Luận văn Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại nhà máy lọc dầu Dung Quất, Tỉnh Quảng Ngãi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC VIẾT TẮT . iv

MỤC LỤC. vi

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài: .1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài .2

3. Mục tiêu nghiên cứu.3

4. Phương pháp nghiên cứu:.4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.5

6. Đóng góp của luận văn.5

7. Kết cấu của luận văn .5

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG NGÀNH LỌC HÓA DẦU .7

1.1.NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ PHÁT

TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO .7

1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao và các tiêu chí xác định NNL chất lượng cao.7

1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .7

1.1.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao.8

1.1.1.3. Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .11

1.1.1.4. Các tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao .12

1.1.2. Vai trò của phát triển NNL chất lượng cao trong phát triển kinh tế-xã hội .19

1.1.2.1. Nguồn nhân lực CLC là động lực cho việc phát triển KT-XH.19

1.1.2.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao là mục tiêu để phát triển KT-XH.20

1.1.2.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền đề vật chất cho sự phát triển KT-XH .21

1.2. ĐẶC ĐIỂM NNL CLC TRONG NGÀNH LỌC HÓA DẦU .23

1.2.1. Đặc điểm của ngành lọc hóa dầu .23

1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành lọc hóa dầu.24

1.3. VAI TRÒ CỦA NNL CLC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH

LỌC HÓA DẦU .26

1.3.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng tiên phong cho quá trình phát

triển ngành lọc hóa dầu .26

1.3.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng then chốt mang lại hiệu quả sản

xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của ngành lọc hóa dầu .27

1.3.3. NNL CLC ngành lọc hóa dầu góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

cho toàn ngành kinh tế và đưa nhân lực của nước ta ngang tầm với nhân lực của các

nước trong khu vực .28

1.4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA PHÁT TRIỂN NNL CLC TRONG NGÀNH LỌC

HÓA DẦU .29

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NNL CLC TRONG

NGÀNH LỌC HÓA DẦU.31

1.5.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của quá

trình phát triển NNL CLC trong ngành lọc hóa dầu .31

1.5.2. Sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo nghề cho ngành lọc hóa dầu.32

1.5.3. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.33

1.5.4. Tình hình sử dụng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành lọc

hóa dầu .34

1.5.5. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường .37

1.6. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NNL CLC TRONG NGÀNH LỌC HÓA DẦU .38

1.7. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NNL CLC 39

1.7.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới .39

1.7.1.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của Singapore.39

1.7.1.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của Hàn Quốc .41

1.7.2. Một số bài học kinh nghiệm.42

1.7.2.1. Chuẩn bị nguồn nhân lực bằng đào tạo chuyên sâu.42

1.7.2.2. Chấp nhận “đầu vào” đa dạng nhưng chuẩn hoá “đầu ra”.43

1.7.2.3. Quốc tế hoá trình độ của nguồn nhân lực là hướng phát triển chủ yếu .44

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG

CAO TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT .46

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT

TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU

DUNG QUẤT .46

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.46

2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI TẠI QUẢNG NGÃI ẢNH HƯỞNG ĐẾN

PHÁT TRIỂN NNL CLC TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT .47

2.2.1. Về kinh tế .47

2.2.2. Về xã hội .50

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NNL CLC TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNGQUẤT.52

2.2.1. Thực trạng quá trình đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại

nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất.52

2.2.1.1. Về đội ngũ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực.52

2.2.1.2. Về đội ngũ chuyên gia.54

2.2.1.3. Tình hình tuyển dụng và đào tạo NNL chất lượng cao tại NMLD Dung

Quất giai đoạn 2010-2012.56

2.2.2.Tình hình thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao của BSR .64

2.2.3. Tình hình sử dụng NNL tại NMLD Dung Quất giai đoạn 2010-2012 .64

2.2.4. Tình hình thể lực của NNL tại NMLD giai đoạn 2010-2012 .70

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI NMLD DUNG QUẤT GIAI ĐOẠN 2010-2012 72

