Luận văn Phát triển nghề thêu truyền thống trên địa bàn thành phố Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC CÁC HÌNH.v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . vi

MỤC LỤC. vii

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.2

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.2

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.4

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN.6

NGHỀ THÊU TRUYỀN THỐNG.6

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỀ

THÊU TRUYỀN THỐNG.6

1.1.1. Một số khái niệm.6

1.1.2. Tiêu chí xác định nghề truyền thống .6

1.1.3. Nghề thêu truyền thống.7

1.2. VAI TRÒ CỦA NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT

TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.10

1.2.1.Phát triển nghề truyền thống là hình thức chủ yếu của phát triển công nghiệp nông

thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn .10

1.2.2. Phát triển nghề truyền thống góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải

thiện đời sống của người dân .10

1.2.3. Phát triển nghề truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa giúp đội ngũ lao

động có khả năng thích ứng với lao động công nghiệp, góp phần công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông thôn. .12

1.2.4. Phát triển nghề truyền thống góp phần làm tăng giá trị tổng sản phẩm hàng

hóa cho nền kinh tế .13

1.2.5. Phát triển nghề truyền thống góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc .13

1.3. ĐẶC ĐIỂM NGHỀ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM .14

1.4. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

NGHỀ TRUYỀN THỐNG .15

1.4.1. Nhu cầu thị trường .15

1.4.2. Cơ chế chính sách và pháp luật của Nhà nước .16

1.4.3. Vốn đầu tư.16

1.4.4. Nguyên vật liệu .17

1.4.5. Trình độ kỹ thuật và công nghệ .17

1.4.6. Yếu tố truyền thống và kinh nghiệm lâu đời.18

1.5. TÌNH HÌNH VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG

CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.18

1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước châu Á.18

1.5.2. Kinh nghiệm trong nước .23

1.5.3. Những bài học rút ra đối với sự phát triển nghề thủ công truyền thống ở thànhphố Huế .28

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ THÊU TRUYỀN THỐNG TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ .30

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG

ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGHỀ THÊU TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HUẾ.30

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Huế.30

2.1.2. Đặc điểm lịch sử của thành phố Huế .32

2.1.3. Cơ sở hạ tầng của thành phố Huế .33

2.1.4. Đặc điểm về dân số, lao động của thành phố Huế .34

2.1.5. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Huế.36

2.1.6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát

triển nghề thêu truyền thống ở thành phố Huế.37

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ THÊU TRUYỀN THỐNG Ở THÀNHPHỐ HUẾ.40

2.2.1. Sự phát triển của nghề thêu truyền thống ở thành phố Huế

giai đoạn 2009 - 2011.40

2.2.2. Kết quả điều tra các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thêu.45

2.3. PHÂN TÍCH SWOT NGHỀ THÊU TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HUẾ.73

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT

TRIỂNNGHỀ THÊU TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ .78

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ THÊU TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ HUẾ .78

3.2. MỤC TIÊU.79

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGHỀ THÊU TRUYỀN

THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ .80

3.3.1. Giải pháp về vốn .80

3.3.2. Giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ người lao động .82

3.3.3. Giải pháp về thị trường .85

3.3.4. Giải pháp về mặt bằng và kết cấu hạ tầng.89

3.3.5. Giải pháp về môi trường .91

3.3.6. Tạo lập mối liên kết, hợp tác giữa các đơn vị trong nghề thêu thông qua các

hiệp hội ngành nghề .93

3.3.7. Giải pháp cải tiến chất lượng, phát triển mẫu mã sản phẩm .93

3.3.8. Hoàn chỉnh một số chính sách kinh tế của Nhà nước trong việc phát triển

nghề thêu truyền thống.96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.99

