Luận văn Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954)

MỤC LỤC

Mở đầu. . . . 1

I. Lý do chọn đề tài . . . 1

II. Lịch sử vấn đề . . . 2

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . . 9

IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . . 9

V. Phương pháp nghiên cứu . . . 10

VI. Đóng góp của luận văn . . . 10

VII. Kết cấu của luận văn . . . 11

Nội dung. . . . 12

Chương 1. Từ phong cách nhà văn đến quan niệm chung về th ể tài tuỳ

bút và phong cách tùy bút của Nguyễn Tuân . . 12

1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật . . 12

1.2. Khái niệm về th ể tuỳ bút . . . 16

1.3. Nguyễn Tuân và thể tuỳ bút . . . 18

1.4. Tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân – dấu ấn sáng tạo của một chặng

đường . . . . 22

Chương 2. Những đặc điểm phong cách nghệ thu ật Nguyễn Tuân qua tuỳ

bút kháng chiến (1946 - 1954 ) . . . 30

2.1. Từ kẻ lãng du đến con người nhập cuộc . . 30

2.2. Những đặc điểm chung về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân . 34

2.3. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến . 39

2.3.1. Cảm hứng nghệ thuật bao trùm: Kháng chiến như một phong hội mới . 39

2.3.2. Sự chuyển biến và thống nhất phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua

tuỳ bút kháng chiến . . . 54

Chương 3. Phong cách ngôn ngữ trong tuỳ bút kháng chiến của

Nguyễn Tuân. . . 63

3.1. Cơ sở hình thành ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân . 63

3.1.1. Nguyễn Tuân với tình yêu tiếng việt tha thiết . . 63

3.1.2. Nguyễn Tuân - một bậc thầy về ngôn từ . . 64

3.2. Ngôn từ nghệ thuật trong tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân . 66

3.2.1. Từ ngữ được lựa chọn trong miêu tả . . 67

3.2.2. Sự l ạ hoá trong s áng tạo từ ngữ của Nguyễn Tuân. . 69

3.3. Câu văn và giọng điệu nghệ thuật . . 73

3.3.1. Câu văn nghệ thuật . . . 73

3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật . . . 84

Kết luận . . . . 93

Tài liệu tham khảo . . . 95

pdf95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2635 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị. Bây giờ Nguyễn cũng nhận thấy hình ảnh một “chiếc va li” đã trở nên lạc hậu với cảnh sống của hiện tại. Người ta đi trong kháng chiến không phải là đi để thoả mãn cái thú của riêng mình, không phải là những chuyến du lịch lẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 loi, đơn chiếc mà đi vì nhiệm vụ cách mạng , đi chiến đấu, đi làm công tác kháng chiến ... cứ đi như vậy đã cho con người nhiều khao khát, nhiều tham vọng được thoát ra khỏi cái tôi chật hẹp của chính mình được “no tai, no mắt”, và hơn hết là nhà văn đã cập đến được với nguồn cảm hứng sáng tạo đầy mới mẻ và lớn lao. Càng đi sâu vào cuộc kháng chiến thì hiện thực kháng chiến càng hiện ra rõ nét. Dường như mọi vật, ở mọi lúc mọi nơi đều được “kháng chiến hoá” một cách toàn diện, từ những cái tên quán gặp trên đường đi cũng mang tên những cái tên lạ: “quán Biên thuỳ”, “quán Hồng quân”, “quán Phát xít”; những cái tên đó được tác giả gọi tên như một niềm thú vị - những cái quán “lưu động” mọc lên theo những giai đoạn chuyển quân hay rút quân của bộ đội. Trong một thứ tình cảm của lòng hoài hương, tác giả còn viết về hình ảnh của thủ đô trong những ngày tiêu thổ kháng chiến với những cảnh tan hoang, đổ nát: các đường phố như