MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
DẪN LUẬN .1
Chương 1: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CÁC
YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ Ý NHI .11
1.1. Cơ sở nghiên cứu phong cách nghệ thuật.11
1.2. Các yếu tố định hình phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi .14
1.2.1. Hoàn cảnh xã hội – thời đại.14
1.1.2. Nền tảng quê hương, gia đình và đặc điểm con người nhà thơ .18
1.3. Khái lược về các chặng đường sáng tác thơ Ý Nhi.21
Chương 2: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ Ý NHI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
NGÔN NGỮ, THỂ LOẠI, KẾT CẤU.34
2.1. Phong cách sử dụng ngôn từ nghệ thuật.34
2.1.1. Ngôn từ giản dị mà chân thành.35
2.1.2. Ngôn từ mang tính khái quát, triết luận.41
2.1.3. Một số biện pháp tu từ tiêu biểu .46
2.2. Phong cách thể loại.57
2.2.1. Thơ tự do – thể nghiệm và thành tựu.58
2.2.2. Bản lĩnh cách tân trong thể thơ năm chữ.62
2.3. Phong cách kết cấu .67
2.3.1. Kết cấu theo mô hình triết luận.67
2.3.2. Cách tạo khoảng lặng trong kết cấu thơ .71
Chương 3: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ Ý NHI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
TRIẾT LUẬN VỀ CÁI ĐẸP VÀ ĐỜI SỐNG .77
3.1. Cơ sở nghiên cứu.77
3.1.1. Về khái niệm triết luận .77
139 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong cách nghệ thuật thơ ý nhi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ Ý Nhi tràn ngập những hình ảnh so sánh mới lạ,
những hình ảnh tưởng chừng như rất khác xa nhau khi được bà đặt gần nhau
bỗng tạo nên sự liên tưởng đặt biệt, nó vừa nữ tính, lại vừa uyên sâu:
Giữa bao nhiêu năm tháng ngược xuôi
đã có lúc lòng con đơn bạc
quên cả những điều tưởng không sao quên được
như người no quên cơn đói của mình.
(Kính gửi mẹ)
Cuộc đời xô ta ngày càng đi xa ngôi nhà của mẹ, ngày càng xa nỗi nhớ
thương của mẹ. Hình ảnh “người no quên cơn đói” tạo nên một tứ thơ lạ. Trường
liên tưởng đi từ một tâm hồn người con lãng quên lòng mẹ, một tâm hồn “đơn
bạc” thành sự no sự đói của một con người làm nên một ấn tượng rất sâu. No gì,
đói gì? No cảm giác bề bộn và đói những tình cảm sâu nặng.
Ý Nhi còn có những so sánh nặng ý vị Thiền:
Lòng chợt buồn ngơ ngác
như người không quê hương
(Tháng mười)
Cảm giác mong manh mà tê tái. Hình ảnh “lòng buồn ngơ ngác” được ví
với “người không quê hương” có gì đó thật mông lung, trống trải. Chợt nhớ đến
bài ca “Bên đời hiu quạnh” của Trịnh Công Sơn mà nghiệm ra triết lí “vô sinh,
vô diệt”, “sắc sắc, không không” trong đời. “Rồi một lần kia khăn gói đi xa.
Tưởng rằng được quên thương nhớ nơi quê nhà. Lòng thật bình yên mà sao buồn
thế. Giật mình nhìn tôi ngôi khóc bao giờ”
Chính những cách tư duy so sánh mới lạ này đã đem lại nhiều nét nghĩa
mới cho sự vật đồng thời thể hiện một cách mạnh mẽ, trọn vẹn xúc cảm của chủ
thể trữ tình. Biện pháp tu từ so sánh trong thế giới thơ Ý Nhi đã góp phần không
nhỏ trong sự thành công về mặt nghệ thuật cũng như tạo nên dấu ấn rất riêng
của Ý Nhi trong nền thơ Việt Nam hiện đại.
2.1.3.2. Phép tương phản - đối lập
Dường như Ý Nhi có ý thức chọn biện pháp tương phản - đối lập để khách
quan hóa thế giới đặc biệt là thế giới nội tâm. Đối lập - tương phản gần như đã
trở thành tiêu chuẩn thẩm mỹ trong sáng tạo ngôn từ của Ý Nhi.