1. KẾT LUẬN.99

2. KIẾN NGHỊ .100

TÀI LIỆU THAM KHẢO.101

PHỤ LỤC.104

pdf133 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nghề thêu truyền thống trên địa bàn thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính tỷ mỷ, cẩn thận. Trình độ văn hóa của chủ đơn vị chủ yếu là tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 56% và trung học phổ thông chiếm 24%, tỷ lệ trung cấp, cao đẳng và đại học rất thấp chỉ chiếm 10%. Kinh nghiệm sản xuất là một trong những thế mạnh của chủ hộ, kinh nghiệm dưới 10 năm rất ít chỉ có 12%, còn lại đa số chủ đơn vị có kinh nghiệm từ 11 – 20 năm chiếm 60% và từ 21 – 30 năm chiếm 20%, nhóm chủ đơn vị có kinh nghiệm trên 30 năm chỉ có 8% do đặc điểm của nghề thêu càng lớn tuổi mắt càng kém nên những người lớn tuổi thường ít tham gia thêu trực tiếp mà họ chỉ tham mưu, tư vấn về kỹ thuật. Độ tuổi của chủ đơn vị thêu phổ biến nhất là từ 41 – 50 tuổi chiếm tới 66% đây là độ tuổi rất phù hợp với đặc điểm của nghề thêu cần tỉ mỉ và kỹ thuật tinh tế. Từ phân tích trên cho thấy điểm nổi bật của các chủ đơn vị nghề thêu truyền thống thành phố Huế là tuổi cao nhưng trình độ văn hóa và học vấn còn thấp chủ yếu là học hết trung học cơ sở, thậm chí có chủ đơn vị chỉ học hết tiểu học chiếm 10%. Với trình độ của chủ đơn vị như vậy là một cản trở rất lớn đến việc nhận thức khi tham gia các lớp đào tạo về kỹ thuật tay nghề và quản lý sản xuất kinh doanh, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hay quyết định hướng đi của đơn vị theo hướng khác hoặc ra quyết định một vấn đề gì đó liên quan đến sản xuất kinh doanh ngành nghề và khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin hiện đại để tìm kiếm thị trường rất hạn chế và bỡ ngỡ. Loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh thêu của các đơn vị điều tra ở thành phố Huế chủ yếu là chủ hộ gia đình chiếm đến 88% tổng số chủ đơn vị thêu (44 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 người), những hộ gia đình theo hình thức này thường là những hộ làm nghề thêu từ khá lâu, trong gia đình có nghệ nhân và thợ giỏi về thêu. Còn các chủ công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã trên địa bàn là rất ít chiếm 12% tổng số chủ đơn vị, vì muốn thành lập các đơn vị này phải có một lượng vốn lớn, và quy mô đội ngũ thợ lành nghề cao. 2.2.2.2.Tình hình lao động trong các loại hình sản xuất kinh doanh a. Tình hình sử dụng lao động Bảng 2.7: Tình hình sử dụng lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thêu năm 2011 Chỉ tiêu Số đơn vị điều tra Số lao động Lao động bình quân/đơn vị SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1. Hộ gia đình 44 301 28,24 7 1,53 2. DNTN 3 420 39,40 140 31,33 3. C.ty TNHH 1 255 23,92 255 57,07 4. Hợp tác xã 2 90 8,44 45 10,07 Tổng 50 1.066 100,00 447 100,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra năm 2011) Qua số liệu bảng 2.7 cho thấy số lượng lao động trong 50 đơn vị điều tra tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH vì đây là các đơn vị tổ chức sản xuất quy mô lớn, đơn hàng nhiều nên phải sử dụng nhiều lao động mới kịp tiến độ sản xuất và giao hàng đúng thời hạn. Năm 2011, tổng lao động trong các đơn vị điều tra là 1.066 người trong đó các doanh nghiệp tư nhân có số lượng lao động nhiều nhất 420 người chiếm 39,40% tổng số lao động và ít nhất là hợp tác xã chỉ có 90 người chiếm 8,44% tổng số lao động. Lao động bình quân trong mỗi loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh có sự khác nhau rõ rệt. Các hộ gia đình chỉ có 7 người/hộ phù hợp với quy mô sản xuất hộ gia đình, tuy nhiên với quy mô lao động nhỏ như vậy sẽ rất khó khăn trong việc ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 nhận các đơn hàng hoặc các