bị băm vằm, “nát như thịt băm viên đánh đống từng dãy, những thân cột đèn gục xuống như than tiếc cho hoa lệ cũ. Các cột bê tông của đèn điện, điện thoại bắt tay nhau qua lòng phố vắng. (...) Những cái nhà bị bịt cửa ấy, trổ một con mắt toét đầy bột gạch mà nhìn ra phố vắng.” (Thăng Long phi chiến địa) [43;tr.151]. Đến bài Khu Năm - Khu Bốn thì có thể thấy rõ hơn hiện thực của cuộc sống kháng chiến. Tác giả đã có những ngày tháng sinh hoạt cùng với anh em đồng chí, với bộ đội. Quen với từng nếp ăn, nếp ngủ, nếp sinh hoạt và các hoạt động của người cán bộ kháng chiến. Cả một không gian địa lý rộng lớn của Khu Năm, Khu Bốn đã cho Nguyễn Tuân thoả sức giữa vùng đất kháng chiến. Nhà văn đã quen với những vật dụng như chiếc mũ sắt với công dụng “đa tính năng” của nó: vừa làm thau rửa mặt, vừa làm ấm đun nước, vừa làm sanh chảo xào rau..., quen với những bữa cơm ở rừng ăn với mắm ruốc, củ mài và rau tàu bay... Thậm chí, trong một câu chuyện khác ông kể về một lần theo bộ đội đi đánh đồn giặc có nắm cơm vắt đeo bên mình có đến hai ngày ròng lúc bỏ ra đã thiu chảy ra mà vẫn ăn như thường. Lúc này đâu còn nghĩ đến cái không ngon của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 nắm cơm mà chỉ nghĩ đến lúc được chứng kiến cảnh bộ đội ta hô xung phong đánh đồn. Còn có cả những cuộc hành quân bí mật chạm trán với địch ngay trên đường với cảm giác của “dự chiến”. Nhà văn cũng quen với những khẩu ngữ kháng chiến như cách gọi vũ khí của bộ đội: bom gọi là “heo”, là “cá thu”, súng lớn gọi là “voi”, “Anh Cả”... Phải kể đến cả cái hiện thực đau thương mà tác giả đã tận mắt được chứng kiến trong một cuộc thử súng mà kết quả thật thê thảm. Đó là bài tuỳ bút Badôca, kể về một loại súng lớn mà quân ta đã sáng chế ra trong kháng chiến với quyết tâm tiêu d iệt “cơ giới hoá tối tân” của địch. Badôca lúc bấy giờ là cả niềm hi vọng lớn của quân đội ta, ngày ngày trong các công binh xưởng những người thợ chế tạo miệt mài trong sự thúc giục, ngóng trông tin tưởng ngày chúng ta có được Badôca để tiêu diệt canô, chiến xa của giặc. Badôca được truyền tụng qua những câu chuyện trên dọc đường kháng chiến như một “bí mật quốc gia” vậy. Đến nỗi, khi Nguyễn Tuân được một người bạn ở trường Võ bị đến rủ đi xem cuộc thử súng ông đã hồi hộp không ngủ được: “cả đêm thao thức như những lần sửa soạn đi chơi xa. Sớm dậy tôi mới biết là đêm qua tôi hút nhiều thuốc lào. Bã và đóm đầy nhà” [43;tr.187]. Cuộc thử súng được thực hiện bởi một người lính của phòng quân giới thực nghiệm “giản dị và linh lợi” đã tham gia phát minh ra nó đó là anh D mà nhà văn nhìn anh giống như “một độc giả ngẫu nhiên được đứng trước tác giả một cuốn sách mà mình vốn sùng mộ”. Tất cả mọi người có mặt ở hiện trường của cuộc thử súng hôm đó đều mong chờ một tiếng nổ, “bãi đất nhỏ chật cứng người” còn nhà văn thì cứ “cuống cả lên chờ tiếng nổ”. Lần thứ nhất, viên đạn bị hỏng, không nổ được, nó quăng trở lại thiếu chút nữa thì trúng người anh D. Lần thứ hai, có một tiếng nổ lớn nhưng thật kinh hoàng vì đó không phải là tiếng nổ thành công của cuộc thử súng mà đó là tiếng nổ đã cướp đi sinh mạng của chính người thử súng giữa tiếng kêu thất thanh của một người đứng xem và những gì còn lại sau cuộc thử súng ấy là một hình ảnh ghê thảm “cái đống thịt nát như giò giã sống rực màu máu tươi kia là xác người thử súng! Đầu anh D