LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU . v
DANH MỤC HÌNH. vi
MỞ ĐẦU. 1
1. Lí do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. 2
3.Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài . 5
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 6
5. Giới hạn của đề tài . 8
6. Đóng góp mới của luận văn. 8
7. Cấu trúc của luận văn. 8
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI. 9
1.1. Cơ sở lí luận về kinh tế trang trại . 9
1.1.1. Khái quát chung về trang trại và kinh tế trang trại . 9
1.1.2. Những đặc trưng của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường. 14
1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại . 15
1.2. Cơ sở thực tiễn. 19
1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. 19
1.2.2. Phát triển kinh tế trang trại khu vực Trung du miền núi phía Bắc . 27
1.2.3. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. 29
Tiểu kết chương 1 . 31
Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2016. 33
2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên . 33
2.1.1. Vị trí địa lí. 33
2.1.2. Tiềm năng về tự nhiên . 35
2.1.3. Tiềm năng về kinh tế - xã hội . 39
2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2011 - 2016 . 44
2.2.1. Tình hình chung về kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên . 44
111 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều gia đình người
dân tộc thiểu số đã trở thành gương điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực: phát
triển kinh tế, hiến đất làm đường, công tác xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa
bàn.... Cơ cấu dân tộc cho thấy sự đa dạng về phong tục tập quán, lối sống kinh
nghiệm trong lao động sản xuất. Đức tính cần cù, năng động, hiếu học và nền
năn hóa lâu đời của người dân sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển
KT - XH của huyện. [44]
40
Bảng 2.2. Dân số và mật độ dân số huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên phân
theo xã, thị trấn năm 2016
TT Tiêu chí
Phân theo đơn
vị cấp xã, thị trấn
Dân số trung bình
(người)
Mật độ dân số
(người/km2)
Tổng số 145.810 578
1 Bàn Đạt 6.148 353
2 Đồng Liên 4271 484
3 Tân Khánh 7.175 343
4 Tân Kim 7.122 325
5 Tân Thành 5.142 180
6 Đào Xá 5.418 565
7 Thượng Đình 8.446 709
8 Bảo Lý 6.399 453
9 Tân Hòa 7.732 379
10 Điềm Thụy 7.901 612
11 Nhã Lộng 7.282 1.214
12 TT Hương Sơn 9.370 910
13 Xuân Phương 7.715 995
14 Úc Kỳ 5.486 941
15 Lương Phú 4.406 954
16 Kha Sơn 8.596 841
17 Nga My 10.401 837
18 Thanh Ninh 5576 1.129
19 Dương Thành 6.612 872
20 Hà Châu 6.238 1.177
21 Tân Đức 8364 784
Nguồn: [5]
Năm 2016, số dân đông nhất là xã Nga My với 10.401 người, ít nhất là xã
Đồng Liên với 4271 người. Mật độ dân số cao nhất là xã Nhã Lộng với 1.214 người/
km2, thấp nhất là xã Tân Thành chỉ 180 người/ km2. Nguyên nhân chủ yếu là do diện
tích đất trung bình các xã khác nhau, vai trò, ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên,
41
điều kiện kinh tế xã hội là khác nhau. [5]
b) Nguồn lao động
Nguồn lao động của huyện năm 2016 là 90.584 người (chiếm 62,1% dân số toàn
huyện), phần lớn lao động đang hoạt động động trong khu vực kinh tế nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản chiếm 67,7%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 15%, lao
động trong khu vực kinh tế dịch vụ là 17,3%. [5]
Về chất lượng nguồn lao động được biểu hiện qua số lao động đã qua đào tạo là
25,63%, trong đó có 6,38% có trình độ trung học chuyên nghiệp và 7,15% có trình độ
cao đẳng trở lên. Chất lượng nguồn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm,
thủy sản của huyện chưa cao nên ảnh hưởng lớn về khả năng tiếp thu, trong việc ứng
dụng các thành tựu của KHKT vào sản xuất.
