MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.2
2.1. Mục tiêu của đề tài.2
2.2. Nhiệm vụ của đề tài .2
3. GIỚI HẠN VỀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3
3.1. Giới hạn về nội dung.3
3.2. Giới hạn về thời gian .3
3.3. Giới hạn về lãnh thổ.3
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .3
5. HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.6
5.1. Hệ thống quan điểm nghiên cứu.6
5.2. Các phương pháp nghiên cứu .7
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN .8
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.9
PHẦN NỘI DUNG .10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.10
1.1. Cơ sở lí luận.10
1.2. Cơ sở thực tiễn.24
Chương 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG
HÓA Ở HUYỆN BÌNH TÂN .41
2.1. Khái quát chung về huyện Bình Tân .41
2.2. Vai trò của SXNNHH trong sự phát triển KT – XH ở huyện Bình Tân .48
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển SXNNHH ở huyện Bình Tân.54
2.4. Hiện trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa ở huyện Bình Tân.64
2.5. Ảnh hưởng của SXNNHH đến chất lượng cuộc sống người nông dân và
nông thôn .84
2.6. Những thách thức trong phát triển SXNNHH ở huyện Bình Tân .85Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HÀNG HÓA Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 .91
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển SXNNHH ở huyện Bình Tân .91
3.2. Một số giải pháp phát triển SXNNHH ở huyện Bình Tân .98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.110
1. KẾT LUẬN .110
2. KIẾN NGHỊ.112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .113
143 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óp
phần thay đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn.
* Cung cấp nguồn nhân lực cho quá trình CNH, đô thị hóa.
Hiện nay, Bình Tân đang trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, phần lớn
dân cư đều sống bằng nghề nông và tập trung ở nông thôn. Vì vậy, khu vực nông
nghiệp - nông thôn thật sự là nơi dự trữ và cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho
phát triển công nghiệp và đô thị. Trong quá trình CNH và đô thị hóa, một mặt nó
tạo ra nhu cầu thu hút lao động, mặt khác nhờ đó mà năng suất lao động nông
nghiệp tăng lên, lực lượng lao động nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều.
51
Việc mở mang các loại ngành nghề, phát triển CNCB nông sản, các hoạt động dịch
vụ phi nông nghiệp trên địa bàn Bình Tân có ý nghĩa quyết định đối với việc thu hút
lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp.
Quá trình CNH, HĐH ở thời kì đầu tuy không đòi hỏi tăng nhanh về số
lượng lao động vào các hoạt động thuần túy công nghiệp, nhưng nó đòi hỏi nhiều
hoạt động hỗ trợ như vận chuyển, bao bì, đóng gói, phân loại sản phẩm, tiếp thị,
ngân hàng, thông tin thị trường, y tế, văn hóa, giáo dục, môi trường, điện, nước
Khi các hoạt động này tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng thì đòi hỏi nguồn
lao động bổ sung rất lớn từ nông nghiệp. Vì thế, Bình Tân muốn đẩy nhanh CNH,
HĐH thì trước hết phải đẩy nhanh phát triển SXNNHH. Khi tiến hành SXNNHH,
năng suất lao động, trình độ, tác phong, ý thức của lao động trong nông nghiệp tăng
lên, vừa đáp ứng cho SXNN vừa có dư để cung cấp một nguồn lao động đáng kể
cho công nghiệp và dịch vụ ngay trên địa bàn Bình Tân.
* Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Nông nghiệp là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất công
nghiệp đặc biệt là CNCB. Thông qua CNCB, làm nâng cao giá trị gia tăng, nâng
cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa, mở rộng thị trường
Hiện tại, SXNNHH ở Bình Tân đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho một số
ngành CN-TTCN thuộc lĩnh vực chế biến như: lúa, đậu nành, mè, cá tra, tôm với
những sản phẩm chủ yếu: gạo, các loại bún, bột, tương, chao, nước chấm Mặc dù
GTSX công nghiệp của Bình Tân còn thấp, nhưng với lợi thế về nguyên liệu đầu
vào cho sản xuất công nghiệp nhất là CNCB, chính sách kêu gọi đầu tư, phát triển
sản xuất công nghiệp của Bình Tân. Tin chắc rằng trong tương lai gần CNCB sẽ
phát triển nhanh, mạnh và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp
của Bình Tân.
* Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của công nghiệp, dịch vụ.
Công nghiệp và dịch vụ muốn duy trì và phát triển một vấn đề có ý nghĩa
quyết định là phải có thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm công
52
nghiệp, dịch vụ bao gồm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Một phần do nó tự
tạo ra trong quá trình phát triển nhưng quan trọng là phụ thuộc vào sự phát triển của
các ngành kinh tế quốc dân. Với đặc điểm là huyện thuần nông, trong hoạt động
SXNN từ sản phẩm đầu vào như làm đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến
sản phẩm đầu ra như gặt hái, thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển đều sử dụng
các sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, đời sống vật chất của cư
dân nông thôn nhìn chung còn thấp, nhu cầu mua sắm các trang thiết bị, vật dụng
tiêu dùng như quần áo, vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng rất lớn. Do
đó, nông nghiệp - nông thôn Bình Tân thật sự là một thị trường tiềm năng cho công
nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, để kích cầu thị trường nông nghiệp - nông thôn vấn
đề cốt lõi là phải phát triển SXNN theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho dân
cư, làm tăng sức mua của khu vực nông thôn. Từ đó ảnh hưởng đến quy mô và tốc
độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn.
2.2.3. Tạo sự thay đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn.
SXNNHH với cơ cấu và tổ chức sản xuất ngày càng hợp lí, đa dạng gắn với
CNCB, dịch vụ và phát triển nhiều ngành nghề khác trong nông thôn. Việc sử dụng
các công cụ lao động và những KHKT mới vào sản xuất góp phần thay đổi sâu sắc
đời sống KT-XH ở nông thôn Bình Tân.
Việc phát triển SXNNHH vừa đòi hỏi, vừa tạo điều kiện xóa bỏ tình trạng
chia cắt, khép kín trong từng địa bàn, đơn vị ở Bình Tân. Hình thành và phát triển
các mối quan hệ hợp tác và phân công lao động sản xuất trong quá trình phát triển.
Mối quan hệ này được thể hiện rõ giữa các vùng SXNN với các trung tâm xã (có
vai trò cung ứng các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, là đầu
mối giao thương, thu gom – trao đổi hàng hóa nông sản). SXNNHH thúc đẩy sự mở
rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các xă. Tạo điều kiện nâng cao trình độ cho
nông dân. Từ đó, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, tạo nên một nếp nghĩ, cách làm
mới là dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả.
53
Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh, hợp tác sẽ khơi dậy
tính năng động sáng tạo của người nông dân. Hướng hoạt động sản xuất kinh doanh
của họ vào thị trường, thích ứng với sự biến động của cơ chế thị trường. Thông qua
tự do trao đổi, tự do thị trường sẽ làm cơ sở cho dân chủ hóa về kinh tế, đến lượt nó,
sẽ tạo ra dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội.