hình như văng xuống hào nước, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 cái mũ bêrê xé nát, cháy xém như giẻ lau kê ấm vứt trên bãi cỏ hoen” [43;tr.193]. Hiện thực đau thương của chiến tranh không chỉ là những cái chết trên chiến trường, trong những trận chiến, mà còn có cả sự hi sinh như người chiến sĩ trong cuộc thử súng kia. Nếu không phải là người đi vào cuộc kháng chiến thực sự thì làm sao tác giả có thể kể cho người đọc một câu chuyện thương tâm và cảm phục như vậy. Chính tác giả cũng có cái cảm giác giống như “vừa chiêm bao xong, vừa sống trong một cơn ác mộng” trước sau có mấy phút đồng hồ mà ông đã phải vĩnh biệt một người mới “nhất kiến”. Hiện thực kháng chiến còn được tác giả ghi lại trong một chuyến vào vùng tề ở bài Tình tề đó là những vùng đất bị giặc thiết lập “vành đai trắng” mà muốn vào đó tác giả phải “thay tên đổi họ” với một “bản mệnh” mới. Bước vào vùng tề, Nguyễn Tuân đã bắt gặp những cảnh u ám, hoang vắng “không có chó, cũng không tiếng gà trưa nghĩa là không có người”, “cái mênh mông vàng nẫu của đồng chín không bóng dáng lom khom của dân cày, trông còn cô quạnh bằng mấy mươi cái tịch liêu xanh lè của rừng” [43;tr.231]. Cảnh làng quê vắng ngắt với hình ảnh một cái đầu Phật chùa làng bị giặc chém rơi dưới bệ son đã nói lên tất cả không khí cuộc sống đầy chết chóc đến ngẹt thở của dân vùng tề. Những lời tâm sự của dân làng vì cảnh sống khổ sở, nỗi lo ở “ngoài kia” đồng bào, đồng chí không hiểu cho mình... Nhà văn đã đóng vai một người ở “ngoài tuyến” vào nói chuyện với bà con, bằng cái cách xưng hô “chúng tôi ngoài vùng tự do” để có thể tìm được niềm đồng cảm, niềm an ủi với những bức xúc của bà con. Đã xa hẳn cái tôi cá nhân một thời ngự trị trong văn chương và trong chính bản thân con người Nguyễn Tuân nay đã bị ông chối bỏ bằng lời xác nhận: “tự xưng bằng cái “tôi” số ít, sao nó lạnh lẽo, nhạt nhẽo và yếu đuối đến thế.” Đi cùng dòng chảy của cuộc kháng chiến, Nguyễn Tuân còn ghi lại hiện thực về cuộc sống của một bọn người mà ông gọi là Nấm miền xuôi. Đây là bọn người cơ hội, tranh thủ kiếm chác qua những chuyến hàng lậu, là những kẻ chỉ ham mê kiếm tiền, bọn này đứng ngoài cuộc kháng chiến của dân tộc, họ quần tụ tứ chiếng ở những thị trấn nấm, những phố cao su và như những chợ cóc nhẩy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Và họ chỉ quan tâm đến những kiện hàng. Họ tích cực đếm tiền. “Mồm họ là một thứ đài phát thanh tư nhân vô liêm sỉ liến thoắng vị kỷ, tay họ là một sự đong đưa tham ô hết đếm tiền khô thì lại hơ tiền ướt lên lửa, hết giấu hàng lậu thì lại dấu diếm hàng chợ đen. Họ đếm đêm, họ đếm ngày. Giữa lúc tàu bay khủng bố họ vẫn tiếp tục đếm...” [43; tr.242]. Nhà văn đã tiếp xúc với muôn mặt của đời sống kháng chiến. Trong đó có cả mặt tích cực, cả những mặt tiêu cực mà nếu chỉ là những chuyến đi thực tế để sáng tác thì thật không dễ nhận thấy được. Nguyễn Tuân vốn dĩ là một con người rất cẩn thận và tỉ mỉ. Đi đến đâu ông cũng chịu khó quan sát, chịu khó ghi chép, chính vì vậy mà dường như trong mỗi một sự thay đổi của đời sống kháng chiến đều được nhà văn ghi lại với những thông tin nóng bỏng tính thời sự. Trong Đường vui nhà văn còn kể lại những chuyến “hành quân” vượt qua những chặng đường hiểm nguy, như những chuyến vượt đường số 4, vượt đường số 6, đường số 21... rồi những đêm qua đò vượt sông. Trên suốt những chặng đường đó nhà văn đã “diện kiến” biết bao con người mà lòng kiên trung và tinh thần kháng chiến của họ thật đáng ngợi ca”. Qua hết hiểm nguy rồi, những con đường kháng chiến lại đẹp, nhà văn lại đi trong niềm phấn khởi đầy hào hứng “Đường hoa vui bát ngát như thế này thì bao giờ mới mỏi chân được, hỡi các bạn đường !”