Cùng với tuổi đời và tuổi nghề, Ý Nhi dần nhận ra mình là “người đàn bà
tìm về kết cục”, “không còn nhiều thời gian cho do dự/ không còn nhiều thời
gian cho sai lầm”. Do đó càng cần phải thâu tóm trọn vẹn thế giới nội cảm đa
chiều và tinh vi một cách trọn vẹn nhất. Chấp nhận quy luật hai chiều của cuộc
sống như “chấp nhận khuôn mặt vốn có của mình” Ý Nhi nuôi dưỡng xúc cảm
nồng nhiệt nhưng luôn ý thức tiết chế nó, nắm giữ ngọn lửa đam mê trong tay
nhưng Ý Nhi luôn tỉnh táo và rạch ròi khi nhận thức. Điều này giúp Ý Nhi có
một độ lùi vừa phải để nhìn thấu suốt cái “giản đơn và rối ren”, cái “lớn lao và
cạn hẹp” của chính mình và của đời sống. Phép tương phản, đối lập ở nhiều cấp
độ đã giúp Ý Nhi chuyển tải được tâm thức đó.
- Đối lập - tương phản trong câu chữ: “Mưa ồn ào mùa hạ/ mưa dịu
mềm mùa xuân”; “bao miền đất đi qua, bao cánh đồng trở lại”,
“bước thành rồi bước bại/ ngày nắng theo ngày mưa”; “rau muống
đầu mùa lên cao/ hoa cuối xuân giá hạ”; “và gương mặt thân quen/
vừa gần gụi/ vừa xa vời/ trong giấc mơ hạnh phúc”; “Có lẽ/ người ấy
mạnh mẽ và dịu dàng/ sâu sắc và hồn nhiên”; “tôi đang đứng kề bên
cái vạch nhỏ xíu/ của thủy chung và phản trắc, của tan vỡ, và hy vọng,
của hằn thù và tha thứ”; “và mắt người lo âu/ và mắt người hân
hoan”; “rượu mới ngọt làm sao/ đắng làm sao/ chua chát làm sao”
- Đối lập - tương phản trong hình ảnh: “Là vòm trời xanh dịu kia/ hay là
cơn bão lớn, mùa thu”; “tàu điện lanh canh giữa lòng phố vắng”;
“nào đâu hay có một miền cát nóng/ như hạt mầm trong sỏi đá/ như
đốm lửa dưới tàn tro”; “chị mệt mỏi mỉm cười/ đáp lại niềm hân hoan
của hàng vạn người xem”; “Giọt nước mắt ràn rụa qua gương mặt
hạnh phúc/ nụ cười cay đắng trước trò đùa nghiệt ngã của số phận”;
“Trên đôi mi khô bỏng/ lại lăn chảy giọt nước mắt mặn ấm/ Và cỏ
mùa xuân lại mềm mại dường bao/ dưới lòng chân chai sạn”
- Đối lập - tương phản trong cấu tứ, tư tưởng: “đồi đã ngủ cây cọ rồi
cũng ngủ/ có điều gì thao thức ở trong em”; “ông là vầng mặt trời
phương Nam khi người ta còn ngủ vùi trong đêm phương Bắc”;
“nhiều khi tôi khóc vì chính cái khiến những người quanh tôi vui
sướng”; “Thôi chào nhé/ số phận đã gắn bó ta cùng tất cả/ số phận
cũng đã buộc ta cùng lúc phải xa rời tất cả”; “Rồi, bác cháu ta chắc
sẽ lặng im/ giữa bao lời cười nói”; “không ai có thể làm cho anh chói
sáng/ không ai khiến anh lu mờ/anh tự mình/ rực rỡ hay tàn lụi”; “tôi
biết có những trò đùa cay nghiệt/ và những việc nghiêm trang lại là
một trò đùa”; “Đôi lần, em nhìn tán cây mà ứa nước mắt/ vì màu
xanh”
Phép tương phản - đối lập trong thơ Ý Nhi xuất phát từ nhu cầu nhận thức
đời sống trong chiều sâu bản chất của nó. Vậy nên sự đối lập, tương phản của từ
ngữ, hình ảnh, cấu tứ, tư tưởng là sự đối lập mang tính phổ quát. Cuộc đời được
nhà thơ cảm nhận trong sự đa chiều, phức tạp của nó, không dễ dàng nắm bắt,
không dễ dàng cầm giữ để từ đây nhà thơ đẩy lên thành triết lí. Điều này càng
nhấn mạnh hơn yếu tố “duy lí”, “nội cảm”, “trí tuệ” trong thơ Ý Nhi. Phép tương
phản - đối lập đã làm nên một phong cách thơ độc đáo cho Ý Nhi đồng thời nó
giúp mở rộng khả năng thẩm thấu, cảm nhận thế giới trong tính khái quát, đa
chiều từ phía người đọc.
2.1.3.3. Phép điệp
Phép điệp là một trong những biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng
phổ biến và đắc địa trong thơ Ý Nhi. Không những thế, nó trở thành một trong
những nhân tố quan trọng trong sự cách tân ngôn ngữ của bà. Việc lặp lại cùng
một từ, một cụm từ trong cùng một dòng thơ hay trong nhiều khổ thơ để đẩy
mạnh cảm xúc, để thể hiện sự “giày vò”, “sự xao xác” không yên trong tâm hồn
nhà thơ đa cảm mà nặng tư duy phân tích này. Xét trong 203 bài thơ, dường như
bài nào cũng có sử dụng hình thức điệp (lặp): điệp âm, điệp ngữ, điệp đầu, điệp
cuối, điệp phụ âm đầu, điệp thanh, điệp vần Phép điệp góp phần rất lớn trong
việc tạo nên tính nhạc trong thơ, làm cho bài thơ giàu cảm xúc. Hơn nữa, việc sử
dụng phép điệp cùng với việc mở rộng biên độ thơ góp phần thể hiện những tình
cảm phong phú, đa dạng nhưng cũng rất phức tạp của đời sống con người.
Một số cách điệp Ý Nhi thường sử dụng và đã tạo ra những hiệu ứng nghệ
thuật đặc sắc:
- Điệp từ ở đầu mỗi câu thơ: “Những người đàn bà gánh trên vai hàng
chục cái tang/ những trẻ sơ sinh chỉ một mình sống sót/ những người
yêu cách xa biền biệt/ những cụ già trơ trọi chẳng cháu con” (Cát. 4.
Bài ca); “Ai còn đi trên đường đời bốn mươi năm sau ông/ còn có thể
tuyệt vọng/ còn có thể hạnh phúc/ còn có thể kiếm tìm/ còn có thể xuất
hiện với một khuôn mặt mới” (Viếng mộ Hàn Mặc Tử)
- Điệp từ ở đầu mỗi khổ thơ: “Có phải” (Thành phố tràn đầy hoa
cúc); “Đã nhiều lầnNhiều lần.Rồi một lần” (Chuyện kể), “Thôi ta
hãy” (Viết nhân một câu thơ)
- Điệp đầu câu bằng từ nối: “Chỉ còn lại trước ta một con đường/ và
hoa phượng đỏ tràn về/ và lá xoài non/ và nước êm đềm kênh rạch/ và
lúa/ và dừa/ và ánh vô tư nơi đáy mắt” (Ra khỏi thành phố); “Và bậc
thềm/ Và ô cửa/ Và sương mù/ Và lá/ Và bờ dốc im lìm/ Và mặt hồ
vắng lặng/ Và tường vi lung linh bờ dậu/ Và nắng ngập lòng phố nhỏ”
(Đà lạt)
- Điệp cấu trúc câu:
+ Hai câu hoặc nhiều câu gần nhau trong cùng một khổ: “sông tự biết
thu mình hẹp lại/ sông tự biết qua đá ngầm bóng tối” (Sông); “Không
ai trói buộc/ không ai gông cùm/ không ai đánh đập/ không ai chửi
mắng/ sao ta sống như trong lồng cũi” (Nguyễn Du, 1813)
+ Một câu ở đầu hoặc ở cuối các khổ liên tiếp: “một lần nữa” (Qua
Huế); “khi dịu dàng tay nắm lấy bàn tay” (Và vườn trong phố); “phải
chăng đó là cuộc đời ông” (Nhà thơ và cái hồ nhỏ)
+ Một câu ở khổ đầu và khổ cuối: “Có những gì chờ đợi phía xa kia”
(Mùa thu chưa tới), “Giữa chiều lạnh/ một người đàn bà ngồi đan
bên cửa sổ” (Người đàn bà ngồi đan)
- Điệp cả đoạn hoặc khổ thơ: “Dương Bích Liên uống rượu/ lặng im/ và
vẽ” (Đắc đạo), “Nhặt lá/ bao thuốc rỗng/ những vé số đã hết hạn/ gom
góp lại/ và đốt” (Người điên ở phố Bà Triệu)
- Điệp kèm theo cấu trúc so sánh: “ Phố như thể cuộc đờiChùa như
thể bóng cây” (Chùa trong phố); “Đôi khi/ ta như chiếc gàu thả sâu
trong lòng giếng Đôi khi/ ta như đứa trẻ bán hủ tiếu rong Đôi khi/
ta như người leo núi rủi ro” (Đôi khi)
- Điệp mở rộng: “Lòng bồn chồn giữa Praha bình yên/ tôi như người
đánh mất/ lại như người vừa tìm thấy được/ như người đã trải qua/
như người đang đón gặp/ như người sắp đi xa/ như người sắp trở về/
Ôi Praha! Praha.” (Một buổi chiều ở Praha); “Bừng sáng/ giữa bao
nhiêu ràng buộc, tối tăm./ Bừng sáng/ giữa bao nhiêu hiềm khích./
Bừng sáng/ Gương – Mặt – Người – Kêu – Gọi.” (Nhà văn Nguyễn
Minh Châu)
Hiện tượng điệp trong thơ Ý Nhi cực kì phong phú. Mỗi hình thức điệp là
một dụng ý nghệ thuật. Có khi đó là những xôn xao không thể chỉ nói một lần;
khi khác lại là sự bâng khuâng cơ hồ là vô tận; khi khác nữa lại là sự rối ren, chật
hẹp không gì gỡ ra được ngoài những câu thơ Và cũng có lần quá rung động
vì những tinh khôi:
Đôi lần
em nhìn tán cây mà ứa nước mắt
vì màu xanh.
