Luận văn Phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế iii

Danh mục các chữ viết tắt iv

Danh mục các sơ đồ v

Danh mục các biểu đồ vi

Danh mục các bảng vii

Mục lục ix

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Những đóng góp của luận văn 7

6. Kết cấu của luận văn 8

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 9

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG

SẢN XUẤT 9

1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT 9

1.1.1. Quan niệm về rừng và rừng trồng sản xuất 9

1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của RTSX 11

1.1.3. Thực tiễn phát triển RTSX ở Việt Nam 16

1.2.NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT 22

1.2.1. Các nhân tố tự nhiên 22

1.2.2. Các nhân tố kỹ thuật và khoa học công nghệ 23

1.2.3. Các nhân tố kinh tế-xã hội 24

1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT 26

1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng, phát triển RTSX 26

1.3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 26

1.3.3. Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội 28

1.3.4. Chỉ tiêu về hiệu quả môi trường 29

1.4. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM 29

1.4.1. Kinh nghiệm ở một số nước đang phát triển 29

1.4.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước về phát triển RTSX 31

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 35

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 35

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 35

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 42

2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của địa bàn nghiên cứu tới trồng rừng sản xuất 47

2.2. PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 50

2.2.1. Biến động diện tích đất rừng tỉnh Thừa Thiên Huế 50

2.2.2. Tình hình giao đất, giao rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế 53

2.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng trồng rừng 54

2.3. PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006-2011 55

2.3.1. Các giai đoạn phát triển RTSX ở tỉnh Thừa Thiên Huế 55

2.3.2. Phát triển diện tích RTSX ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2011 56

2.3.3. Các mô hình TRSX ở tỉnh Thừa Thiên Huế 57

2.3.4. Kết quả TRSX tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2011 61

2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006-2011 65

2.4.1. Hiệu quả kinh tế 66

2.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội của TRSX 74

2.4.3. Hiệu quả về mặt môi trường sinh thái của TRSX 76

2.4.4.Thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng sản xuất tại tỉnh Thừa Thiên Huế 77

2.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 79

2.5.1. Các yếu tố đầu vào sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả trồng rừng 79

2.5.2. Ảnh hưởng của các nhân tố khác. 82

2.6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 88

2.6.1. Các vấn đề đặt ra cần giải quyết 88

2.6.2. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong việc phát triển trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 90

CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI 92

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU 92

3.1.1. Về quan điểm 92

3.1.2. Mục tiêu 93

3.1.3. Các định hướng phát triển 94

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 95

3.2.1. Rà soát và triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch trồng rừng 95

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách về đất đai, hỗ trợ phát triển trồng rừng 96

3.2.3. Đẩy mạnh giao đất, giao rừng; phát triển mạnh mô hình TRSX hộ gia đình, trang trại trồng rừng .97

3.2.4. Hướng dẫn, đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật trồng rừng cho các cơ sở, tổ chức và người trồng rừng 99

3.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng các vùng trồng rừng trọng điểm 104

3.2.6. Nghiên cứu tìm kiếm thị trường và cải thiện chuỗi cung tiêu thụ sản phẩm

gỗ RTSX 105

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107

1. Kết luận 107

2. KIẾN NGHỊ 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

PHỤ LỤC 115

 