Phát triển SXNNHH còn là nhân tố cơ bản tạo nên sự chuyển biến lớn về
mặt xã hội ở nông thôn Bình Tân như tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và
nâng cao đời sống cho nông dân. Theo thống kê của Ban chỉ đạo tổng điều tra nông
thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, toàn huyện có 100% xã, ấp có điện; 100%
xã có đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân xã được nhựa hóa; 100% xã có
trường mẫu giáo. Trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống của người dân cũng được
nâng cao: tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đạt 100%, số hộ sử dụng điện thoại cố định
trung bình có 3,6 hộ/điện thoại, 40 hộ/máy internet; chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân được quan tâm, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 15,6%... Những kết quả
trên phần nào đã phản ánh được diện mạo nông thôn Bình Tân đang thay đổi theo
chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, chính cơ chế thị trường và sự vận động của nền NNHH cũng bộc
lộ nhiều hạn chế như: phân hóa giàu nghèo giữa những người sở hữu nhiều tư liệu
sản xuất và người không có hoặc ít tư liệu sản xuất, tình trạng thiếu việc làm, nạn ô
nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội đang có chiều hướng phức tạp hơnNgày nay
phát triển được hiểu là sự gắn bó mật thiết giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và
công bằng xã hội, nghĩa là gắn với việc hạn chế và xóa đói giảm nghèo, thất nghiệp
và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Vì vậy, khi xem xét vai trò của phát
triển SXNNHH phải đặc biệt quan tâm khía cạnh KT-XH bởi đó chính là hệ quả và
đáp số cuối cùng của sự phát triển.
54
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa ở huyện Bình Tân
2.3.1. Các nhân tố tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lí:
Huyện Bình Tân được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/01/2008 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Minh. Huyện gồm
11 xã, thị trấn, diện tích đất tự nhiên 158km2 với dân số 93.407 người (2011) . Thị
trấn Tân Quới là trung tâm văn hóa, chính trị của huyện.
Với vị trí nằm gần trung tâm Thành phố Cần Thơ, một thị trường lớn tiêu thụ
các nông sản hàng hóa của Bình Tân. Đây là lợi thế để Bình Tân xây dựng các vành
đai lương thực, thực phẩm cung ứng cho Cần Thơ. Do nằm gần các trường đại học,
Viện nghiên cứu lúa, Viện cây ăn quả miền Nam nên việc chuyển giao tiến bộ
KHKT được thuận lợi hơn, cùng với sự cần cù nhạy bén tiếp thu, ứng dụng KHKT
vào sản xuất của nông dân, Bình Tân đã hình thành vùng SXNN chuyên canh và
luân canh rộng lớn đặc biệt là rau màu. Ngoài ra, với 15km chiều dài dọc theo sông
Hậu đem lại lợi thế lớn cho Bình Tân trong phát triển ngành nuôi trồng thủy sản,
vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy (gần cảng Bình Minh, cảng Cần Thơ).
Tuy nhiên, do Bình Tân không nằm trên trục giao thông chính (QL1), nằm
cách xa trung tâm hành chính của tỉnh, tuyến giao thông huyết mạch là QL54 nối
tỉnh Đồng Tháp với tỉnh Vĩnh Long và tỉnh lộ 908 nối các xã vùng sâu; chính khó
khăn này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao thương của Bình Tân, phần lớn
hàng hóa thu gom được đều tập trung ra huyện Bình Minh (do nằm dọc theo QL1)
từ đó phân phối đi các nơi.
2.3.1.2. Đất đai
Do nằm dọc theo sông Hậu nên đất ở Bình Tân thuộc nhóm đất phù sa mới
sông Mekong. Gồm 3 nhóm chính: nhóm đất phèn chiếm diện tích cao nhất
8.375,79 ha; đất xáo trộn (đất lập liếp) chiếm 3.920,9 ha; đất phù sa chiếm 1.692,8
55
ha. Đất phù sa, đất phèn, đất lập liếp đều có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý
khá cao (45 - 60%), dung tích hấp thu cao (15 - 20), thích hợp cho canh tác lúa. Về
hóa tính đất: chất hữu cơ tổng số từ khá đến giàu (2,0 - 9,35%), đạm tổng số từ khá
đến giàu (0,16 - 0,43%), Các chỉ tiêu về độ chua ở đất phù sa pHH2O: 5,3 - 5,5;
đất phèn pHH2O: 4,64 - 5,0. Lân tổng số tầng canh tác 0,06 - 0,10% xếp loại trung
bình, kali tổng số tầng canh tác trung bình 0,19 - 0,4mg/100g đất.
