LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. v
DANH MỤC CÁC HÌNH. vi
MỞ ĐẦU. 1
1. Lí do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu . 4
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 5
5. Đóng góp chính của đề tài . 7
6. Cấu trúc đề tài . 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP . 8
1.1. Cơ sở lí luận. 8
1.1.1. Khái niệm. 8
1.1.2. Vai trò sản xuất . 8
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp . 10
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. 12
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp . 16
1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp . 17
1.2. Cơ sở thực tiễn . 20
1.2.1. Khái quát về phân bố nông nghiệp và phát triển nông nghiệp vùng Đồng
bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2017 . 20
1.2.2. Một số nét cơ bản nông nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017. 25
Tiểu kết chương 1 . 28
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KHOÁI
CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 . 29
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung bình của huyện là 1.408 người/km2, cao hơn cả
nước (268 người/km2) gấp 2 so với Đồng bằng Sông Hồng (1.179 người/km2), thấp
hơn mật độ trung bình của tỉnh (1.490 người/km2), cao hơn huyện khác trong tỉnh:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
huyện Ân Thi (997 người/km2), Kim Động (1.101 người/km2), Phù Cừ (829
người/km2). Dân số của huyện phân bố không đều giữa các xã, thị trấn. Thị trấn
Khoái Châu là nơi tập trung đông dân nhất (1.797 người/km2), nơi tập trung thưa nhất
là xã Đông Kết (1.002 người/ km2).
Quá trình đô thị hóa của huyện cùng diễn ra chậm, tỉ lệ dân đô thị rất thấp chỉ
có 8.785 người (chiếm 4,73% tổng số dân của huyện), thấp hơn cả nước (27%) và
thấp hơn của toàn tỉnh (29%) năm 2017 do quá trình CNH, ĐTH của huyện cũng diễn
ra chậm.
b) Nguồn lao động
Nguồn lao động nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
nó phụ thuộc rất lớn vào dân số của nền kinh tế. Tổng số dân của huyện Khoái Châu
đến năm 2017 là 208.376 người, trong đó lao động là 108.128 người chiếm 54,3%
tổng số nhân khẩu, tổng số nhân khẩu của huyện Khoái Châu qua 7 năm thay đổi
đáng kể với mức tăng bình quân từ năm 2010 đến 2017 là 0,67%/năm. Đáng chú ý
trong biến động về dân số là tỷ lệ tăng hộ phi nông nghiệp thay đổi quá nhanh với
mức tăng bình quân qua 7 năm là 1,90% so với mức tăng 1,2% của hộ nông nghiệp.
Đây là xu hướng chuyển dịch phổ biến của nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên,
tính đến năm 2017 số hộ NN chiếm 50% tổng số hộ của huyện, như vậy lao động
trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của huyện với mức
53% (năm 2017).
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động đang làm trong các doanh nghiệp
phân theo ngành kinh tế huyện Khoái Châu năm 2010 - 2017
Năm 2010 2014 2017
Tổng số 100% 100% 100%
I. Nông - lâm - ngư nghiệp 10,2 8,3 4,7
II.Công nghiệp xây dựng 72,6 77,2 79,1
III. Dịch Vụ 17,2 14,5 16,2
Nguồn: NGTK huyện Khoái Châu năm 2017
Cơ cấu lao động giai đoạn từ năm 2010 - 2017 có sự chuyển dịch giảm tỉ trọng
khu vực I và tăng tỉ trọng khu vực II và III. Khu vực I thu hút nhiều lao động nhất,
tuy tỉ trọng đã giảm từ 10,2,% năm 2010 xuống còn 4,7% vào năm 2017. Ngược lại,
tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên điển hình là khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
vực II từ 72,% năm 2010 lên 79,1 % năm 2017 chiếm tỉ trọng cao nhất, còn lại là
ngành dịch vụ chiếm 16%. Xu hướng chuyển dịch lao động phù hợp với xu thế chung
của cả nước
Về chất lượng: Lao động được đào tạo, có trình độ còn hạn chế. Năm 2017, lao
động qua đào tạo của huyện đạt trên 52%. Lao động đơn giản làm việc trong các
ngành KTXH ở vùng chiếm 37,2%, tương đương con số của cả nước.
