Tóm tắt Luận án Phân tích tính bao trùm trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2016

Biến độc lập: Dữ liệu của biến độc lập được lấy từ nguồn dữ liệu thứ cấp từ Tổng

cục Thống kê, Cục Thống kê các tỉnh, Bộ tài chính, Sở tài chính các tỉnh, Phòng Thương

mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Riêng biến độc lập là chỉ số bao trùm về giáo

dục được tính từ dữ liệu trong VHLSS với việc sử dụng phương pháp hàm cơ hội xã hội

của Ali và Son (2007). Các biến độc lập trong mô hình là: GDP bình quân đầu người

thời kỳ đầu, lạm phát, biến giả (thể hiện cho yếu tố khủng hoảng), tỷ lệ vốn đầu tư trên

GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên tổng lao động,

chỉ số bao trùm về giáo dục, số nhân lực y tế bình quân đầu người, chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh PCI, chi ngân sách địa phương

pdf12 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích tính bao trùm trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bao trùm, đó là: kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường và không gian. Trong đó kinh tế và xã hội là hai khía cạnh trọng tâm nhất. Cụ thể hơn, kinh tế tập trung nói tới tăng trưởng và việc làm trong khi xã hội là tổng hòa của các yếu tố như sức khỏe, giáo dục, bảo vệ của xã hội và giới tính. Diễn đàn Kinh tế thế giới (2015) cho rằng tăng trưởng bao trùm được phân tích với bảy nội dung: giáo dục và phát triển kỹ năng, lao động và việc làm, sở hữu tài sản và kinh doanh, vai trò của trung gian tài chính trong việc đầu tư vào nền kinh tế thực, tham nhũng và những khoản tiền vụ lợi, dịch vụ hạ tầng cơ bản và chuyển giao tài chính. Đây cũng là bảy trụ cột phân tích tăng trưởng bao trùm được đưa ra trong nghiên cứu của Sammans và cộng sự (2015) Có một số nghiên cứu khác đã tập trung phân tích các trụ cột của thu nhập và lao động trong tăng trưởng bao trùm. Trong nhóm này có các nghiên cứu của Anand và 6 cộng sự (2013), nghiên cứu của Hann và Thorat (2013) tập trung phân tích khía cạnh thu nhập trong tăng trưởng bao trùm. Nghiên cứu của Hausman, Rodrik và Velasco (2005), Ramos và cộng sự (2013) tập trung cho khía cạnh việc làm, lao động và thu nhập. Tuy nhiên, vì tăng trưởng bao trùm là một khái niệm đa chiều, các trụ cột (nội dung chính) trong các nghiên cứu về chủ đề này cũng rất phong phú. Từ việc tổng quan một số nghiên cứu, có thể tóm tắt một số nội dung chính mà tăng trưởng bao trùm hướng tới như sau: (i) tăng trưởng kinh tế, (ii) nghèo đói và bất bình đẳng, (iii) việc làm, (iv) giáo dục, y tế và các vấn đề về nhân khẩu học, (v) môi trường, (vi) giới tính/bất bình đẳng giới, (vi) không gian, (vii) sự bảo vệ của xã hội và (viii) cơ sở hạ tầng. 1.2. Các phương pháp đo lường tăng trưởng bao trùm 1.2.1. Phương pháp đường cong và chỉ số tập trung Đường cong tập trung được xây dựng bởi Kakwani (1977) dựa trên tỷ lệ phần trăm tích lũy của biến đo lường (trục tung) so với tỷ lệ tích lũy của tổng thể, sắp xếp theo hộ gia đình có mức thu nhập bình quân nhỏ nhất và kết thúc với hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người lớn nhất (trục hoành). Đường cong tập trung cho biết tỷ lệ tích lũy của biến đo lường mà phần trăm hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người nhỏ nhất nhận được. Từ đường cong tập trung, Kakwani (1977) tính toán chỉ số tập trung để đo lường mức độ bất bình đẳng kinh tế xã hội. Chỉ số tập trung có thể được biểu diễn viết như sau: 1 2 11 n i i i C h r N Nµ = = − −∑ (Kakwani, 1977, 1980) (1) Trong đó, ℎ là biến đo lường bất bình đẳng, µ là giá trị trung bình của nó, và  =   là thứ tự xếp hạng của hộ gia đình thứ i trong phân phối của nó theo thu nhập bình quân, với i = 1 cho hộ gia đình có thu nhập bình