Nhìn chung tài nguyên đất ở Bình Tân thuộc loại tốt, có độ phì nhiêu tiềm
tàng khá cao, nhất là ở tầng canh tác cho phép áp dụng kỹ thuật thâm canh cây trồng
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt với độ cao từ 0,6 - 1,2 m so với mực nước
biển, đất ở Bình Tân hoàn toàn chủ động được lượng nước ngọt quanh năm, chỉ bị
ngập nông vào mùa lũ nên thích hợp cho trồng cây ăn trái đặc sản, nuôi tôm cá dưới
mương vườn, trồng luân canh lúa – rau màu, đây chính là thế mạnh của Bình Tân.
Tuy nhiên, diện tích đất phèn chiếm tỷ lệ cao 53% nhưng do có hệ thống
thủy lợi đồng bộ và khép kín nên chủ động được nguồn nước tưới, thực hiện tháo
chua rửa phèn đảm bảo hoạt động canh tác diễn ra quanh năm. [20]
2.3.1.3. Nguồn nước
Vị trí nằm dọc theo sông Hậu (thuộc lưu vực sông Mekong), cùng với hệ
thống kênh rạch chằng chịt dẫn nước từ sông chính vào nội đồng nên tài nguyên
nước của Bình Tân rất dồi dào. Theo kết quả quan trắc tại trạm thủy văn Cần Thơ
trên sông Hậu, lưu lượng nước vào mùa kiệt QTB tháng IV từ 495 - 1.220 m3/s, mùa
lũ QTB tháng IX từ 12.200 – 17.600 m3/s. Như vậy, ngay cả vào mùa kiệt lượng
nước ở Bình Tân vẫn đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Chất lượng nước tốt, nồng độ pH từ 6,8 – 7; mùa lũ nước có hàm lượng phù sa từ
250 – 450 g/m3 được lắng đọng tại đồng ruộng, mương vườn, bãi bồi làm đất thêm
phì nhiêu.
Ngoài nước sông, nguồn nước mưa và nước ngầm cũng đóng vai trò quan
trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Góp phần giải quyết tốt vấn đề tưới
56
tiêu cho đồng ruộng vào mùa mưa khi lượng nước sông bước vào giai đoạn nước
kiệt.
Trong những năm qua Bình Tân tận dụng khá tốt lợi thế nguồn nước, tổ chức
khai thác phục vụ sản xuất trồng trọt (thâm canh, tăng vụ), nuôi trồng thủy sản đem
lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước chưa được quan tâm đúng
mức, sự tồn đọng các hóa chất từ phân bón, thuốc trừ sâu, dư lượng kháng sinh
trong nuôi trồng thủy sản đã gây ô nhiễm nguồn nước đặc biệt ở các bãi bồi dọc
theo sông Hậu.
2.3.1.4. Khí hậu
Bình Tân nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu – cận xích đạo nên có
nền nhiệt cao quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 26,60C. Tháng IV có nhiệt độ
trung bình cao nhất 28,20C và tháng I là thấp nhất 25,30C; xếp vào loại cao ở Nam
bộ.
Số giờ chiếu sáng cả năm cao trên 2.500 giờ/năm; trong đó tháng III có số
giờ chiếu sáng cao nhất 276 giờ/tháng và tháng IX là thấp nhất 159 giờ/tháng, bình
quân 7 giờ/ngày. Tổng lượng bức xạ trung bình ngày đạt khá cao từ 390 – 493
kcal/cm2/ngày. Thời gian mùa khô thật sự của Bình Tân kéo dài 151-158 ngày, có
nắng nhiều, nhiệt độ và bức xạ cao, là điều kiện thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ,
đặc biệt là đối với nhóm cây ưa sáng, việc thu hoạch ít bị hao hụt. Vấn đề chính là
cần tính toán bố trí cơ cấu mùa vụ sao cho đạt hiệu quả quang hợp tối ưu nhất. Đặc
biệt, Bình Tân có thể làm vụ lúa Đông Xuân sớm và màu Xuân Hè do tận dụng
được điều kiện đất – nước – khí hậu. Như vậy, việc thu hoạch sản phẩm nông
nghiệp sớm hơn và có thể tranh thủ được thời điểm thị trường, nâng cao hiệu quả
của các sản phẩm nông nghiệp.
