Bước vào thế kỉ XXI, đất nước ta có những thuận lợi mới đồng thời cũng
nhiều khó khăn, phức tạp nảy sinh do tác động của tình hình thế giới, trong nước.
Trên thế giới, hoà bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng đầy
những biến động bất trắc khó lường. Cùng với phục hồi, phát triển kinh tế; toàn cầu
hoá kinh tế ngày càng mở rộng; khoa học công nghệ có bước tiến nhảy vọt và
những đột phá lớn, thì cũng chứa nhiều tiềm ẩn: khủng hoảng kinh tế; bất bình đẳng
giữa các quốc gia ngày càng cao; cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt. Về quân sự,
“những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy
đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh
chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở
nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp” [15, tr.73]. Tình hình đó đòi hỏi phải
tiếp tục điều chỉnh, phát triển chiến lược kinh tế – xã hội, chiến lược quốc phòng –
an ninh cho phù hợp với yêu cầu xây dựng, bảo vệ tổ quốc ở mỗi nước.
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh với học viên ở Học viện Chính trị – Quân sự hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoại giao. “Thực lực mạnh, ngoại giao mới thắng lợi. Thực lực là cái
chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn” [40, tr.126]. Vì vậy,
trong chiến tranh, thắng lợi của đấu tranh ngoại giao phụ thuộc vào thắng lợi quân
sự mà ta thu được. Điều này biểu hiện trước hết là kéo địch ngồi vào bàn đàm phán,
nhưng không phải lúc nào ta cũng thực hiện được, mà phải đánh cho đối phương
những đòn đau đớn, thất bại thảm hại, ý chí xâm lược bị đánh bại. Hồ Chí Minh đã
khẳng định điều này từ cuộc chiến tranh cách mạng ở Triều Tiên. Người nói: “Kinh
nghiệm là phải đánh bao giờ cho đế quốc quỵ, nó không thể đánh được nữa, nó mới
chịu đàm phán... Ta cũng phải đánh cho Pháp quỵ. Lúc âý có đàm phán nó mới đàm
phán, chứ không phải đưa đàm phán ra là nó đã đàm phán ngay đâu. Đừng có ảo
tưởng. Mục đích của nó là xâm lược. Nó mất 99% còn 1% hy vọng nó vẫn đánh.
Phải đánh cho nó quỵ nó mới chịu” [43, tr.113].
Thực tế hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược của nhân dân
ta đã diễn biến đúng như vậy. Pháp bị thất thủ ở Điện Biên Phủ 7 – 5 – 1954 thì
8 – 5 – 1954 mới chịu ngồi vào họp phiên toàn thể đầu tiên về Đông Dương tại
Giơnevơ (Thụy Sĩ). Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thì phức tạp, khó khăn
hơn nhiều. Sau thắng lợi Mậu Thân (1968), Mỹ chịu ngồi đàm phán với ta ở Pari
(Pháp), nhưng đến năm 1972 sau thất bại thảm hại ở Quảng Trị và một số chiến
trường khác chúng mới hứa ký tắt với ta Hiệp định đình chiến. Nhưng chưa kịp ký,
chúng đã bội ước, Kitxinhgiơ không đến Hà Nội ký tắt như đã thoả thuận, đồng thời
chúng mở cuộc không kích vào Hà Nội, Hải Phòng hòng làm nhụt ý chí từ đầu não
lãnh đạo đến quân và dân ta. Bằng thắng lợi chiến đấu 12 ngày đêm của trận “Điện
Biên Phủ trên không”, ta buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (1 – 1973). Tuy vậy ta
mới chỉ giành được thắng lợi quyết định “quân Mỹ rút ra, quân ta ở lại”. Phải tiếp
tục chiến đấu hơn hai năm nữa (1973 – 1975), bằng tổng cuộc tấn công và nổi dậy,
ta mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
Sử dụng sức mạnh tổng hợp trong quân sự để chiến thắng kẻ thù xâm lược là
một đặc điểm nổi bật của phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Người rất quan
tâm đến vấn đề này, bởi nó triệt để huy động và phối hợp được mọi lực lượng, mọi
cách đánh, thực hiện được chiến tranh toàn dân, toàn diện, huy động được sức mạnh
chính trị, tinh thần và vật chất, huy động được sức mạnh trong nước và sức mạnh
quốc tế, sức mạnh thời đại, đó là phương thức chiến tranh cách mạng phù hợp với
đất nước, dân tộc ta.
