Luận văn Phát triển kinh tế huyện Châu thành, tỉnh Bến tre: hiện trạng và giải pháp

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Lí do chọn đề tài.6

2. Mục tiêu nghiên cứu .6

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.7

4. Giới hạn nghiên cứu .7

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .7

6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .10

7. Cấu trúc luận văn .12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ13

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế.13

1.1.1. Các khái niệm.13

1.1.2. Các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế .17

1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế.21

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế .25

1.2.1. Phát triển kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.25

1.2.2. Phát triển kinh tế ở tỉnh Bến Tre .27

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE . 33

2.1. Các nguồn lực phát triển kinh tế.33

2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.33

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .33

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .41

2.1.4. Đánh giá chung về các nguồn lực phát triển kinh tế .52

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 -

2011 .54

2.2.1. Khái quát chung .54

2.2.2. Phát triển kinh tế theo ngành.57

2.2.3. Phát triển kinh tế theo lãnh thổ.93

2.2.4. Đánh giá chung.95

pdf143 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế huyện Châu thành, tỉnh Bến tre: hiện trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp hàng năm chủ yếu được trồng ở huyện là cây mía. Trước đây mía được xem như cây trồng trung gian trong quá trình chuyển đổi từ đất ruộng lên đất liếp. Hiện nay, phần lớn diện tích đất ruộng đã chuyển sang đất vườn và sự biến động về giá cả mà cây mía có sự thay đổi theo hướng giảm nhanh về diện tích. Năm 2011, diện tích chỉ còn 4,0 ha, giảm 87,0 ha so với năm 2001 (91,0 ha). Các giống mía cũ có năng suất thấp được thay thế bằng các giống mía mới cho năng suất cao như: K88-92, K93-219, K88-200, K95- 84, Suphanburi 7, LK92-11, KU00-1-58, Cây mía được trồng tập trung ở các xã: An Hiệp, Tường Đa, Quới Sơn, Tân Phú, Hiện nay, sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt thì cây mía sẽ tiếp tục giảm diện tích. Bảng 2.11. Diện tích, sản lượng và năng suất cây mía huyện Châu Thành giai đoạn 2001 – 2011 64 Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2011 Diện tích (ha) 91,0 13,4 14,9 14,1 13,0 4,0 Sản lượng (tấn) 6767,4 839,8 830,0 782,6 836,0 200,0 Năng suất (tạ/ha) 743,6 626,7 557,0 555,0 643,1 500,0 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành Ngoài ra, huyện Châu Thành còn trồng lạc nhưng với diện tích rất nhỏ - 1,0 ha (2009), chủ yếu trồng ở các giồng cát.  Cây công nghiệp lâu năm: Châu Thành là huyện có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp lâu năm. Phần lớn diện tích đất canh tác được sử dụng trồng các loại cây này. Cây công nghiệp lâu năm chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt, với diện tích 14.984 ha, chiếm 76,3% diện tích và chiếm 68,7% GTSX ngành trồng trọt. Hiện nay, các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu được trồng là dừa, cây ăn trái, phát triển gắn với mô hình kinh tế vườn. Cây dừa: Cây dừa giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế vườn (65,0%), bao gồm dừa trồng chuyên canh tại xã Tiên Thủy, các xã phía Đông Nam của huyện và dừa trồng xen canh với vai trò là loại cây trồng tán trên trong hệ thống canh tác tổng hợp kinh tế vườn. Bảng 2.12. Diện tích cây công nghiệp lâu năm huyện Châu Thành giai đoạn 2001 - 2011 Đơn vị: ha Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2011 Tổng diện tích hiện có 13.833 14.148 14.173 14.613 14.785 14.984 Tổng diện tích trồng mới 2.333 843 792 590 584 290 Tổng diện tích cho sản phẩm 11.092 11.850 11.880 12.127 12.359 12.330 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành Trong giai đoạn 2001 – 2011, diện tích vườn dừa tăng liên tục do việc chuyển đổi đất ruộng trồng cây lương thực, hoa màu sang đất vườn trồng dừa. Năm 2011 diện tích dừa toàn huyện là 6.352 ha, trong đó diện tích cho trái là 5.050 ha, đạt sản lượng đạt 49.220 tấn và năng suất khá cao - 97,47 tạ/ha. 65 Bảng 2.13. Diện tích, sản lượng và năng suất dừa huyện Châu Thành giai đoạn 2001 – 2011 Năm Đơn vị 2001 2003 2005 2007 2009 2011 Diện tích hiện có Ha 4.764 4.608 4.960 5.155 5.453 6.352 Diện tích trồng mới Ha 462 24 176 104 174 200 Diện tích cho sản phẩm Ha 4.198 4.162 4.678 4.756 4.870 5.050 Sản lượng thu hoạch Tấn 29.256 28.654 35.279 38.913 49.429 49.220 Năng suất Tạ/ha 69,69 68,85 75,41 81,82 101,50 97,47 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành Trong những năm gần đây (2005 - 2011) diện tích dừa có xu hướng tăng mạnh trở lại do sản phẩm dừa đang có nhu cầu cao trên thị trường, cây dừa thích nghi với tình hình xâm nhập lợ nhẹ, ít hao tốn công lao động và vật tư chăm sóc. Ngoài ra, các loại hình trồng xen canh dừa đang có nhiều triển vọng phát triển, đặc biệt là cây ca cao (hiện đang có 2.264 ha dưới tán dừa), cây có múi, măng cụt, Cây ăn trái: Huyện Châu Thành có nhiều tiềm năng về tự nhiên để phát triển các loại cây ăn trái với các loại chính như: cam, quýt, chuối, xoài, nhãn, chôm chôm, bưởi, sầu riêng, măng cụt, Cây ăn trái được xem là một trong các loại cây canh tác chủ lực trên địa bàn, phân bố chủ yếu thành các khu vực tập trung. Khu vực ven sông Tiền và sông Hàm Luông từ xã Phú Đức đến xã Tân Phú, Tiên Thủy. Ở đây hình thành các vườn cây đặc sản hỗn hợp với nhiều loại cây trái khác nhau, được trồng chủ yếu trên nền đất liếp phù sa bồi và nước ngọt. Các loại cây ăn trái chủ yếu là nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt và các loại cây có múi. Khu vực ven sông Tiền từ xã Phú Túc đến xã Giao Hòa chủ yếu là nhãn được trồng trên diện tích rộng lớn và các loại cây có múi được trồng dưới hình thức xen canh dưới tán cây dừa. Khu vực xa sông nằm sâu ở phía trong thì chủ yếu là nhãn và các loại cây có múi hoặc vườn tạp với nhiều loại cây trái khác nhau dưới tán cây dừa. 66 Bảng 2.14. Diện tích, năng suất và sản lượng cây ăn trái huyện Châu Thành giai đoạn 2001 - 2011 Năm Đơn vị 2001 2003 2005 2007 2009 2011 Tổng diện tích Ha 9.069 9.539 9.210 9.458 9.181 8.956 Diện tích trồng mới Ha 1.871 819 616 486 404 90 Diện tích cho sản phẩm Ha 6.894 7.688 7.202 7.371 7.345 7.360 Sản lượng thu hoạch tấn 89.002 94.347 106.857 102.598 94.275 89.028 Năng suất tạ/ha 129,1 122,7 148,3 139,1 128,4 121,0 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành Ở huyện Châu Thành đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái theo từng vùng lãnh thổ nhất định nhưng thiếu sự ổn định về diện tích và năng suất. Năm 2011, tổng diện tích cây ăn trái là 8.956 ha, giảm 113 ha so với năm 2001 (9.069 ha), chiếm 45,6% diện tích ngành trồng trọt. Cây ăn trái là cây trồng thế mạnh của huyện và có đầu ra tương đối ổn định, đem lại nguồn thu nhập chính của phần lớn người dân trong huyện. Trong đó, cam quýt, bưởi và nhãn là 3 loại cây ăn trái có diện tích và sản lượng đứng đầu so với các huyện khác trong tỉnh. Do sự quan tâm đầu tư của huyện và tỉnh, cùng sự đầu tư chăm sóc của người dân nên năng suất và chất lượng ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây sự thay đổi thời tiết bất thường và nhiều loại sâu bệnh mới xuất hiện làm cho diện tích và năng suất có giảm so với các năm trước. Trong giai đoạn 2001 - 2011, cây ăn trái ở huyện Châu Thành có đặc điểm là cơ cấu diện tích các loại cây trồng có sự biến động rất lớn theo điều kiện thị trường và tình hình dịch bệnh. Diện tích và sản lượng cam, quýt cam, quýt tăng nhanh liên tục. Năm 2001 có diện tích 211 ha, sản lượng 1.692 tấn đến năm 2011 tăng lên đến 1.023 ha, sản lượng đạt 7.912 tấn. Hiện nay, cây cam, quýt đứng đầu trong các huyện về diện tích và sản lượng cam, quýt và chiếm 32,6% diện tích, 34,5% sản lượng cam, quýt cua tỉnh. Các loại cây này chủ yếu được trồng xen với cây dừa nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cam, quýt được trồng nhiều nhất là ở các xã Tiên Long, Tam Phước, Tường Đa, Phú Đức, Thành Triệu. 67 Huyện Châu Thành có diện tích và sản lượng bưởi cao nhất so với các huyện khác (chiếm 29,2% diện tích và 28,3% sản lượng bưởi của tỉnh). Hiện nay, cây bưởi đang phát triển nhanh cả về quy mô và diện tích. Việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn (VietGAP_thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) vào trong sản xuất bưởi, góp phần đẩy mạnh sản lượng bưởi xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Năm 2001 có diện tích là 15 ha, đạt sản lượng 64 tấn nhưng đến năm 2011 là 1.208 ha, sản lượng 10.205 tấn. Các xã trồng bưởi nhiều Tân Phú, Tiên Thuỷ, Tiên Long, Phú Đức, Phú Túc, Quới Sơn, Thành Triệu và một phần xã Tam Phước và xã Hữu Định. Cây nhãn là cây ăn trái có diện tích và sản lượng giảm liên tục, năm 2001 diện tích 5.012 ha, sản lượng 50.778 tấn đến năm 2011 chỉ còn 2.284 ha, 19.737 tấn. Nguyên nhân do yếu tố tố thị trường, giá cả trái nhãn thấp không mang lại hiệu quả kinh tế nên chuyển đổi sang các loại cây ăn trái khác. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng nhãn của huyện vẫn lớn nhất so với các huyện khác (chiếm 42,6% diện tích, 39,1% sản lượng nhãn của tỉnh). Hiện nay chủ yếu trồng ở các xã Quới Sơn, Phước Thạnh, Tân Thạch, Phú Đức. Chôm chôm cũng là loại cây ăn trái thế mạnh của huyện với diện tích, sản lượng đứng thứ hai sau huyện Chợ Lách và chiếm 37,6% diện tích, 37,9% sản lượng chôm chôm của tỉnh. Diện tích giảm nhưng không đáng kể và tương đối ổn định, năm 2001 có 2.161 ha, đạt sản lượng 21.567 tấn đến năm 2011 còn 1.885 ha, sản lượng 31.937. Trong những năm gần đây, do diện tích chuyển đổi giống chôm chôm cũ sang giống mới với quy mô lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích cây này giảm chậm. Các