Dân cư còn là lực lượng tiêu dùng các sản phẩm nông sản của huyện. Những
thói quen tiêu dùng, những đặc tính văn hóa của từng dân tộc khác nhau cũng có ảnh
hưởng tới quá trình phát triển chung và phương hướng phát triển của các hình thức
TT. Tuy nhiên lao động nông nghiệp được đào tạo có trình độ còn hạn chế, điều này
cũng ảnh hưởng tới đến năng suất ngành nông nghiệp của tỉnh. Từ đó cũng ảnh
hưởng tới sự hình thành các hình thức TT trên địa bàn huyện.
2.1.3.2. Thị trường
Về hiện trạng thị trường, nông sản của huyện hiện nay chủ yếu vẫn là cung cấp cho
thị trường tại chỗ của huyện và một số huyện lân cận, đặc biệt cho thành phố Thái Nguyên.
Đây là thị trường ổn định và lâu dài cho việc sản xuất hàng hóa nông sản của huyện.
Với vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng giao thông của mình, Phú Bình có điều kiện
thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trường trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Nằm kề
với các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế của tỉnh Bắc Giang, kết hợp với mạng
lưới đường giao thông kết nối các huyện này đang được nâng cấp, Phú Bình có điều
kiện tiếp xúc với các thị trường tỉnh bạn, nhất là với các khu công nghiệp. Tuy nhiên,
trên thực tế hiện nay lợi thế này chưa được phát huy triệt để. Đặc biệt, với vị trí có
quốc lộ 3 (QL3) chạy qua và cách không xa thủ đô Hà Nội, Phú Bình sẽ có điều kiện
thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường rộng lớn của thủ đô và các tỉnh lân cận. Ngoài
ra, với xu hướng tăng thu nhập của dân cư, sự hình thành các khu công nghiệp trên
42
địa bàn và số dân dự kiến sẽ khoảng 147.000 người vào năm 2015 và 150.000 người
vào năm 2020, Phú Bình sẽ có một thị trường nội huyện tiềm năng lớn.
Tuy lâm nghiệp không phải là thế mạnh nổi bật so với một số huyện miền núi
khác trong tỉnh, nhưng với diện tích rừng trồng của mình, Phú Bình vẫn là một địa
chỉ quan trọng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ cho các nhà máy ở
địa phương khác cũng như trong huyện. Sự phát triển vùng nguyên liệu lâm nghiệp
còn có thể kích thích phát triển các TT lâm nghiệp, đầu tư xây dựng các nhà máy chế
biến lâm sản tại chỗ. Nhờ đó sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân lao động ở địa
phương cũng như góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng và CSVCKT của huyện Phú Bình được xây dựng từ rất sớm. Đến nay,
CSHT và CSVCKT phục vụ cho quá trình phát triển KT - XH của tỉnh nói chung và sản
xuất nông nghiệp nói riêng, trong đó có sự phát triển của các hình thức TT về cơ bản là
khá hoàn thiện.
- Mạng lưới điện: đã đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Hiện nay,
100% các xã đã có điện.
