Luận văn Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

TÓM LưỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv

MỤC LỤC .v

DANH MỤC CÁC BẢNG. viii

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .3

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.3

5. Đóng góp về mặt khoa học của đề tài .4

6. Kết cấu đề tài .4

CHưƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH .5

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch .5

1.1.1. Khái niệm.5

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch.10

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch .15

1.1.4. Sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch .19

1.2 Cơ sở lý luận về ngành du lịch.23

1.2.1. Khái niệm và vị trí của ngành du lịch .23

1.2.2. Vai trò của ngành du lịch .24

1.2.3. Đặc điểm của ngành du lịch.25

1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực.25

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của một số

nước trên thế giới .25vi

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của một số địa

phương trong nước .29

1.3.3. Một số bài học rút ra cho phát triển nguồn nhân lự ịch ở tỉnh

Thừa Thiên Huế .31

1.3.4. Tình hình nghiên cứu của đề tài .33

CHưƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG

NGÀNH DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY.35

2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tiềm năng du lịch của tỉnh

Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở

tỉnh Thừa Thiên Huế. .35

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế .35

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế .37

2.1.3. Tiềm năng du lịch và đóng góp của du lịch đối với sự phát triển của tỉnh

Thừa Thiên Huế. .41

2.1.4. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tiềm năng du lịch của

tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch.46

2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế.49

2.2.1. Thực trạng số lượng và chất lượng NNL trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa

Thiên Huế. .49

2.2.2. Thực trạng về sử dụng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa

Thiên Huế .66

2.2.3. Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế .69

2.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển nguồn nhân lực trong ngành du

lich ở tỉnh Thừa Thiên Huế .73

2.3.1. Những kết quả đạt được trong phát triển nguồn nhân lực của ngành du

lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế .73

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển nguồn nhân

lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế.76

2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng nguồn nhân lực du lịch của

tỉnh Thừa Thiên Huế. .80vii

CHưƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG

NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .82

3.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế.82

3.1.1.Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa ThiênHuế.82

3.1.2.Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa

Thiên Huế..84

3.2Một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh

Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.86

3.2.1.Nhóm các giải pháp tạo tiền đề phát triển nguồn nhân lực trong ngành dulịch.86

3.2.2.Nhóm các giải pháp trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ở

tỉnh Thừa Thiên Huế .89

3.2.3.Nhóm các giải pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực dulịch.96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.101