. Tình chiến dịch là tập tuỳ bút được Nguyễn Tuân viết tiếp ngay sau tập Đường vui. Đây là tập tuỳ bút đã phản ánh nhiều mặt của đời sống kháng chiến. Có thể thấy chất hiện thực kháng chiến dồi dào đã được nhà văn ghi lại với tấm lòng của “Tình chiến dịch ” đúng như tiêu đề của tập tuỳ bút. Tập tuỳ bút viết vào khoảng thời gian cuộc kháng chiến của ta đang bước vào những chiến dịch lớn, những nhiệm vụ cách mạng quan trọng và trong không khí kháng chiến sôi nổi. “Mặt cán bộ, mặt đội viên nào cũng tươi như hoa. Mũ đều lên sao. Sao có vành nữa thì chất huy hoàng không còn chê vào đâu được nữa. Mỗi người là một cái cờ cắm giữa trán. Mỗi người là một lá cờ mở trong bụng” [43; tr.267]. Nhìn họ tác giả thấy “Mến quá đi mất!”. Khung cảnh trước khi xuất quân, sự chuẩn bị của các đội viên thật giản dị mà vui náo nức. “Này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 nhá: Anh đội viên nông dân toàn đi vét kim, vét chỉ và khuy hàng xén ở chợ, ở phố; ông văn phòng đi sục mực bút máy, giầy đinh mới phát khua vang phố; các ông xủng xẻng thì tổ chức những chầu to liên hoan riêng với nhau ở nhà bánh giò T.G, nhà đậu rán T.V... ùn ùn đến các hiệu cắt tóc làm một cái đầu mới để xuất phát” [43; tr.269]. Cả những cái Tết trên mặt trận nữa, nó đã trở thành “truyền thống” của đơn vị. Đêm ngủ, nhà văn còn cảm nhận rất rõ “những bước chân nặng nặng vội vội của những người đi lập công tận biên giới”. Hình ảnh những trận đánh lớn; đánh tất niên, đánh giao thừa; đơn vị khai hoả, giời đất khai hoả...cả một mùa xuân chiến thắng với hoa đào, với “toàn hồng đỏ không ai nguỵ trang lá xanh nữa”. “Những hình ảnh nhà sàn, những câu nói giản dị, những tính tình hồn nhiên chỉ có trong chiến đấu, những số hiệu đơn vị, những bí hiệu cứ điểm, những sa bàn vương vãi bên mộ chiến sĩ, những con suối hè trú quân, những ngọn núi mùa xuân chuẩn bị chiến trường, những khúc sông mùa thu hành quân, và những đám cháy mùa đông vây phòng tuyến Pháp, bao nhiêu là cảnh, bao nhiêu là người, nhất là người...” [43; tr.274]. Những cảnh ấy đã trở nên quen thuộc thân thiết với nhà văn để rồi “tình chiến dịch ” đã nảy nở trong ông. Nhà văn cũng đã quá quen với những khẩu hiệu, những “điều cấm” trên đường hành quân “Cấm không được vào làng dân chúng nói chuyện. Cấm không được ăn quà bánh đề phòng thuốc độc - Cấm ho - cấm nói to - cấm hút thuốc lá.”, “Không được chủ quan khinh địch”...Và ở mỗi vùng đất tác giả đã đi qua là ở đó “Đất đã hoá tâm hồn” nhà văn có biết bao tình cảm lưu luyến nhớ thương với đồng bào kháng chiến. “Tôi biết rằng ở đây nhiều đồng bào đã nhớ tên tôi, và cả người tôi đã thấm sâu vào cảnh và người mộc mạc đáng yêu nhất vùng này. Nhiều khi đơn vị sắp chuyển chỗ, tôi đi từ giã bà con bộc lộ hết tình cảm dạt dào” [43; tr.293]. Những con đường bây giờ không chỉ là “Đường vui” mà là những con đường mang đầy tâm sự, đang “ngậm mìn, ôm bom mà chuyển mình vặn đổ cơ giới Pháp”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Hiện thực kháng chiến không chỉ ở cuộc sống chiến đấu mà còn là gian khổ bởi thiên nhiên khắc nghiệt: khi là mưa rừng, khi là nắng đốt. Nắng và Gió Lào đã được nhà văn ghi lại cho thấy sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ của con người “Khí trời ong ong, khí người ráo kiệt. Chao ôi còn thứ giống đực giống cái nào dám nghĩ đến nhau lúc gió Lào đang về này!” [43; tr.377]. Đọc Tình chiến dịch, ta thấy rõ hơn hình ảnh nhà văn cùng bộ đội tham gia trận đánh, cùng hồi hộp trước giờ phát hoả, sung sướng náo nức khi nghe tiếng đại bác gầm, và tiếng súng tấn công của quân ta nổ vang bốn phía, ánh lửa rừng rực và cảnh đồn giặc tan hoang... Còn là hình ảnh một Nguyễn Tuân đi giữa hàng quân, những cuộc “rèn chỉnh” truyền khẩu hiệu dọc theo hàng quân về cách vận động phục kích, cảnh kéo pháo, khiêng pháo gian khổ qua dốc đèo buổi vượt đường số 4 ngay sát nách địch. Có thể thấy, hiện thực kháng chiến in dấu trong nhiều bài tuỳ bút của nhà văn nhưng đúng với “bản tính văn chương” của mình, Nguyễn Tuân còn viết về cuộc kháng chiến ở một khía cạnh khác mà chỉ có ông mới nhận ra được. Bài Bàn đạp là một ví dụ tiêu biểu.Tuỳ bút này kể về việc chuẩn bị công kích đồn Pháp. Câu chuyện kể xung quanh một cái sa bàn mà tóm lược được cả không khí chiến đấu và sức mạnh của dân tộc. Rõ ràng là một cuộc chuẩn bị tấn công nhưng Nguyễn Tuân không viết về đạn dược, súng ống hay tinh thần chiến đấu của chỉ huy và quân sĩ, ông chỉ miêu tả duy nhất cái sa bàn. Cái sa bàn làm bằng cát trở thành biểu tượng phản ánh hiện thực, hàm chứa trong đó bao nỗi vất vả nhọc nhằn, cũng như sức mạnh và những thắng lợi vẻ vang của quân ta. Hình ảnh một anh cán bộ say mê đến mức đặt bàn chân vào lòng sa bàn, làm sụt cả một góc quả đồi cây cỏ đều bẹp tạo ra một cảnh tượng đẹp mang đầy ý nghĩa: “Cái sa bàn in chìm một cái đế dép cao su lên cứ điểm giặc” và sự hi sinh cũng được miêu tả hết sức lặng thầm mà rất sâu sắc: “Vài giọt mồ hôi cán bộ nhỏ xuống nền cát. Cái sa bàn uống cạn ngay giọt mồ hôi chiến sĩ”. Đến cả cái hình ảnh cái sa bàn bị nắng nóng phá huỷ cũng mang một ý nghĩa lớn lao: “Đã có một thỏi lô cốt ngã vật xuống nền cát nỏ. Lớp hàng rào giờ nhìn gần đã tung toé ngã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 gục hàng mảng như vừa bị lộc lôi phá. Mảnh cờ Pháp bằng giấy màu đã rách nhầu trên đầu cái tăm cắm giữa đồn” [43; tr340]. Ngần ấy những lời văn “rườm rà, nhẩn nha” ấy không chỉ để miêu tả mà còn bộc lộ cái tình của người viết, cùng cách nhìn và cách cảm của nhà văn với hiện thực kháng chiến. Như vậy, có thể thấy trong những trang tuỳ bút của Nguyễn Tuân ở hai tập Đường vui và Tình chiến dịch, bức tranh về hiện thực kháng chiến đã được nhà văn miêu tả khá rõ nét và cụ thể. Phải là người thực sự gắn bó với kháng chiến, thấm nhuần đường lối chỉ đạo của Đảng lúc bấy giờ: “Cách mạng hoá tư tưởng, quần chúng hoá sinh hoạt”. Nếu như ở Đường vui mới chỉ là đi thăm bộ đội ở mặt trận, đi thăm đồng bào ở vùng địch chiếm hoặc đi xem thử súng...thì đến Tình chiến dịch nhà văn đã hành quân thực sự với bộ đội, làm công tác chính trị, dân vận, đi khai hội với đồng bào, hát đồng ca với học sinh, theo bộ đội đi công đồn, nằm sát đồn giặc chờ giờ phút khai hoả “gối đầu ngủ ngay trên một đàn kiến càng”, rồi cũng theo bộ đội vào tận đồn giặc đã bị san phẳng, chào cờ ngay giữa sân trại giặc còn hầm hập lửa đạn...So với Đường vui, Tình chiến dịch cũng tỏ ra sâu sắc hơn trong ý thức trách nhiệm của người cầm bút, nhà văn đã thấy “đầu và tim vững khoẻ lên nhiều”. 