Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 8
7. Kết cấu của luận văn . 9
106 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; khiếu nại về thực hiện nghĩa vụ
tài chính khi được cấp giấy chứng nhận, tranh chấp trong nhân dân.... Thời
gian gần đây, nội dung khiếu nại tập trung vào tính pháp lý của việc triển
khai, thực hiện dự án với yêu cầu chủ yếu được bồi thường theo đơn giá tại
thời điểm chi trả bồi thường thay vì bồi thường theo thời điểm thu hồi đất
38
hoặc theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; thái độ của người khiếu nại
gay gắt hơn, diễn biến phức tạp, một số trường hợp liên kết tập trung khiếu
nại đông người, đưa ra những yêu cầu vượt quá quy định của pháp luật gây áp
lực với các cơ quan nhà nước.
2.1.2. Kết quả giải quyết khiếu nại
Theo số liệu thống kê từ các báo cáo công tác thanh tra giải quyết khiếu
nại, tố cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến
năm 2017, toàn Thành phố đã nhận được 26.097 đơn khiếu nại, trong đó:
- Đơn thuộc thẩm quyền: 13.343 đơn
- Đã giải quyết 12.407/13.343 đơn (đạt tỷ lệ 92,99 %); trong 12.407 đơn
đã giải quyết có 1.278 đơn không đánh giá tính chất đúng sai do quá trình thụ
lý giải quyết người dân tự nguyện rút đơn khiếu nại hoặc hoà giải thành, tạm
ngưng thụ lý do mời 02 lần không đến, giải thích người khiếu nại rút đơn
- Phân tích tính chất đúng, sai trong kết quả khiếu nại cho thấy có
895/12.407 đơn khiếu nại đúng (chiếm 7,21%), có 9.024/12.407 đơn khiếu
nại sai (chiếm 72,73 %) và 1.488/12.407 (chiếm 12%) đơn khiếu nại đúng
một phần. Với tỷ lệ 7,21% khiếu nại đúng, 12% khiếu nại đúng một phần cho
thấy vẫn còn một số quận, huyện chưa thật sự quan tâm đến công tác giải
quyết khiếu nại; chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quá trình quản lý
nhà nước; chưa kịp thời phát hiện những chính sách bất cập, ảnh hưởng đến
quyền lợi hợp pháp của người dân để kiến nghị điều chỉnh hoặc chưa mạnh
dạn đề xuất các giải pháp, vận dụng hợp tình, hợp lý các quy định trong giải
quyết cho người dân nhằm góp phần hạn chế việc tiếp tục khiếu nại. Qua kết
quả giải quyết khiếu nại (đối với khiếu nại đúng, đúng một phần), từ năm
2012 đến năm 2017, đã khôi phục quyền lợi chính đáng cho người dân hơn
39
72.016.684.000 đồng và 5.492 m2 đất; đồng thời kiến nghị thu hồi cho nhà
nước tổng số tiền hơn 14.039.454.000 đồng.
Qua tình hình khiếu nại và kết quả công tác giải quyết khiếu nại nêu trên,
nhận thấy rằng tình hình khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức
tạp, số lượng đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền chiếm khá cao, trong giai đoạn
từ năm 2012 đến năm 2017, toàn thành phố có 13.343 đơn khiếu nại thuộc
thẩm quyền. Trước tình hình đó, đặt ra yêu công công tác quản lý nhà nước về
giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phải đảm
bảo có hiệu quả nhằm ổn định tình hình an ninh – chính trị trên địa bàn thành
phố.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về giải quyết khiếu nại của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại
Xây dựng các văn bản pháp luật để giải quyết kịp thời, hiệu quả các
khiếu nại của công dân là nội dung hàng đầu quan trọng, là điều kiện tiên
quyết của công tác quản lý giải quyết khiếu nại. Muốn quản lý công tác giải
quyết khiếu nại tốt trước hết phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ
thống các văn bản pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức quán triệt một cách
nghiêm túc, kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết
khiếu nại để triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính
phủ, của Thanh tra Chính phủ và các bộ ngành Trung ương.