hợp đồng lớn. Quy mô sử dụng lao động thêu của hộ gia đình thường từ 3 - 10 người (kể cả lao động của gia đình). Khi thực hiện các hợp đồng gia công nhiều sản phẩm trong một thời gian có hạn, các hộ gia đình thường thuê mướn từ 20 - 25 người thời vụ (nhưng cũng rất khó khăn vì lúc cần thì người lao động đang làm việc khác). Các doanh nghiệp, công ty cũng có quy mô sử dụng lao động thay đổi linh hoạt tuỳ yêu cầu hơp đồng ký được, tuỳ loại sản phẩm cần sản xuất, khả năng nguồn nguyên liệu và khoảng thời gian thực hiện. Lao động bình quân trong các doanh nghiệp và công ty lớn hơn rất nhiều so với các hộ gia đình, của doanh nghiệp tư nhân là 140 người/doanh nghiệp, của công ty TNHH là 255 người/công ty, đây là một trong những thuận lợi để các doanh nghiệp, công ty ký kết các đơn hàng lớn và tiến hành tổ chức sản xuất. Nhìn chung các đơn vị sản xuất kinh doanh thêu ở thành phố Huế có quy mô lao động còn nhỏ. Tỷ lệ số đơn vị sử dụng nhiều lao động cũng khá thấp, tỷ lệ đơn vị có dưới 10 người chiếm tới 78% tổng số đơn vị, trong khi đó tỷ lệ số đơn vị có từ 11 – 30 người, từ 31 – 50 người và trên 50 người rất ít chỉ chiếm 22% tổng số đơn vị. Lao động được sử dụng đông chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn và hợp tác xã, chỉ có ba doanh nghiệp tư nhân, một công ty trách nhiệm hữu hạn và hai hợp tác xã nhưng chiếm tới 71,76% tổng số lao động toàn nghề tương đương 765người. Qua điều tra cho thấy việc tuyển và sử dụng lao động của các đơn vị cũng gặp không ít khó khăn, người lao động không gắn bó lâu dài với công việc do đơn vị trả lương không cao (chiếm 44%), lao động thường chuyển công việc khác (chiếm 36%), do tay nghề thợ yếu (chiếm 14%), do không có lao động phù hợp (chiếm 6%). Theo quy định của Nhà nước, các đơn vị tổ chức sản xuất có sử dụng nhiều lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng thực tế cho thấy chỉ các doanh nghiệp và công ty lớn đóng bảo hiểm cho người lao động (chiếm 6% tổng số đơn vị), còn lại các hộ gia đình và hợp tác xã không đóng bảo hiểm cho người lao động (có đến 46 đơn vị chiếm 92% tổng số đơn vị), đây cũng là một trong những yếu tố giữ chân người lao động ở lại làm việc lâu dài cho đơn vị (xem phần phụ lục 2). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 b. Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động thể hiện chất lượng, trình độ tray nghề của lao động trong đơn vị, đây là vấn đề đáng quan tâm bởi người lao động có trình độ sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật tốt hơn nên năng suất lao động cũng cao hơn. Một thực tế tại các đơn vị thêu ở thành phố Huế là phần lớn trình độ văn hoá kỹ thuật của lao động tương đối thấp, chất lượng lao động trong các đơn vị thêu còn nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thêu năm 2011 Chỉ tiêu Hộ gia đình DNTN Công ty TNHH Hợp tác xã SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số lao động : 1066 người 301 100,00 420 100,00 255 100,00 90 100,00 1. Phân theo tính chất công việc - Lao động sản xuất trực tiếp 301 100,00 377 89,76 234 91,76 83 92,22 - Lao động sản xuất gián tiếp 0 0,00 43 10,24 21 8,24 7 7,78 2. Phân theo giới tính - Nam 5 1,66 55 13,10 17 6,67 3 3,33 - Nữ 296 98,34 365 86,90 238 93,33 87 96,67 3. Phân theo trình độ VH - Tiểu học 105 34,88 61 14,52 60 23,53 30 33,33 - Trung học cơ sở 180 59,80 287 68,33 170 66,67 48 53,33 - Trung học phổ thông 16 5,32 63 15,00 17 6,67 10 11,11 - Trung cấp 0 0,00 5 1,19 3 1,18 2 2,22 - Đại học - cao đẳng 0 0,00 4 0,95 5 1,96 0 0,00 4. Phân theo trình độ tay nghề - Lao động có tay nghề giỏi 28 9,30 42 10,00 22 8,63 35 38,89 - Lao động có kỹ thuật 233 77,41 342 81,43 220 86,27 52 57,78 - Lao động học việc 40 13,29 36 8,57 13 5,10 3 3,33 