MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.1
Tác giả luận văn .1
LỜI CẢM ƠN.2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .3
MỤC LỤC.4
PHẦN MỞ ĐẦU.6
1. Lí do chọn đề tài.6
2. Mục tiêu nghiên cứu .7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.7
4. Phạm vi nghiên cứu .7
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài .7
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. .8
7. Cấu trúc luận văn .9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH.11
1.1. Các lí luận cơ bản về du lịch.11
1.1.1. Định nghĩa về du lịch.11
1.1.2. Định nghĩa một số hình thức du lịch đặc thù.12
1.1.3. Tài nguyên du lịch .12
1.1.4. Các loại hình du lịch .13
1.1.5. Sản phẩm du lịch.15
1.1.6. Chức năng của du lịch.16
1.1.7. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch .17
1.1.8. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật .26
1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch.29
1.2.1. Điểm du lịch.29
1.2.2. Khu du lịch.30
1.2.3. Cụm du lịch.30
1.2.4. Trung tâm du lịch.30
1.2.5.Tuyến du lịch .31
1.3. Khái quát về thực tiễn phát triển du lịch .31
1.3.1. Ở Việt Nam.31
1.3.2. Ở Đông Nam bộ.345
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG
TÀU GIAI ĐOẠN 2002 – 2012.36
2.1. Vị trí địa lý.36
2.2. Các nguồn lực phát triển du lịch.36
2.2.1. Tài nguyên du lịch .36
2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.45
2.2.3. Lao động du lịch (số lượng và chất lượng).50
2.2.4. Khả năng đầu tư phát triển du lịch.52
2.3. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh BR - VT giai đoạn 2002 – 2012.54
2.3.1. Phát triển du lịch theo ngành .54
2.3.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ .61
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020.68
3.1. Định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 .68
3.1.1. Cơ sở để xây dựng định hướng.68
3.1.2. Các chỉ tiêu dự báo .70
3.1.3. Các định hướng phát triển du lịch chủ yếu.73
3.2. Các giải pháp thực hiện.79
3.2.1. Giải pháp về vốn - đầu tư cho phát triển du lịch.79
3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch.79
3.2.3. Giải pháp sản phẩm du lịch.80
3.2.4. Giải pháp xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường du lịch.82
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch83
3.2.6. Giải pháp quy hoạch .83
3.2.7. Giải pháp liên kết với các tỉnh và cả nước.84
3.2.8. Giải pháp phát triển du lịch bền vững.84
3.3. Kiến nghị.85
3.3.1. Kiến nghị đối với Trung ương .85
3.3.2. Kiến nghị đối với địa phương .85
KẾT LUẬN.87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.89
PHỤ LỤC .91
100 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 3254 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: hiện trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững ngôi chùa đẹp nhất Vũng Tàu với những đường nét
kiến trúc hiện đại. Phía trước chính điện có một chiêc lư đồng lớn với hình tượng bốn con
vật trong "Tứ Linh".Toà bên trái có tượng Phật A Di Đà, toà bên phải có tượng Phật Dược
Sư. Hậu điện là nơi thờ Phật Thích Ca và các vị tổ có công truyền bá Đạo Phật.
Đền ông Trần ở đảo Long Sơn với những ngôi nhà kiến trúc theo lối cổ. Trong đó,
quần thể Núi Nứa và khu di tích Nhà Lớn (Đền Ông Trần). Khu di tích Nhà Lớn hiện đang
lưu dữ nhiều sưu tập cổ vật quý báu: bộ tủ thời cẩn xà cừ, chạm khắc tinh xảo gồm 33 cái có
nguồn gốc vùng Hà Đông, bộ bàn ghế Bát Tiên (tương truyền của vua Thành Thái) đồng hồ
cổ do Pháp chế tạo đầu thế kỷ XX.
Tượng chúa Jêsus nằm trên đỉnh núi Nhỏ, tượng chúa được xây dựng trên núi, cao hơn
so với mực nước biển 176 mét. Tượng đài cao 31 mét, hai tay dang rộng 18,4 mét được đặt
trên một ngôi nhà hình vuông có trạm trổ chúa và 13 tông đồ trên mặt tượng. Phía trong
bụng tượng có thể chứa được hàng trăm người đi trên 133 bậc thang được làm bằng đá mài.
Từ hai tay của tượng ta có thể nhìn bao quát được toàn bộ TP Vũng Tàu.