- Mạng lưới giao thông: cơ bản đã được hoàn thiện. Các dự án nâng cấp quốc
lộ được triển khai thực hiện. Toàn huyện có 239,8 km đường bộ, trong đó 172,1 km
đường nhựa và bê tông chiếm 71,7% đường liên xã. Có 71,7% các tuyến đường đạt
chuẩn nông thôn mới. Đường liên thôn có 426,0 km trong đoc có 208,4 km đường
nhựa, bê tông và đường đạt chuẩn nông thôn mới là 212,6 km chiếm 49,9%. Đã có
100% số xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có đường ô tô đến trung tâm. Với những
điều kiện đó đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất định cho sự phát triển KTTT của
huyện. Tuy nhiên, do là huyện Trung du miền núi, địa hình vẫn gây khó khăn trong
việc hoàn thiện các CSHT. Ở các xã vùng sâu, vùng xa chủ yếu vẫn là đường đất, hệ
thống cầu cống thô sơ, mùa mưa lầy lội, đi lại khó khăn, khả năng lưu thông
thấpđây cũng là những trở ngại cho việc phát triển KTTT của huyện. [5]
- Công tác thủy lợi phục vụ cho hệ thống sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứng
đủ. Tỉnh đã tiến hành quản lí, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi, tu sửa phai
đập, nạo vét kênh mương, kịp thời phát hiện và xử lí các sự cố công trình thủy lợi. Toàn
43
huyện có 3 hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu gồm: Hệ thống thuỷ nông Sông Cầu:
Hệ thống thuỷ nông Núi Cốc; hệ thống Hồ đập và các trạm bơm; 110 công trình hồ
đập ( Trung thủy nông và hồ đập nhỏ); 646 km kênh mương nội đồng đáp ứng nước
tưới chủ động cho 40% tổng diện tích đất trồng trọt của huyện. Tuy nhiên công trình
hồ đập được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1970 nên hầu hết đều đã
xuống cấp, hư hỏng nhiều; có 45 hồ đập cần sửa chữa, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương
mới đạt 38,7%, số còn lại là kênh đất; trong giai đoạn tới cần tập trung cải tạo các hồ
đập, kiên cố hóa hệ thống kênh nội đồng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. [5]
2.1.3.4. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là nhân tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như
TCLTNN. Giai đoạn 2011 - 2016 tổng số vốn đầu tư cho ngành nông, lâm nghiệp, thủy
sản là 208.346 triệu đồng. Huyện đã triển khai các hoạt động hợp tác nhằm đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua các dự án được tài trợ như: chương trình
phát triển trang trại, dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát
triển chương trình khí sinh học, chương trình phát triển HTX, Hiện nay, huyện vẫn
đang cố gắng thu hút vốn đầu tư của cả trong và ngoài nước nhằm tạo động lực tốt nhất
không chỉ cho riêng sản xuất nông nghiệp mà cho cả sự phát triển KT - XH của tỉnh. Từ
đó đóng góp không nhỏ cho sự phát triển KTTT của huyện. [6]
2.1.3.5. Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp
Đường lối chính sách đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong quá trình định hướng
và phát triển KTTT. Lãnh đạo các cơ quan, sở ban ngành liên quan đã đưa ra những
đường lối chính sách cụ thể giúp sản xuất nông nghiệp phát triển nói chung, những
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất góp phần mở rộng qui mô cũng như đa dạng hóa
cơ cấu sản phẩm của các hình thức TT. Một số chính sách đã được tiến hành như:
chính sách hỗ trợ giống mới vào sản xuất, chuyển giao chương trình IPM góp phần
nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để giảm
chi phí sản xuất, xây dựng các mô hình chăn nuôiTrong đó chính sách ưu đãi về
vốn để hỗ trợ và động viên các hộ gia đình, các TTtiến hành chuyển đổi mô hình
kinh tế của gia đình sao cho phù hợp. Chính sách về vốn đã góp phần tích cực vào
việc phát triển sản xuất kinh doanh của các TT trên địa bàn huyện.