Như vậy, Khoái Châu có nguồn nhân lực trẻ và dồi dào sẵn sàng cung ứng lao
động cho tất cả các ngành kinh tế. Tuy nhiên, hạn chế về trình độ lao động đặt ra
nhiệm vụ hàng đầu là chất lượng lao động, đáp ứng được các ngành kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế. Đồng thời cho thấy, phát
triển kinh tế NN vẫn giữ vai trò cốt yếu trong chiến lược phát triển kinh tế trên địa
bàn huyện, cho nên việc chú trọng đầu tư cho nông nghiệp là vấn đề cần thiết.
2.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Hệ thống CSHT và cơ sở vật chất kĩ thuật của huyện ngày càng được đầu tư
nâng cấp và không thể thiếu, là yếu tố quyết định đến nâng cao năng suất lao động,
tác động tới hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh. Xây dựng CSVCKT tạo ra
nhiều phương tiện và điều kiện cho sản xuất tốt nhất, giảm thiểu nhất những ảnh
hưởng của điều kiện tự nhiên đến kết quả sản xuất. Khoái Châu là huyện có hệ thống
CSHT, VCKT phục vụ nông nghiệp thuộc loại khá tốt của tỉnh Hưng Yên, hệ thống
cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật ngày càng được chú trọng đầu tư đồng bộ, hiện đại
hơn, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Hệ thống đường giao thông: Huyện có 698km đường bộ, mật độ 5,6km
đường/km2, trong đó quốc lộ 28km, tỉnh lộ 49,6km huyện lộ có 17,5km, đường liên
thôn, liên xã là 602km. Khoái Châu còn có tuyến đường thủy thuộc tuyến sông Hồng
sông với chiều dài 25km, xây dựng 7 bến đò ngang.
- Hệ thống thủy lợi: Toàn huyện có hệ thống thủy lợi khá đồng bộ và hoàn chỉnh
gồm 21km đê Trung Ương ,17 km đê lớn, gần 303km mương cấp 1 và cấp 2... hệ thống
thủy nông Bắc Hưng Hải, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống lưới điện: Có 88 máy biến áp dung lượng 21.830KVA được lấy từ
trạm điện Phố Cao theo đường 35KV, đường 10KV, 100% dân số trong huyện có
điện đầy đủ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Khoái Châu có 01 bưu điện tổng và 25 bưu
điện văn hóa xã có trang bị máy móc thiết bị tiên tiến, 100% số xã trong huyện đã
có điện thoại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- Hệ thống chợ: Trong toàn huyện có 8 chợ lớn, đặc biệt có một chợ đầu mối
lớn nhất ở xã Đông Tảo, đây là trung tâm thu mua nông sản hàng hóa của huyện
Khoái Châu và các huyện lân cận để từ đó cung cấp nông sản cho các thị trường khác
nhau như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh...ngoài ra các xã, thị trấn điều
có chợ riêng cung cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.
- Giáo dục và đào tạo: Toàn huyện có 87 trường học các cấp, trong đó có 3
trường chuyên nghiệp là trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Trường cao
đẳng nghề cơ điện và thủy lợi, Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật Tô Hiệu, 6 trường
Trung học phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên, 54 trường Trung học cơ
sở và Tiểu học, 26 trường Mầm nom, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, nâng cao
trình độ dân trí, đào tạo ra nhiều nhân tài phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
- Tiềm năng du lịch: Toàn huyên có 23 di tích lịch sử được xếp hạng, trong đó
đáng quan tâm nhất là quần thể Đền Đa Hòa - Bình Minh, Đền Hóa - Dạ Trạch gắn với
truyền thuyết Chử Đổng Tử - Tiên Dung nằm trong tuyến du lịch chính trên dòng sông
Hồng (Hà Nôi - Phố Hiến). Hiện nay khu Đền Đa Hòa - Bình Minh đang được nhà
nước đầu tư để trùng tu lại khu di tích, xem xét công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Các đặc điểm cơ bản và tình hình về CSVC - CSHT, huyện có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trong toàn huyện nói chung và phát triển kinh
tế nông nghiệp nói riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân.
