Luận văn Phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trên địa bàn Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu.v

Danh mục các bảng . vi

Danh mục các biểu đồ . vii

Danh mục các sơ đồ . viii

Mục lục. ix

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ .1

1.1 Lý do chọn đề tài.1

1.2 Mục tiêu của đề tài .2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.3

1.5 Nội dung và kết cấu đề tài.4

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5

CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

THƯƠNG HIỆU .5

1.1 LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG HIỆU .5

1.1.1 Khái niệm thương hiệu .5

1.1.2. Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu.6

1.1.3 Chức năng của thương hiệu .8

1.1.4 Vai trò của thương hiệu .8

1.1.5 Tài sản thương hiệu.10

1.1.6 Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu.13

1.2 THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG .17

1.2.1 Khái quát về thương hiệu ngân hàng .17

1.2.2 Thương hiệu - tài sản vô hình của doanh nghiệp ngân hàng .19

1.2.3 Những yêu cầu cơ bản của xây dựng thương hiệu ngân hàng.19

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá giá trị thương hiệu ngân hàng .21

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu trong kinh doanh ngânhàng .22

1.3 ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU .23

1.3.1 Khái niệm định vị thương hiệu .23

1.3.2 Vai trò định vị thương hiệu.23

1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA MỘT SỐ NGÂNHÀNG.24

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .26

1.5.1 Qui trình nghiên cứu .26

1.5.2 Kế hoạch nghiên cứu .28

1.5.3 Mô hình nghiên cứu.28

1.5.4 Nguồn thông tin cần thiết.29

1.5.5 Nguồn cung cấp thông tin.29

1.5.6 Nghiên cứu định tính .29

1.5.7 Nghiên cứu định lượng .30

CHƯƠNG 2.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA

BÀN THỪA THIÊN HUẾ.32

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM.32

2.1.1 Lịch sử hình thành .32

2.1.2 Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Huế.34

2.1.3 Tình hình hoạt động tại Vietcombank Huế qua 3 năm 2009-2011.39

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊNHUẾ.52

2.2.1. Đặc điểm mẫu .52

pdf113 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trên địa bàn Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tệ), các loại giấy tờ có giá, ấn chỉ,...Quản lý hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, ký gửi theo chế độ quản lý kho ngân quỹ của hệ thống ngân hàng Thương mại cổ phầnngoại thương hiện hành. Thực hiện giao dịch thu chi tiền mặt nội tệ trên 50 triệu và các ngoại tệ khác. Phòng Kế toán: thực hiện công tác hạch toán kế các nghiệp vụ phát sinh, quản lý và theo dõi tài sản, thu nhập, chi phí của Chi nhánh Vietcombank Huế. Thực hiện các nghiệp vụ giải ngân và thu nợ các khoản vay, thanh toán bù trừ điện tử, tổ chức lưu trữ và quản lý hồ sơ... Phòng Kinh doanh dịch vụ: thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi, chuyển tiền trong nước và quốc tế, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Internet Banking, SMS banking,... ), chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, séc du lịch... Phòng Thanh toán thẻ: thực hiện phát hànhthẻ, phát triển máy cà thẻ POS, quản lý hệ thống máy ATM, phát triển các đơn vị trả lương qua tài khoản và các nghiệp vụ liên quan đến các loại thẻ... Phòng Hành chính - nhân sự: quản lý hành chính và chức năng tham mưu cho giám đốc công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề bạt cán bộ. Các Phòng giao dịch: thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi, chuyển tiền trong nước và quốc tế, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, séc du lịch, thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân... Phòng Tổng hợp: thực hiện lập các chiến lược, kế hoạch, định hướng cho chi nhánh trong từng thời điểm và giai đoạn cụ thể, tổng hợp và cân đối nguồn vốn, cân đối kế hoạch tín dụng, xây dựng và ban hành các loại lãi suất và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 39 Phòng Kiểm tra giám sát, tuân thủ: thực hiện rà soát và kiểm tra nghiệp vụ của tất cả các phòng, tổ của Vietcombank Huế. Đầu mối phối hợp trong các cuộc kiểm toán, thanh tra, tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác kiểm tra, giám sát tính tuân thủ quy trình nghiệp vụ, tuân thủ pháp luật. Tổ Vi tính: quản lý, duy trì hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Huế. 2.1.3 Tình hình hoạt động tại Vietcombank Huế qua 3 năm 2009-2011 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tăng giảm2010/2009 Tăng giảm 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tổng huy động 1.609.000 1.891.000 2.519.000 282.000 17,53 628.000 33,21 1. Phân theo đối tượng 1.609.000 1.891.000 2.519.000 282.000 17,53 628.000 33,21 Tổ chức 360.000 447.000 593.000 87.000 24,17 146.000 32,66 Cá nhân 1.249.000 1.444.000 1.576.000 195.000 15,61 132.000 9,14 Khác - - 350.000 - 350.000 2. Phân theo thời gian 1.609.000 1.891.000 2.519.000 282.000 17,53 628.000 33,21 Tiền gửi không kỳ hạn 280.000 348.000 358.000 68.000 24,29 10.000 2,87 Tiền gửi có kỳ hạn 1.329.000 1.543.000 2.161.000 214.000 16,10 618.000 40,05 3. Phân theo loại tiền 1.609.000 1.891.000 2.519.000 282.000 17,53 628.000 33,21 Vốn huy động VNĐ 1.127.000 1.382.000 2.041.000 255.000 22,63 659.000 47,68 Vốn huy động ngoại tệ quy VNĐ 482.000 509.000 478.000 27.000 5,60 (31.000) -6,09 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011) Nguồn vốn huy động luôn được coi là yếu tố sống còn của một ngân hàng thương mại. Đảm bảo nguồn vốn, ngân hàng có thể cho vay, phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng cường bán chéo sản phẩm, từ đó nguồn thu từ tín dụng và dịch vụ đều tăng, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy, huy động vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản được toàn hệ thống Vietcombank coi là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian gần đây. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Trong 3 năm từ 2009 đến 2011, huy động vốn của Vietcombank Huế đều tăng mạnh. Năm 2010, huy động tăng từ 1.609 tỷ đồng lên 1.891 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 17,53%, năm 2011 số dư huy động tăng thêm 628 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng đạt 33,21%. Đi sâu vào tìm hiểu cho thấy trong năm 2010, tình hình lãi suất biến động mạnh, nhiều ngân hàng cổ phần nhỏ đã vượt rào lãi suất, huy động cao hơn trần lãi suất quy định nên lôi kéo được nhiều cá nhân và tổ chức đến gửi tiền, dẫn đến số dư tiền gửi của Vietcombank Huế tăng không đạt chỉ tiêu đề ra (20%). Năm 2011, Ban lãnh đạo Vietcombank Huế đã có nhiều quyết sách quyết liệt trong việc huy động, đặc biệt chính sách thu hút nguồn tiền của các định chế tài chính, các đơn vị lớn như Bảo hiểm xã hội, Công ty Xổ số kiến thiết,đã giúp Chi nhánh tăng mạnh nguồn tiền huy động. Ngoài ra, việc phòng Chính sách sản phẩm bán lẻ HSC tăng cường phát triển các sản phẩm mới với nhiều tiện ích như tiết kiệm dành cho phái