quân nhỏ nhất, và i = N cho hộ gia đình có thu nhập bình quân lớn nhất. 1.2.2. Phương pháp hàm cơ hội xã hội Phương pháp hàm cơ hội xã hội được xây dựng lần đầu tiên bởi Ali và Son (2007), áp dụng cho các chỉ tiêu phi tiền tệ. Sau đó, Anand và cộng sự (2013) đã phát triển ý tưởng này cho các chỉ tiêu tiền tệ thành phương pháp đường dịch chuyển xã hội. Phương pháp đo lường tăng trưởng bao trùm phản ánh theo sự gia tăng của hàm cơ hội xã hội, phụ thuộc vào hai yếu tố: (i) cơ hội bình quân được tạo ra; (ii) và cách phân bổ cơ hội giữa các hộ gia đình trong nền kinh tế. Các hộ gia đình theo thu nhập bình quân tăng dần, và ȳp là cơ hội bình quân được hưởng bởi p phần trăm hộ gia đình có thu nhập 7 thấp nhất (trong đó p dao động trong khoảng 0 đến 100 và ȳ là cơ hội bình quân sẵn có cho tổng thể), thì ȳ sẽ bằng ȳ khi p bằng 100 (tức là bao gồm toàn bộ tổng thể). Vì ȳ thay đổi theo p, chúng ta có thể vẽ một đường cong ȳ với mỗi giá trị của p. Đây chính là đường cong tập trung cơ hội tổng quát khi các hộ gia đình được sắp xếp theo thứ tự thu nhập bình quân tăng dần. Chỉ số thể hiện diện tích bên dưới đường cong cơ hội, và được biểu thị dưới dạng toán học như sau: ȳ*=  ȳ  (ȳ* là chỉ số cơ hội) (2) Để xem xét vấn đề bình đẳng trong phân phối cơ hội, ta có thể xây dựng và tính toán Chỉ số bình đẳng cơ hội (EIO) như sau: = ȳ∗ ȳ (3) Với nguyên tắc tương tự, Anand và cộng sự đã phát triển phương pháp hàm cơ hội xã hội để tính toán chỉ số dịch chuyển xấ hội cho chỉ tiêu thu nhập (gọi là phương pháp hàm dịch chuyển xã hội) 1.2.3. Phương pháp chỉ số tổng hợp Phương pháp chỉ số tổng hợp là phương pháp thực hiện tính toán chỉ số bao trùm tổng hợp dựa vào các chỉ số của các chiều riêng lẻ và gán trọng số cho các chiều đó. Chỉ số tổng hợp được xây dựng trên thang điểm từ 0 đến 10, dựa trên mức độ đạt được của mỗi quốc gia ở mỗi chiều đo lường đó với các tiêu chí nhỏ. Điểm số càng cao thể hiện tính bao trùm của quốc gia đó trong chiều đó càng lớn. 1.3. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố quyết định tăng trưởng bao trùm 1.3.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố quyết định tăng trưởng Một số các lý thuyết về tăng trưởng đã được đề cập trong phần này là lý thuyết cổ điển của Adam Smith (1776), David Ricardo, Karl Marx; các lý thuyết về trường phái Keynes, trong đó nổi bật có lý thuyết của Harrod- Domar với vai trò của vốn với tăng trưởng; các lý thuyết Tân cổ điển với đại diện là lý thuyết của Slow Swan (1956) đã nhấn mạnh, ngoài vốn thì lao động và công nghệ cũng có vai trò đến tăng trưởng. Cuối cùng là các mô hình tăng trưởng nội sinh với lý thuyết của Arrow và Romer với sự nhấn mạnh của vốn con người trong quyết định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Ngoài ra, vai trò của tăng trưởng dân số được đề cập trong một số lý thuyết, trong đó có thuyết dân số Thomas Malthus cũng được đề cập khi nói tới tác động của dân số đến thu nhập bình quân đầu người. 1.3.2. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố quyết định bất bình đẳng thu nhập hay phân phối thu nhập 8 Các yếu tố tác động đến bất bình đẳng về thu nhập thường được chia thành 5 nhóm, đó là: các yếu tố về phát triển kinh tế, các yếu tố về nhân khẩu học, các yếu tố về chính trị, các yếu tố về văn hóa và môi trường, và các yếu tố vĩ mô. Trong mỗi nhóm gồm có các yếu tố đại diện khác nhau. Từ trước đến nay, có một số nghiên cứu đã lựa chọn phân tích một hoặc một số các yếu tố này tới bất bình đẳng về thu nhập. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động của mỗi yếu tố tới bất bình đẳng thu nhập là không nhất quán, có thể là dương hoặc âm, thậm chí nhiều yếu tố không cho thấy tác động rõ ràng tới bất bình đẳng trong thu nhập. Trong số các yếu tố được liệt kê, có các yếu tố sau cho thấy kết quả là đồng nhất giữa các nghiên cứu, đó là: tác động dương của tiến bộ công nghệ, bất bình đẳng trong giáo dục và đầu tư nước ngoài, trong khi có tác động âm của mức độ phát triển tài chính tới bất bình đẳng trong thu nhập. Ngoài ra, các yếu tố được nhiều nghiên cứu lựa chọn, tuy rằng tác động có thể là không đồng nhất, đó là: GDP bình quân đầu người, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trình độ và chi tiêu cho giáo dục, lạm phát, và thất nghiệp. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM 2.1. Các nghiên cứu nước ngoài 2.1.1. Các nghiên cứu trong phạm vi nhiều quốc gia Trong nhóm này, nội dung toàn văn của luận án có thực hiện tổng quan các nghiên cứu mà biến phụ thuộc phản ánh tăng trưởng bao trùm về thu nhập, phản ánh thu nhập bình quân đầu người hay đo lường bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, trong phần tóm tắt, chỉ xin trình bày các nghiên cứu mà biến phụ thuộc là tăng trưởng bao trùm về thu nhập được nghiên cứu cho mẫu gồm nhiều quốc gia Các nghiên cứu trong nhóm này có nghiên cứu của Anand và cộng sự (2013), Jalles và Mello (2019), Doumbia (2018), Javed và cộng sự (2018), Aoyagi và Ganelli (2015), Sen (2014), Ravi và cộng sự (2013). Mặc dù tập trung nhất vào khía cạnh thu nhập trong tăng trưởng bao trùm, nhưng các nghiên cứu này khác nhau nhiều về việc lựa chọn biến đo lường cho biến phụ thuộc và các biến độc lập. Các biến độc lập chủ yếu được sử dụng là: GDP bình quân đầu người, lạm phát, các chỉ số về phát triển con người như giáo dục và y tế, thể chế và quản trị, đầu tư, độ mở thương mại và tiêu dùng chính phủ 2.1.2. Các nghiên cứu trong phạm vi một quốc gia Các nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi một quốc gia với biến phụ thuộc 9 là tăng trưởng bao trùm về thu nhập, có các nghiên cứu sau Các nghiên cứu của Arabiyat và cộng sự (2019), Munir và cộng sự (2018), Khan và cộng sự (2016), Pukuh và Widyasthika (2017), Oluseye và Gabriel (2017). Điểm chung của các nghiên cứu này là biến phụ thuộc đo lường tăng trưởng bao trùm về thu nhập chủ yếu được đo lường bằng phương pháp đường dịch chuyển xã hội như được đề xuất trong nghiên cứu của Anand và cộng sự (2013). Các biến độc lập được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu này là: GDP bình quân đầu người, lạm phát, tăng trưởng dân số, tiêu dùng chính phủ, độ mở thương mại, và tăng trưởng cung tiền 2.1.3. Các nghiên cứu khác về tăng trưởng bao trùm Ngoài các nghiên cứu về tăng trưởng bao trùm có phân tích định lượng, có một số nghiên cứu khác trên thế giới cũng phân tích về chủ đề này nhưng chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng tăng trưởng trên một hay một số khía cạnh nào đó. Số lượng các nghiên cứu này nhiều hơn so với nhóm các nghiên cứu có thực hiện phân tích định lượng. Nhóm này có các nghiên cứu sau: Yuwa (2014), Schmid (2014), Habito (2009), Ganesh và Ravi (2009), Osmani (2008), Fernando (2008), Norman và cộng sự (2007), Afzal (2007), Afzal và Jazhong (2007), Afzal và Xianbin (2004) và Bolt (2004). Nội dung chủ yếu được phân tích trong các nghiên cứu là: tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, việc làm, thể chế và cơ sở hạ tầng 2.2. Các nghiên cứu trong nước Do khái niệm tăng trưởng bao trùm là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam, những nghiên cứu thực hiện phân tích về chủ đề này không nhiều. Các nghiên cứu trong nhóm này có: Lê Kim Sa (2014), Phạm Minh Thái và Vũ Thị Minh Ngọc (2014), Nguyễn Đức Thành và Phạm Văn Đại (2014), Đỗ Sơn Tùng và Ma Ngọc Ngà (2014), Lê Kim Sa (2008). Nội dung của các nghiên cứu về tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam chủ yếu phân tích về thị trường lao động của một hay một số doanh nghiệp của một ngành nghề nào đó, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách để cải thiện tính bao trùm cho chính khu vực đó. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài, cùng với các nghiên cứu trong nước đã phân tích về tăng trưởng bao trùm, luận án nhận thấy tồn tại khoảng trống rất sáng rõ, khi còn đang thiếu các nghiên cứu tăng trưởng bao trùm về khía cạnh thu nhập, tiếp cận từ góc độ hộ gia đình. Và đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam có thực hiện phân tích định lượng để tìm tác động của các nhân tố tới tăng trưởng bao trùm về thu nhập ở Việt Nam. 10 2.3. Khung nghiên cứu Luận án được thực hiện qua các bước sau: (i) xác định mục tiêu nghiên cứu, (ii) tổng quan tài liệu nghiên cứu, (iii) xây dựng khung phân tích, (iv) thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu, (v) kết quả nghiên cứu và (vi) khuyến nghị chính sách Về nội dung của tăng trưởng bao trùm, luận án thực hiện phân tích với 6 nhóm chính: (i) tăng trưởng kinh tế, (ii) nghèo đói và bất bình đẳng, (iii) việc làm, (iv) giáo dục và y tế, (v) không gian và (vi) cơ sở hạ tầng. Trong mỗi nhóm, sẽ lựa chọn phân tích một hay một số chỉ tiêu. Về phân tích định lượng, luận án dự kiến xây dựng khung phân tích như sau Hình 1: Khung phân tích định lượng của luận án CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2016 3.1. Thực trạng tăng trưởng bao trùm về thu nhập 3.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ba thập niên qua, tính từ khi Tăng trưởng bao trùm về thu nhập Vốn nhân lực Trình độ lao động Trình độ học vấn Số năm học Nhân lực y tế Nhân tố vĩ mô Lạm phát Yếu tố khủng hoảng GDP bình quân đầu người FDI Thể chế và chính sách Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Chi ngân sách 11 nền kinh tế thực hiện Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể, GDP bình quân đầu người tăng cao (Tính trung cho cả giai đoạn 2004-2016, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng hai lần, tính theo ngang giá sức mua năm 2011), là một trong các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế vào nhóm cao trong khu vực. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế cũng đang chuyển dịch theo xu hướng của các nền kinh tế đang phát triển, theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng đóng góp trong nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh tỷ lệ nghèo đã giảm, biến động lại diễn ra ở sự phân bố của người nghèo trên khắp cả nước. Trong tổng số người nghèo, phần lớn là đến từ nông thôn. Trong khi đó, nếu xét theo tiêu chí vùng miền thì hầu hết đến từ Trung du và miền núi phía Bắc (trong hai năm 2010 và 2016). Một số chỉ tiêu phản ánh bất bình đẳng thu nhập được sử dụng là Gini, thu nhập giữa 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất của cả nước, theo khu vực thành thị- nông thôn, theo dân tộc đều cho thấy những biến động khác nhau. Xét ở cả hai tiêu chí, bất bình đẳng ở khu vực thành thị giảm và có nhiều biến động hơn so với nông thôn, nhóm dân tộc thiểu số (dân tộc Hoa và các dân tộc khác ngoài Kinh) so với nhóm dân tộc Kinh. Tốc độ tăng thu nhập bình quân ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn giảm nhiều hơn trong những năm cuối của giai đoạn nghiên cứu, trong khi là cao nhất trong giai đoạn 2010- 2012 ở cả 6 vùng địa lý. Tỷ trọng thu nhập trong công nghiệp và dịch vụ còn khá nhỏ bé, tiền công, tiền lương là chiếm nhiều nhất trong khu vực ở thành thị, trong khi với nông thôn thu nhập chủ yếu vẫn đến từ các hoạt động nông nghiệp. 