44
2.1.3.6. Cách mạng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp
Cuộc cách mạng KHKT trong nông nghiệp đã giúp tạo ra bước chuyển lớn trong
phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như các hình thức TCLTNN trong đó có hình
thức TT. Nhờ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT trong sản xuất
nông nghiệp mà các hình thức trang trại hoạt động với qui mô lớn. Bên cạnh việc ứng
dụng các thành tựu của cuộc cách mạng KHKT công nghệ vào sản xuất thì việc đầu tư
CSVC như: các công trình thủy lợi (các hồ chứa nước, hệ thống kênh mương), công
tác hóa học hóa (sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu), công nghệ sinh học (giống mới
được ứng dụng vào sản xuất) được tăng cường và ứng dụng rộng rãi. Những yếu tố
này góp phần nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy sự phát triển KTTT theo
hướng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các TT. Cụ thể, huyện
Phú Bình đã xuất hiện nhiều TT chăn nuôi trên địa bàn huyện sử dụng chế phẩm sinh
học EM, sử dụng Đệm sinh học trong chăn nuôi (lợn, gà) làm giảm ô nhiễm môi
trường, hạn chế chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế, đưa một số giống vật nuôi nhập
ngoại vào chăn nuôi thay thế những con giống bố mẹ đã thoái hóa, nhằm nâng cao
năng suất chất lượng vật nuôi; hay nhân rộng mô hình trồng cây ăn quả đặc sản theo
tiêu chuẩn VietGap như bưởi Diễn, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hàmang
lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2011 - 2016
2.2.1. Tình hình chung về kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Cùng với sự phát triển nông nghiệp của cả nước, các mô hình TT trên địa bàn
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên bắt đầu được hình thành từ những năm đầu của thập
kỉ 90 của thế kỉ XX, nhưng thực sự phát triển từ khi có Nghị quyết 03/NQ- CP ngày
02/02/2000 về phát triển KTTT của Chính phủ. Trong những năm vừa qua thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng, tỉnh Thái Nguyên đã có những cơ chế, chính sách khuyến
khích phát triển KTTT. Nhờ đó đến nay KTTT đã có những bước phát triển rõ rệt như đã
góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện, nhất là trong khu vực kinh tế
nông – lâm nghiệp, góp phần vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ
cấu cây trồng vật nuôi, từng bước hình thành các vùng chuyên canh, vùng tập trung theo
hướng sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập
góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân
45
Trong thời gian vừa qua mô hình KTTT của huyện phát triển khá nhanh về số
lượng, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng về hình thức tổ chức, phát huy được lợi
thế từng xã.
Năm 2016 trên địa bàn huyện có 233 TT với 3 loại hình: TT trồng cây lâu năm,
TT chăn nuôi, TT nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó có sự gia tăng mạnh nhất là của mô
hình TT chăn nuôi.
2.2.2. Số lượng và các loại hình trang trại
2.2.2.1. Số lượng
Trong những năm gần đây số lượng trang trại trên địa bàn tỉnh huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên ngày càng tăng cùng với sự đa dạng của các loại hình sản xuất, góp
phần làm thay đổi bộ mặt đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của huyện.
Bảng 2.3: Số lượng trang trại huyên Phú Bình giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: Trang trại
Năm 2011 2013 2014 2015 2016
Số trang trại 195 198 204 172 233
Nguồn: [6]
Hình 2.2: Số lượng trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2011- 2016 Nguồn: [3, 6]
Năm
Trang trại
46
Số lượng trang trại của huyện giai đoạn 2011-2016 tăng 38 TT. Tốc độ tăng
119,5%. Trung bình mỗi năm tăng thêm 7,6 TT, nhìn chung, tốc độ tăng của các TT
khá cao xong chưa đều qua các năm do các tiêu chuẩn và thủ tục pháp lí để cấp phép
TT chưa đảm bảo, một số TT chăn nuôi kinh doanh chưa hiệu quả do tác động của
dịch bệnh, yếu tố thị trường đầu ra cho sản phẩmnên số lượng các TT tăng, giảm
khác nhau qua từng năm.