đẹp, tiết kiệm trả lãi trước,cũng đã giúp tăng thêm lượng khách hàng cá nhân. Nhờ vậy, thị phần huy động vốn của Vietcombank Huế trên địa bàn luôn giữ vững ở mức 14%. Tỷ trọng huy động vốn của VCB Huế trên địa bàn giai đoạn 2009-2011 14.78% 14.29% 14.65% 85.22% 85.71% 85.35% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 2009 2010 2011 Năm Địa bàn Chi nhánh (Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh TT Huế) Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng huy động vốn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Qua biểu đồ tỷ trọng huy động vốn có thể thấy rằng Vietcombank Huế luôn giữ vững thị phần huy động vốn của mình trong tổng nguồn huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn TT Huế và chiếm tỷ trọng tương đối cao so với hơn 20 ngân hàng còn lại, theo số liệu của Chi nhánh NHNN TT Huế thì Vietcombank Huế hiện đứng thứ hai trong hoạt động huy độn vốn trên địa bàn. Điều này chứng tỏ khách hàng luôn tin tưởng vào thương hiệu cũng như sản phẩm dịch vụ của Vietcombank. Phân theo loại tiền Với thế mạnh về ngoại tệ, số dư tiền gửi ngoại tệ quy USD của Chi nhánh Huế trước năm 2009 luôn ổn định ở mức xấp xỉ 30%. Tuy nhiên với những chính sách quyết liệt của NHNN trong việc chống tình trạng dollar hóa, cũng như việc tỷ giá đã được ổn định hơn, lãi suất USD đang ở mức rất thấp, và đặc biệt là sự cạnh tranh của các ngân hàng có thế mạnh về ngoại tệ như Eximbank, ACB số dư tiền gửi USD của Chi nhánh đang giảm dần. Cụ thể trong năm 2009, tiền gửi ngoại tệ đạt 30%, năm 2010 giảm xuống còn 26,9% và năm 2011 còn 19%. Một phần sự sụt giảm này còn đến từ chênh lệch lãi suất USD/VND: nhiều khách hàng đang nắm giữ USD (lãi suất 2%) đã bán lấy VND để gửi tiết kiệm (lãi suất từ 12-14%). Ngược lại với xu hướng giảm của đồng ngoại tệ, số dư tiền gửi VND đang ngày càng tăng mạnh với tốc độ tăng năm 2010 là 22,6%, và năm 2011 là 47,68%. Phân theo đối tượng khách hàng Với thương hiệu mạnh và dịch vụ cung ứng tốt như thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng, Vietcombank Huế luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nhờ vậy, số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế tại Chi nhánh Huế luôn ở mức cao trên 22%, trong đó đa số là tiền gửi không kỳ hạn. Đây là nguồn vốn giá rẻ, giúp Chi nhánh Huế có các mức lãi suất cho vay hấp dẫn. Nhận thức được điều này, trong thời gian qua, Chi nhánh Huế đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách ưu đãi thu hút tiền gửi của tổ chức, nhờ vậy lượng tiền gửi luôn tăng cao, năm 2010 tăng 24,17% so với 2009, và năm 2011 tăng 32,7% so với 2010. Trong năm 2011, Chi nhánh cũng đã thành công trong việc thuyết phục Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi tiền tại Chi nhánh, với số dư thời điểm 31/12 là 350 tỷ đồng. Đây là nguồn tiền gửi có số lượng lớn, thời hạn ổn định nên sẽ là mục tiêu tăng trưởng của Chi nhánh trong thời gian tới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Phân theo kỳ hạn Với uy tín và bề dày hoạt động của mình, Chi nhánh Huế có một lực lượng khách hàng đông đảo (hơn 11 nghìn khách hàng tiền gửi thanh toán tính đến thời điểm 31/12/2011). Nhờ vậy, lượng tiền gửi thanh toán luôn đạt tỷ lệ xấp xỉ 15%, giúp Chi nhánh Huế có nguồn vốn giá rẻ dồi dào. Tuy nhiên, trong 3 năm qua, tốc độ tăng của tiền gửi không kỳ hạn đang có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu do nền kinh tế khó khăn, cả cá nhân và doanh nghiệp đều tìm cách sử dụng nguồn tiền của mình một cách tối ưu nhất, ít để tiền trên