Các công trình kiến trúc nghệ thuật
Bạch Dinh tọa lạc dưới chân núi lớn, cuối bãi Trước của TP Vũng Tàu. Bạch Dinh
được xây dựng năm 1898, dùng làm nơi nghỉ mát cho viên toàn quyền Đông Dương. Sau
này nhiều đời toàn quyền Đông Dương người pháp cũng dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ
ngơi, giải trí nên được gọi là Dinh Toàn Quyền. Bạch Dinh là một trong những công trình
xây dựng sớm nhất có sự kếp hợp giữa kiến trúc cổ châu Âu và một số yếu tố kiến trúc cổ
Việt Nam.
Tháp đèn Hải Đăng có từ năm 1907, lúc đầu thắp bằng dầu, năm 1911 được xây dựng
thành tháp tròn đường kính 3 mét cao 18 m trên đỉnh núi Nhỏ. Đèn tháp chiếu xa 35 hải lý,
có kính viễn vọng để theo dõi và hướng dẫn tàu thuyền. Đứng trên Tháp đèn hải đăng du
khách có thể nhìn thấy bao quát được toàn bộ TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, huyện Cần Giờ( TP.
Hồ Chí Minh)
Nhóm di tích lịch sử - cách mạng
42
Địa đạo Long Phước tại xã Long cách Bà Rịa 7 km về phía Bắc. Địa đạo Long Phước
hình thành từ năm 1948 lúc đầu là những hầm nhỏ nơi để du kích tránh địch. Đầu năm 1949
đã hoàn thành một địa đạo 300 m, cao 1,5 m, rộng 0,8 m, sâu 3m có nhiều ụ chiến đấu và
hầm bí mật cá nhân nối liền qua tuyến địa đạo. Tháng 3 năm 1992 di tích cách mạng địa đạo
Long Phước được trùng tu.
Hệ thống địa đạo Hắc Dịch được xây dựng và hoạt động từ năm 1961 đến năm 1965.
Hiện nay di tích này không còn nguyên vẹn nên rất khó cho công tác bảo tồn và nâng cấp
Căn cứ Minh Đạm: Thuộc huyện Đất Đỏ, là căn cứ kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
Minh Đạm ngoài di tích cách mạng còn là rừng núi đẹp.
Nhà tù Côn Đảo địa điểm tiêu biểu về kí ức khó quên về chế độ nhà tù của thực dân –
đế quốc.
Các di tích lịch sử văn hoá ở BR - VT có tính chất văn hoá vùng, miền độc đáo, có nội
dung phong phú, đa dạng. Tỉnh BR - VT hiện có 44 di tích đã được xếp hạng, trong đó cấp
quốc gia là 29 và 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt (nhà tù Côn Đảo), 14 di tích cấp tỉnh cùng
hàng trăm địa điểm lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh là những di sản văn hoá vật chất,
tiêu biểu cho truyền thống lịch sử - văn hoá, truyền thống cách mạng. Những di sản văn hoá
dân tộc đó vừa chứa đựng những nét văn hoá chung của Đông Nam Bộ, vừa có những tính
chất rất riêng của vùng đất BR -VT, nơi có quá trình hội tụ, giao lưu kinh tế - văn hoá diễn
ra mạnh mẽ. Những địa điểm Bưng Bạc, Bưng Thơm, Gò Cá Sỏi, Giồng Lớn, Hòn Cau,
Cồn Hải Đăng, Cồn Miếu Bà là những bằng chứng vật chất về những làng cổ sầm uất.