40
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, quán triệt, triển khai thực
hiện Luật Khiếu nại, các Nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Ủy
ban nhân dân Thành phố đã ban hành:
- Chỉ thị số 14/2012/CT-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban
nhân dân thành phố về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng
các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác kiểm tra, đôn đốc, hoặc tổ
chức thực hiện các quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại có hiệu lực
pháp luật, các văn bản giải quyết tố cáo và các kết luận thanh tra kinh tế - xã
hội của Bộ, ngành Trung ương hoặc ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ
- Kế hoạch số 631/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 về kiểm tra,
rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 3747/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2014 về ban hành
Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số
21/CT-TU của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tăng
cường lãnh đạo trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, nhằm đảm bảo
hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại và phù hợp thực tiễn thành phố, Thanh
tra Thành phố đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành 03
Quy trình liên quan trực tiếp đến công tác giải quyết khiếu nại, gồm:
- Quy trình giải quyết khiếu nại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
(ban hành kèm theo Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm
2014).
- Quy trình phối hợp xử lý và giải quyết việc nhiều người cùng khiếu nại,
tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định
số 28/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015).
41
- Quy trình tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật (ban hành kèm theo Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND ngày 19
tháng 11 năm 2013).
Đồng thời, Thanh tra Thành phố đã tham mưu, trình Ủy ban nhân dân
Thành phố ban Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2016
về ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Thanh tra Thành phố thay thế
Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân Thành phố cho phù hợp với Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-
TTCP-BNV ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội
vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh
tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
Nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên toàn địa bàn
thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố đã kịp thời ban hành
nhiều Văn bản chỉ đạo như: Quyết định số 3115/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6
năm 2012 về kế hoạch tổ chức nghiệp vụ tiếp công dân và xử lý đơn khiếu
nại, tố cáo trên địa bàn thành phố năm 2012-2013; Công văn số 2441/UBND-
PCNC ngày 25 tháng 5 năm 2012 của ủy ban nhân dân thành phố về triển
khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo; Công văn số 4033/UBND-PCNC ngày 06 tháng 8 năm 2013
của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện chế độ báo cáo
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
trên địa bàn thành phố; Công văn số 5249/VP-NCPC ngày 10 tháng 7 năm
2015 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về thông báo ý kiến chỉ đạo
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc
thành phố chủ động rà soát, đề xuất phương án khả thi để đẩy nhanh tiến độ
42
giải quyết vụ việc, phấn đấu đến cuối năm 2014 cơ bản giải quyết xong các vụ
việc có trong danh sách của Kế hoạch 631/KH-UBND; Công văn số
8432/VP-PCNC ngày 14 tháng 10 năm 2014 của Văn phòng Ủy ban nhân dân
thành phố truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành
phố giao thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận –
huyện khẩn trương tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp,
tồn đọng kéo dài; Công văn số 6300/UBND-PCNC ngày 01 tháng 12 năm
2014 của Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các quận – huyện thực hiện các kết luận của Thủ tướng
Chính phủ đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo; Công văn số 1191/UBND-
PCNC ngày 09 tháng 3 năm 2015 về triển khai thực hiện kiến nghị giám sát
của Ủy ban pháp luật của Quốc hội về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước; Công văn số
4947/VP-PCNC ngày 03 tháng 6 năm 2015 về việc nhập số liệu vào phần
mềm Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia báo cáo công tác thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Văn bản số 7814/UBND-
TCD ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực
hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kết luận của Ban Thường vụ
Thành ủy về công tác tiếp xúc, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân; Văn bản số 579/UBND-NCPC ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban
nhân dân thành phố truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố
về triển khai thực hiện Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20 tháng 10 năm
2016 của Thanh tra Chính phủ về việc việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra
Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
43
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại tạo nên hệ thống cơ sở pháp lý quan trọng, tạo thành một hệ
thống giải pháp đồng bộ, áp dụng thống nhất trong các cấp, các ngành tại
thành phố, từng bước góp phần cho việc thi hành các quy định pháp luật về
khiếu nại ngày càng chuyển biến tích cực và hiệu quả hơn.