xã trồng nhiều chôm chôm là Tiên Long, Tiên Thủy, Tân Phú. Sầu riêng có diện tích, sản lượng đứng thứ 2 sau huyện Chợ Lách và chiếm 39,5% diện tích, 40,0% sản lượng của tỉnh. Diện tích tăng rất nhanh từ 247 ha (2001) lên 730 ha (2011) và sản lượng đạt 7.684 tấn (2011). Sầu riêng được trồng chủ yếu ở các xã phía Tây của huyện (Tân Phú, Tiên Thủy, Tiên Long), khu vực ít chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Măng cụt là một trong bốn cây trồng chủ lực (bưởi da xanh, sầu riêng, cam xoàn) được chọn trong phát triển thế mạnh cây ăn trái ở tỉnh Bến Tre. Măng cụt được trồng xen chủ yếu trong vườn dừa và vườn cây ăn trái khác. Hiện nay, diện tích và sản lượng có xu hướng phát triển nhanh và đứng thứ hai trong tỉnh, diện tích tăng từ 113 ha (2001) lên ha (2011), sản lượng tăng từ 99 tấn (2001) lên 2.517 tấn (2011). Năm 2011 cây măng cụt chiếm 24,9% diện tích, 19,2% sản lượng của tỉnh. Cây măng cụt trồng chủ yếu ở các xã Phú Đức, Thành Triệu, Tiên Thủy. 68 Ca cao là cây trồng tiềm năng và phát triển nhanh trong những năm gần đây ở huyện với hình thức chủ yếu trồng xen trong vườn dừa, vừa tận dụng được diện tích đất trống và nâng cao giá trị thu nhập trên vườn dừa. Diện tích tăng nhanh từ 25 ha (2001) tăng 2.600 ha (2011). Sản lượng đạt 14.256 tấn (2011). Hiện nay, cây cao cao trồng nhiều nhất ở các xã Phú An Hòa, An Khánh, Quới Sơn, Phú Túc, Tường Đa. Sự biến động lớn về cơ cấu cây trồng đã tác động làm gia tăng hao phí thay mới loại cây trồng và kiết thiết cơ bản vườn cây, đồng thời gây khó cho việc tạo được sự ổn định về số lượng và chất lượng sản phẩm trái cây hàng hóa ở huyện Châu Thành. Hiện nay, một số sản phẩm như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi đã hình thành được danh tiếng và thương hiệu trên thị trường và được tiêu thụ ngày càng nhiều. Ngoài ra, trên địa bàn ven sông từ xã Tiên Thủy đến xã Tân Phú, xã Quới Sơn đã hình thành và phát triển ngày càng mạnh loại hình kết hợp kinh tế vườn và khai thác du lịch xanh, du lịch sinh thái, các khu nghỉ dưỡng giải trívà đang trở thành một trong những thế mạnh đặc trưng của kinh tế vườn của huyện. Nhìn chung ngành trồng trọt giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu sử dụng đất (chiếm tỷ trọng 72% diện tích đất tự nhiên, 99,9% diện tích nhóm đất nông nghiệp), trong đó cây lâu năm chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, hình thành vùng kinh tế vườn hàng đầu của tỉnh Bến Tre. Tuy hầu hết diện tích canh tác đã được sử dụng nhưng nhờ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng năng suất cây trồng, ngành trồng trọt vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng khá cao. Ngoài ra việc hình thành các trang trại, hợp tác xã cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, kết nối thị trường tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm ngành trồng trọt. Số lượng các trang trại trồng trọt đều tăng, trong đó tăng nhanh nhất là trang trại trồng cây lâu năm. Trong tổng số trang trại năm 2010 thì có 3 trang trại trồng cây hàng năm, 247 trang trại trồng cây lâu năm, 7 trang trại sản xuất giống, hoa kiểng. Năm 2011 do áp dụng tiêu chí mới về trang trại, huyện chỉ có 1 trang trại trồng cây lâu năm là đạt tiêu chuẩn. + Ngành chăn nuôi: Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế làm cho quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng. Mức thu thập bình quân đầu người ngày càng tăng là cơ sở quan trọng làm tăng nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi. Việc phát triển ngành chăn nuôi sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và góp phần tăng thu 69 nhập cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, sản xuất lương thực đạt sản lượng cao, nhất là lương thực dành cho chăn nuôi đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và đưa chăn nuôi trở thành ngành phát triển nhanh và ổn định. Tuy nhiên trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh làm cho số lượng một số vật nuôi giảm và ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi. Mặc dù vậy, ngành chăn nuôi cũng đạt được những kết quả đáng kể, trong giai đoạn 2001 - 2006 tuy đạt được tốc độ tăng trưởng rất nhanh (10,7%/năm) nhưng trong giai đoạn 2007 - 2011 tốc độ tăng trưởng có khuynh hướng chậm lại (4,1%/năm). Ngành chăn nuôi vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp (18,2%), là biểu hiện đặc trưng của vùng kinh tế vườn và chưa tương xứng với mục tiêu hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp. GTSX ngành chăn nuôi năm 2011 đạt 185,1 tỉ đồng, tăng 3,6 lần so với năm 2001 (50,8 tỉ đồng). Bảng. 2.15. Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Châu Thành giai đoạn 2001 - 2011 Hạng mục Đơn vị 2001 2003 2005 2007 2009 2011 Đàn heo Số lượng con 16.051 19.708 24.508 24.659 23.023 23.144 Sản lượng tấn 1.416,4 2.489 5.034,9 5.303,1 5.010 4.623 Đàn gia cầm Số lượng con 517 641 310 409 488 556 Sản lượng tấn 392 751 540,8 603,2 697 976 Số lượng trứng ng. quả 6.110 8.847 4.135 3.489 5.757 9.056 Đàn bò Số lượng con 945 2.166 4.844 6.154 5.766 3.232 Sản lượng tấn 15,8 16 154,5 257,1 333 557 Đàn trâu Số lượng con 35 10 12 5 9 6 Sản lượng tấn 8 9,3 1,2 3,3 1,6 0,7 Đàn dê Số lượng con 1.110 4.072 8.810 8.360 5.599 4.418 Sản lượng tấn 23,1 82,5 147 167,4 178 152 Đàn ong Số lượng tổ 1.269 3.748 4.650 4.982 6.854 7.430 Sản lượng tấn 18,3 20,6 56,2 28 64,1 78,4 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành Các tiến bộ khoa học kĩ thuật và hình thức tổ chức chăn nuôi mới được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cầm. Hiện nay, các giống gia súc, gia cầm 70 có chất lượng cao được đưa vào chăn nuôi như bò lai Sind, bò Bradman, gà Đông Tảo, gà nòi lai, lợn siêu nạc, vịt Bắc Kinh, Ngành chăn nuôi phát triển gắn liền với sự chuyển đổi mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại. Hiện nay huyện đã hình thành nhiều khu vực chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và công nghiệp với khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Việc phát triển các hình thức chăn nuôi tập trung ngoài việc tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, năng suất, hiệu quả chăn nuôi cao, kiểm soát dịch bệnh mà còn tận dụng, khai thác tiềm năng quỹ đất nhất là ở vườn dừa, vườn trái cây. Ngoài ra còn tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế địa phương. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành đang chuyển dịch theo hướng phát triển những lĩnh vực nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, phù hợp với lợi thế của địa phương. Trên cơ sở đó, ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và khai thác tối đa lợi thế kinh tế vườn. Các sản phẩm chính theo thứ tự là heo, gia cầm và đại gia súc.  