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra năm 2011) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 * Phân theo tính chất công việc Do đặc đặc thù của nghề thêu làm thủ công bằng tay là chính nên lao động làm việc trong các đơn vị phần lớn là lao động trực tiếp chiếm 93,34% tổng số lao động, tương đương 995 người, số lao động gián tiếp rất ít tập trung ở các doanh nghiệp, công ty TNHH và hợp tác xã chỉ chiếm 6,66% tương đương 71 người. Lao động gián tiếp trong các đơn vị làm những công việc như kế toán, quản lý nhân sự, giao dịch kinh doanh, bảo vệ đơn vị. Tỷ lệ lao động sản xuất trực tiếp và lao động sản xuất gián tiếp trong các đơn vị có sự khác nhau, tỷ lệ lao động trực tiếp của các hộ gia đình rất cao chiếm tới 100% số lao động của hộ, của doanh nghiệp tư nhân là 89,76% số lao động của doanh nghiệp, của công ty TNHH là 91,76% số lao động của công ty, của hợp tác xã là 92,22% số lao động của hợp tác xã, trong khi đó tỷ lệ lao động gián tiếp lại rất thấp trong tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã (doanh nghiệp tư nhân là 10,24%, công ty TNHH là 8,24%, hợp tác xã là 7,78%) và ở các hộ gia đình hoàn toàn không có lao động gián tiếp bởi vì chủ hộ vừa trực tiếp sản xuất vừa quản lý mọi công việc của đơn vị. * Phân theo giới tính Trong 50 đơn vị điều tra, lao động nữ là 986 người chiếm 92,50% tổng số lao động và lao động nam là 80 người chiếm 7,50% tổng số lao động, sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ lệ lao động nam và nữ là do đặc điểm của nghề thêu phù hợp với nữ giới hơn nam giới. Do các đơn vị có quy mô sản xuât lớn, số lượng hàng hóa sản xuất nhiều nên cần lao động nam làm các công việc nặng như bốc vác hàng hóa, nguyên vật liệu, lái xe và bảo vệ an ninh trật tự cho đơn vị. Lao động nam được sử dụng nhiều nhất là ở doanh nghiệp tư nhân (chiếm 13,10% lao động của doanh nghiệp), tiếp đến là công ty TNHH (chiếm 6,67% lao động của công ty) và hợp tác xã (chiếm 3,33% lao động của hợp tác xã), còn các hộ gia đình lao động nam rất ít 1,66% đây là những chủ hộ thêu. * Phân theo trình độ văn hóa Do tính chất của nghề thêu đòi hỏi tay nghề khéo léo, tỷ mỷ, không đòi hỏi cao về trình độ học vấn nên lao động trong các đơn vị điều tra tốt nghiệp trung học ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 cơ sở là chủ yếu chiếm 64,26% lao động nghề thêu (685 người), lao động có trình độ trung cấp cao đẳng và đại học rất ít chỉ 1,78% lao động nghề thêu (19 người). Trình độ văn hoá của lao động ở các đơn vị thêu ở thành phố Huế rất thấp, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp thu kỹ thuật, khả năng quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và sự năng động, sáng tạo, thích nghi với sự biến động của thị trường. Cụ thể, trình độ của lao động trong các hộ gia đình: tiểu học chiếm 34,88%, trung học cơ sở chiếm 59,80%, trung học phổ thông chiếm 5,32%, không có lao động đạt trình độ trung cấp - cao đẳng - đại học; Trình độ của lao động trong các doanh nghiệp: tiểu học chiếm 14,52%, trung học cơ sở chiếm 68,33%, trung học phổ thông chiếm 15%, trình độ trung cấp - cao đẳng - đại học chiếm 2,14%; Trình độ của lao động trong công ty TNHH: tiểu học chiếm 23,53%, trung học cơ sở chiếm 66,67%, trung học phổ thông chiếm 6,67%, trung cấp - cao đẳng - đại học 3,14%; Trình độ của lao động trong các hợp tác xã: tiểu học chiếm 33,33%, trung học cơ sở chiếm 53,33%, trung học phổ thông chiếm 11,11%, trình độ trung cấp - cao đẳng - đại học chiếm 2,22%. * Phân theo trình độ tay nghề Số lao động mà các đơn vị điều tra nhận định là có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ trọng tương đối cao với 79,46% tổng số lao động đây cũng chính là lực lượng lao động