sắc màu và đều có thể trở thành những điểm đến rất
thích hợp cho ngành Du lịch nếu như có một chiến lược lâu dài về khai thác và phát
triển dịch vụ phục vụ du khách trong khu vực và quốc tế.
Làng nghề lưỡi câu Mỹ Hòa, Long Xuyên:
Làng nghề lưỡi câu Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên đã có tuổi thọ gần 100
năm với những gia đình 3 đời làm thợ. Làng lưỡi câu Mỹ Hòa hoạt động quanh năm
chứ không chỉ mùa nước nổi, sản xuất cả lưỡi câu cá nước ngọt và lưỡi câu cá đại
55
dương. Toàn phường có hơn 300 hộ hành nghề với gần 1000 lao động, tập trung ở 2
khu: Tây Khánh 2 chuyên sản xuất lưỡi câu đi biển, Tây khánh 3 chuyên sản xuất
lưỡi câu nước ngọt. Sản phẩm của làng nghề có hơn 30 chủng loại, từ cái lưỡi câu
cá rô bá xíu đến các loại câu đúc, câu phược, câu rùa,lại có những loại câu rất lạ
như: “câu kiều” không có ngạnh, được làm bằng inox để câu cá đuối, “câu phi”
không dập mà uốn tròn, có cả lưỡi câu đặc chủng chỉ dành câu cá mập con,
Cái lưỡi câu đơn giản vậy nhưng để hoàn thành nó phải trãi qua 12 công đoạn: đầu
tiên là bẻ dây rồi quay, chặt, sau đó cắt mạnh, mài mũi, dập, tôi, xi bóngNgày xưa
để làm cái lưỡi câu phải mua dây cáp của tàu biển, xà lan, cần cẩu phế thải về chặt
ra, nay nguyên liệu làm lưỡi câu được các cơ sở ở TP. Hồ Chí Minh làm sẵn, đóng
gói. Hàng làm không chỉ bán cho các tỉnh trong vùng mà còn ngược lên TP. Hồ Chí
Minh, ra các tỉnh miền Trung và xuất sang Campuchia quy tay thương láy.
Làng nghề mộc Chợ Thủ, Chợ Mới:
Các cụ cao niên ở Chợ Thủ kể rằng: Vào khoảng năm 1982 làn sóng dân di
cư từ các tỉnh phía Bắc vào sinh sống ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ rất nhiều, mới
đầu tập trung ở Gò Công, sau đó từng nhóm đi vào các tỉnh, trong các nhóm đi vào
sinh sống ở Chợ Thủ mang theo nghề thợ mộc và chạm trổ rất tinh xảo. Số gia đình
đến chợ Thủ sinh sống theo từng nhóm. Nhóm có nghề mộc thì truyền lại cho con
cháu mình va dạy cho cả những người có nhu cầu học nghề sống tại địa phương.
Lúc đầu nghề mộc chủ yếu đóng đồ gia dụng phục vụ sinh hoạt gia đình nhưng đều
chạm trổ rất sắc sảo, công phu và tỉ mỉ. Những năm 1960-1970, làng nghề mộc Chợ
Thủ phát triển mạnh nhờ có đội ngủ thương lái khoảng 30 ghe (100 tấn/ghe) từ Tiền
Giang – Mỹ Tho thường gọi là Định Tường lên mua đồ gỗ đi bán khắp các tỉnh
đồng bằng.
Hiện nay, đồ gỗ được người tiêu dùng ưu chuộng, nhất là các mặt hàng cao
cấp phục vụ trang trí nội thất như: tủ, bàn, ghế, sa lon, cửa nhà,Đáng chú ý là mặt
hàng chạm trổ Long Điền A đã sản sinh ra nhiều nhân tài của làng nghề và nghệ
nhân tiêu biểu. Toàn xã Long Điền A hiện có 2394 hộ có nghề mộc trong tay, trong
đó có 1369 hộ sinh sống bằng nghề mộc, giải quyết việc làm cho gần 700 lao động.
56
Làng nghề rèn Phú Mỹ:
Trên 80 năm tồn tại, làng nghề rèn Phú Mỹ, huyện Phú Tân được xem là làng
nghề truyền thống nổi tiếng và hoạt động khá hiệu quả hiện nay ở An Giang. Nếu
như trước đây những hộ dân bám nghề thường có cuộc sống khốn khó thì những
năm trở lại đây khi hợp tác xã nghề rèn Phú Mỹ được hình thành đã làm thay đổi
đời sống và thu nhập của người lao động. Bởi lẽ, ngoài việc sản xuất đáp ứng nhu
cầu về dao, búa, lưỡi hái,trong sinh hoạt, lao động, sản phẩm rèn của Phú Mỹ còn
có mặt tại các hội trợ triễn lãm nông nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Làng nghề có khoảng 80 cơ sỡ sản xuất lớn nhỏ, với trên 400 lao động, nằm
trải dọc từ tổ 8 đến tổ 17, trong đó có 25 cơ sở sản xuất và hộ gia đình là thành viên
của hợp tác xã, chiếm 25% số lượng của làng nghề. Hiện làng nghề sản xuất 15 mặt
hàng chính. Các loại dao, búa, lưỡi hái là những mặt hàng truyền thống mang nét
đặc trưng của làng nghề.