doc150 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tâm nhằm mục tiêu đất đai phải có chủ thực sự, thực hiện việc khai thác sử dụng tài nguyên rừng và đất đai bền vững. Đến hết năm 2011 toàn tỉnh mới giao được 21.262,7ha rừng tự nhiên, riêng năm 2011 giao được 9.907,3 ha. Theo đề án giao rừng, cho thuê rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt, giai đoạn 2010-2014 toàn tỉnh sẽ giao, cho thuê 240.854ha rừng, trong đó dự kiến giao như sau: - Các BQL rừng đặc dụng và phòng hộ: 171.298ha. - Các công ty lâm nghiệp: 25.138,3 ha. - Các cá nhân, tổ chức kinh tế khác (hộ gia đình, tập thể, cộng đồng, nhóm hộ): 44.417,7ha. 2.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng trồng rừng Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng chính phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 được thể hiện ở bảng 2.8: Bảng 2.8. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trồng rừng năm 2011 tỉnh Thừa Thiên Huế TT Hạng mục ĐVT Số lượng Ghi chú 1 Trạm quản lý bảo vệ rừng trạm 49 2 Chòi canh lửa rừng cái 57 3 Đường lâm nghiệp km 107 4 Đường ranh cản lửa km 571 5 Vườn ươm vườn 23 Năng lực sản xuất 12,3 triệu cây/năm (Nguồn: Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế ) - Các vườn ươm của các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn, bao gồm cả vườn nhân và vườn ươm giống đã đáp ứng được nhu cầu trồng rừng của các đơn vị và đáp ứng được một phần nhu cầu trồng rừng của người dân trong vùng. Năng lực sản xuất thực tế của các vườn ươm bình quân khoảng 12,3 triệu cây giống/năm, đáp ứng khả năng trồng rừng bình quân hàng năm trên 7.500 ha. Các loài cây gieo ươm chủ yếu là Keo lai sản xuất bằng công nghệ dâm hom và một số loài cây bản địa để trồng rừng phòng hộ như Sao đen, Trầm hương, Muồng đen...; đặc biệt Công ty Lâm nghiệp Tiền phong đã bước đầu thực hiện nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, hiện công ty đang hoàn chỉnh quy trình nhân giống, dự kiến năm 2012 sản xuất 3 vạn cây phục vụ cho đơn vị, các năm tới sẽ đầu tư hoàn chỉnh để sản xuất nhân giống thương phẩm . Việc quản lý chất lượng giống đã được thực hiện theo quy chế quản lý giống cây trồng do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định, các vườn ươm do các đơn vị lâm nghiệp sản xuất đều được kiểm tra và cấp chứng chỉ. Một số đơn vị có vườn ươm sản xuất cây con có số lượng lớn như Công ty Lâm nghiệp Tiền phong, Phong Điền, Phú Lộc, Xí nghiệp giống cây Lâm nghiệp Hoàng Bằng (Công ty 1.5) và các ban quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy, Bắc Hải Vân... Nói tóm lại, hệ thống cơ sở hạ tầng trồng rừng trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã đáp ứng khả năng thực thi công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng của tỉnh trong thời gian qua. 2.3. PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006-2011 2.3.1. Các giai đoạn phát triển RTSX ở tỉnh Thừa Thiên Huế Nhìn chung các chương trình dự án từ năm 1995 trở về trước đầu tư trên địa bàn tỉnh như dự án PAM 2780 đầu tư từ năm 1986, dự án PAM 4304 đầu tư từ năm 1990, Chương trình 327 từ năm 1993, dự án trồng rừng VIJACHIP từ năm 1995 hiện nay đã kết thúc chủ yếu đầu tư với mục tiêu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nội dung trồng rừng sản xuất là thứ yếu. Phong trào TRSX của nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu phát triển bắt đầu tư năm 1995 cho đến nay. Từ năm 1999 đến nay trên địa bàn tỉnh có các chương trình, dự án chủ yếu đã và đang đầu tư gồm: - Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661): Thực hiện từ năm 1999 đến năm 2010, bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Khối lượng