57
Hình 2.4: Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi cây màu và cây công nghiệp huyện Bình Tân năm 2011. (Nguồn: tác giả)
58
Hình 2.5: Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi trồng lúa và nuôi trồng thủy sản huyện Bình Tân năm 2011. (Nguồn: tác giả)
59
Tuy nhiên, lượng mưa lớn vào tháng VII, IX, X (bình quân từ 197-241mm) ảnh
hưởng đến thu hoạch lúa vụ Hè Thu, vụ Thu Đông, làm gia tăng tỷ lệ thất thoát sau
thu hoạch, giảm chất lượng lúa hàng hóa. Hiện tượng lốc xoáy, ảnh hưởng mưa bão,
lũ gây hư hại cây ăn trái lâu năm, do đó cần có biện pháp phòng tránh tích cực để
giảm nhẹ thiên tai.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên của Bình Tân rất thuận lợi để phát triển SXNN
với quy mô lớn, theo hướng hàng hóa cùng với ưu thế sản xuất được quanh năm,
thực hiện luân canh, thâm canh đa dạng hóa các sản phẩm là thế mạnh của địa
phương.
2.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Lao động nông nghiệp
Lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất
nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp được thể hiện cả về mặt số lượng và chất
lượng. [11, tr 37]
Số lượng lao động bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể chất và tâm lý
trong độ tuổi lao động (từ 15-60 tuổi đối với nam và từ 15-55 tuổi đối với nữ) và
một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp.
Năm 2011, số lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (nông – lâm –
thủy sản) của Bình Tân là 36.818 người, chiếm 66,2% tổng số lao động đang làm
việc trong các ngành kinh tế.
Lao động nông nghiệp ở Bình Tân có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo; biết ứng
dụng KHCN, kỹ thuật canh tác hiện đại vào sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất
lượng nông sản cao; nhanh chóng tiếp cận với thông tin, nhu cầu của thị trường để
gắn sản xuất với thị trường.
Chất lượng nguồn lao động nông nghiệp của Bình Tân ngày càng nâng cao.
Mặc dù tỷ lệ lao động nông nghiệp đang giảm dần trong cơ cấu lao động nhưng tình
trạng sức khỏe, sự thành thạo công việc và tri thức của lao động nông nghiệp đều
60
được nâng lên. Kết quả, năng suất lao động nông nghiệp ngày càng tăng, đảm bảo
mức tăng trưởng sản lượng nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội.
Bảng 2.3. Tỷ lệ lao động nông nghiệp Bình Tân từ năm 2008 – 2011
2008 2009 2010 2011
Tổng số lao động (%) 100 100 100 100
Tỷ lệ lao động nông – lâm –
thủy sản (%)
75,46 75,4 67,1 66,2
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Bình Tân, Niên giám thống kê năm 2011)
Trong khi tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế khác có xu hướng tăng
mạnh thì tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của Bình Tân càng giảm đều này cho
thấy năng suất lao động nông nghiệp ngày càng tăng, đảm bảo mức tăng trưởng sản
lượng nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó phản ánh được trình độ cơ
giới hóa trong sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp.