Năm 2006, thương hiệu hàng hóa của làng nghề được công nhận. Đây là cơ
sở pháp lý quan trọng để hoạt động của làng nghề ngày càng vững vàng hơn trong
thời kỳ hội nhập.
Làng nghề đóng ghe xuồng Mỹ Hiệp, Chợ Mới:
Mỹ Hiệp là một trong ba xã cù lao (cùng với Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân)
thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; phía Đông và Đông Bắc giáp với con sông
Tiền. Nơi đây, có hệ thống sông rạch chằng chịt với hàng ngàn dòng sông, cửa sông
đan xen nhau như mạng nhện tạo điều kiện cho giao thông thủy phát triển. Hằng
năm, mỗi khi lũ kéo về thì việc đi lại, sinh hoạt, giao lưu, buôn bán và lưu thông
hàng hóa của người dân chủ yếu bằng ghe, xuồng. Xuất phát từ nhu cầu trên, làng
nghề đóng ghe, xuồng xã Mỹ Hiệp đã ra đời cách đây khoảng 100 năm. Lúc đầu, do
phương tiện sản xuất thô sơ, lạc hậu, kỹ thuật sản xuất đơn giản nên sản phẩm làm
ra có chất lượng chưa cao. Sau nhiều năm sản xuất chưa đạt hiệu quả, các thế hệ kế
thừa đã đúc kết kinh nghiệm từ thời trước của cha ông, không ngừng học hỏi thêm
kỹ thuật từ nơi khác kết hợp với khả năng sáng tạo của bản thân nên chất lượng ghe
xuồng làm ra ngày càng được cải tiến, mẫu mã của nó cũng ngày càng đa dạng,
phong phú.
57
Làng nghề đóng ghe, xuồng ở xã Mỹ Hiệp tập trung chủ yếu tại ấp Tây
Thượng, từ tổ 5 đến tổ 13, dân số của 9 tổ này là 1.246 người với 180 hộ, số hộ
sống bằng nghề đóng ghe, xuồng là 111 hộ (chiếm 61,6% số hộ của 9 tổ) và giải
quyết việc làm ổn định cho 627 lao động (chiếm 69,6 % số lao động của 9 tổ) trong
khu vực sản xuất ghe, xuồng của ấp Tây Thượng. Trong đó, số lao động trực tiếp
đóng ghe, xuồng trên địa bàn Mỹ Hiệp trên 500 lao động, số lao động dịch vụ và
phục vụ cho ngành đóng ghe, xuồng xấp xỉ 130 người.
Các tài nguyên nhân văn khác:
Đặc trưng văn hóa người Chăm ở An Giang:
Ở An Giang hiện nay có khoảng 13.000 người Chăm, sống tập trung ở các xã
Khánh Hòa, Vĩnh Trường, Phú Hiệp, Châu Phong, Khánh Bình, Nhơn Hội, Quốc
Thái và Đa Phước thuộc địa bàn 3 huyện: An Phú, Phú Tân và Tân Châu.
Người Chăm ở đây theo đạo Hồi giáo Islam, có những nét sinh hoạt văn hóa
riêng biệt. Họ cư trú trong những ngôi nhà sàn khang trang. Có hai loại nhà sàn:
“nhà sàn tốp” là nhà có 4 kèo tiếp giáp với cột giữa ở trước, “nhà sàn hấp” là loại
nhà có hai kèo tiếp giáp với cột giữa và hai kèo kia gởi phân nửa qua cột giữa, phân
nửa qua kèo. Mái nhà lợp ngói hoặc lá, thường có bốn gian và một nhà bếp riêng.
Hai gian ngoài dùng để tiếp khách nam, hai gian trong dùng để ngủ và tiếp khách
nữ. Giữa hai gian có một vách ngăn, có cửa ra vào và che rèm thêu kết tua rất đẹp.
Trước nhà có hàng ba, có cầu thang, khi lên nhà giày dép của chủ nhà và khách đều
để phía dưới cầu thang. Khi khách đến nhà, chủ nhà trải chiếu mời khách ngồi nói
chuyện, ăn bánh và uống nước trà. Người Chăm không dùng bàn ghế trong nhà.
Ngày xưa, phụ nữ Chăm thường bị cấm cung, không cho tiếp xúc người ngoài.
Ngày nay tập quán này đã được thay đổi dần, phụ nữ Chăm được đi học, mua bán
và giao tiếp với xã hội.
Người Chăm An Giang nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Con gái
khoảng 11-12 tuổi đã được mẹ và bà truyền nghề cho. Thổ cẩm Chăm hiện nay chủ
yếu dùng nguyên liệu từ sợi công nghiệp, nhưng vẫn giữ được phương pháp nhuộm
58
màu truyền thống từ nước nấu củ, vỏ, lá cây rừng và họa tiết hoa văn độc đáo, mang
bản sắc riêng.
Nét độc đáo của văn hóa người Chăm ở An Giang là lễ hội. Trong đó lễ cưới
và lễ Ramadan là ấn tượng nhất.