2.3.1. Những kết quả đạt được .72

2.3.1.1. Về đào tạo và tuyển dụng.72

2.3.1.2. Về sử dụng .74

2.3.1.3. Một số kết quả khác .75

2.3.2. Những tồn tại.76

2.3.2.1. Về đào tạo, tuyển dụng và thu hút .76

2.3.2.2. Về sử dụng .76

2.3.2.3. Tồn tại khác.77

2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NNL CLC

TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT.77

2.4.3. Về tuyển dụng và thu hút .77

2.4.2. Về đào tạo .78

2.4.1. Về sử dụng: .79

Chương 3:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

CHẤT LƯỢNG CAO TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT.80

3.1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƯỢNG CAO TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT ĐẾN NĂM 2020 .80

3.1.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển NNL CLC tại nhà máy lọc dầu Dung

Quất đến năm 2020 .80

3.1.1.1. Mục tiêu .80

3.1.1.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của nhà máy lọc

dầu Dung Quất đến năm 2015.81

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN NNL CLC CHO NHÀ

MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI.85

3.2.1. Hoàn thiện, đổi mới công tác tuyển dụng và thu hút NNL CLC .85

3.2.2. Nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo.90

3.2.3. Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.98

3.2.4. Tăng cường khả năng và hiệu quả tiếp cận các thành tựu KH-CN.99

3.2.5. Phát huy lòng yêu nước, ý thức tự cường, tinh thần tự hào dân tộc cho nguồn

nhân lực chất lượng cao ở nhà máy loc dầu Dung Quất .99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.101