tài khoản tiền gửi mà chuyển sang gửi tiền có kỳ hạn. Bên cạnh đó, với việc lãi suất biến động mạnh trong thời gian qua, lãi suất huy động ngắn hạn có xu hướng cao hơn trung dài hạn, nên người dân chủ yếu gửi tiền các kỳ hạn dưới 12 tháng. Điều này khiến tiền gửi có kỳ hạn của Chi nhánh Huế chủ yếu là kỳ hạn ngắn, tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên ngày càng giảm. Vì vậy, trong chính sách phát triển huy động, Vietcombank đang tập trung thiết kế các sản phẩm có kỳ hạn trên 12 tháng cho phép rút lãi trước - định kỳ để thu hút khách hàng. 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tăng giảm2010/2009 Tăng giảm 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tổng dư nợ 1.473.000 1.714.000 1.564.000 241.000 16,36 (150.000) -8,75 1. Phân theo loại tiền 1.473.000 1.714.000 1.564.000 241.000 16,36 (150.000) -8,75 Dư nợ VND 950.000 1.152.000 1.010.000 202.000 21,26 (142.000) -12,33 Dư nợ USD( quy VND) 523.000 562.000 554.000 39.000 7,46 (8.000) -1,42 3. Phân theo kỳ hạn 1.473.000 1.714.000 1.564.000 241.000 16,36 (150.000) -8,75 Dư nợ ngắn hạn 423.000 594.000 592.000 171.000 40,43 (2.000) -0,34 Dư nợ trung và dài hạn 1.050.000 1.120.000 972.000 70.000 6,67 (148.000) -13,21 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 9,70 19,20 22,90 9,50 97,94 3,70 19,27 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Thực hiện chỉ đạo của NHNN và Vietcombank, trong thời gian qua Chi nhánh Huế đã giảm dần tốc độ tăng trưởng tín dụng, tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, SMEsNăm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 16,36%, với số dư nợ đến 31/12/2010 là 1.714 tỷ đồng, chiếm 14,05% tổng dư nợ trên địa bàn. Đến năm 2011 dư nợ đạt 1.564 tỷ quy VND giảm 150 tỷ đồng (giảm 8,75%) so với đầu năm, chiếm 11,8% tổng dư nợ trên địa bàn. Mặc dù mức lãi suất cho vay của Chi nhánh Huế luôn ở trong nhóm thấp nhất nhưng do nền kinh tế có nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chủ yếu vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh, ít có dự án trung dài hạn mở rộng quy mô sản xuất nên tổng dư nợ tăng chậm. Bên cạnh đó, trong năm 2011 cũng ghi nhận hai khách hàng lớn là Công ty cổ phần Tập đoànTrường Thịnh và Công ty trách nhiệm hữu hạn Mimosa tất toán các khoản vay với tổng số tiền là 161 tỷ quy VND. (Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh TT Huế) Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng hoạt động tín dụng Qua biểu đồ hoạt động tín dụng có thể thấy rằng thị phần tín dụng trên địa bàn TT Huế của Vietcombank Huế có chiều hướng suy giảm, từ mức 15,27% năm Dư nợ Vietcombank Huế giai đoạn 2009 - 2011 1,473.00 1,714.00 1,564.00 9,645.00 12,198.00 13,276.00 0.00 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 14,000.00 2009 2010 2011 Năm Dư nợ (tỷ đồng) Chi nhánh Địa bàn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 2009 xuống mức 11,78% năm 2011, điều này có thể giải thích do Vietcombank Huế đang trong quá trình xử lý các khoản nợ xấu có giá trị lớn nên hoạt động tín dụng phát triển tương đối hạn chế, một phần do HSC hạn chế phát triển tín dụng, một phần do Vietcombank Huế đang điều chỉnh lại chiến lược phát triển tín dụng phù hợp với địa bàn TT Huế. Do đó xét về tương quan giữa dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động thì Vietcombank Huế vẫn còn dư một lượng lớn nguồn vốn để có thể tăng trưởng tín dụng trong các năm sắp tới. Là ngân hàng có thế mạnh về ngoại tệ, tỷ lệ dư nợ ngoại tệ trên tổng dư nợ tại Chi nhánh Huế luôn đạt