1.3.5. Quyết tâm lớn, sáng tạo cao trong các tình huống quân sự
Vấn đề hàng đầu mà Hồ Chí Minh quan tâm là tư tưởng tiến công trong
quân sự , bởi chỉ có tiến công, chủ động tiến công mới giành được thắng lợi. Đó là ý
chí quyết tâm của toàn quân, toàn dân, nên mọi người phải gắng sức, tiến công liên tục,
chỉ có tiến, không có thoái, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và phòng ngự và ngay cả
khi buộc phải phòng ngự thì cũng phòng ngự ở thế công.
Để thực hiện tư tưởng tiến công, trước hết phải có tinh thần gan dạ, chiến
đấu kiên cường, dũng cảm, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh. “Vũ khí tốt mà
tinh thần hèn cũng vô dụng”. Theo đó, ý chí quyết tâm là cơ sở để tạo ra sự bình
tĩnh, mưu trí, sáng tạo trong xử trí các tình huống quân sự. Hồ Chí Minh luôn luôn
là người tiêu biểu cho ý chí quyết tâm đó, nhất là trước những bước ngoặt khó khăn
của lịch sử. Trong khởi nghĩa giành chính quyền, Người đã động viên nhân dân ta,
“dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập tự do”.
Kháng chiến chống Pháp, Người kêu gọi: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không
chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Động viên nhân dân ta đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược, Người lại nêu quyết tâm: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì
ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi”. Như vậy, qua khởi nghĩa và hai cuộc chiến
tranh, lời văn động viên quyết tâm có khác nhau, nhưng bản chất xuyên suốt luôn
luôn là tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Mục tiêu ấy đã gắn chặt với
ý chí quyết tâm của Người từ thuở niên thiếu.
Tư tưởng tiến công của Hồ Chí Minh dựa trên nghiên cứu khách quan tình
hình ta, địch, mục tiêu, lý tưởng cách mạng và khả năng giành thắng lợi của nhân
dân ta, đó không phải là tư tưởng phiêu lưu, mạo hiểm, vô căn cứ. Người viết:
“Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ,
Kiên quyết không ngừng thế tiến công” [39, tr.287]
Như vậy đã rõ, kiên quyết tiến công là không ngừng, liên tục, nhưng dựa trên cơ sở
nhìn rộng, nghĩ kỹ, chứ không phải là hành động tuỳ tiện, ngẫu hứng.
Tư tưởng chiến lược tiến công của Hồ Chí Minh còn có nội hàm rất sâu sắc
là giành và giữ quyền chủ động trong các hành động quân sự, bởi nó là yếu tố bảo
đảm cho tư tưởng tiến công được thực hiện một cách liên tục, mọi lúc, mọi nơi. Nếu
để sơ hở, bị động để quân địch ra tay trước, ta bị bất ngờ là khó khăn, thậm chí có
thể thất bại. Vì thế, phải luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu
cao, nắm vững tình hình ta, địch là yêu cầu hàng đầu trong tác chiến quân sự. Người
nhấn mạnh: “Giữ đựơc chủ động thì thế nào cũng thắng, không thắng to thì thắng
nhỏ. Trái lại nếu mình không giữ được quyền chủ động mà lại ở địa vị bị động, để
cho quân thù xử, khiến mình dễ bị thất bại” [39, tr.473].