1. Kết luận.101

2. Kiến nghị .102

2.1. Đối với Trung ương .102

2.2.Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế.103

2.3. Đối với các cơ sở đào tạo.104

TÀI LIỆU THAM KHẢO.106

PHỤ LỤC.109

pdf145 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vốn dành cho phát triển khoa học- công nghệ, giáo dục- đào tạo, thực hiện chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng NNL nói chung và NNL du lịch của tỉnh nói riêng. + Hai là, Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có NNL dồi dào nhưng chất lượng NNL thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Chỉ tính riêng NNL du lịch của Huế, hàng năm Huế đón nhận khoảng 2500 học viên tốt nghiệp trong tất cả các cấp học (đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề và đào tạo ngắn hạn) về chuyên ngành du lịch. Đây là một con số không hề nhỏ, tuy nhiên thực tế thì những học viên này không có cơ hội phát huy khả năng việc học của mình mà thay vào đó, các doanh nghiệp, đơn vị khách sạn, cơ quan quản lý du lịch lại tuyển những đối tượng ở tỉnh khác hoặc những đối tượng ở nước ngoài về. Sở dĩ điều này là do chất lượng NNL du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch nên tỉnh cần sớm khắc phục sự vướng mắc này. + Ba là, tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng nhưng trữ lượng không lớn. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp du lịch, hệ thống di sản văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối đa dạng nhưng chỉ mới khai thác được một phần nhỏ phục vụ du lịch, chủ yếu là các điểm tham quan thuộc Quần thể Di tích Cố Đô Huế; vẫn còn một phần rất lớn các di tích lịch sử cách mạng, các di tích tầm cỡ quốc gia đã được xếp hạng nhưng chưa được đầu tư tôn tạo thỏa đáng để thực sự trở thành các điểm du lịch hấp dẫn. Do đó, làm giảm sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào tỉnh Thừa Thiên Huế. 49 + Bốn là, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế luôn giữ ở mức ổn định, ít chịu sự ảnh hưởng của biến động thế giới nhưng Thừa Thiên Huế vẫn chưa có sức hấp dẫn, thu hút nhân tài du lịch đến với Huế, mà ngay cả việc giữ chân người tài cũng không có. Điều này đã trở thành một rào cản lớn đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc xây dựng chiến lược phát triển NNL du lịch của Huế. + Năm là, hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết phối hợp, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, lãng phí nguồn lực và hiệu quả thấp. Môi trường kinh doanh du lịch vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Đặc biệt là việc quảng bá du lịch còn hạn chế về cả kinh phí và phương thức xúc tiến, quảng bá. Công tác xã hội hóa trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch chưa thật sự hiệu quả, nhiều doanh nghiệp còn đứng ngoài cuộc, chủ yếu hoạt động dựa trên những sản phẩm có sẵn. Việc xây dựng các sản phẩm du lịch mới theo hướng chất lượng hơn, chuyên nghiệp hơn nhằm đáp ứng cho nhu cầu của du khách là điều hết sức cần thiết. 2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Thực trạng số lƣợng và chất lƣợng NNL trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế * Về quy mô nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ khá cao so với mức trung bình chung của cả nước. Theo số liệu từ cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 1999, lực lượng lao động của tỉnh là 442.874 người ( chiếm 61,6% tổng dân số trong độ tuổi lao động). Sau 10 năm, đến cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009, lực lượng lao động của tỉnh là 549.587 người (chiếm 69,7% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên và chiếm 50,5% tổng dân số toàn tỉnh), trong đó, nếu phân theo giới tính: nam 285.720 người (chiếm 52%), nữ 263.867 người (chiếm 48%); nếu phân theo khu vực: thành thị là 188.355 (chiếm 34,2%), nông thôn là 361.232 người (chiếm 65,8%). Theo số liệu của Cục thống kê, 50 năm 2011, lực lượng lao động của tỉnh là 588.529 người ( chiếm 64,5% tổng dân số trong độ tuổi lao động), trong đó: nam là 305.338 người (chiếm 51,88%), nữ là 283.191 người (chiếm 48,12%), thành thị là 291.058 người ( chiếm 49,45%) và nông thôn là 297.471 người (chiếm 50,5%). Năm 2012, lực lượng lao động của tỉnh là 597.154 người, trong đó nam là 307.279 người (chiếm 51,45%), nữ là 289.875 người (chiếm 48,5%), thành thị là 296.055 người (chiếm 49,57%) và nông thôn là 301.099 người (chiếm 50,4%). Đến năm 2013, lực lượng lao động của tỉnh là 607.023 người, trong đó nam là 310.865 người (chiếm 51,2%), nữ là 296.158 người (chiếm 48,8%). Bảng 2.4. Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn Đơn vị tính: người Lao động 2010 2011 2012 2013 I. Phân theo giới tính Nam 299.893 305.338 307.279 310.865 Nữ 274.423 283.191 289.875 296.158 Tổng 574.316 588.529 597.154 607.023 II. Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị 248.043 291.058 296.055 301.288 Nông thôn 326.274 297.471 301.099 305.735 Tổng 574.316 588.529 597.154 607.023 Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 Là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch nên tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua, số lượng NNL du lịch đã không ngừng tăng lên cùng với sự tăng lên về lượt khách du lịch đến Huế. Theo số liệu đã thống kê ở Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, NNL trong ngành du lịch phát triển khá nhanh và tương đối đồng đều. Cụ thể ịch ở Thừa Thiên Huế sau 5 năm (từ - , tương đương tăng 29,63%. Năm 2011 số lao động du lịch của tỉnh là 9600 người so với năm 2010 tăng 18,5%; trong đó, lao động trực tiếp trong ngành du lịch 6683 người (chiếm 82,5%), lao động gián tiếp trong ngành du lịch là 1417 người (chiếm 17,5%); số lao động du lịch của năm 2012 so với năm 2011 có sự giảm nhẹ là 50 người, tương đương giảm 0,52%; Trong đó, số lao động trực tiếp du lịch và lao động gián tiếp du lịch cũng giảm tương ứng (0,4% và 51 1,19%); năm 2013 so với năm 2012 số lao động tăng trở lại là 10050 người, tăng 500 lao động ( tăng 5,2%); năm 2014 so với năm 2013 số lao động tiếp tục tăng là 10500 người, tăng 450 lao động ( tương đương tốc độ tăng 4,5% so với cùng kỳ), trong đó, lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 9188 người (chiếm 87,5%), tương đương tăng 4,72% so với năm 2013, lao động gián tiếp trong ngành du lịch là 1312 người (chiếm 12,5%), tương đương tăng 2,82% so với cùng kỳ năm 2013. Bảng 2.5 Tổng số lao động trong ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 – 2014 Đơn vị: người Năm Tổng số lao động Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2010 8100 6683 82,5 1417 17,5 2011 9600 8323 86,7 1277 13,3 2012 9550 8289 86,8 1261 13,2 2013 10050 8774 87,3 1276 12,7 2014 10500 9188 87,5 1312 12,5 Nguồn: Sở VH-TT và DL tỉnh Thừa Thiên Huế Qua phân tích ở trên ta thấy, số lao động trong ngành du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng mạnh nhất ở giai đoạn từ năm 2010- 2011, sở dĩ có điều này là do thành công lớn của sự kiện Festival lần thứ 6 tại Huế trong năm 2010, Huế đón gần 1,5 triệu lượt khách, trong đó có hơn 612.000 lượt khách quốc tế; năm 2011 đón hơn 1,6 triệu khách, trong đó khách quốc tế trên 653.000 lượt. Với đà tăng lượt khách trong và ngoài nước đến Huế năm 2010 nên đã thúc đẩy nhiều hình thức du lịch mới xuất hiện, do đó thu hút một lượng lớn lao động làm việc trong ngành du lịch. Tuy nhiên, ở giai đoạn 2011- 2012 số lao động du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế lại có sự giảm nhẹ là vì theo các nhà hoạt động du lịch tại Huế nhìn nhận sau các kỳ Festival Huế thì công tác tổ chức, duy trỳ các loại hình du lịch chưa tốt, thiếu ổn định, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng. Festival Huế chỉ mới dừng lại ở phạm vi giới thiệu địa chỉ du lịch, chứ chưa thực sự thu hút du khách một cách bền vững. Vì vậy, mặc dù năm 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế có sự kiện Năm du lịch quốc gia Duyên hải 52 Bắc Trung Bộ và Festival Huế 2012 với chủ đề “ Du lịch di sản” nhưng số lượt khách chỉ tăng mạnh trong các ngày lễ, còn lại những ngày thường thì khách đến Huế rất hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của con số lao động trong ngành du lịch của tỉ – ớ , đặc biệ ắ điều khó có thể . * Về cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguồn nhân lực du lị : Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế, lao