1. KẾT LUẬN.101

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾx

2. KIẾN NGHỊ .102

TÀI LIỆU THAM KHẢO.105

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2

pdf116 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại nhà máy lọc dầu Dung Quất, Tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ui trình thông thường. Một số đặc biệt xuất sắc được bồi dưỡng để nhanh chóng trở thành cán bộ lãnh đạo của đất nước. Đối với số cán bộ này, Chính phủ đưa ra "cơ chế sự nghiệp kép", theo đó giai đoạn đầu những công chức trẻ có triển vọng được phân công quản lý một lĩnh vực kỹ thuật thuần túy. Sau một vài năm, họ được thuyên chuyển sang vị trí quản lý cao cấp để điều hành các vấn đề mang tính vĩ mô của nhà nước và được hưởng lương cao đặc biệt. Có thể nói một trong những bí quyết quan trọng nhất giải thích sự thần kỳ Singapore chính là nhờ sự quan tâm sát sao của chính phủ trong việc lựa chọn, đào tạo và thử thách các nhà lãnh đạo trẻ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Bên cạnh đó, Singapore rất quan tâm việc trọng dụng người tài. Trong khi ở nhiều nước người tài đến mấy cũng phải “xếp hàng” để được bố trí ở các vị trí quản lý cao, chính phủ Singapore thực hiện phương pháp cất nhắc nhân tài dựa trên năng lực chứ không dựa trên thâm niên công tác. Điều đặc biệt ở Singapore là khác với một số nước châu Á, Singapore đã tránh được “chủ nghĩa thân hữu” trong việc sử dụng và đề bạt cán bộ trong hệ thống nhà nước. Người Singapore rất rõ ràng trong chuyện này, không có chuyện để yếu tố tình cảm chi phối trong câu chuyện đề bạt cán bộ vì với họ câu chuyện lãnh đạo là chuyện hệ trọng, liên quan đến tồn vong, thịnh suy của cả một đất nước. Như vậy, việc coi trọng năng lực hơn chủ nghĩa thân hữu là nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc thu hút người tài. 1.7.1.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của Hàn Quốc Từ một đất nước nghèo nàn, kém phát triển, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong đó đề cập đến phát triển nguồn nhân lực cho khoa học-công nghệ. Nhờ sự quyết tâm của chính phủ và nhân dân, cùng với chnh sách phát triển đất nước đúng đắn, đặc biệt là chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã đưa Hàn Quốc trở thành một nước phát triển. Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc quan niệm: trẻ em năng khiếu là một bộ phận không thể tách rời tổng thể tài nguyên và trí tuệ, được coi là một loại tài nguyên quý nhất của một dân tộc, là tài sản quý giá nhất trong tương lai. Giáo dục năng khiếu là con đường tất yếu và duy nhất để một dân tộc, một quốc gia phát triển tiềm năng xây dựng đất nước. Hàn Quốc đặc biệt coi trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Lương của các nhà khoa học không theo thang bậc lương chung mà được trả theo kết quả công việc; những chính sách đối với các nhà khoa học được đích thân Tổng thống chỉ đạo và quyết định Đối với trí thức trẻ, Hàn Quốc thực hiện chính sách hỗ trợ về kinh phí để đào tạo nâng cao trình độ, điều kiện sinh hoạt, được vay tiền với lãi suất ưu đãi để mua nhà, mua ô tô, được tạo điều kiện thuận lợi để làm việc và nghiên cứu. Chính phủ có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 chủ trương tăng các vị trí trong chính phủ cho lĩnh vực khoa học và công nghệ, dành nhiều vị trí hơn cho các nghiên cứu viên và kỹ sư. Chính phủ phát động chương trình “cán bộ nghiên cứu”, theo đó các tiến sĩ sẽ có cơ hội nhận được công việc như những nhà nghiên cứu khối quân sự với lương và quyền lợi cao. Đồng thời, cũng thành lập các “trung tâm hạt giống”, nơi mà các nhà nghiên cứu được lưu lại thêm một thời gian để bồi dưỡng thực tế trước khi họ được tuyển vào các cơ quan nhà nước. Để khuyến khích nhân lực khoa học và công nghệ, chính phủ thực hiện chính sách đãi ngộ bằng cách tăng đầu tư để phát triển nguồn nhân lực của các ngành khoa học kỹ thuật và tăng thêm quyền lợi cho những ngành này . Bên cạnh đó, chính phủ có những chính sách đặc biệt với các nhà khoa học tài giỏi, giành đầu tư tốt nhất cho những nhà khoa học xuất sắc nhất đất nước và cho họ toàn quyền sử dụng ngân sách khoa học dành cho họ. Để thu hút những nhà khoa học về nước làm việc, từ những năm 70 của thế kỷ XIX, chính phủ đã thực hiện chính sách “kế hoạch hóa đưa