Đôi lần
em nghe tiếng chim khuyên mà ứa nước mắt
vì sự trong trẻo.
(Vườn (1))
Xúc động trước cái đẹp là biểu hiện cơ bản của tâm hồn thi nhân. Ý Nhi
dùng phép điệp thật thành công và đắc địa để diễn tả sự rung động đôi khi xuất
hiện như sự ngẫu nhiên may mắn (“Đôi lần”) nhưng lại là cảm xúc vô cùng vững
bền trong tâm hồn nhà thơ. Để có được cái may mắn đó trước hết phải có một
tâm hồn đẹp, biết yêu và biết xúc động, biết nâng niu và nuôi dưỡng những giọt
nước mắt quý giá của mình (“ứa nước mắt”) - vì những gì đẹp đẽ nhất - màu
xanh giản dị của tán cây hay tiếng ca trong trẻo, giàu sức sống của tiếng chim
khuyên. Hiện tượng lặp trong đoạn thơ khá đặc biệt, vừa có lặp từ ở đầu câu/
khổ: đôi lần, vừa lặp cụm từ ở cuối câu: mà ứa nước mắt, vừa lặp từ chỉ nguyên
do: vì ; nên khó để xếp đoạn thơ này vào một hình thức điệp nào. Nhưng đôi khi
cũng không cần quan tâm lắm việc xếp nó vào đâu, chỉ cần biết đó là một cảm
xúc đẹp, quý mà Ý Nhi đã gửi gắm bằng thơ.
Hình thức điệp trong thơ Ý Nhi không chỉ có tác dụng khơi gợi và bộc lộ
cảm xúc mà còn có tác dụng tạo ra nhiều kiểu nhịp ứng với những cung cảm xúc
đó. Vì vậy tính nhạc trong thơ Ý Nhi thực ra rất giàu có nhưng cũng khó phát
hiện. Có thể kể một số kiểu nhịp cơ bản:
- nhịp tương phản: Tôi đã bị lừa dối, phản trắc/ đã được tin cậy, yêu
thương/ đã lội qua bùn/ đã đi trên cát/ tôi đã tới những ngõ cụt/ và
cũng đã tới biển. (Tiểu dẫn)
- nhịp bàn luận: Không ai dẫn bóng thay anh/ không ai cắt bóng thay
anh/ không ai ghi bàn thay anh/ tự anh thành công hay thất bại.
(Bóng đá.1.Cầu thủ)
- nhịp liệt kê: Bấy giờ/ em băng qua ngã tư đèn đỏ/ để kịp đến anh./ Bấy
giờ/ cây cối/ nhà cửa/ xe cộ/ cuồn cuộn chảy một dòng ngũ sắc./ Bấy
giờ/ những khuôn mặt/ thảy đều thơ dại./ Bấy giờ/ cỏ xanh/ trời xanh/
áo người rực rỡ./ Bấy giờ/ em hao gầy, đầy đặn/ hân hoan, buồn khổ/
dưới một ánh nhìn. (Kí ức)
- nhịp liên tục: Nhiều khi tôi muốn được nghe tiếng nói của bạn/ giữa
hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn lần trò chuyện/ với các nhà thơ/ với
các nhà phê bình/ với các vị thủ trưởng đương quyền và những vị
nguyên là thủ trưởng/với hàng xóm láng giềng/ với các bà các cô bán
hàng ngoài chợ/ rồi tôi lại muốn được nói những lời/ như chỉ riêng
cùng bạn/ muốn được cười như chỉ có bọn ta/ muốn ca cẩm, than
phiền/ muốn reo vang/ và đôi khi còn hát nữa chứ. (Gửi bạn)
- nhịp ngắt quãng: Đã đến hồi lìa bỏ/ Đã đến hồi từ giã/ Đã đến hồi
vỡ nát/ Đã đến hồi lịm tắt/ Lìa bỏ/ từ giã/ vỡ nát/ lịm tắt/ (Về
cái chết của bác sĩ Zivago)
Phép điệp đã trở thành một phần không thể thiếu trong cách thức sáng tạo
của Ý Nhi. Thông thường, hiện tượng điệp sử dụng với tần số cao và không khéo
léo sẽ dễ tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán về mặt cảm xúc. Ở thơ Ý Nhi, phép
điệp được sử dụng khá dày đặc nhưng cảm giác đơn điệu lại không hề có. Dường
như mỗi phép điệp của Ý Nhi đều mang một nét gì đặc biệt vì được nhà thơ biến
đổi tinh vi nhất là khi kết hợp với các biện pháp nghệ thuật khác như so sánh, ẩn
dụ, tương phản
Phép điệp trong thơ Ý Nhi được sử dụng rất kỹ, không hề tạo ra cảm giác
dông dài đơn điệu; Nó khiến số lượng từ ngữ ít đi nhưng dung lượng hình ảnh,
cảm xúc, nhịp điệu và tư duy tăng lên gấp bội. Người đọc có cảm giác nhà thơ
đang đánh đố tri giác của mình, đòi hỏi mình phải kiếm tìm gì đó sau những câu
chữ giống nhau mà lại bất cân bằng trong nhận thức. Đôi khi phép điệp khiến thơ
Ý Nhi day dứt đến khó hiểu như một người-đẹp-bí-ẩn, ngắm nhìn thì thích đấy
nhưng ngại gần gũi. Vì vậy, nói như Lê Hồ Quang: “Thơ Ý Nhi thường nghiêng
về những nỗi ưu tư nghiêm trang, đôi khi trĩu nặng nỗi niềm” [87]. Đó có lẽ là
cái tạng thơ riêng của Ý Nhi.