Tư tưởng tiến công của Hồ Chí Minh còn thể hiện ngay cả trong các tình
huống phải phòng ngự chiến lược, chiến dịch, chiến thuật. Theo Người, cách mạng
có lúc phải phòng ngự, dân quân du kích, bộ đội chiến đấu cũng có lúc phải phòng
ngự, đó là lúc tiến công không có lợi mà bắt buộc phải phòng ngự. Nhưng trong tình
thế như vậy, cũng phải sẵn sàng tiến công và phòng ngự ở thế công, không để cho
“quân thù tha hồ mà đánh”. Phải làm cho tiến công, phòng ngự quyện chặt vào
nhau, sẵn sàng chuyển đổi từ phòng ngự sang tấn công theo phương hướng:
“Tấn công thoái thủ nên thần tốc
Chân lẹ, tài cao ắt thắng người”. [39, tr.287]
Thực hiện tư tưởng chiến lược tiến công phải ra sức chuẩn bị lực lượng cả
tinh thần và vật chất, phải cân nhắc kỹ lưỡng các tình huống chiến đấu để có hiệu
quả cao, không bị rơi vào tình trạng duy ý chí. Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến
bước chuẩn bị trước khi chiến đấu như tinh thần của bộ đội, đảm bảo trang bị, vũ
khí, lương thực, khảo sát địa hình chiến đấu và các yếu tố lực, thế, thời. Người còn
trực tiếp ra trận để quan sát tình hình và động viên bộ đội chiến đấu như Chiến dịch
Biên giới năm 1950.
Tạo lực, lập thế, tranh thời luôn luôn là điểm đặc sắc và sáng tạo cao trong
các tình huống quân sự của Hồ Chí Minh.
Lực của cách mạng, theo Người là cả vật chất và tinh thần huy động được
vào khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng. Lực của cách mạng không tự nó đến, mà
phải biết tổ chức, động viên, khai thác mới có được. Tạo lực là yếu tố đầu tiên cần
phải có để giành thắng lợi. Tạo được lực, mới chủ động trong mọi tình huống,
không rơi vào mạo hiểm quyết một phen sống mái với kẻ thù, “không thành công
cũng thành nhân”. Vì thế, trong thực tiễn Hồ Chí Minh rất quan tâm đến xây dựng
cơ sở chính trị trong quần chúng nhân dân, thông qua các tổ chức chính trị để tổ
chức, giáo dục, rèn luyện họ và đưa họ ra đấu tranh. Người quan tâm xây dựng các
lực lượng vũ trang, xây dựng các căn cứ điạ và hậu phương vững chắc. Người nhấn
mạnh yếu tố tự lực, tự cường trong tạo lực. Sự giúp đỡ quốc tế tuy rất quan trọng,
nhưng không vì thế mà ỷ lại, bởi ỷ lại thì không đáp ứng được đòi hỏi tính chủ động
cao trong các tình huống quân sự.
Lập thế là tạo được hoặc chiếm được, lợi dụng được, những điều kiện, hoàn
cảnh, môi trường có lợi cho phát huy về lực; là hình thái bố trí triển khai lực lượng;
là thế trận và hoạt động của mỗi bên. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc lập
thế, bởi nó bảo đảm cho lực được phát huy và không ngừng được tăng cường, đồng
thời nếu cách mạng ở vào thế có lợi, “thế đứng trên đầu thù” thì việc giành thắng
lợi nhanh chóng hơn.Người luôn luôn tận dụng mọi điều kiện, hoàn cảnh để đưa
khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng vào thế có lợi.