xấp xỉ 35%. Năm 2009, dư nợ ngoại tệ quy VND đạt 523 tỷ, năm 2010 tăng nhẹ 7,46% lên 562 tỷ. Năm 2011, cùng xu hướng giảm dư nợ, tổng cho vay ngoại tệ giảm 1,42% đạt 554 tỷ đồng, bằng 90% trần dư nợ được giao. Dư nợ VND năm 2009 đạt 950 tỷ đồng, năm 2010 tăng 21,26% đạt 1.152 tỷ đồng, năm 2011 giảm 142 tỷ đồng (giảm 12,33%). Về cơ cấu, dư nợ ngắn hạn tại Chi nhánh Huế năm 2009 đạt 423 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 28,72%, năm 2010 tăng 40,43% đạt 594 tỷ đồng, năm 2011 giảm nhẹ 0,43% xuống 592 tỷ đồng. Xu hướng tăng dư nợ ngắn hạn này là phù hợp với cơ cấu huy động: tiền gửi ngắn hạn trong 3 năm qua của Chi nhánh Huế đang tăng nhanh gấp nhiều lần tiền gửi dài hạn. Dư nợ trung dài hạn năm 2010 tăng chủ yếu do Chi nhánh Huế giải ngân cho hai dự án lớn là Dự án thủy điện Sông Tranh 2 và Dự an thủy điện A Vương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và giảm mạnh trong năm 2011 do hai khách hàng lớn trả nợ vay trung hạn hơn 160 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng Nợ xấu luôn là vấn đề lớn của Chi nhánh Huế trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do Chi nhánh Huế có nhiều khách hàng vay với dư nợ lớn, vì vậy, khi tình hình tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng các tiêu chí theo quy định về phân loại nợ của NHNN và quy định phân loại nợ nội bộ của Vietcombank, toàn bộ dư nợ của doanh nghiệp sẽ bị hạ bậc tương ứng, dẫn đến việc tuy số khách hàng có nợ xấu ít nhưng tỷ lệ nợ xấu lại rất cao. Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu là 9,7%, trong đó riêng dư nợ của Công ty cổ phần Khách sạn Hoàng Cung 145 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 tỷ đồng chuyển từ nhóm 1 xuống nhóm 4 đã chiếm đến 96.9% nợ xấu của Chi nhánh Huế. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng lên thành 19,2% chủ yếu do nợ xấu của Công ty cổ phần Xi măng Sông Gianh (chiếm 98%). Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở tỷ lệ cao (22,9%). Nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu tăng so với năm 2010 trong khi số tuyệt đối không tăng là do tổng dư nợ giảm và biến động tỷ giá tăng.Đây là khoản nợ xấu phân loại theo tiêu chuẩn của Vietcombank từ năm 2010 chuyển sang, mặc dù Chi nhánh Huế đã phối hợp với các Ngân hàng đồng tài trợ tăng cường việc quản lý, thu hồi nợ và phía khách hàng vẫn thực hiện nghĩa vụ trả nợđúng theo yêu cầu nhưng do điểm tài chính của Tổng công ty Miền Trung yếu nên Chi nhánh Huế vẫn xếp vào nhóm nợ xấu. Nhận thức được vấn đề này, Chi nhánh đã thành lập tổ xử lý nợ, tập trung mọi nguồn lực để xử lý nợ xấu, thu hồi nợ đã xử lý dự phòng. 2.1.3.3 Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Thanh toán quốc tế là một trong những thế mạnh của Vietcombank Huế, với kinh nghiệm và uy tín sẵn có, cùng với việc ứng dụng khoa học công nghệ và áp dụng tiêu chuẩn mới trong thanh toán quốc tế, Vietcombank Huế là một trong những ngân hàng có kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu cao trên địa bàn, chiếm gần 30% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của tỉnh TT Huế. Bảng 2.3: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu ĐVT: triệu USD Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tăng giảm 2010/2009 Tăng giảm 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tổng Xuất Nhập Khẩu 103 116 134,30 13 12,62 18.30 15,78 Xuất Khẩu 54 72 85,9 18 33,33 13.90 19,31 Nhập Khẩu 49 44 48,4 (5) -10,20 4.40 10,00 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011) Năm 2009, tổng