Luận văn Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

 

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

TOM TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 4

1.1. BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 4

1.1.1. Những vấn đề chung về bảo hiểm thương mại và bảo hiểm phi nhân thọ 4

1.1.2. Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm phi nhân thọ 14

1.1.3. Sự cần thiết khách quan phải phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 16

1.2. NỘI DUNG VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 19

1.2.1. Đặc điểm, phân loại và sản phẩm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 19

1.2.2. Vai trò của nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo 23

1.2.3. Cơ chế hoạt động của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 25

1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRÊN THẾ GIỚI 28

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở một 29

1.3.2. Bài cho việc phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam 33

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM 35

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM 35

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1993 35

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1994 đến nay 37

2.1.3 Ảnh hưởng của chính sách pháp luật đến sự hình thành và phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam 42

2.2.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY 43

2.2.1. Những thành tựu của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam . 43

2.2.2. Những tồn tại và hạn chế của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 57

2.2.3. Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam 66

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM 68

3.1. NHỮNG DỰ BÁO, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 69

3.1.1. Dự báo những ảnh hưởng của quá trình hội nhập đến thị trường 69

3.1.2.Cơ sở và mục tiêu của định hướng 71

3.1.3. Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 74

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 76

3.2.1.Nhóm các giải pháp về quản lý Nhà nước 78

3.2.2. Nhóm các giải pháp về thị trường và một số điều kiện khác 82

3.2.3. Nhóm các giải pháp cho các Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ . 87

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6349 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có 16 DNBH phi nhân thọ ( trong đó có 2 DNBH nhà nước, 6 DNBH cổ phần, 3 DN 100% vốn nước ngoài và 5 DN liên doanh). Năm 2005, TTBH phi nhân thọ phát triển ổn định. Doanh thu đạt 5.678 tỷ VNĐ tăng 18,5% ( Trong đó doanh thu phí BH là 5.535 tỷ.đ – tăng 16, 1 %, và doanh thu từ hoạt động đầu tư là 143 tỷ đ) . Tổng số vốn điều lệ của các DNBH PNT là 3.590 tỷ VNĐ, tổng tài sản 6.904 tỷ VNĐ, tổng đầu tư vào nền kinh tế là 4.496 tỷ VNĐ, tổng số nhân viên là 6.714 người và tổng số đại lý BH PNT là 36.760 người. 2.1.3 Ảnh hưởng của chính sách pháp luật đến sự hình thành và phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - Trước năm 1993, hoạt động KDBH ở Việt nam là độc quyền, chỉ có một DNBH nhà nước duy nhất hoạt động theo chỉ tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước giao cho. Ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế còn rất hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do môi trường pháp lý trong lĩnh vực BH còn trong giai đoạn sơ khai. Thực chất trong thời gian này ở Việt Nam chưa có TTBH. - Để tăng cường sự quản lý Nhà nước trong hoạt động KDBH. Ngày 15/05/1992 Bộ Tài Chính đã ra Quyết định thành lập Phòng quản lý bảo hiểm Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính có chức năng quản lý Nhà nước về KDBH, là đơn vị chủ quản của các DNBH nhà nước. Đến ngày 20/08/2003 Bộ Tài Chính ra Quyết định số 134/2003/QĐ-BTC, thành lập Vụ bảo hiểm, là đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà nước của Bộ Tài Chính. - Ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/NĐ-CP,về KDBH. Theo đó, cho phép đa dạng hóa các hình thức sở hữu, xóa bỏ sự độc quyền trong hoạt động KDBH. Ngay sau đó, năm 1994 – 1995, một số các DNBH ra đời đó là Bảo Minh, công ty cổ phần BH PIJICO, công ty cổ phần BH Bảo Long… và đến năm 1996, công ty liên doanh BH PNT đầu tiên ở Việt Nam đã ra đời đó là Công ty liên doanh BH Quốc tế Việt Nam ( VIA).Tính đến năm 2005 đã có 16 DNBH phi nhân thọ chính thức hoạt động trên TTBH Việt Nam.Có thể nói, từ khi có Nghị định 100/NĐ-CP, Việt Nam mới thực sự có TTBH, và cũng từ đó, TTBH phi nhân thọ trở nên sôi động và có tốc độ tăng trưởng khá cao ( bình quân gần 20%/năm). Điều đó cho thấy, môi trường pháp lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển TTBH PNT. - Do đòi hỏi của công cuộc đổi mới cải cách nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 09/12/2000 Quốc hội đã thông qua Luật kinh KDBH và có hiệu lực thi hành ngày 01/04/2001. Tiếp theo đó Chính phủ đã ban hành một số Nghị định như; Nghị định 42/2001/NĐ-CP, ngày 01/8/2001 về qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật KDBH; Nghị định 43/2001/NĐ-CP, ngày 01/08/2001 về qui định chế độ tài chính đối với DNBH và môi giới BH; Nghị định 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 về việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH; Ngày 22/9/2003 Bộ tài chính đã ban hành hệ thống các chỉ tiêu giám sát DNBH…. Như vậy, Ngành BH Việt Nam đã có một môi trường thuận lợi trong hoạt động KDBH. - Ngày 29/8/2003 Chính phủ đã ra Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt “ Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2003 – 2010”. Đây là cơ sở, mục tiêu để TTBH Việt nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập Quốc tế. - Chính sách về mở cửa, hội nhập TTBH: Việc mở cửa TTBH đã thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BH, làm thay đổi nhanh chóng diện mạo, qui mô và năng lực tài chính của TTBH phi nhân thọ.Các BNBH Việt Nam trưởng thành rất nhiều từ khi có mặt các DNBH nước ngoài. Mặt khác, cũng tạo điều kiện khuyến khích các DNBH trong nước mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài.Ngoài ra, việc ban hành luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư ngoài tại Việt nam ngoài, Luật dân sự…cũng là cơ sở pháp lý quan trọng, cần thiết và có tác dụng tích cực cho việc thúc đẩy TTBH phi nhân thọ phát triển. Các chính sách trên đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển TTBH PNT ở Việt Nam. Cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. 2.2.