Luận văn Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại ngân hàng chính sách xã hội - Nghiên cứu điển hình tại chi nhánh tỉnh Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG - HÌNH viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 9

1.1. Một số khái niệm cơ bản 9

1.1.1. Khái niệm văn hóa 9

1.1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 10

1.1.3. Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp 11

1.2. Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp 12

1.2.1. Các biểu trưng trực quan của văn hoá doanh nghiệp 12

1.2.1.1. Kiến trúc 13

1.2.1.2. Logo khẩu hiệu 14

1.2.1.3. Ấn phẩm điển hình 14

1.2.1.4. Giai thoại 14

1.2.1.5. Nghi lễ, hội họp 15

1.2.1.6. Trang phục 16

1.2.1.7. Ứng xử và giao tiếp trong doanh nghiệp 17

1.2.2. Các biểu trưng phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp 17

1.2.2.1. Lịch sử phát triển và truyền thống 17

1.2.2.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi 18

1.2.2.3. Giá trị niềm tin và thái độ 19

1.2.2.4. Triết lý kinh doanh 20

1.2.2.5. Động lực cá nhân và tổ chức 20

 

docx104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại ngân hàng chính sách xã hội - Nghiên cứu điển hình tại chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính sách xã hội do các Bộ, ngành, đoàn thể khác thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay, HĐQT có 14 thành viên, trong đó 12 thành viên kiêm nhiệm và 02 thành viên chuyên trách. HĐQT có chức năng quản trị các hoạt động của Ngân hàng CSXH, phê duyệt chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch hoạt động hàng năm, ban hành các văn bản về chủ trương, chính sách, quy định, quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng CSXH các cấp, nghị quyết các kỳ họp HĐQT thường kỳ và đột xuất. Ngoài chức năng nhiệm vụ như trên, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mỗi Bộ, ngành, từng thành viên kiêm nhiệm HĐQT còn trực tiếp chỉ đạo hệ thống Bộ, ngành mình tham gia quản lý, giám sát, hỗ trợ các hoạt động của Ngân hàng CSXH, tham gia chuyển tải vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại địa phương. Giúp việc cho HĐQT có Ban chuyên gia tư vấn vàBan kiểm soát Ngân hàng CSXH - Ban đại diện Hội đồng quản trịcác cấp "Tại các chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Ban đại diện HĐQT các cấp có chức năng giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của HĐQT tại các địa phương. Chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với kế hoạch giảm nghèo bền vững và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi. Thành phần, số lượng thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp tại địa phương tương đương như thành phần của HĐQT ở Trung ương (nhưng không có thành viên chuyên trách) là cán bộ các cơ quan quản lý Nhà nước như các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) cùng cấp làm Trưởng ban. Giúp việc cho Ban đại diện HĐQT các cấp do Giám đốc Ngân hàng CSXH cùng cấp đảm nhận. Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH các cấp hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm qui định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 162/QĐ-HĐQT ngày 17/4/2003 của Hội đồng quản trị. Năm 2013, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng CSXH thực hiện thí điểm đưa Chủ tịch UBND xã vào thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện tại 03 tỉnh: Thanh Hóa, Bắc Giang và Long An. Đầu năm 2014, tổng kết đánh giá cho thấy hiệu quả và khẳng định là thiết thực và cần triển khai toàn quốc. Theo đó, xét đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH cấp huyện. Năm 2015, Ngân hàng CSXH triển khai thực hiện bổ sung Chủ tịch xã vào thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH cấp huyện.Sau 15 năm hoạt động, NGÂN HÀNG CSXH tổ chức đánh giá lại hoạt động của ngân hàng và khẳng định được vai trò của UBND cấp xã đối với hoạt động của Ngân hàng CSXH." * Bộ máy điều hành tác nghiệp - "Ngân hàng CSXH có mạng lưới hoạt động từ Trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện theo địa giới hành chính. Điều hành hoạt động của hệ thống Ngân hàng CSXH là Tổng Giám đốc. - Tại địa phương, bên cạnh bộ phận tác nghiệp chuyên trách của Ngân hàng CSXH còn có sự tham gia của cấp ủy, chính quyền địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thôn/ấp). Việc tham gia của các thành phần trên đã giúp việc xác nhận đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng một cách chính xác, nhanh chóng; gắn tín dụng chính sách với hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, hướng nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật,... giúp hộ vay sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, có thu nhập, thoát nghèo bền vững. Đồng thời, sự tham gia của cấp ủy, chính quyền địa phương giúp cho việc tiếp nhận và triển khai chính sách của Chính phủ kịp thời và sát hơn với thực tiễn của từng địa phương làm tăng tính xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với tín dụng chính sách (vừa có chức năng chỉ đạo thực hiện, vừa có chức năng kiểm tra, giám sát). Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, còn chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể theo dõi giám sát hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn để thực hiện tốt tín dụng chính sách trên địa bàn. Mô hình hoạt động của Ngân hàng CSXH đã thể hiện chủ trương xã hội hóa, dân chủ hóa, thực hiện công khai, minh bạch hoạt động tín dụng chính sách. Với mô hình này, người dân không chỉ được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ mà còn được trực tiếp theo dõi, giám sát hoạt động của Ngân hàng CSXH góp phần nâng cao hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách." 2.1.3. Khái quát về kết quả hoạt động của đơn vị năm 2017 a) Nguồn vốn Tổng nguồn vốn thực hiện đến 31/12/2017 đạt 2,546,442 tỷ đồng, tăng 13,625 tỷ đồng so với tháng 11, tăng 275,069 tỷ đồng (10,8%) so với đầu năm; trong đó: - Nguồn vốn cân đối từ TW: 2.002,843 tỷ đồng, giảm 15,625 tỷ đồng so với tháng 11/2017, tăng 71,687 tỷ đồng (3,58%) so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 78,65%/tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn huy động được TW cấp bù lãi suất: 423,016 tỷ đồng, tăng 27,484 tỷ đồng so với 30/11/2017 và tăng 166,411 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 268,4% kế hoạch tăng trưởng Ban đại diện Ngân hàng CSXH tỉnh giao và đạt 320% KH tăng trưởng Ngân hàng CSXHTW giao, nguồn vốn huy động chiếm 16,6% tổng nguồn vốn, trong đó: + Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, cá nhân tại trung tâm: 187,422 tỷ đồng, tăng 17,474 tỷ đồng so với 30/11/2017, tăng 79,590 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 568,5% kế hoạch tăng trưởng Ban đại diện Ngân hàng CSXHtỉnh giao