giá trị thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh Huế đạt 103 triệu USD, năm 2010 tăng 12,62% đạt 116 triệu USD trong đó xuất khẩu tăng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 33%, nhập khẩu tăng 10,2%. Năm 2011 tiếp tục đà tăng trưởng cao với tốc độ tăng đạt 15,78%, số tuyệt đối đạt 134 triệu USD, gồm nhập khẩu tăng 10%, xuất khẩu tăng 19,3%. Những năm qua Chi nhánh đã chú trọng tập trung ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - xuất khẩu, tuy có bị chia sẻ thị phần xuất khẩu do sự cạnh tranh của các ngân hàng khác nhưng phần lớn các khách hàng xuất khẩu đều duy trì tỷ lệ xuất khẩu qua Vietcombank Huế khá lớn, có khách hàng 100% xuất khẩu thông qua Vietcombank. Cơ cấu hàng xuất khẩu tập trung vào mặt hàng dệt may, dăm gỗ và hàng mộc mỹ nghệ. Hàng nhập khẩu gồm sợi và thuốc tân dược, bông, nguyên phụ liệu về hàng may mặc 2.1.3.4 Hoạt động thanh toán thẻ Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến được khuyến khích sử dụng, nhất là đối với các giao dịch có giá trị lớn. Trong 3 năm qua, ngoài việc phát triển thêm đơn vị chấp nhận thanh toán và trang bị máy POS hiện đại, Vietcombank đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn dành cho các chủ thẻ thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay, Vietcombank Huế có hệ thống máy ATM rộng khắp với 29 máy trên toàn tỉnh, thuận tiện, công nghệ hiện đại và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh Huế không ngừng đẩy mạnh công tác phát hành thẻ, đặc biệt là thẻ Vietcombank Connect 24, không những tăng huy động nguồn vốn giá rẻ mà còn phát triển các sản phẩm dịch vụ đi kèm như: cho vay tiêu dùng, thấu chi, SMS banking, Internet banking, Chi nhánh đã chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho chủ thẻ thay vì phát triển số lượng. Vì vậy lượng thẻ phát triển mới có sự phân hóa: số lượng thẻ ATM giảm (năm 2009 phát hành 14.296 thẻ, năm 2010 giảm nhẹ 2,29% xuống 13.968 thẻ, năm 2011 phát hành mới được 9.667 thẻ), trong khi số thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế (cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích hơn) đã tăng qua các năm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Bảng 2.4: Hoạt động thanh toán thẻ ĐVT: cái Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tăng giảm 2010/2009 Tăng giảm 2011/2010 2009 2010 2011 Số lượng Tỷ lệ(%) Số luợng Tỷ lệ(%) 1.Số lượng phát hành thẻ 14.296 13.968 9.667 (328) -2,29 (4.301) -44.49 Thẻ ATM 11.977 10.368 7.483 (1.609) -13,43 (2.885) -38,55 Thẻ Ghi nợ quốc tế 1.775 2.997 1.243 1.222 68,85 (1.754) -141,11 Thẻ Tín dụng 544 603 941 59 10,85 338 35,92 Số lượng ĐVCNT 43 46 68 3 6,98 22 32,35 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011) Nhờ vào nhiều tiện ích được triển khai như thanh toán qua thẻ khi mua hàng trên mạng internet hoặc tại các cửa hàng, trung tâm mua sắm, doanh số sử dụng thẻ tại Vietcombank Huế không ngừng tăng qua các năm. Bảng 2.5: Doanh sốthanh toán thẻ Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tăng giảm 2010/2009 Tăng giảm 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) DS TT Thẻ nước ngoài (triệu USD) 7,30 7,40 8,00 0,10 1,37 0,60 8,11 DS sử dụng thẻ do VIETCOMBANK phát hành (tỷ đồng) 146,70 157,00 180,47 10,30 7,02 23,47 14,95 DS thanh toán thẻ tín dụng (tỷ đồng) 6,80 11,70 17,93 4,90 72,06 6,23 53,25 DS thanh toán thẻ Ghi nợ quốc tế (tỷ đồng) 139,90 145,30 162,54 5,40 3,86 17,24 11,87 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Năm 2009, doanh số thanh toán qua các