3.1.2. Tăng trưởng bao trùm về thu nhập tại Việt Nam Tăng trưởng bao trùm về thu nhập đều được cải thiện ở tất cả các năm trong suốt giai đoạn nghiên cứu, bất kể là phân tích theo phạm vi nào. Tuy nhiên, sự cải thiện này chủ yếu được giải thích bởi sự cải thiện trong thu nhập bình quân mà không phải đến từ việc phân phối thu nhập được bình đẳng hơn. Năm 2010 là năm mà phân phối thu nhập của các hộ gia đình ở Việt Nam là bất bình đẳng nhất, trong khi năm bình đẳng nhất là năm 2006. Xét về các tỉnh thành phố thì cũng có một số biến động đáng lưu ý, đến từ ở cả ba chỉ tiêu: tăng trưởng thu nhập, tăng trưởng bình đẳng và tăng trưởng bao trùm. 3.2. Thực trạng tăng trưởng bao trùm theo một số chỉ tiêu phi thu nhập 3.2.1. Giáo dục, y tế, lao động và việc làm Giáo dục: Luận án lựa chọn phân tích tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở các cấp học xét theo khu vực thành thị- nông thôn và theo giới tính; và số năm đi học cao nhất của thành 12 viên có số năm đi học cao nhất của hộ để tính chỉ số cơ hội. Kết quả cho thấy tỷ lệ đi học đúng độ tuổi thấp dần với các cấp học cao, tỷ lệ này cao hơn ở khu vực thành thị so với nông thôn, cao hơn ở nữ giới so với nam giới. Về tiêu chí số năm đi học cao nhất, bình đẳng cao hơn ở khu vực thành thị so với nông thôn, dân tộc Kinh so với dân tộc khác Kinh. Tuy nhiên, ở tất cả các tiêu chí, đều chứng kiến chỉ số cơ hội phản ánh tính bao trùm về tiếp cận cơ hội giáo dục (tính theo số năm đi học) được cải thiện. Y tế: Cơ hội tiếp cận y tế được phân tích thông qua cơ hội tiếp cận bảo hiểm y tế và giấy khám sức khỏe miễn phí cho người dân. Về cơ hội này, ở tất cả các tiêu chí, tính bao trùm đều tăng qua các năm, ngoại trừ giai đoạn 2006- 2008. Lao động và việc làm: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đều cao hơn ở nam giới sơ với nữ giới. 3.2.2. Một số chỉ tiêu phi thu nhập khác Trong phần này, luận án phân tích khả năng tiếp cận an sinh xã hội qua tỷ lệ tiếp cận bảo hiểm xã hội theo các ngũ phân vị thu nhập và tiếp cận các điều kiện sống cơ bản như điện, nước và vệ sinh của người dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội giảm dần theo 5 nhóm thu nhập, với sự chênh lệch lớn giữa các nhóm. Trong mỗi nhóm, tỷ lệ này giảm trong giai đoạn 2006- 2010, nhưng được cải thiện trong thời gian còn lại. Ngoài ra, về tính bao trùm trong ba loại tiếp cận cơ bản, cơ hội tiếp cận điện lưới là tốt nhất, kế đến là vệ sinh và cuối cùng là nước máy 3.3. Một số hạn chế trong tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam Tuy đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng và giảm nghèo, tuy nhiên, tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam cũng đã và đang đối diện với rất nhiều thách thức và hạn chế. Một trong số đó được chỉ ra là (i) tăng trưởng diễn ra không đồng đều, (ii) việc làm và năng suất lao động thấp, (iii) tồn tại các chênh lệch lớn trong việc nắm giữ các tài sản và tiếp cận các cơ hội trong cuộc sống. CHƯƠNG 4 ƯỚC LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM VỀ THU NHẬP Ở VIỆT NAM 4.1. Chỉ định mô hình 4.1.1. Xây dựng mô hình Luận án xây dựng mô hình kinh tế lượng để phân tích tác động của các nhân tố đến tăng trưởng bao trùm về thu nhập với các tỉnh, thành phố của Việt Nam như sau 13  =  +  +  (4) 4.1.2. Phương pháp ước lượng Luận án sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng: thực hiện với phương pháp ước lượng cố định/ngẫu nhiên và phương pháp ước lượng có yếu tố không gian 4.1.2.1. Phương pháp ước lượng ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên Sử dụng kiểm định Hausman, luận án lựa chọn giữa hai mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên. 4.1.2.2. Mô hình kinh tế lượng không gian với dữ liệu bảng Phương pháp ước lượng có yếu tố không gian được sử dụng khi nghi ngờ có mối liên quan không gian giữa các thực thể. Theo Le Gallo và cộng sự (2003), nếu đo lường các mối quan hệ kinh tế mà bỏ qua sự tương quan không gian có thể sẽ dẫn đến các ước lượng bị chệch và không đáng tin cậy. Đây cũng chính là tính chất tự tương quan về mặt không gian đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu như của Paraguas và Kami (2005) hay của Higazi và cộng sự (2013). Luận án xây dựng ma trận không gian theo khoảng cách và thực hiện các kiểm định cần thiết để lựa chọn mô hình không gian phù hợp. Sau khi thực hiện các kiểm định, mô hình không gian được lựa chọn là mô hình tự hồi quy trễ không gian SAC (Spatial Autoregressive Model with Auto Regressive disturbances). Ngoài ra, với việc xây dựng các dạng ma trận khác nhau cũng thực hiện kiểm định tính vững của mô hình. Kết quả cho thấy, không có nhiều sư khác biệt lớn trong kết quả khi lựa chọn các dạng ma trận khác nhau để thực hiện ước lượng. Hay nói cách khác, tính vững của mô hình được đảm bảo. 4.2. Nguồn dữ liệu, mô tả dữ liệu và các biến số được sử dụng trong mô hình ước lượng 4.2.1. Nguồn dữ liệu 4.2.1.1. Đặc trưng dữ liệu tỉnh Theo quyết định, từ đầu tháng 8 năm 2018, toàn bộ Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc, và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập về Hà Nội. Do đó, để thống nhất về mặt dữ liệu, các dữ liệu của huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và dữ liệu của 4 xã thuộc tỉnh Hòa Bình cho giai đoạn trước năm 2010 sẽ được tính là dữ liệu của Hà Nội. 4.2.1.2. Nguồn xác định dữ liệu Biến phụ thuộc là tăng trưởng bao trùm về thu nhập được tính là chỉ số dịch 14 chuyển xã hội theo phương pháp hàm dịch chuyển xã hội của Anand và cộng sự (2013), sử dụng dữ liệu thu nhập bình quân của hộ gia đình trong VHLSS Biến độc lập: Dữ liệu của biến độc lập được lấy từ nguồn dữ liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê các tỉnh, Bộ tài chính, Sở tài chính các tỉnh, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Riêng biến độc lập là chỉ số bao trùm về giáo dục được tính từ dữ liệu trong VHLSS với việc sử dụng phương pháp hàm cơ hội xã hội của Ali và Son (2007). Các biến độc lập trong mô hình là: GDP bình quân đầu người thời kỳ đầu, lạm phát, biến giả (thể hiện cho yếu tố khủng hoảng), tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên tổng lao động, chỉ số bao trùm về giáo dục, số nhân lực y tế bình quân đầu người, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, chi ngân sách địa phương 4.2.2.2. Kỳ vọng dấu của các biến Dựa vào việc tổng quan các nghiên cứu trong chương 2, luận án kỳ vọng dấu của các biến như sau Kỳ vọng dương có các biến: GDP bình quân đầu người thời kỳ đầu, tỷ lệ đầu tư trên GDP, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên tổng lao động, chỉ số bao trùm về giáo dục, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, số nhân lực y tế bình quân đầu người Kỳ vọng âm có các biến: Lạm phát Kỳ vọng không rõ ràng về chiều tác động: Biến giả thể hiện khủng hoảng, chi ngân sách địa phương, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 4.3. Kết quả mô hình 4.3.1. Thống kê mô tả các biến số và ma trận tương quan giữa các biến số Bảng thể hiện thống kê mô tả và tương quan giữa các biến số được trình bày trong nội dung toàn văn của luận án 4.3.2. Ước lượng mô hình ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên 4.3.2.1. Kết quả kiểm định mô hình ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên Kết quả kiểm định Hausman cho thấy giá trị Prob> chi2 = 0.0000, do đó, mô hình ước lượng ảnh hưởng cố định được lựa chọn Kết quả ước lượng cụ thể như sau Bảng 1: Kết quả kiểm định của mô hình FE và mô hình RE khi chưa có yếu tố không gian (1) (2) VARIABLES FE RE 15 lgdppop2004 0.29*** 