và đạt 663% KH tăng trưởng Ngân hàng CSXHTW giao;100% đơn vị huy động vốn tăng so với đầu năm; trong đó một số đơn vị có số dư tăng trưởng cao gồm: Cô Tô 18,459 tỷ đồng, Uông Bí 7,942 tỷ đồng, Hội sở 7,294 tỷ đồng, Quảng Yên 6,808 tỷ đồng, Hoành Bồ 6,831 tỷ đồng, Tiên Yên 5,454 tỷ đồng, Hải Hà 688 tỷ đồng vàVân Đồn 4,902 tỷ đồng + Nguồn vốn huy động từ thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn: 175,133 tỷ đồng, tăng 7,578 tỷ đồng so với 30/11/2017, tăng29,884 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 166% kế hoạch tăng trưởng Ban đại diện Ngân hàng CSXHtỉnh giao và đạt 199,2% KH tăng trưởng Ngân hàng CSXHTW giao. Nguồn vốn huy động qua Tổ TK&VV tại các đơn vị triển khai ổn định, 100% đơn vị huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV tăng so với đầu năm; trong đó các đơn vị tăng cao như: Quảng Yên 4,755 tỷ đồng, Hội sở 3,395 tỷ đồng, Hoành Bồ 3,149 tỷ đồng, Tiên Yên 3,233 tỷ đồng, Hải Hà 2,920 tỷ đồng, Đông Triều 2,206 tỷ đồng + Nguồn vốn huy động dân cư tại điểm giao dịch xã đạt 60,461 tỷ đồng, tăng 2,432 tỷ đồng so với tháng 11 và tăng 56,937 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 189,8% kế hoạch tăng trưởng Ban đại diện Ngân hàng CSXHtỉnh giao và đạt 227,7% KH tăng trưởng Ngân hàng CSXHTW giao; 100% đơn vị huy động tại điểm giao dịch tăng so với đầu năm, trong đó có một số đơn vị tăng cao như Quảng Yên 11,738 tỷ đồng, Uông Bí 9,317 tỷ đồng, Hội sở tỉnh 5,784 tỷ đồng, Đông Triều 4,732 tỷ đồng, Tiên Yên 4,171 tỷ đồng - Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương đạt 120,583 tỷ đồng, tăng 1,767 tỷ đồng so với tháng 11 (trong tháng 12 có 04 đơn vị nhận được vốn ngân sách địa phương gồm: Hội sở tỉnh 1tỷ đồng, PGD Vân Đồn 300 triệu đồng, PGD Đầm Hà 300 triệu đồng, PGD Cô Tô 150 triệu đồng, các đơn vị nhập lãi 17 triệu đồng để bổ sung vào nguồn vốn) và tăng 36,971 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 4,73%/tổng nguồn vốn, trong đó ngân sách tỉnh bổ sung 19,423 tỷ đồng; Ngân sách địa phương cấp huyện bổ sung 17,548 tỷ đồng, hoàn thành 87,7% kế hoạch Trưởng Ban đại diện HĐQT giao cho các địa phương. b) Kết quả cho vay - Doanh số cho vay tháng 12/2017 đạt 45,638 tỷ đồng với 1.198 lượt khách hàng được vay vốn (lũy kế năm 918,826 tỷ đồng/24.295 lượt khách hàng vay vốn). Doanh số cho vay (lũy kế năm) tập trung chủ yếu vào một số chương trình: Hộ mới thoát nghèo 237,083 tỷ đồng, Giải quyết việc làm 210,715 tỷ đồng, Hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 173,011 tỷ đồng, Hộ cận nghèo 123,564 tỷ đồng ... - Doanh số thu nợ tháng 12/2017 đạt 32,091 tỷ đồng (lũy kế thu nợ từ đầu năm 644,992 tỷ đồng), một số chương trình tín dụng có doanh số thu nợ lớn: Hộ cận nghèo 246,496 tỷ đồng, Hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 135,280 tỷ đồng, NSVVSMTNT 72,006 tỷ đồng, Hộ nghèo 56,220 tỷ đồng... - Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến 31/12/2017 đạt 2.468,889 tỷ đồng, tăng 13,526 tỷ đồng so với 30/11/2017 và tăng 273,428 tỷ đồng (12,45%) so với đầu năm. + Có 7 chương trình dư nợ tăng so với đầu năm: Hộ mới thoát nghèo (204,734 tỷ đồng), Giải quyết việc làm (143,005 tỷ đồng), Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn II tăng 34,639 tỷ đồng (gồm nguồn vốn TW 16,589 tỷ đồng, nguồn vốn địa phương 18,050 tỷ đồng; Hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (37,691 tỷ đồng), cho vay