Luận văn Phát triển thị trường cho mặt hàng cá tầm tại trung tâm phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG .4

1.1. Tìm hiểu chung về thị trường .4

1.1.1. Khái niệm về thị trường.4

1.1.2. Tính chất của thị trường .5

1.1.3. Chức năng của thị trường .7

1.1.4. Vai trò của thị trường .8

1.1.5. Phân loại thị trường hàng hóa.9

1.2 Nội dung và biện pháp phát triển thị trường .11

1.2.1 Định nghĩa về phát triển thị trường.11

1.2.2. Vai trò của việc phát triển thị trường, những yêu cầu, nguyên tắc.14

1.2.3. Công cụ để phát triển thị trường .16

1.2.4. Qui trình phát triển thị trường.18

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động PTTT của DN sản xuất kinh

doanh cá Tầm .33

1.3. Một số điểm cần lưu ý khi phát triển thị trường thủy sản.36

1.3.1. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân.36

1.3.2 Những đặc điểm lưu ý khi phát triển thị trường thủy sản .39

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN

LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁ TẦM TẠI TRUNG TÂM PTLNN VĨNH PHÚC 41

2.1 Thông tin chung về Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc.41

pdf109 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thị trường cho mặt hàng cá tầm tại trung tâm phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a là 446.151 ha. - Tạo nghề mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai: Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính. Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 39 1.3.2 Những đặc điểm lưu ý khi phát triển thị trường thủy sản Về cơ bản khi phát triển thị trường thủy sản cũng tương tự như phát triển của tất cả các loại hàng hóa khác. Tuy nhiên do những đặc thù riêng của sản xuất hàng hóa thủy sản từ khâu nuôi thả đến chế biến, tiêu thụ mà hàng hóa thủy sản có những đặc thù và tính chất riêng cần lưu ý, nghiên cứu để tham gia thành công và có hiệu quả vào việc kinh doanh và phát triển thị trường. Những đặc điểm riêng của hàng hóa thủy sản được khái quát như sau: Đặc điểm về tính mùa vụ và bảo quản khó khăn: Do đối tượng ở đây là vật nuôi của ngành thủy sản nước lạnh luôn mang tính mùa vụ nên cũng mang tính mùa vụ, dẫn đến giá trị sản phẩm thường mang đặc điểm không liên tục và có sự thay đổi rất nhanh khối lượng, chất lượng từ các nhà kinh doanh mặt hàng này. Khi vào vụ thu hoạch (cá đạt khối lượng) thì chất lượng cao, khối lượng lớn và ngược lại khi hết vụ thu hoạch hàng hóa giảm rất nhanh, chất lượng thấp. Đặc điểm này làm cho việc phân phối, kinh doanh gặp khó khăn. Bên cạnh đó hàng hóa là thủy sản là hàng hóa sinh vật, tươi sống, dễ bị chết, hỏng, nhanh giảm phẩm chất khi không được chăm sóc ở đúng chế độ, việc vận chuyển đi xa khó khăn yêu cầu phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật để bảo quản, lưu giữ. Đặc điểm này làm tăng chi phí và hạn chế sự phát triển mở rộng của hàng hóa. Điều này đặt ra yêu cầu các nhà kinh doanh phải cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ, trang bị đầy đủ vật tư để đáp ứng được những yêu cầu trên. Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch: Sản xuất nông nghiệp, thủy sản nói chung và ngành cá Tầm nói riêng chịu tác động mạnh bởi các nhân tố khí hậu, nhiệt độ, nguồn nước, đất đai. Sự thay đổi những nhân tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến kết quả sản xuất và làm cho tính ổn định của hàng hóa trở nên không bền vững và biến động mạnh theo thời gian. Ngoài ra, do cá Tầm là loại cá nước lạnh chỉ phù hợp ở những địa điểm nhất định nên sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên đã làm cho Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 40 sản xuất, tiêu thụ bị hạn chế và có lẽ không ngành hàng sản xuất nào bị “khu vực hóa” mạnh mẽ như sản xuất, nuôi thả cá Tầm. Thường cá Tầm chỉ phát triển mạnh mẽ ở một số vùng ở độ cao, có nhiều suối chính điều này làm cho cá Tầm bị hạn chế ở khâu tiêu thụ đến tay người tiêu dùng do khả năng vận chuyển khó khăn. Vấn đề dịch bệnh, vì là cá nước lạnh lại được nuôi thả ở một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở nước ta nên khi vào mùa nóng cá gặp rất nhiều vấn đề về dịch bệnh như: Nấm, tiêu chảy khi vào mùa đông thì nước quá lạnh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá. Đặc điểm về tổ chức sản xuất thủy sản: Do tính