Những năm 1945 – 1946, đất nước vừa được giải phóng chồng chất khó
khăn, chính quyền còn non trẻ, thù trong giặc ngoài rình rập ngày đêm hòng cướp
chính quyền, tình thế cách mạng tựa như “ngàn cân treo sợi tóc”. Người đã thực
hiện một loạt biện pháp: phân hoá cao độ các kẻ thù, không cho chúng đồng tâm,
nhất trí với nhau và loại bỏ từng kẻ thù, đồng thời tăng cường thực lực cách mạng,
đẩy mạnh sản xuất, xây dựng các lực lượng vũ trang, thực hiện chủ quyền quốc gia,
tổng tuyển cử, bầu quốc hội, lập chính phủ v.v. Những việc đó đã làm cho vị thế
chính quyền mới, thanh thế cách mạng lên rất cao. Trên trường quốc tế, chính
quyền hợp pháp do nhân dân bầu ra đảm nhận mọi công việc đối nội, đối ngoại, làm
thất bại mưu đồ lập chính phủ bù nhìn của thực dân Pháp. Quân và dân ta đứng
chân vững chắc ở chiến khu Việt Bắc và các địa bàn chiến lược khác trước khi phát
động toàn quốc kháng chiến chứng tỏ, tầm nhìn xa, thấy rộng của Người, luôn luôn
giữ thế chủ động, đập tan chiến lược “đánh nhanh, giải quyết nhanh” của thực dân
Pháp.
Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tuy có phức tạp hơn, nhưng với
quyết tâm lớn, sáng tạo cao, Người đã đưa cuộc chiến tranh cách mạng của dân tộc
ta lên tầm cao mới. Mặt trận chống Mỹ không chỉ ở nước ta mà ở cả ba nước Đông
Dương, phe XHCN và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới ủng hộ, kể cả nhân dân
tiến bộ Mỹ. Ba tầng mặt trận đó, làm cho đế quốc Mỹ bị cô lập cao độ. Trong lịch sử
chiến tranh chưa bao giờ kẻ thù bị cô lập như thế.
Trong các tình huống chiến đấu, Hồ Chí Minh quan tâm tạo ra và xây dựng
những địa thế có lợi, đó là chỗ “tiến thì có thể đánh và phát triển, lùi thì có thể giữ
vững và bảo toàn lực lượng”. Người quan tâm đến xây dựng “thế trận lòng dân, bởi
đó là nhân tố hàng đầu “đánh vào lòng là hơn hết, đánh vào thành trì là thứ hai”.
Người còn nhấn mạnh, được lòng dân là có tất cả. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của
Người, các lực lượng vũ trang đặc biệt quan tâm làm tốt công tác dân vận trong mọi
hoàn cảnh.
Tranh thời, là vấn đề đặc sắc trong tư tưởng quân sự và phong cách tư duy
quân sự Hồ Chí Minh. Thời theo Người là một yếu tố quan trọng, bởi nó làm cho
thế và lực phát huy đến cao độ. Người viết:
“Lạc nước hai xe đành bỏ phí,
Được thời một tốt cũng thành công”. [39, tr.287]
Trong bàn cờ, xe quan trọng đến như vậy, nhưng lạc mất nước (mất thời) thì cũng
mất hết tác dụng. Thiên tài Hồ Chí Minh là dự đoán thời cơ, nhưng không phải là tư
tưởng chờ thời “đi rình những ngày vĩ đại”, mà là được xây dựng trên cơ sở thế và
lực, trên cơ sở nghiên cứu quá khứ, hiện tại để dự đoán tương lai, góp phần củng cố
niềm tin, hy vọng, tiếp tục phấn đấu của quần chúng nhân dân. Vì thế, Người đã nhiều
lần dự đoán về thời cơ giành thắng lợi.
Năm 1940, khi còn ở Quế Lâm (Trung Quốc), Người đã nhận định: “Từ khi
Pháp bị thất bại thảm hại, giặc Nhật xâm lược Việt Nam, người Việt Nam cho rằng
ách thống trị của người Pháp sắp tan rã, guồng máy cai trị của Nhật chưa thiết lập
vững chắc, đó là cơ hội để Việt Nam giành độc lập” [39, tr.185]. Tháng 2 –
1942 , viết “Lịch sử Việt Nam” những năm quan trọng, Người đã ghi: “1945 Việt
Nam độc lập”. Tháng 10 – 1944 “Thư gửi đồng bào toàn quốc” Người lại viết: “Cơ
hội cho dân tộc ta giải phóng một năm hoặc một năm rưỡi nữa” [39, tr.506]. Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân ta đã thành công vào thời điểm đúng
như Người dự đoán. Về sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, Người luôn luôn
tin tưởng vào thắng lợi.