nhân tài về nước”, thành lập các cơ quan liên lạc ở nước ngoài, cử các đoàn ra nước ngoài “lôi kéo” nhân tài. Hàn Quốc còn có chính sách sử dụng từ xa nguồn nhân lực này thông qua các tổ chức phi chính phủ. Thời gian gần đây, Hàn Quốc chú ý đến việc thu hút nhân tài trẻ tuổi ở các nước bằng con đường cấp học bổng du học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với chế độ rất ưu đãi. Thực hiện việc cấp ‘thẻ vàng” cho những người nước ngoài vào Hàn Quốc làm việc với nhiều chính sách ưu đãi về lương, điều kiện làm việc và sinh hoạt Với cách làm này, Hàn Quốc đã có một lực lượng đông đảo các nhà khoa học tài giỏi trên các lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển của đất nước và đưa Hàn Quốc trở thành một trong những “con rồng” của châu Á. 1.7.2. Một số bài học kinh nghiệm 1.7.2.1. Chuẩn bị nguồn nhân lực bằng đào tạo chuyên sâu Hiện nay, quá trình phát triển nhanh và bền vững của ngành lọc hóa dầu đòi hỏi người lao động phải có năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh và kỹ năng lao động giỏi. Vì vậy, lực lượng lao động phải được đào tạo theo hướng chuyên sâu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt trong nguồn nhân lực lọc hóa dầu, họ thành thạo chuyên môn, nghề nghiệp, có năng lực tiếp thu, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học-công nghệ hiện đại, tinh hoa văn hóa, văn minh thế giới. Đội ngũ trí thức phải thực hiện có hiệu quả các chức năng: nghiên cứu, thiết kế, tham mưu,thực hiện, ứng dụng, phát triển, giáo dục, bồi dưỡng, huấn luyện Đặc biệt là đội ngũ chuyên gia trong nguồn nhân lực lọc hóa dầu. Đội ngũ này là hạt nhân có chất lượng, trình độ cao, hiện đại, có năng lực khai phá những con đường mới mẻ trong nghiên cứu khoa học để đạt được những thành tựu mới có ý nghĩa thực tiễn phục vụ quá trình phát triển của ngành và của toàn xã hội. Đội ngũ này có thể chiếm số lượng ít nhưng phải là những nhà khoa học, những chuyên gia đầu đàn, tiêu biểu cho tinh hoa trí tuệ của dân tộc. Họ chính là hiền tài, là “nguyên khí quốc gia”. Bởi vì, họ có nhiệm vụ đưa những ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của đất nước phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển. Và từ đội ngũ này có thể đào tạo, bồi dưỡng, thu hút các tài năng khoa học trẻ, tạo nên một thế hệ chuyên gia, nhà quản lý giỏi. 1.7.2.2. Chấp nhận “đầu vào” đa dạng nhưng chuẩn hoá “đầu ra” Thời kỳ toàn cầu hóa đã mở ra những cơ hội, khả năng, điều kiện để con người với tư cách là nguồn lực, tự phát triển và hoàn thiện. Nước ta bước vào quá trình CNH, HĐH từ một nước nông nghiệp, lạc hậu nên trình độ của lực lượng lao động còn thấp, không đồng đều. Quá trình sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và phát triển chất lượng nguồn nhân lực này. Chẳng hạn, môi trường sản xuất công nghiệp sẽ giúp cho người lao động hình thành văn hóa lao động công nghiệp, đó là tinh thần hợp tác, tính kỷ luật, tác phong lao động khẩn trương, chính xác Sống và lao động trong môi trường CNH, HĐH, nhân lực lọc hóa dầu có cơ hội và điều kiện để rèn luyện và trưởng thành nhiều mặt: có tay nghề, sản xuất kinh doanh và quản lý giỏi; học vấn cao, có tư duy khoa hoc; năng động, sáng tạo hơn, thích ứng với nền sản xuất lớn, hiện đại, với trình độ kỹ thuật-công nghệ cao. Đồng thời, nền sản xuất công nghiệp còn đòi hỏi ở người lao động hàng loạt năng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 lực cần thiết như: có kỷ luật tự giác, biết tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian, có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo dưỡng thiết bị máy móc, phương tiện sản xuất, có tinh thần hợp tác và tác phong lao động công nghiệp, lương tâm nghề nghiệp,..., nghĩa là hình thành tác phong công nghiệp. Trong quá trình làm việc, nhân lực ngành hóa dầu còn phải có năng lực xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và thời đại. Truyền thống được hiểu là: phức hợp những tư tưởng, tình cảm, những tập quán, thói quen, những phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí, v.v. của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, truyền thống có cả mặt tích cực và tiêu cực dù muốn hay không vẫn để lại dấu ấn vào hiện tại, và ở mức độ nhất định, có thể còn ảnh hưởng đến sự vận động của tương