2.3.2.2. Thị trường và bối cảnh
SXNNHH theo quy luật cung – cầu, lợi nhuận và thu nhập cao sẽ hấp dẫn
người nông dân tăng vụ, thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng chất lượng
sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường vốn luôn cạnh tranh
quyết liệt. Ở Bình Tân, mô hình sản xuất màu; cây ăn trái có giá trị kinh tế cao (mận
An Phước, xoài, nhãn, sầu riêng); trồng rau đặc sản chuyên canh; luân canh lúa –
khoai lang, lúa màu; chăn nuôi ngày càng được chú trọng. Hiện nay, người nông
dân có ý thức chọn lựa các loại cây trồng, vật nuôi sao cho mang lại hiệu quả kinh
tế cao trên một đơn vị diện tích. Đồng thời, họ cũng biết tính toán kinh tế khi sản
xuất, đầu tư tiến bộ KHKT và tư liệu sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả của
đồng vốn.
Nằm gần hai thành phố lớn là Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh, các nông
sản hàng hóa của Bình Tân chịu sự chi phối rất lớn từ hai thị trường này. Chính hai
thị trường này quyết định đến khối lượng, giá cả cũng như chủng loại hàng hóa
61
nông sản và người nông dân đã điều tiết hoạt động sản xuất sao cho phù hợp với
nhu cầu của thị trường. Hiện tại, thị trường Cần Thơ tiêu thụ nhiều các dòng sản
phẩm: lúa, cá tra, rau xanh các loại, dưa hấu, bắp, khoai lang, sản phẩm từ gà, vịt,
heo; còn thị trường thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm: rau củ
các loại, đậu nành, mè, bưởi, mận An Phước, sản phẩm từ gà, vịt, heo. Lúa ở
Bình Tân một phần phục vụ cho nhu cầu địa phương và còn lại cung cấp cho thị
trường Chợ Gạo Cái Bè (Tiền Giang).
Từ khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, một số nông sản hàng
hóa của Bình Tân đã tham gia vào thị trường xuất khẩu. Hiện tại, chỉ có khoai lang
Bình Tân xuất sang Trung Quốc (chiếm 76% sản lượng khoảng 170 nghìn tấn năm
2011) và Cambodia. Sản phẩm cá tra phải thông qua các nhà máy chế biến ở Cần
Thơ (khoảng 27 nghìn tấn năm 2011) để xuất sang các thị trường Châu Âu, Hoa
Kì Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kêu gọi
đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, cần tập huấn cho
người nông dân quy trình sản xuất thực hành tốt (GAP) nhằm đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm và chất lượng nông sản đáp ứng được các tiêu chí xuất khẩu. Có
như thế nông sản hàng hóa của Việt Nam nói chung và Bình Tân nói riêng mới có
thể tham gia vào thị trường thế giới.
2.3.2.3. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Tại huyện Bình Tân, các tuyến đường liên xã, ấp đã được bê tông hoặc nhựa
hóa và xe ôtô đến được trung tâm của các xã (100% xã). Điều này tạo thuận lợi cho
hoạt động sản xuất, thông thương hàng hóa của người nông dân. Tuy nhiên, nguồn
vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn quá ít chưa đáp ứng kịp nhu cầu
phát triển của huyện.
Thủy lợi hóa là việc chinh phục và sử dụng nguồn nước vào phục vụ sản
xuất nông nghiệp và là khâu quan trọng trong hệ thống biện pháp kỹ thuật của
SXNNHH. Thủy lợi hóa góp phần phát huy hiệu quả các biện pháp kỹ thuật khác
như: cơ giới, hóa học, sinh học. Đồng thời làm thay đổi bộ mặt môi trường tự nhiên
62
ở nông thôn (nhiệt độ, nguồn nước ngầm); kéo theo điện khí hóa nông thôn; mở
rộng hệ thống giao thông; phát triển dịch vụ du lịch. Năm 2011, Bình Tân dành
nguồn kinh phí gần 4 tỷ đồng để thực hiện 21 công trình thủy lợi. Đến nay, hệ thống
thủy lợi trên địa bàn khép kín được 10.732 ha đảm bảo sản xuất trong mùa lũ và chủ
động tưới tiêu được 7.981 ha (83%) diện tích canh tác.