Năm 1960, thăm Viện Bảo tàng cách mạng Việt Nam, Người đã viết: nếu
“Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ
quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Nam Bắc nhất định sẽ xum họp một nhà” [19,
tr.84]. Di chúc (1969), Người cũng ghi rõ: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo
dài mấy năm nữa” [46, tr.498]. Viết như vậy, là để động viên nhân dân ta tin tưởng
hơn, cố gắng hơn vì một ngày mai tươi sáng, đó không còn là cuộc chiến trường kỳ
vô hạn như một số người bi quan. Tranh thời trong tư duy quân sự Hồ Chí Minh còn
là biết mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc. Cuộc kháng chiến chống Pháp do
Người đứng đầu đã phát động vào lúc “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân
nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng
quyết cướp nước ta một lần nữa” và kết thúc cuộc chiến tranh này sau thắng lợi to
lớn ở Điện Biên Phủ. Sự kết thúc đó dựa trên sự so sánh lực lượng đôi bên, nhưng
đồng thời cũng tỉnh táo nhận ra âm mưu của đế quốc Mỹ sẽ thay thế thực dân Pháp
và nhân dân ta sẽ phải sử dụng nghệ thuật giành thắng lợi từng bước, để tiến tới
giành thắng lợi hoàn toàn. Vì thế chấp nhận kết thúc chiến tranh với Pháp khi mới
giành thắng lợi quyết định là sự chỉ đạo kết thúc chiến tranh đúng đắn.
Tạo lực, lập thế, tranh thời ở Hồ Chí Minh là một thể thống nhất, có quan hệ
biện chứng với nhau, hoà quyện vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau và tác động lẫn nhau.
Khi đã tạo được lực thì thế rất quan trọng, tác động trở lại, làm cho lực mạnh lên
gấp bội. Người đã giải thích quan hệ này một cách dễ hiểu: “Quả cân chỉ nặng một
ki lô gam, ở vào thế lợi thì lực nó tăng lên nhiều lần, có sức mạnh nhấc bổng được
một vật nặng hàng trăm ki lô gam, đó là thế thắng lực” [46, tr.455]. Như vậy, tạo
được lực, mới có cơ sở để lập thế và khi tạo được lực, lập được thế thì có điều kiện
để giành thời cơ, chớp thời cơ. Thời cơ là hệ quả vận động của thế và lực. Tuy rằng
thời cơ có thể do khách quan đưa lại, cũng có thể do chủ quan tạo ra, hoặc kết hợp
cả hai hoàn cảnh đó, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng phải dựa trên lực và
thế nhất định, nếu không thì không có thời cơ và không chớp được thời cơ.
Mưu kế có vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật quân sự. Tôn Tử dạy “dùng
binh giỏi nhất là đánh bằng mưu”. Ông đã xếp mưu kế vào hàng đầu so với cách
đánh bằng ngoại giao, đánh bằng binh. Hồ Chí Minh coi trọng việc sử dụng mưu
sâu, kế hiểm trong phép dùng binh. Theo Người đó là kế sách có hiệu quả nhất, ít
hao người, tốn của mà lại giành được thắng lợi lớn. Mưu kế quân sự Hồ Chí Minh
là toàn bộ các chủ trương, kế hoạch về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật; là tài chỉ
huy của tướng lĩnh, sĩ quan, binh lính; là cách đánh phong phú, sáng tạo... Người đã
cùng với Đảng ta vạch ra những chủ trương lớn về kế hoạch quân sự, chỉ dẫn quân
và dân ta xử lý các tình huống chiến đấu qua những tác phẩm viết và dịch, rút kinh
nghiệm kịp thời những trận đánh. Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã chứng tỏ điều đó.