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY 2.2.1. Những thành tựu của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam . Theo đà chuyển biến tích cực của kinh tế - xã hội, TTBH phi nhân thọ ở Việt Nam trong những năm qua có nhiều khởi sắc: Các DNBH phi nhân thọ phát triển cả về số lượng, qui mô, và năng lực tài chính. Số lượng sản phẩm không ngừng tăng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt ở mức khá cao. BH phi nhân thọ ngày càng có nhiều đóng góp vào ổn định, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trở lại nền kinh tế….Trước khi đi vào đánh giá chi tiết những thành tựu đạt được trong những năm qua, chúng ta hãy xem “ bức tranh” toàn cảnh về TTBH phi nhân thọ từ năm 1994 đến 2005 qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu chủ yếu của TTBH PNT từ 1994 đến 2005 CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 1994 1996 1999 2002 2003 2004 2005 Số DNBH phi Nthọ 1 6 10 13 14 14 16 Số lượng sản phẩm 20 55 83 354 386 413 502 Dthu phí BH (tỷ đ) 741 1.263 1.606 2.624 3.815 4.764 5.535 T.độ t trưởng (%năm - 26,83 7,33 21,0 45,3 24,9 16,1 ĐónggópvàoGDP (% 0,37 0,46 0,40 0,49 0,63 0,67 0,72 (Các năm từ 1994 -1996 -1999-2002: Tính tốc độ tăng trưởng bình quân bằng cách chia 3) ( Nguồn: Vụ bảo hiểm – Bộ tài Chính) Chúng ta sẽ đi đánh giá chi tiết các chỉ tiêu trên qua các phần dưới đây. 2.2.1.1.Tăng trưởng về qui mô, năng lực tài chính, đa dạng các hình thức SH a). Về số lượng các doanh nghiệp và năng lực tài chính Trong suốt thời gian dài 30 năm ( từ 1964 đến 1993), BH phi nhân thọ Việt Nam chỉ có duy nhất 1 DNBH Nhà nước hoạt động độc quyền. Chỉ sau 12 năm ( từ khi Nghị định 100/NĐ-CP ra đời đến 2005), TTBH phi nhân thọ Việt Nam đã có 16 doanh nghiệp hoạt động. Với số vốn điều lệ không ngừng tăng thể hiện năng lực tài chính của TTBH phi nhân thọ Việt Nam có những bước phát triển đáng khích lệ. Chúng ta hãy đi xem xét bảng thống kê dưới đây. Bảng 2.5. Các DNBH PNT hoạt động trên TTBH Việt Nam đến năm 2005 TT TÊN DOANH NGHIỆP NGÀY T.LẬP H.THỨC SỞ HỮU VỐN Đ. LỆ BAN ĐẦU VỐN ĐIỀU LỆ 2005 Các doanh nghiệp trong nước Σ = 945 tỷ Σ = 2590 tỷ 1 Bảo Việt Việt Nam (BAOVIET)1 17/12/1964 Nhà nước 586 tỷ VND 900 tỷ VND 2 Công ty bảo hiểm dầu khí (PVINSURANCE) 23/01/1996 Nhà nước 20 tỷ VND 100 tỷ VND 3 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 28/11/1994 Cổ phần 40 tỷ VND 1.100 tỷ VND 4 Côngty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) 15/6/1995 Cổ phần 55 tỷ VND 70 tỷ VND 5 C.ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) 11/7/1995 Cổ phần 24 tỷ VND 70 tỷ VND 6 Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI) 01/9/1998 Cổ phần 70 tỷ VND 70 tỷ VND 7 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông 2003 Cổ phần 70 tỷ VNĐ 200 tỷ VNĐ 8 Công ty cổ phần AAA 2005 Cổ phần 80 tỷ VNĐ 80 tỷ VNĐ Các D. nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Σ = 46 tr.$ Σ = 50,695tr$ 9 C.ty liên doanh BH quốc tế Việt Nam (VIA) 05/8/1996 Liên doanh 6 triệu USD 6,2 triệu USD 10 Công ty bảo hiểm liên hiệp (UIC) 01/11/1997 Liên doanh 5 triệu USD 6 triệu USD 11 Công ty TNHH bảo hiểm ALLIANZ (Vnam) 1999 100% vốn nước ngoài 5 triệu USD 6,295 triệu USD 12 C.ty liên doanh BH Việt – Úc (BIDV-QBE) 1999 Liên doanh 4 triệu USD 5 triệu USD 13 Công ty bảo hiểm tổng hợp Groupama VN 2001 100% vốn nước ngoài 5 triệu USD 6,2 triệu USD 14 C.ty liên doanh TNHH BH Sumsung-Vina 2002 Liên doanh 5 tr USD 5 tr USD 15 Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Châu á – Ngân hàng công thương (IAI) 2002 Liên doanh 6 tr USD 6 tr USD 16 C.ty TNHH BH phi nhân thọ AIG ( V.Nam) 2005 100% vốn nước ngoài 10 triệu USD 10 triệu USD ( Nguồn: Vụ Bảo hiểm – Bộ Tài Chính) Qua bảng số liệu trên cho thấy: Không chỉ gia tăng về số lượng, các DNBH phi nhân thọ Việt Nam còn chú trọng tăng cường về năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ: Bảo Việt tăng vốn điều lệ từ 586 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng. Mức tăng vốn điều lệ lớn nhất là Bảo