2.2. Phong cách thể loại
Bảng thống kê số bài ứng với mỗi thể thơ:
Thể thơ 4 chữ 5 chữ 6 chữ Tự do Lục bát
Số bài 6 42 2 146 7
Qua thống kê và tìm hiểu, chúng tôi thấy Ý Nhi sử dụng nhiều thể thơ
khác nhau nhưng đặc biệt thành công ở thể thơ tự do. Thơ tự do của Ý Nhi vừa
phong phú về số lượng vừa đặc sắc về chất lượng. Nó tạo nên một giọng thơ
riêng, một phong cách riêng không thể nhầm lẫn được cho thơ Ý Nhi.
Bên cạnh đó ta cũng thấy sự dụng công cách tân của Ý Nhi ở thể thơ 5
chữ. Đây là thể thơ chiếm tỉ lệ thứ hai sau thơ tự do và nó cũng góp phần vẽ nên
diện mạo đầy đặn cho phong cách Ý Nhi.
Thể thơ 4 chữ và 6 chữ không nói được nhiều cho con-người-thơ Ý Nhi.
Những bài lục bát cũng còn đơn điệu và phần nào không tương xứng với
sự nghiệp thơ của bà. Tuy nhiên, nó cũng là một phần đẹp đẽ trong con người bà.
Đó là dáng dấp của người phụ nữ, người vợ, người mẹ dịu dàng, nhân hậu, yêu
chồng thương con.
Bà viết cho con trên đường đi công tác với nỗi nhớ thương vô bờ:
Suối trong thấy hạt cuội tròn
Rừng sâu nút võng mài mòn thân cây
Con đường đất đỏ như say
Lòng thung hoa dại dâng đầy mùi hương
Mẹ đi xa mấy dặm đường
Trong bao cảnh lạ vẫn thường có con.
(Viết cho con trên đường công tác)
Thể lục bát không có gì đặc sắc nhưng tình cảm của Ý Nhi dành cho con
bao giờ cũng “bao la như biển Thái Bình”. Lẽ chăng thể thơ này là một hình thức
hữu hiệu để diễn tả tình yêu dạt dào và dịu dàng ấy.
Hát ru chồng với tình yêu dịu ngọt:
Ngủ đi anh, ngủ đi anh
em ru cho giấc ngọt lành đêm nay
em ru vầng trán đắng cay
ru đôi mắt đã tháng ngày chờ trông
em ru mái tóc phiêu bồng
ru đôi môi đã mặn nồng tình em.
(Tập làm lục bát)
Thể lục bát ở đây có hiện đại hơn và lời ru cũng hiện đại hơn. Tình yêu
tha thiết dành cho chồng được đặt trong sự gần gũi thân quen của khuôn mặt.
Đây là vầng trán anh, đây là đôi mắt anh, đây là mái tóc, là đôi môi. Hiện tượng
điệp cùng biện pháp liệt kê không xa lạ trong ca dao đã được Ý Nhi hiện đại hóa
trong hình ảnh. Hay nhất là câu cuối: “ru đôi môi đã mặn nồng tình em”. Câu thơ
này có thoang thoáng phong thái Ý Nhi khi có chút táo bạo và suy tưởng . Đoạn
thơ tuy còn nhợt nhạt về nghệ thuật nhưng về mặt xúc cảm lại rất tràn đầy.
Dưới đây chúng tôi sẽ đi tìm phong cách thơ Ý Nhi qua thành tựu của thơ
tự do và thơ năm chữ.