2.1.3.3. Vốn đầu tư
Nguồn vốn của huyện chủ yếu thu ngân sách nhà nước, từ trái phiếu chính phủ,
vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn huy động từ nguồn khác phân theo khoản mục đầu
tư, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, liên tục tăng qua các năm.
Bảng 2.4. Vốn đầu tư huyện Khoái Châu theo giá hiện hành giai đoạn 2010 - 2017
(ĐVT: Triệu đồng)
2010 2013 2017
Vốn ngân sách nhà nước 58.672 85.652 244.261
Vốn vay 129.513 235.719 607.675
Vốn tự có 891.110 1.123.274 2.126.866
Vốn huy động từ nguồn khác 1.079.259 1.551.645 1.978.802
Nguồn: NGTK huyện Khoái Châu năm 2017
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
Nguồn vốn là nhân tố có tầm quan trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển. Huyện Khoái Châu đã thu hút được nguồn vốn nhất định cho sản xuất nông
nghiệp và nguồn vốn này không ngừng tăng lên. Năm 2012, vốn đầu tư trong nông
nghiệp huyện Khoái Châu đạt 3.506 triệu đồng, đến năm 2014 số vốn này tăng lên đạt
42.059 triệu đồng, đến năm 2017 số vốn đầu tư triệu đồng trong tổng số nguồn vốn của
các ngành kinh tế là 50.140 triệu đồng. So với các ngành kinh tế khác, nguồn vốn đầu tư
cho phát triển nông nghiệp của Khoái Châu thấp chỉ chiếm 1,6%.
Nhìn chung, số vốn đầu tư cho huyện đã được chú trọng và không ngừng tăng
lên nhưng tuy nhiên chủ yếu là nguồn vốn trong nước và vốn tự có và huy động từ
các nguồn khác, không có vốn đầu tư từ nước ngoài.
2.1.3.4. Thị trường
Trong quá trình hội nhập, KT-XH Khoái Châu cũng như nền kinh tế của các địa
phương và cả nước đều chịu ảnh hưởng và tác động của nền kinh tế thị trường xu thế
chung của thế giới.
Ở trong nước, huyện có nhiều tiềm năng phát triển NN hàng hóa với các huyện
trong tỉnh và các tỉnh khác cả về mặt cung ứng lẫn tiêu thụ sản phẩm. Huyện cung
cấp cho các nơi khác các mặt hàng như các loại nông sản, như hoa quả, sản phẩm thịt
trứng từ chăn,
Tuy nhiên, hàng hóa trong huyện chủ yếu là sản phẩm nông sản chưa đa dạng,
mang tính thủ công đáp ứng nhu cầu trong huyện và các tỉnh lân cận, bị cạnh tranh
giá cho nên giá bán vẫn còn thấp.
2.1.3.5. Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp
Đường lối chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng có tính chất quyết định đối
với phát triển của các ngành kinh tế của huyện trong đó có ngành nông nghiệp. Cơ sở
chính sách chung của cả nước, của tỉnh, huyện cũng có những chính sách cụ thể :
- Chính sách dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp và phát triển trang trại huyện
Khoái Châu. Huyện có diện tích nông nghiệp lớn, tuy nhiên đất làm bờ phân ô, phân
thửa chiếm diện tích khá lớn dồn điển đổi thửa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp
của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- Chính sách hỗ trợ từ 5 - 15% giá giống cho nông dân, hỗ trợ giá cho các mặt
hàng nông sản khi trượt giá đã khuyến khích nông dân yên tâm sản xuất, mở rộng quy
mô nông nghiệp.
- Các chính sách miễn giảm thuế cho sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông
dân xây dựng các mô hình kinh tế mới, nông thôn kiểu mới.
- Ngành nông nghiệp huyện kết hợp với các sở, ngành liên quan phối hợp với
viện nghiên cứu, các trường, các dự án để tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao khoa
học kĩ thuật công nghệ tận tay người nông dân. Công tác này đã góp phần lớn trong
việc nâng cao năng lực sản xuất của các hộ dân trong toàn huyện.