Để có cách đánh mưu lược, sáng tạo, phong phú, Hồ Chí Minh coi trọng phát
huy trí tuệ của toàn quân, toàn dân; khuyến khích tài thao lược của đội ngũ cán bộ
quân sự nhất là các tướng lĩnh cống hiến nhiều mưu kế hay. Trong phép dụng binh,
Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện nhiều cách đánh, nhưng đánh tiêu diệt về chiến
lược, là quyết định, theo Người có như vậy mới kết thúc được chiến tranh. Người
ví: “Đối với một người làm tổn thương mười ngón tay không đau đớn bằng cắt đứt
một ngón tay. Về quân sự cũng vậy, đánh bại mười sư đoàn không bằng trừ diệt một
sư đoàn” [40, tr.463].
Người chú trọng sử dụng nghệ thuật nghi binh, lừa địch, bí mật, bất ngờ làm
cho địch không hiểu gì về ta, không kịp trở tay đối phó. Để mở chiến dịch Điện
Biên Phủ ta đã điều quân Pháp chạy như đèn cù khắp Đông Dương, mâu thuẫn giữa
đóng quân phân tán với tập trung quân không giải quyết nổi. Rõ ràng kế “thực hư”
của Tôn Tử đã được Người và các tướng lĩnh Việt Nam nâng lên tầm cao mới trong
chiến tranh cách mạng. Thực tiễn khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng ở nước ta đã
chứng tỏ đúng như chỉ dẫn của Người: “Muốn được thắng trận, phương pháp đánh
giữ và tiến thoái phải luôn luôn biến đổi hợp với thời cơ, hợp với tình hình trên mặt
trận. Nhanh như chớp, biến hoá như thần, đó là bí quyết của phép dụng binh” [40,
tr.318], và đó cũng là tinh thần xuyên suốt của mưu kế quân sự Hồ Chí Minh.
Quyết tâm lớn, sáng tạo cao gắn liền với điềm tĩnh, thận trọng là một cơ sở
của tư duy đúng. Nhờ đó con người không nao núng, dao động, hoảng sợ, trước
những diễn biến khó khăn, phức tạp của tình hình, mà tỉnh táo, khôn ngoan, tìm
cách giải quyết, trên cơ sở suy nghĩ chín chắn và hành động quyết đoán, không rơi
vào mạo hiểm hoặc chần chừ, do dự. Trải qua năm tháng hoạt động ở nước ngoài và
lãnh đạo cách mạng trong nước, đã kết tinh ở Hồ Chí Minh tinh thần điềm tĩnh, thận
trọng, sáng suốt lạ thường. Lúc cách mạng thuận buồm, xuôi gió, cũng như lúc khó
khăn, hiểm nguy, Người đều thể hiện như vậy.
Những năm 1945 – 1946, điển hình của một thời kỳ cách mạng có nhiều
sóng gió, hiểm nguy, với cương vị đứng đầu Đảng, Nhà nước, Người không bị
choáng ngợp trước tình hình ấy. Người thận trọng sử dụng sách lược khôn khéo với
Tầu Tưởng, Pháp, Anh... gạt bỏ từng tên xâm lược, để cuối cùng chấp nhận chiến
đấu với thực dân Pháp. Biện pháp cực kỳ sáng suốt này, cùng với một loạt biện
pháp khác, Người đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn thử
thách và dành được thời gian hoà hoãn hơn một năm để chuẩn bị thực lực cho
kháng chiến lâu dài. Về sự điềm tĩnh sáng suốt của Người trong thời kỳ này, Võ
Nguyên Giáp viết: “Vận mệnh Tổ quốc từng ngày từng giờ bị đe doạ, có lúc như
ngàn cân treo sợi tóc. Chỉ cần thiếu tỉnh táo một chút, chỉ cần chần chừ trong giây
lát, cách mạng sẽ khó vượt qua được những giờ phút cực kỳ khó khăn. Đây chính là
lúc tình thế đòi hỏi một sự lãnh đạo hết sức sáng suốt và vô cùng nhạy bén của Bác”
[23, tr.432].