Minh từ 40 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng do cổ phần hóa vào năm 2003-2004. Công ty cổ phần BH Viễn Đông mới chỉ hoạt động 2 năm cũng đã tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng …Nhìn chung các DN sau một thời gian hoạt động đều tăng vốn điều lệ ( trừ AAA và AIG mới thành lập 2005), một mặt để tăng cường năng lực, đứng vững và phát triển trong cạnh tranh, một mặt đáp ứng được yêu cầu qui định của Nhà nước về vốn pháp định theo Nghị định 43/2001/NĐ-CP ( 70 tỷ VNĐ hoặc 5.000.000 USD Mỹ) Năng lực tài chính của các DN tăng lên, góp phần quảng bá cho thương hiệu của mình, đảm bảo cho việc mở rộng, khai thác, ký kết các hợp đồng BH mới. Ngoài ra, nó còn giúp các DN này tăng mức phí BH giữ lại, giảm phần tái BH. Nếu như trước năm 1993, đối các dịch vụ có tái BH, ngành BH phải chuyển phần lớn phí BH cho các công ty tái BH ở nước ngoài, thì đến nay toàn thị trường, mức phí BH gốc giữ lại đã đạt 50%. b) Đa dạng hóa các hình thức tổ chức KDBH Từ một thành phần kinh tế duy nhất ( năm 1993 – 1994) là Doanh nghiệp Nhà nước. Tính đến hết năm 2005, TTBH phi nhân thọ Việt Nam đã có 3 thành phần kinh tế ( Nhà nước, Tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) cùng tham gia hoạt động với 4 hình thức tổ chức kinh doanh là:DN Nhà nước; Doanh nghiệp cổ phần; DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài. Bắt đầu từ năm 1995, một số các DN cổ phần BH lần lượt ra đời. Đến năm 1996, công ty liên doanh BH đầu tiên được thành lập, đó là công ty BH Quốc tế Việt Nam VIA- là liên doanh giữa Bảo Việt và Millea Asia– Nhật Bản.Tiếp theo năm 1997,công ty liên doanh giữa Bảo Minh – Mitsui và Yasuda (Nhật) cũng được cấp giấy phép hoạt động. Năm 1999 và 2001 có 2 công ty BH 100% vốn nước ngoài được ra đời đó là công ty TNHH BH ALLIANZ (Việt Nam) và công ty TNHH BH tổng hợp GROUPAMA Việt Nam. Cho đến nay, đã có 8 DNBH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Ta hãy đi xem xét bảng số liệu sau đây: Bảng 2.6. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ theo các hình thức sở hữu khác nhau tham gia TTBH từ năm 1994 đến năm 2005 HÌNH THỨC NĂM DOANH NGHIỆP 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 -Doanh nghiệp nhà nước - Công ty cổ phần - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài + Công ty liên doanh +CT100% vốn N.ngoài 2 2 2 3 2 1 3 2 2 3 3 2 3 3 3 1 3 3 3 1 3 3 3 2 3 3 5 2 3 4 5 2 3 4 5 2 2 6 5 3 Tổng cộng 2 4 6 7 8 10 10 11 13 14 14 16 ( Nguồn: Vụ bảo hiểm – Bộ Tài Chính) Bảng số liệu trên cho thấy, các hình thức tổ chức DN tăng dần từ 1 hình thức (DNNN) năm 1993-1994 lên hai hình thức (DNNN và cổ phần) năm 1995, rồi đến 3 hình thức ( DNNN, cổ phần, DN liên doanh) năm 1996-1998, và lên 4 hình thức ( DNNN, cổ phần, liên doanh và 100% vốn nước ngoài) năm 1999 – 2005. Mặt khác, số lượng các DN cổ phần và DN có vốn đầu tư nước ngoài ( hiện đang chiếm 8/16 = 50%) có su hướng tăng lên. DN nhà nước có su hướng giảm đi. Khi đó TTBH PNT Việt Nam sẽ càng trở nên bình đẳng, lành mạnh, và hoạt động hiệu quả hơn. c) Phát triển về số lượng sản phẩm: Từ năm 1993 , TTBH phi nhân thọ mới có 20 sản phẩm BH tập trung vào những nghiệp vụ BH truyền thống. Đến nay đã có hơn 500 sản phẩm thuộc cả 3 lĩnh vực BH con người phi nhân thọ, BH tài sản và BH trách nhiệm, được cung cấp trên thị trường đáp ứng nhu cầu phong phú của người tham gia BH. Bảng 2.7. Số lượng các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ từ 1993 đến 2005 TT LỌAI HÌNH BH 1993 1996 1999 2002 2004 2005 1 