loại thẻ do Chi nhánh Huế phát hành đạt 146,7 tỷ đồng, năm 2010 tăng thêm 10,3 tỷ đồng (7,02%) đạt 157 tỷ đồng, năm 2011 tăng mạnh 14,95% đạt 180,47 tỷ đồng. Có được sự tăng trưởng trên là nhờ Chi nhánh Huế đã tăng cường phát triển số đơn vị chấp nhận thẻ, cũng như Vietcombank đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi cho chủ thẻ như chiết khấu 10% khi thanh toán tại siêu thị BigC, Fivimart vào dịp cuối năm 2011. Cũng với chính sách chiết khấu, giảm giá tại hàng loạt cửa hàng, siêu thị, khách sạn, đại lý vé máy bay, doanh số các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế cũng luôn tăng trong ba năm qua, đến cuối năm 2011 doanh số sử dụng thẻ tín dụng đã đạt 17,93 tỷ đồng, thẻ ghi nợ quốc tế đạt 162,54 tỷ đồng. 2.1.3.5 Hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ Những năm gần đây, dịch vụ ngân hàng bán lẻ được nhiều ngân hàng phát triển mạnh vì mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, từ đó giúp ngân hàng có được nguồn thu ổn định, giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng. Cùng với xu thế chung của các ngân hàng trong nước và thế giới, Vietcombank Huế đã triển khai dịch vụ Ngân hàng bán lẻ trên địa bàn như: phát triển trả lương qua tài khoản, dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn (SMS banking), dịch vụ ngân hàng trên Internet, dịch vụ chuyển và nhận tiền quốc tế Money Gram, dịch vụ bảo an tín dụng Bảng 2.6: Hoạt động bán lẻ ĐVT: khách hàng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tăng giảm 2010/2009 Tăng giảm 2011/2010 2009 2010 2011 Số tăng (giảm) Tỷ lệ(%) Số tăng (giảm) Tỷ lệ(%) Internet banking 2.193 2.170 7.280 (23) -1,05 5.110 235,48 SMS banking 5.962 7.653 18.765 1.691 28,36 11.112 145,20 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Trong 3 năm qua, các chỉ tiêu về SMS banking, Internet banking đều tăng trưởng tốt, trong đó ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của năm 2011. Đó là do Vietcombank đã đẩy mạnh công tác bán lẻ, bán chéo, tích hợp chỉ tiêu này vào công tác thi đua kinh doanh của các Chi nhánh. Từ đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh Huế đã tiến hành nhiều chính sách đẩy mạnh công tác bán hàng, tăng cường phát triển dịch vụ bán lẻ. Một số sản phẩm tuy chỉ mới triển khai trong thời gian gần đây cũng đã đạt được những kết quả tốt. Tính đến cuối năm 2011, dư nợ cho vay có bảo hiểm tín dụng đạt 42 tỷ đồng trên tổng dư nợ 90 tỷ đồng. Doanh số chuyển tiền đến cá nhân quốc tế đạt 23,3 triệu quy USD, hoàn thành vượt chỉ tiêu 12%. 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Huế trong 3 năm 2009, 2010,2011 Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Huế qua 3 năm 2009- 2011 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tăng giảm 2010/2009 Tăng giảm 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1. Thu nhập 385.674 253.214 370.643 (132.460) -34,35 117.429 46,38 Thu từ lãi 154.236 226.517 352.592 72.281 46,86 126.075 55,66 Thu ngoài lãi 231.438 26.697 18.051 (204.741) -88,46 (8.646) -32,39 2. Chi phí 146.267 177.299 270.996 31.032 21,22 93.697 52,85 Chi trả lãi 113.592 133.944 201.412 20.352 17,92 67.468 50,37 Chi phí ngoài lãi 32.675 43.355 69.584 10.680 32,69 26.229 60,50 3. Lãi 239.407 75.915 99.647 (163.492) -68,29 23.732 31,26 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011) Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2009 đến năm 2011, cả thu nhập lẫn chi ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ U Ế 50 phí hoạt động của Vietcombank Huế đều