0.32*** (0.07) (0.04) i_gdp 0.48*** 0.11 (0.14) (0.12) lcpi1 -0.35*** -0.35*** (0.04) (0.03) lfdi -0.01** -0.00 (0.01) (0.01) lpci -0.00 0.17** (0.08) (0.08) lchins 0.06*** 0.06*** (0.01) (0.01) ledu 0.32*** 0.25*** (0.10) (0.09) labor_tyle 1.36*** 0.99*** (0.24) (0.22) lyte2 -0.05** -0.10*** (0.02) (0.02) Constant -1.32*** -1.71*** (0.40) (0.37) Observations 365 365 R-squared 0.85 Number of mun 63 63 Hausman test Prob>chi2 = 0.0000 Standard errors in parentheses *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 Tác động dương có các biến số: GDP bình quân đầu người thời kỳ đầu, tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên tổng lao động, chỉ số bao trùm về giáo dục, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chi ngân sách địa phương Tác động âm có các biến số: Lạm phát, số nhân lực y tế bình quân đầu người, FDI. Tồn tại cả hai tác động: Biến giả thể hiện khủng hoảng 4.3.2.2. Các kiểm định trong mô hình ước lượng ảnh hưởng cố định và ngẫu nhiên Luận án thực hiện các kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định đa cộng 16 tuyến, kiểm định ảnh hưởng cố định theo thời gian. Các kết quả kiểm định cho thấy có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình ảnh hưởng cố định, không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình, và mô hình có bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian 4.3.3. Ước lượng mô hình không gian Luận án xây dựng trình tự các bước để lựa chọn dạng mô hình không gian phù hợp Bước 1: Xây dựng ma trận không gian trên phần mềm Geoda Bước 2: Ước lượng mô hình SDM (Mô hình Durbin không gian) Bước 3: Kiểm định lựa chọn mô hình. Trong bước này có các bước sau: (i) kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình cố định hay mô hình ngẫu nhiên, (ii) Kiểm định lựa chọn dạng ma trận không gian Bước 4: Ước lượng không gian đã chọn: Bước này được thực hiện qua hai phương pháp (i) ước lượng không có ảnh hưởng theo LeSega và Pace (2009), và (ii) ước lượng khi có ảnh hưởng theo LeSega và Pace (2009) 4.3.3.1. Các kiểm định cho ước lượng mô hình không gian Trong phần này, luận án thực hiện các kiểm định: Kiểm định Hausman cho mô hình Durbin không gian, kiểm định sự phụ thuộc không gian của biến phụ thuộc, kiểm định lựa chọn mô hình không gian phù hợp. Cụ thể: thực hiện kiểm định giữa mô hình SAR và SDM (với kết quả là mô hình SDM được lựa chọn), giữa mô hình SEM và SDM (với kết quả là mô hình SDM được lựa chọn), giữa các mô hình SAC, SDM hay GSPRE (với kết quả là mô hình SAC được lựa chọn). 4.3.3.2. Kết quả ước lượng mô hình không gian SAC Kết quả ước lượng mô hình không gian SAC được trình bày với hai phương pháp là có hay không có ảnh hưởng theo LeSega và Pace (2009). Hai tác giả đã chỉ ra có thể có tồn tại tác động trực tiếp và gián tiếp trong mô hình ước lượng có yếu tố không gian. Theo đó, ảnh hưởng trực tiếp được sử dụng để đo lường ảnh hưởng thay đổi của biến độc lập đến phụ thuộc của tỉnh đó, trong khi đó ảnh hưởng gián tiếp là ảnh hưởng không gian chéo được sử dụng để đo lường ảnh hưởng thay đổi của biến độc lập của một tỉnh tới biến phụ thuộc của tỉnh khác. Tổng ảnh hưởng là ảnh hưởng gộp của ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp. Kết quả ước lượng mô hình không gian khi chưa xem xét ảnh hưởng theo LeSega và Pace (2009): Kết quả là khá tương đồng với mô hình ước lượng được trình bày ở trên (khi chưa xem xét có yếu tố không gian) Bảng 2: Kết quả kiểm định ước lượng không gian SAC VARIABLES SAC 17 lgdppop2004 0.09** (0.04) i_gdp 0.19*** (0.07) lcpi1 -0.10*** (0.03) lfdi -0.00 (0.00) lpci -0.00 (0.00) lchins

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phan_tich_tinh_bao_trum_trong_tang_truong_ki.pdf
Tài liệu liên quan