truyền thống và tính sinh học của vật nuôi nên quy định nên tổ chức sản xuất thủy sản (phần cung hàng thủy sản) cũng mang tính đặc thù khác hẳn với tổ chức hàng hóa phi thủy sản. Do những yêu cầu mang tính kỹ thuật bắt buộc về sản xuất cá nước lạnh nên không thể mở rộng đến các vùng khác dẫn đến khó khăn trong quá trình vận chuyển giống, thức ăn, các loại nhu yếu phẩm phục vụ đến chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vv Đặc điểm về chế biến và lưu giữ sản phẩm: Thông thường với những hàng nông sản khác hàng hóa muốn đến những thị trường nằm cách xa nơi sản xuất thì hàng hóa đó không thể vận chuyển dưới dạng tươi sông, mà phải thông qua chế biến thành hàng hóa khô hoặc đóng hộp bảo quản. Ngành hàng thủy sản cũng tương tự như vậy nhưng không phải chế biến thành hàng hóa khô và đóng hộp bảo quản mà phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật cao để khi đến tay người tiêu dùng hàng hóa vẫn còn sống hay ít nhất còn tươi sống. Công nghệ lưu giữ hàng hóa trong thủy sản khi vận chuyển ngày càng được phát triển với nhiều thành tựu to lớn về kỹ thuật và các bí quyết công nghệ. Tuy nhiên để có được công nghệ chế biến cao thì chi phí đầu tư sẽ rất lớn và từ đó làm giá thành sản phẩm nông sản đã qua chế biến sẽ cao, dẫn đến chuỗi giá trị của sản phẩm có thể giảm, lợi ích của các tác nhân giảm, nhất là những người trực tiếp sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực và động lực tham gia vào thị trường này bị giảm đi. Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 41 Chương II PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁ TẦM TẠI TRUNG TÂM PTLNN VĨNH PHÚC 2.1 Thông tin chung về Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc hiện nay là một đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc . Lịch sử của TTPTLNN Vĩnh Phúc được hình thành từ tiền thân của lâm trường Tam Đảo, đến năm 2004 theo Nghị định số 200/2004NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về việc sắp xếp đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh, thông tư số 10/2005/TT- BNN ngày 04/3/2005 của Bộ nông nghiệp và PTNT hướng dẫn triển khai đề án đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. UBND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định thành lập trung tâm lâm nghiệp Tam Đảo từ lâm trường Tam Đảo theo Quyết định số 2085/QĐ-CT ngày 31/8/2006 . Đến ngày 01/10/2010 thì được Sở nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc quyết định đổi và quy định chức năng, nhiệm vụ trung tâm lâm nghiệp Tam Đảo thành Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc . + Tên chính thức giao dịch, hoạt động: Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc . + Địa chỉ: Km9 – Hợp Châu – Tam Đảo - Vĩnh Phúc . + Điện thoại: 02113.853.061. + Fax: 02113.853.061. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc Chức năng nhiệm vụ của TTPTLNN Vĩnh Phúc được quy định theo các quyết định thành lập, thực hiện các hoạt động như: Tổ chức nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng mô hình về tiến bộ về kỹ thuật – công nghệ mới trong lĩnh vực lâm nghiệp (nhân giống, kỹ thuật lâm sinh, nuôi trồng lâm đặc sản ngoài gỗ, nông lâm kết hợp vv..). Tổ chức khai thác các dịch vụ du lịch, đặc biệt các loại hình du lịch sinh thái kết hợp giữa rừng với các hồ chứa nước, sông suối trong Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 42 khu vực. Ứng dụng, thử nghiệm và sản xuất nông lâm sản quý hiếm, nuôi trồng các loại nông lâm sản ngoài lâm nghiệp. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Trung tâm Để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho TTPTLNN Vĩnh Phúc theo Quyết định của Sở nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc . Giám đốc TT sẽ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của toàn bộ cán bộ công nhân viên cấp dưới. TT có tài khoản được mở tại kho bạc nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc và có con dấu riêng. Vì là đơn vị sự nghiệp có thu nên chỉ có 10 biên chế được hưởng lương do nhà nước chi trả còn lại là hưởng lương kinh doanh từ hoạt động sự nghiệp cũng như kinh doanh các ngành nghề hợp pháp và phù hợp. Tùy từng mục tiêu cụ thể mà TT thay đổi chức năng của các phòng ban hoặc kết cấu mạng lưới còn mô hình tổ chức được duy trì cho đến nay. Hiện