theo NĐ 75 (4,880 tỷ đồng), cho vay Hợp tác xã (3,035 tỷ đồng) và dự án Nippon 1 tỷ đồng. + Các chương trình còn lại dư nợ đều giảm so với đầu năm: Hộ cận nghèo (- 122,986 tỷ đồng), Học sinh sinh viên (- 15.307 tỷ đồng), NSVVSMTNT (-11,424 tỷ đồng), Thương nhân (-1,386 tỷ đồng), hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167 (- 1,845 tỷ đồng), Hộ nghèo (- 910 triệu đồng) + Có 13/14 đơn vị tăng dư nợ tăng so với đầu năm, trong đó có một số đơn vị tăng khá là: Đông Triều (42,314 tỷ đồng), Hoành Bồ (34,306 tỷ đồng), Móng Cái (33,248 tỷ đồng), Hải Hà (28,304 tỷ đồng), Ba Chẽ (27,937 tỷ đồng), Cẩm Phả(27,133 tỷ đồng), Đầm Hà (24,472 tỷ đồng), Bình Liêu (23,905 tỷ đồng)... 01 đơn vị giảm dư nợ là: Uông Bí (- 6,728 tỷ đồng). c) Chất lượng tín dụng Đến 31/12/2017, nợ xấu là 4,709 tỷ đồng, chiếm 0,19%/tổng dư nợ, (giảm 341 triệu đồng so với tháng 11, giảm 1,447 tỷ đồng so với đầu năm) trong đó: - Nợ quá hạn 3,517 tỷ đồng, chiếm 0,14%/tổng dư nợ, giảm 395 triệu đồng so với tháng 11, giảm 1,214 tỷ đồng so với đầu năm. Có 02 Phòng giao dịch: Hoành Bồ, Ba Chẽ tiếp tục duy trì không có nợ quá hạn, 07/14 đơn vị tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức bình quân chung toàn Chi nhánh: Tiên Yên 0,001%, Bình Liêu 0.002%, Cẩm Phả 0,014%, Đông Triều 0,023%, Hải Hà 0,026%, Quảng Yên 0,048%, Móng Cái 0,088%. Có 05/14 đơn vị tỷ lệ quá hạn cao hơn mức bình quân chung của Chi nhánh: Đầm Hà 0,19%, Hội sở 0,29%, Uông Bí 0,42%, Cô Tô 0,78%, Vân Đồn 1,12%. Một số chương trình tín dụng có dư nợ quá hạn lớn là: Giải quyết việc làm 1,412 tỷ đồng (chiếm 40% tổng dư nợ quá hạn), hộ nghèo 577 triệu đồng (chiếm 16,4%), hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn 560 triệu đồng (chiếm 15,9%), thương nhân vùng khó khăn 335 triệu đồng (chiếm 9,5%), Hộ cận nghèo 230 triệu đồng (chiếm 6.5%), NSVVSMTNT 178 triệu đồng (chiếm 5,06%), học sinh sinh viên 158 triệu đồng (chiếm 4,5%)... Có 12 đơn vị giảm nợ quá hạn so với tháng 11, trong đó có một số đơn vị giảm thấp: Uông Bí giảm 81 triệu đồng, Móng Cái giảm 80 triệu đồng, Đầm Hà giảm 77 triệu đồng... (trong tháng 12 có 02 đơn vị được xử lý rủi ro xóa nợ: Đầm Hà 18 triệu đồng, Hạ Long 4 triệu đồng). - Nợ khoanh 1,192 tỷ đồng, chiếm 0,048%/tổng dư nợ, tăng 55 triệu đồng so với tháng 11, giảm 178 triệu đồng so với đầu năm (PGD Bình Liêu có Quyết định khoanh nợ 90 triệu đồng của 01 món vay SXKDVKK). d) Thực hiện công tác xử lý rủi ro Trong tháng 12/2017, Chi nhánh được xóa nợ 03 món, số tiền 28,5 triệu đồng, trong đó gốc là 22 triệu đồng, lãi là 6,5 triệu đồng, khoanh nợ 01 món với số tiền gốc là 90 triệu đồng. Năm 2017, Chi nhánh được Ngân hàng CSXH xử lý xóa nợ 37 món, số tiền 594,6 triệu đồng, trong đó tiền gốc 410,4 triệu đồng (gốc trong hạn 52 triệu đồng, gốc quá hạn 358,4 triệu đồng) tiền lãi 184,2 triệu đồng. đ) Thực hiện các mặt công tác khác - Về điểm giao dịch xã và tổ chức hoạt động giao dịch tại xã: Toàn Chi nhánh tiếp tục duy trì lịch giao dịch cố định tại 183 điểm giao dịch/186 xã, phường, thị trấn. Công tác giao dịch xã được duy trì tốt, đảm bảo an toàn. - Theo dõi các đơn vị thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, chỉ tiêu huy động vốn; bán sát chất lượng tín dụng của các đơn vị để đôn đốc phối hợp xử lý kip thời. - Thực hiện chuyển nguồn vốn cho vay xuất khẩu lao động sang cho vay giải quyết việc làm theo văn bản số 9316/UBND-TM3 ngày 13/12/2017 