2.3.1.2. Con người kháng chiến - đối tượng mới của tuỳ bút kháng chiến Nguyễn Tuân Bên cạnh những trang viết sinh động về hiện thực kháng chiến, hình ảnh những con người kháng chiến cũng in đậm trong s¸ng t¸c của Nguyễn Tuân. Đọc Đường vui và Tình chiến dịch ta có thể dễ dàng nhận ra trên những trang tuỳ bút của Nguyễn Tuân hình tượng con người kháng chiến hiện lên hết sức chân thực, mộc mạc và giản dị, nhưng đồng thời vẫn mang bóng dáng của con người nghệ sĩ tài hoa vốn đã trở thành một nét riêng rất độc đáo trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân khi dựng người, dựng cảnh. Với Nguyễn Tuân, cảnh bao giờ cũng đi đôi với người, “hô ứng” cho người. Nếu như trong Vang bóng một thời, ta từng bắt gặp hình ảnh một “nghệ nhân uống trà”, một “nghệ sĩ chém người”, một “nghệ sĩ chơi đàn”... hay một “nghệ sĩ chèo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 đò” với tài vượt thác ghềnh, sóng dữ trong “Sông Đà” thì ở Đường vui và Tình chiến dịch những con người tài hoa nghệ sĩ ấy chính là những người kháng chiến: một người lính của trung đoàn thủ đô đã giúp cho nhà văn như “thấy lại Hà Nội”, như thấy lại cái hào hoa thanh lịch của đất Tràng An, thấy cả “cái mưa gió của Hà Nội xưa với cái bùn lầy của đường nhựa ba mươi sáu phố phường”. Nhà văn gặp lại anh Két - một người Hà Nội trước cách mạng vốn là một công nhân tư gia, một người bồi bàn. Nay lại là người đạt giải trong một cuộc thi chính trị mà “ngỡ ngàng như gặp một bóng đen cố nhân hiện về từ kiếp trước”. Hay là trong tuỳ bút Khu Năm - Khu Bốn tác giả đã kể lại một câu chuyện đã nghe được về một đội viên gác đêm tại phòng tuyến 1 bị hổ đến vờn ngay ở chòi gác. Anh không dám nổ súng vì sợ động mặt trận lộ vị trí. Thế là anh cứ vững tay súng cắm lưỡi lê chĩa thẳng về phía hổ. Mãnh thú và người cứ thế thôi miên nhau mấy tiếng đồng hồ đến khi có người đến đổi gác cho thì hổ về rừng cao còn anh đội viên thì phải chở ngay xuống nhà thương. Anh đã bị mắc bệnh điên từ khi nhìn hổ! Câu chuyện này khiến cho người đọc nhớ đến câu thơ của Quang Dũng trong bài Tây Tiến: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”. Nhà thơ đã nói đến một hiện thùc khốc liệt của chiến tranh: không chỉ là những gian khổ trong chiến đấu mà còn có cả sự khốc liệt của chốn rừng thiêng nước độc đầy thú dữ có thể cướp đi sinh mạng của những ngưòi lính bất cứ lúc nào. Còn có cả hình ảnh một cô lái đò ở bến Định Quang có những nét đáng yêu pha dáng Chiêm thành từ khoé mắt, làn da đến đường gáy vậy mà “nói chuyện mooc-chi-ê thạo quá”; một anh tiếp tế quẩy gánh cơm lên đồn cao, trên ấy kiêng lửa vì sợ địch nhận ra khói bếp anh đã tính toán cái dốc lúc lên mất một giờ, lúc xuống chỉ mất mười lăm phút, thân mình quăng xuống cứ vèo bay như chiếc lá lìa cành và hai đầu gối đòi bật cả xương bánh chè ra ngoài. Ta thấy, cuộc đổ dốc của anh tiếp tế đầy mạo hiểm và con người ấy ắt phải có lòng can đảm lắm mới dám thực hiện những “pha” xuống dốc nguy hiểm như thế. Nhân vật anh D trong cuộc thử sung Badôca cũng vậy một con người có cái chết phi thường, phi thường trong thê thảm! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Đặc biệt là hình của Những vị huấn đạo của bây giờ- những giáo viên của lớp học bình dân học vụ trong kháng chiến. Họ là những người ở đầy đủ các thành phần khác nhau tham gia dạy bình dân học vụ với một quyết tâm lớn giúp cho đồng bào mình biết chữ. “Người giáo viên bình dân không phân biệt nam nữ già trẻ, không kể giai cấp, tầng lớp và thứ nhất là không kể tuổi. Có lẽ những nhà giáo này không bao giờ hiểu được hai chữ hưu trí và đã quên cả nghỉ ngơi trong phụng sự” [43; tr.203]. Học trò của họ cũng không kể lứa tuổi nào, “không được sạch sẽ thơm tho” và nhất là hình ảnh thật xúc động: những người lính có chữ lại “vỡ lòng” cho những người chưa có chữ. Thày giáo lưng đeo súng lục, lựu đạn: học trò một tay run run cầm cái bút, một tay gọn ghẽ ôm vào lòng một khẩu mut-cơ-tông vừa nguội lòng. Nhà văn đã khẳng định một điều “đức làm người ở những nhà giáo ấy đã trùm toả lên cuộc đời đang sinh thành một thứ hương trầm nó đánh tan những xú khí của gièm pha, ghen ghét, của mưu mô, trộm cắp” [43; tr.203]. Và nếu như trong cuộc đời này mỗi một mẫu người anh hùng trên mọi lĩnh vực được vẽ lên bìa cứng trông đẹp như những lá bài thì “Có lẽ lá bài hình người giáo viên cầm hòn phấn trắng là xinh nhất ”. Đến cách dạy của những vị huấn đạo cũng không phải theo một bài bản nào mà hết sức mộc mạc giản dị ấy vậy mà “ tất cả những hoang loạn hỗn độn đã được dẹp nén xuống mỗi khi tôi nghe thấy người giáo viên Bình dân tay cầm hòn phấn, miệng hát lên cái bài ca vỡ lòng của tiếng mẹ đẻ: I tờ giống móc cả hai. I ngắn tờ dài lại có gạch ngang” [43;tr.205]. Có thể thấy, nhà văn đã nhìn những con người trong kháng chiến với một vẻ đẹp gần gũi và chân thực hơn rất nhiều. Họ không phải là ai xa lạ mà là chính những người đồng chí, đồng đội, đang sống, chiến đấu và sáng tác ngay bên cạnh nhà văn, trong đó có cả những người bạn văn, bạn nghề thân thiết như Trần Đăng, ông đã hi sinh trong một trận chiến, Nguyễn Tuân đã coi cái chết của Trần Đăng giống như một bản thảo tác phẩm còn dang dở nay đột ngột bị cháy. (Cháy bản thảo) “tất cả chúng ta đều thấy cái chết của Trần Đăng có một ý nghĩa đau xót của một bản thảo tiểu thuyết dài gặp nạn lửa đốt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 vèo và chúng ta không chạy giật được phần nào... đau xót hơn đó là một hi vọng gẫy cánh” [43; tr.311]. Nhà văn cũng nhắc lại cái ấn tượng cuối cùng về hình ảnh thật xúc động của một Trần Đăng “Lửa bếp rọi vào một khuôn mặt xạm gầy toác nẻ một bộ răng rất trắng...là cái dáng hăm hở bước đều của một người đeo ba lô đi dưới mưa trên cỏ ruộng lầy Đông Bắc” [43; tr.317]. Còn đó là một anh du kích “dễ thương” tiễn tác giả sang đò trong một đêm khi chiếc đò đã rời bến, người du kích ấy cất tiếng chào với theo, chỉ một tiếng chào đầy thân thương trìu mến để lại cho tác giả cái cảm giác “còn vang hưởng đến tận mãi tương lai đời tôi”. Rõ ràng, đi giữa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, Nguyễn Tuân là một người nhập cuộc. Không chỉ trở thành một người kháng chiến mà văn chương của ông cũng từ một “phong hội mới” mà nhập cuộc với kháng chiến. Trong cách nhìn cuộc sống, nhìn con người kháng chiến nhà văn đã có sự đổi mới trong cách miêu tả, cách xây dựng hình tượng. Cuộc sống và con người kháng chiến mang “hơi thở” của cuộc sống nhân dân, con người kháng chiến là nhân dân, vẫn có những nét nghệ sĩ, tài hoa, siêu phàm nhưng nó không xa lạ với