Luận văn Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC.iii

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT.iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

DANH MỤC CÁC HÌNH .vi

MỞ ĐẦU.1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.1

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.4

4. Giới hạn nghiên cứu. .5

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.5

6. Những đóng góp chính của luận văn.7

7. Cấu trúc của luận văn .7

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI.8

1.1. Cơ sở lí luận.8

1.1.1. Tổng quan chung về trang trại và kinh tế trang trại .8

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kinh tế

trang trại .17

1.2. Cơ sở thực tiễn.22

1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam .23

1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Đồng bằng sông Hồng .28

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT

TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN

2010 - 2016.32

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh .32

2.1.1. Các nhân tố tự nhiên.32

2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội.36

pdf84 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không thể mở rộng quy mô diện tích và phát triển nếu chỉ dựa trên lao động thủ công, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém. + Hợp tác và cạnh tranh. Các trang trại trong sản xuất hàng hoá phải hợp tác và liên kết với với nhau và với nhiều đơn vị, tổ chức kinh tế khác. Trước tiên là trong nội bộ trang trại có sự hợp tác và phân công lao động để thực hiện các quá trình sản xuất dưới sự điều hành của chủ trang trại. Đi đôi với việc hợp tác, giữa các trang trại cần có sự cạnh trạnh với nhau và giữa các trang trại với các tổ chức và thành phần kinh tế khác để có thể tiêu thụ sản phẩm làm ra, nhằm tích luỹ, tái sản xuất mở rộng. 26 - Về số lượng và cơ cấu các loại hình kinh tế trang trại Theo Thông tư 27/2011/TT- BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ NN và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo tiêu chí mới quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại từ năm 2011 sẽ phải đạt mức cao hơn nhiều so với quy định của Thông tư 69/2000/TTLT/BNN-TCTK Bảng 1.1. Số trang trại của cả nước phân theo các vùng kinh tế giai đoạn từ 2011- 2016 Đơn vị tính: Trang trại 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 CẢ NƯỚC 20.078 22.655 23.774 27.114 29.389 33.488 Đồng bằng sông Hồng 3.512 4.472 5.197 6.133 7.258 9.946 Trung du và miền núi phía Bắc 593 929 1.120 1.456 1.637 2.803 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1.750 2.266 2.450 2.900 3.145 3.630 Tây Nguyên 2.528 2.622 2.676 2.928 3.275 4.041 Đông Nam Bộ 5.389 5.474 5.565 6.098 6.727 6.797 Đồng bằng sông Cửu Long 6.306 6.892 6.766 7.599 7.347 6.271 (Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017) Bảng số liệu trên cho thấy số lượng trại trại của cả nước tăng đều qua các năm từ 20.078 trang trại năm 2011 lên 33.488 trang trại năm 2016. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh nhất, dẫn đầu cả nước về số lượng trang trại năm 2016. Đồng bằng Cửu Long và Đông Nam bộ là hai vùng trong nhiều năm qua đã phát triển mạnh kinh tế trang trại, có số trang trại thường xuyên dẫn đầu trong cả nước. Những năm gần đây, số trang trại tăng chậm, không ổn định do sản xuất phụ thuộc tự nhiên và giá cả thị trường. 27 Bảng 1.2. Số trang trại của cả nước phân theo các lĩnh vực sản xuất năm 2011- 2016 (Đơn vị tính: Trang trại) 2011 2016 Tổng số TT trồng trọt TT chăn nuôi TT nuôi trồng thuỷ sản TT khác (*) Tổng số TT trồng trọt TT chăn nuôi TT nuôi trồng thuỷ sản TT khác (*) ĐBSH 3.512 43 2.439 923 107 9.946 71 8.726 999 150 TD&MN phía Bắc 593 38 519 21 15 2.803 299 2.331 42 131 BTB&DH MT 1.750 756 507 261 226 3.630 692 1.982 327 629 Tây Nguyên 2.528 2.134 370 9 15 4.041 2.885 1.108 14 34 Đông Nam Bộ 5.389 3.430 1.851 54 54 6.797 1.803 4.868 63 63 ĐB sông Cửu Long 6.306 2.234 581 3.172 319 6.271 3.466 1.854 905 46 (Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017) (*) Bao gồm TT lâm nghiệp và TT tổng hợp Số trang trại phân theo các lĩnh vực sản xuất khác nhau tùy theo điều kiện của mỗi vùng. Ví dụ: Ở đồng bằng sông Hồng phát triển chủ yếu là các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; nhưng ở TDMNPB và BTB&DH miền Trung là lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Năm 2016 so với năm 2011, xu hướng chung trong cả nước là số lượng trang trại chăn nuôi tăng nhiều nhất, đứng thứ hai là trồng trọt. - Về hiệu quả do KTTT mang lại Theo Số liệu thống kê năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại (tính theo tiêu chí mới). Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ có tới 11.697 trang trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước. Trung du và miền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm tỷ lệ 2,9%. Ở khu vực này, trang trại chăn nuôi chiếm đa số, với 506 trang trại. + Diện tích đất nông, lâm nghiệp và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản do các trang trại đang sử dụng là 157,6 nghìn ha, bình quân 1 trang trại sử dụng 7,9 ha. Trong tổng số nêu trên thì đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ trọng lới nhất với 78 nghìn ha (49,5%); đất trồng cây hàng năm 36,7 nghìn ha (23,3%); diện 28 tích nuôi trồng thủy sản 34,2 nghìn ha (21,7%); đất lâm nghiệp 7 nghìn ha (5,5%). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân 1 trang trại cao nhất là ở vùng Đông Nam Bộ 10,9 ha; Tây Nguyên 8,8 ha; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 8,7 ha; Đồng bằng sông Cửu Long 7,3 ha; Trung du và miền núi phía Bắc 4,9 ha và Đồng bằng sông Hồng 3,6 ha. Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 bình quân trang trại của cả nước và các vùng tăng cao so các năm trước đây chủ yếu do thay đổi về tiêu chí trang trại. + Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tại thời điểm 01/7/2011, các trang trại cả nước đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 100 nghìn lao động và rất nhiều lao động thời vụ, tạm thời ở các địa phương. + Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô ngày càng lớn, gắp với thị trường: Tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của các trang trại năm 2011 đạt gần 39 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 6% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản), bình quân 1942,5 triệu đồng 1 trang trại. Tổng thu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân 1 trang trại cao nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc 2.868 triệu đồng, Đồng bằng sông Hồng 2.519 triệu đồng, Đông Nam Bộ 2.353 triệu đồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 1.580 triệu đồng, Đồng bằng sông Cửu Long 1.540 triệu đồng và thấp nhất và Tây Nguyên 1.315 triệu đồng. 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng là một vùng lãnh thổ rộng lớn có vị trí đặc biệt về tự nhiên,kinh tế, xã hội. Gồm 11 tỉnh với tổng diện tích là 23.336 km2 chiếm 7,1% cả nước. Dân số là 21,13 triệu người (2016) chiếm 22,8% dân số cả nước. Năm 2001 Đồng bằng sông Hồng đã có khoảng 1829 trang trại, tăng lên 20.581 trang trại năm 2009 và 23.574 năm 2010 (theo tiêu chí cũ). Năm 2011, theo tiêu chí mới ĐBSH có 3.512 trên tổng số 20.078 của cả nước, tương ứng với 17,5%. Năm 2016, theo thống kê sơ bộ cả nước có 33.488 trang trại trong đó ĐBSH có 9.946 trang trại, chiếm 29,7%. Như vậy có thể thấy số lượng trang trại ở ĐBSH tăng rất nhanh so với cả nước. 29 Bảng 1.3: Số trang trại của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước giai đoạn từ 2009 - 2016 Đơn vị tính: Trang trại 2009 2010 2011 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 CẢ NƯỚC 135.437 145.88 20.078 23.774 27.114 29.389 33.488 ĐB sông Hồng 20.581 23.574 3.512 5.197 6.133 7.258 9.946 (Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017) Hình 1.1. Số trang trại vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước (Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê 2017) Đồng bằng Sông Hồng kinh tế trang trại phát triển đa ngành và đạt hiệu quả kinh tế cao. Về cơ cấu sản xuất phần lớn các trang trại ở mức độ kinh doanh tổng hợp tức là kinh doanh nhiều loại cây, con cùng một lúc. Trong đó trang trại chăn nuôi phát triển mạnh mẽ và là thế mạnh của vùng (chiếm 72,7% trong cơ cấu sản xuất trang trại năm 2013) trong đó chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm chiếm ưu thế vì nó không đòi hỏi diện tích lớn. Ngoài ra còn có các trang trại trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, thực phẩm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến rau quả và các sản phẩm xuất khẩu khác. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2009 2010 2011 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 (đơn vị: trang trại) CẢ NƯỚC Đồng bằng sông Hồng 30 Sự gia tăng giá trị sản xuất hàng hóa của kinh tế trang trại trực tiếp tác động đến sự gia tăng sản xuất trong nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nhất là đối với Đồng bằng Sông Hồng một vùng có dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước, lao động tham gia sản xuất trong các trang trại của Đồng bằng Sông Hồng chiếm 4,1% tổng số lao đông trang trại của cả nước, từ đó đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Bảng 1.4. Số trang trại vùng ĐB sông Hồng phân theo lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2011 - 2016 (đơn vị: trang trại) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 3.512 4.472 5.197 6.133 7.258 9.946 Trang trại trồng trọt 43 35 31 36 41 71 Trang trại chăn nuôi 2.439 3.174 3.779 4.851 5.998 8.726 Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 923 986 1.017 922 932 999 Trang trại khác (TT lâm nghiệp và TT tổng hợp) 107 277 370 324 287 150 Hình 1.2. Số trang trại vùng đồng bằng sông Hồng phân theo lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2011 - 2016 (Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017) 31 Bảng số liệu 1.4 và Hình 1.2. trên cho thấy số lượng trang trại chăn nuôi chiếm vị trí dẫn đầu, bỏ xa các loại hình trang trại còn lại, đứng thứ hai là trang trại nuôi trồng thủy sản. Sự phát triển như vậy hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như như kinh tế xã hội của vùng. ĐBSH là vùng “đất chật, người đông”, không thể phát triển những loại trang trại chiếm nhiều diện tích. Đây cũng là vùng có diện tích mặt nước ao hồ lớn, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản. Vả lại, trang trại chăn nuôi như lợn, gà và nuôi trồng thủy sản có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với truyền thống sản xuất của nười dân địa phương. Tiểu kết chương 1 Kinh tế trang trại phát tiển là tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, quá trình này đã tác động mạnh mẽ vào nông nghiệp, phá vỡ từng mảng kết cấu nông nghiệp truyền thống, bắt nông nghiệp phải từng bước chuyển dần sang SXKD hàng hóa phù hợp với nhịp độ phát triển của công nghiệp. KTTT là một trong những hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, có nhiều lợi thế tổ chức sản xuất và kinh doanh trên thương trường đã nhanh chóng phát triển trên khắp các lục địa. Ở các nước công nghiệp phát triển, KTTT đã trở thành lực lượng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp. Kinh tế trang trại đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và qui mô, chất lượng cũng như các loại hình trang trại ngày càng đa dạng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương. Ở nước ta, trang trại mới phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX nhưng đến nay đã được những thành tựu đáng kể trong sản xuất, loại hình trang trại ngày càng phong phú có thể kể đến như: trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng hợp, trang trại trồng trọt và trang trại lâm nghiệp. Phát triển kinh tế trang trai giúp khai thác một cách tốt hơn các nguồn lực sẵn có của các địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao với cơ cầu ngành nghề đa dạng, qui mô sản xuất lớn đã tạo ra được một khối lượng việc làm giúp giảm tải tình trạng thất nghiệp ở nông thôn cũng như trên toàn quốc, giúp người nông dân tăng thêm thu nhập từ đó dần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. 32 Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh 2.1.1. Các nhân tố tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lí, diện tích Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. - Bắc Ninh nằm ở tọa độ: + từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc + từ 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông. - Ranh giới hành chính: + Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; + Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; + Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; + Phía Tây giáp thành phố Hà Nội. - Theo số liệu thống kê năm 2015 (Niên giám thống kê Bắc Ninh-Nhà xuất bản thống kê, 2016) tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 822.7 km2 với tổng số dân là 1,154 triệu người. Với vị trí địa lí như vậy, Bắc Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh có nhiều lợi nhất trong cả nước để phát triển kinh tế. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển KTTT nói riêng. 