của UBND tỉnh. - Phối hợp với Sở Xây dựng trình UBND tỉnh điều chỉnh nguồn vốn cho vay Hộ nghèo về nhà ở giữa các đơn vị. - Thực hiện thông báo điều chuyển nguồn vốn giải quyết việc làm TW Đoàn thanh niên của Tỉnh đoàn Quảng Ninh - Tham gia dự thảo báo cáo chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2021-2030. - Thực hiện đầy đủ công tác báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất gửi Ngân hàng CSXH, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Sở Tài chính, Sở Lao động TB&XH theo quy định. Theo dõi quỹ an toàn chi trả đảm bảo nguồn tiền mặt cho các đơn vị giải ngân theo kế hoạch, thực hiện tồn khoản toàn tỉnh theo đúng quy định. 2.2. Thực trạng các biểu hiện của VHDN tại NHCS tỉnh Quảng Ninh 2.2.1. Các biểu hiện trực quan 2.2.1.1. Đặc điểm kiến trúc Trụ sở của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh tọa lạc trên khuôn viên đất hình vuông, có diện tích là 2.900 mét vuông tại địa chỉ Lô B7 Khu đô thị cột 5 – cột 8, Phường Hồng Hà, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. Ở giữa là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi tòa nhà cao tầng khang trang, sạch đẹp và tiện nghi. Ấn tượng nhất của toà nhà 5 tầng là nằm gần bờ biển Vịnh Hạ Long xinh đẹp,hướng nhìn ra biển, được sơn mầu xanh lam là nơi giao dịch với khách hàng. Nhìn tổng thể trụ sở của Ngân hàng CSXH tỉnh khá khang trang, sạch đẹp, lịch sự, tạo một phong cách riêng, gây được ấn tượng cho khách hàng. Trụ sở của 13 Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, thị, thành phố đều khang trang, sạch đẹp, phòng làm việc với các trang thiết bị hiện đại, văn minh, thuận lợi cho nhân viên và khách hàng. 2.2.1.2. Nghi lễ Được Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh tôn trọng thực hiện hàng năm với các lễ hội như sau: -Lễ sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, được tổ chức vào trung tuần tháng 7 hàng năm. - Lễ tổng kết năm kết hợp với tuyên dương, khen thưởng lãnh đạo và nhân viên có thành tích xuất sắc trong công tác được tổ chức vào đầu quí I hàng năm. 2.2.1.3 Biểu tượng Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương đã xây dựng một biểu trưng Logo hình búp sen. Biểu trưng ấy được tạo thành bởi hình ảnh cách điệu của 2 bàn tay đan nhau, tạo hình 2 chữ N (viết tắt của từ Người nghèo) và tạo thành 3 khối chéo trên đỉnh, tượng trưng cho 03 miền Bắc – Trung – Nam. Phía dưới biểu trưng Logo mang dòng chữ “VBSP” là chữ viết tắt tên tiếng Anh của Ngân hàng CSXH (Vietnam Bank For Social Policies) tạo đài hoa như một bệ đỡ vững chắc, thể hiện tinh thần vì người nghèo và những cam kết của Ngân hàng CSXH, đoàn kết chung tay cùng người dân trong cả nước, hướng về người nghèo, đồng hành cùng người nghèo, giúp đỡ người nghèo chống lại đói nghèo và sự lạc hậu với ước vọng xây dựng đất nước mạnh giàu, xã hội dân chủ – công bằng – văn minh. 2.2.1.4.Ấn phẩm điển hình của Tổ chức Hiện nay, Ngân hàng CSXH của tỉnh có một số ấn phẩm như sau: + Hồ sơ giới thiệu về đơn vị + Hồ sơ năng lực, kinh nghiệm của đơn vị + Hệ thống văn bản, tài liệu được hoàn thiện hàng năm đáp ứng yêu cầu thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Mẫu bì thư nhiều kích cỡ, có logo của Ngân hàng CSXH Việt Nam. + Đặc san thông tin Ngân hàng CSXH. 2.2.1.5 Trang phục Trang phục cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh: -Nam: quần tây màu xanh đen, áo sơ mi nền trắng kẻ nhỏ mầu hồng, thêu logo của ngành. - Nữ: quần tây hoặc váy ngắn màu xanh đen, áo sơ mi nền trắng kẻ nhỏ mầu hồng, thêu logo của ngành. 2.2.1.6 Giao tiếp Ngôn ngữ giao tiếp và cách ứng xử giữa nhân viên – nhân viên; nhân viên – lãnh đạo, nhân viên, lãnh đạo – khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh. Ứng xử và giao tiếp trong Chi nhánh được quy định một cách cụ thể (trích bộ quy tắc ứng xử của Chi nhánh)như sau: * Quan hệ và ứng xử với đồng nghiệp: -Sống có trách nhiệm - Tôn trọng lẫn nhau - Khi không đồng nhất về quan điểm nào đó - Khi không biết một điều gì đó - Khi mắc lỗi * Ứng xử của lãnh đạo Chi nhánh phải hội tụ đủ 3 yếu tố: Vừa là người quản l ý, vừa là người chỉ huy, vừa là chuyên gia” - Lãnh đạo ở Chi nhánh là người Gương mẫu - Quan tâm, đồng cảm với nhân viên * Ứng xử giữa cán bộ, nhân viên Chi nhánh và khách hàng: - Mỉm cười, chào đón khách hàng với thái độ thân thiện - Khách hàng có quyền biết tất cả các thông tin về dịch vụ của Chi nhánh mỗi nhân viên có nghĩa vụ đáp ứng mọi thông tin đó đến cùng. - Làm cho khách hàng hài lòng ngay cả khi dịch vụ của Chi nhán làm khách hàng phiền lòng/thất vọng nhất: * Ứng xử giữa CBNV chi nhánh và đối tác: “ - Ứng xử trong việc lựa chọn đối tác - Thận trọng với việc nhận quà cáp Nhìn chung, về ứng xử, các thành viên trong Chi nhánh luôn ứng xử với nhau một cách thân thiện, bình đẳng. Lãnh đạo và nhân viên trong Chi nhánh khi tiếp xúc với khách hàng đều tỏ rõ sự ân cần, lắng nghe mọi ý kiến trao đổi của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm cũng như nhiệt tình giải đáp những khúc mắc của khách hàng, mang đến cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái nhất. Điều đó đã tạo nên một nét đẹp đặc sắc trong văn hóa Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh. 2.2.2 Các biểu trưng phi trực quan của văn hóa Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh 2.2.2.1 Sứ mệnh của Ngân hàng CSXH tỉnh Là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh tồn tại và phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là hộnghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên, sứ mệnh của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh chưa được văn bản hóa, chi tiết để phổ biến, truyền thông trong nội bộ cũng như cho người dân địa phương. Những nội dung này được Ngân hàng CSXH Trung ương khẳng định nhưng khi đến cấp địa phương phải chi tiết và cụ thể hóa hơn để có định hướng hoạt động. 2.2.2.2 Định hướng và chiến lược phát triển của đơn vị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chưa xây dựng cho mình một tầm nhìn chiến lược. Các định hướng mang tính chất dài hạn đang dừng lại ở các mục tiêu nhưng chưa đưa ra định hướng cụ thể về vị trí của Ngân hàng CSXH tỉnh trong hệ thống Ngân hàng CSXH Trung ương hoặc trong hệ thống các tổ chức của địa phương Có thể nhận thấy thông qua các định hướng về nguồn nhân lực của Ngân hàng CSXH tỉnh như: Một là: Biết thực hiện nghiệp vụ tín dụng như cán bộ tín dụng của các ngân hàng khác (phần nghiệp vụ này chúng ta đã được học tại các trường). Hai là: Biết thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay khi tham gia Tổ giao dịch lưu động tại xã (Giám đốc Phòng giao dịch có thể phân công 01 cán bộ tín dụng làm nhiệm vụ kế toán khi đi giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã) Ba là: Biết nghiệp vụ tin học cơ bản, tin học văn phòng (Word, Excel), biết thao tác thành thạo phần mềm kế toán cho vay trên máy tính xách tay khi đi giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã. Bốn là: Biết thực hiện nghiệp vụ về ngân quỹ. Mô hình tổ giao dịch lưu động tại xã hiện nay có 2 - 3 cán bộ (và thường do các cán bộ tín dụng thay nhau thực hiện): cán bộ tín dụng làm Tổ trưởng; kế toán; thủ quỹ. Nếu Tổ giao dịch chỉ có 02 người thì Tổ trưởng làm cán bộ tín dụng đồng thời phải kiêm thủ quỹ Năm là: Biết lái xe. Biên chế của Phòng giao dịch chỉ có 07 người (một số Phòng giao dịch có dư nợ trên 50 tỷ đồng, trên 20 xã vùng khó khăn được biên chế đến 9 hoặc 11 người): trong đó 01 Giám đốc, 03 cán bộ tín dụng; 02 kế toán, 01 thủ quỹ, (không có biên chế lái xe ô tô). Chủ trương của Tổng giám đốc Ngân hàng CSXH là cán bộ tín dụng kiêm lái xe (hiện nay, đã cho phép mỗi Phòng giao dịch cử cán bộ học lái xe ô tô và thực tế đã có rất nhiều cán bộ tín dụng lái được xe ô tô). Sáu là: Có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất:nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), tiểu thủ công nghiệp, quản lý kinh tế để giúp cho người vay sử dụng vốn có hiệu quả. Bảy là:Có kỹ năng giao tiếp vì phải làm việc thường xuyênvới chính quyền địa phương, Hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã và với khách hàng. Tám là: Biết làm công tác dân vận để tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH, phổ biến cho khách hàng và các đối tượng có liên quan (cán bộ xã, cán bộ Hội, Đoàn thể) về cơ chế cho vay hộnghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng CSXH. Chín là: Biết thực hiện công tác kiểm tra giám sát và hướng dẫn người khác làm công tác kiểm tra, giám sát: phương thức cho vay của Ngân hàng CSXH là uỷ thác từng phần qua các Tổ chức chính trị - xã hội để tăng cường công tác kiểm tra giám sát và hướng dẫn tổ chức chính trị - xã hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV thực hiện công tác kiểm tra, giám sát quá trình cho vay từ bình xét - giải ngân - thu nợ - thu lãi - xử lý nợ. 2.2.2.3 Tôn chỉ, mục đích của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh: Biến cái không thể của ngày hôm qua thành cái có thể của ngày hôm nay và sự hoàn thiện ở ngày mai. Trước hết, người cán bộ Ngân hàng CSXH phải hiểu được bản chất của Ngân hàng CSXH là phục vụ, không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, vì vậy cán bộ vào làm việc tại Ngân hàng CSXH phải xác định tư tưởng yên tâm công tác, chấp nhận hy sinh cá nhân, chịu đựng vất vả, phải nhiệt tình, toàn tâm, toàn ý trong công việc, xác định trách nhiệm cao khi thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Chính phủ đã tin tưởng giao cho Ngân hàng CSXH, chấp nhận mức thu nhập thấp hơn so với một số Ngân hàng thương mại trên địa bànCán bộ Ngân hàng CSXH phải chấp hành sự phân công của Thủ trưởng cơ quan, không được đòi hỏi chọn việc, chọn nghề, chọn địa điểm công tác. - Cán bộ Ngân hàng CSXH phải chấp hành nội quy lao động của cơ quan như: đi làm đúng giờ, ăn mặc đúng quy định, bảo đảm lịch sự, lễ phép, không làm việc riêng trong giờ làm việc, không sử dụng điện thoại, máy tính của cơ quan vào việc riêng, thực hành tiết kiệm điện, nước và các đồ dùng, trang bị khác, giữ gìn vệ sinh chung trong cơ quan. Khi giao dịch với khách hàng ở tất cả mọi nơi, mọi lúc, nhất là ở những nơi tập thể, công cộng; cán bộ Ngân hàng CSXH phải lịch sự, lễ phép, đúng