Đàn heo: Hiện nay, heo là nguồn thịt chủ yếu phục vụ cho người dân. Vì vậy chăn nuôi heo đã trở thành nghề truyền thống của bộ phận người dân và cũng là ngành chăn nuôi chính của huyện. Đàn heo có sự tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn 2001- 2005 (13,8%/năm) do thị trường tiêu thụ thuận lợi. Giai đoạn 2006 - 2011 có khuynh hướng tăng chậm lại (3,2%/năm) do dịch bệnh và giá cả không ổn định . Tổng đàn lợn năm 2011 là 23.114 con, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2001, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng là 4.623 tấn, tăng 3,2 lần so với năm 2001. Chất lượng con giống và điều kiện chăn nuôi đã được cải thiện rõ rệt, nhiều loại giống heo mới (heo nái ngoại, heo hướng nạc) có chất lượng thịt tốt, thời gian tăng trọng nhanh (3 - 3,5 tháng/tạ) đang được đưa vào nuôi rộng rãi. Thức ăn chính là thức ăn công nghiệp và hình thức chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung với quy mô lớn (50 - 300 con) còn hạn chế. Hình thức chăn nuôi ở hộ gia đình, mang tính tự phát với số lượng nhỏ (5 - 20 con) là chủ yếu, gây khó khăn cho phòng chống dịch bệnh và ô nhiễm môi trường sông rạch, khu dân cư. Tuy nhiên, những năm gần đây việc tuyên truyền và áp dụng mô hình xây dựng biogas trong chăn nuôi heo cũng hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Chất lượng đàn lợn đã được chuyển đổi nhưng vẫn ở mức thấp. Những xã có số lượng đàn lợn lớn là: Tiên Thủy, Tân Phú, Tiên Long, Tường Đa, An Hóa, Hữu Định, 71  Đàn gia cầm: Chăn nuôi gia cầm là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong ngành chăn nuôi của huyện. Đây là vật nuôi có khả năng sinh sản nhanh nhất, vòng đời ngắn, vốn đầu tư ít và quy mô chăn nuôi linh hoạt. Vì vậy trong những năm gần đây với lợi thế về vườn cây, gia cầm là đối tượng vật nuôi phù hợp. Trên địa bàn huyện, chăn nuôi gia cầm quy mô hộ dưới hình thức nhỏ lẻ, thả rông trong vườn với số lượng từ 20 - 50 con vẫn tiếp tục được duy trì phát triển và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xuất hiện một số hộ chăn nuôi tập trung quy mô lớn với hình thức bán công nghiệp với số lượng từ 200 - 500 con, vừa thả trong vườn, vừa nhốt và sử dụng thức ăn công nghiệp. Các giống gia cầm nuôi chủ yếu vẫn là các giống địa phương (89%) năng suất thấp, các giống cao sản nhập nội năng suất cao vẫn còn ít (11%). Xu hướng phát triển trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa nhiều giống mới có chất lượng tốt. Trong giai đoạn 2001 - 2011, đàn gia cầm tăng trưởng nhanh liên tục trong các năm 2001 - 2003, sau đó giảm nhanh do tác động của tình hình dịch cúm gia cầm và mấy năm gần đây mới phục hồi trở lại. Năm 2001 tổng đàn gia cầm của huyện đạt 517.000 con (đàn gà 406.000 con, chiếm 78,5% tổng số đàn gia cầm) đến năm 2011 tăng lên 556.000 con (đàn gà 507.000 con, chiếm 91,2% tổng đàn gia cầm). Về cơ cấu đàn gia cầm, đàn gà phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng trong cơ cấu đàn gia cầm của huyện do đặc thù kinh tế vườn. Sản lượng thịt gia cầm hơi giết bán tăng từ 392 tấn (2001) tăng lên 976 tấn (2011), sản lượng trứng tăng từ 6,1 triệu quả (2001) tăng lên 7,5 triệu quả (2011). Chăn nuôi gia cầm phân bố ở hầu hết các xã trong huyện và tập trung nhiều nhất ở các xã có thế mạnh về kinh tế vườn.  