thực hiện gồm: Trồng rừng 15.470,9 ha, khoán quản lý bảo vệ rừng 174.714,4 lượt ha, khoanh nuôi tái sinh 70.070,4 lượt ha, ... - Dự án hỗ trợ TRSX theo Quyết định 147: Trên địa bàn tỉnh chỉ có một dự án ở huyện A Lưới, thực hiện giai đoạn 2009-2015, trong 3 năm 2009-2011 đã hỗ trợ trồng rừng tập trung 1.023,6ha, trồng cây phân tán 420,5ha, xây dựng 4 vườn ươm. Mức hỗ trợ bình quân chung là 3,5 triệu đồng/ha rừng trồng tập trung và 1,5 triệu đồng/ha cây phân tán. - Dự án phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh (WB3): Triển khai thực hiện từ năm 2005 bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) để trồng rừng sản xuất. Dự án thực hiện trên địa bàn 5 huyện, thị xã là Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông. Từ năm 2005 đến năm 2011, dự án đã đầu tư trồng được 10.854 ha rừng với sự tham gia của 6.946 hộ. Dự án đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân trong phát triển kinh tế lâm nghiệp bằng nguồn thu nhập từ trồng rừng và quyền sử dụng đất lâu dài thông qua cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến hết năm 2011 dự án đã đầu tư kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 10.915ha cho 6.846 hộ. (Phụ lục B1.9) - Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững: Sau khi Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng kết thúc, chính phủ đã phê duyệt chương trình này, thời gian thực hiện từ năm 2011 -2015, chương trình này đầu tư bảo vệ và phát triển cả ba loại rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất (gồm công trình lâm sinh và hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ lâm sinh). Các Chương trình, dự án được đầu tư thực sự đã mang lại những hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh về nhiều mặt: - Về kinh tế: đã giải quyết được việc làm cho lao động nông nghiệp trong các hoạt động trồng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện và ổn định đời sống nhân dân. - Về xã hội: đã có tác động tốt tới nhận thức của người dân trong việc tham gia quản lý bảo vệ rừng, đời sống được nâng cao góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi. - Về môi trường sinh thái: kết quả đầu tư cho trồng rừng, khoanh nuôi rừng, quản lý vảo vệ rừng đã làm cho độ che phủ của rừng được cải thiện, các khu rừng phòng hộ đầu nguồn các con sông hồ đập được bảo vệ tốt hạn chế được xói mòn, bồi lấp lòng sông lòng hồ... 2.3.2. Phát triển diện tích RTSX ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2011 Tình hình phát triển diện tích RTSX giai đoạn 2006-2011 ở tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện qua bảng 2.9 dưới đây. Bảng 2.9: Phát triển diện tích RTSX tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2011 Năm Chỉ tiêu Tổng diện tích (Ha) Lượng tăng giảm liên hoàn (Ha) Tốc độ PT liên hoàn (%) 2006 59.315,61 4.106,61 107,44 2007 66.131,00 6.815,39 111,49 2008 77.497,29 11.366,29 117,19 2009 79.281,19 1.783,90 102,30 2010 78.909,26 -371,93 99,53 2011 78.976,55 67,29 100,09 So sánh 2011/2006 - 19.660,94 133,15 Bình quân năm - 3.932,19 - Tốc độ PTBQ - - 105,89 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng tài nguyên rừng - Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế) Số liệu ở bảng 2.9 cho thấy diện tích RTSX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua phát triển khá nhanh. Diện tích RTSX liên tục tăng từ năm 2006 đến năm 2011, riêng năm 2010 giảm 371,93 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Xét giai đoạn 2006-2011diện tích RTSX tăng 19.660,94 ha, từ 59.315,61 ha năm 2006 lên 78.976,55 ha năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 3.932,19 ha, tương ứng tốc độ tăng bình quân 