Bảo hiểm tài sản 12 25 35 242 290 356 2 BH trách nhiệm 3 10 20 80 85 98 3 BH C.người PNT 5 20 28 32 38 48 Tổng cộng 20 55 83 354 413 502 ( Nguồn: Vụ bảo hiểm – Bộ Tài Chính và bản tin Hiệp hội BH VN) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số lượng các sản phẩm BH phi nhân thọ tăng dần qua các năm. Trong đó, các sản phẩm BH tài sản tăng lớn nhất, so với năm 1993, số lượng sản phẩm năm 2005 đã tăng 356/12= 29,67 ( lần). Số lượng các sản phẩm trách nhiệm tuy tăng ít hơn về số tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng lại lớn hơn ( năm 2005 đã tăng 98/3= 32,67 ( lần). Số lượng các sản phẩm con người phi nhân thọ năm 2005 tăng 48/5= 9,6 ( lần), do trong những năm qua ở Việt Nam, TTBH phi nhân thọ đang phát triển ồ ạt. Tuy tính chất, tác dụng của 2 loại BH là khác hẳn nhau nhưng nó cũng ảnh hưởng đến nhau vì chúng đều là BH con người. Việc không ngừng tăng về số lượng các sản phẩm BH, một mặt do TTBH đang phát triển, các DN muốn cạnh tranh nhau phải “tung” ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới, với phạm vi, quyền lợi BH ngày càng được mở rộng hơn, mức phí BH ngày càng hợp lý hơn và từ đó khích thích nhu cầu của khách hàng, đồng thời khách hàng cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Mặt khác, đời sống, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú, nhất là nhu cầu cần được bảo vệ. Đó cũng là một yếu tố quan trọng cần thiết để phát triển TTBH PNT . 2.2.1.2.Tăng trưởng về doanh thu phí BH và tỷ trọng đóng góp trong GDP a) Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm Kể từ sau khi có Nghị định 100/NĐ-CP được ban hành đến 2005, do xóa bỏ độc quyền trong KDBH, TTBH phi nhân thọ Việt Nam trở nên sôi động và doanh thu tăng không ngừng với tốc độ khá cao. Tăng trưởng cao nhất là năm 2003 tăng 45,3% so với 2002. Năm 1997, tốc độ tăng trưởng thấp nhất là thời kỳ ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế Châu Á, tỷ lệ tăng trưởng cũng đạt 7,33%.Sự tăng trưởng về doanh thu và tốc độ tăng trưởng được minh họa bằng hình vẽ dưới đây: Hình 2.2 Tăng trưởng doanh thu phí Hình 2.3Tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm giai đọan 1994-2005 phí bảo hiểm giai đoạn 1994 - 2005 Qua bảng số liệu trên cho thấy TTBH phi nhân thọ đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Doanh thu phí BH năm 2005 đã tăng gấp 7 lần ( 5.678/741) so với năm 1994.Tổng doanh thu phí BH phi nhân thọ tăng bình quân khoảng 20%/ 1 năm. Đây là kết quả đáng ghi nhận của TTBH phi nhân thọ. Nó đã phần nào chứng minh được hướng đi đúng đắn, hợp với su thế phát triển chung là mở cửa và hội nhập kinh tế. Song thực tế, điểm xuất phát của BH phi nhân thọ Việt nam là rất thấp, nên mặc dù có mức tăng trưởng cao nhưng qui mô của thị trường và phạm vi cũng như khả năng hoạt động của các DNBH phi nhân thọ còn hạn hẹp so với các nước trong khu vực. b)Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm đóng góp trong GDP Hình 2.4.Tỷ trọng doanh thu phí BH PNT VN trên GDP từ 1994 đến 2005 Sự đóng góp của doanh thu của phí BH phi nhân thọ vào GDP tăng dần qua các năm. Mặc dù tỷ trọng doanh thu phí BH trong GDP còn khiêm tốn, song nếu xét về số tuyệt đối và trên góc độ một bộ phận của toàn ngành BH thì đây là đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng phát triển nền kinh tế nước nhà. 2.2.1.3.Tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp BH phi nhân thọ TTBH phi nhân thọ Việt Nam thực sự bước vào cạnh tranh từ năm 1994 – 1995.Các DNBH trên thị trường không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ khách, mở rộng quyền lợi BH, phát triển nhiều loại sản phẩm, tăng cường quảng cáo cho thương hiệu của mình, phát triển và mở rộng các kênh phân phối….