động trong ngành du lịch có sự ổn định về tỷ lệ giới tính nam nữ (lao động nữ luôn lớn hơn lao động nam). Năm 2010, lao động nữ là 4132 người (chiếm 51,0%), nhiều hơn lao động nam là 164 người; năm 2011 lao động nữ tăng lên 5760 người (chiếm 6,0%), tương đương tăng 3,94% so với năm 2010; Đến năm 2013, số lao đông nữ là 5728 người (chiếm 56,99%); Năm 2014, số lao động nữ lại tăng 6100 người (chiếm 58,1%), tương đương tăng 1,06% so với năm 2013, lao động năm là 4400 người (chiếm 41,9%), tương đương tăng 1,8% so với năm 2013. Bảng 2.6: Lao động du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo giới tính Đơn vị tính: người Lao động du lịch 2010 2011 2012 2013 2014 Nam 3968 3840 4202 4322 4400 Nữ 4132 5760 5348 5728 6100 Tổng 8100 9600 9550 10050 10500 Nguồn: Thống kê của Sở Văn hóa- Thế thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 Qua số liệu điều tra 150 lao động du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho thấy kết quả về giới tính của lao động du lịch khá giống nhau. Có đến 58% lao động trong ngành du lịch là nữ, lao động nam chỉ chiếm 42%. Tỷ trọng chênh lệch giữa nam - nữ ịch có nhiều vị trí công tác cần tỷ lệ nữ 53 nhiều hơn nam như: nhân viên buồng phòng, lễ tân, bế chung đ . - Nguồn nhân lực du lịch phân theo độ tuổi: ộng cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, mức độ ảnh hưởng đối với mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau: đội ngũ lao động trẻ có lợi thế về kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhưng lại thiếu kinh nghiệm; ngược lại với lao động có thâm niên, kinh nghiệm trong công tác thì lại thiếu tính năng động linh hoạt trong việc tiếp thu kiến thức mới. Chính vì vậy, cơ cấu lao động theo độ tuổi hợp lý, hài hòa giữa các nhóm tuổi sẽ tạo nên hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay chưa có một bảng thống kê chính xác nào về độ tuổi của NNL du lịch tỉ , tuy nhiên dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy NNL trong ngành du lịch ở tỉ ẻ, nếu biết khai thác NNL này thì nó sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. - - 55 tuổ . - Nguồn nhân lực du lịch phân theo loại hình hoạt động du lịch ở tỉ Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 thì số lao động du lịch được phân theo các loại lao động như sau: Nếu năm 2010, đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là 85 người (chiếm 1,05% so với tổng số lao động du lịch của tỉnh trong năm 2010); năm 2011 đội ngũ quản lý đó là 90 người (chiếm 0,94%), tương đương tăng 5,88% so với năm 2010; năm 2012 đội ngũ quản lý trong các cơ quan nhà nước về du lịch là 78 người (chiếm 0,82%), tương đương giảm 13,3% so với năm 2011; năm 2013 số lao động quản lý là 83 người (chiếm 0,826%), tăng 6,4% so với năm 2012; năm 54 2014 là 86 người (chiếm 0,819%), tương đương mức tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhận thấy, số lao động làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có sự tăng nhẹ và tương đối ổn định. Còn lao động tại các doanh nghiệp du lịch và lao động nghiệp vụ ngày một tăng mạnh, cụ thể, năm 2010 lao động quản lý tại các doanh nghiệp là 1197 người (chiếm 14,8%), lao động nghiệp vụ là 6818 người (chiếm 81,17%), trong lao động nghiệp vụ thì số lao động buồng, bàn-bar chiếm tỷ lệ cao nhất ( 20,02% và 18,97%); Năm 2011, lao động quản lý tại các doanh nghiệp là 1420 người (chiếm 14,78%), tương đương tăng 18,63% so với năm 2010, lao động nghiệp vụ là 8090 người (chiếm 84,27%), tăng 18,65% so với năm 2010; Năm 2012, lao động quản lý tại các doanh nghiệp là 1412 người (chiếm 14,78%), tương đương giảm 0,56% so với năm 2011, lao động nghiệp vụ là 8060 người (chiếm 84,4%), giảm0,37% so với năm 2011; Năm 2013, lao động quản lý tại các doanh nghiệp là 1487 người (chiếm 14,8%), tương đương tăng 5,3 % so với năm 2012, lao động nghiệp vụ là 8480 người (chiếm 84,37%), tăng 5,2 % so với năm 2012; Năm 2014, lao động quản lý tại các doanh nghiệp là 1575 người (chiếm 15%), tương đương tăng 5,917 % so với năm 2013, lao động nghiệp vụ là 8839 người (chiếm 84,18%), tăng 4,23% so với năm 2013, trong lao động nghiệp vụ thì số lao động buồng chiếm tỷ lệ cao nhất 20,01%, rồi đến lao động bàn- bar chiếm 19%, đến lao động lễ tân và lao động nấu ăn 12,98%, thấp nhất là lao động lữ hành 3%. Đáng chú ý, lao động chế biến nấu ăn vẫn còn khá mỏng, trong khi đến Huế, các du khách rất chú ý đến ẩm thực, nên bộ phận này cần được phát triển về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng phần lớn nhu cầu của du khách. 