lai. Sự nghiệp phát triển của ngành hóa dầu đòi hỏi người lao động vừa biết kế thừa những giá trị truyền thống, vừa biết phát triển những giá trị đó lên tầm cao hơn, đồng thời tiếp thu những tinh hoá quý giá của văn hoá nhân loại. Nếu không biết kết hợp truyền thống với cách tân để vượt lên, để hội nhập, để tìm mọi cách bước vào xã hội hiện đại thì tương lai chỉ là sự tụt hậu, hoặc “trở thành cái bóng mờ của người khác” . Nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành lọc hóa dầu phải là “những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị – xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng”. Những yêu cầu ngày càng cao và khá đa dạng ấy đã và đang xuất hiện trong thực tiễn công nghiệp hóa trong cơ chế thị trường định hướng XHCN. 1.7.2.3. Quốc tế hoá trình độ của NNL là hướng phát triển chủ yếu Một ngành kinh tế nuốn tăng trưởng bền vững, vấn đề quan trọng là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao- những con người được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay, ưu thế cạnh tranh luôn nghiêng về những ngành kinh tế có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng hiện đại. Bên cạnh đó lọc hóa dầu là một ngành kinh tế mang tính quốc tế cao nên luôn phải cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn nước ngoài. Cuộc cạnh tranh giữa các tập đoàn là cuộc cạnh tranh về chất xám kết tinh trong sản phẩm, hay nói cách khác đó là cuộc cạnh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 tranh về chất lượng nguồn nhân lực trong các ngành đó. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang tích cực tham gia vào dòng chảy toàn cầu hóa, vì thế những thay đổi, điều chỉnh pháp luật liên quan tới đầu tư, thương mại, lao động đang được tập đoàn quan tâm. Trong đó, sự thay đổi chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính sách liên quan như: xã hội hóa giáo dục, khuyến khích sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật cao, đầu tư cho nhân tài, thu hút nhân tài, phát triển chuyên giaViệc làm này cho thấy, tập đoàn dầu khí Việt Nam đang gấp rút trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực để tham gia vào nền kinh tế tri thức. Đó là hành động có chủ đích nhằm khai thác nguồn lực bên ngoài để tăng cường sức mạnh của đất nước mình. Hội nhập quốc tế cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh với thế giới bên ngoài bằng trình độ văn hoá tay nghề ngang tầm khu vực và thế giới. Ở nước ta, thách thức lớn nhất khi hội nhập quốc tế là bắt kịp xu hướng trí tuệ hoá nguồn nhân lực đang diễn ra khá mạnh mẽ. Không có nguồn nhân lực có chất lượng cao về trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, năng lực tổ chức quản lý, thể lực tốt, yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự tôn dân tộcthì không thể có sự tìm tòi, sáng tạo để đưa đất nước vượt qua khó khăn, phát triển đi lên. Nguồn nhân lực chất lượng cao mới có khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong xã hội, trở thành lực lượng xung kích, đi đầu trong quá trình phát triển nhanh, bền vững trong ngành hóa dầu. Điều đó lại phụ thuộc vào hai yếu tố: trình độ công nghệ sản xuất và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Hai yếu tố ấy đang dần xuất hiện trong các nhà máy, xí nghiệp. Gần đây, người ta thường dùng khái niệm “xuất khẩu lao động tại chỗ” để chỉ hiện tượng lực lượng lao động Việt Nam tham gia vào các dây truyền công nghệ hiện đại, quy trình quản lý đạt các chuẩn ISO 9001, 9002 Đây là “trường đào tạo” tốt và cũng nên xem là một phương án thực tế để phát triển nguồn nhân lực cho ngành lọc hóa dầu ở nước ta trong thời gian tới. Tóm lại, có thể coi thực tiễn sản xuất – kinh doanh tại các nhà máy lọc hóa dầu ở nước ta như những điển hình cho quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình phát triển chung cho toàn ngành dầu khí. Thông qua thực tiễn này chúng ta có thể có được những kinh nghiệm tốt để đẩy mạnh các quá trình phát triển nhanh và bền vững. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quảng Ngãi là tỉnh duyên hải miền Trung, lưng tựa dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định. Quảng Ngãi có tuyến đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 1A chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh; ngoài ra còn có Quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Nhà máy lọc dầu Dung Quất nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, là một vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cách Thành phố Đà Nẵng - điểm cuối hành lang kinh tế Đông-Tây khoảng 120km về phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hơn 800km. Là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và nông, lâm, ngư nghiệp; trong đó, trọng tâm phát triển công nghiệp lọc-hóa dầu-hóa chất. Các ngành công nghiệp có quy mô lớn bao gồm: công nghiệp cơ khí, đóng và sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác hiệu quả cảng nước sâu Dung Quất, sân bay Chu Lai và có sự hỗ trợ về dịch vụ hậu cần của các đô thị Vạn Tường, Dốc Sỏi. Khu kinh tế Dung Quất là một trong những trung tâm đô thị-công nghiệp-dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đồng thời là một trong những đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo quy hoạch, về giao thông trong Khu kinh tế Dung Quất, xây dựng mới trục chính đối ngoại Đông Tây thay thế vai trò tuyến Dốc Sỏi-cảng Dung Quất. Xây dựng tuyến đường sắt nối từ đường sắt quốc gia đến cảng Dung Quất; xây dựng các nút giao thông khác cốt với các tuyến chính trong Khu kinh tế và ga phụ tại khu vực hậu cảng có quy mô 15 ha, ga chính kết nối với tuyến đường sắt quốc gia nằm ngoài ranh giới khu kinh tế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Đến năm 2015, mục tiêu đặt ra là hoàn thiện từng bước các công trình hạ tầng kỹ thuật chính, xây dựng các khu tái định cư phục vụ di dân và giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các khu vực sản xuất, các khu du lịch, dịch vụ và cơ sở hạ tầng các khu đô thị mới. Cụ thể, đầu tư xây dựng các khu tái định cư Nam Dốc Sỏi, Trung Minh, phía Tây và phía Đông sông Trà Bồng, Bắc sông Cà Ninh và Bình Thuận; đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống của người dân tái định cư. Phát triển các khu công nghiệp, hoàn thiện đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính, nhà máy lọc dầu và các cụm công nghiệp đã thực hiện xong các bước chuẩn bị đầu tư. Nhà máy lọc dầu Dung Quất nằm ở vị trí thuận lợi cho giao thông đường bộ, hàng hải cũng như hàng không: có Quốc lộ 1 và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy suốt chiều dài; có Quốc lộ 24 nối với Tây Nguyên và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á nối với Lào, Campuchia và Thái Lan; sân bay quốc tế Chu Lai cách Dung Quất 5km. Đồng thời, bờ biển dài trên 130km, có nhiều cửa biển lớn thuận lợi cho việc ra vào của các tàu thuyền, đặc biệt cảng Dung Quất, có các tuyến vận tải hàng hải quan trọng nhất: cách tuyến hàng hải quốc tế 90km và tuyến vận tải thủy nội địa khoảng 30km, có đủ điều kiện thuận lợi để xây dựng một cảng biển nước sâu với quy mô lớn ở khu vực. Chính những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng và cơ hội việc làm đang rộng mở tại khu kinh tế Dung Quất là những thuận lợi rất lớn cho NMLD Dung Quất thu hút một lực lượng lớn lao động trong nước và nước ngoài đến làm việc tại nhà máy để từ đó có cơ hội nâng cao về số lượng cũng như chất lượng NNL. 2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI TẠI QUẢNG NGÃI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NNL CLC TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT 2.2.1. Về kinh tế Đến năm 2012, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp; kinh tế xã hội của cả nước và của tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, lãi suất tín dụng ngân hàng đã tăng cao từ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 những năm trước; hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh còn tiếp tục khó khăn; cơ chế quản lý đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập, vướng mắc trong việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư nên việc quản lý triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư còn nhiều ách tắc;. Bên cạnh những khó khăn nêu trên, còn có một số thuận lợi như lạm phát kiềm chế ở mức thấp; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá cả hàng hóa chỉ tăng nhẹ và có xu hướng chậm dần vào các tháng cuối quý II, lãi suất ngân hàng giảm. Cụ thể như sau: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 