Luận văn Tội phản bội tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam

Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phản bội Tổ

quốc

Thứ nhất, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà

nước trong từng giai đoạn, từ đó vận dụng linh hoạt vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

nói chung, tội phản bội Tổ quốc nói riêng. Thứ hai, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có sự thống

nhất về quan điểm trong việc lựa chọn các qui phạm pháp luật hình sự. Thứ ba, việc điều tra, truy tố,

xét xử tội phản bội Tổ quốc phải lựa chọn đúng các qui phạm pháp luật để áp dụng một cách mềm

dẻo linh hoạt. Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng trong công tác đấu tranh

phòng chống tội phạm. Thứ năm, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải xây dựng chế độ báo cáo với

các tổ chức Đảng, quy định rõ những vấn đề phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng địa phương,

những vấn đề ban cán sự Đảng các cơ quan tư pháp phải xin ý kiến Bộ Chính trị. Thứ sáu, các cơ

quan bảo vệ pháp luật cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/02/2002

và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về định hướng cải cách tư pháp đến

năm 2020, trong đó đưa ra nhiệm vụ "Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ

thuộc vào đơn vị hành chính.

pdf20 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tội phản bội tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soạn thảo Bộ luật có tên Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long). Bộ luật được soạn thảo trong một thời gian dài, đến năm 1811 thì hoàn tất, và năm 1812 được khắc in lần đầu ở Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 1813 trên phạm vi toàn quốc. Bộ luật gồm hai phần, 22 quyển với 398 điều. Trong đó, tội mưu phản hay mưu phản đại nghịch thuộc nhóm tội "Đạo tặc thượng: hay còn gọi là nhóm tội "Giặc trộm ở bậc cao" gần giống với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia ở BLHS năm 1999. Với quan niệm trên, tội mưu phản (mưu làm sụp đổ xã tắc) xã tắc là vua, mưu làm sụp đổ xã tắc lật đổ ngôi vua, lật đổ triều đình là một trong những tội phạm thập ác (10 tội ác). Về hình phạt với đối với tội mưu phản đại nghịch và mưu phản, Bộ luật này đều quy định hình phạt cao nhất là chém đầu. Tuy nhiên, tại một số điều luật về mưu phản lại có quy định thi hành hình phạt tử hình bằng lăng trì. Đây có thể nói là mâu thuẫn ngay trong một Bộ luật và bị coi là một trong những nhược điểm về kỹ thuật lập pháp hình sự thời kỳ nhà Nguyễn. Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) mặc dù chịu ảnh hưởng của pháp luật hình sự phong kiến Trung Quốc rất nặng nề, nhưng nó cũng đã kế thừa và tiếp thu những giá trị lập pháp hình sự của thời kỳ Lê sơ và bên cạnh đó, có những sáng tạo nhất định, thể hiện kỹ thuật lập pháp hình sự ở trình độ cao so với các nước trong khu vực. 1.2.2. Các qui phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội Tổ quốc trong thời kỳ Pháp thuộc Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký Hiệp ước Thiên Tân, thực dân Pháp kéo quân viễn chinh từ Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam. Thực dân Pháp thực hiện chính sách "chia để trị" chia đất nước Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ chính trị khác nhau: Nam Kỳ là đất nước thuộc địa, không còn quan hệ phụ thuộc vào triều đình Huế, nếu phạm tội sẽ bị xét xử theo Bộ luật Gia Long theo quy định tại Điều 11 Sắc luật ngày 25/7/1884. Trong Sắc luật ngày 16/3/1890, thực dân Pháp quy định từ thời điểm này, các Tòa án ở Nam Kỳ phải áp dụng pháp luật hình sự của Pháp thay cho Bộ luật Gia Long, ngoại trừ trường hợp pháp luật hình sự của Pháp chưa dự liệu được. Đến ngày 31/12/1912, Toàn quyền Đông Dương ban hành Sắc luật đã sửa đổi 56 điều của BLHS Pháp thành Hình luật canh cải và cho áp dụng tại Nam Kỳ. Khác hẳn với Nam Kỳ ở Bắc Kỳ là đất "nửa bảo hộ" đặt dưới quyền cai trị của một viên thống sứ người Pháp và người phạm tội sẽ chịu áp dụng Luật hình An Nam theo nghị định ngày 1/12/1921 của Toàn quyền Đông Dương. Luật hình An Nam gồm 40 chương và 233 điều. Còn ở Trung Kỳ, triều đình bù nhìn vẫn còn được duy trì với danh hiệu "Chính phủ Nam triều", nhưng