55 Bảng 2.7: Tình hình lao động du lịch phân theo loại lao động và phân theo ngành nghề kinh doanh của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số lao động du lịch 8100 9600 9550 10050 10500 I. Phân theo loại lao động 1 Đội ngũ quản lý của cơ quan QLNN du lịch 85 90 78 83 86 2 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên) 1197 1420 1412 1487 1575 3 Lao động nghiệp vụ 6818 8090 8060 8480 8839 1-Lễ tân 886 1052 1048 1103 1148 2-Phục vụ buồng 1365 1617 1611 1696 1769 3-Phục vụ bàn-bar 1294 1536 1530 1610 1680 4-Nhân viên nấu ăn 886 1052 1048 1103 1148 5-Hướng dẫn viên 273 406 442 550 663 - Đã được cấp thẻ 118 232 251 377 513 - Chưa được cấp thẻ 155 174 191 173 150 6-Nhân viên lữ hành 205 243 241 204 266 7-Nhân viên khác 1909 2184 2136 2163 2165 II. Phân theo ngành nghề kinh doanh 1 Khách sạn, nhà hàng 7621 8953 8864 9243 9571 2 Lữ hành, vận chuyển du lịch 478 646 686 806 928 3 Dịch vụ khác Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triên du lịch của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2014 2.2.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế * Về thể lực của nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đánh giá được tình hình sức khỏe của nguồn nhân lực, trước hết chúng ta xét về mạng lưới y tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Mạng lưới y tế của tỉnh ngày càng được phát triển, nó đảm bảo về chăm sóc sức khỏe cho người lao động, giúp người lao động có nhiều sức lực cho công việc. Năm 2014, số cơ sở y tế của tỉnh là 41 cơ sở; trong đó có 14 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khu vực và 27 trạm y tế xã, phường. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngăn chặn kịp thời các bệnh dịch, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Số cán bộ y tế trong năm 2014 tăng lên 3236 người, số bác sĩ là 1226 người. Số dược sĩ cao cấp cũng tăng tương tự là 80 người. 56 Trong nền sản xuất hiện đại, vấn đề sức khỏe thể lực và thần kinh tâm lý của người lao động là rất quan trọng. Nội dung của phẩm chất này thể hiện ở các thông số nhân trắc con người như chiều cao, cân nặng.., các chỉ số về sức khỏe thể lực, nhất là sự dẻo dai và thần kinh, tâm lý Việc đánh giá thể lực của người lao động trong ngành du lịch ở tỉ ột cách chính xác là rất khó khăn, bởi cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về thể lực và tình trạng biến đổi sức khỏe của dân số ở tỉ ủa lao động du lịch ở tỉ ả chỉ có thể đánh giá thể lực NNL dựa vào số liệu khảo sát. Chiều cao, cân nặng là hai đặc điểm đầu tiên phản ánh thực trạng thể lực của NNL và nó có quan hệ chặt chẽ tới khả năng lao động sáng tạo của NNL. Trong những năm gần đây, thể lực của người lao động được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên vẫn thuộc loại trung bình thấp của thế giới. Qua khảo sát 150 lao động trong ngành du lịch trên đị : chiều cao trung bình của lao động nam là 163,5 cm, trong đó chiều cao thấp nhất là 157 cm, chiều cao cao nhất là 170 cm; cân nặng trung bình của lao động nam là 61,3kg, trong đó cân nặng thấp nhất là 55kg và cân nặng cao nhất là 67kg; chiều cao trung bình của lao động nữ là 153,3 cm, trong đó chiều cao thấp nhất là 138cm, chiều cao cao nhất là 168cm; cân nặng trung bình của lao động nữ là 50,5kg, trong đó cân nặng thấp nhất là 38kg và cân nặng cao nhất là 63kg. Tình trạng về sức khỏe cũng là một trong các tiêu chí đánh giá thể lực của NNL du lịch, trong đó bệnh tật và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của NNL du lịch. Theo kết quả điều tra 150 lao động trong ngành du lịch của tỉ , có 128 người trả lời không có bệnh tật (chiếm 85,3%), 22 người trả lời có bệnh tật (chiếm 14,7%), chủ yếu là bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp, khớp nên họ vẫn tham gia lao động bình thường. Về chế độ dinh