Đàn bò: Bò là vật nuôi dễ chăm sóc, ít bị dịch bệnh và thức ăn chủ yếu cho đàn bò ở huyện là cỏ, rơm (phụ phẩm của cây lúa). Số lượng đàn bò tăng khá nhanh trong giai đoạn 2001 - 2007 do diện diện tích trồng cây lương thực và đồng cỏ lớn nhưng sau đó số lượng đàn bò có xu hướng giảm (phát triển mô hình kinh tế vườn và quá trình xen canh cây trồng khác trong vườn cây) do nguồn thức ăn tự nhiên giảm. Năm 2001 số lượng đàn bò của huyện là 945 con, đến năm 2007 tăng lên 6.154 con (tăng 6,5 lần) nhưng đến năm 2011 chỉ còn 3.232 con và chiếm 2,0% đàn bò của tỉnh. Quy mô chăn nuôi giảm nhưng chất lượng đàn bò không ngừng nâng cao, số lượng đàn bò phục vụ cày kéo và bò sữa giảm và chuyển sang bò 72 thịt và huyện thực hiện tốt chương trình Sind hóa đàn bò làm cho số lượng đàn bò lai Sind liên tục tăng từ 82 con (2003) tăng lên 4.083 con (2011), chiếm 66,3% tổng đàn bò của huyện. Người nuôi chú ý nhiều hơn đến việc áp dụng những tiến bộ kĩ thuật vào chăn nuôi, đặc biệt hệ thống chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh và nguồn thức ăn phong phú hơn như thức ăn công nghiệp và trồng các loại cỏ có dinh dưỡng cao làm thức ăn. Trong những năm gần đây, ngoài chăn nuôi bò truyền thống, Huyện đang mở rộng phát triển mô hình nuôi vỗ béo bò thịt. Đây là mô hình mới, đòi hỏi kĩ thuật và công chăm sóc nhiều (chọn con giống, vệ sinh chuồng trại, thức ăn vỗ béo) nhưng hiệu quả kinh tế rất cao (mỗi ngày bò tăng từ 500 - 700g). Ngày nay, chăn nuôi bò kết hợp với kinh tế vườn đang mang nhiều lợi ích và hiệu quả cho người dân địa phương. Bò nuôi tập trung nhiều nhất ở các xã An Phước, Quới Sơn, Hữu Định, An Hiệp, Tường Đa,...  Đàn trâu: Trong giai đoạn 2001 - 2011 đàn trâu của huyện giảm khá nhanh, nguyên nhân do nhu cầu sức kéo giảm, điều kiện sinh sống ngày càng thu hẹp, khả năng sinh sản kém và hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2001 số lượng trâu là 35 con đến năm 2011 chỉ còn 6 con, chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số đàn trâu của tỉnh (0,3%). Hiện nay trâu được nuôi chủ yếu theo hướng trâu thịt và chỉ còn nuôi ở các xã Hữu Định và Quới Sơn. Sản lượng thịt trâu rất thấp 0,7 tấn. - Đàn dê: Dê là con vật dễ nuôi, tốn ít công chăm sóc, lại thu hồi vốn nhanh. Nuôi dê sẽ góp phần tạo việc làm và tăng tỉ lệ công việc cho lao động nông thôn. Với điều kiện tự nhiên ở huyện Châu Thành việc kết hợp phát triển kinh tế vườn và nuôi dê sẽ tạo sự đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao do nguồn thức ăn của dê chủ yếu là các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên và các loại lá cây ở trong vườn. Chăn nuôi dê góp phần tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống và phát triển kinh tế địa phương. Số lượng đàn dê có sự biến động trong thời gian qua, số lượng đàn dê tăng nhanh trong giai đoạn 2001 - 2006 và giảm nhẹ trong giai đoạn 2007 - 2011. Nguyên nhân do hiện nay nguồn thức ăn tự nhiên giảm và sự tác động của thị trường (giá cả). Tổng đàn dê của huyện năm 2011 là 4.418 con, chiếm 12,7% tổng đàn dê của tỉnh. Dê được nuôi tập trung chủ yếu ở các xã Hữu Định, Phú Đức, Quới Thành. Cơ cấu đàn dê chủ yếu là dê nuôi lấy thịt, dê lấy sữa không đáng kể. Hình thức nuôi mang tính chất nhỏ lẻ, hộ gia đình và chủ yếu dựa vào diện tích đất trống trong vườn làm chuồng và trồng các loại cây làm thức ăn cho dê. Tuy 73 nhiên trong những năm gần đây, số lượng đàn dê giảm nhưng chất lượng không ngừng tăng lên do chuyển đổi sang các giống dê có mình to, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh.  