tại Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc có 83 người, trong đó: + Trên đại học: 05 người với các chuyên ngành: kinh tế, quản lý, thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp. + Đại học: 28 người với nhiều chuyên ngành khác nhau. + Trung cấp: 30 người. + Công nhân kỹ thuật: 20 người. Cụ thể sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của TT như sau: Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 43 HÌNH TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM Hình 5: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Chức năng nhiệm vụ các phòng Giám đốc: Đứng đầu TT là giám đốc (hiện nay là giám đốc Trần Văn Phượng) do Giám đốc sở nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức, điều hành TT theo chế độ thủ trưởng và cũng là người đại diện mọi quyền lợi nghĩa vụ của TT trước pháp luật và cơ quan quản lý chủ quản (sở nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc ). Giúp việc cho giám đốc là 02 phó giám đốc, phó giám đốc được giám đốc đề nghị hoặc có thể do sở nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc bổ nhiệm và quyết định. Phó giám đốc là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc và được giám đốc BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG QL & PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HÀNH CHÍNH TH PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI VỤ PHÒNG KD& KHAI THÁC DU LỊCH PHÒNG CHUYỂN GIAO TBKHCN CÁC TRẠM SẢN XUẤT THỰC NGHIỆM TRẠM SẢN XUẤT CÂY GIỒNG PHÒNG NUÔI CẤY MÔ TRẠM SẢN XUẤT CÁ BỘ PHẬN SX CÁM Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 44 phân công phụ trách một số lĩnh vực tùy theo chuyên môn. Thay mặt giám đốc phụ trách TT khi giám đốc vắng mặt. Phòng: Các phòng của TT được phân ra làm hai khối chính, khối thực hiện các nhiệm vụ quản lý (bao gồm phòng quản lý phát triển rừng, phòng hành chính tổng hợp), khối còn lại thực hiện nhiệm vụ kinh doanh (phòng kế toán tài vụ, phòng kinh doanh & KTDL, phòng chuyển giao TBKHCN). Các phòng này chịu trách nhiệm trước giám đốc và được giám đốc bổ nhiệm trực tiếp vào vị trí các trưởng, phó phòng. Trong quá trình khai thác và quản lý sản xuất, kinh doanh mặt hàng cá Tầm giám đốc trực tiếp chỉ đạo và giao cho 02 phòng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh: Phòng kinh doanh – Chuyển giao TBKHCN: Trên cơ sở kế hoạch được giao và với nhân lực hiện tại của TT thì phòng kinh doanh xây dựng các phương án kinh doanh và giám đốc duyệt các hợp đồng lớn, bé. Phòng kinh doanh phối hợp với phòng Chuyển giao TBKHCN để chỉ đạo các trạm sản xuất cá Tầm, bộ phận sản xuất cám cho cá, đưa ra những kế hoạch cho các bộ phận trên thực hiện dựa trên nguồn cung và cầu thị trường. Các phòng tự trang trải chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi. Riêng về vốn thì do giám đốc Trung tâm quản lý và phòng tài chính sẽ đảm bảo vốn cho phòng kinh doanh và chuyển giao TBKHCN và các bộ phận kinh doanh. Các phòng tự quản lý, điều chỉnh theo dõi và chịu trách nhiệm trước tài sản của mình. Khối các phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý: Gồm ba phòng cơ bản là Phòng Quản lý & PTR, phòng kế toán tài vụ, phòng hành chính TH. Phòng hành chính tổng hợp: Giúp việc cho giám đốc, đề xuất tham mưu cho giám đốc tổ chức và sắp xếp quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Nghiên cứu biện pháp và tổ chức thực hiện việc giảm lao động của công ty. Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 45 + Nghiên cứu xây dựng các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương và việc phân phối tiền thưởng trình giám đốc. Phòng kế toán – tài vụ: có các chức năng sau: + Thai thác mọi nguồn vốn bảo đảm vốn cho các phòng ban, trạm, trại kinh doanh và hoạt động. Tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu nhập. + Chủ động tổ chức việc thực hiện nghĩa vụ làm trả hàng tháng cho các đối tác. Trong đó cần quan tâm đến các việc sau: Làm rõ khả năng sản xuất kinh doanh của trung tâm, phân bổ hợp lý các chỉ tiêu kế hoạch được giao, xây dựng và trình tự giá, thu tiền hàng và thanh toán kịp thời cho khách hàng. + Kiểm tra kỹ lưỡng các số liệu và thể thức thủ tục cần thiết của bộ chứng từ và thanh toán các giao dịch. Nếu để sơ xuất thì phòng kế toán – tài vụ phải chịu liên đới cùng đơn vị do giám đốc quyết