Luận văn Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU . i

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài .2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .3

3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn.3

3.2. Nhiệm vụ của luận văn .3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .4

4.1. Đối tượng nghiên cứu.4

4.2. Phạm vi nghiên cứu .4

5. Phương pháp nghiên cứu .4

6. Đóng góp của luận văn .4

7. Kết cấu của luận văn.5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO.6

1.1. NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO .6

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao.6

1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .6

1.1.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao.8

1.1.1.3. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .12

1.1.2. Đặc điểm và các tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao .13

1.1.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực chất lượng cao.13

1.1.2.2. Các tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao .17

1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO.18

1.2.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.18

1.2.2. Trình độ phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ .18

1.2.3. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao .19

1.2.4. Điều kiện tự nhiên .22

1.2.5. Truyền thống văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế.22

1.3. VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .23

1.3.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành

công của sự nghiệp CNH, HĐH rút ngắn.23

1.3.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt

hậu và tăng trưởng nhanh .24

1.3.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao là chủ thể sáng tạo, đổi mới và hoàn

thiện quá trình phát triển kinh tế - xã hội .26

1.3.4. Nguồn nhân lực chất lượng cao là đòi hỏi bức thiết trong chiến lược

phát triển kinh tế xã hội hiện nay .27

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG

CAO CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC.28

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .28

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản .28

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc.29

1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước.32

1.4.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh.32

1.4.2.3. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng.33

1.4.3. Những bài học rút ra cho việc vận dụng phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ở thành phố Huế.35

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG

CAO Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.36

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .37

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ở thành phố Huế.47

2.1.3.1. Thuận lợi .47

2.1.3.2. Khó khăn .47

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở

THÀNH PHỐ HUẾ .48

2.2.1. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao .48

2.2.1.1. Về số lượng .48

2.2.1.2. Về chất lượng .50

2.2.2. Thực trạng phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao .54

2.2.2.1. Thực trạng phân bổ nguồn nhân lực chất lượng cao.54

2.2.2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.56

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ HUẾ .57

2.3.1. Những kết quả đạt được .57

2.3.2. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân.58

2.3.2.1. Những hạn chế, thiếu sót.58

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót.59

2.3.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ở thành phố Huế. .60

2.3.3.1. Về đào tạo nguồn nhân lực.60

2.3.3.2. Về sử dụng nguồn nhân lực.61

2.3.3.3.Về thu hút nguồn nhân lực .62

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ .64

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ HUẾ ĐẾN 2020.64

3.1.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Huế64

3.1.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phốHuế đến 2020.69

3.1.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Huế .72

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ HUẾ ĐẾN 2020. .72

3.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.72