Cơ giới hóa nông nghiệp là thực hiện cuộc cách mạng về công cụ sản xuất
nông nghiệp nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ giới. Thực hiện cơ
giới hóa góp phần quyết định nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành và phân công lao
động xã hội, đáp ứng kịp thời tính thời vụ và nâng cao chất lượng nông sản hàng
hóa. Trong SXNN ở Bình Tân, cơ giới hóa được sử dụng ở một số khâu trong quá
trình sản xuất: làm đất, xuống giống, tưới nước, thu hoạch, sấy khô, nạo vét ao nuôi
thủy sản, sơ chế thức ăn,
Do đó, để phát triển SXNNHH ở Bình Tân, các nhân tố như kết cấu hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật phải đi trước một bước, tạo nền tảng vững chắc để hình
thành vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn.
2.3.2.4. Trình độ khoa học công nghệ, chuyên môn hóa
KHCN và trình độ chuyên môn hóa là nhân tố quyết định đến năng suất, chất
lượng của nông sản. Do đó, việc ứng dụng những thành tựu sinh học trong lai tạo,
chọn lọc giống cây trồng vật nuôi luôn được Bình Tân quan tâm thực hiện. Bình
Tân hiện có hơn 500 hộ nhân giống rau màu các loại, 5 cơ sở kinh doanh giống cây
ăn trái, hàng năm cung cấp khoảng 10.000 cây giống. Giống cây trồng, vật nuôi
được xác định là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến năng
suất, chất lượng, hiệu quả của SXNNHH.
Thực hiện chương trình giống giai đoạn 2008 – 2010, Bình Tân dành 360
triệu đồng để cải thiện giống đàn gia súc, 356 triệu đồng nhân giống lúa; tỷ lệ sử
dụng giống lúa xác nhận hơn 80% diện tích.
63
Áp dụng các kỹ thuật sản xuất hiện đại: dùng màn phủ nông nghiệp trong
trồng màu, cây ăn trái để tiết kiệm nước tưới, phân bón, hạn chế sâu, rầy phá hoại,
đặc biệt kích thích ra hoa kết trái vào mùa nghịch; thực hiện biện pháp thủy canh
trong sản xuất rau an toàn; ứng dụng quy trình sản xuất theo chuẩn VietGAP,
GlobalGAP đảm bảo các thông số đầu vào như giống, phân bón, thức ăn, thuốc trừ
sâu,và chất lượng đầu ra nhằm tạo ra những nông sản hàng hóa chất lượng cao.
Thực hiện chuyên môn hóa trong sản xuất, phát triển nhiều mô hình trang
trại sản xuất cây ăn trái, rau cải, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Xây dựng cánh
đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa (ở Thành Trung) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế
rất cao do tiết kiệm được chi phí đầu vào, đồng thời năng suất và chất lượng lúa
tăng lên cao hơn so với sản xuất quy mô nhỏ, lẻ không đồng bộ.
2.3.2.5. Đường lối chính sách phát triển kinh tế
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bình Tân lần X đã xác định: “sản xuất nông
nghiệp là thế mạnh, do vậy phải đầu tư đúng mức, phát triển toàn diện, bền vững,
phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện”.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tích cực, hiệu quả, tăng
giá trị sản xuất lên trên 100 triệu đồng/ha/năm, xây dựng nhiều mô hěnh sản xuất
quy mô lớn (trong đó xây dựng các cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chuyên canh)
đạt giá trị trên 150 triệu đồng/ha/năm, phát triển hình thức sản xuất trang trại nhất là
trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Nhìn chung, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, sự phát triển của KT-XH và
đường lối chính sách của địa phương đã tạo điều kiện cho Bình Tân hình thành và
phát triển SXNNHH ngày càng đi vào chiều sâu. SXNNHH ngoài việc góp phần gia
tăng GTSX nông nghiệp, còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao
động, phân công lại lao động xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy thực hiện
CNH, HĐH nông nghiệp – nông thôn ở Bình Tân.