định chịu trách nhiệm này. 2.1.4 Hoạt động kinh doanh của Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc Từ sau đại hội VI, VII của Đảng đất nước ta chuyển sang chuyển đổi sang cơ chế mới: Cơ chế thị trường có sự đổi mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự do độc lập kinh doanh. Và đến đại hội Đảng lần thứ X thì có sự tiến bộ và một trong những quan điểm mới của Đảng tại ĐH lần này là Đảng viên làm kinh tế tư nhân không giới hạn về quy mô. Việc Đại hội ra Nghị quyết cho phép Đảng viên của Đảng được làm kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản tư nhân. Đã mở hướng ra một hướng đi mới cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong đơn vị được tham gia các hoạt động kinh tế, tạo môi trường tốt cho hoạt động phát triển kinh doanh. Cùng với sự phát triển của đất nước kể từ khi được tái cơ cấu từ năm 2005, Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc cũng thay đổi lại cơ cấu làm việc cho phù hợp với thời đại. Một trong những thay đổi mang tính tích cực nhất là từ một đơn vị chỉ đơn thuần hưởng lương ngân sách nhà nước và không tham gia kinh doanh đã tiến hành kinh doanh. Trung tâm đã biết linh hoạt dựa trên nguồn lực sẵn có để tiến hành kinh doanh các ngành nghề có liên quan ví dụ: năm 2007 Trung tâm Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 46 PTLNN Vĩnh Phúc khi đó là Trung tâm lâm nghiệp Tam Đảo đã tiến hành ký hợp đồng với sân gofl Đầm Vạc (Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc ) trồng toàn bộ số cây xanh cho sân gofl, tiếp đến năm 2008 là ký hợp đồng với sân golf Sông Giá (Thủy Nguyên – Hải Phòng) với rất nhiều hạng mục với giá lên đến 2 triệu USD và sau này còn rất nhiều hợp đồng lớn liên quan đến lĩnh vực lâm nông nghiệp. 2.1.5 Thực trạng nguồn nhân lực của Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc Từ khi được tái cơ cấu đến nay là một đơn vị sự nghiệp của sở nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc , trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc luôn được coi là một đơn vị lá cờ đầu trong quản lý công tác xã hội cũng như kinh doanh. Tổng số lao động trực thuộc hiện tại của đơn vị là 85 người, trung tâm luôn xác định chất lượng hơn số lượng nên ngoài chỉ tiêu được hưởng lương ngân sách nhà nước còn lại hưởng lương kinh doanh và khi thực hiện các hợp đồng kinh tế thì tuyển lao động thời vụ. Các cán bộ chủ chốt đều có trình độ đại học trở lên còn lại thấp nhất là kỹ thuật tay nghề cao. Điều đó chứng tỏ trung tâm đã biết vận dụng những lợi thế sẵn có để phát triển ngày càng lớn mạnh. Bảng 2.1: Tình hình lao động từ năm 2008 – 2013 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng quỹ lương (tr vnđ) 2754 4980 5700 Tổng lao động 81 83 85 Thu nhập TB/người/năm 54 60 67 Nguồn: Phòng Kế toán – tài vụ trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc Mặt mạnh của nguồn nhân lực trung tâm là có đội ngũ trẻ, đầy nhiệt huyết với công việc và có trình độ cao, trung tâm luôn tạo điều kiện ổn định về công ăn việc làm và thu nhập cao. Song bên cạnh đó trung tâm cũng gặp phải những khó khăn nhất định như: do còn trẻ nên đội ngũ kỹ thuật của trung tâm tính sáng tạo trong công việc là chưa cao, vẫn mang tính chất cơ quan nhà nước nên kinh nghiệm để tiếp cận thị trường kinh doanh còn yếu. Điều này đòi hỏi trung tâm Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 47 phải sắp xếp lại cơ cấu lao động và đào tạo cán bộ cho phù hợp với trình độ năng lực của từng lao động. 2.1.6 Nguồn lực tài chính của Trung tâm PTNLNN Vĩnh Phúc 2.1.6.1 Quy trình quản lý tài chính Công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo quy trình từ lập dự toán thu chi NSNN đến việc tổ chức thực hiện dự toán thu chi NSNN và cuối cùng là quyết toán NSNN. Cụ thể như sau: Lập dự toán thu chi NSNN Theo luật NSNN: Lập dự toán NSNN là quá trình phân tích đánh giá giữa khả năng thu và nhu cầu chi để từ đó xác định các chỉ tiêu thu chi dự trữ ngân sách cho phù hợp trên cơ sở đó xác lập các biện pháp lớn về mặt kinh tế xã hội và các biện pháp hành chính nhằm đảm bảo các chỉ tiêu thu chi đề ra được thực hiện trong thực tế. Tổ chức chấp hành dự toán thu, chi NSNN Sau khi dự toán thu, chi NSNN được các cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định, các đơn vị sự nghiệp tổ chức chấp hành dự