Bảng 2.4 : Số lượng trang trại phân theo phân theo các xã, thị trấn của
huyện Phú Bình giai đoạn 2011- 2016 (Đơn vị: Trang trại)
STT Xã, thị trấn 2011 2013 2014 2016
1 Đào Xá 6 6 6 6
2 Thượng Đình 8 8 8 10
3 Thanh Ninh 7 7 7 7
4 Dương Thành 9 9 9 12
5 Hà Châu 5 5 5 5
6 Điềm Thụy 5 5 5 6
7 Nga My 7 7 7 9
8 Nhã Lộng 7 7 7 7
9 Bảo Lý 2 2 2 2
10 Tân Khánh 31 31 34 39
11 Tân Kim 43 44 46 58
12 Đồng Liên 7 7 7 7
13 Bàn Đạt 5 5 5 5
14 TT. Hương Sơn 5 5 5 5
15 Tân Thành 8 8 8 9
16 Xuân Phương 5 5 5 5
17 Tân Đức 10 11 11 12
18 Úc Kì 1 1 1 1
19 Lương Phú 7 7 7 7
20 Kha Sơn 7 7 7 7
21 Tân Hòa 10 11 12 14
Toàn huyện 195 198 204 233
Nguồn:[3, 6]
Số lượng trang trại phân theo phân theo các xã, thị trấn của huyện Phú Bình
47
giai đoạn 2013- 2016 có xu hướng tăng lên ở hầu hết các xã, đặc biệt là các xã Tân
Kim (tăng 15 TT), Tân Khánh (tăng 9 TT), Tân Hòa (tăng 4 TT)...Một số xã giữ ổn
định số TT như Đồng Liên, Bàn Đạt, Kha Sơn, Lương Phú... Như vậy, hộ nông dân ở
các xã đã phát huy lợi thế về điều kiện đất đai, nguồn nhân lực, thị trường, tranh thủ
nguồn vốn, KHKT để mạnh dạn phát triển KTTT.
2.2.2.2. Các loại hình trang trại
Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên có 3 loại hình TT đang hoạt
động (đạt theo tiêu chí TT) gồm:
- Trang trại trồng cây lâu năm
- Trang trại chăn nuôi
- Trang trại nuôi trồng thủy sản
a. Trang trại trồng cây lâu năm
Trong huyện chỉ có duy nhất một trang trại trồng cây lâu năm tại xã Đồng Liên,
trồng cây ăn quả.
Do lượng quỹ đất trồng cây lâu năm đang có xu hướng giảm cộng với hiệu quả
trồng một số cây lâu năm như táo, vải, ổi, bưởi Diễn...trong những năm vừa qua
không cao.Vì vậy khiến cho số lượng TT trồng cây lâu năm không tăng.
b. Trang trại chăn nuôi
So với loại hình TT trồng trọt thì TT chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá
cao. Do vậy trong những năm gần đây TT chăn nuôi gia tăng nhanh về số lượng. TT
chăn nuôi là loại hình được phát triển mạnh trên địa bàn huyện Phú Bình, đặc biệt trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Theo kết quả điều tra, năm 2011 toàn huyện có 209 TT chăn nuôi trong tổng 210
TT. Đến năm 2016 TT chăn nuôi là 230 trong tổng 233 TT, tăng 20 TT (tăng 1,1 lần )
so với năm 2011. Như vậy, TT chăn nuôi chiếm ưu thế gần như tuyệt đối số lượng
các TT của huyện. Trong đó chủ yếu là các TT chăn nuôi gia cầm với 77 TT chiếm
33,5% số TT chăn nuôi, TT chăn nuôi lợn với 133 TT chiếm 57,8%. Ngoài ra còn có
một số TT chăn nuôi trâu, bò, ong...chiếm tỉ lệ nhỏ. Năm 2014 huyện xây dựng thành
công thương hiệu "Gà đồi Phú Bình" được Cục sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học công nghệ
cấp giấy chứng nhận, đây là điều kiện nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chăn nuôi
và giúp người dân nâng cao thu nhập.
48
Bảng 2.5: Số lượng, cơ cấu trang trại chăn nuôi gia cầm chia theo quy mô
đàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 1/7/2016)
Quy mô đàn
Dưới
3000
con
Từ 3000
đến dưới
5000 con
Từ 5000
đến dưới
7000 con
Từ 7000
đến dưới
9000 con
Trên
9000 con
Tổng
số
Số trang trại 14 44 12 1 6 77
Tỉ lệ (%) 18,2 57,1 15,6 1,3 7,8 100
Nguồn:[3]
Về cơ bản, hầu hết các TT chăn nuôi gia cầm có quy mô đàn từ dưới 3000 con
đến dưới 7000 con (70 TT chiếm 90,9%) phù hợp với số vốn hiện có, quy mô đất đai,
nguồn lao động và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Mặt khác giảm thiểu rủi ro trước
các dịch bệnh có thể gây thiệt hại lớn trên các đàn gia cầm như: cúm gia cầm, tụ
huyết trùng, cầu trùng, đậu gà...