Để thấy được tình hình thị phần của các DNBH phi nhân thọ, chúng ta đi xen xét trên hai góc độ sau đây: a) Thị phần doanh thu theo khối các doanh nghiệp Năm 1994, thị phần BH phi nhân thọ 100% thuộc về khối Doanh nghiệp nhà nước. Bắt đầu từ năm 1995, thị phần được san sẻ cho khối các công ty cổ phần, tuy mới chỉ là một phần nhỏ, nhưng đây là bước đánh dấu một sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong KDBH phi nhân thọ. Đến năm 1996, TTBH phi nhân thọ lại đón nhận một thành viên mới là DN có vốn đầu tư nước ngoài, thị phần từ đây được phân chia cho 3 khối DN. Để thấy rõ tình hình thị phần BH phi nhân thọ theo khối các DN, chúng ta hãy đi xem xét bảng số liệu sau đây: Bảng 2.8. Doanh thu phí BH PNT theo khối doanh nghiệp giai đoạn 1994 – 2005 (Đơn vị: tỷ VN đồng) 1994 1995 1996 1998 1999 2000 2002 2003 2004 2005 1. Khối DNNN 741,00 1.010.86 1.190,27 1.677,45 1.383,90 1.439,40 2.123,00 3.028,13 3.539,0 2.829,0 2. Khối D.nghiệp cổ phần - 15.61 71,23 136,97 163,44 196,21 306,00 546,49 932,0 2.408,0 3. Khối DN có vốn ĐTNN - - 1,99 55,26 59,31 124,06 195,00 240,35 297,0 298,0 3.1. Cty Liên doanh - - 1,99 55,26 57,97 87,30 136,50 173,68 216,0 257,0 3.2. Cty 100% vốn NN - - - - 1,34 36,76 58,50 66,67 81,0 41,0 Tổng phí BH 741,00 1.026,47 1.263,49 1.869,69 1.606,65 1.759,65 2.624,0 3.814,97 4.768,0 5.535,0 - Tốc độ tăng trưởng (%) - 38,52 23,09 32,96 -14,07 9,52 24,39 45,39 25,00 16,10 ( Nguồn: Vụ bảo hiểm - Bộ Tài Chính ) Hình 2.5. Thị phần theo khối doanh nghiệp từ năm 1994 - 2005 Nhìn hình vẽ trên ta nhận thấy ngay: Thị phần của khối DNNN giảm nhanh trong thời gian qua ( từ thị phần 100% năm 1994, xuống còn 51,1% (2829/5535) năm 2005), cũng có một nguyên nhân là do Bảo Minh là DNNN được cổ phần hóa năm 1994.Thị phần của khối DN cổ phần tăng mạnh ( từ 1,52% (15,61/ 1026,47) năm 1995, đến 2005 đã đạt 43,5% ( 2408/5535). Thị phần của khối DN có vốn đầu tư nước ngoài chưa phát triển được, năm 1996 mới chỉ có 0,15% (1,99/1263,49) và đến năm 2004 đạt trên 6% nhưng 2005 chỉ đạt 5,38% (298/5535). Điều này cho thấy, các DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động còn rất hạn chế ở thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam. Có thể đang trong giai đoạn thăm dò, tìm hiểu, song lý do chính ở đây là do chính sách bảo hộ các DNBH trong nước, hạn chế trong giấy phép hoạt động của các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Hy vọng trong thời gian tới, cùng với việc thực hiện các cam kết khi ra nhập WTO, Việt Nam cần “ cởi chói” nhiều hơn nữa trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài vào TTBH, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nhanh TTBH nói chung và TTBH phi nhân thọ nói riêng phát triển. b) Thị phần của từng doanh nghiệp trên thị trường Để đánh giá thị trường trên một khía cạnh khác, chúng ta đi xem xét thị phần BH của từng DNBH phi nhân thọ trên thị trường qua bảng dưới đây Bảng 2.9. Doanh thu phí BH và thị phần của từng DNBH năm 2003-2005 Chỉ tiêu Năm Tên DNBH DOANH THU ( Tỷ đ) THỊ PHẦN (%) 2003 2004 2005 2003 2004 2005 Các DN trong nước 1.Bảo Việt Việt Nam 1.618,40 1.929,00 2.138,00 42,42 40,47 38,64 2.Cty BH Dầu Khí 536,53 552,00 691,00 14,06 11,58 12,49 3.Tcty CP Bảo Minh 873,20 1.058,00 1.204,00 22,90 22,19 21,76 4.Cty CP BH Petrolimex 333,69 600,00 740,00 8,75 12,58 13,37 5.Cty CP BH Nhà Rồng 57,00 93,00 106,00 1,49 1,96 1,92 6.Cty CP BH Bưu Điện 155,80 208,00 258,00 4,08 4,37 4,67 7.Cty CP BH Viễn Đông 0 30,00 95,00 0 0,63 1,72 8.Cty CP BH AAA 0 0 4,00 0 0 0,07 DN có vốn ĐTnước ngoài 9. Cty liên doanh BH Quốc tế VN VIA. 59,48 68,00 77,00 1,56 1,43 1,40 10. Cty ld BH Liên hiệp UIC 86,50 101,00 112,00 2,27 2,12 2,03 11. Cty TNHH BH Allianz. 