Bảng 2.3. Các di tích được xếp hạng cấp quốc gia của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
TT Tên di tích Địa điểm
1 Khu nhà tròn Thành phố Bà Rịa
2 Khu di tích nhà tù Côn Đảo Côn Đảo
3 Bia hình thánh giá Long Tân – Đất Đỏ
4 Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu Phước Long Thọ - Đất Đỏ
5 Niết Bàn Tịnh Xá Thành phố Vũng Tàu
6 Nhà số 42/11 Trần Phú Thành phố Vũng Tàu
7 Thích Ca Phật Đài Thành phố Vũng Tàu
8 Địa đạo Long Phước Long phước – TP Bà Rịa
9 Chùa Long Bàn TT Long Điền - Long Điền
10 Đình Thắng Tam, lăng Cá Ông, miếu Bà Thành phố Vũng Tàu
11 Trụ sở UB Việt Minh 1954 Thành phố Vũng Tàu
43
12 Nhà 18/5 Lê Lợi Thành phố Vũng Tàu
13 Nhà 18 Lê Lợi Thành phố Vũng Tàu
14 Đền ông Trần Long Sơn - Thành phố Vũng Tàu
15 Chùa Linh Sơn Thành phố Vũng Tàu
16 Trận địa pháo và hầm thủy lôi Thành phố Vũng Tàu
17 Chùa phước Lâm Thành phố Vũng Tàu
18 Nhà 86 Phan Chu Trinh Thành phố Vũng Tàu
19 Thắng cảnh Bạch Dinh Thành phố Vũng Tàu
20 Đồn nhà máy nước Thành phố Vũng Tàu
21 Khu căn cứ Minh Đạm Long Đất
22 Trận địa pháo trên núi Tao Phùng Thành phố Vũng Tàu
23 Khu vực Ăngten Parapol Thành phố Vũng Tàu
24 Khu căn cứ núi Dinh Tân Hòa, Tân Hải-Tân Thành
25 Trận địa pháo Cầu Đá Thành phố Vũng Tàu
26 Địa đạo xã Kim Long Kim Long – Châu Đức
27 Chiến thắng Bình Giã Châu Đức
28 Dinh Cô Thị Trấn Long Hải – Long Đất
29 Bến Lộc An Phước Thuận – Xuyên Mộc
30 Địa đạo Hắc Dịch Hắc Dịch – Tân Thành
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT
Các di tích lịch sử văn hoá là tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch ở BR - VT, của
vùng Đông Nam Bộ. Dựa vào di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các lễ hội, các bảo tàng
và những hoạt động văn hoá nghệ thuật, là thế mạnh xây dựng các tuyến, điểm du lịch văn
hoá. Quá trình hơn 300 năm khai phá, mở mang, xây dựng và phát triển vùng đất BR – VT..
Những địa danh nổi tiếng như Nhà tù Côn Đảo, chiến trường Bình Giã, địa đạo Long
Phước, căn cứ Minh Đạm, căn cứ núi Dinh là niềm tự hào truyền thống đấu tranh cách
mạng kiên cường của nhân dân BR - VT trong cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng quê
hương.
Lễ hội
Bảng 2.4: Các lễ hội truyền thống ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
STT Tên lễ hội Thời gian Địa điểm
1 Lễ hội Dinh Cô 10- 12 tháng 2 Dinh Cô, Long Hải
2 Lễ hội Nghinh Ông 16-18 tháng 8 Đình Thắng Tam,TP.VT
44
3 Lễ Trùng Cửu 9 tháng 9 Nhà Lớn, Long Sơn
4 Lễ hội Miếu Bà 16-18 tháng 10 Miếu Ngũ Hành, TP.VT
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR -VT
Các lễ hội của tỉnh BR - VT chủ yếu liên quan đến các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng
như: Lễ hội Dinh Cô, lễ hội Trùng Cửu, lễ hội Nghing Ông (rước cá Ông), lễ hội Miếu Bà.
Ðây là những ngày hội thu hút rất nhiều du khách từ các tỉnh Miền Ðông về dự hội lễ và kết
hợp du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng.
- Lễ Hội Dinh Cô, tên gọi "Dinh Cô" ở Long Hải đã trở nên quen thuộc với khách thập
phương. Là ngôi miếu nhỏ thờ một trinh nữ chết nước, nằm trên mỏm đồi lộng gió ở bãi tắm
Long Hải.
- Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu và tục thờ cá Ông (Cá voi) bắt nguồn từ dạng tín
ngưỡng vật tổ của cư dân vùng ven biển nước ta, phổ biến rộng rãi từ vùng biển Thanh Hoá
đến tận Kiên Giang. Hàng năm, trên địa bàn Tỉnh, bà con cư dân ở các làng cá đều tổ chức
Lễ hội Nghinh Ông: Xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc), xã Phước Hải, Phước Tỉnh, Long
Hải (huyện Long Ðiền), Ðình Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam (TP.Vũng Tàu)... trong
đó tiêu biểu nhất là Lễ hội Nghinh Ông ở đình Thắng Tam.
Ngoài ra, còn có các lễ hội dân tộc Chơro, lễ hội của cộng đồng người Hoa, lễ hội các
tôn giáo hằng năm ở BR - VT cũng mang đầy sắc thái của dân tộc, tôn giáo. Những lễ hội
này thu hút đông đảo khách thập phương về dự lễ kết hợp với du lịch Đây là cơ sở phát
triển loại hình du lịch văn hóa của địa phương, làm đa dạng các sản phẩm du lịch.
Dân tộc và bản sắc văn hóa (làng nghề truyền thống,...)