- Huyện Khoái Châu đã có nhiều chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
cho phát triển nông nghiệp như công tác xây dựng nâng cấp đường xá nông thôn, bảo
dưỡng các công trình thủy lợi, xây dựng mô hình nông thôn kiểu mới
Nguồn lực quan trọng nhất chính phải là nhân tố con người trong phát triển kinh
tế trong đó có nông nghiệp, huyện cũng có đội ngũ lao động có trình độ khá tuy nhiên
vẫn còn hạn chế so với nhu cầu phát triển kinh tế, nên phát huy nhanh và đẩy mạnh
tiềm lực lao động nhất là đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật là vấn đề cấp bách.
2.1.4. Đánh giá chung
2.1.4.1. Những thuận lợi
- Khoái Châu là huyện thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm trong địa bàn có
vị trí địa lí thuận lợi nên có nhiều điệu kiện cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Địa bàn
tiếp giáp với thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, còn là
thị trường thu hút lực lượng tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn, từ đó kích thích phát
triển sản xuất của vùng trong đó có các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch
vụ, đem lại thu nhập cao cho người dân từng phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Huyện có điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú, khí hậu thời tiết, đất đai
rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại giống cây trồng lẫn vật nuôi, việc thử
nghiệm các loại giống cây trồng mới có được kết quả tốt là cơ sở tiền cho việc áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất của huyện trong tương lai.
- Quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và các cơ quan
ban ngành của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị
xã hội và đoàn thể, hộ dân trong huyện đến xã phát huy sức mạnh tổng hợp phấn đấu
góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- Khoái Châu có truyền thống văn hóa lâu đời, người dân cần cù chịu khó biết
tự mình vươn lên lúc khó khăn, đến nay cơ bản đời sống bộ phận người dân là ổn
định, hệ thống điện, đường, trường, trạm y tế, đường giao thông liên xã, huyện từng
bước cải thiện mạnh mẽ và được đầu tư lớn trong những năm gần đây, sẽ tạo điều
kiện giao lưu buôn bán với các huyện lân cận khác trên địa bàn, giúp nâng cao thu
nhập cũng như đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng
cao Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp như hỗ
trợ giống và giá cây trồng, vật nuôi, phân bón, hỗ trợ xây dựng, hỗ trợ hộ nghèo, cho
vay vốn với lãi suất ưu đãi cùng với cơ chế trợ giá bao tiêu sản phẩm nông sản.
- Cơ sở hạ tầng nông nghiệpphát triển, dịch vụ nông nghiệp đa dạng xuống tận
thôn xóm, các cụm thương mại chợ nông thôn ngày càng phát triển và lưu thông hàng
hoá thúc đẩy chuyển dịch kinh tế.
2.1.4.2. Những khó khăn, thách thức
Bên cạnh những thuận lợi, sản xuất nông nghiệp của Khoái Châu vẫn còn gặp
không ít những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển.
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhưng lại đang đứng trước nguy cơ suy
giảm do sức ép của dân số và các hoạt động các ngành kinh tế, tình trạng suy thoái
chất lượng đất đang diễn ra khá phổ biến.
- Phát sinh nhiều sâu bệnh phá hoại cây trồng, vật nuôi do thời tiết thất thường,
đặc biệt vào mùa động có nền nhiệt độ xuống thấp. Mùa mưa một số diện tích vùng
trũng bị ngập úng gây khó khăn trong thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, còn vào mùa
khô nhiều nơi vẫn thiếu nước cho sản xuất.
- Tỉ lệ lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo còn khá cao, năng suất lao động
thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Khả năng thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp còn thấp. Nguồn vốn
đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp chủ yếu là vốn nhà nước và vốn tự có của
nông dân. Mạng lưới cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông
nghiệp nhiều nơi đã đi xuống cần phải nâng cấp.
- Áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến phục vụ
nông nghiệp còn hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017
2.2.1. Khái quát chung phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu
2.2.1.1. Vai trò của ngành nông nghiệp nền kinh tế huyện Khoái Châu.
Khoái Châu chiếm 14,1% diện tích, 15,8% dân số của tỉnh , đóng góp vào 4,7%
quy mô GTSX của toàn tỉnh. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện là
8.943,33 ha (chiếm 68,28% quỹ đất nông - lâm - thủy sản), trong đó đất trồng cây
hàng năm là 7.670,09 ha chiếm 58,56%, riêng lúa có 2.870,89ha (chiếm 21,92% đất
sản xuất nông nghiệp), đất trồng cây lâu năm là 4.799,20 ha chiếm 36% đất nông
nghiệp. Sản xuất nông nghiệp hiện nay ở huyện đã phát triển khá toàn diện và đạt
nhiều kết quả khả quan.
Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp
cũng như giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế chung của huyện. Tiếp giáp tỉnh Hải
Dương, nằm cạnh TĐ Hà Nội, đây là thuận lợi lớn nhất để phát triển liên vùng. Hệ
thống giao thông thuận lợi cho sản xuất, giao lưu, trao đổi hàng hóa với các huyện và
tỉnh lân cận. Đất phù sa, 90% diện tích đất đai toàn huyện, đất phù sa sông được bồi
lắng liên tục phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và bố trí sản
xuất theo hướng hàng hóa và chiếm trên 60% diện tích, còn lại là các loại đất khác.
Hệ thống sông, hồ, ao phân bố tương đối dày đặc, nguồn nước khá dồi dào tạo điều
kiện thuận lợi cho tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển
phát triển nuôi trồng thủy sản (2017 chiếm 2%). Nguồn nước dồi dào do sông Hồng
và các hệ thống kênh mương cung cấp. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để trồng phát triển đa dạng các loại cây
trồng, vật nuôi. Khí hậu của huyện cũng ổn định nên đã giảm bớt được phần nào tính
thất thường trong sản xuất. Dân cư khá đông, lao động tương lai dồi dào, giàu kinh
nghiệm trong sản xuất, là điều kiện tốt để nền nông nghiệp huyện Khoái Châu đã phát
triển giúp đạt được nhiều thành tựu to lớn. Sự phát triển của ngành đã từng bước đảm
bảo an ninh lương thực cho nhân dân, mà còn là động lực thúc đẩy phát triển ngành
công nghiệp và dịch vụ của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
Hình 2.5. Bản đồ thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế của huyện Khoái Châu
giai đoạn năm 2010 - 2017 (ĐVT: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2010 2014 2017
Tổng giá trị sản xuất 6.612.923 9.940.118 14.335.646
I. Ngành nông - lâm- ngư nghiệp
Chia ra:
1. Ngành trồng trọt
2. Ngành chăn nuôi
3. Dịch vụ và các hoạt động khác
1.478.251
908.214
568.899
46.170
2.618.923
1.423.336
1.193.201
54.210
2.935.230
1.421.342
1.421.342
60.000
II. Ngành công nghiệp - XD 2.789.456 4.098.354 6.229.950
III. Ngành dịch vụ 2.345.216 3.222.841 5.100.466
Nguồn: NGTK huyện Khoái Châu năm 2017
Quan sát bảng GTSX ngành kinh tế ta thấy, GTSX từ năm 2010 đến 2017 liên
tục tăng. Trong đó, khu vực I tỷ trọng giảm xong GTSX có xu hướng tăng. Giai đoạn
2010-2014 tốc độ tăng nhanh hơn giai đoạn 2015-2017. Năm 2010, cơ cấu giá trị sản
xuất chiếm 22,4%, GTSX đạt 1.478.251 triệu đồng. Năm 2017, tỷ lệ này giảm xuống
còn 20,4%, với GTSX tăng lên 2.935.230 triệu đồng. Ngành nông nghiệp huyện cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu đi các tỉnh lân cận đặc biệt là
cây ăn quả như chuối chiếm 20% sản lượng chuối xuất khẩu của cả nước vào năm
2017, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Ngành CNXD của huyện trong những năm qua không ngừng phát triển. Công
nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và các sản phẩm công nghiệp phục vụ đời
sống và sinh hoạt của nhân dân đều có bước tăng khá. Tỷ trọng ngành công nghiệp -
xây dựng luôn luôn chiếm trên 40% trong cơ cấu ngành, năm 2017 giá trị sản xuất
công nghiệp của huyện 6.229.950 triệu đồng, đặc biệt công nghiệp khai khoáng cát
chiếm ưu thế tuy nhiên có xu hướng giảm mạnh do chính sách phát triển kinh tế của
huyện năm 2010 là 8.935 triệu đồng xuống còn 3.892 triệu đồng năm 2017, các sản
phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo đa dạng như sản xuất đồ uống, dệt, trang phục,
sản xuất kim loại, thiết bị linh kiện điện tử... trong đó sản xuất chế biến thực phẩm,
trang phục, sản phẩm từ gỗ tre, sản xuất sản phẩm từ giấy, sản xuất giấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
Tăng trưởng khá ổn định qua quan sát ngành dịch vụ. Các hoạt động dịch vụ
chủ yếu trên địa bàn huyện Khoái Châu chủ yếu là dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán buôn
bán lẻ... dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản được hình
thành từ sớm và khá phát triển và đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế huyện
điển hình là năm 2017 chiếm 35,9% cơ cấu kinh tế của huyện.