Phần lớn các TT chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện, sản xuất mới chỉ dừng ở
quy mô hộ gia đình, hoặc nhóm hộ, chưa hình thành được chuỗi giá trị trong sản xuất,
vẫn thiếu liên kết trong sản xuất, thiếu kiến thức về thị trường tiêu thụ, việc sản xuất
chưa bền vững; chưa phát huy được thương hiệu hàng hóa "Gà đồi Phú Bình" trên thị
trường tiêu thụ. Đây là vấn đề mà cần phải tập trung thực hiện để phát huy được
thương hiệu và mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi.
Bảng 2.6: Số lượng, cơ cấu trang trại chăn nuôi lợn chia theo quy mô đàn huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 1/7/2016)
Quy mô đàn
Dưới
100 con
Từ 100
đến dưới
200 con
Từ 200
đến dưới
300 con
Từ 300
đến dưới
400 con
Trên
400 con
Tổng
số
Số trang trại 55 61 12 2 3 133
Tỉ lệ (%) 41,4 45,9 9,0 1,5 2,3 100
Nguồn:[3]
Đối với các TT chăn nuôi lợn phần lớn có quy mô đàn từ dưới 100 con đến
dưới 200 con (116 TT chiếm 87,3%). Số lượng các TT có quy mô đàn từ 200 con đến
dưới 400 con còn ít (17 TT chiếm 12,8%) do các TT thiếu vốn, cơ sở thú y còn hạn
49
chế, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chủ TT với các doanh nghiệp thu mua,
khâu chế biến là khâu yếu nhất của ngành chăn nuôi lợn bởi mới chỉ có một số doanh
nghiệp, tập đoàn lớn có năng lực này, còn lại phần lớn thịt lợn vẫn tiêu thụ theo cách
truyền thống nên quy mô đàn còn tăng chậm. Do thiếu các thông tin về thị trường,
việc chăn nuôi lợn quá nhiều không chỉ ở các TT mà trong từng hộ nông dân dẫn đến
cung vượt cầu, giá thành phẩm giảm mạnh gây thua lỗ, ảnh hưởng đến sản xuất và
phát triển KTTT. Vì vậy, khâu quan trọng trong mô hình chăn nuôi TT lợn là cần chú
trọng nâng cao chất lượng, có sự liên kết và chia sẻ thông tin, lợi ích. Để phát triển,
các bên phải liên kết với nhau thành chuỗi từ trang trại đến khâu phân phối.
c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
Ngành thuỷ sản cũng không phải là ngành mũi nhọn để đưa kinh tế khu vực
nông của huyện phát triển, với tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của huyện
là 500 ha, sản lượng thủy sản hàng năm là 2300 tấn. Hiện trong huyện mới có 2 TT
nuôi trồng thủy sản ở xã Tân Khánh và xã Tân Hòa. Hình thức chăn nuôi quy mô hộ
gia đình còn nhỏ, lẻ, năng suất chưa cao.
Sự gia tăng mạnh về số lượng các trang trại chăn nuôi trong những năm gần đây
cho thấy sự phát triển đúng hướng của huyện theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn, phát huy lợi thế và tiềm năng vốn có của huyện. Ngoài ra
sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình CNH-HĐH đất nước cũng đã thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các loại hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao,
đặc biệt là loại hình trang trại chăn nuôi.