Người dân tỉnh BR – VT có đời sống văn hóa, phong tục tập quán, nghệ thuật tôn giáo,
tín ngưỡng rất phong phú và đa dạng, trong đó tiêu biểu nhất là yếu tố văn hóa miền biển.
BR – VT thể hiện sự pha trộn tín ngưỡng hết sức rõ rệt và trở thành một đặc điểm nổi
bật. Đối tượng thờ cúng của ngư dân BR – VT khá đa dạng. Họ có phong tục thờ thần
Thành Hoàng và các vị thần dân gian; thờ cá Ông; thờ cúng ông bà tổ tiên; thờ Bà Ngũ
Hành và Thần Bà Thiên Yana; thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và tín ngưỡng Ông
TrầnChính cộng đồng đa nguồn gốc đã góp phần làm phong phú và tạo diện mạo đặc
trưng của các yếu tố văn hóa biển BR – VT.
Tài nguyên liên quan đến dân tộc, BR - VT ngoài dân tộc Kinh còn có một số dân tộc
khác như Hoa, Cơ Ho, Khơ Me, Mường,mỗi dân tộc có lễ hội mang sắc thái riêng về tín
ngưỡng, phong tục, tập quán. Người Hoa với các lễ hội mừng vía Bà tổ chức vào ngày 22
45
tháng 3 âm lịch, lễ hội vía Ông, ngoài ra còn có các tục lệ vui chơi cổ truyền, các trò điển
xướng dân gian, hát tiều, hát quản.
Nghề thủ công mỹ nghệ có điều kiện phát triển từ khi Vũng Tàu trở thành thành phố
du lịch, đó là các nghề: mỹ nghệ sò ốc (tạo hình, cẩn ghép tranh, phù điều, đồ gia dụng...),
sơn mài, thêu đan, làm hoa, điêu khắc gỗ, đá; đắp tượng, hội họa. Đồ mỹ nghệ BR – VT có
giá trị ở trong và ngoài nước, đã từng xuất sang Hồng Kông, Đài Loan, Singapore,
Indonesia, Triều Tiên, Nhật Bản, Nga,...Các nghề truyền thống ở BR – VT ngoài đáp ứng
cho nhu cầu của người dân địa phương, còn tạo nên văn hóa làng nghề để khai thác du lịch.
Có thể kể đến các làng nghề nổi bật: làng bún Long Kiên, làng nấu rượu Hòa Long, làng
bánh tráng An Ngãi, làng đúc chuông đồng...
Các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, phong cách ẩm thực:
Song song với sự phong phú và đa dạng của các hình thức lễ hội là sự phát triển của
các loại hình văn hóa nghệ thuật như hát bội, diễn tuồng, hát dân ca, kể chuyện dân gian,
đánh đàn, thổi sáo của dân tộc Châu Ro bên cạnh các trò chơi dân gian như đánh đu, kéo co,
đua thuyền,Các loại hình nghệ thuật đặc sắc mang âm hưởng của vùng biển Phương Nam
này chưa được đưa vào khai thác triệt để phục vụ khách du lịch.
BR – VT là vùng đất tụ hội của những con người từ khắp mọi miền đất nước nên
phong cách ẩm thực của vùng đất phương Nam này cũng rất đặc sắc, mang hương vị đậm đà
của những món ăn đặc sản vùng biển kết hợp vẻ dân dã của những món ăn miền sông nước.
Cần phải khai thác nghệ thuật ẩm thực trong các tuyến du lịch, giới thiệu hình ảnh BR - VT
qua các món ăn đặc sắc.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải
Đường bộ: Tỉnh có hệ thống đường bộ tương đối đồng bộ về mạng với các quốc lộ
51, 55, 56, nhiều tỉnh lộ có chất lượng rất tốt; các đường ôtô đi đến trung tâm xã, đường liên
huyện và các đường trục trong các đô thị đều được nâng cấp và nhựa hóa.
Việc mở rộng và nâng cấp quốc lộ 51 đã làm giảm “khoảng cách” từ TP. Hồ Chí
Minh, Biên Hòa đến Vũng Tàu.
Con đường đẹp nhất TP Vũng Tàu là đường Hạ Long, chạy dọc theo bờ biển, dài
3,8km. Đường Hạ Long đã được Bộ Giao Thông Vận Tải bình chọn là đường đô thị đẹp
46
nhất Việt Nam vào năm 2002 với thiết kế vỉa hè, lót bằng đá granit với độ bền của nó có thể
đến cả trăm năm. Khách du lịch có thể đi bộ hoặc thuê xe đạp đôi, xe máy để cảm nhận
những là gió trong lành hoặc ngắm hoàng hôn hay bình minh trên biển.