2.2.1. Thơ tự do – thể nghiệm và thành tựu
Thơ tự do thường được hiểu là tự do hóa hình thức trong thơ. Xu hướng
này phát triển mạnh ở Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. Sau 1975, thơ tự
do phát triển mạnh và gặt hái được nhiều thành tựu. Nó phản ánh sự biến chuyển
không ngừng nghỉ và nhiều phức điệu của cuộc sống hiện đại mà những thể thơ
khác còn hạn chế.
Thơ tự do là một khái niệm không được định nghĩa rõ ràng. Nó có thể
được miêu tả như nhà thơ Ngô Quân Miện như sau:
Đó là loại thơ có cấu trúc không đều đặn, nghĩa là về cơ bản (chứ
không phải hoàn toàn) không theo luật vần, không theo luật bằng trắc,
không có số âm tiết đều nhau trong một câu. Còn nhịp thơ, những chỗ
ngắt hơi, những tiết tấu cũng không theo một quy định có sẵn. Nhưng
tất cả những cái không đều đặn ấy đều tùy theo cái hơi thở nóng hổi,
cái sức mạnh của cảm xúc, của ý, của trí, của sức mạnh bên trong của
thơ quyết định chỗ này có vần, chỗ kia không, chỗ này câu dài, chỗ
kia câu ngắn, chỗ này nhịp khoan, chỗ kia nhịp gấp, chỗ này bằng,
chỗ kia trắc để cho tất cả những cái xô lệch, những cái vênh, những
cái nhấp nhô, có dụng ý ấy tập trung vào thành một cấu trúc nhất
quán, một nhạc điệu tâm hồn riêng tùy theo tâm trạng của nhà thơ”
[62;tr.154-155]
Thơ tự do trong ý nghĩa có thể hiểu là một loại thơ “có khả năng bao quát
lớn, mang tính hiện đại và dân chủ gần với sự phát triển của thơ phương Tây
hơn là thơ phương Đông”[101;tr.66].
Ý Nhi là nhà thơ hiện đại có những thể nghiệm đặc sắc trong thể thơ tự
do. Đó là những câu thơ không vần, “lắm lúc văn xuôi một cách triệt để. Vì đó là
thứ trữ tình của cái ngày thường, rũ bỏ ảo tưởng lãng mạn”[45]. Ý Nhi lo âu
trước một mùa thu xanh dịu:
Tôi không sao tránh được lo âu trước mỗi độ thu
trước chiếc lá chợt ánh vàng
trước ngọn gió may
và đường chân trời xám bạc
nỗi lo âu vốn có trong mỗi niềm hạnh phúc
mỗi khi chúng ta đối diện với những gì trong sạch
những gì như mùa thu.
(Mùa thu)
Đó là nỗi lo âu đặc biệt, nỗi lo âu trong sự hân hoan chào đón, trong niềm
hạnh phúc thảnh thơi, nỗi lo âu “bày đặt” của một tâm hồn nhiều sầu cảm. Đó là
tâm thế của một người sợ tan chảy những gì mong manh. Tâm trạng đó được
biểu đạt bằng sự xô đẩy của từ ngữ. Đoạn thơ thực chất là một câu văn xuôi dài,
giàu chất gợi hình và lung linh ánh sáng. Đoạn thơ còn là một chuỗi tư duy liền
mạch khó làm cho đứt đoạn, bởi chỉ cần dừng lại ở một nhịp nào thôi là phá
hỏng tính mạch lạc vốn có của một câu văn giàu cảm xúc.
Không chỉ thể nghiệm yếu tố văn xuôi trong thể thơ tự do, Ý Nhi còn tinh
giản tối đa yếu tố tả và kể để chuyển tải được nhịp sống nhanh và yêu cầu về tính
hiệu quả tức thời của lối sống hiện đại:
Giữa đám đông ồn ào, xuôi ngược, vội vã này
có ai vừa gọi tôi
Có ai vừa cất lời
giữa đám đông ồn ào, xuôi ngược, vội vã này
Không ngoảnh lại
Lòng chợt vỡ òa
Nỗi buồn thương thăm thẳm.
(Tiếng gọi)
Bài thơ kiệm lời đến mức có thể để diễn tả niềm mong ước đến cạn vơi
được ai đó gọi tên mình trong cái xô bồ của cuộc sống. Rồi hình như cũng có
người gọi tên mình nhưng thực lòng không dám quay lại. Vì sao thế? Có lẽ sợ
rằng đó chỉ là ảo giác. Con người thời hiện đại mới thực sự là người cô đơn nhất
trong lịch sử loài người. Họ xa lạ với con người khi đang ở rất gần người, thậm
chí họ còn xa lạ ngay với chính bản thân mình. Bài thơ ngắn đã nói được tất cả
nỗi cô đơn đó. Việc thử nghiệm ở đây xem như là đã thành công khi đã đáp ứng
được cơn khát của thời đại “Khát bài thơ ít chữ/ Hồn vía cả kiếp người”(Khát -
Nguyễn Hoa).