5,89%/năm. 2.3.3. Các mô hình TRSX ở tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.3.1. Mô hình TRSX theo loại giống Để thấy rõ hơn tình hình phát triển RTSX trên địa bàn tỉnh, chúng ta có thể xem xét thêm số liệu diện tích trồng mới rừng sản xuất tập trung giai đoạn 2006-2011 theo loại giống cây trồng thể hiện ở biểu đồ 2.1 và bảng 2.10. Bảng 2.10: Diện tích RTSX tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 -2011 theo loại giống ĐVT: Ha Năm Tổng Keo lá tràm Keo tai tượng Keo lai hom Cây khác 2006 4.830 0 590 4198 42 2007 4.150 0 218 3890 42 2008 4.529 0 176 4272 81 2009 3.078 0 285 2726 67 2010 2.920 200 587 2030 103 2011 3.836 150 200 3386 100 Tổng 23.343 350 2.057 20.502 435 (Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế) Số liệu ở biểu đồ 2.1 và bảng 2.10 cho chúng ta thấy tổng diện tích RTSX trồng mới giai đoạn 2006-2011 trên địa bàn tỉnh là 23.343 ha, bình quân hằng năm trồng mới 3.890ha, diện tích rừng có xu hướng giảm, nguyên nhân do diện tích đất có khả năng trồng rừng ngày càng bị thu hẹp. Loại giống cây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh là các loại keo, trong đó cây Keo LH (chiếm 87,83%), tiếp theo là cây Keo TT (chiếm 8,81%), cây Keo LT không đáng kể (chỉ có 1,5%) và các loại cây khác (1,86%). (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh năm 2011) 2.3.3.2. Mô hình TRSX theo vùng (cấp huyện) Để thấy rõ tình hình phát triển RTSX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, ta xem xét biến động diện tích RTSX trồng mới của từng đơn vị hành chính cấp huyện. Bảng 2.11. Diện tích RTSX tập trung của tỉnh phân theo huyện giai đoạn 2006-2011 ĐVT: Ha Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỉnh Thừa Thiên Huế 4.830 4.150 4.529 3.078 2.920 3.836 Thành phố Huế 0 0 0  0  0  0 Huyện Phong Điền 1.211 1.000 1.300 650 800 1.010 Huyện Quảng Điền 50 63 78 50 50 35 Huyện Hương Trà 650 747 956 713 390 790 Huyện Phú Vang 0 0 0  0  0 32 Huyện Hương Thuỷ 920 290 415 250 445 612 Huyện Phú Lộc 350 900 628 470 350 777 Huyện Nam Đông 400 450 370 300 385 200 Huyện A Lưới 1.249 700 782 645 500 380 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế) Số liệu ở bảng 2.11 và phụ lục B1.7 cho thấy diện tích RTSX hàng năm tập trung chủ yếu ở các huyện Phong Điền, Hương Thủy, A Lưới, Hương Trà, Nam Đông, Phú Lộc. Năm 2011, thị xã Hương Trà có diện tích TRSX lớn nhất tỉnh với 13.492 ha, chiếm 22,01% diện tích RTSX cả tỉnh, tiếp theo là các huyện Phú Lộc (20,92%), Phong Điền (19,01%), Hương Thủy (15,82%), A Lưới (14,2%), Nam Đông (4,88%). Như vậy 5 huyện, thị xã này chiếm đến 91,97% diện tích RTSX toàn tỉnh. 2.3.3.3. Mô hình TRSX theo chủ quản lý Số liệu ở bảng 2.12cho thấy diện tích RTSX trên địa bàn tỉnh do hộ gia đình, cộng đồng, tập thể quản lý luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm. Năm 2007, hộ gia đình, cộng đồng tập thể quản lý chiếm 53,88% đến năm 2011 tăng lên 66,83%. Năm 2011, hộ gia đình, cộng đồng tập thể quản lý 52776,33 ha so với năm 2007 là 35630,67 ha, bình quân mỗi năm tăng 4286,42 ha, tương ứng với tốc độ tăng 10,32%/năm. Vì vậy có thể nói phát triển RTSX trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu là phát triển RTSX hộ gia đình, cộng đồng. Bảng 2.12. Biến động diện tích RTSX tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - 2011 theo chủ quản lý Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2007 Lượng tăng giảm BQ/năm TĐPT BQ Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Tổng 66131,00 100,00 77497,29 100,00 79281,19 100,00 78909,26 100,00 78976,55 100,00 12845,55 3211,39 104,54 - DN Nhà nước 7306,51 11,05 7804,60 10,07 7735,05 9,76 8869,62 11,24 8870,70 11,23 