nòng cốt của các đơn vị, lao động có tay nghề giỏi chỉ chiếm 11,91% tổng số lao động, lao động học việc rất ít 8,63% tổng số lao động điều này cho thấy các đơn vị chỉ thích sử dụng các lao động đã có tay nghề tốt và không muốn tốn thời gian đào tạo lao động mới vì cho rằng lao động học xong nghề có thể sẽ chuyển đi làm cho các đối tác khác. Số liệu bảng 2.8 cho thấy, lao động có tay nghề giỏi trong hợp tác xã có tỷ trọng cao 38,89% vì những lao động này đã làm việc lâu năm trong nghề nên trình độ kỹ thuật thêu rất sắc xảo, còn lại các hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH tỷ lệ này chỉ ở khoảng 8 – 10%; Lao động học việc trong các đơn vị rất ít, trong các hộ gia đình là 13,29%, doanh nghiệp tư nhân là 8,57%, công ty TNHH là 5,10%, hợp tác xã là 3,33%. Mặc dù chất lượng lao động và trình độ lao động chuyên môn kỹ thuật của người lao động và chủ đơn vị sản xuất nghề thêu ở thành phố Huế còn thấp nhưng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 thời gian qua công tác đào tạo, tập huấn tay nghề cho người lao động chưa được các cấp chính quyền địa phương thực sự quan tâm. Trong giai đoạn 2009 - 2011, trên địa bàn thành phố mới tổ chức đào tạo được 250 lao động nghề thêu cho các đơn vị, con số này là quá thấp so với nhu cầu thực tế. Việc tổ chức liên kết, hợp tác trong đào tạo nghề thêu giữa chính quyền địa phương với các cơ sở đào tạo nghề thêu cũng chưa chặt chẽ và thường xuyên. Bên cạnh đó chủ các đơn vị sản xuất thêu cũng hầu như chưa được trang bị kiến thức quản trị doanh nghiệp cũng như môi trường pháp lý và các chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay, phương pháp dạy nghề ở các đơn vị trên địa bàn thành phố Huế chủ yếu là truyền nghề. Có thể nhận thấy, với cách truyền nghề này, nghề thêu truyền thống luôn được bảo tồn, trở thành bí quyết của mỗi gia đình, nhưng hạn chế của cách truyền nghề là nghề truyền thống thêu không được giới thiệu rộng rãi, không phát triển được nghề mà chủ yếu vẫn là ở phạm vi gia đình, họ hàng, dòng tộc. Việc tăng cường liên kết, hợp tác với các trường, lớp đào tạo nghề thêu là một yêu cầu cần thiết và phù hợp với chủ trương của Nhà nước nhằm khôi phục và phát triển nghề thêu truyền thống, là một kênh quan trọng cung cấp lớp thợ có trình độ bảo đảm việc sản xuất các mặt hàng thêu. c. Thu nhập của người lao động Bảng 2.9: Thu nhập bình quân của lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thêu ở thành phố Huế năm 2011 ĐVT: Đồng STT Chỉ tiêu Thu nhập bình quân tháng 1 Hộ gia đình 1.500.000 - 3.500.000 2 Doanh nghiệp tư nhân 1.200.000 - 2.700.000 3 công ty TNHH 1.200.000 - 2.700.000 4 Hợp tác xã 1.400.000 - 3.000.000 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra năm 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Qua số liệu ở bảng 2.9 cho thấy mức thu nhập của người lao động làm nghề thêu ở các đơn vị điều tra trên địa bàn thành phố Huế có sự khác nhau tuỳ thuộc vào các yếu tố như: trình độ tay nghề của người thợ, sự sáng tạo nghệ thuật được đúc kết trong từng loại sản phẩm thêu, quy mô sản xuất của từng đơn vị. Mức thu nhập của người lao động trong các hộ gia đình từ 1.500.000 đồng – 3.500.000 đồng, trong các hợp tác xã từ 1.400.000 đồng - 3.000.000 đồng cao hơn so với mức thu nhập trong các doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH (từ 1.200.000 đồng - 2.700.000 đồng) bởi vì trong các hộ gia đình và hợp tác xã để có thêm thu nhập ngoài thời gian làm việc tại đơn vị ra người lao động có thể nhận hàng về nhà làm thêm vào những lúc rảnh rỗi, bên cạnh đó các đơn vị này không đóng bảo hiểm cho người lao động nên trả lương cao hơn so với các doanh nghiệp, công ty (có đóng bảo hiểm cho người lao động). 