3.2.2. Phân bổ hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực .82

3.2.3. Tiếp tục thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc ngoài

thành phố Huế.86

3.2.4. Nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi

trường sống cho con người.88

3.2.6. Xây dựng chính sách đãi ngộ và môi trường xã hội thuận lợi, phục vụ

cho việc khai thác, sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf103 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở. Huế chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài. Gió mùa Đông Bắc: Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 37 Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10. Thành phố Huế có diện tích tự nhiên: 70,99 km2. Dân số: 342.556 người. Với 27 đơn vị hành chính trên địa bàn: Phú Thuận, Phú Bình, Tây Lộc, Thuận Lộc, Thuận thành, Thuận Hòa, Phú Hiệp, Phú Mậu, Phú Hòa, Phú Cát, Kim Long, Vĩ Dạ, Phường Đúc, Vĩnh Ninh, Phú Hội, Phú Nhuận, Xuân Phú, Trường An, Phước Vĩnh, An Cựu, An Đông, An Tây, Hương Sơ và các xã: Thủy Biều, Thủy Xuân, Hương Long [38]. Thành phố Huế nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây và là cửa ngõ ra vào của cả vùng. Các tuyến đường bộ, cảng biển, các công trình phụ trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá, giao lưu kinh tế trong khu vực và với các nước trong khu vực Đông Bắc Á thông qua cảng biển Thuận An. Do thuận lợi về vị trí địa lý, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông trên các phương tiện, thành phố Huế là địa phương có tính thu hút cao đối với các NNL, nhất là nhân lực khoa học kỹ thuật, chuyên môn kỹ thuật cao, nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nếu biết khai thác và tận dụng thế mạnh này, thành phố sẽ có nhiều cơ hội tập hợp đội ngũ nhân lực tại chỗ mà chi phí đào tạo, tuyển chọn nhân lực ít bị tốn kém, tốn thời gian. Đó là lợi thế so sánh của thành phố Huế so với các địa phương khác. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Đặc điểm về kinh tế: Trong bối cảnh cả nước và toàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mang lại, thiên tai, dịch bệnh xảy ra..., song nhờ sự nỗ phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền, quân và dân, năm 2011 nền kinh tế thành phố Huế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, có 13/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng đạt 13,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Dịch vụ (76,83%)-Công nghiệp, xây dựng (22%), Nông lâm ngư (1,17%). GDP bình quân đầu người đạt 1.350 USD. Tổng mức bán lẽ hàng hóa và dịch vụ đạt 10.383 tỷ đồng, tăng 35,2%. Hoạt động du lịch có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng khá với doanh thu đạt 831 tỷ đồng, tăng 21,47%, tổng lượt khách Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 38 đến Huế đạt 1.451,6 nghìn lượt, tăng 12%. Thu ngân sách đạt 417,535 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 2.887 tỷ đồng...; các lĩnh vực văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội giai đọan 2007-2011 của Thành phố Huế Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng số Nông-lâm- thủy sản CN-xây dựng Dịch vụ GDP TL% GDP TL% GDP TL% GDP TL% 2007 6.816.014 100 114.519 1,68 2.022.895 29,68 4.678.600 68,64 2008 8.889.414 100 143.340 1,61 2.361.474 26,56 6.384.600 71,83 2009 10.639.645 100 140.422 1,32 2.819.223 26,50 7.680.000 72,18 2010 13.830.148 100 160.494 1,16 3.286.254 23,76 10.383.400 75,08 2011 17.056.386 100 200.122 1,17 3.752.364 22,00 13.103.900 76,83 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Huế năm 2011 Qua bảng 2.1 cho thấy cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp mà trong đó dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu (gấp khoảng 3 lần công nghiệp và 65 lần nông nghiệp) đang được thành phố Huế duy trì và phát triển rất tốt theo đúng khả năng và tiềm lực mà Thành phố có được. Hơn thế nữa, việc giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp đồng thời tăng dần tỷ trọng dịch vụ cho thấy Thành phố đã chú trọng khai thác thế mạnh của mình mà cụ thể là dịch vụ du lịch. Chúng ta có thể thấy đóng góp GDP ở các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp tuy có tăng nhưng không đáng kể, nhưng ở lĩnh vực dịch vụ đóng góp GDP đều tăng rất nhanh, từ 2007 đến 2011 GDP trong ngành dịch vụ đã tăng gấp 2,8 lần trong khi nông nghiệp tăng 1,74 lần và công nghiệp là 1,85 lần. Trong năm 2012, thành phố Huế đề ra mục tiêu "Khai thác và huy động mọi nguồn lực, tập trung phát triển nhanh hơn về kinh tế; đầu tư nâng cấp đô thị Huế, tạo điều kiện để phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, du lịch, thương mại có chất lượng cao; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tạo thế và lực mới trong năm đầu tiên thực Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 39 hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng bộ Thành phố đã đề ra, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2014". Về chỉ tiêu phát triển năm 2012, thành phố Huế đề ra 15 chỉ tiêu chủ yếu, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 13,5 % - 14 %; Doanh thu du lịch trên địa bàn tăng > 20 %; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tăng > 25 %; Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn tăng > 15 %; Giá trị sản xuất hàng xuất khẩu 50 triệu USD; Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) 1.450-.1500 USD; Tổng thu ngân sách 580,778 tỷ đồng; Tổng vốn đầu tư trên địa bàn >3.000 tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện 5 Chương trình trọng điểm (Chương trình phát triển dịch vụ, trọng tâm là tổ chức thành công Festival Huế năm 2012; Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị và bảo vệ môi trường; Chương trình đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường học, trạm y tế theo chuẩn quốc gia; Chương trình đảm bảo an sinh xã hội; Chương trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và tuyến phố văn minh); có 18 dự án trọng điểm và các dự án kêu gọi đầu tư gồm: Dự án khu du lịch, dịch vụ Cồn Hến; bờ sông Phú Cát; Dự án xây dựng chợ đầu mối Phú Hậu; dự án khu du lịch làng Việt, khu du lịch vườn Huế; Trung tâm thương mại, dịch vụ An Hòa, Hương Sơ... Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong năm 2012, thành phố Huế sẽ tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chính trong đó đầu tư phát triển, đào tạo con người được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác quản lý, giáo dục, dịch vụ, công nghiệp - Về dân số và lao động: Dân số toàn thành phố tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 là 342.556 người, mật độ dân số 4,779 người/ km2. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 188.352 người, chiếm 55 % dân số, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là: 186.259 người; số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là: 12.410 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,98%. Nguồn lao động là 200.762 người (bao gồm số người trong độ tuổi có khả năng lao động và số người ngoài độ tuổi có tham gia lao động), được phân bổ như sau: + Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 128.172 người và được phân theo các ngành: Công nghiệp - Xây dựng - Giao thông vận tải: 40.583 người; Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 40 Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 13.825 người; Dịch vụ: 54.852 người; Các ngành nghề khác: 18.912 người [25]. + Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học là 46.541 người. + Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ là 9.758 người. + Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có nhu cầu làm việc: 5.147 người. + Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm (thất nghiệp): 8.955 người. Dân số trung bình của thành phố từ 2007 - 2011 thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động thành phố Huế giai đoạn 2007-2011 TT Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 1. Dân số trung bình Người 326.298 330.319 335.941 338.994 342.556 Trong đó: - Nam 158.089 159.542 161.753 163.284 165.057 - Nữ 168.209 170.777 174.188 175.710 177.499 - Thành thị 294.888 298.414 335.941 338.994 342.556 - Nông thôn 31.410 31.905 - - - 2. Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,10 1,07 1,04 1,00 0,98 3. Số người trong độ tuổi lao động Người 178.740 181.263 183.784 186.449 188.352 4. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Người 119.411 121.374 124.394 126.114 128.172 Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Huế năm 2011 Số người trong độ tuổi lao động và lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ngày càng tăng cùng với sự tăng số dân thành thị đã cung cấp cho thành phố một nguồn nhân lực rất dồi dào, lao động trẻ chiếm hơn 80%, có tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều mặt như văn hóa, tay nghề, tác phong làm việc, sự năng động, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 41 nhiệt tình, cần cù, chịu khó đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố một cách tốt nhất. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đạt khoảng 50% và đã có sự chuyển dịch lớn từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ thương mại cụ thể như sau: Bảng 2.3: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tại thành phố Huế Năm Lực lượng lao động Cơ cấu lao động theo ngành Nông-lâm-thuỷ sản CN-xây dựng Dịch vụ 2007 100 14,44 27,25 58,31 2008 100 13,62 27,14 59,24 2009 100 13,01 27,05 59,94 2010 100 12,40 27,13 60,47 2011 100 10,79 27,00 62,21 Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Huế năm 2011 Qua bảng 2.3, cho thấy giai đoạn 2007-2011 là giai đoạn chuyển dịch dần dần từ cơ cấu lao động từ nông nghiệp nói chung sang các ngành kinh tế khác mà đặc biệt là dịch vụ. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm tương đương với sự gia tăng trong tỷ lệ lao động trong dịch vụ càng khẳng định chắc chắn cơ cấu kinh tế của thành phố Huế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp là hướng đi đúng đắn với thế mạnh, tiềm năng của thành phố để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, hướng thành phố trở thành trực thuộc trung ương trong những năm tới. - Về giáo dục và đào tạo: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố Huế trong thời gian qua phát triển khá toàn diện và ổn định, thỏa mãn tốt nhu cầu học tập của người dân trong thành phố, từ bậc học mầm non đến cao đẳng, đại học. Chất lượng giáo dục luôn được coi trọng, các điều kiện phục vụ cho giảng dạy được quan tâm, đặc biệt từng bước đầu tư xây dựng theo hướng trọng điểm quốc gia. Quy mô giáo dục không ngừng được mở rộng, các loại hình trường lớp tiếp tục được phát triển đa dạng. Cơ cấu giáo dục, mạng lưới trường lớp cơ bản hoàn chỉnh. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 42 + Giáo dục phổ thông: Đến năm 2011 toàn thành phố có 49 trường mầm non với số lớp là 452 và đội ngũ giáo viên ngày càng tăng về số lượng và chất lượng có 737 giáo viên (tăng 108% so với năm 2008). 13.114 là số trẻ học mẫu giáo trong 27 phường, đây là nguồn nhân lực tương lai của thành phố nên việc giáo dục mầm non luôn được thành phố coi trọng và luôn có những hoạt động phát triển tích cực. Giáo dục phổ thông của thành phố cũng có nhiều chuyển biến, đặc biệt là sự xuất hiện trường tư thục đầu tiên của thành phố Huế tuyển sinh cả 4 cấp học ( trường Huế Star) và từ năm 2008 - 2009 trở đi các trường bán công như Nguyễn Trường Tộ, Cao Thắng đều trở thành trường công lập. Phòng học và đội ngũ giáo viên đều tăng lên cả mặt chất và lượng, đặc biệt giáo viên với trình độ Cao đẳng - Đại học là 100%, trên đại học với bậc phổ thông trung học là 50%. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 43 Bảng 2.4: Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh phổ thông thành phố Huế Chỉ tiêu 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Số trường Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học Số phòng học Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học Số lớp học Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học Số giáo viên Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học Số học sinh Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học 39 24 10 636 435 263 725 602 336 1.024 1.201 713 25.242 24.130 15.006 38 24 10 654 455 263 717 597 340 1.035 1.216 728 24.573 24.112 15.135 40 24 10 650 437 321 721 596 338 1.007 1.019 682 25.081 22.595 15.126 37 25 10 679 332 247 725 598 341 1.012 1.024 685 25.564 22.349 15.964 37 25 10 680 341 257 725 598 343 1.136 985 687 26.084 20.196 15.194 Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Huế năm 2011 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 44 + Giáo dục nghề nghiệp: Thành phố đã và đang phát triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề, tạo điều kiện xây dựng và nâng cấp 7 trường trung cấp chuyên nghiệp: Trường trung cấp Âu Lạc, Trường trung cấp GTVT, Trường trung cấp kinh tế - Du lịch Duy Tân, Trường trung cấp thể dục thể thao Huế, Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế, hệ Trung cấp trong trường cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế, hệ Trung cấp trong trường cao đẳng y tế Huế; 5 trường cao đẳng nghề; 10 trường trung cấp nghề, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch - dịch vụ và xuất khẩu lao động. Thu hút đầu tư để tiếp tục đa dạng hoá hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. + Giáo dục đại học: Về hệ thống các trường đại học: ngoài các trường đại học thành viên, viện nghiên cứu và các trung tâm thực hành hiện có của Đại học Huế, Đại học Dân lập Phú Xuân, Học viện Âm nhạc Huế, xúc tiến thành lập thêm Đại học Du lịch, Đại học Công nghiệp, Phân hiệu Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia, Đại học Xây dựng và Kiến trúc, Đại học Luật, Trung tâm đào tạo Tài chính Ngân hàng... Thu hút đầu tư và liên kết xây dựng các trường đại học đạt chuẩn quốc tế. Trong đó Đại học Huế với sứ mạng của mình là thúc đẩy sự nghiệp phát triển vùng tại miền Trung - Tây Nguyên và cả nước bằng việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và các sản phẩm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thiết thực và hiệu quả trong những năm qua Đại học Huế đã và đang trở thành một trong những lò đào tạo nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ cho miền Trung - Tây Nguyên mà còn cho cả ba miền đất nước. Về đội ngũ, hiện nay Đại học Huế có 3.523 cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng, trong đó: 1956 giảng viên; 164 Giáo sư, Phó Giáo sư; 373 Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ; 1.073 Thạc sĩ; 463 Giảng viên cao cấp, Giảng viên chính; 76 Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. Về các cấp học và ngành học thì Đại học Huế có hệ thống ngành nghề đào tạo đa ngành đa lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, nông lâm sinh, y, dược, nghệ thuật, kinh tế, công nghệ, sư phạm, ngôn ngữ nước ngoài Đại Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 45 học Huế hiện có 99 ngành đào tạo đại học, 05 ngành đào tạo cao đẳng, 68 chuyên ngành đào tạo sau đại học, 26 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 62 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, II, bác sĩ nội trú. Tổng số ngành đào tạo đại học hệ chính quy tăng hằng năm, đáp ứng nhu cầu xã hội. Thành phố còn có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy việc xây dựng, nâng cấp hệ thống các trường cao đẳng, đặc biệt chú trọng các trường cao đẳng chuyên ngành về công nghệ và ứng dụng. Phấn đấu đạt và vượt một số chỉ tiêu theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đại học và cao đẳng cả nước giai đoạn 2006 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007. - Hệ thống cơ sở hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế có sự tập trung đầu tư ngày càng hoàn thiện như: giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, hệ thống thủy lợi. - Giao thông vận tải: Thành phố Huế là huyết mạch giao thông của tỉnh Thừa Thiên Huế, có đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy. + Đường bộ: Hệ thống đường quốc lộ số 1 xuyên Việt là cửa ngõ vào ra chính của thành phố đã được cải tạo, nâng cấp với 2 tuyến riêng rẽ: Tuyến qua thành phố được mở rộng, nâng cấp trong đó đoạn Huế - Phú Bài dài 17 km mở rộng cho 6 làn xe; tuyến đường tránh phía Tây thành phố với điểm giao cắt phía Bắc ở ngã ba Đồng Lâm, phía Nam ở Phú Bài được xây dựng và thông xe góp phần giải tỏa tuyến giao thông thuộc quốc lộ 1 trước đây đi qua trung tâm thành phố. Đường Hồ Chí Minh nâng cao năng lực kết nối thành phố với các vùng trên cả nước với nước ngoài quanh năm. Từ những trục đường chính này, Huế kết nối với lào qua các trục hành lang Đông - Tây bằng quốc lộ 49 và đường 9 cửa khẩu Lao Bảo sang Lào, Thái Lan, Mianma và Ấn Độ. + Đường sắt: Đường sắt đóng vai trò quan trọng không chỉ trong vận chuyển hàng hóa mà Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 46 còn hành khách; đặt biệt là khách du lịch đến thành phố. Tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa bàn thành phố dài gần 20 km, ga Huế có 10 đường đón gửi, diện tích nhà ga 