1564,18 391,05 104,97 - BQL rừng 13284,92 20,09 11581,57 14,94 12152,53 15,33 10664,57 13,51 10688,96 13,53 -2595,97 -648,99 94,71 - Liên doanh 983,93 1,49 905,67 1,17 1546,36 1,95 921,01 1,17 920,95 1,17 -62,99 -15,75 98,36 - HGĐ, tập thể, CĐ 35630,67 53,88 52423,05 67,65 51915,25 65,48 52735,14 66,83 52776,33 66,83 17145,66 4286,42 110,32 - Lực lượng vũ trang 1622,66 2,45 2085,77 2,69 2113,83 2,67 2095,34 2,66 2095,59 2,65 472,94 118,23 106,60 - Khác 7302,30 11,04 2696,63 3,48 3818,17 4,82 3623,58 4,59 3624,02 4,59 -3678,28 -919,57 83,93 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng rừng các năm - Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.3.4.Kết quả TRSX tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2011 Trong những năm gần đây sản xuất lâm nghiệp đã từng bước cải thiện được vị trí trong nền kinh tế chung của tỉnh, do nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xây dựng cơ bản và hiệu quả kinh tế thực sự mang lại từ rừng được người dân chấp nhận đã thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp của tỉnh phát triển. Qua số liệu tổng hợp ở bảng 2.13, biểu đồ 2.2 và phụ lục B1.8 cho chúng ta thấy: - Giá trị sản xuất (GO) lâm nghiệp tăng khá nhanh trong giai đoạn 2006-2011, năm 2006 GO lâm nghiệp theo giá thực tế là 217, 76 tỷ đồng và tăng liên tục đến năm 2011 đạt 337,46 tỷ đồng, tức tăng 119,7 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng bình quân là 9,16%/năm, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp ngày càng phát triển. Nhìn vào biểu đồ 2.2 chúng ta thấy giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh năm 2011 chủ yếu từ hoạt động khai thác gỗ và lâm sản (chiếm đến 67%), hai hoạt động trồng và nuôi dưỡng rừng, khai thác gỗ và lâm sản chiểm tỷ trọng trong tổng GO lâm nghiệp lần lượt là 16%, 17%. Bảng 2.13. Kết quả TRSX tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2011 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thời kỳ 2006 - 2011 So sánh 2011/2006 BQ năm Tốc độ PTBQ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Tổng DT RTSX 1000ha 59,32 66,13 77,50 79,28 78,91 78,98 19,66 3,93 105,89 2 DT RTSX tập trung hàng năm ha 4.830,00 4.150,00 4.529,00 3.078,00 2.069,00 3.836,00 -994,00 -198,80 95,50 3 Trồng cây phân tán hàng năm Ha 1.507,00 1.837,00 2.410,00 2.487,00 2.013,00 2.097,00 590,00 118,00 106,83 4 Sản lượng khai thác rừng trồng 1000m3 140,00 145,00 150,00 155,00 158,63 167,56 27,56 5,51 103,66 5 Nhựa thông tấn 387,00 480,00 483,00 535,00 564,00 569,00 182,00 36,40 108,01 6 GTSX (GO) lâm nghiệp (thực tế) Tỷ đồng 217,76 229,93 250,98 252,85 309,09 337,46 119,70 23,94 109,16 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011) - Diện tích TRSX tập trung của tỉnh đã tăng từ 59,32 nghìn ha năm 2006 lên 78,98 nghìn ha năm 2011, tức tăng 19,66 nghìn ha, bình quân hàng năm tăng 3,93 nghìn ha, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 5,89%. - Diện tích trồng cây phân tán hàng năm tăng từ 1.507 ha năm 2006 lên 2.097ha năm 2011, đạt tốc độ tăng bình quân năm là 6,83%. - Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng khá qua các năm, năm 2006 đạt 140 nghìn m3, đến năm 2011 tăng lên 167,56 nghìn m3, bình quân hàng năm tăng 5,51 nghìn m3. * Hoạt động chế biến gỗ và lâm sản Hiện nay trên địa bàn tỉnh có các nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu và nhà máy sản xuất đồ mộc xuất khẩu: - Nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu Pisico có công suất thiết kế 50.000 tấn sản phẩm nguyên liệu dăm gỗ/năm. - Nhà máy chế biến nguyên liệu Chaijo-Việt Nam có công suất thiết kế 80.000 tấn sản phẩm nguyên liệu dăm gỗ/năm. - Nhà máy chế biến nguyên liệu giấy Vitaico có công suất thiết kế 250.000 tấn nguyên liệu dăm gỗ/năm. - Nhà máy sản xuất đồ mộc Scanviwood có công suất sản xuất 3.600 m3 gỗ/năm. - Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty cổ phần xây lắp Thừa Thiên Huế có công suất chế biến 10.000m3/năm. - Nhà máy dăm Đài Loan. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hàng trăm cơ sở chế biến gỗ nguyên liệu và sản xuất đồ mộc dân dụng từ gỗ rừng trồng. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến của tỉnh được huy động từ nhiều nguồn, bao gồm nguyên liệu gỗ rừng trồng tại địa bàn tỉnh và một nguồn khác là nhập từ các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị. Nhìn chung hàng hoá lâm sản xuất khẩu chủ yếu mới qua sơ chế nguyên liệu thô như dăm gỗ, song mây, nên lợi nhuận còn thấp. Kết quả chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2011 được thể hiện qua bảng 2.14. Bảng 2.14. Kết quả sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - 2011 Hạng mục ĐVT Tổng Phân theo năm thực hiện 2007 2008 2009 2010 2011 1. Dăm gỗ tấn 1.075.900 133.000 185.000 240.000 267.900 250.000 2. Cưa xẻ gỗ m3 96.708 10.870 16.309 17.455 24.524 27.550 3. Mộc dân dụng m3 17.701 2.647 2.744 3.914 4.066 4.330 4. Tủ gỗ cái 55.835 11.163 11.163 11.202 11.140 11.167 5. Bàn gỗ cái 92.569 13.145 19.249 18.749 20.526 20.900 6. Ghế gỗ cái 674.741 48.320 49.671 56.400 250.150 270.200 7. Giường tủ cái 2.716 968 458 563 322 405 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011) Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp khác: Ngoài các hoạt động lâm nghiệp mang tính đặc trưng của ngành thì trên địa bàn tỉnh còn có các hoạt động lâm nghiệp khác hỗ trợ rất tích cực cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh như: hoạt động dịch vụ cung ứng về giống cây lâm nghiệp, vật tư phân bón; hoạt động khuyến lâm; hoạt động thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lâm nghiệp đã có tác dụng nâng cao nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ rừng, ý thức bảo tồn tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức về pháp luật trong lâm nghiệp... 2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006-2011 Qua khảo sát, đánh giá cho thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế MH trồng Keo được phổ biến rộng rãi nhất, hầu hết các hộ dân đều thích trồng cây Keo Lai hơn so với các loại cây trồng khác bởi vì: Cây Keo lai dễ trồng, dễ sống, mọc nhanh, sớm cho thu hoạch (từ 6-7 năm), sản phẩm dễ tiêu thụ và đưa lại HQKT khá cao. Xét về mặt kỹ thuật các loại Keo có thể cho sản phẩm gỗ nguyên liệu dùng chế biến hàng mộc dân dụng, gỗ XDCB, mộc xuất khẩu... tuy nhiên do cầu tiêu dùng gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn tăng cao, được giá nên hầu hết các hộ dân đều khai thác bán gỗ làm nguyên liệu giấy; nếu thị trường dăm giấy có biến động xấu thì có thể bán gỗ làm mộc vẫn đưa lại hiệu quả. Từ kết quả điều tra, khảo sát cho thấy xu hướng phát triển TRSX ở tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung chủ yếu các MH sau: - MH trồng thuần loài Keo lai hom (dâm từ hom): Phổ biến nhất, tập trung ở các Công ty lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng, các tổ chức kinh tế và hộ gia đình trồng phục vụ nguyên liệu cho Nhà máy chế biến tinh bột giấy. - MH trồng thuần loài Keo tai tượng (ươm từ hạt): Tập trung vào các hộ gia đình vừa cung cấp nguyên liệu vừa bán gỗ xẻ phục vụ nhu cầu thị trường. - MH trồng thuần loài Keo lá tràm: Tập trung vào các hộ gia đình vừa cung cấp nguyên liệu vừa bán gỗ xẻ phục vụ nhu cầu thị trường. Đây là 3 MH hiện đang được áp dụng và có khả năng phát triển tốt trên địa bàn tỉnh. Trong