Ý Nhi còn thử nghiệm một bài thơ ngắn hơn như vậy nữa. Bài thơ có hai
dòng nhưng thực sự chỉ là một câu ngắt dòng.
Con – Sự thăng bằng
trên sợi dây hạnh phúc cheo leo.
(Con)
Bài thơ “cực ngắn” nhưng là chân lí. Là sự chiêm nghiệm và đút rút từ
cuộc sống của chính bản thân và của mọi người.
Câu thơ tự do của Ý Nhi có sự biến hóa khôn lường. Có những câu thơ dài
được ngắt làm nhiều dòng với số chữ nhiều ít khác nhau tạo nên nhiều loại nhịp
điệu theo ý muốn. Khi diễn tả sự thật đời sống với những điều hằng ngày thô
tháp, Ý Nhi ngắt dòng thơ như sau:
Giá gạo cao chóng mặt
người ta đánh số đề và chơi xổ số
đường phố la liệt hàng ăn
la liệt hàng mỹ phẩm
các anh chàng mới phất, phóng cúp đỏ ào ào qua phố
tại hàng Buồm
một họa sĩ lão thành chết vì bệnh đau tim
tay còn giữ
bản tham luận “Thẩm mỹ môi trường Hà Nội”.
(Hà Nội, tháng 5.1987)
Khi ngợi ca cô Khánh hiền lành, chân thành giữa những người giả trá, vụ
lợi, Ý Nhi ngắt dòng kiểu khác:
Giữa những tâm hồn tối tăm ham muốn
Khánh
hồn nhiên
thủy chung
trong trắng.
(Khánh)
Ta nhận thấy thơ tự do của Ý Nhi có những nét cơ bản về hình thức như
sau:
- Hầu hết mỗi khổ thơ của Ý Nhi đều là một câu thơ được ngắt dòng. Cho
nên đầu mỗi dòng các tiếng không được viết hoa, ở cuối mỗi dòng không có dấu
chấm câu mà phải đợi đến hết khổ mới có.
- Có những câu thơ kéo dài nhưng cũng có những câu “cực ngắn” chỉ là
một động từ, một danh từ hoặc một quan hệ từ đứng riêng thành một dòng.
- Câu thơ có sự trùng điệp, xô đẩy trong các từ, cụm từ, các vế, các câu đẩy
cảm xúc đến độ sâu nhất định.
Sau những thể nghiệm táo bạo, ta có thể nhận thấy những thành tựu tiêu
biểu trong thơ tự do của Ý Nhi là:
- Không cần vần mà nhịp điệu vẫn tinh tế, truyền tải tốt tâm hồn, cảm xúc
của nhà thơ.
- Tứ thơ được triển khai nhất quán và luôn tạo được điểm nhấn.
- Hình tượng mang ý nghĩa khái quát và không bị phân tán do xu hướng tự
do hóa của thơ.
- Ý nghĩa triết lí khá cao.
- Đa dạng trong thể thức thơ tự do.
Đó là những nét độc đáo trong thơ tự do của Ý Nhi.
2.2.2. Bản lĩnh cách tân trong thể thơ năm chữ
Những bài thơ năm chữ của Ý Nhi nằm rải rác ở các tập thơ. Ý Nhi cố
tình đặt những bài này xen giữa những bài thơ tự do vốn không dễ đọc để cân
bằng tri giác và níu kéo xúc cảm của người đọc. Chúng tôi quan sát thấy, ở
những tập thơ đầu tiên thể thơ này được nhà thơ sử dụng nhiều hơn so với những
tập thơ sau. Có lẽ thể thơ năm chữ phù hợp để diễn tả những gì ngô nghê và đơn
giản, những cảm xúc nhẹ nhàng và thơ ngây nên đọc những bài năm chữ trong
tập Cây trong phố - Chờ trăng - tập thơ dành cho thiếu nhi - ta thấy một sự ngắn
gọn, giản dị, dễ hiểu rất phù hợp với trình độ tiếp nhận của các em.
Điều khác biệt lớn là: càng về sau, ý thức sáng tạo của Ý Nhi vận động
càng mạnh mẽ, nhu cầu cách tân của bà vì vậy cũng cao hơn. Cho nên ở những
tập thơ sau thể thơ năm chữ được Ý Nhi khoác cho những chiếc áo mới và tạo
nên một sự vừa vặn mới mẻ cho thể thơ này. Đó là bản lĩnh của Ý Nhi.
