Luận văn Phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i

DANH MỤC BẢNG BIỂU . ii

DANH MỤC HÌNH . iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ . iii

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH

TOÁN LIÊN NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI . 4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 4

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nướcngoài . 4

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước . 4

1.2. Những vấn đề lý luận chung về hoạt động thanh toán liên ngân hàng

của ngân hàng thương mại . 10

1.2.1.Thanh toán liên ngân hàng . 10

1.2.1.1 Khái niệm . 10

1.2.2.Phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng . 25

1.2.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hoạt động thanh toán liên ngân

hàng và một số bài học cho Việt Nam . 35

CHưƠNG 2: PHưƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN

VĂN . 41

2.1. Phương pháp nghiên cứu. 41

2.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu . 41

pdf45 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển, Thành phố Đà Nẵng”, 2012. Luận văn đã phân tích, tổng hợp các lý thuyết về dịch vụ thanh toán trong nƣớc qua ngân hàng, cung cấp những nhận định đánh giá có cơ sở và có thể kiểm chứng về thực trạng dịch vụ thanh toán trong nƣớc, tổng kết những thành tựu và hạn chế trong phát triển dịch vụ tại BIDV Đà Nẵng trong giai đoạn 2008-2010 và phân tích các nguyên nhân của những hạn chế trong thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán trong nƣớc tại BIDV Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển dịch vụ này tại BIDV Đà Nẵng. 10 Đỗ Thị Nhung, “Phát triển thanh toán vốn giữa các ngân hàng tại Agribank Lý Nhân”, 2007. Luận văn tập trung làm rõ sự cần thiết, ý nghĩa cũng nhƣ điều kiện thanh toán vốn giữa các ngân hàng, giới thiệu hệ thống thanh toán vốn giữa các ngân hàng Việt Nam và thực trạng của hệ thống này. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và khó khăn còn vƣớng mắc trong công tác thanh toán vốn tại chi nhánh Agribank Lý Nhân, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó, đồng thời đƣa ra những kiến nghị nhằm phát triển một hệ thống thanh toán hoàn thiện trong cả nƣớc. Trịnh Thanh Huyền, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cƣ”, Trƣờng Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực VietinBank, 2011. Lê Thị Hồng Phƣợng, luận văn “Giải pháp mở rộng phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam”, 2012. Đặng Công Hoan, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cƣ ở Việt Nam”, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2015.Tác giả đã hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cƣ và lợi ích của phát triển dịch vụ TTKDTM dân cƣ với nền kinh tế thị trƣờng.Đánh giá đƣợc tình hình phát triển hiện nay của dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cƣ của nƣớc ta. Làm rõ hơn vai trò của các chính sách của Nhà nƣớc trong việc thúc đẩy và phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cƣ. Đƣa ra một số giải pháp phát triển hiệu quả dịch vụ TTKDTM cho dân cƣ tại Việt Nam. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN Có thể nói trong khả năng có hạn, tác giả đã tìm và lựa chọn nghiên cứu một số công trình nghiên cứu về phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng 11 tiêu biểu hoặc liên quan trực tiếp do các học giả trong và ngoài nƣớc đã thực hiện, một số kết luận nhƣ sau: - Các nghiên cứu đã bƣớc đầu thực hiện luận giải về quá trình chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế từ tiền mặt sang phi tiền mặt, từ thanh toán đơn lẻ sang thanh toán qua ngân hàng là một tất yếu khách quan, tuy nhiên quá trình chuyển đổi đó sẽ phát sinh các tác động và phản ứng nhất định từ phía ngƣời sử dụng. Theo các tác