đó cây Keo LH có diện tích lớn nhất. Vì vậy, chúng tôi chọn 3 MH này để nghiên cứu, đánh giá. 2.4.1. Hiệu quả kinh tế 2.4.1.1. Đặc điểm của các hộ điều tra Để đánh giá HQKT TRSX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi chọn 3 huyện đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh gồm Phong Điền đại diện cho vùng phía Bắc của tỉnh, Phú Lộc đại diện cho vùng phía Nam của tỉnh và A Lưới đại diện cho vùng dân tộc miền núi phía Tây của tỉnh để nghiên cứu; tiếp theo chúng tôi chọn 3 xã: Phong Sơn thuộc huyện Phong Điền, Xuân Lộc thuộc huyện Phú Lộc và Hồng Hạ thuộc huyện A Lưới là những xã có diện tích rừng trồng sản xuất khá lớn, đại diện cho các huyện nghiên cứu. Chọn mẫu điều tra chúng tôi chọn mỗi xã 40 hộ. Mẫu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên từ danh sách hộ có tham gia trồng rừng trên địa bàn từng xã. Kết quả điều tra 120 hộ gia đình ở 3 xã được trình bày ở bảng 2.15. Bảng 2.15: Đặc điểm của các hộ trồng rừng tỉnh Thừa Thiên Huế (BQ hộ) Chỉ tiêu ĐVT Vùng phía Bắc Vùng phía Nam Vùng phía Tây BQ chung 1. Số nhân khẩu Người 5,25 4,65 4,67 4,86 2. Số lao động LĐ 3,7 3,12 2,87 3,23 3. Trình độ học vấn của chủ hộ Lớp 7,02 6,92 6,73 6,89 4. Tổng diện tích đất hộ Ha 1,7993 3,2757 3,7092 2,9281 - Nhà ở và vườn tạp Ha 0,1108 0,064 0,117 0,0972 - Đất trồng cây hằng năm Ha 0,3117 0,0165 0,3992 0,2425 - Đất trồng cây lâu năm và ăn quả Ha 0,0529 0,0252 0,593 0,2237 - Đất lâm nghiệp Ha 1,3239 3,17 2,6 2,3646 5. Hộ nghèo Hộ 4 1 5 10 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Số liệu bảng 2.15 cho ta thấy, tổng số nhân khẩu bình quân của các hộ điều tra ở mức trung bình 4,68 người/hộ và không có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong tỉnh. Trình độ học vấn bình quân của chủ hộ giữa các vùng không có sự khác biệt nhiều, và cũng có xu hướng tương tự số lượng lao động, trình độ học vấn lần lượt là: Lớp 7,02; 6,92; 6,73. Diện tích đất lâm nghiệp bình quân của các hộ là 2,36ha, trong đó vùng phía Nam cao nhất 3,17ha/hộ, tiếp theo là vùng phía Tây 2,6ha/hộ và thấp nhất là vùng phía Bắc 1,32ha/hộ. Tỷ lệ vay vốn phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp của hộ điều tra bình quân là: 35%. Chủ yếu các xã vùng phía Bắc vay thông qua Dự án phát triển lâm nghiệp WB3. Mức vay vốn bình quân là 15 triệu đồng/ha, thời hạn vay 84 tháng, lãi suất vay 6,5%/năm. Theo số liệu điều tra các hộ trồng rừng sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo bình quân của các hộ trồng rừng là 8,3%, trong đó cao nhất là xã Hồng Hạ 12,5%, tiếp theo là xã Phong Sơn 10% và xã Xuân Lộc 2,5%. 2.4.1.2. Tình hình trồng rừng sản xuất của các hộ điều tra Với đặc tính sinh trưởng nhanh, giá trị thu nhập mang lại cao nên cây Keo được các hộ chọn là cây trồng chính trong hoạt động trồng rừng sản xuất của mình. Chúng tôi đã nghiên cứu về quy mô diện tích cây trồng rừng sản xuất của hộ và kết quả được trình bày ở bảng 2.16. Bảng 2.16: Qui mô diện tích cây trồng rừng sản xuất của hộ điều tra Chỉ tiêu Tổng Vùng phía Bắc Vùng phía Nam Vùng phía Tây Diện tích(ha) % BQ hộ (ha) Diện tích(ha) % Diện tích(ha) % Diện tích(ha) % Tổng 282,24 100,00 2,35 53,94 100,00 124,30 100,00 104,00 100,00 Cây Keo LH 139,74 49,50 2,15 53,94 100,00 85,80 69,00 0,00  0,00  Cây Keo TT 90,90 32,20 2,21 0,00  0,00  38,50 31,00 52,40 50,40 Cây Keo LT 51,60 18,30 3,68 0,00  0,00  0,00  0,00  51,60 49,60 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Số liệu ở bảng 2.16 cho thấy, tổng diện tích trồng Keo của các hộ điều tra là 282,24 ha, trong đó diện tích trồng cây Keo lai hom, cây Keo tai tượng và cây Keo lá tràm lần lượt là 139,74 ha, 90,9 ha và 51,6 ha, tương ứng chiếm 