dưỡng, trong những năm gần đây thu nhập của NNL du lịch được nâng lên, đồng thời ngành y tế phát triển nên sức khỏe người lao động tốt lên và đảm bảo được sự bền bỉ, dẻo dai (chiếm 91,3%) tỉnh táo, minh mẫn, sáng khoái trong công việc (90,0%). Về tuổi thọ bình quân cũng có sự chuyển biến tích cực, tuổi thọ bình quân của cả nước là 70,2 tuổi của nam và 75,6 tuổi của nữ. Con số này phản ánh các chính sách y tế, chăm 57 sóc sức khỏe của người cao tuổi được chú trọng và thực hiện một cách nghiêm túc. * Về trí lực của nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế Để có được những phân tích một cách khách quan và phản ánh đúng tình trạng chất lượng NNL du lịch ở tỉ ề tài đã chọn ra 150 phiếu khảo sát người lao động trong các ngành nghề du lịch và 50 phiếu khảo sát của cán bộ quản lý, cơ quan sử dụng lao động làm điều tra thực tế. - Về trình độ học vấn của nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế Ở bất kỳ loại hình kinh doanh nào thì chất lượng nguồn nhân lực được phản ánh rõ nhất thông qua chỉ tiêu về trình độ học vấn. Nó quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trình độ học vấn của NNL trong ngành du lịch thể hiện cụ thể sau: Trong 5 năm qua, cơ cấu trình độ học vấn của NNL phân theo bậc học ở tỉnh Thừa Thiên Huế có sự chuyển biến tích cực: số lượng và tỷ lệ dân số trong độ tuổi LĐ chưa biết chữ giảm mạnh từ 12 người (chiếm 0,148%) năm 2010 xuống 0 người (chiếm 100%) năm 2014; số lượng và tỷ lệ dân số trong độ tuổi LĐ tốt nghiệp THCS giảm nhẹ từ 1284 người (chiếm 15,8%) năm 2010 xuống 1450 người (chiếm 13,8%) năm 2014; đặc biệt, tỷ lệ LĐ tốt nghiệp THPT tăng nhanh từ 68% (năm 2010) lên 7720 người, chiếm 73,5% (năm 2014). Bảng 2.8 Đơn vị tính: người TT Chỉ tiêu Báo cáo theo năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng số lao động du lịch 8100 9600 9550 10050 10500 2 Chưa biết chữ 12 10 3 0 0 3 Chưa tốt nghiệp tiểu học 324 372 210 203 110 4 Tốt nghiệp tiểu học 972 1048 1062 1106 1220 5 Tốt nghiệp trung học cơ sở 1284 1436 1300 1415 1450 6 Tốt nghiệp trung học phổ thông 5508 6734 6975 7326 7720 Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triên du lịch của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2014 Qua bảng số liệu điều tra, kết quả thu được về trình độ học vấn của NNL trong ngành du lịch cũng gần giống với kết quả , đạt mức 95,33%, tương ứng 143 người trên tổng số 150 người lao 58 động được điều tra một cách ngẫ . Tuy nhiên, đội ngũ này cũng phải xem trọng vấn đề chuyên môn quản lý, nâng cao trình độ hơn để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng phục vụ ngành du lịch của tỉnh nhà. Bảng 2.9: Trình độ học vấn của ngƣời lao động theo kết quả điều tra Đơn vị tính: người Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ (%) Mù chữ 0 0 Tiểu học 0 0 Trung học cơ sở 7 4,67 Trung học phổ thông 143 95,33 Tổng 150 100 Nguồn: Số liệu điều tra - Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế Cùng với trình độ học vấn của người lao động được nâng lên, xu hướng hình thành nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao ngày càng biểu hiện rõ nét. Lực lượng lao động du lịch Thừa Thiên Huế qua các năm có sự chuyển biến tích cực. Tỷ lệ người lao động có trình độ đại học, cao đẳng năm sau cao hơn so với năm trước, năm 2014 có 25% số lao động du lịch có trình độ đại học cao đẳng, tăng 4,5% so với năm 2013; lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp lần lượt chiếm 52,97% và 14%, mức tăng so với năm 2013 lần lượt là 4,5% và 4,55%; 7,9% lao động có các trình độ khác như qua đào tạo tại chỗ hoặc luyện nghiệp vụ ngắn hạn; còn lại một tỉ lệ nhỏ là lao động có trình độ trên đại học chiếm 0,123%. Sau 5 năm (2010- 2014) trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL trong ngành du lịch có sự thay đổi lớn: lao động có trình độ cao đẳng đại học tăng 1248 người, tương đương tăng 90,63%; lao động du lịch có trình độ trung cấp tăng 2241 người, tăng 67,5%; lao động có trình độ sơ cấp tăng 174 người, tương đương tăng 13,4%; lao động qua đào tạo, các nghiệp vụ ngắn hạn giảm đáng kể là 60,5%. Đáng chú ý nhất là lao động có trình độ chuyên môn cao trên đại học cũng tăng 62,5%. Đây