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu
nại
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chung, có thẩm quyền quản lý đối với tất cả các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố. Trong hoạt động quản
lý nhà nước về giải quyết khiếu nại, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi
quản lý của mình và đã tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu giúp việc trực tiếp
thực hiện công tác này là cơ quan Thanh tra Thành phố.
Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND
ngày 25 tháng 5 năm 2016 về ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Thanh
tra Thành phố. Theo đó, Thanh tra Thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân Thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
Thành phố quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật [15]. Trong công tác
quản lý nhà nước về giải quyết khiếu có nhiệm vụ:
+ Hướng dẫn các sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban
nhân dân quận, huyện thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, giải
quyết khiếu nại; thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định
[15];
44
+ Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc giải quyết khiếu nại; kiến nghị các
biện pháp để làm tốt công tác giải quyết khiếu nại thuộc phạm vi quản lý của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố [15];
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt
hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan,
tổ chức thì kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc kiến nghị
người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem
xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm [15];
+ Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khi được giao [15];
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết
khiếu nại [15].
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh:
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh gồm Văn phòng
và 08 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó có:
+ 06 phòng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: có chức năng chung
giúp Chánh Thanh tra Thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố
quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện
nhiệm vụ thanh tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của
pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực được phân công phụ trách với sự phân công,
phân nhiệm địa bàn phụ trách theo lĩnh vực và theo 24 đơn vị quận, huyện.
+ Phòng Thanh tra, phòng, chống tham nhũng: Giúp Chánh Thanh tra
Thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về
công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố; thực hiện nhiệm
45
vụ phòng, chống tham nhũng; tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham
nhũng tại cơ quan Thanh tra Thành phố theo quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng và các nhiệm vụ khác do Chánh Thanh tra giao; tham mưu
thụ lý, giải quyết đơn tố cáo về phòng, chống tham nhũng do Chánh Thanh tra
Thành phố giao.
+ Phòng Giám sát, Kiểm tra và Xử lý sau thanh tra: Giúp Chánh Thanh
tra Thành phố thực hiện công tác giám sát hoạt động Đoàn thanh tra do Thanh
tra Thành phố thành lập; thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra của các Đoàn
thanh tra của Thanh tra Thành phố khi được Chánh Thanh tra giao; theo dõi,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về
thanh tra và quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết
định xử lý tố cáo của Thanh tra Thành phố, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố đã có hiệu lực pháp luật; tổng hợp kết quả thực hiện kết luận, kiến
nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra
Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương khi được giao; tổng hợp, theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra các vụ việc đã có kết luận, chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân Thành phố, các vụ việc
tồn đọng, phức tạp, kéo dài và các nhiệm vụ khác do Chánh Thanh tra giao.
+ Văn phòng: Ngoài thực hiện công tác tổng hợp, hành chính quản trị...
còn tham mưu giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý
đơn, công tác pháp chế nội bộ.
Tình hình cán bộ, công chức của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 2012 đến năm 2017 (được nêu trong Bảng 2.1):
46
Bảng 2.1: Báo cáo thống kê đội ngũ công chức, người lao động tại
Thanh tra Thành phố từ năm 2012 đến năm 2017 [20]
Nguồn: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.3. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác
giải quyết khiếu nại
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm, xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại có bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức, có trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu chức
danh và vị trí việc làm; nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và
tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ trong công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại.
Thanh tra Thành phố đã tổ chức quán triệt, phổ biến triển khai kịp thời,
nghiêm túc đến đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại
các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Thành phố về chủ trương, chính
sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:
Năm
Đội ngũ công chức, ngƣời lao động tại Thanh tra Thành phố
Tổng
số
Trong đó Trình độ
Số
TTV
cao
cấp
Số
TTVC
Số
TTV
Số
CC,VC
và lao
động
hợp
đồng
khác
Tiến
sĩ
Thạc
sỹ
Đại
học
Trung
cấp,
Phổ
thông
2012 164 0 29 80 55 0 8 140 16
2013 165 27 87 51 0 9 141 15
2014 171 0 25 83 63 0 10 146 15
2015 163 0 29 72 62 0 11 134 18
2016 169 1 26 80 62 0 18 139 12
2017 166 1 25 88 52 0 18 136 12
47
- Quyết định số 5033/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức Nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015.