49,5%, 32,2% và 18,3% tổng diện tích rừng sản xuất của các hộ. Như vậy diện tích cây Keo lai hom là lớn nhất, lớn gấp 1,53 lần cây Keo tai tượng và gấp 2,7 lần cây Keo lá tràm. Diện tích rừng bình quân của các hộ điều tra là 2,35ha/ha. Số liệu ở bảng 2.16 cũng cho thấy, ở vùng phía Bắc và phía Nam, diện tích trồng cây Keo lai hom và Keo tai tượng lần lượt là 53,94 ha và 85,8 ha, tương ứng chiếm 100% và 69% tổng diện tích cây Keo của các hộ. Ở vùng phía Tây, người dân chỉ trồng Keo tai tượng và Keo lá tràm với tỷ lệ tương đương nhau là 50,4% và 49,6%. Như vậy, ở vùng phía Bắc và phía Nam các hộ trồng rừng đã chuyển hướng sang trồng cây Keo lai hom, nguyên nhân chủ yêu là do cây Keo lai hom có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, từ năm thứ 5 đến năm thứ 6 là đã có thể cho thu hoạch. Còn ở vùng phía Tây các hộ vẫn chủ yếu trồng cây Keo tai tượng và Keo lá tràm, nguyên nhân do hai loại cây Keo này có một số ưu điểm về đặc tính sinh học của cây phù hợp với điều kiện lập địa và điều kiện tự nhiên của vùng như: Có bộ rể cọc, giữ thân chắc chắn, khỏe, ít bị đổ gảy khi có gió bão. Mặt khác, do trình độ nhận thức và hiểu biết của người dân vùng dân tộc, miền núi chưa cao, người dân chưa có hiểu biết nhiều về cây giống Keo lai hom, do đó họ chưa dám mạnh dạn trồng vì sợ rủi ro. 2.4.1.3. Hiệu quả kinh tế TRSX ở các hộ điều tra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Để đánh giá HQKT từ các mô hình TRSX chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu: như lợi nhuận ròng (NPV), thu nhập hỗn hợp (MI), tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR), tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR), với tỷ lệ chiết khấu được tính theo lãi suất vay ưu đãi theo chính sách TRSX của Chính Phủ là 0,65%/tháng (7,8%/năm). Các chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở tính các chỉ tiêu giá trị bình quân chung, chỉ tiêu giá trị theo mức độ đầu tư. Thời gian từ khi trồng đến lúc khai thác có thể kéo dài từ 4-7 năm. Hầu hết các MH trồng rừng đều cho thu hoạch 1 lần từ năm thứ 4 đến năm thứ 7. Vì vậy, từ việc điều tra thu thập số liệu, quá trình xử lý số liệu để thuận tiện cho việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu của đề tài này chúng tôi đã hiện tại hóa các dòng tiền chi phí đầu tư (dòng tiền ra) và dòng tiền vào (doanh thu từ việc bán rừng) đưa về mốc thời gian ban đầu (thời điểm trồng rừng) để tính toán, đánh giá và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả. Kết quả tổng hợp và tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TRSX hộ giữa các vùng vùng sinh thái, dân tộc và loại giống trên địa bàn tỉnh như sau (bảng 2.17). Số liệu ở bảng 2.17 cho thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trồng RSX giữa các vùng trên địa bàn tỉnh như sau: Chi phí sản xuất: Tổng chi phí trồng rừng sản xuất bình quân của các hộ là không cao, chỉ 13.521,98 ngàn đồng/ha và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, dân tộc cũng như loại giống cây trồng. Tổng chi phí trồng rừng sản xuất bình quân của các hộ là 13.521,98 ngàn đồng/ha. Chi phí TRSX của các hộ vùng phía Bắc là 22.753,58 ngàn đồng/ha, cao gấp 2,42 lần vùng phía Nam và 2,69 lần vùng phía Tây. Nguyên nhân của vấn đề này là do các hộ dân vùng phía Bắc đang trồng rừng theo dự án phát triển lâm nghiệp (WB3) nên tất cả các khâu về chi phí đầu tư từ giống, công lao động, vay vốn, chăm sóc đều thực hiện theo quy trình của dự án nên chí phí đầu tư rất cao. Bảng 2.17. Hiệu quả kinh tế TRSX h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphat_trien_rung_trong_san_xuat_tren_dia_ban_tinh_thua_thien_hue_2691_1912412.doc
Tài liệu liên quan