toán NSNN. Theo Luật NSNN: Chấp hành dự toán NSNN là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổng hòa các biện pháp kinh tế tài chính và các biện pháp hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi trong kế hoạch ngân sách trở thành hiện thực. Như vậy, chấp hành dự toán thu, chi NSNN bao gồm: Chấp hành dự toán thu: Mọi khoản thu của đơn vị sự nghiệp có thu phải nộp vào quỹ NSNN và được quản lý tại Kho bạc. Nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp có thu gồm: Thứ nhất, nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Đây là nguồn thu rất quan trọng đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, nhất là đối với các đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu. Thứ hai, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Nguồn thu này chủ yếu có ở các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Theo chủ trương của Nhà nước tăng cường cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP) thì tỷ lệ nguồn Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 48 thu này có xu hướng tăng lên. Thứ ba, nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh của đơn vị. Như vậy để quản lý tốt các nguồn thu này thì đơn vị sự nghiệp có thu phải tổ chức tốt công tác kế toán, phản ánh đầy đủ các nguồn thu trên các chứng từ, sổ sách. Ngoài ra, đối với những đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu sự nghiệp thì phải nghiên cứu các biện pháp để tăng cường các nguồn thu hợp pháp cho đơn vị. Chấp hành dự toán chi: Mọi khoản chi phải được thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục do các văn bản nhà nước hướng dẫn thi hành. Việc thực hiện mọi khoản chi các đơn vị sự nghiệp có thu căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định. Các khoản chi trong đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm: Thứ nhất, chi thường xuyên: Bao gồm các khoản chi thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được giao như chi cho con người, chi cho nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm tài sản, sữa chữa tài sản, chi khác. Thứ hai, chi không thường xuyên: Là các khoản chi thực hiện những nhiệm vụ đột xuất được giao như chi cho con người, chi cho nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm tài sản, sữa chữa tài sản, chi khác. Như vậy, quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu có vai trò rất quan trọng nhằm mục đích kiểm soát tình hình sử dụng nguồn kinh phí mà Nhà nước cấp đạt hiệu quả, tiết kiệm, chống thất thoát, một số đơn vị sự nghiệp có thu thì tự chủ được về các nguồn lực tài chính, tăng các khoản thu hợp pháp, tiết kiệm các khoản chi, nâng cao thu nhập cho người lao động. 2.1.6.2 Thực trạng tài chính của Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc là đơn vị dự toán cấp I sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc , có con dấu và tài khoản riêng, là đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần Nghị định số Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 49 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ ban hành về cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Theo tinh thần Nghị định 10 lần đầu tiên việc quản lý tài chính đã được phân định rõ giữa chi hành chính (đơn vị hành chính) với đơn vị sự nghiệp có thu có quyền chủ động sử dụng các nguồn thu theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện để các đơn vị sự nghiệp có thu phát huy được tiềm năng sẵn có như cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ công nhân viên có uy tín để mở rộng quy mô kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước làm tăng nguồn thu đáng kể cho đơn vị góp phần tích cực thúc đẩy đổi mới cơ sở vật chất và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn trung tâm, làm đòn bẩy quan trọng trong việc thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như gắn với sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Cơ chế quản lý tài chính của Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc trong thời gian qua hoạt động theo phương thức sau: - Nhà nước điều hành hoạt động quản lý tài chính thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; chế độ chính sách về quản lý tài chính và kiểm tra giám sát thông qua các cơ quan thanh tra, kiểm toán, Kho bạc Nhà