2.2.3. Sự phân bố và cơ cấu các loại hình kinh tế trang trại
2.2.3.1. Sự phân bố
Với những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên ở mỗi xã nên TT trên địa
bàn huyện cũng có sự phân bố khác nhau nhằm phát huy mọi lợi thế của từng xã để
tăng hiệu quả sản xuất của các TT. Nhìn chung TT trên địa bàn huyện được phân bố
rộng khắp. Tuy nhiên tập trung chủ yếu ở những địa phương thuận lợi về giao thông,
đi lại, dân cư đông là các TT chăn nuôi. Cụ thể:
50
Bảng 2.7: Số lượng trang trại phân theo loại hình
sản xuất huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2016
(Đơn vị: Trang trại)
Xã, thị trấn
Tổng
số
Trong đó
TT
trồng
cây
hàng
năm
TT
trồng
cây
lâu
năm
TT
chăn
nuôi
TT
lâm
nghiệp
TT
thủy
sản
TT
KDTH
Toàn Huyện 233 - 1 320 - 2 -
Đào Xá 6 - - 6 - - -
Thượng Đình 10 - - 10 - - -
Thanh Ninh 7 - - 7 - - -
Dương Thành 12 - - 12 - - -
Hà Châu 5 - - 5 - - -
Điềm Thụy 6 - - 6 - - -
Nga My 9 - - 9 - - -
Nhã Lộng 7 - - 7 - - -
Bảo Lý 2 - - 2 - - -
Tân Khánh 39 - - 38 - 1 -
Tân Kim 58 - - 58 - - -
Đồng Liên 7 - 1 6 - - -
Bàn Đạt 5 - - 5 - - -
TT. Hương Sơn 5 - - 5 - - -
Tân Thành 9 - - 4 - - -
Xuân Phương 5 - - 5 - - -
Tân Đức 12 - - 12 - - -
Úc Kì 1 - - 1 - - -
Lương Phú 7 - - 7 - - -
Kha Sơn 7 - - 7 - - -
Tân Hòa 14 - - 13 - 1 -
Nguồn: [6]
Năm 2016, trang trại được phân bố tập trung nhiều ở xã Tân Kim (58 TT chiếm
24,9%), xã Tân Khánh (39TT chiếm 16,7%), xã Tân Hòa (14TT chiếm 6,0%), Xã
51
Dương Thành vã xã Tân Đức mỗi xã 12 TT, chiếm 5,15%... Do những địa phương này
khá thuận lợi về giao thông đi lại, mật độ dân cư đông, quỹ đất lớn, thuận lợi về tiêu thụ
sản phẩm. Ngoài ra một số xã cũng có điều kiện khá thuận lợi về tiêu thụ sản phẩm
nhưng số lượng trang trại phân bố còn ít như Úc Kỳ, Bảo Lý, Bàn Đạt, Hà Châu, Xuân
Phương chỉ từ 1 đến 5 TT là do những xã này tỉ lệ đất canh tác ít, sản xuất phân tán
manh mún. Phần lớn các TT là TT chăn nuôi (230 TT), các loại TT khác còn ít (3 TT),
chưa được chú trọng đầu tư do điều kiện về tự nhiên, vốn, kĩ thuật...còn hạn chế.
2.2.3.2. Cơ cấu các loại hình trang trại
Trong những năm gần đây nông nghiệp, nông thôn nước ta đang có sự chuyển
dịch theo hướng tích cực là đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, từng bước đưa chăn nuôi
trở thành ngành sản xuất chính. Huyện Phú Bình cũng không nằm ngoài quy luật đó,
nông nghiệp của huyện cũng đang có sự chuyển dịch rõ rệt, trong đó có sự chuyển
dịch cơ cấu các loại hình TT.
0,43
98,7
0,86
Trang trại trồng trọt
Trang trại chăn nuôi
Trang trại nuôi trồng thủy sản
Hình 2.3: Cơ cấu trang trại huyện Phú Bình năm 2016 [3]
Giai đoạn 2011-2016 cơ cấu TT của huyện Phú Bình chiếm tỉ trọng gần như
tuyệt đối là TT chăn nuôi. Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 loại hình TT với cơ cấu:
TT chăn nuôi 230 TT chiếm 98,7%, 2 TT nuôi trồng thủy sản chiếm 0,86%, 1 TT
trồng trọt chiếm 0,43%. [3] phụ lục 2a, b
Cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong mỗi loại hình TT thể hiện sự chuyên môn
hoá ngày càng hợp lí, theo nhu cầu của thị trường. Các chủ TT đã chú ý tìm hiểu thị
trường tiêu thụ trước khi quyết định trồng cây gì và nuôi con gì. Hiện nay xu hướng
52
phát triển kinh tế trang trại của huyện đang tập trung chủ yếu vào phát triển loại hình
trang trại chăn nuôi vì đây là loại hình mang lại hiệu quả giá trị kinh tế cao. Đây là sự
lựa chọn hợp lí, phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp của huyện.