Tiếp theo là hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầy gian khổ, hy
sinh, có lúc tưởng chừng khó vượt qua, nhưng nhờ sự điềm tĩnh, thận trọng, sáng
suốt ở Người và Đảng ta, cách mạng đã giành được thắng lợi, Tổ quốc thống nhất,
đồng bào Nam Bắc sum họp một nhà và xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, xây
dựng chế độ mới. Võ Nguyên Giáp viết tiếp: “Những hoạt
động của Người trong sáu mươi năm qua đã chứng tỏ Bác Hồ là nhà chiến
lược vô cùng sáng suốt, là con người của những bước ngoặt vĩ đại. Những
quyết định của Người và của Đảng ta có tầm quan trọng lịch sử về chính trị
cũng như về quân sự, đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác, ngày càng to lớn rực rỡ hơn” [23, tr.429].
Tiểu kết chương 1
Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể từ suy nghĩ đến hoạt động thực
tiễn và sinh hoạt hàng ngày. Đó là hệ thống phong cách bao gồm: phong cách tư
duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách
sinh hoạt. Phong cách tư duy quân sự là một bộ phận phong cách tư duy của Người
giành để nghiên cứu và lãnh đạo nhiệm vụ quân sự. Nếu phong cách tư duy là
những đặc điểm riêng có tính hệ thống, ổn định trên cơ sở cách thức thực hiện
phương pháp tư duy... thì phong cách tư duy quân sự cũng là những đặc điểm riêng
có tính hệ thống ổn định trên cơ sở tư duy quân sự và cách thức thực hiện phương
pháp nhận thức quân sự của một cá nhân hoặc một lớp người.
Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh được hình thành từ nhiều nguồn,
trước hết từ tư duy quân sự truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân
tộc. Học thuyết quân sự và phong cách tư duy quân sự mácxít chiếm vị trí cơ bản,
chủ yếu trong phong cách tư duy quân sự của Người và chi phối đến toàn bộ phong
cách của Người. Tinh hoa quân sự cổ kim Đông, Tây và phong cách tư duy của các
danh nhân quân sự thế giới cũng là một nguồn quan trọng được Người nghiên cứu,
tiếp thu qua nhiều học thuyết quân sự. Những cơ sở lý luận trên đã thông qua trí
thông minh sáng tạo và ý chí, nghị lực, quyết tâm giải phóng đồng bào khỏi ách áp
bức bóc lột của Người để tạo lên phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh.
Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh có những đặc điểm nổi bật, đó là:
luôn suy nghĩ xem xét vấn đề quân sự gắn với yêu cầu, mục tiêu của sự nghiệp cách
mạng vì độc lập dân tộc và CNXH; tính biện chứng trong nhận thức và giải quyết
các vấn đề quân sự; lý luận quân sự gắn liền với thực tiễn quân sự; không ngừng
phát huy sức mạnh tổng hợp và thể hiện quyết tâm lớn, sáng tạo cao trong các tình
huống quân sự. Nhờ đó phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh vừa phản ánh đặc
trưng chung của phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, thiết thực, vừa có
những đặc điểm riêng mang tính hệ thống, ổn định trong tư duy quân sự của Người.
Chương 2
Rèn luyện phong cách tư duy quân sự Cho học viên đào tạo phân đội ở Học
viện Chính trị – quân sự theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh.
2.1. tình hình, nhiệm vụ và tư duy mới về bảo vệ tổ quốc
2.1.1. Đặc điểm tình hình
Bước vào thế kỉ XXI, đất nước ta có những thuận lợi mới đồng thời cũng
nhiều khó khăn, phức tạp nảy sinh do tác động của tình hình thế giới, trong nước.