Đường hàng không: Có 2 sân bay nhỏ:
Sân bay trực thăng Vũng Tàu chỉ tiếp nhận máy bay nhỏ. Hiện nay có tuyến: Vũng
Tàu – TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu – Côn Đảo
Sân bay Cỏ Ống (tại huyện Côn Đảo): chỉ phục vụ máy bay nhỏ, máy bay trực thăng.
Hiện nay sân bay Cỏ Ống đang được nâng cấp, có các tuyến bay: Vũng Tàu – Côn Đảo,
TP.Hồ Chí Minh – Côn Đảo.
Đường sông: Tổng chiều dài khoảng 200km, trong đó có 167 km có thể sử dụng
cho vận tải đường sông.
Hệ thống cảng biển: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 8 cảng biển với tổng chiều dài là
3.883m, diện tích 137ha, bao gồm 6 cảng chuyên dùng phục vụ cho ngành điện, khai thác
dầu khí và 2 cảng tổng hợp.
Dịch vụ vận tải: Đến với BR - VT du khách có thể đi bằng xe máy, ô tô với các
hãng xe chất lượng cao: Hoa Mai, Rạng Đông, Thiên Phú, Phương Trang, Mai Linh. Ngoài
ra du khác có thể chọn phương tiện tàu cánh ngầm đi từ TP.Hồ Chí Minh về Vũng Tàu và
ngược lại gồm nhiều tuyến. Cứ 30 phút có một chuyến, chạy từ 6h00 đến 16h30’, thời gian
chạy 1h45’ đưa khách đến cảng Cầu Đá - Vũng Tàu.
Điện – Nước:
- Điện: BR - VT là nơi sản xuất gần 40% điện của quốc gia. Tại đây có trung tâm điện
lực Phú Mỹ bao gồm 5 nhà máy điện, tổng công suất khoảng 3.855 MW, không những cung
cấp đủ điện cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh BR - VT mà
còn cung cấp điện cho cả nước sử dụng.
- Nước: Toàn tỉnh hiện có 7 nhà máy nước, với tổng công suất khoảng 78.000m3 /ngày,
đủ đáp ứng cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Thông tin liên lạc:
- Cơ sở bưu điện: 344, mạng điện thoại cố định. Mạng điện thoại di động: Có 2 mạng
Vinaphone và Mobiphone phủ sóng trên toàn tỉnh.
- Dịch vụ Internet: Có thể truy cập qua 4 số VNN 1260, VNN 1260 P, VNN 1268 và
VNN 1269, đáp ứng nhu cầu liên lạc cho du khách
47
d) Mạng lưới chợ và siêu thị: bao gồm Trung tâm thương mại lớn tại Bà Rịa, 1 siêu thị tại
Vũng Tàu, 65 chợ và hàng loạt các cửa hàng, cửa hiệu ở thành phố, thị trấn.
2.2.2.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Cơ sở lưu trú
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2012 toàn tỉnh có 184 khách
sạn và resort đang hoạt động, với 7.853 phòng. Trong đó đã được xếp hạng 101 cơ sở từ 1
đến 5 sao, 46 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch và 03 Căn hộ cao cấp. Đến
tháng 6 năm 2013 theo thống kê của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch số cơ sở lưu trú tăng
thêm 4 cơ sở đạt con số 188, số nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú tăng lên 60.
Bảng 2.5. Số cơ sở lưu trú và số phòng được xếp hạng năm 2012
Khách sạn
Năm
5 sao 4 sao 3sao 2 sao 1 sao Căn hộ
cao cấp
Số lượng 2 10 14 32 40 3
Số phòng 263 1.253 1.008 1.706 1.056 95
(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT )
Hai khách sạn 5 sao là: Imperial với 144 phòng và Resort Six Senses Côn Đảo (bãi
Đất Dốc, Côn Đảo) với 119 phòng lưu trú.
Riêng khối khách sạn Mini, nhà nghỉ, phòng trọ có kinh doanh lưu trú du lịch do các
huyện, thành phố quản lý là khoảng 805 nhà nghỉ với 4.900 phòng. Khối khách sạn Mini,
nhà nghỉ, phòng trọ hoạt động rộng khắp trên các địa bàn du lịch trọng điểm, trong đó tập
trung phần lớn ở TP. Vũng Tàu. Đây là lực lượng hỗ trợ chính cho hoạt động kinh doanh
dịch vụ lưu trú vào mùa cao điểm của du lịch vì giá cả phù hợp với đối tượng du khách có
mức thu nhập trung bình.