Trong khu vực kinh tế nông - lâm - thủy sản, tuy không giữ vai trò chủ đạo
trong cơ cấu ngành kinh tế, nhưng tỉ trọng luôn giữ ở mức khá ổn định trong cả giai
đoạn 2010 - 2017 trên 20% cơ cấu ngành. Trong nội cơ cấu ngành ở khu vực I có xu
hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, hướng vào sản
xuất phát triển cây công nghiệp hàng năm đặc biệt cây ăn quả có giá trị cao, các loại
vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao, phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Cùng với xu
hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản của huyện
Khoái Châu nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đang trong quá trình chuyển dịch
đúng hướng và hội nhập phát triển kinh tế của cả nước.
2.2.1.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp
Trong những năm qua GTSX ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong
nền kinh tế của huyện. Giai đoạn gần đây, phát triển kinh tế của huyện đã đạt được
những thành tựu khá tốt, giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) tăng từ năm 2010
1.478,251 triệu đồng tăng lên 1.751.690 triệu đồng năm 2017, đạt tốc độ tăng trưởng
GTSX bình quân là 102% năm giai đoạn 2010 - 2017. Thu nhập bình quân đầu người
tăng từ 28,5 triệu đồng năm 2010 lên 49,5 triệu đồng năm 2017. Khu vực nông - lâm-
thủy sản mặc dù khu vực giảm tỷ trọng trong cơ cấu ngành, tuy nhiên giá trị sản xuất
hàng năm vẫn tiếp tục tăng một cách đáng kể, tiếp đến là khu vực công nghiệp xây
dựng và thương mại dịch vụ cũng đóng góp một phần lớn vào tổng giá trị sản xuất
của huyện.
Mặc dù có cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch sang ngành công nghiệp
nhưng hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
huyện trong giai đoạn 2010 - 2017. Tuy nhiên, so tiềm năng cũng như lợi, huyện vẫn
còn chưa thực sự phát huy hết để có sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, cơ sở
vật chất văn hoá xã hội còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Theo
như số liệu tổng điều tra hộ nghèo vào năm 2013 toàn huyện còn 156 hộ nghèo chiếm
tỷ lệ 8,9%. Như vậy, qua 4 năm thực hiện giải quyết lao động, việc làm tỷ lệ hộ nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
giảm được 7,3%, bình quân giảm 1,7%năm. Năm 2017, số hộ nghèo của toàn huyện là
67 hộ chiếm 1,5%, đời sống nhân dân có sự phát triển vượt bậc.