Trên thế giới, hoà bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng đầy
những biến động bất trắc khó lường. Cùng với phục hồi, phát triển kinh tế; toàn cầu
hoá kinh tế ngày càng mở rộng; khoa học công nghệ có bước tiến nhảy vọt và
những đột phá lớn, thì cũng chứa nhiều tiềm ẩn: khủng hoảng kinh tế; bất bình đẳng
giữa các quốc gia ngày càng cao; cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt. Về quân sự,
“những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy
đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh
chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở
nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp” [15, tr.73]. Tình hình đó đòi hỏi phải
tiếp tục điều chỉnh, phát triển chiến lược kinh tế – xã hội, chiến lược quốc phòng –
an ninh cho phù hợp với yêu cầu xây dựng, bảo vệ tổ quốc ở mỗi nước.
Xu hướng điều chỉnh chung là tăng cường phát triển kinh tế, ổn định xã hội,
xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước, ổn định môi trường xung quanh, thêm
bạn bớt thù, giảm thiểu đối tượng, tăng thêm đối tác. Việc xây dựng tiềm lực, thực
lực và sức mạnh quốc phòng, sức mạnh lực lượng vũ trang được nhiều nước tập
trung thực hiện bằng chiến lược tổng hợp, cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh
thần. Sức mạnh vật chất là tăng cường nhân lực, vật lực, tiền của, vũ khí, trang bị
công nghệ cao. Sức mạnh tinh thần là xây dựng các học thuyết, lý thuyết quân sự
tiên tiến, quốc phòng hiện đại, là chuẩn bị tâm lý, ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc, là
khơi dậy truyền thống yêu nước của quân và dân ở mỗi quốc gia. Tuy vậy, tuỳ theo
mỗi nước mà ưu tiên, trọng điểm có khác nhau, xu hướng các nước lớn là tăng
cường trang bị vũ khí hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chiến tranh công nghệ
cao.
Tình hình chung thế giới nêu trên cho thấy xu hướng đẩy mạnh phát triển
kinh tế – xã hội đồng thời tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng, chi phí quân
sự không ngừng tăng lên. Nếu ngân sách quốc phòng Trung quốc năm 2007 là
45,33 tỷ USD thì cũng mới chỉ bằng 6,19 % của Mỹ, 52,9 % của Anh, 71,4 %
của Pháp, 62,5 % Nhật Bản [48, tr.45]... Như vậy, ngân sách quốc phòng thế giới
đã vượt ngưỡng 1000 tỷ USD, một con số không nhỏ đầu tư vào quân sự. Thực tế
đó sẽ xuất hiện những nguy cơ, thách thức, đe doạ hoà bình, an ninh của các quốc
gia dân tộc.
ở Việt Nam, sau hai mươi năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội; kinh tế tăng
trưởng nhanh; đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị ổn định; quốc phòng an
ninh được giữ vững; sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên cả thế và lực, nhất
là từ sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy vậy, nền
kinh tế vẫn còn trong tình trạng kém phát triển, lạc hậu so với nhiều nước trong khu
vực và thế giới. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị còn bộc
lộ nhiều yếu kém. Đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung có năng lực, phẩm chất
hoàn thành nhiệm vụ, nhưng cũng còn một bộ phận không nhỏ tham nhũng, quan
liêu, phai nhạt lý tưởng, làm giảm lòng tin trong nhân dân và giảm hiệu lực bộ máy
quản lý lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Quốc phòng, an ninh tuy được tăng cường,
các lực lượng vũ trang được củng cố, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ
Tổ quốc trong điều kiện xảy ra chiến tranh vũ khí công nghệ cao, trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Tham gia WTO là một thắng lợi to lớn
của đất nước ta, có phương tiện này, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gặp
nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng –
an ninh.
Nhìn từ góc độ bảo vệ Tổ quốc, khi tham gia WTO ta có thể khai thác có
hiệu quả các nguồn lực trong nước để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút nhiều hơn các
nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo thêm nhiều việc làm cho nhân dân, duy trì được
tăng trưởng kinh tế cao, do đó mà tiềm lực kinh tế, chính trị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 136_0509.pdf