48
Biểu đồ 2.1. Số cơ sở lưu trú và số phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 2008 - 2012
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT
Trong những năm gần đây số lượng khách sạn tăng rất ít nhưng số khách sạn và số
phòng đạt tiêu chuẩn 1 – 4 sao tăng nhanh chứng tỏ chất lượng phục vụ ngày ngày càng
được nâng cao. Công suất sử dụng buồng khá cao luôn đạt mức 80% ( năm 2012)
Bảng 2.6. Công suất sử dụng buồng ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 2007 – 2012. Đơn vị: %
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Công suất buồng 76 75 77 80 80 80
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT
Số khách sạn liên doanh ít nhưng có quy mô lớn, tiện nghi phong phú, đáp ứng nhu
cầu khách quốc tế. Điển hình là liên doanh Vũng Tàu – Sammy, OSCAT AEA, Indochina
Capital CoporationCác khách sạn quốc doanh trong thời gian qua cũng được tiến hành cải
tao, nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế như: Lam Sơn, Place, Thùy Dương, Hải Âu
Số lượng các nhà nghỉ, khách sạn Mini tăng nhanh nhưng phần lớn là thiếu tiện nghi,
chủ yếu phục vụ cho khách bình dân. Các nhà nghỉ, khách sạn tư nhân phát triển nhanh
chóng nhưng nhược điểm là mặt bằng hẹp, không phục vụ ăn uống, thiếu các dịch vụ vui
chơi giải trí thường phục vụ khách đơn lẻ, khách ba lô.
Cơ sở ăn uống
133
149
162
181 184
5604
6250
6722
7274
7853
0
40
80
120
160
200
2008 2009 2010 2011 2012
Năm
Cơ sở
0
2000
4000
6000
8000
10000
Số phòng
Số cơ sở lưu trú du lịch Số phòng
49
Phần lớn các khách sạn đều có nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách. Các
khách sạn tiêu chuẩn từ hai sao trở lên có phục vụ Buffet. Các nhà hàng phục từ các món Á
- Âu đến đặc sản biển. Các món đặc sản biển nổi tiếng như: canh chua tương me, ốc len xào
dừa, gỏi cá mai với những nhà hàng nổi tiếng là: Con Sò Vàng, Sao Biển, Hoa Biển, nằm
trong khu du lịch Biển Đông.
Cơ sở giải trí
Hệ thống cáp treo núi lớn là hệ thống cáp treo đầu tiên ở BR - VT được đầu tư xây
dựng, hệ thống cáp treo được nhập từ châu Âu với công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay
2.000 người/giờ. Du khách khi đi cáp treo này sẽ được ngắm TP Vũng Tàu từ trên cao
xuống với biển, núi, rừng hoa anh đào, rừng cây giả tỵ và Khu Bạch Dinh, Bãi Dâu, Bãi
Trước, Bãi Sau.
Bảo tàng vũ khí du khách được nhìn ngắm tận mắt 500 hình nộm với kích thước bằng
người thật - khoác trên mình những bộ quân phục tuyệt đẹp và chi tiết: hơn 1.200 cây súng,
1.000 cây gươm cổ với lịch sử và cả những câu chuyện đi kèm.
Công viên nước Vũng Tàu với các loại hình vui chơi dưới nước, các ống trượt, còn sân
bowling, phòng chơi game.
Sân vận động Lam Sơn tổ chức đua chó vào tối thứ 6 và thứ 7, từ 19h 15’ đến 22h15’.
Du khách có thể tham gia chương trình dự thưởng để cho cuộc đua thêm hồi hộp, hấp dẫn
và thoải mái la hét, cổ vũ cho chú chó mình yêu thích, cũng là một cách giảm stress khá
hiệu quả.
Giải trí về đêm có các vũ trường thường nằm trong các khách sạn lớn: Number Seven
trong khách sạn Bưu Điện P&T, Blue Moon khách sạn Grand, Holywood trong khách sạn
Pacific, VIP trong khách sạn Royal, Hải Âu trong khách sạn Hải Âu.