33 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Trang Thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh 2.1.1.2. Địa hình và đất đai * Địa hình Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 - 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ. Các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 - 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiếp đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m. 34 Với nững đặc điểm địa hình nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi. * Đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 82,3 nghìn ha, trong đó: - Đất nông nghiệp 43,8 nghìn ha chiếm 53,2%. - Đất lâm nghiệp 0,6 nghìn ha chiếm 0,7%. - Đất chuyên dùng 16,9 nghìn ha chiếm 20,5%. - Đất ở 10,2 nghìn ha chiếm 12,4%. - Đất chưa sử dụng 10,8 nghìn ha chiếm 13,1%. Bắc Ninh là tỉnh năm ở vùng đông bằng Bắc Bộ, phần lớn diện tích đất của tỉnh là đất phù sa, có sự phân hóa không lớn theo các địa bàn khác nhau. Nhìn chung đất đai của tỉnh khá phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình trang trại trên dịa bàn tỉnh Bắc Ninh với nhiều vật nuôi và cây trồng khác nhau. 2.1.1.3. Tài nguyên khí hậu - Nhiệt độ - độ ẩm: Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29.4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17.4oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12oC. Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm. - Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 35 20% tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ. - Số giờ nắng- gió: Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1417 giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s. Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu của tỉnh Bắc Ninh thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên khi xảy ra hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh cũng gây khó khăn cho sản xuất nông - lâm- ngư nghiệp. 2.1.1.4. Tài nguyên nước Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 - 1,2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình. - Sông Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3. Tại Bến Hồ, mực nước cao nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là 3053,7m3/s và mùa khô là 728m3/s. - Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc Giang, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Tại Đáp Cầu, mực nước cao nhất ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m. Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 1288,5m3/s và vào mùa khô là 52,74m3/s. 36 - Sông Thái Bình: Thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông có chiều dài khoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m3. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên hàm lượng phù sa lớn. Mặt khác, với đặc điểm lòng sông rộng, độ dốc thấp và đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông có lượng phù sa bồi đắp nhiều nhất. Tại trạm thủy văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 2224,71m3/s và vào mùa khô là 336,45m3/s. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một phần của sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành phố Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình. Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh. 2.1.1.5. Tài nguyên sinh vật Thực vật của Bắc Ninh chủ yếu là cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm và rừng trồng. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm chiếm 54% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất trồng cây lâu năm và đất rừng trồng chiếm diện tích chỉ xấp xỉ 1%. Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du (254,95 ha). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³. 2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động Năm 2016, dân số Bắc Ninh là 1.153.600 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 568.055 người và nữ 586.605 người; khu vực thành thị 330.219 người, chiếm 29% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 824.441 người, chiếm 71%. Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2010 đã lên tới 1,262 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình 37 quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh. Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8%. Bảng 2.1: Dân số và mật độ dân số tỉnh Bắc Ninh năm 2015 Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2) Tổng số 822.7 1 154 660 1403 TP Bắc Ninh 82.6 188 138 2277 Thị xã Từ Sơn 61.1 161 897 2650 Yên Phong 96.9 156 592 1615 Quế Võ 115.1 155 360 1002 Tiên Du 95.6 139 191 1456 Thuận Thành 117.8 157 522 1337 Gia Bình 107.6 95 220 885 Lương Tài 105.9 100 740 951 (Nguồn: Phòng thống kê tỉnh Bắc Ninh) 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật Phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có các loại hình và tuyến đường giao thông chính sau: * Đường bộ + Cao tốc: Đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn. Đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh - Hạ Long - Móng Cái. Đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh - Thái Nguyên - Bắc Kạn. Đường vành đai III Hà Nội. Đường vành đai VI Hà Nội. 38 + Quốc lộ: Tuyến Quốc lộ 1A chạy từ Hà Nội lên Lạng Sơn. Tuyến Quốc lộ 17 chạy từ Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Thái Nguyên. Tuyến Quốc lộ 18 chạy từ Nội Bài - Thành phố Bắc Ninh - Hạ Long - Cảng Cái Lân - Móng Cái. Tuyến Quốc lộ 18 chạy từ Thành phố Bắc Ninh đi Hà Nam Tuyến Quốc lộ 17 được nâng cấp theo Quyết định số 2546/QĐ-BGTVT từ tỉnh lộ 282 đoạn (Quế Võ - Gia Bình - Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh) nối Quốc lộ 18 (tại Quế Võ) với Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) tại Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (cách cầu vượt Thanh Trì khoảng 2 km). Ngoài ra, Quốc lộ 5 nằm liền kề với Bắc Ninh. * Đường sắt Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng chạy qua và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Hạ Long (Yên Viên - Cái Lân) đang được xây dựng. * Đường thủy Bắc Ninh có hệ thống sông Cầu, sông Thái Bình và sông Đuống nối ra sông Hồng; các sông nhỏ như sông Ngũ Huyện Khê, Sông Ngụ, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê (đang được nâng cấp để thoát nước cho thành phố), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình. Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Trong đó, hệ thống đường bộ được đánh giá là tương đối đồng bộ so với các tỉnh khác trong cả nước. Nhờ nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng, đã tạo điều kiện để đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Hạ tầng nông nghiệp và nông thôn được ưu tiên đầu tư, phát huy hiệu quả và ngày càng hoàn thiện, với nhiều công trình thuỷ lợi, trạm bơm đầu mối có khả năng tưới tiêu lớn; cứng hoá và chỉnh trang toàn tuyến đê và kè xung yếu đảm bảo ứng phó có hiệu quả của biến đổi khí hậu, đặc biệt đã chủ động hoàn toàn 39 với úng hạn. Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay Bắc Ninh đã triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và cải thiện, nâng cao chất lượng sinh hoạt của dân cư nông thôn. Trong 5 năm (2011-2015) toàn tỉnh đã huy động được 5.489 tỷ đồng để đầu tư cho chương trình. Trong đó, vốn NSTW hỗ trợ là 245 tỷ đồng, chiếm 4,5%; vốn NSĐP là 2.889 tỷ đồng, chiếm 52,6%; vốn từ DN và dân cư là 631 tỷ đồng, chiếm 11,5%. Nguồn vốn này đã đầu tư cho hệ thống giao thông 1.153 tỷ đồng, thủy lợi là 172 tỷ đồng giáo dục là 1.037 tỷ đồng, y tế là 206 tỷ đồng, lĩnh vực văn hóa là 322 tỷ đồng, dùng cho phát triển sản xuất là 1.176 tỷ đồng,... Vì thế, đến hết năm 2015 đã có 35 xã đạt 19/19 tiêu chí (bằng 36,1%/tổng số xã), dự kiến đến hết năm 2016 Bắc Ninh sẽ có 50 xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Tính chung, tổng vốn đầu tư cho ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 20 năm đạt 10.753 tỷ đồng, chiếm 3,1%/tổng vốn đầu tư. Với sự đầu tư vào xây dựng phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật như trên của tỉnh đã tạo cơ sở để thúc đẩy ngành nông nghiệp nói chung và kinh tế TT nói riêng của tỉnh phát triển mạnh mẽ. 2.1.2.3. Nguồn vốn, thị trường a. Nguồn vốn Nguồn vốn cho sản xuất là vấn đề quan trọng được các chủ trang trại đặc biệt quan tâm là điều kiện cần thiết để kinh tế hộ phát triển thành kinh tế trang trại. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế trang trại, các chủ trang trại cần phải tích tụ một lượng vốn nhất định. Bởi lẽ, có vốn các chủ trang trại mới có thể đầu tư xây dựng phát triển kinh tế trang trại của mình, các trang trại đã được xây dựng rồi thì vốn được dùng để mở rộng quy mô sản xuất. Tổng số vốn đã đầu tư sản xuất của trang trại, gia trại là 1.927,589 tỷ đồng (Bình quân 1 trang trại là 1,37 tỷ đồng) 40 Trong đó: - Vốn tự có 1.591,193 tỷ đồng chiếm 82,54% - Vốn vay tổ chức tín dụng 229,092 tỷ đồng chiếm 11,90% - Vay ngoài 107,304 tỷ đồng chiếm 5,56% b. Thị trường Với đặc điểm về vị trí là Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, với dân số là 1 154 660 người đã tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách đa dạng. 2.1.2.4. Cơ chế, chính sách Cơ chế và chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển KTTT. Do vậy lãnh đạo tỉnh và các sở ban ngành liên quan đã đưa ra những đường lối chính sách cụ thế để thúc đẩy ngành nông nghiệp nói chung và đặc biệt là phát triển KTTT nói riêng như: chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ nông dân về giống, về tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa làm ra. Các cấp chính quyền của Bắc Ninh thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương của Nhà nước về khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_kinh_te_trang_trai_tren_dia_ban_tinh_bac.pdf
Tài liệu liên quan