Bảng 2.6. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp theo giá so sánh
huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017
Năm Giá trị sản xuất (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)
2010 1.478.251 100
2011 1.616.097 109
2012 1.597.450 99
2013 1.628.586 102
2014 1.586.329 97
2015 1.622.470 102
2016 1.687.080 104
2017 1.751.690 105
Nguồn: NGTK huyện Khoái Châu năm 2017
2.2.1.3. Cơ cấu ngành nông nghiệp
Trồng trọt vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành chiếm 51,3% tiếp theo
là ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ. Vì thế, GTSX nông nghiệp ngày càng tăng nhanh
với quy mô lớn. Tuy nhiên, trong nội bộ ngành thì cơ cấu GTSX có nhiều biến đổi, xu
hướng giảm ngành trồng trọt, tăng mạnh mẽ ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ có biến động
nhẹ, điển hình năm 2017 ngành chăn nuôi chiếm 47,3% chứng tỏ rằng đời sống nhân dân
ngày càng nâng cao, các nhu cầu các sản phẩm từ chăn nuôi đáp ứng mạnh mẽ, khả năng
cung cấp sản phẩm và đa dạng hóa loại hình chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi giúp đẩy
mạnh tỉ trọng cơ cấu của ngành chăn nuôi.
GTSX tăng 1.478.251 triệu đồng năm 2010 lên 2.935.230 triệu đồng năm 2017
chiếm khoảng 8,03% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng hàng
năm của ngành là 2%, trong đó ngành trồng trọt là 1,5% và ngành chăn nuôi 1,4%,
dịch vụ 0,9% nhưng sự thay đổi cơ cấu ngành diễn ra chưa nhanh, tỉ trọng giữa trồng
trọt, chăn nuôi và dịch vụ tương xứng nhau. Ngành chăn nuôi có xu hướng tăng qua
các năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
Bảng 2.7. GTSX và cơ cấu GTSX nông nghiệp của huyện Khoái Châu
theo giá hiện hành giai đoạn 2010 - 2017
Chỉ tiêu ĐV 2010 2012 2014 2016 2017
Giá trị sản xuất
(giá thực tế)
Triệu
đồng
1.478.251 2.238.338 2.618.923 2.815.385 2.935.230
Trồng trọt
Triệu
đồng
908.214 1.300.363 1.423.336 1.497.746 1.507.312
Chăn nuôi
Triệu
đồng
568.899 936.103 1.193.201 1.317.639 1.421.342
Dịch Vụ NN
Triệu
đồng
46.170 51.880 54.521 58.038 60
Cơ cấu giá trị
sản xuất
% 100 100 100 100 100
Trồng trọt % 61,4 58,1 54,3 53,2 52,3
Chăn nuôi % 38,4 41,8 45,5 46,8 47,0
Dịch vụ NN % 0,2 0,1 0,2 0,1 0,7
Nguồn: NGTK huyện Khoái Châu năm 2017
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực,
giảm tỉ trọng ngành trồng trọt từ 61,4% năm 2010 xuống còn 52,3% năm 2017, tăng
ngành chăn nuôi tăng từ 38,4% năm 2010 lên đến 47,40% năm 2017,tỉ trọng ngành
dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng (từ 0,2% năm
2010 lên 0,7% năm 2017.
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Khoái Châu có thể thấy ngành
trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng xu hướng giảm điều qua các năm, tỉ
trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng khá nhanh và tương lai sẽ trở thành ngành
sản xuất chủ đạo, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp và xu hướng tăng chậm tuy
nhiên tốc độ gia tăng cũng như sự chuyển dịch của ngành còn chậm chưa đủ mạnh
phát huy xứng đáng tiềm năng của vùng.
- Tỉ trọng lao động trong nông nghiệp
Khu vực nông nghiệp lực lượng lao động lớn trong nền kinh tế, năm 2010, lao
động trong khu vực này là 441.558 người, chiếm 80,34% lực lượng lao động. Hiện
nay, số lao động nông nghiệp và tỉ lệ này đang giảm dần, tới năm 2017 còn 60,71%
tương ứng với 369.240 người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
Tuy đây vẫn là khu vực kinh tế có vai trò quan trọng trong việc giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động nhưng sự giảm sút số lượng và tỉ lệ lao động trong
ngành nông nghiệp đặt ra yêu cầu mới trong việc đào tạo trình độ lao động
2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu theo ngành
2.2.2.1. Ngành nông nghiệp
a) Ngành trồng trọt
Trong những năm qua ngành trồng trọt chiếm tỷ tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phat_trien_nong_nghiep_huyen_khoai_chau_tinh_hung_y.pdf