Ngoài ra du khách có thể tham gia các môn thể thao trên biển, đặc biệt là câu cá giải
trí. Tàu câu cá, một loại tàu du lịch nhỏ có ghế ngồi và mái che có sức chở 20 khách sẽ rời
Bãi Trước đưa bạn ra xa khoảng 15 đến 18 hải lý đến vùng biển đã được chọn trước. Tàu rời
bến đến điểm câu cá, trên tàu bạn sẽ được thả hồn vào khung cảnh lãng mạn của thành phố
biển.
Được coi là một trong những điểm thu hút du khách mạnh nhất tại thành phố biển
Vũng Tàu, sân golf Vung Tau Paradise được xây dựng trên địa hình dốc thoai thoải tạo nên
những cung bậc khác nhau cho tầm mắt.
50
Cơ sở vật chất ngành du lịch BR - VT ngày càng được mở rộng và nâng cao chất
lượng. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã nỗ lực xây mới và nâng cấp cải tạo cơ sở
hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhắm đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Cơ sở kinh doanh lữ hành
Năm 2003 cả Tỉnh có 14 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, trong đó có 8
đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Đến năm 2011 số doanh nghiệp tăng lên 20, trong đó có
10 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Hiện nay, toàn Tỉnh có 27 doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành du lịch, trong đó có 12 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 15 doanh nghiệp lữ hành
nội địa.
2.2.3. Lao động du lịch (số lượng và chất lượng)
2.2.3.1. Số lượng lao động
Số lượng lao tăng nhanh. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động trong
ngành du lịch tỉnh BR – VT tăng liên tục, tăng 9.257 người trong giai đoạn ( 2002 – 2012),
tương ứng với 221%; trung bình mỗi năm tăng thêm 926 lao động, tương ứng 22,1%. Trong
đó nhóm lao động có trình độ thấp lại tăng nhanh. Nhóm lao động có trình độ công nhân kỷ
thuật tăng 1.513 lao động, năm 2012 cao gấp 2,48 lần so với năm 2002. Còn nhóm lao động
phổ thông tăng nhiều nhất về số lượng:1606 người, năm 2012 tăng gấp 1,9 lần so với năm
2002.
Bên cạnh đó có một bộ phận lớn lao động thời vụ, xuất hiện vào các dịp lễ hội, sự kiện
văn hóa – thể thao. Họ hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh nhỏ, phục vụ du khách. Khi
lễ hội kết thúc thì lực lượng này cũng giải tán.
4193
5725 6041
9606
12200
13450
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
2002 2004 2006 2008 2010 2012
Năm
Người
Số lao động
51
15
20
39
26
ĐH và trên ĐH Cao đẳng và trung cấp CN kỹ thuật Lao động khác
11
16
31
42
Biểu đồ 2.2. Số lao động trong ngành du lịch trong ngành du lịch
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT
2.2.3.2. Về chất lượng lao động
Năm 2010, toàn tỉnh có 12.200 lao động phục vụ trong ngành du lịch, trong đó số lao
động trình độ trên đại học là 31 người, trình độ đại học - cao đẳng là 2.843 người, trình độ
trung cấp 3.650 người, trình độ sơ cấp là 1.751 người và lao động đào tạo tại chỗ hoặc tham
gia các khóa học ngắn hạn là 2.310 người[10].
Đa số người lao động có tay nghề chuyên môn, có bằng cấp, trong đó một bộ phận
người lao động có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề chuyên môn vững vàng, giữ các vị trí
trưởng bộ phận hoặc quản lý tại các đơn vị kinh doanh.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo năm 2002 và 2012
Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở trình độ cao lại giảm, ngược lại tỉ
lệ lao động ở trình độ thấp đăng tăng lên. Điều đó phản ánh chất lượng nguồn nhân lực du
lịch của Địa phương. Vẫn còn một bộ phận lớn lao động chưa có nghiệp vụ, phần lớn lao
động này là đội ngũ nhân viên trong các hộ kinh doanh nhà hàng, khách sạn tư nhân, chủ
yếu là các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, một bộ phận đáng kể lao động từ ngành nghề
khác chuyển sang làm du lịch. Ngành du lịch của Tỉnh vẫn còn thiếu đội ngũ thuyết minh
viên am hiểu các di tích lịch sử - văn hóa. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ
hướng dẫn viên còn hạn chế, chỉ biết những ngoại ngữ phổ biến: Anh, Pháp, Hoa ở cấp độ
Năm 2002
Năm 2012
52
A, B, lao động biết nhiều ngôn ngữ là rất hiếm. Một điểm yếu nữa là rất nhiều lao động
quản lý, giám sát, điều hành lại không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch.