2.2.2.3. Vốn sản xuất kinh doanh của các đơn vị * Tình hình vốn của cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thêu Qua số liệu bảng 2.10 cho thấy vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các đơn vị nhìn chung không cao. Mức đầu tư vốn sản xuất kinh doanh bình quân một hộ gia đình chỉ có 19 triệu đồng thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp, công ty TNHH và hợp tác xã. Mức vốn đầu tư này mặc dù phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ của hộ nhưng cũng là một trở ngại khi nhận được các đơn đặt hàng với số lượng lớn và cũng rất khó có được đối tác tầm cỡ hợp tác làm ăn vì vốn ít khó tiến hành tổ chức sản xuất dẫn đến không kịp tiến độ giao hàng làm mất niềm tin ở khách hàng. Các đơn vị sử dụng nguồn vốn tự có là chính, số vốn còn lại là đi vay. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hợp tác xã có vay vốn để sản xuất kinh doanh và chủ yếu là từ nguồn vốn vay khuyến công của ngân hàng, còn lại hộ gia đình vay rất ít và hầu như các chủ hộ đều không muốn vay với nhiều lý do hoặc nếu có vay thì chủ yếu là ở người thân, bạn bè với thời gian cho vay ngắn. Tỷ trọng nguồn vay vốn bình quân một hộ gia đình rất ít chỉ chiếm 15,39% vốn bình quân của hộ. Điều này cho thấy các hộ gia đình làm nghề thêu chưa sẵn sàng cho việc phát triển lớn hơn, tâm lý sợ không trả nợ được nên quy mô sản xuất vẫn chỉ mang tính nhỏ lẻ trong khuôn khổ gia đình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Bảng 2.10: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh bình quân của đơn vị điều tra năm 2011 Diễn giải Hộ gia đình DNTN Công ty TNHH Hợp tác xã SL (tr.đồng) CC (%) SL (tr.đồng) CC (%) SL (tr.đồng) CC (%) SL (tr.đồng) CC (%) Tổng 19 100,00 2.287 100,00 3.700 100,00 1.025 100,00 I. Nguồn vốn 1.Vốn đi vay 2,9 15,39 917 40,12 1.563 42,23 407 39,75 -Vốn vay NHNN 1,0 5,42 673 29,45 1.205 32,56 270 26,37 -Vốn vay tư nhân 1,9 9,97 244 10,67 358 9,67 137 13,38 2. Vốn tự có 16,1 84,61 1.369 59,88 2.137 57,77 618 60,25 II. Loại vốn Vốn cố định 3,6 18,92 1.340 58,60 2.077 56,13 546 53,24 Vốn lưu động 15,4 81,08 947 41,40 1.623 43,87 479 46,76 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra năm 2011) Cũng qua số liệu ở bảng 2.10 cho thấy vốn cố định của công ty TNHH có mức bình quân là 2.077 triệu đồng, doanh nghiệp tư nhân là 1.340 triệu đồng, hợp tác xã là 546 triệu đồng và thấp nhất là hộ gia đình chỉ có 3,6 triệu đồng/hộ. Vốn cố định của hộ gia đình thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp, công ty và hợp tác xã bởi vì quy mô sản xuất của hộ gia đình nhỏ vốn ít nên không chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất mà chỉ cần đầu tư mua khung dùng để căng vải thêu, còn doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã có quy mô sản xuất lớn đầu tư nhiều vào mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Có thể nhận thấy rằng, quy mô sản xuất của các đơn vị thêu trên địa bàn thành phố Huế vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, mức vốn đầu tư không cao. Đa số các đơn vị chỉ đầu tư sản xuất với quy mô nhà xưởng, trang thiết bị hiện có, ngay cả trong thời gian nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm của nghề thêu tăng mạnh. Đến nay ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 chưa có nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mặc dù triển vọng và tính hấp dẫn của nghề thêu khá lớn (chủ yếu do vấn đề cơ chế thu hút đầu tư và hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém). Hầu hết các doanh nghiệp lớn trên thị trường chỉ đặt hàng sản phẩm thêu, chứ chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Đối với những đơn vị sản xuất sản phẩm thêu việc tiếp cận với những nguồn vốn vay cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, thủ tục vay vốn ở các ngân hàng còn nhiều phiền hà, có khi lãi còn cao hơn vay ở ngoài, vì thế nhiều khi các đơn vị phải huy động từ bên ngoài chứ không vay ngân hàng. Các chủ đơn vị cho biết rằng, để có vốn làm ăn kinh doanh các đơn vị thường vay của người thân, bạn bè với mức lãi suất thấp hoặc không phải trả lãi nhưng chỉ cần nói miệng hoặc ký sổ là xong, còn vay ngân hàng thủ tục phức tạp, phải thế chấp tài sản Mặt khác, đặc điểm của nghề thêu do trình độ lao động, năng suất chưa cao nên tỷ suất lợi nhuận thấp so với lãi suất ngân hàng, phần nào đã hạn chế việc vay vốn ở các ngân hàng thương mại. (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra năm 2011) Hình 2.2: Cơ cấu nguồn vốn bình quân của đơn vị điều tra năm 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Mặc dù Nhà nước có các chính sách hỗ trợ vay vốn như chương trình khuyến công, tuy nhiên các đơn vị phần lớn không tham gia chương trình này, vì nhận thấy chương trình khuyến công không mang lại hiệu quả. Qua điều tra cho thấy 100% đơn vị gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn, thường là do lãi xuất ngân hàng cao, quy mô sản xuất của đơn vị chưa đủ lớn để được vay vốn ưu đãi của Nhà nước. Thực tế đối với nguồn Quỹ khuyến công của tỉnh, thủ tục để được hưởng vay vốn hỗ trợ lãi suất cũng trải qua rất nhiều bước: từ lập dự án, lãnh đạo địa phương ký xác nhận, ngân hàng thẩm định (có khế ước của ngân hàng) sau đó đưa lên Sở Công Thương tỉnh duyệt, ban chỉ đạo Quỹ khuyến công thẩm định rồi mới trình lên UBND tỉnh. Hơn nữa, không phải lúc nào cũng trình dự án ngay được, thường thì theo đợt, một năm hai lần do nguồn quỹ tiền vay vốn ưu đãi có hạn. 2.2.2.4. Cơ sở vật chất trang thiết bị, công nghệ của các đơn vị SXKD thêu * Mặt bằng sản xuất Hiện nay tổng diện tích đất dùng cho sản xuất nghề thêu truyền thống của các đơn vị là 2.275m2. Bình quân diện tích đất sản xuất nghề thêu của hộ gia đình là 25m2/hộ, trong đó diện tích cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm thêu ở các hộ rất thấp do các đơn vị chủ yếu làm gia công cho các đơn vị lớn và chủ đơn vị mang đi nơi khác bán. Diện tích đất dành cho sản xuất nghề thêu của các hộ gia đình phần lớn là tận dụng sử dụng diện tích đất ở và đất vườn của gia đình. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hợp tác xã có bình quân diện tích đất sản xuất thêu lần lượt là 153m2, 350m2, 190m2. Theo số liệu điều tra, có đến 68% đơn vị gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, trong đó khó khăn do diện tích hẹp và sử dụng chung với nhà ở là 54%, khó khăn do khó thuê đất – mặt bằng là 14% (xem phụ lục 2). Như vậy có thể thấy, diện tích đất phục vụ sản xuất của nghề thêu rất thấp, lại có xu hướng giảm do sự gia tăng dân số mỗi năm. Đây là một trong những trở ngại cho việc mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị, đòi hỏi cần có sự tác động của chính quyền các cấp và chính sách của Nhà nước. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Bảng 2.11: Bình quân đất đai của đơn vị điều tra năm 2011 Chỉ tiêu Hộ gia đình DNTN C.ty TNHH Hợp tác xã SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) 1. Đất ở 46 64,79 130 45,94 0 0,00 0 0,00 2. Đất sản xuất nghề thêu 25 35,21 153 54,06 350 100,00 190 100,00 Tổng 71 100,00 283 100,00 350 100,00 190 100,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra năm 2011) * Thiết bị và công nghệ của các đơn vị: Công cụ, thiết bị của các đơn vị thêu khá giản đơn, chủ yếu là khung thêu, ngoài ra cũng có các dụng cụ khác như kim, kim móc, dao, kéo, máy may, máy vắt sổ, bàn là, máy vi tính. Nhu cầu của thị trường về chủng loại, số lượng hàng hoá và mẫu mã của sản phẩm