- Quyết định số 1930/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị của Thành phố giai đoạn
2011 – 2015.
- Quyết định số 6010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân thành phố về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính
trị của Thành phố năm 2015.
- Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ quyết định về việc ban hành chiến lược phát triển ngành
thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Kế hoạch số 180-KH/BTCTW ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Ban Tổ
chức Trung ương về đào tạo, bồi dưỡng năm 2016.
Nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm
công tác giải quyết khiếu nại, chủ yếu là đội ngũ cán bộ, công chức của hệ
thống ngành Thanh tra Thành phố, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra thành phố luôn là một trong những
nội dung trọng tâm của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được thực
hiện thường xuyên, định kỳ hàng năm, thực hiện thông qua các hình thức như:
- Thanh tra Thành phố, thanh tra sở, ngành, thanh tra quận, huyện cử
chuyên viên, công chức tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên,
thanh tra viên chính theo chiêu sinh của trường Cán bộ Thanh tra Chính phủ.
Trong giai đoạn năm 2012 đến năm 2017, ngành Thanh tra Thành phố đã cử
48
650 lượt cán bộ, công chức tham dự các lớp dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên,
thanh tra viên chính.
Thanh tra Thành phố đã cử 107 lượt cán bộ, công chức tham dự các lớp
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra (được nêu trong Bảng 2.2):
Bảng 2.2: Số lượng cán bộ, công chức tại Thanh tra Thành phố tham gia
các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra từ năm 2012 đến năm 2017
[8],[11], [12], [14], [17], [19]
Đơn vị: lượt người
Nguồn: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Thành phố
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số lƣợt đào tạo nghiệp vụ
Thanh tra viên
0 17 0 16 7 14
Số lƣợt đào tạo nghiệp vụ
Thanh tra viên chính
8 0 3 0 16 23
Số lƣợt đào tạo nghiệp vụ
Thanh tra viên cao cấp
1 1 1 0 0 0
49
Thanh tra quận, huyện đã cử 164 lượt cán bộ, công chức tham dự các lớp
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra (được nêu trong Bảng 2.3):
Bảng 2.3: Số lượng cán bộ, công chức tại tra quận, huyện tham gia các
lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra từ năm 2012 đến năm 2017
[8],[11], [12], [14], [17], [19]
Đơn vị: lượt người
Nguồn: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Thành phố
Thanh tra sở, ngành đã cử 379 lượt cán bộ, công chức tham dự các lớp
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra (được nêu trong Bảng 2.4):
Bảng 2.4: Số lượng cán bộ, công chức tại thanh tra sở, ngành tham gia
các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra từ năm 2012 đến năm 2017
[8],[11], [12], [14], [17], [19]
Đơn vị: lượt người
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số lƣợt đào tạo nghiệp vụ
Thanh tra viên
19 29 12 21 128 86
Số lƣợt đào tạo nghiệp vụ
Thanh tra viên chính
16 2 1 1 24 40
Nguồn: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Thành phố
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số lƣợt đào tạo nghiệp vụ
Thanh tra viên
15 33 16 20 26 24
Số lƣợt đào tạo nghiệp vụ
Thanh tra viên chính
10 2 1 0 9 8
50
- Thường xuyên tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công
chức trực tiếp thụ lý, tham mưu, giải quyết khiếu nại trên địa bàn Thành phố.