Trong vài năm gần đây, ngành du lịch của Tỉnh đã có sự trẻ hóa về lực lượng lao động.
Tốc độ trẻ hóa diễn ra nhanh ở các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài và
chậm nhất là doanh nghiệp nhà nước. Lao động trong ngành du lịch của Tỉnh đang từng
bước cải thiện về chất lượng, tuy nhiên so với các ngành khác thì ngành du lịch vẫn chưa
thu hút được nhiều nhân tài, cụ thể số lao động có trình độ Đại học chỉ chiếm 6,7% (2012)
trong tổng số lao động của ngành. Do chế độ lương, thưởng còn thấp nên sức hấp dẫn của
ngành này chưa cao đối với người lao động. Lao động có trình độ chuyên môn không cao sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch.
2.2.4. Khả năng đầu tư phát triển du lịch
BR – VT là một trong những địa phương thu hút đầu tư mạnh nhất nước ta, đặc biệt là
đầu tư nước ngoài. Du lịch là một ngành có sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư. Tổng số
dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001 – 2005 là 55 dự án với tổng số vốn
đăng ký đầu tư là 3.064,77 tỷ đồng, Trong đó TP. Vũng Tàu có 8 dự án – 608,81 tỷ đồng,
huyện Long Đất có 12 dự án – 2.053,95 tỷ đồng, huyện Côn Đảo có 3 dự án – 22,2 tỷ đồng,
huyện Xuyên Mộc có 32 dự án – 379,81 tỷ đồng[11].
Theo Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh BR - VT, năm 2011 có 152 dự án đầu tư du
lịch với tổng diện tích gần 4000 ha. Số vốn đăng ký đầu tư trên 35.300 tỷ đồng và 11,966 tỷ
USD. Điển hình nhất là các dự án: Khu du lịch sinh thái Bến Thành - Hồ Tràm được xây
dựng trên diện tích 16ha, tổng vốn đầu tư 30 triệu USD; Dự án Khu du lịch Hải Thuận 18,9
ha tổng vốn đầu tư 608 tỷ đồng; Khu du lịch phức hợp Hồ Tràm (Hồ Tràm Strip) 4,2 tỷ
USD được tái khởi động thực hiện gần 200 triệu USD. Đến năm 2012, trên toàn Tỉnh có
195 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đăng ký đầu tư là: 49.626,1 tỷ đồng và 10,733 tỷ
USD.
Các dự án đầu tư bao gồm:
17 Dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với diện tích 3.259,92 ha, tổng vốn đăng ký
10.733 triệu USD, tổng vốn thực hiện là: 353,9 triệu USD
178 Dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn thực hiện là 6.949,7 tỷ đồng [9].
53
Nguyên nhân giảm thu hút đầu tư là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới; chính
sách bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư theo quy định của nhà nước còn
nhiều bất cập.
Bên cạnh đó, Tỉnh chú trọng đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ trực tiếp
cho ngành du lịch, cụ thể, tổng vốn đầu tư khu du lịch sinh thái Khu BTTN Bình Châu-
Phước Bửu là 3,7 tỷ đồng, khu du lịch sinh thái VQG Côn Đảo là: 24,57 tỷ đồng, đường lên
KDL Núi Dinh là: 29 tỷ đồng, hạ tầng bãi tắm Thùy Vân là 180,24 tỷ đồng, đường lên KDL
Núi Nhỏ là 11,625 tỷ đồng, đường ven biển Vũng Tàu - Long Hải - Bình Châu là: 391 tỷ
đồng.
Để thúc đẩy du lịch phát triển cũng như thu hút đầu tư, tỉnh BR – VT đã đầu tư hoàn
thiện nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như: tuyến đường ven biển từ Vũng
Tàu - Long Hải - Phước Hải- Bình Châu đến Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, đường lên khu du
lịch Núi Nhỏ, các tuyến đường giao thông cùng hệ thống cấp điện, cấp nước, dịch vụ viễn
thông đến các khu du lịch.
Vốn đầu tư cho ngành du lịch, trong đó có vốn ngân sách đầu tư hạ tầng cho ngành du
lịch và vốn ngoài ngân sách đầu tư vào các công trình, dự án du lịch đều tăng, làm cho loại
hình du lịch và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, có khả năng cạnh tranh đối với các
địa phương khác trong cả nước.
54
2.3. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh BR - VT giai đoạn 2002 – 2012
2.3.1. Phát triển du lịch theo ngành
Biểu đồ 2.4. Số khách và doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 2002 – 20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_12_4824705578_5949_1871557.pdf