6 tháng đầu năm 2012 đạt 4.880 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2011 và bằng 47,3% so với kế hoạch năm 2012; trong đó, sản xuất nông lâm thủy sản đạt 806,4 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ và bằng 45,1% so với kế hoạch năm; công nghiệp - xây dựng đạt 2.721,0 tỷ đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ và bằng 49,8% kế hoạch năm; khu vực dịch vụ đạt 1.352,6 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ và bằng 44,2% so với kế hoạch năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 12.780,25 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ 2011, bằng 49,3% kế hoạch năm; trong đó kinh tế nhà nước đạt 894,21 tỷ đồng, tăng 15,2 %; kinh tế cá thể đạt 9.270,49 tỷ đồng, tăng 26,6%; kinh tế tư nhân đạt 2.606,31 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 196,07 triệu USD, tăng 110,9% so với cùng kỳ 2011 và đạt 84,9% kế hoạch năm ; trong đó kinh tế nhà nước đạt 23,34 triệu USD, tăng 8,1%; kinh tế tư nhân đạt 71,44 triệu USD, tăng 76,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,3 triệu USD, tăng 228,4% so với cùng kỳ năm 2011. Đa số mặt hàng xuất khẩu đều tăng so cùng kỳ năm trước như tinh bột mỳ tăng 83,7%, hàng dệt may tăng 11,6%, thực phẩm chế biến tăng 52,9%, hàng thủy sản tăng 44,6%, dăm gỗ tăng 118,9%, máy móc thiết bị tăng 228,7%, Polypropylen tăng 334,4%... Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 366,26 triệu USD, bằng 13,8% so với cùng kỳ 2011 và đạt 33,48% kế hoạch năm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 6 tháng đầu năm như: dầu thô, sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng, bao bì, vải may mặc. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Hoạt động vận tải vẫn duy trì được mức tăng khá. Vận chuyển hành khách ước đạt 1,35 triệu lượt khách, tăng 20,1% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa vận chuyển 6 tháng ước đạt 2,146 triệu tấn tăng 14,1% so với cùng kỳ 2011. Doanh thu vận tải và các hoạt động dịch vụ liên quan đến vận tải 6 tháng đầu năm ước đạt 443,56 tỷ đồng, tăng 27,16% so với cùng kỳ 2011. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2012 tăng 2,68%. Trong đó các nhóm hàng hóa và dịch vụ có mức tăng cao như: may mặc, mũ nón, giày dép tăng 6,19%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 5,87%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,69%; giao thông tăng 5,20%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 8,5%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác còn lại có mức tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm như lương thực giảm 7,87%; bưu chính viễn thông giảm 0,38%,... Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng năm 2012 ước đạt 9.070 tỷ đồng, giảm 6,8% cùng kỳ năm 2011 và bằng 48,8% dự toán năm. Trong đó, thu nội địa 7.200 tỷ đồng, tăng 53,9% so với cùng kỳ và bằng 50% dự toán năm; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 1.820 tỷ đồng, bằng 46,7% dự toán năm. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2011, các nguồn thu nội địa chủ yếu đều tăng, như thu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực ngoài quốc doanh, thuế thu nhập cá nhân... Riêng thu từ thuế sử dụng đất đạt thấp bằng 16,7% dự toán năm và giảm 27,2% so với cùng kỳ. Tổng kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách năm 2012 do địa phương quản lý là 2.294,365 tỷ đồng (chưa kể vốn đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia là 81,8 tỷ đồng); trong đó, trả ngân sách và hỗ trợ doanh nghiệp công ích là 102 tỷ đồng, vốn cân đối cho các dự án 2.192,365 tỷ đồng. Ước giải ngân 6 tháng đầu năm 2012 đạt 39%. Như vậy, nhìn chung đến năm 2012 tình hình kinh tế Quảng Ngãi còn nhiều khó khăn. Chính những khó khăn nêu trên là một trở ngại lớn cho NMLD trong việc thu hút, tuyển dụng NNL chất lượng cao trong thời gian tời từ đó làm cho quá trình phát triển NNL CLC tại NMLD chưa đạt hiệu quả cao. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 2.2.2. Về xã hội Dung Quất gồm các xã Bình Thuận, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Trị, Bình Chánh, Bình Hải, một phần diện tích xã Bình Hòa, Bình Phước, Bình Phú và khoảng 30 ha ở Khu tái định cư Gò Đường. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp xã Bình Nguyên -huyện Bình Sơn và Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp các xã Bình Long, Bình Hiệp, Bình Phú - huyện Bình Sơn, phía Bắc giáp sân bay Chu Lai. Dung Quất còn là một vùng có nguồn lực lao động dồi dào, dân số đông và số người trong độ tuổi lao động tương đối lớn; có thể đáp ứng được quá trình phát triển của khu kinh tế trong tương lai. Dân số nơi đây khoảng hơn 1,3 triệu người. Nhà máy lọc dầu Dung Quất còn nằm trong khu vực dân cư Duyên hải Nam Trung bộ với hơn 7,2 triệu người. Ngoài ra tỉnh Quảng Ngãi còn có khoảng nửa triệu lao động làm việc tại các khu công nghiệp trong cả nước. Trên địa bàn của nhà máy lọc dầu Dung Quất có trường cao đẳng nghề Dung Quất với quy mô 2.000 học sinh/năm. Hàng năm, trường cung cấp cho khu kinh tế khoảng 1.000 lao động. Các công trình khác cũng đã đi vào hoạt động như: Trung tâm Quan trắc Giám sát Môi trường; hai khu tái định cư phía Đông và phía Tây, với diện tích 57 ha, đảm bảo cho yêu cầu tái định cư trên 2.000 hộ dân; bệnh viện Dung Quất; Đài thu phát lại Truyền hình với tháp anten 80m; Trung tâm văn hoá - thể thao khoảng 2.000 chỗ ngồi; Lâm viên Vạn Tường 367 ha, trồng gần 1.000 ha cây phòng hộ thuộc dự án rừng phòng hộ môi trường cảnh quan Khu kinh tế Dung Quất; triển khai đầu tư khu xử lý chất thải rắn với diện tích 10 ha; hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải khu dân cư và chuyên gia thành phố Vạn Tường 170 ha; trung tâm hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp. Mặt khác, Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo ven biển miền Trung, nhưng giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Nơi đây đã từng nổ ra tiếng súng chống Pháp đầu tiên do Lê Trung Đình lãnh đạo, là nơi đã tổ chức thắng lợi cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi và là nơi thử sức đánh Mỹ đầu tiên bằng các trận đánh lịch sử: chiến thắng Ba Gia, chiến thắng Vạn Tường Có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 thể nói rằng mỗi khúc sông, con suối, mỗi ngọn núi, cánh đồng trên quê hương Quảng Ngãi đều gắn bó với các sự kiện lịch sử đầy tự hào của đất nước, dân tộc và thời đại. Nhà máy lọc dầu Dung Quất được đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, là nơi có bề dày văn hoá lịch sử. Vào đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học người Pháp (M.Vinet, Labare, H.Parmentier, M.Coloni) đã phát hiện ở đầm nước ngọt An Khê, Long Thạnh, Phú Khương (thuộc khu vực Sa Huỳnh tỉnh Quảng Ngãi) một khối lượng lớn các mộ chum có niên đại thuộc giai đoạn sắt sớm, từ đó dẫn đến việc hình thành khái niệm văn hoá Sa Huỳnh kéo dài từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ sắt, phân bố từ Sa Huỳnh đến Đồng Nai, bao vòng lên Tây Nguyên và lan rộng đến nhiều vùng Đông Nam Á. Đặc biệt, từ sau năm 1975 các nhà khảo cổ học Việt Nam đã nghiên cứu và khai quật ở Long Thạnh (Đức Phổ), xóm Óc (Lý Sơn), Bình Châu, Bình Đông (Bình Sơn) đã góp phần khẳng định văn hoá Sa Huỳnh là nền văn hoá bản địa, có sự tiếp biến, lan toả, giao thoa với các nền văn hoá trong nước và khu vực Đông Nam Á. Sa Huỳnh vừa là điểm phát hiện đầu tiên, vừa là nơi tập trung nhiều di chỉ có giá trị và vì vậy Sa Huỳnh xứng đáng được dùng để chỉ một trong những nền văn hoá cổ xưa và độc đáo của nhân loại. Với bề dày lịch sử đó đã làm nên những con người giàu lòng yêu nước, có tinh thần tự cường dân tộc. Bên cạnh đó, người dân Quảng Ngãi có tính cần cù, chịu khó, thông minh. Và đây là những yếu tố hết sức quan trọng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là những động lực, những tiền đề quan trọng làm cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, và nhân lực chất lượng cao trở nên dể dàng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh những thuận lợi đó thì việc nhà máy lọc dầu Dung Quất đóng tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi- một tỉnh còn nghèo về kinh tế, thiếu về cơ sở hạ tầng, khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, con người còn lạc hậu về tư duy, ngại thay đổi, khó tiếp xúc với cái mới, chậm cải cách thủ tục hành chính,và đây là những mặt hạn chế không nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_tai_nha_may_loc_dau_dung_quat_tinh_quang_ngai_8249_1912335.pdf
Tài liệu liên quan