giả, để phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng thì các chính sách của Nhà nƣớc sẽ là một điều kiện tất yếu của quá trình triển khai cũng nhƣ giảm thiểu các tác động này. - Các nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài cũng phát hiện ra rằng thách thức trong việc thực hiện hoạt động thanh toán liên ngân hàng chính là cơ sở hạ tầng thanh toán còn nhiều bất cập (nhƣ hệ thống mạng, nguồn điện không ổn định) và trình độ dân trí của ngƣời dân. - Các nghiên cứu đã chỉ ra khá rõ ràng về lợi ích của hoạt động thanh toán liên ngân hàng ở trên nhiều yếu tố, trong đó lợi ích trực tiếp cho khu vực dân cƣ và lợi ích của hoạt động thanh toán liên ngân hàng đối với chính phủ thông qua một số trƣờng hợp điển hình ở Anh, Australiaở phƣơng diện minh bạch, chống tham nhũng, ổn định hệ thống tài chính và tăng thu ngân sách. Khoảng trống nghiên cứu:Tóm lại đã có các đề tài nghiên cứu đã đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao hiệu quả phát triển dịch vụ thanh toán liên ngân hàng đã đƣợc triển khai nghiên cứu tuy nhiên vẫn còn nhiều khoảng trống cần khỏa lấp hƣớng tới những góc nhìn toàn diện và tổng thể gắn liền với lợi ích của cả ngƣời dân, ngân hàng thƣơng mại và nhà nƣớc trên phƣơng diện kinh tế chính trị chuyên ngành. Qua tìm hiểu của tác giả thấy rất ít nghiên cứu phân tích sâu cụ thể về phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Bài nghiên cứu này sẽ đi sâu vào nghiên cứu tổng quan 12 khung lý thuyết về phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng, kết quả nghiên cứu này nhằm phân tích đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng, lợi ích kết quả đạt đƣợc và hạn chế tồn tại của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Từ phân tích và nghiên cứu này sẽ có cái nhìn nhân rõ ràng và cụ thể hơn nữa thực trạng phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng để từ đó rút ra bài học và đƣa ra một số đề xuất cho Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. 1.2. Những vấn đề lý luận chung về hoạt động thanh toán liên ngân hàng của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1.Thanh toán liên ngân hàng 1.2.1.1 Khái niệm Theo giáo trình kế toán ngân hàng, Học viện Tài chính, “ Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán bằng cách ngân hàng trích từ tài khoản của khách hàng này sang tài khoản của khách hàng khác theo lệnh của chủ tài khoản. Vai trò thanh toán là khâu đầu tiên và khâu cuối cùng để kết thúc chu trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, có thể khẳng định rằng thanh toán là điều kiện quan trọng để bảo đảm sự tuần hoàn bình thƣờng của quá trình chu chuyển vốn trong từng doanh nghiệp, từng đơn vị kinh tế hay thậm chí là từng cá nhân trong xã hội cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế quốc dân. “ Hoặc theo giáo trình kế toán ngân hàng của trƣờng đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh có viết: “ Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là nghiệp vụ chuyển tiền, qua đó để thanh toán các khoản nợ phát sinh trong nội bộ hệ thống ngân hàng (giữa các chi nhánh) hoặc thanh toán giữa các ngân hàng”. Hoặc, theo thông tƣ 23/2010/TT-NHNN về thanh toán điện tử liên ngân hàng có viết: “Thanh toán điện tử liên ngân hàng là quá trình xử lý các giao dịch 13 thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo Lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện Lệnh thanh toán, đƣợc thực hiện qua mạng máy tính”. Nhƣ vậy có thể thấy, chƣa có một khái niệm hoàn thiện nào về thanh toán liên ngân hàng. Qua tổng hợp và nghiên cứu, theo tác giả:“Thanh toán liên ngân hàng là việc thanh toán vốn, tiền tệ giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc giữa các ngân hàng khác hệ thống phát sinh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ và điều chuyển của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và nghiệp vụ điều chuyển tiền của chính bản thân ngân hàng“ 1.2.1.2 Vai trò của thanh toán liên ngân hàng Hoạt động kinh tế ngày càng phát triển, theo đó là sự phát triển của thanh toán tiền tệ trong nƣớc và quốc tế. Mối quan hệ ngày càng đa dạng, điều đó không chỉ đòi hỏi sự gia tăng hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung mà còn làm cho hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng ngày càng trở nên cần thiết. Điều đó thể hiện nhƣsau: Nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc trao đổi hàng hóa dịch vụ không chỉ bó hẹp ở một địa phƣơng mà nó còn mở rộng ra mọi miền đất nƣớc.Hiện nay, nhiều hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng khác nhau có mạng lƣới chi nhánh trong toàn quốc.Bên canh đó, khách hàng đƣợc quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản cho mình. Do đó, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ giữa ngƣời mua và ngƣời bán qua hai ngân hàng khác nhau là rất cần thiết. Nó giúp cho việc thanh toán các khoản nợ giữa các tác nhân trong nền kinh tế một cách dễ dàng nhanh chóng, đem lại hiệu quả to lớn cho kinh tế- xã hội. Việc cấp chuyển vốn, kinh phí, chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ ngân sách diễn ra thƣờng xuyên, liên tục, đòi hỏi phải có nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của việc chuyển vốn trong nền kinh tế. 14 Ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ là nơi cung ứng các dịch vụ thanh toán mà còn là chủ thể tổ chức tham gia vào hệ thống thanh toán, thực hiện việc thanh toán trong phạm vi nội bộ của chính hệ thống các ngân hàng nhƣ: điều chuyển vốn, cấp vốn, chuyển nhƣợng tài sản, nộp khấu hao, chuyển lãi lỗ đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng vốn đƣợc khép kín trong toàn hệ thống NHTM Để làm tốt các nghiệp vụ trên, thanh toán giữa các ngân hàng ra đời là một tất yếu. Ýnghĩa : Thanh toán giữa các ngân hàng có ý nghĩa rất to lớn: * Đối với ngân hàng - Thể hiện chức năng tập trung thanh toán của ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân - Thực hiện điều hòa vốn trong nội bộ ngân hàng, đảm bảo cho các ngân hàng trong hệ thống luôn đủ vốn để hoạt động. - Tạo điều kiện để các ngân hàng sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả. * Đối với xã hội - Thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng chính là thực hiện đƣợc yêu cầu của công tác thanh toán không dùng tiền mặt: nhanh chóng, chính xác, an toàn tài sản, tăng nhanh vòng quay của vốn. - Giảm chi phí lƣu thông do không phải vận chuyển tiền mặt từ nơi này đến nơi khác; Giảm chi phí kiểm đếm, giao nhận tiền. * Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp - Đƣợc cung cấp các phƣơng tiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi, an toàn trong giao dịch thƣơng mại cũng nhƣ phi thƣơng mại. * Đối với Ngân hàng Nhà nước 15 - Tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nƣớc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ thông qua việc tăng cƣờng quản lý vốn khả dụng và làm cho các giao dịch trên thị trƣờng liên ngân hàng diễn ra mạnh mẽ, sôi động hơn. Điều này chỉ có thể có đƣợc do hiện đại hóa các hệ thống thanh toán sẽ dẫn đến việc quản lý tập trung các tài khoản thanh, quyết toán của các tổ chức tín dụng mở tại trung ƣơng và đẩy mạnh tốc độ xử lý thanh quyết toán. 1.2.1.3 Các hình thức của thanh toán liên ngân hàng Tổ chức hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng ở Việt Nam gắn liền với việc hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ: Thời kỳ trước năm 1989: Thời kỳ này hệ thống ngân hàng Việt Nam tổ chức thành ngân hàng một cấp (không tách biệt giữa NHNN và các TCTD), nên hệ thống thanh toán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng cũng chỉ có một hệ thống. Phƣơng thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng đƣợc sử dụng là phƣơng thức thanh toán liên chi nhánh ngân hàng trong đó các chi nhánh trong hệ thống trực tiếp chuyển tiền thanh toán vốn với nhau, ngân hàng trung ƣơng làm nhiệm vụ kiểm soát, đối chiếu liên hàng cho toàn hệ thống. Thời kỳ từ 1989 đến nay: Thời kỳ này nền kinh tế nƣớc ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng, theo đó hệ thống ngân hàng một cấp cũng đƣợc chuyển thành ngân hàng hai cấp với nhiều hệ thống khác nhau nhƣ hệ thống NHNN, các hệ thống NHTM Việc cân đối vốn, điều hòa vốn đƣợc tổ chức theo từng hệ thống, do vậy mỗi hệ thống ngân hàng đã tổ chức một hệ thống thanh toán để giải quyết quan hệ thanh toán trong nội bộ hệ thống. Ngoài thanh toán nội bộ của từng hệ thống NH, còn có hệ thống thanh toán liên ngân hàng để giải quyết quan hệ thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng khác hệ thống. Trong thời kỳ kinh tế mở, mối quan hệ kinh tế giữa các vùng, miền, khu vực không ngừng tăng lên. Khoa học tính toán, kỹ thuật điện tử không ngừng phát triển nên xu hƣớng chung là phải mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng với các trung tâm 16 thanh toán hiện đại để đảm bảo thanh toán liên ngân hàng trong phạm vi khu vực và toàn quốc đạt hiệu quả cao. Các phƣơng thức thanh toán liên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay tƣơng đối phong phú, gồm: - Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống - Thanh toán qua TKTG tại NHNN - Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ - Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán - Thanh toán điện tử liên ngân hàng a. Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng Là phƣơng thức thanh toán giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống ngân hàng, xảy ra trên cơ sở thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thanh toán mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau trong cùng một hệ thống hoặc thanh toán công nợ, chuyển vốn và điều hòa vốn trong nội bộ từng hệ thống ngân hàng. Hiện nay ở Việt nam áp dụng 2 phƣơng pháp kiểm soát và đối chiếu để quá trình thanh toán liên hàng đƣợc chính xác đó là “Kiểm soát tập trung, đối chiếu phân tán” và “Kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung”. Theo 2 phƣơng pháp này, thì ngoài 2 chi nhánh ngân hàng tham gia thanh toán còn có “Trung tâm thanh toán” làm nhiệm vụ kiểm soát, đối chiếu tất cả các lệnh chuyển tiền tha nh toán trong cùng hệ thống và theo dõi nguồn vốn của các chi nhánh để thực hiện thanh toán. + Phƣơng pháp “Kiểm soát tập trung, đối chiếu phân tán”: Theo phƣơng pháp này các chi nhánh trực tiếp gửi, chuyển tiền cho nhau, TTTT làm nhiệm vụ kiểm soát tất cả các lệnh chuyển tiền, sau đó lập sổ đối chiếu gửi chi nhánh nhận chuyển tiền để chi nhánh ngân hàng này đối chiếu (đối chiếu phân tán ở các ngân hàng nhận chuyển tiền). Phƣơng pháp này áp dụng trong thanh toán liên hàng truyền thống. 17 + Phƣơng pháp “Kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung”: Theo phƣơng pháp này, ngân hàng chuyển tiền gửi chuyển tiền cho ngân hàng nhận chuyển tiền thông qua TTTT truyền qua mạng.TTTT kiểm soát và đối chiếu tất cả các chuyển tiền trong toàn hệ thống. b. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN: Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN đƣợc áp dụng trong thanh toán qua lại giữa hai ngân hàng hoặc đơn vị ngân hàng khác hệ thống đều có tài khoản tiền gửi tại NHNN (cùng hoặc khác chi nhánh, Sở giao dịch NHNN). Ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán phải lập và gửi CN.NHNN nơi mình mở tài khoản chứng từ thanh toán, hạch toán ghi Nợ TK thích hợp (tiền gửi của khách hàng hoặc TK nội bộ), Có TKTG tại chi nhánh NHNN Tại NHNN khi tiếp nhận các chứng từ thanh toán do ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán chuyển đến, nếu không có sai sót gì sẽ xử lý hạch toán: - Nếu 2 ngân hàng (ngân hàng phát sinh và ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán) đều mở TKTG tại đơn vị mình: Sở giao dịch hoặc chi nhánh NHNN sẽ căn cứ các chứng từ gốc do ngân hàng phát sinh nghiệp vụ gửi đến để lập Bảng kê các chứng từ thanh toán qua TKTG tại NHNN, hạch toán Nợ, Có vào TKTG của 2 ngân hàng đó. - Trƣờng hợp ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán mở TKTG tại đơn vị NHNN khác thì NHNN phục vụ ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán phải căn cứ chứng từ gốc để lập lệnh chuyển tiền chuyển đi đơn vị NHNN nơi ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán mở TKTG (xử lý theo quy trình thanh toán liên chi nhánh ngân hàng) Khi nhận đƣợc lệnh chuyển tiền đến, đơn vị NHNN phục vụ ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán sẽ xử lý ghi Có và gửi chứng từ báo Có cho ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán. 18 Sau khi tiếp nhận và kiểm soát chứng từ thanh toán do NHNN chuyển sang, nếu không có sai sót, ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán hạch toán, ghi Nợ TKTG tại NHNN, Có TK thích hợp (tiền gửi khách hàng hoặc TK nội bộ thích hợp) c. Thanh toán theo phương thức ủy nhiệm thu hộ, chi hộ Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ là một phƣơng thức thanh toán giữa hai ngân hàng theo sự thỏa thuận và cam kết với nhau ngân hàng này sẽ thực hiện thu hộ hoặc chi hộ cho ngân hàng kia trên cơ sở các chứng từ thanh toán của các khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng kia. Phạm vi áp dụng: phƣơng thức này đƣợc áp dụng trong thanh toán: - Giữa 2 đơn vị ngân hàng trong cùng hệ thống; và - Giữa 2 ngân hàng hoặc đơn vị ngân hàng khác hệ thống. Để tiến hành thanh toán theo phƣơng thức ủy nhiệm thu hộ, chi hộ, hai ngân hàng phải ký hợp đồng để thống nhất với nhau về nguyên tắc, thủ tục và nội dung thanh toán. Các nghiệp vụ thanh toán thu hộ, chi hộ phát sinh đƣợc hạch toán vào tài khoản thu hộ, chi hộ mở cho ngân hàng kia. Bên Có phản ánh ngân hàngA thu hộ ngân hàng B. Bên Nợ phản ánh ngân hàngA chi hộ ngân hàng B. Dƣ Có phản ánh thu hộ > chi hộ, ngân hàng A phải trả cho ngân hàng B số dƣ Có này. Dƣ Nợ phản ánh chi hộ >thu hộ, ngân hàng A phải thu ngân hàng B số dƣ Nợ này, tức ngân hàng B phải trả ngân hàng A số dƣ Nợ này. Theo định kỳ thỏa thuận, hai ngân hàng đối chiếu doanh số phát sinh và số dƣ tài khoản thu, chi hộ để thanh toán cho nhau và tất toán số dƣ của tài khoản này. d. Mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau để thanh toán Phạm vi áp dụng: phƣơng thức này đƣợc áp dụng trong thanh toán: 19 - Giữa 2 đơn vị ngân hàng trong cùng hệ thống; và - Giữa 2 ngân hàng hoặc đơn vị ngân hàng khác hệ thống. Điều kiện để thực hiện thanh toán: để thanh toán theo phƣơng thức này đòi hỏi ngân hàng hoặc đơn vị ngân hàng này (sau đây gọi chung là ngân hàng) phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng kia hoặc ngƣợc lại, thanh toán theo phƣơng thức này đòi hỏi phải đăng ký mẫu dấu, chữ ký của ngƣời có thẩm quyền ra lệnh thanh toán qua tài khoản tiền gửi. e. Thanh toán điện tử liên ngân hàng Căn cứ vào Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và quyết định số 44/2002/QG-TTg ngày 21/3/2002 của thủ tƣớng chính phủ về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Ngày 9/4/2002 Thống đốc NHNN ban hành quyết định số 309/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng theo đó: Thanh toán điện tử liên ngân hàng là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất việc thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng, đƣợc thực hiện qua mạng máy tính. Là hệ thống thanh toán tổng thể, bao gồm hệ thống bù trừ liên ngân hàng, hệ thống xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán và cổng giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nƣớc. Hệ thống TTĐTLNH hiện đã đƣợc triển khai tại Trung ƣơng (Sở giao dịch NHNN) và 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống TTĐTLNH có các đặc trƣng sau đây: * Các bên tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng gồm: Trung tâm thanh toán quốc gia: là trung tâm đặt tại ngân hàng trung ƣơng, thực hiện các chức năng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng: Chức năng tiểu 20 hệ thống giá trị cao (Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao là tiểu hệ thống của hệ thanh toán điện tử liên ngân hàng, thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các khoản thanh toán giá trị cao và thanh toán khẩn), chức năng chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị thấp (Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp là tiểu hệ thống của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thực hiện thanh toán các khoản giá trị thấp), xử lý các TK tiền gửi thanh toán, giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử và các chức năng kiểm tra hệ thống, bao gồm phần cứng, phần mềm và truyền thông. Trung tâm xử lý tỉnh: là trung tâm đặt tại chị nhánh NHNN tỉnh thành phố và SGD NHNN thực hiện chức năng xử lý các lệnh thanh toán của tiểu hệ thống giá trị thấp; chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị cao trong phạm vi hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Trung tâm điều hành hệ thống: là một bộ phận cấu thành của trung tâm thanh toán quốc gia đảm nhiệm các chức năng quản lý và kiểm soát hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Thành viên trực tiếp (viết tắt là thành viên): là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã đăng ký, đƣợc cấp có thẩm quyền chấp nhận tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và có TK tiền gửi tại sở giao dịch NHNN. Đơn vị thành viên trực tiếp (viết tắt là đơn vị thành viên): là một đơn vị thành viên đƣợc kết nối trực tiếp với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Thành viên gián tiếp: là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đƣợc tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thông qua thành viên trực tiếp. * Chính sách pháp lý: Ngày 21/03/2002 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định số 44/2002/QĐ-TTG cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đƣợc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán đã tạo tiền đề cho việc triển khai và phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. 21 Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng đƣợc ban hành kèm theo quyết định số 309/200//QĐ-NHNN đã quy định rõ các vấn đề về thanh toán điện tử liên ngân hàng nhƣ đối tƣợng và phạm vi áp dụng, quy định về chứng từ điện tử, quy định về thành viên, quy định về quản lý và vận hành hệ thống, quy định về hạch toán kế toán trong hệ thống, quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia vào hệ thống, vi phạm và xử lý vi phạm * Mô hình tổ chức kỹ thuật: Phần mềm: Để vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, NHNN đã xây dựng dự án IPBS-Chƣơng trình xử lý giao dịch Br/CI-TAD. BR/CI-TAD (Terminal Access Device for SBV-Branch & Credit institution) là chƣơng trình phần mềm dành cho các chi nhánh NHNN và các TCTD tham gia vào hệ thống thanh toán liên hàng xây dựng. BR/CI-TAD cho phép các ngân hàng sử dụng các dịch vụ của thanh toán điện tử liên ngân hàng nhƣ: giao dịch giá trị thấp, giao dịch giá trị cao, thanh toán bù trừ hoặc sử dụng để thực hiện một số công việc khác có liên quan đến hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhƣ các vấn tin khác nhau và đối soát dữ liệu. BR/CI-TAD đƣợc cài đặt trên máy