mực, không để người khác đánh giá không tốt về cán bộ Ngân hàng CSXH. - Cán bộ Ngân hàng CSXH phải hiểu biết về chính sách và làm việc đúng chế độ chính sách, trung thực, không được lợi dụng chính sách của Nhà nước để làm lợi cho mình và người thân. Có kỹ năng nghề nghiệp, nếu chưa hiểu về chế độ, chính sách phải xin được hướng dẫn, không được tự ý làm tuỳ tiện dẫn đến vô tình hoặc cố tình làm mất tài sản của Nhà nước - Cán bộ Ngân hàng CSXH phải thường xuyên nghiên cứu, học tập để nâng cao hiểu biết, nhận thức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Những cán bộ Ngân hàng CSXH không chấp hành nội quy lao động, không chấp hành sự phân công của cấp trên khi đã được nhắc nhở, hoặc cố ý làm sai gây hậu quả sẽ bị buộc thôi việc 2.2.2.4 Niềm tin, giá trị chủ đạo và thái độ - Thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. - Cung cấp các dịch vụ tốt nhất. - Phát triển quan hệ đối tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. - Vì quyền lợi của cán bộ công nhân viên. 2.3. Hoạt động phát triển văn hóa tại Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh 2.3.1. Nhận thức về phát triển văn hóa doanh nghiệp Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngân hàng đều đã nhận thức được rằng sự phát triển bền vững của tổ chức không chỉ được thể hiện ở kết quả hoạt động hàng năm. Yếu tố văn hóa doanh nghiệp chính là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của tổ chức. Giai đoạn vừa qua, Ngân hàng CSXH tỉnh đã luôn luôn chú trọng đến việc truyền thông phát triển văn hóa tổ chức và những giải pháp để tiếp tục phát triển hoàn thiện nền tảng tư tưởng văn hoá của NHCS trên đặc thù ngành nghề của ngân hàng, để văn hoá thực sự là động lực, là niềm tin, là sợi dây xuyên suốt để toàn thể nhân viên neo bám, lớn mạnh. Ban lãnh đạo đã luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp, tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp cho mình và cho từng nhân viên. Những tấm gương tự học tập nâng cao trình độ về mọi mặt chính là những hình ảnh đẹp về các thế hệ lãnh đạo. Xuất thân từ những vị trí khác nhau, ngành nghề khác nhau, nhưng lãnh đạo phòng ban, trung tâm đều là những tấm gương tự học. Bên cạnh đó, phải xây dựng được một môi trường làm việc lành mạnh, phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân là một yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển VHDN tại Ngân hàng CSXH. Một môi trường mà trong đó từng thành viên đoàn kết, gắn bó, chia sẻ với nhau, mọi người đều có cơ hội thăng tiến, sẽ tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, kích thích được sự sáng tạo, chú trọng xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, lành mạnh, công bằng; mọi người đều được giao việc và đánh giá chất lượng công việc bằng văn bản; chấm điểm chất lượng công việc (Ki) hàng tháng, quý, năm, lấy căn cứ để trả lương, thưởng, xét nâng lương, nâng bậc hàng năm và xem xét khi luân chuyển, thi tuyển vào các vị trí quản lý, tạo cơ hội thăng tiến bình đẳng cho mọi người. Ngân hàng CSXH cũng thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề truyền thông về văn hóa doanh nghiệp, về cách hành xử, ứng xử có văn hóa, xây dựng môi trường văn hoá nơi làm việc. Nhìn chung, nhận thức của đội ngũ CBNV trong tổ chức về VHDN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_phat_trien_van_hoa_doanh_nghiep_tai_ngan_hang_chinh.docx
Tài liệu liên quan