nước; - Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc xây dựng quy chế quản lý tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của Đơn vị, công tác tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý tài chính theo đúng quy chế hiện hành của Nhà nước; - Từ năm 2005 đến nay, Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc thực hiện cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định tại Nghị định số 10/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan: Thông tư số 25/TT-BTC, Thông tư số 50/TT-BTC. - Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 50 Thực trạng quản lý nguồn thu cho sự nghiệp của Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc Bảng 2.2: Thực trạng nguồn kinh phí tại Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc Stt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Tổng tài sản 43.228.447.933 57.464.544.639 57.464.544.639 2 Tổng nợ phải trả 23.946.679.291 30.824.643.308 32.744.191.842 3 Tài sản ngắn hạn 30.831.249.309 40.569.636.975 52.092.216.272 4 Tổng nợ ngắn hạn 23.565.546.401 30.443.510.418 32.707.908.902 5 Doanh thu 43.563.505.400 41.568.550.000 48.698.585.000 6 Lợi nhuận trước thuế 9.684.658.849 9.810.843.586 11.090.673.406 7 Lợi nhuận sau thuế 7.263.494.137 7.358.132.689 8.318.005.054 Nguồn: phòng kế toán – tài vụ TTPTLNN Vĩnh Phúc. Cũng giống như các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, nguồn thu của Đơn vị bao gồm nguồn kinh phí Nhà nước cấp và nguồn thu ngoài ngân sách (hoạt động kinh doanh). Về mặt hàng cá tầm được nuôi thả tại trung tâm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3: Sản lượng cá tầm các năm của TTPTLNN Vĩnh Phúc Năm Sản lượng (tấn) Lứa sản xuất/năm Khối lượng cá TB khi xuất (kg) Số lượng bể nuôi (cái) Ghi chú 2008 1,5 1 4,5 3 Nuôi thử nghiệm 2009 2,3 1 4,5 5 Nuôi thử nghiệm 2010 18,2 2 3,5 17 Nuôi thương phẩm và nghiên cứu sinh sản 2011 30,8 3 2,6 35 Nuôi thương phẩm và nghiên cứu sinh sản 2012 55,5 4 2,5 40 Nuôi thương phẩm và nghiên cứu sinh sản 2013 80 4 2,5 50 Nuôi thương phẩm Nguồn: Phòng kinh doanh TTPTLNN Vĩnh Phúc Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 51 Qua các bảng trên ta thấy mặc dù bước đầu đưa và sản xuất kinh doanh nhưng qua quá trình nghiên cứu, nuôi thử nghiệm đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm để tăng sản lượng lên hàng năm. Có sự lứa cá nuôi khác nhau vì càng về sau trung tâm mở rộng quy mô và các vụ gối với nhau. Khối lượng cá khi xuất bán xuất phát từ thực tế nhu cầu của thị trường và tiết kiệm chi phí (cám, nhân công, bệnh dịch ). Tóm lại: Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc mặc dù xuất phát điểm không phải là một nơi chuyên về thủy sản cá nước lạnh. Nhưng qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm với tinh thần ham học hỏi, sáng tạo trong công việc nên ngày càng nâng cao được sản lượng của mặt hàng cá Tầm. Từ đó nhu cầu đặt ra phải tìm thêm thị trường cho mặt hàng cá tầm của trung tâm vì quy mô ngày càng mở rộng, sản lượng ngày một tăng. 2.1.7 Phân tích cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm Hiện nay Trung tâm PTLNN quản lý khoảng 1200ha rừng trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc , trải dài trên địa bàn các thành phố, huyện:Lập Thạch – Tam Đảo – Bình Xuyên – TP Vĩnh Yên – Thị xã Phúc Yên. Bao gồm là rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trụ sở chính đặt tại km9 – QL2B – Hợp Châu – Tam Đảo – Vĩnh Phúc . Về cơ sở vật chất chính: - Gồm 2 nhà làm việc 2 tầng với tổng diện tích 1112 m2 đủ cho các phòng ban thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. - Một khu nhà thực nghiệm nghiên cứu khoa học, nuôi cấy mô, ứng dụng thử nghiệm các loại. - 05 trạm sản xuất thực nghiệm thực hiện việc nghiên cứu thử nghiệm các giống cây mới và quản lý bảo vệ rừng. - 01 Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm và nuôi thả cá Tầm. - 01 xưởng sản xuất cám cho cá Tầm. - 01 bếp ăn cho cán bộ công nhân viên và khu tập thể cho cán bộ nghỉ trưa và những người ở xa công tác tại đơn vị. Luận văn ThS. QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên: Đặng Huy Bình MSHV: CB111017 52 - 01 xưởng cơ khí sửa chữa phương tiện, máy móc cho đơn vị. Về phương tiện: - 03 xe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273484_2858_1951407.pdf
Tài liệu liên quan