là lực lượng lao động 59 làm việc quản lý, đòi hỏi phải nhạy bén và biết nắm bắt xu hướng của thị trường du lịch. Ngoài ra, còn có những lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành khác làm việc tại các bộ phận lễ tân, nhà hàng,... sau khi được tuyển dụng đều được các doanh nghiệp gửi tham dự các lớp bồi dưỡng hoặc đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch. Cụ thể qua điều tra 150 lao động trên địa bàn cho thấy, số lao động làm việc không phù hợp với chuyên ngành đào tạo chiếm 8%, còn số lao động chưa phù hợp với công việc hiện tại chiếm 13,33%. Bảng 2.10 nhân lực du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: người TT Chỉ tiêu Báo cáo theo năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng số lao động du lịch 8100 9600 9550 10050 10500 2 Trên đại học 8 10 12 12 13 3 Đại học, cao đẳng 1377 1824 1814 2512 2625 4 Trung cấp 3321 4416 4584 5322 5562 5 Sơ cấp 1296 1344 1432 1406 1470 6 Trình độ khác (qua đào tạo tại chỗ hoặc luyện nghiệp vụ ngắn hạn) 2100 2006 1708 798 830 Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triên du lịch của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2014 - Kỹ năng và các phấm chất của nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế Trong những năm qua phẩm chất của lao động Việt Nam nói chung, lao động trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có xu hướng tốt lên, nhất là nhóm lao động trẻ, lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. + Về kỹ năng ngoại ngữ của NNL trong ngành du lịch Kỹ năng ngoại ngữ của NNL du lịch trong những năm gần đây đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, lao động biết nhiều thứ tiếng khác nhau còn ít, hạn chế về khả năng giao tiếp ngoại ngữ. Đây là một vấn đề tồn tại lớn của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua số liệu điều tra ta thấy, số lao động có trình độ ngoại ngữ chưa qua đào tạo chiếm 14%, đây là một con số không cao cũng không thấp nhưng so thời đại 60 ngày nay với xu hướng hội nhập khu vực thế giới và vai trò mũi nhọn của ngành du lịch thì con số này là đáng báo động. Trình độ ngoại ngữ bậc đại học - cao đẳng chiếm 32,55% trong tổng số lao động đã qua đào tạo ngoại ngữ , số lao động có trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A là thấp nhất chiếm 7%. Mặt khác, cơ cấu về ngoại ngữ còn chưa hợp lý chủ yếu là tiếng Anh, thiếu tiếng Trung, Nhậ . Bảng 2.11 Trình độ ngoại ngữ của lao động du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn vị: người Trình độ ngoại ngữ Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1.Chưa qua đào tạo 21 14 2.Đã qua đào tạo, trong đó: 129 86 - ĐH- CĐ 42 32,55 - Chứng chỉ C 14 10,85 - Chứng chỉ B 49 37,98 - Chứng chỉ A 9 7 - Chứng chỉ khác 15 11,63 3.Tổng 150 100 Nguồn: Số liệu điều tra + Về tính năng động, linh hoạt trong công việc của nguồn nhân lực du lịch. Trong xã hội hiện đại, người lao động phải biết rèn luyện tính năng động, linh hoạt và các kỹ năng trong công việc để thích ứng nhanh với sự phát triển của khoa học- công nghệ và mọi sự thay đổi, đó cũng là một trong những biểu hiện của tính chuyên nghiệp. Trong những năm qua, phẩm chất này của lao động Việt Nam nói chung, lao động du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có xu hướng tốt lên, nhất là ở nhóm lao động trẻ, lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. 61 Bảng 2.12 Kết quả tự đánh giá về tính năng động, linh hoạt của lao động du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn vị: Người Tiêu chí Lựa chọn Số lƣợng Tỷ lệ (%) Ý thức chấp hành nội quy và kỷ luật lao động Chưa tốt 38 25,3 Tốt 76 50,7 Rất tốt 15 10 Khó trả lời 21 14 Tổng 150 100 Tinh thần trách nhiệm đối với công việc Chưa tốt 35 23,3 Tốt 71 47,3 Rất tốt 5 3,4 Khó trả lời 39 26 Tổng 150 100 Tinh thần học hỏi Chưa tốt 40 26,7 Tốt 75 50 Rất tốt 13 8,7 Khó trả lời 22 14,6 Tổng 150 100 Năng động trong công việc Chưa tốt 44 29,3 Tốt 74 49,3 Rất tốt 8 5,4 Khó trả lời 24 16 Tổng 150 100 Sáng tạo trong công việc Chưa tốt 40 26,7 Tốt 68 45,3 Rất t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_trong_nganh_du_lich_o_tinh_thua_thien_hue_9081_1912341.pdf
Tài liệu liên quan