tăng. Thu nhập của Vietcombank Huế vẫn chủ yếu từ thu lãi, luôn chiếm tỷ lệ cao (≈90%), gồm thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi nội bộ. Trong năm 2009, tuy tỷ lệ thu lãi chỉ chiếm 39,9%, nhưng nếu loại trừ số tiền 216 tỷ thu được từ hoàn nhập dự phòng rủi ro, thì tỷ lệ thu từ lãi vẫn chiếm đến 90,9% tổng thu. Năm 2010, nguồn thu từ lãi là 226 tỷ đồng, chiếm 89,5% tổng thu nhập, tăng 46,86% so với năm 2009. Năm 2011, thu từ lãi tiếp tục tăng mạnh, đạt 352 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 55,66%. Song song với việc thu từ lãi tăng thì các khoản thu ngoài lãi lại có xu hướng giảm. Năm 2009, thu ngoài lãi (ngoại trừ thu từ hoàn nhập dự phòng rủi ro) chiếm tỷ lệ 9,09%, năm 2010 tăng lên đạt 10,5% nhưng sang năm 2011 lại giảm xuống chỉ còn 4,87%. Nguyên nhân chính là Chi nhánh Huế đã thực hiện nhiều chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng tiền gửi như mở thẻ miễn phí, miễn giảm phí chuyển tiền cho các khách hàng lớn, giảm phí cho các đơn vị thanh toán thẻ dẫn đến nguồn thu từ dịch vụ ngân hàng giảm. Xét về chi phí, chi phí qua các năm tăng lên chủ yếu là do chi phí trả lãi tiền gửi tăng do nguồn vốn huy động tăng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chi nhiều hơn cho công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi để thu hút khách hàng, dẫn đến chi ngoài lãi tăng mạnh. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chỉ chiếm từ 22% đến 25% tổng chi phí. Về lợi nhuận, dù 3 năm qua chi phí luôn tăng, nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng của thu nhập tăng tốt, nên lợi nhuận của Chi nhánh ba năm qua đều tăng. Năm 2009, lợi nhuận đạt 23 tỷ đồng (không tính lợi nhuận do hoàn nhập dự phòng), năm 2010 đạt 76 tỷ đồng (tăng 330%), năm 2011 đạt 99,6 tỷ đồng, tăng 31,26%, là năm có lợi nhuận cao nhất trong lịch sử của Chi nhánh. 2.1.5 Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển thương Vietcombank thông qua ma trận SWOT. Từ nhận diện ở bảng có thể thấy rằng Vietcombank nên tập trung phát huy các thế mạnh về nguồn vốn, thương hiệu, con người, công nghệ, mạng lướiđể tận dụng tối đa các cơ hội cũng như hạn chế các điểm yếu về ngân hàng bán lẻ, thủ tục, kênh phân phối, vượt qua các thách thức để phát triển kinh doanh, đưa thương hiệu Vietcombank lên một tầm cao mới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Mô hình SWOT Cơ hội (O) O1_Nhu cầu và thói quensử dụng dịch vụ Ngân hàng của người dân đang dầnđược thay đổi. Kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng mặc dù gặp phải một số khó khăn. O2_Hội nhập quốc tế là động lực thúc đẩy cải cách, tăng cường năng lực cạnh tranh. O3_Thị trường bán lẻ Việt Nam còn sơ khai. O4_Việt Nam là quốc gia đang phát triển với dân số đông; trẻ; thu nhập bình quân đầu người gia tăng. O5_Chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ đang được triển khai tích cực. Thách thức (T) T1_ Nềnkinh tế thế giới và trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất khó khăn, thu nhập của người dân và doanh nghiệp giảm. T2_Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ. T3_Sức ép cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng và các trung gian thanh toán, các công ty viễn thông. T4_Chính sách vĩ mô thiếu ổn định và nhất quán. T5_Cạnh tranh không lành mạnh bằng phí để giành giật thị phần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_thuong_hieu_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_ngoai_thuong_viet_nam_tren_dia_ban_thua_thien_hu.pdf
Tài liệu liên quan