Đọc những bài thơ năm chữ trong các tập Nỗi nhớ và con đường hay Đến
với dòng sông, ta thấy thơ năm chữ của Ý Nhi rất nhịp nhàng, tuân thủ cách ngắt
nhịp và gieo vần truyền thống. Đây là một bài thơ năm chữ mẫu mực:
Những cơn mưa báo rét
bay mờ cả dốc dài
ruộng bèo như thảm dệt
mưa long lanh ngọc trai.
Mùa thu vừa đi rồi
Đông hãy còn chưa đến
Mua trổ lưng chừng đồi
Cỏ may dày lối hẹn.
Đi suốt triền núi xa
hái đôi nhành “mảnh bát”
mưa đọng đầy nhị hoa
cho ong ngờ là mật.
Cây bàng vừa nhuốm lửa
khóm trúc mới đổ vàng
lòng suối Đôi rộng quá
chúng mình đưa nhau sang.
Những lối mòn màu đỏ
mưa êm đềm mặt đường
mưa tháng mười dạo đó
là mùa mưa yêu thương.
(Mưa dạo tháng Mười)
Sau đó không lâu thơ năm chữ của Ý Nhi bắt đầu thay đổi. Trước hết là
thay đổi số câu trong một khổ. Khổ thơ không còn đều đặn 4 câu nữa mà có khổ
dài, khổ ngắn:
Sau lưng là thành phố
trước mặt là dòng sông
đêm vừa buông xuống hết
trăng mỏng như là không.
Chúng tôi cứ lắng yên
như sợ rằng lời nói
sẽ đánh thức tình yêu
của bao ngày chờ đợi
sẽ đánh thức hàng cây
với màu xanh bối rối
sẽ đánh thức con tàu
với tiếng còi lay gọi
sẽ đánh thức dòng sông
sắc nước hồng đỏ chói.
(Phía trước là dòng sông)
Số câu trong khổ không thể bó buộc được sự dâng tràn của ý thơ nữa.
Khổ thơ nhiều dòng hơn, chuyên chở nhiều hơn sức nặng của hình ảnh và cảm
xúc.
Nhưng dường như chưa đủ, Ý Nhi còn muốn làm mới nhiều hơn thế. Ý
Nhi triết lí trong thơ năm chữ vốn rất trong sáng của bà:
Lòng tưởng vừa đi qua
nỗi đau ghê gớm nhất
nào biết đâu buồn thương
còn chờ ta trước mặt
biết đâu niềm hạnh phúc
từng có thật trong đời
chợt ngoảnh đầu nhìn lại
đã nên điều xa xôi.
(Thơ tặng cháu)
Ý Nhi từng bước thể nghiệm sự cách tân ở thể thơ năm chữ. Đến Ngày
thường, thơ năm chữ của Ý Nhi mang khuôn mặt mới:
Loay hoay trang sách cũ
lời bình từ năm xưa
thơ cộng tác viên dày cộp
đọc từ mùa nắng sang mùa mưa
quần của con cần xuống gấu
gạo hết, lo xếp hàng
cành lá trên rèm cửa sổ
xanh từ ngày sang đêm.
(Ngày thường)
Những câu năm chữ (vẫn là chủ yếu) xen lẫn với những câu thơ sáu, bảy
chữ thể đã hiện nhu cầu thúc bách tự bên trong không thể kiềm giữ được, cần
phải “vượt biên” từ ngữ. Nếu tuân thủ giới hạn từ ngữ sẽ hạn chế nhịp điệu tâm
hồn. Ngày thường với bao việc bận rộn, dường như làm hoài không hết, vậy mà
sao vẫn thấy cũ kĩ, đơn điệu. Bà ao ước “một tiếng gõ bất thường sau cánh cửa”.
Và đây chính là “tiếng gõ bất thường” mà bà mong muốn trong thơ.
Thơ năm chữ của Ý Nhi từ đó tiến gần hơn với thơ tự do để biểu đạt được
nhiều hơn những gì bà muốn. Dần dà một bài thơ của Ý Nhi được viết bằng
nhiều loại thể. Chẳng hạn, bài Không đề, phân đoạn một là những dòng thơ hai,
ba chữ; phân đoạn hai là thơ tự do, đến phân đoạn thứ ba là một bài thơ năm chữ
cách tân:
Đã muộn rồi ban mai
đã muộn rồi con đường
đã muộn rồi chuyến xe.
Đã muộn rồi nụ cười
đã muộn rồi nỗi đau
đã muộn rồi thương nhớ
đã muộn rồi giọt lệ khôn cầm.
Ai còn gọi.
Đã muộn rồi tán lá
đã muộn rồi tiếng chim
đã muộn rồi bờ cát.
Đã muộn rồi ánh nhìn
đã muộn rồi lời yêu
đã muộn rồi bước chân
đã muộn rồi vết hằn nơi vầng trán.
Ai còn gọi chi lạc giọng giữa chiều.
(Không đề)
Đây là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_21_5364653724_9228_1869286.pdf