Đặc trưng văn hóa người Khmer ở An Giang:
Người Khmer bắt đầu sinh sống trên địa bàn An Giang cách đây gần ba thế
kỷ, cư trú đông đúc ở một số huyện như Tri Tôn, Tịnh Biên. Người Khmer Nam Bộ
xây dựng phum, sóc của mình quanh các sườn đồi thành từng lớp như hình “vành
khăn” từ chân núi, tiến dần theo hướng ra ruộng đồng và những con mương xunh
quanh. Tại đây, từ trên ba thế kỷ qua, họ đã cùng với người Việt, người Chăm,
người Hoa chung sống hòa thuận bên nhau. Qua quá trình giao lưu và trao đổi văn
hóa tạo nên một sắc thái văn hóa đặc trưng cho vùng An Giang.
Phum, sóc (sróc) là điểm định cư truyền thống của người Khmer. Dưới tán
dừa hay thốt nốt, có từ vài ba đến vài chục nóc nhà quần tụ quanh mái chùa. Phum,
sóc là hình thức xã hội cổ truyền của người Khmer. Trong phum, sóc, chúng ta thấy
vừa có quan hệ huyết thống, vừa có quan hệ láng giềng. Bộ máy tự quản cổ truyền
của các phum, sóc là mê phum, mê sóc (mẹ phum, mẹ sóc). Đó là những thành viên
có tuổi, có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín được người dân bầu lên. Tuy hiện nay
mê phum, mê sóc không còn thực hiện quyền quản lý, điều hành xã hội Khmer nữa,
nhưng vẫn còn ảnh hưởng đến tình cảm, huyết tộc của người Khmer.
Người Khmer ở An Giang đa số theo đạo Phật. Phật giáo tiểu thừa được
người Khmer tiếp nhận từ thế kỷ XIII và trở thành tôn giáo độc tôn của họ. Tại các
phum, sóc Khmer, con trai đến gần tuổi trưởng thành đều được cha mẹ gởi vào tu
học tại chùa. Tại đây, họ không chỉ nghe thuyết pháp giáo lý nhà Phật mà còn học
chữ và kiến thức phổ thông. Bởi vậy, chùa đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa
truyền thống, tâm linh của người Khmer. Ngay cả đến khi nhắm mắt xuôi tay, người
Khmer cũng gởi nắm tro tàn đã hỏa thiêu vào chùa.
Một trong những sinh hoạt văn hóa tinh thần mang tính cộng đồng tiêu biểu
của người Khmer là múa hát vào các dịp hội hè. Hầu như tất cả mọi người Khmer
59
đều biết múa, biết hát. Các điệu múa truyền thống của đồng bào Khmer ở Tri Tôn,
Tịnh Biên, Châu Thành như: Dù kê, Lâm vông, Lâm thôn, múa chim công, múa
gáo dừa, múa đám cướituân theo những quy cách nghệ thuật đặc sắc, mang đậm
đà bản sắc dân tộc.
Đặc trưng văn hóa người Kinh ở An Giang:
Người Kinh bắt đầu đến vùng đất An Giang từ lúc nào, đến nay chưa thấy sử
sách ghi chép rõ ràng. Tuy nhiên theo truyền thuyết dân gian và một số vết tích còn
lại, thì đã có một số nhóm người Kinh gốc miền Trung vào đây từ rất lâu. Mặc dù
cuộc sống ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn kiên trì tìm đất
sống. Họ ở rải rác dọc theo bờ sông Tiền và sông Hậu.
Người Kinh ở An Giang có tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên và theo nhiều tôn
giáo khác nhau. Người theo đạo Thiên Chúa lánh nạn kỳ thị tôn giáo của vua quan
nhà Nguyễn từ miền ngoài đến khá sớm ở cù lao Giêng (1778), Bò Ót (1779) và
Năng Gù (1845). Những người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu
Nghĩa gồm dân các tỉnh xung quanh (Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long) phần lớn
tập trung khai phá vùng Thất Sơn. Gia tộc Lê Công gốc Thanh Hóa là một trong
những nhóm di dân đến khai phá vùng Châu Đốc (khoảng năm 1785 – 1837), hiện
con cháu đời thứ 7 còn cư ngụ ở đây. Gia tộc thứ 2 cũng có công khai phá vùng
Châu Đốc là dòng Nguyễn Khắc, thuộc con cháu của Nguyễn Văn Thoại.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông:
Đường bộ:
An Giang có 4.382km đường bộ, trong đó Quốc lộ có 4 tuyến đi qua : Quốc
lộ 91 đi từ Long Xuyên – Châu Đốc – Tịnh Biên tổng chiều dài 93 km, Quốc lộ 91C
chiều dài 35,5 km (chuyển Đường tỉnh 956 lên theo quyết định số 1128/QĐ-
BGTVT ngày 31/5/2011 của Bộ giao thông vận tải), Quốc lộ N1 Châu Đốc – Hà
Tiên dài 23 km và Quốc lộ 80 đi qua xã Phú Nhuận huyện Thoại Sơn dài 1,2 km, 14
tuyến Đường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_02_21_6612037604_4629_1871077.pdf