PC của NHNN tại các nơi có trung tâm xử lý cấp tỉnh (PPC) của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, Br-TAD trao đổi dữ liệu với máy chủ của PPC trong môi trƣờng mạng LAN. CI-TAD do các TCTD sử dụng và các máy tính cài đặt CI-TAD có thể đƣợc kết nối với máy chủ của PPC theo nhiều phƣơng thức khác nhau: Dial up, X.25, LAN to LAN. Khi đóng vai trò ngân hàng A: CI-TAD cung cấp các chức năng thực hiện giao dịch tại ngân hàng gửi. 1. Nhập dữ liệu lệnh chuyển tiền. 2. Huỷ lệnh chuyển tiền. 3. Yêu cầu hoàn lệnh chuyển tiền. 4. Đăng ký cảnh báo số dƣ TK quyết toán. 5. Tạo file giao dịch. 6. Điện tra soát lệnh chuyển tiền đi. 22 7. Lệnh chuyển tiền đi chờ xử lý. Khi đóng vai trò là ngân hàng B: Chƣơng trình xử lý giao dịch CI-TAD cung cấp các chức năng cho việc xử lý giao dịch đến. 1. Kiểm soát lệnh chuyển tiền đến. 2. Từ chối/chấp nhận lệnh chuyển tiền đến. 3. Từ chối/chấp nhận yêu cầu hoàn chuyển giao dịch đến. 4. Tạo file kết quả cho giao dịch đến. 5. Điện tra soát lệnh chuyển tiền đến. 6. Lệnh chuyển tiền đến chờ xử lý. Ngoài ra BR/CI-TAD còn giúp tra cứu số liệu nhƣ vấn tin lệnh chuyển tiền đi, vấn tin hạn mức tổng thể và cảnh báo, vấn tin về TK ngƣời nhận, tra cứu lệnh chuyển tiền đi, tra cứu lệnh huỷ giao dịch, tra cứu lệnh chuyển tiền đến, tra cứu các yêu cầu hoàn chuyển * Các loại giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng: - Thanh toán có giá trị thấp (LV Credit payment): Chuyển một lƣợng tiền có giá trị thấp từ hội sở chính hay chi nhánh của một TCTD thành viên đến hội sở chính hay chi nhánh của một TCTD thành viên khác. - Thanh toán nợ có uỷ quyền trước (LV Pre-Authorizel Debit): Yêu cầu thanh toán nợ vào một ngày nhất định do một TCTD đã đƣợc uỷ quyền trƣớc khởi phát. Khi nhận đƣợc yêu cầu này, một lƣợng tiền sẽ đƣợc rút ra từ TK khách hàng uỷ quyền và ghi có cho TCTD đƣợc uỷ quyền (Dịch vụ này chỉ đƣợc thực hiện đối với các ngân hàng đã thiết lập TK tiền gửi). - Thanh toán có giá trị cao (HV Credit payment): Chuyển tiền giữa các TCTD thành viên hay giữa hội sở chính/chi nhánh thông qua TK quyết toán tại SAPS theo chế độ thời gian thực (real time). Chuyển kết quả thực hoá thanh toán bù trừ giấy của TCTD thành viên tới SAPS và hạch toán vào TK quyết toán của TCTD đó. 23 Tuỳ thuộc vào loại giao dịch mà quá trình thực hiện một giao dịch phải đi qua hay không đi qua các bƣớc sau: + Nhập liệu: Đây là quá trình tạo các giao dịch, chỉ khi ngƣời sử dụng là Originator (ngƣời tạo giao dịch) thì mới có thể tạo đƣợc giao dịch. + Kiểm soát và xác thực giao dịch: Xác thực các giao dịch do Originator tạo ra có đúng hay không. + Kiểm soát và duyệt lần cuối giao dịch: Chỉ những giao dịch ở trạng thái chờ giao duyệt. Giao dịch đi qua trạng thái này sẽ đƣợc đƣa vào trạng thái chờ gửi. * Dịch vụ file: Các giao dịch có thể đƣợc truyền từ CI lên PPC bằng các tin điện (Message), mỗi giao dịch là một tin điện để xử lý tức thời nhƣng đồng thời các giao dịch có thể gộp lại trong một hoặc nhiều file. Một file có thể chứa một hoặc nhiều giao dịch. Các giao dịch trong một file phải cùng loại, không thể đóng gộp nhiều dịch vụ vào một file. Ngoài các file là các bó giao dịch còn có các file chứa những thông tin khác nhƣ thông tin tổng hợp, báo cáo, đối soát, các file đƣợc chuyển theo cả hai chiều từ CI lên PPC và ngƣợc lại. Dữ liệu trong file trƣớc khi chuyển sẽ đƣợc mã hoá đối với những trƣờng hợp cần thiết. Tất cả các thao tác trên file chỉ đƣợc thực hiện bởi những user (ngƣời sử dụng) có mức phân quyền là Approve (ngƣời duyệt cuối cùng). Những giao dịch đã đƣợc chuyển bằng tin điện hoặc đã đƣợc đóng file trƣớc đó thì không thể đóng lại đƣợc. * Phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hệ thống TTĐT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050008124_5374_2006124.pdf
Tài liệu liên quan