64
2.4. Hiện trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện Bình
Tân
2.4.1.Tình hình phát triển SXNN ở Bình Tân từ năm 2008 - 2011
SXNN là thế mạnh của Bình Tân, chiếm hơn 60% trong cơ cấu kinh tế nên
được quan tâm đầu tư phát triển. Từ khi thành lập huyện đến nay, GTSX nông, lâm,
thủy sản của Bình Tân liên tục tăng, năm 2008 đạt 1.756 tỷ đồng đến năm 2011
tăng 4.984 tỷ đồng (theo giá hiện hành), bình quân giai đoạn 2008 – 2010 tốc độ
tăng trưởng 15,3%. Trong đó SXNN (theo nghĩa hẹp) có GTSX và tốc độ tăng
trưởng cao nhất: năm 2011 đạt hơn 4.100 tỷ đồng, tăng hơn 126% (2.300 tỷ đồng)
so với năm 2010. Ngành thủy sản GTSX tăng đều qua các năm, năm 2011 đạt 857
tỷ đồng tăng 37% so với năm 2010. Riêng lâm nghiệp đây không phải là thế mạnh
của huyện nên GTSX cũng như cơ cấu giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng rất nhỏ và
tương lai không mở rộng thêm diện tích lâm nghiệp.
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất nông nghiệp ở Bình Tân từ
năm 2008-2011. (Nguồn: xử lí số liệu từ Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm
2011)
65
Trong SXNN của Bình Tân trồng trọt chiếm GTSX cao nhất, kế đến là chăn
nuôi, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng GTSX liên tục tăng mạnh
qua các năm.
Trong trồng trọt: lúa là cây trồng quan trọng nhất, chiếm 71,8% diện tích đất
nông nghiệp, kế đến là màu, cây ăn trái, cụ thể:
+ Cây lúa: chiếm tỷ trọng lớn nhất, hiện nay đang được đầu tư phát triển theo
chiều sâu: giống lúa xác nhận được sử dụng trên 80% diện tích, cơ giới hóa khâu
làm đất – thu hoạch đạt 100%, áp dụng thành tựu KHKT vào sản xuất, thực hiện
chương trình “3 giảm, 3 tăng”, xây dựng được nhiều vùng lúa đạt hiệu quả cao.
+ Cây màu: đang phát triển rất mạnh theo hình thức luân canh, chuyên canh,
diện tích gieo trồng hàng năm trên 12.000 ha, trong đó luân canh 8.590 ha, chiếm
70% diện tích. Các cây màu chủ lực là khoai lang, bắp, đậu nành, dưa hấu, mè,
rauhình thành các vùng chuyên canh khoai lang, dưa hấu, rau đậu các loại.
+ Cây ăn trái: việc cải tạo vườn tạp, chuyển đổi đất trồng lúa, màu kém hiệu
quả sang trồng các loại cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao, hình thành vùng chuyên
canh cây ăn quả như mận An Phước cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha, sầu
riêng khoảng 200 triệu đồng/ha
Chăn nuôi là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất, giai đoạn từ năm 2008
đến 2010 trung bình tăng 18,8%. Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đàn heo
và gia cầm vẫn phát triển mạnh. Trong chăn nuôi, việc đa dạng hóa đàn vật nuôi
tiếp tục được thực hiện nhằm tạo ra những mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện
sinh thái, khả năng của người nuôi, nhu cầu của thị trường và đem lại hiệu quả kinh
tế cao.
66
Hình 2.7: Bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp huyện Bình Tân năm 2011. (Nguồn: tác giả)
67
Dịch vụ phục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_08_30_5739688080_0481_1872343.pdf