1.728m2, diện tích sân ga 1.084m2 [38]. + Đường hàng không: Sân bay Phú Bài là sân bay cấp 4E cách thành phố 17 km về phía Nam với đường băng mới dài 3.000m vừa mới được nâng cấp được coi là sân bay nội địa tốt nhất ở Việt Nam, có thể tiếp đón các loại máy bay lớn như: Boing 777, Airbus A320, A321, có năng lực tiếp nhận hàng trăm ngàn hành khách và hàng ngàn tấn hàng hóa một năm. Hiện nay, sân bay Phú Bài đang được cải tạo, nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế. + Đường thủy Từ thành phố Huế dễ dàng tiếp cận 2 cảng biển là cảng Thuận An và cảng Chân Mây. Cảng Thuận An cách thành phố 13 km về phía Đông (có thể tiếp nhận tàu trọng tải 5.000 tấn, với năng lực hàng hóa thông qua năm lên đến 300.000 tấn/ năm). Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố 70 km về phía Nam là điểm đến của các tàu du lịch quốc tế lớn. - Hệ thống cấp điện + Lưới điện Thành phố tiếp nhận nguồn điện từ nguồn điện quốc gia qua các tuyến 110V Đồng Hới - Huế và Đà Nẵng - Huế thông qua trạm biến áp Huế 1. Các tuyến đường hạ thế trong thành phố đang được cải tạo. Tuy nhiên, các đường dây đều nổi trên mặt đất, chưa được ngầm hóa. + Trạm biến áp Thành phố có 1 trạm biến áp chính 110/35/6KV đặt tại khu vực Ngự Bình và 5 trạm 35/6KV ở trung tâm thành phố, Long Thọ, An Hòa, Trường Bia, Tâm Mỹ, hiện tại lưới điện của thành phố đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. - Hệ thống cấp thoát nước Thành phố Huế có nhà máy nước Giả Viên công suất 14.000m3/ngày đêm; nhà máy nước Quảng Tế công suất 55.000m3 ngày đêm đảm bảo cung cấp nước Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 47 sạch trên 85%. Tổng chiều dài đường ống thoát nước là 125,8km đảm bảo tiêu thoát nước khoảng 45.000 - 50.000m3/ngày đêm [38]. 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Huế 2.1.3.1. Thuận lợi - Thành phố Huế có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm văn hóa chính trị của tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu kinh tế - thương mại Chân Mây, thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất Với vị trí như vậy thành phố Huế trở thành nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động trong đó có NNLCLC không chỉ miền trung nói riêng mà cả nước nói chung. - UBND thành phố Huế luôn đặt trọng tâm đầu tư phát triển, đào tạo con NNL, đặc biệt là NNLCLC trong công tác quản lý, giáo dục, dịch vụ, công nghiệp - Thành phố có đội ngũ lao động trẻ làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội chiềm tỷ lệ rất lớn, có tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều mặt như văn hóa, tay nghề, tác phong làm việc, sự năng động, nhiệt tình, cần cù, chịu khó - Thành phố Huế có rất nhiều cơ sở đào tạo các ngành nghề khác nhau, là nơi thu hút nhiều học sinh, sinh viên từ miền trung cho đến cả nước. Cùng với đội ngũ cán bộ giảng dạy, dạy nghề giỏi và nhiều kinh nghiệm đã đào tạo và cung cấp cho thành phố không ít NNLCLC phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế. 2.1.3.2. Khó khăn - Thành phố Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm cao, và không đều, tập trung vào một số tháng nên thường gây ra lũ lụt. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc thu hút NNLCLC từ các nơi khác đến thành phố Huế làm việc. - Cơ sở vật chất còn thiếu, đặc biệt là những cơ sở thực hành cho các cơ sở đào tạo ngành nghề nói chung, vì vậy sản phẩm đào tạo vẫn còn nặng về mặt lý thuyết. - Chính sách ưu đãi và thu hút nhân tài ở thành phố Huế vẫn còn nhiều hạn chế hơn những nơi khác, vì vậy dễ xảy ra tình trạng chảy máu chất xám. NNLCLC sẽ chọn những nơi có chính sách ưu đãi tốt hơn như về lương, nhà ở, phương tiện làm việc, đi lại Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 48 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ HUẾ 2.2.1. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 2.2.1.1. Về số lượng - Nguồn nhân lực nói chung Sử dụng nhiều lao động là một tiêu chí quan trọng để xác định ngành kinh tế ưu tiên đầu tư phát triển. Vì vậy, phân tích sử dụng lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành của thành phố Huế trong thời kỳ CNH, HĐH là cần thiết. NNL của thành phố từ năm 2007 - 2011 được thể hiện ở biểu sau: Bảng 2.5: Lao động và cơ cấu sử dụng lao động thành phố Huế Đvt: người Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Dân số trung bình 326.298 330.319 335.941 338.994 342.556 Dân số trong độ tuổi LĐ có khả năng lao động 176.655 179.210 181.720 184.375 186.259 Lao động trong các ngành kinh tế 119.411 121.374 124.394 126.114 128.172 Lao động ở khu vực NLTS Trong đó: NN và LN Thủy sản 17.245 16.933 312 16.530 16.175 355 16.191 15.855 336 15.635 15.305 330 13.825 13.690 135 Lao động ở khu vực CN và XD 32.535 32.937 33.651 34.220 34.565 Lao động ở khu vực dịch vụ 69.631 71.907 74.552 76.259 79.782 Lao động chưa có việc làm 8.972 9.041 8.848 8.912 8.955 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Huế năm 2011 và Phòng Thống kê. Dựa vào bảng 2.5 có thể thấy rằng số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động lẫn lao động trong các ngành kinh tế hằng năm đều tăng với mức tăng trung bình là 1,01% (bằng với mức tăng dân số trung bình), tuy nhiên mức tăng Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế 49 này còn thấp khi ta quy ra số lượng lao động tăng thêm trong 5 năm từ 2007 đến 2011, cụ thể là số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động trong 5 năm tăng thêm 9.604 người, còn lao động trong các ngành kinh tế tăng thêm 8.761 người. Với số lượng lao động tăng thêm thế này thì so với khu vực miền trung như thành phố Đà Nẵng (gần 40.000 người), thành phố Đồng Hới (hơn 11.000 người) thì lượng lao động của thành phố Huế vẫn còn thấp chưa kể đến những thành phố lớn khác như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Để giải thích cho mức tăng nhỏ này là phải nói đến ngoài việc thanh niên thành phố đến tuổi lao động còn có lao động đến từ các địa phương khác. Song cũng có một phần lao động thành phố di cư đi nơi khác lao động. Vì vậy, thành phố cần phải có những chính sách khuyến khích và thu hút lao động, đặc biệt là lao động giỏi, lao động có trình độ cao, tay nghề cao ở địa phương và các nơi khác đến làm việc. Số lao động chưa có việc làm vẫn còn cao, và hàng năm vẫn chưa thấy có xu hướng giảm nào đáng kể. Như vậy, để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thành phố cần phải có những động thái tích cực hơn trong việc xúc tiến giải quyết việc làm cho số lao động này, đặc biệt là nguồn lao động thanh niên. - Nguồn nhân lực chất lượng cao Theo số liệu điều tra của phòng lao động thương binh xã hội thành phố Huế đến hết tháng 12 năm 2012 thì số lượng NNL đang làm việc trong tất cả các ngành kinh tế là 150.970 người; trong đó khu vực nông – lâm – thủy sản có 5.727 người; công nghiệp xây dựng có 45.518 người; dịch vụ và khác có 99.725 người. Số lượng NNL qua đào tạo ở các ngành này có trình độ sơ cấp là 18.382 người, trung cấp và trung học chuyên nghiệp có 11.073 người, cao đẳng và đại học có 28.323 người, thạc sỹ có 1.385 người, tiến sĩ có 351 người; số lượng CNKT từ bậc 1 đến bậc 7/7 có 18.989 người (trong đó thợ bậc 6 có 1.277 người, thợ bậc 7 có 588 người) (Phụ lục 7). Năm 2012, số lượng NNL qua đào tạo của thành phố có trình độ từ CNKT, TCCN đến CĐ, ĐH trở lên trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu là 97.415 người, số lượng NNL qua đào tạo ở các ngành có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 30,85% số NNL chung đã qua đào tạo và làm việc trong tất cả các ngành kinh tế. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 50 2.2.1.2. Về chất lượng Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, nền kinh tế của thành phố Huế tiếp tục ổn định và tăng trưởng khá. Chất lượng NNL có chuyển biến đáng kể, đáp ứng tích cực sự nghiệp CNH, HĐH ở địa phương. Để có cách nhìn chung nhưng vẫn sát với đối tượng nghiên cứu là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố thì tác giả tập trung nghiên cứu về những đối tượng lao động đang có việc làm trong các ngành kinh tế ở 27 phường thuộc thành phố Huế trên cơ sở số liệu điều tra Lao động - Việc làm năm 2012 do sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp. - Phân theo giới tính và nhóm tuổi Trong tổng số 150.970 lao động đang làm việc trong tất cả các ngành kinh tế của thành phố thì tác giả chia thành hai nhóm tuổi cơ bản là lứa tuổi trên 15 và dưới 15. Tuy nhiên nhóm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_o_thanh_pho_hue_tinh_thua_thien_hue_7056_1912334.pdf
Tài liệu liên quan