64,55 81,00 39,00 1,69 1,69 0,70 12. Cty liên doanh BH Việt – Úc (BIDV – QBE). 16,95 22,00 25,00 0,44 0,45 0,45 13. Cty BH tổng hợp Groupama VN 2,12 0 1,00 0,06 0 0,02 14. Cty BH Samsung – Vina. 8,00 16,00 26,00 0,21 0,34 0,46 15. Cty TNHH BH Châu Á – NHCT. 2,75 9,00 18,00 0,07 0,18 0,32 16. Cty TNHH BHPNT AIG. 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 3.814,97 4.768,00 5.535,00 100 100 100 (Nguồn: Vụ bảo hiểm - Bộ tài chính) Nhận xét: Mặc dù có 16 DN hoạt động trên TTBH phi nhân thọ, song thị phần chủ yếu tập trung vào 4 DN lớn ( thứ tự từ trên xuống), trong đó đã có 2 DNBH chuyên ngành. Điều này phản ánh thực chất qui mô của TTBH phi nhân thọ Việt Nam. Nhưng từ một điểm xuất phát thấp, thì đây là những thành tựu đáng ghi nhận trong sự hình thành và phát triển TTBH PNT ở Việt Nam. Hình 2.6. Thị phần doanh thu phí BH từng doanh nghiệp năm 2003-2005. 2.6.a. Thị phần các DNBH năm 2003 2.6.b. Thị phần các DNBH năm 2005 Hình vẽ thị phần doanh thu phí BH của các DNBH phi nhân thọ trên thị trường của 2 năm gần đây nhất cho chúng ta nhìn thấy một cách trực quan rằng: Trong số 16 DNBH chỉ có 4 DN thay đổi danh giới và tăng, giảm cho nhau, còn lại 12 DN không có biến động gì nhiều. Hay nói cách khác, sự cạnh tranh, phân chia thị trường chỉ tập chung chủ yếu ở các DN lớn. Nhưng dù sao, đây cũng là bước tập dượt, khởi đầu cho một chiến lược mới, một thời kỳ một khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế. 2.2.1.4. Ổn định KT- XH, tạo công ăn việc làm và đầu tư trở lại nền kinh tế a)Ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đáp ứng yêu cầu bồi thường và trả tiền BH nhanh chóng và đầy đủ, bảo đảm ổn định tài chính cho nền kinh tế và cuộc sống dân cư trước các rủi ro. Đồng thời các DNBH PNT cũng thực hiện trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ để đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời, góp phần ổn định kinh tế-xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thấy rõ tình hình trên ta đi xem xét bảng số liệu sau: Bảng 2.10. Tình hình bồi thường và dự phòng nghiệp vụ qua các năm Chỉ tiêu / Năm 1994 1996 1999 2003 2004 2005 Bồi thường BH gốc (tỷ đ) 430 760 789 1.295 1.717 2.091 Dự phòng nghiệp vụ (tỷ đ) 198 740,7 1.822 2.343 2.737 3.516 (Nguồn : Vụ bảo hiểm - Bộ Tài Chính). Qua bảng số liệu trên cho thấy số tiền bồi thường và lập quỹ dự phòng tăng nhanh qua các năm, chứng tỏ bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng phục vụ đắc lực cho việc khắc phục những hậu quả do rủi ro gây ra. Đồng thời nó cũng thể hiện năng lực và khả năng thanh toán ngày càng được nâng lên. Hoạt động KDBH đã đóng vai trò tích cực đến việc ổn định nền kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân. Tổng số tiền BH các DNBH đã giải quyết bồi thường trong 12 năm là 12.760 tỷ đồng. Có rất nhiều vụ tổn thất lớn đã bồi thường như : Vụ lớn nhất là bồi thường tai nạn máy bay của Việt Nam Airllnes năm 1997 tại Campuchia là 15 triệu USD. Bồi thường vụ cháy chợ Đồng Xuân Hà Nội năm 1995 là gần 100 tỷ đ. Bồi thường do cơn bão số 5 Linda gây ra năm 1997 là 42 tỷ đồng. Việc giải quyết bồi thường kịp