2.2.4. Quy mô sử dụng đất của trang trại
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất của TT nói riêng, đất đai là tư
liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Những nơi có điều kiện đất đai dồi dào,
mặt nước thuận lợi là những nơi có điều kiện để phát triển mở rộng quy mô về trồng
trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Theo kết quả điều tra năm 2016, tổng diện tích đất sản xuất của các trang trại là
217 ha, chiếm 1,02% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Bình quân diện tích
đất/TT chỉ đạt 0,93 ha, thấp hơn nhiều so với các huyện khác như Đại Từ 4,04 ha/TT,
Phú Lương 2,1 ha/TT, Đồng Hỷ 1,55 ha/TTDiện tích đất của các trang trại đều
thuộc của các chủ trại, diện tích phải thuê muợn và đấu thầu chiếm tỉ lệ thấp. [3]
So với hình thức hộ gia đình thì trang trại có qui mô sử dụng đất đai lớn hơn nhiều
nhưng nhìn chung qui mô đất của các trang trại vẫn còn thấp. Qui mô đất bình
quân/trang trại cũng có sự khác nhau ở mỗi xã trên địa bàn huyện (phụ lục 3). Những xã
có diện tích đất bình quân/trang trại khá cao như xã Úc Kỳ, Bàn Đạt, Đào Xá, Bảo Lý,
Hà Châu (trên 1,5 ha/trang trại), các xã Tân Hòa, Lương Phú, Kha Sơn (trên 1,1 ha/trang
trại), Các xã Tân Kim, Tân Khánh bình quân diện tích đất chỉ đạt 0,7ha/trang trại.
2.2.5. Lao động của trang trại
Lao động là yếu tố quyết định của mọi quá trình sản xuất, làm thay đổi kỹ thuật,
làm biến đổi cơ cấu sản xuất và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bởi
vậy trang trại tuy có nhiều hình thức khác nhau nhưng có điểm chung là đều dựa trên
cơ sở của các nguồn lực của trang trại là chủ yếu, trong đó sức lao động là một trong
những nguồn lực có vai trò quan trọng trong việc phát triển KTTT của các TT.
Hiện nay số lượng lao động hoạt động thường xuyên trong các trang trại của
huyện là 672 người năm, trong đó lao động tự có trong gia đình là 603 người chiếm
89,7% lao động thuê mướn là 67 người chiếm 11,3% tổng số lao động của các TT
(2016). Như vậy, phần lớn lao động trong các TT của huyện là những người trong
cũng một gia đình. Qui mô lao động của trang trại tương đối thấp. Năm 2016, bình
53
quân lao động/trang trại của huyện là 2,9 lao động/ trang trại, thấp hơn mức trung
bình của cả tỉnh (3,3 lao động/ trang trại) [6]. Kinh tế trang trại đã thu hút sự tham gia
của nhiều thành phần dân cư như: nông dân, cán bộ, công chức, người nghỉ hưu số
lượng các trang trại ngày càng tăng và đa dạng về loại hình hoạt động của vì thế lao
động của trang trại cũng tăng lên trong những năm gần đây.
Bảng 2.8: Lao động tham gia sản xuất trong các trang trại
của huyện Phú Bình năm 2016 (Đơn vị: Người)
STT Xã, thị trấn Tổng số lao
động tham
gia sản xuất
của các TT
Trong đó Bình quân
la
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phat_trien_kinh_te_trang_trai_huyen_phu_binh_tinh_t.pdf