Trong 05 năm (từ năm 2012 đến năm 2016), Ban Tiếp công dân Thành
phố (trước đây là Văn phòng Tiếp công dân Thành phố) tổ chức 73 lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và kỹ năng
giao tiếp, ứng xử trong tiếp công dân cho 4.154 cán bộ, công chức, viên chức
làm công tác này.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về
nghiệp vụ chuyên môn tiếp công dân, giải quyết khiếu nại cho đội ngũ cán bộ,
công chức ngành Thanh tra Thành phố. Trong hai năm gần đây, 2016 và
2017, Thanh tra Thành phố đã chủ động phối hợp trường Cán bộ Thanh tra
Chính phủ để mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại tại Thành phố Hồ Chí Minh, đưa vào Chương trình đào tạo chung của
Thành phố; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham dự, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ trong giải quyết khiếu nại của đội ngũ chuyên viên,
công chức toàn ngành Thanh tra Thành phố. Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ
cán bộ công chức làm công tác giải quyết khiếu nại tập trung trang bị những
kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc giải quyết khiếu nại cho cán
bộ, công chức; trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ
năng, cách thức hoạt động thực thi giải quyết khiếu nại: về kỹ năng tiếp nhận
và xử lý đơn khiếu nại, hệ thống hóa các quy định của pháp luật liên quan đến
công tác giải quyết khiếu nại, một số kỹ năng cơ bản trong giải quyết khiếu
nại về tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính, soạn thảo văn
bản trong giải quyết khiếu nại hành chính, báo cáo trong giải quyết khiếu nại
hành chính, quyết định trong giải quyết khiếu nại hành chính Đồng thời,
giáo dục thái độ thực hiện giải quyết khiếu nại thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần
trách nhiệm của người cán bộ, công chức.
51
Qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao kiến thức, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, góp phần tích cực vào nâng cao
chất lượng giải quyết khiếu nại của toàn ngành Thanh tra Thành phố Hồ Chí
Minh . Tuy nhiên, nhận thấy rằng việc đánh giá chất lượng của đội ngũ cán
bộ, công chức làm công tác giải quyết sau khi được đào tạo, bồi dưỡng chỉ
dừng lại ở mức đánh giá thông qua kết quả học tập, chưa có tiêu chí cụ thể
đánh giá chất lượng hiệu quả sau khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về kỹ
năng, nghiệp vụ giải quyết khiếu nại.
2.2.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một bộ phận không thể tách rời với
xây dựng và thực thi pháp luật, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đến tất cả các đối tượng trong xã hội nhằm xây dựng
ý thức pháp luật, làm cho nhân dân, cán bộ, công chức có lòng tin vào pháp
luật, có thói quen, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật, góp phần nâng
cao hiệu quả việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Để tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 -
2016”. Quán triệt sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày
26 tháng 5 năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn
giai đoạn 2013 – 2016” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Tổng kết
03 năm thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục
52
pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”
[16], đạt được một số kết quả:
- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại gồm: Luật Khiếu
nại, Nghị định số 75/2012/ NĐ -CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại; kỹ năng phổ biến, giáo
dục pháp luật về khiếu nại và một số văn bản khác có liên quan như: Luật
Tiếp công dân, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm
chống lãng phí, Luật Thanh tra, Luật Tố cáo, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở
xã, phường, thị trấn
- Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại: Việc phổ
biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn
trọng và chấp hành pháp luật về khiếu nại của cán bộ, công chức và nhân dân
ở xã, phường, thị trấn, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật về
khiếu nại, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là công việc rất
quan trọng. Do đó, đối tượng được phổ biến pháp luật về khiếu nại rất đa
dạng, gồm cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân (bao gồm cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp), trong đó, đối tượng được quan tâm, thường xuyên phổ
biến pháp luật về khiếu nại là người dân ở cơ sở đặc biệt là người dân ở khu
vực có dự án phải giải tỏa, thu hồi đất
- Hình thức tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luận về khiếu nại:
+ Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về khiếu nại cho đội
ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ, công chức, người dân
Trong 02 năm 2014, 2015 và 06 tháng đầu năm 2016, toàn thành phố đã
tổ chức 659 cuộc tuyên truyền cho cán bộ, công chức, người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại, người chuyên trách,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giai_quyet_khieu_nai_tai_thanh.pdf