quyền hành thực tế nằm trong tay viên khâm sứ người Pháp là Chủ tịch Hội đồng bảo hộ Trung Kỳ. ở Trung kỳ bằng Dụ 43 ngày 31/7/1933 của Bảo Đại, Hoàng Việt hình luật được ban hành và áp dụng. Như vậy, pháp luật thời kỳ thực dân Pháp xâm lược chịu ảnh hưởng nặng nề của pháp luật hình sự Pháp, thực sự là công cụ để thực dân Pháp và bọn tay sai duy trì chế độ thực dân xâm lược và đàn áp dã man nhân dân ta. Pháp luật thời kỳ này cũng là một trong những tài liệu tham khảo, rút ra những giá trị hợp lý về việc bảo vệ Tổ quốc, an ninh quốc gia phục vụ hoạt động lập pháp hình sự hiện nay 1.2.3. Các qui phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến trước khi Bộ luật Hình sự năm 1985 được ban hành Giai đoạn từ 1945-1954: Ngay từ khi mới hình thành, pháp luật hình sự của chính quyền nhân dân đã tập trung ban hành một loạt các Sắc lệnh, trong đó các văn bản pháp luật quy định các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trong đó có tội phản bội Tổ quốc, được Nhà nước ta rất chú trọng và luôn có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhiệm vụ chung của sự nghiệp cách mạng. Trong các sắc lệnh ban hành thời kỳ này có Sắc lệnh 133/SL quy định về các tội xâm phạm an ninh, an toàn Nhà nước, mà để đảm bảo việc thi hành chính sách cải cách ruộng đất, giữ gìn trật tự xã hội củng cố chính quyền nhân dân. Giai đoạn 1954-1975: Giai đoạn này Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản pháp luật với mục đích trừng trị các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, trong đó có tội phản bội Tổ quốc. Ngày 30/10/1967, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng. Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, Pháp lệnh này đã quy định rõ ràng đầy đủ tiêu đề của từng tội phạm trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Giai đoạn 1975-1985: Giai đoạn này ban hành Thông tư số 03 giải thích Sắc luật số 03 ngày 13/03/1976, cho thấy tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phản bội Tổ quốc vẫn được nhà làm luật của chính quyền cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đề cao và coi trọng. Sắc luật này là sự kế thừa kỹ thuật lập pháp hình sự trong Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967, nhưng đã có sự sáng tạo cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các vùng mới giải phóng. 1.2.4. Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội Tổ quốc từ khi Bộ luật Hình sự năm 1985 được ban hành cho đến nay Ngày 27-06-1985, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, đã thông qua BLHS, có hiệu lực từ ngày 01-01-1986 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 1985). Việc ban hành BLHS năm 1985, đánh dấu bước tiến bộ lớn trong hoạt động lập pháp hình sự của Nhà nước ta, thể hiện sự phát triển liên tục, có kế thừa kinh nghiệm quý báu của cả quá trình hình thành và phát triển pháp luật hình sự Việt Nam. So với tội phản bội Tổ quốc quy định tại Điều 3 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967, thì chủ thể của tội phản bội Tổ quốc ở BLHS năm 1985 không bị giới hạn bởi những đặc điểm nhân thân nào khác, miễn là công dân Việt Nam có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tự chịu trách nhiệm hình sự. Trải qua 15 năm thi hành với bốn lần sửa đổi, bổ sung, BLHS năm 1985 với vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta, đã thực sự là một công cụ sắc bén của Nhà nước để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, BLHS năm 1985 đã bộc lộ những mặt hạn chế. Đó là chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Trước yêu cầu đó, tại kỳ họp thứ 6 (từ ngày 18/11 đến ngày 21/12/1999) Quốc hội khóa X nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLHS năm 1999. Đây là Bộ luật lớn trong hệ thống pháp luật nước ta. BLHS năm 1999 của đất nước ta được hoàn thiện và ban hành trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Là căn cứ pháp lý quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, BLHS còn là công cụ sắc bén, hữu hiệu của Đảng, Nhà nước và của nhân dân ta để đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới. BLHS năm 1999 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới cao hơn của hoạt động lập pháp hình sự nước ta trong suốt một thời gian dài. Về cơ bản, BLHS năm 1999 vẫn giữa nguyên nguyên tắc xây dựng so với BLHS năm 1985, có chỉnh sửa và bổ sung thêm cho phù hợp với tình hình mới. 1.3. Những quy định về tội phản bội tổ quốc trong pháp luật hình sự ở một số nước trên thế giới 1.3.1. Vương quốc Thụy Điển BLHS Vương quốc Thụy Điển gồm ba phần: Phần I: Những quy định chung; Phần II: Các Tội phạm; Phần III: Hình phạt. Trong phần các tội phạm có dành hẳn một chương 22 quy định về Tội phản bội Tổ quốc và một số điều luật quy định về phản bội Tổ quốc ở những chương khác. Điều luật trên đã liệt kê ra các hành vi được coi là phản bội Tổ quốc, trong đó, có hành vi cản trở, lừa dối những người tích cực trong việc bảo vệ Vương quốc, hay hành vi đem nộp, hoặc cung cấp tài liệu cho kẻ thù, nhân lực, quốc phòng,... đều bị coi là phản bội Tổ quốc và bị phạt tù từ 4 năm đến chung thân đối với trường hợp nghiêm trọng. Ngoài ra, Bộ luật cũng có quy định về trường hợp ít nghiêm trọng, lỗi vô ý và trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự đối với tội phản bội Tổ quốc. BLHS Vương Quốc Thụy Điển tuy ra đời từ rất lâu, nhưng nó vẫn là một trong những tài liệu quan trọng tham khảo cho nhiều quốc gia khi xây dựng BLHS của mình, trong đó có Việt Nam. 1.3.2. Liên bang Nga Ngày 25/12/1958, Xô viết tối cao của nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thông qua BLHS và có hiệu lực năm 1960. BLHS năm 1960 có quy định các tội quốc sự đặc biệt nguy hiểm gồm 10 tội được quy định từ Điều 64 đến Điều 73, trong đó, tội phản bội Tổ quốc được quy định tại Điều 64: "Những hành vi do công dân Liên bang Xô viết thực hiện một cách cố ý gây thiệt hại tới chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và khả năng phòng thủ của Liên bang Xô viết được biểu hiện dưới các hình thức: chạy sang hàng ngũ của kẻ địch, chuyển giao bí mật nhà nước và bí mật quân sự cho nước ngoài thực hiện các hoạt động thù địch chống Liên bang Xô viết cũng như âm mưu chiếm chính quyền". Sau khi Liên bang Xô viết và các nước Đông Âu sụp đổ, ngày 24/05/1996, Duma quốc gia Liên bang Nga đã thông qua BLHS mới, trong đó giá trị pháp lý cơ bản của luật hình sự mới vẫn tiếp tục được thừa kế các giá trị pháp lý của luật cũ, nhưng các tội quốc sự đặc biệt nguy hiểm được thay thế bởi tên gọi: "Các tội phạm chống cơ sở chế độ Hiến pháp và An ninh quốc gia". Tội phản bội nhà nước được quy định tại Điều 275 BLHS năm 1996 có nhiều điểm khác so với tội phản bội Tổ quốc ở Điều 64 BLHS năm 1960. Như vậy, BLHS năm 1996 về cơ bản vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý của BLHS năm 1960. Tuy nhiên, chỉ thay đổi một số từ ngữ và khái niệm để phù hợp hơn với sự thay đổi của xã hội lúc bấy giờ. BLHS năm 1960 của nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và BLHS năm 1996 của Liên bang Nga cũng là tài liệu quan trọng cho các quốc gia tham khảo khi xây dựng BLHS của quốc gia mình. 1.3.3. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa BLHS năm 1979 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thông qua ngày 01/07/1979 và có hiệu lực ngày 01/01/1980. BLHS Trung Quốc năm 1979 gồm hai phần: Phần chung và Phần các tội phạm với 12 chương và 192 điều. Trong giai đoạn này, mục tiêu của bộ luật là trừng trị những người phạm tội phản cách mạng và tội hình sự để bảo vệ chế độ chuyên chính vô sản, bảo vệ sở hữu toàn dân,... và cái đích cuối cùng là bảo đảm tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, trong phần các tội phạm có quy định các tội phản cách mạng, là một trong những nhóm tội đặc biệt nguy hiểm và được quy định ngay trong Chương I phần các tội phạm. Điều 90 BLHS năm 1979 quy định: "Những hành vi nhằm lật đổ chính quyền chuyên chính vô sản và chế độ xã hội chủ nghĩa, làm hại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều là tội phản cách mạng". Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, tháng 3/1997 tại kỳ họp thứ 5, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khóa 8 đã thảo luận để sửa đổi BLHS năm 1979 và BLHS mới có hiệu lực từ ngày 01/10/1997. Bộ luật mới năm 1997 vẫn giữ nguyên làm hai phần: Phần chung và Phần các tội phạm: Về tội phản cách mạng: để phù hợp với tình hình và điều kiện mới: chương các tội phản cách mạng đã được quy định lại thành các tội xâm phạm an ninh quốc gia và bản thân các tội phản cách mạng được quy định riêng biệt so với các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Một bổ sung quan trọng trong các tội phạm thuộc nhóm này là "hành vi câu kết với các cá nhân, tổ chức nước ngoài" để thực hiện tội phạm đã được nhà làm luật Trung Hoa nghiên cứu và đưa vào luật. Như vậy, nghiên cứu BLHS Trung Hoa ta thấy rõ trong BLHS năm 1979 cũng như BLHS năm 1997 không có quy định tên tội danh, mà chỉ quy định các hành vi, nếu vi phạm sẽ bị xét xử tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. 1.3.4. Nhật Bản BLHS Nhật Bản được xây dựng và ban hành năm 1097 quy định các tội xâm phạm an ninh quốc gia thành ba nhóm tội: Các tội liên quan đến nổi loạn (Chương II); các tội liên quan đến ngoại xâm (Chương III); các tội liên quan đến quan hệ đối ngoại (Chương IV) Tuy không có quy định cụ thể về phản bội Tổ quốc nhưng BLHS Nhật Bản cũng có định nghĩa khái niệm nổi loạn: "Người nào gây nổi loạn nhằm lật đổ chính quyền, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ quốc gia hoặc có hành vi khác phá vỡ thiết chế quốc gia thì phạm tội nổi loạn". Như vậy, tuy không có khái niệm cụ thể, nhưng hành vi được miêu tả trong chương này liên quan đến nổi loạn cũng gần giống với phản bội Tổ quốc ở Việt Nam. Như vậy, tuy BLHS của Nhật Bản không quy định tên hành vi chống đối lại nhà nước, nhằm lật đổ chính quyền là phản bội Tổ quốc như luật hình sự ở các nước khác nhưng cũng có những quy định khá cụ thể và những hình phạt nghiêm khắc nhất đối với hành vi trên. Chương 2 Tội phản bội tổ quốc trong pháp luật hình sự việt nam và thực tiễn áp dụng 2.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phản bội Tổ quốc trong pháp luật hình sự Việt Nam 2.1.1. Khách thể của tội phản bội Tổ quốc Trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, phản bội Tổ quốc là tội nguy hiểm nhất, nó xâm hại đến quan hệ xã hội, có tầm quan trọng đặc biệt đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm hại đến lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và đến sự tồn tại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, khách thể của tội phản bội Tổ quốc được Nhà nước bảo vệ là: "Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa". 2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm Được thể hiện ở hành vi của công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị, cơ sở quốc phòng, sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi câu kết với nước ngoài được hiểu là quan hệ qua lại chặt chẽ giữa người phạm tội với người nước ngoài và thường được thể hiện ở một trong những hành vi sau: + Bàn bạc với nước ngoài về âm mưu chính trị nhằm chống phá Nhà nước hoặc các vấn đề khác như: chủ trương, phương thức, kế hoạch hoạt động trước mắt cũng như lâu dài gây phương hại cho nền độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. + Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài về vật chất như tiền bạc, vũ khí, đạn dược, phương tiện kỹ thuật, và các lợi ích vật chất khác phục vụ cho việc chống phá Nhà nước. + Hoạt động dựa vào các thế lực nước ngoài, hoặc tiếp tay cho nước ngoài chống lại Tổ quốc như dùng lãnh thổ nước ngoài làm hậu phương, căn cứ địa bàn để hoạt động hoặc tiếp tay, tạo điều kiện cho nước ngoài tiến hành các hoạt động chống lại độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, mặt khách quan của tội phản bội Tổ quốc là một yếu tố quan trọng trong cấu thành tội phạm, nhờ đó mà có thể phân biệt được tội phản bội Tổ quốc với các tội danh khác trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia. 2.1.3. Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc phải là công dân Việt Nam, tức là người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam. Người nước ngoài không phải là chủ thể của tội phản bội Tổ quốc (đây là một trong những điểm khác biệt so với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân - Điều 79 BLHS năm 1999). Theo quy định tại Điều 49 Hiến pháp năm 1992: "Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa người mang quốc tịch với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước". Những người không phải là công dân Việt Nam (người nước ngoài, người không quốc tịch) không thể là chủ thể của tội phản bội Tổ quốc. Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc là chủ thể đặc biệt, người phạm tội phải là công dân Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam. 2.1.4. Mặt chủ quan của tội phản bội Tổ quốc Tội phản bội Tổ quốc được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp với mục đích gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, khả năng quốc phòng, sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là dấu hiệu bắt buộc phải xác định rõ, người thực hiện hành vi nghiêm trọng có thể chỉ nhằm vào một vài mục tiêu nói trên, nhưng nói chung là thay đổi chế độ kinh tế - xã hội của đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân, nội dung quan trọng nhất của mục đích chống chính quyền nhân dân. Mục đích phạm tội là chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế của đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân. Tuy nhà làm luật không nêu ra dấu hiệu mục đích chống chính quyền nhân dân hoặc chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong điều luật đã thể hiện rõ ràng mục đích chống chính quyền nhân dân. 2.2. Hình phạt đối với tội phản bội Tổ quốc Hình phạt là biện pháp chế tài nghiêm khắc nhất, được áp dụng phổ biến và có lịch sử lâu đời. Nhà nước quy định và áp dụng hình phạt để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của công dân và lợi ích chung của xã hội. Tính chất và mức độ nghiêm khắc của hình phạt được quy định xuất phát từ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm, phản ánh sự phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt tạo cơ sở để áp dụng pháp luật hình sự một cách hợp lý và công bằng, tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm càng cao thì hình phạt tương ứng được quy định càng nghiêm khắc. Đối với nước ta, hình phạt quy định đối với tội phản bội Tổ quốc luôn là những hình phạt nặng nhất, nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người phạm tội phản bội Tổ quốc. Điều 78 BLHS năm 1999 quy định hai khung hình phạt đối với tội phạm này. Khung cơ bản quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khung giảm nhẹ quy định hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Đó là khung hình phạt được áp dụng đối với trường hợp có nhiều tiết tiết giảm nhẹ như người phạm tội đã tự thú, thật thà khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn tác hại của tội phạm, phát hiện và xử lý tội phạm. Ngoài các hình phạt chính còn có các hình phạt bổ sung: Bị tước một số quyền công dân từ 1đến 5 năm; bị tước quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm; bị tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản. So với khung hình phạt về tội phạm này được quy định trước đây (Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967), hình phạt về tội phản bội Tổ quốc hiện nay có hai khung hình phạt, có hạ thấp mức hình phạt tối thiểu cho phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện cho việc phân hóa các đối tượng phạm tội và với yêu cầu của cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm hiện nay. 2.3. Thực tiễn xét xử tội phản bội Tổ quốc ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay Sau năm 1975, tình hình an ninh chính trị đã xuất hiện những vấn đề mới, cấp bách cần giải quyết. Hơn một triệu ngụy quân, ngụy quyền, hơn hai triệu đảng viên thuộc các đảng phái chính trị phản động tan rã tại chỗ. Một số di tản ra nước ngoài, một số ra trình diện và học tập cải tạo, số còn lại trà trộn trong dân, thay đổi địa bàn hoặc chạy vào rừng lẩn trốn. Chúng dần dần co cụm, tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chống đối. Đặc điểm chung của các tổ chức chống đối thời kỳ này là hình thành và hoạt động có tính chất tự phát, manh động. Trong 1.359 tổ chức chống đối bị ta phát hiện trong giai đoạn 1975-1978 có 1.348 tổ chức ở các tỉnh phía Nam với 36.140 đối tượng tham gia, trong đó có 520 toán có vũ trang với 5.000 tên. Chúng đã gây ra 17 vụ bạo loạn, 1.506 vụ tập kích vào chính quyền cấp xã, 1.348 vụ gài mìn, lựu đạn, làm chết 376 người, làm bị thương 243 người. Ta đã tiến hành truy quét tiêu diệt 2.447 tên, bắt 2.200 tên, buộc 1.200 tên ra đầu thú, thu 3.000 súng các loại và nhiều phương tiện tài liệu phản động, xóa sổ toàn bộ các toán phản động có vũ trang. Từ năm 1978, bọn phản động bên ngoài câu kết với những phần tử phản động trong nước tiến hành chống phá cách mạng, đặc biệt chúng tiến hành nhiều hành vi nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Chúng tiến hành xây dựng trên đất Thái Lan những căn cứ huấn luyện, kho vũ khí, bãi biển... làm bàn đạp lật đổ chính quyền. Nghiên cứu tình hình xét xử tội phản bội Tổ quốc trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay cho thấy: số vụ án phản bội Tổ quốc đều là những vụ án diễn biến phức tạp, khó khăn trong công tác phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, số vụ án ngày càng giảm dần, nhất là từ khi ban hành BLHS năm 1985 cho đến nay. Theo thống kê của ngành Tòa án cho thấy: Từ năm 1980-1984, có 17 vụ án phản bội Tổ quốc, chiếm 4,4% trong số các vụ đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia. Từ năm 1985-1989, có 2 vụ án phản bội Tổ quốc, chiếm 0,9% trong số các vụ đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, giảm hẳn so với thời kỳ trước. Từ năm 1990 đến nay, không có vụ án phản bội Tổ quốc nào được đưa ra xét xử. Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật hình sự năm 1999 đối với tội phản bội Tổ quốc cho thấy, về cơ bản các quy định của Bộ luật đã phản ánh được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phản bội Tổ quốc, cần phải trừng trị. Các quy định đó đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đấu tranh, xử lý những hành vi, đối tượng nguy hiểm phản bội Tổ quốc. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc cho thấy, những quy định này cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc, thể hiện dưới một số khía cạnh sau: Thứ nhất, về khách thể trực tiếp của tội phạm. Khách thể của tội phản bội Tổ quốc được quy định trong Điều 78 BLHS năm 1999 mang tính khái quát cao như: gây nguy hại cho độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thứ hai, về hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm Quy định về hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm cụ thể của tội phản bội Tổ quốc còn khái quát, sự giao thoa của hành vi khách quan giữa tội phản bội Tổ quốc và một số tội phạm khác còn gây khó khăn cho việc chứng minh, xác định đối tượng chứng minh, phạm vi chứng minh và định tội danh. Chương 3 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự việt nam về tội phản bội tổ quốc 3.1. Những yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc trong thời kỳ hiện nay Trên thế giới quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc khó lường. Thêm vào đó, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột biên giới, những tranh chấp về lãnh thổ, biên giới và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp, càng gay gắt. Trong nước, nền kinh tế cũng đang đứng trước những diễn biến phức tạp, nhiều thách thức lớn, đan xen nhau. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên vẫn chưa được khắc phục. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài: dân chủ, nhân quyền, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trước những yêu cầu đó, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc, hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước ta đặt lên hàng đầu trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đưa pháp luật Việt Nam cùng hòa nhập với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế. 3.2. Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc Thứ nhất, về khách thể trực tiếp của tội phạm Khách thể của tội phản bội Tổ quốc được quy định trong Điều 78 BLHS năm 1999 mang tính khái quát cao như: gây nguy hại cho độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thứ hai, về hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm Quy định về hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm cụ thể của tội phản bội Tổ quốc còn khái quát, sự giao thoa của hành vi khách quan giữa tội phản bội Tổ quốc và một số tội phạm khác còn gây khó khăn cho việc chứng minh, xác định đối tượng chứng minh, phạm vi chứng minh và định tội danh. Thứ ba, quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội Thực tiễn xét xử cho thấy, ngoài tội phản bội Tổ quốc,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l0_02184_1_3501_2010081.pdf
Tài liệu liên quan