thời giúp các DN và người dân ổn định đời sống sản xuất, kinh doanh, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. b) Đầu tư trở lại nền kinh tế: Tổng số tiền các DNBH đã huy động để đầu tư trở lại cho nền kinh tế tăng từ 200 tỷ đồng năm 1994 lên đến 1.230 tỷ đồng năm 1996, và 4.271 tỷ đồng vào năm 2004. Đến 2005 đã đạt 4.469 tỷ đồng . Đây là nguồn vốn rất có ý nghĩa đối với việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng là lĩnh vực nền kinh tế đang có nhu cầu phát triển, trong bối cảnh số vốn đầu tư dài hạn của các DNBH tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Công tác đầu tư vốn của các DNBH ngày càng được cải thiện và đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao như góp vốn liên doanh, tham gia thành lập công ty cổ phần, cho vay, tham gia các dự án đầu tư, mua trái phiếu chính phủ, mua cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng…. Thông qua hoạt động đa dạng hóa đầu tư, các DNBH đã thu được nhiều kết quả quan trọng từ đầu tư tài chính. Hoạt động này đã trở thành xương sống nâng đỡ cho các DNBH phi nhân thọ. Hình 2.7. Tổng nguồn vốn đầu tư trở lại nền KT một số năm giai đoạn 1994-2005 c) Tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu cho ngân sách nhà nước - Cùng với sự phát triển không ngừng của các DNBH PNT, mạng lưới phân phối sản phẩm được mở rộng thông qua việc phát triển hệ thống đại lý khai thác BH, qua đó góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội. Tăng số lượng đại lý BH và đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong ngành BH. Nếu năm 1994 số lượng lao động (cán bộ và đại lý) trong ngành BH PNT chỉ có trên 1.000 người, thì năm 2002 là 29.874 người,và đến năm 2005 đã lên đến 43.474 người. Nộp Ngân sách nhà nước năm 1994 là 71 tỷ đồng, năm 1996 là 82,3 tỷ đ, năm 1999 là 106,2 tỷ đ, năm 2004 là 310 tỷ đ và năm 2005 là gần 370 tỷ đồng. 2.2.1.5.Bước đầu hội nhập của TTBH phi nhân thọ Việt Nam. - Chính sách mở rộng hợp tác quốc tế, khuyến khích các DNBH nước ngoài đầu tư vốn Việt Nam. Đến nay, đã có 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực BH phi nhân thọ ở Việt nam.Từ năm 1996, hoạt động của các DN này đã đem đến những thay đổi tích cực cho thị trường như: + Tăng doanh thu phí BH (tỷ trọng doanh thu của các DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 6 -7% thị phần BH phi nhân thọ ).Tăng cường chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ. Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tạo lập môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Giúp các DNBH Việt Nam phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm mới. Ngoài ra, các DN có vốn đầu tư nước ngoài tích cực tham gia các chương trình tài trợ, các hoạt động từ thiện bổ sung quyền lợi cho một số đối tượng như trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam. +Mặt khác, sự có mặt của hơn 30 Văn phòng đại diện các DNBH, môi giới bảo hiểm nước ngoài ở Việt Nam đã góp phần mở rộng quan hệ chuyển giao công nghệ, thông tin, đào tạo, giới thiệu dịch vụ, bạn hàng cho các DNBH Việt Nam, tạo thêm lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. - Các DNBH PNT ở Việt Nam có thể còn nhỏ nhưng đã có một số hoạt động ra TTBH nước ngoài. Một số DN lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, Vinare… đều có mối quan hệ với các nhà BH hàng đầu thế giới ở thị trường Lloyd’s, Mỹ, Pháp, Thụy Sỹ…Bảo Việt có 1 công ty đại lý BH tại Vương Qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Tài liệu liên quan