thêu đòi hỏi phải áp dụng hợp lý kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Do vậy, một số đơn vị thêu trên địa bàn thành phố, đặc biệt là ở một số doanh nghiệp và đơn vị lớn đã thấy được lợi ích của việc áp dụng khoa học kỹ thuật, thiết bị cơ khí đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị mới như máy vi tính, máy khâu công nghiệp, máy vắt sổ,... vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm thêu và năng suất lao động. Tuy vậy, nhìn chung công cụ và thiết bị sản xuất trong các đơn vị nghề thêu trên địa bàn thành phố còn lạc hậu, chủ yếu vẫn sử dụng các thiết bị thủ công. Tốc độ cải tiến công nghệ ở các đơn vị thêu thành phố Huế còn chậm và cầm chừng. Mặt khác, với những loại máy móc, trang thiết bị được đầu tư mới thì hiệu quả sử dụng của các đơn vị sản xuất cũng không cao, hầu như các đơn vị sản xuất chỉ sử dụng 60 - 70% công suất, thậm chí có đơn vị chỉ sử dụng 40 - 50% công suất của máy móc, thiết bị. 2.2.2.5. Nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các đơn vị SXKD Nguyên vật liệu là yếu tố cần thiết để các đơn vị tiến hành sản xuất, tùy theo mức độ thùy theo quy mô sản xuất của từng đơn vị, mức độ sẵn có trên thị trường và các yếu tố khác mà các đơn vị sẽ có thuận lợi hay gặp khó khăn đối với vấn đề ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 này. Nguyên liệu nghề thêu truyền thống ở thành phố Huế khá đơn giản, chỉ là sản phẩm cần được trang trí (vải, lụa, lanh,...) và chỉ thêu. Các loại vải, chỉ, phụ liệu được sản xuất trong nước, nhập khẩu bán rộng rãi với nhiều chủng loại và chất lượng khác nhau trên thị trường nên hầu như các đơn vị không gặp khó khăn đối với nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất, 70% đơn vị đủ nguyên vật liệu và 4% đơn vị dư thừa nguyên vật liệu cho sản xuất, còn lại chỉ 26% đơn vị thiếu nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Tỷ trọng 74,0% mua trong tỉnh, 22,0% mua ngoài tỉnh và 4,0% nhập khẩu - nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu thuộc về các đơn vị gia công hàng xuất khẩu với các loại nguyên liệu cao cấp do phía đối tác cung cấp. Nguồn nguyên liệu chủ yếu được mua trong tỉnh cũng có những loại nguyên vật liệu phải mua ở các nhà cung ứng trong nước là những doanh nghiệp ở các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh như: Công ty Dệt Nam Định, Nhà máy chỉ khâu Hà Nội, Nhà máy dệt TP Hồ Chí Minh,... Đối với những đơn vị làm hàng gia công xuất khẩu thì nhập khẩu nguyên vật liệu, vì chất lượng nguyên liệu ở trong nước chưa tốt nên nguyên liệu được nhập từ nước ngoài thông qua các đơn hàng, các hợp đồng gia công. Ưu điểm của nguyên liệu nhập khẩu là có chất lượng tốt hơn, độ bóng cao hơn so với nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, giá nguyên liệu nhập khẩu thường cao hơn so với giá nguyên liệu cùng loại trong nước. Chẳng hạn, nguyên liệu vải cotton nhập khẩu từ Hồng Kông có giá khoảng 75.000 - 80.000 đồng/mét, trong khi giá mua trong nước khoảng 50.000 - 55.000 đồng/mét, 1kg chỉ thêu nhập khẩu giá từ 800.000 - 900.000 đồng/kg còn giá mua trong nước từ 160.000 - 170.000 đồng/kg. Mặc dù nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm thêu tương đối đa dạng, tuy nhiên việc mua nguyên vật liệu của các đơn vị gặp không ít khó khăn, nguyên nhân là do không có sẵn ở địa phương chi phí vận chuyển nhiều nên giá cao. Mặt khác, giá cả nguyên vật liệu lại thường không ổn định gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất trong nghề. Vì vậy việc bảo đảm được nguồn nguyên liệu tốt sẽ đóng vai trò rất quan trọng với quá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nghe_theu_truyen_thong_tren_dia_ban_thanh_pho_hue_5697_1912332.pdf
Tài liệu liên quan