Chăn nuôi khác: Nuôi ong: Nghề nuôi ông lấy mật đang được xem là một trong những nghề cho giá trị kinh tế cao. Với lợi thế về phát triển kinh tế vườn nên huyện có nhiều vườn dừa, vườn cây ăn trái là điều kiện thuận lợi cho đàn ong sinh sống và phát triển. Nghề nuôi ông có vốn đầu tư không lớn (350 ngàn đồng/thùng), chi phí ít vì tận dụng được nguồn thức ăn từ thiên nhiên, không mất nhiều thời gian và công chăm sóc như các vật nuôi khác. Năm 2011 đạt 7.430 tổ ong, tăng 5,8 lần so với năm 2001, sản lượng mật ong đạt 78,4 tấn, tăng 4,3 lần so với năm 2001. Những năm gần đây, do nhà vườn biết sửa lứa cho trái vụ nghịch, nên mùa lấy mật được kéo dài. Đàn ong được nuôi nhiều nhất tập trung tại các xã có nhiều vườn cây ăn trái như: Phú Túc, Tân Phú, Phước Thạnh, Giao Hòa,... Loại hình nuôi con đặc sản: Nhằm đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp, huyện Châu Thành đang hình thành các mô hình nuôi con đặc sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chăn nuôi này chủ yếu dựa trên việc khai thác khoảng trống trong các vườn dừa, vườn cây trái để xây dựng chuồng trại hoặc tạo nguồn thức ăn cho các vật nuôi và hiện nay đang mang lại giá trị gia tăng cho các vườn cây. Các mô hình hiện nay như nuôi rắn mối, rắn, cá sấu, chim cút, thỏ, chim trĩ,... Ngoài hình thức kinh tế hộ gia đình thì mô hình các trang trại, hợp tác xã cũng đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành chăn nuôi ở huyện Châu Thành. Trong tổng số trang trại năm 2010 thì có 3 trang trại chăn nuôi bò, 104 trang trại chăn nuôi heo, 6 trang trại chăn nuôi dê, 7 trang trại chăn nuôi gia cầm. Đến năm 2011 do áp dụng tiêu chí mới về trang trại, huyện chỉ có 1 trang trại nuôi heo là đạt tiêu chuẩn. Nhìn chung, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Châu Thành tuy vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nông nghiệp và chưa tương xứng với mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp nhưng tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001 - 2011 cao và có nhiều tiềm năng tiếp tục phát triển nhanh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế Huyện. + Dịch vụ nông nghiệp: Trong xu thế chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp ở huyện Châu Thành trong giai đoạn 2001-2011 phát triển khá nhanh, với tốc 74 độ tăng trưởng bình quân 15,3%/năm. GTSX năm 2011 đạt 73,2 tỷ đồng, tăng 3,1 lần so với năm 2001. Tuy nhiên, tỷ trọng của dịch vụ nông nghiệp trong cơ cấu GTSX nông nghiệp còn rất thấp, năm 2011 mới chĩ chiếm 7,2%. Hiện nay, các dịch vụ nông nghiệp ở huyện phát triển đa dạng với nhiều loại hình như: cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, vật tư nông nghiệp và dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất. Các dịch vụ này đã đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế của cây trồng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_30_8533491637_0571_1871507.pdf
Tài liệu liên quan