kháng chiến chỉ có điều nhà văn đã miêu tả họ qua lăng kính của một Nguyễn Tuân độc đáo khiến cho những nhân vật này đều trở nên sinh động và gần gũi. Như đã nói, Nguyễn Tuân đến với cách mạng bằng lòng nhiệt thành và tình yêu đất nước nhưng hoà mình vào cuộc kháng chiến không có nghĩa là mất đi cái tố chất độc đáo riêng của mình. Hơn nữa, Nguyễn Tuân lại là một người rất có trách nhiệm với bản thân, rất trân trọng tài năng, có trách nhiệm với nghề cho nên bước vào “phong hội mới” này, nhà văn tìm được nguồn cảm hứng mới, nhận thức một tư tưởng mới nhưng nhà văn vẫn phát huy được cái bản sắc, “chất dính riêng” của mình. Và vấn đề chúng tôi đề cập đến ở đây là làm rõ sự thống nhất về phong cách cách của ông qua các tác phẩm sáng tác sau cách mạng, tập trung chủ yếu ở Đường vui và Tình chiến dịch. Cho dù nội dung và tư tưởng trong hai tập tuỳ bút này có sự thay đổi nhất định so với những sáng tác trước cách mạng, nhưng với một vốn hiểu biết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 phong phú và sâu sắc ở nhiều lĩnh vực, với tài năng và bản lĩnh của mình, Nguyễn Tuân vẫn khẳng định được một phong cách nghệ thuật độc đáo, giàu cá tính. 2.3.2. Sự chuyển biến và thống nhất phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến 2.3.2.1. Đọc văn Nguyễn Tuân trước cách mạng người ta vẫn thấy những đặc điểm cơ bản tạo nên sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, đó là: Nhà văn thường có cảm hứng trước những hiện tượng gây ấn tượng đậm nét, cảm giác mãnh liệt. Tô đậm những cái siêu phàm, phi thường và xây dựng hình ảnh nhân vật là những người nghệ sĩ tài hoa. Trong tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân ta vẫn có thể bắt gặp những đặc điểm này, nhưng đã được nhà văn viết trên một bức phông nền khác, với một nguồn cảm hứng mới: cảm hứng kháng chiến. Vẫn là những cảnh mang bút pháp của sự đặc tả: Một cái bánh sắt ôtô “oằn lên như bánh đa ướt bị vặn chảy hẳn ra ”, “những buổi thi súng trường khóc ra hồng tâm và cấm bắn pay lan, các thung lũng cách bức tận trong kia vang hưởng lại tiếng đạn nghe như tiếng gieo mình của thuỷ triều vấp bờ” [43; tr156]. Hay là những âm thanh của tiếng gió đã tạo nên sự liên tưởng không gian. “Gió núi thổi mạnh quá. Tốc cả mái gồi. Gió quẩn vùng núi, lúc nhẹ cơn lại phảng phất cái gió ru mành của Hồ Kiếm rủ bóng liễu” [43; tr162]. Từ thanh âm của tiếng gió giữa đại ngàn đã đưa hồn tác giả về với một chiều êm Hà Nội bên hồ Hoàn Kiếm; có khi lại là những thanh âm rùng rợn “gió thổi như khóc than kêu hú. Ban ngày mà cũng rợn. nóng như đốt. người ta đừng tưởng chỉ có cảnh đông lạnh mới gây thê lương mông quạnh. Lượng sức gió, chúng tôi nằm mà sợ cho cái sân khấu giữa trời” (Badôca) [43;tr.198]; rồi là cảnh một buổi sớm “Bình minh dụt dè về. Tia sáng run lẩy bẩy như cũng vừa tỉnh một trận sốt cách nhật. Trên núi Buôn Ma Thiêng, bình minh cũng sốt rét như những người “trấn thủ lưu đồn 1946 ”. Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết về hình ảnh những người lính Tây Tiến bị những cơn sốt rét rừng hành hạ qua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 một hình ảnh thật hào hùng bi tráng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm” hay trong một bài thơ khác về Trường Sơn của nhà thơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_07_SP_VH_BTAC.pdf
Tài liệu liên quan