Con người văn hóa được xem nhưmột nội dung tựsựhiện diện trong
VXNT Kim Lân, làm cho các sáng tác của ông mang thêm một phong vị độc đáo
ngay cảtrên bình diện nội dung tưtưởng. “Văn hóa” ở đây có thểhiểu đó là
những phong tục tập quán, những thú chơi tao nhã, “phong lưu đồng ruộng” của
những con người bình dị ởlàng quê Bắc Bộ. Đó còn là văn hóa ứng xửgiao tiếp
trong quan hệgiữa con người với đồng bào, đồng loại, với người thân, với quê
hương đất nước. Những nếp văn hóa nhưvậy ngấm sâu vào sốphận, cốt cách,
tâm trạng của nhân vật Kim Lân, trởthành một góc tiếp cận con người và hiện
thực, một hình tượng nghệthuật vềcon người văn hóa. Và nhà văn trong niềm
nhiệt hứng đã kểcho chúng ta vềnhững con người nhưthế. Con người văn hóa
ấy không còn là quan niệm mà đã trởthành một nội dung tựsự.
137 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4331 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc hỏi, được đào luyện, tích trữ kinh
nghiệm từ hàng chục năm trời, có những kinh nghiệm rút ra từ những thất bại cay
đắng. Các nhân vật này giỏi từ việc chọn giống cho đến việc chăm nuôi, rồi đến
việc luyện ngôn ngữ nhà nghề gọi là “vần” (đối với gà), “vực” (đối với chó
săn)… Điều này thể hiện trong cách chọn giống, cách thưởng thức, cách đánh giá
nhận xét chi li, kỹ lưỡng các chi tiết hay - dở, đẹp - xấu, độc hay thường. “Tiếng
đàn chim của ông Đồ Sơn khắp mặt làng chơi ai cũng biết. Họ tấm tắc khen
không hết lời. Nào “đàn quả đẹp”; “đông đen” và “tròn trặn”, nào vòng hay và
ở “thẳng băng”. Nào vòng đánh hay và “cao ơ”(...) Tiếng rằng đàn quả kể cũng
đã coi như được đấy, nhưng xem ra còn có nhiều “tội”, còn có thể đánh “tùy”,
đánh “nhàn”, đánh “tiên hành”, đánh “động” được. Cho nên ông Đồ vẫn để ý
loại bớt những con nhũng đàn và yếu ấy đi. Ông đoán con nào khỏe tất phải
“tiên hành” và “động”, con nào yếu tất phải “nhàn” và “tùy”…” [52]. Hàng
loạt từ ngữ nhà nghề lại một lần nữa được Kim Lân tung ra như một người chơi
am hiểu từ trong cốt lõi. Chỉ cần nhìn vào một truyện thôi đã thấy mật độ các từ
nhà nghề dầy lên như thế nào: liên tam trúng, vần thượng, trung chính, thượng
tiểu tùy, đài tùy, trung khứ, đại biên, cào, bị, sơ, tràng, rơi lạc phao… (Đôi chim
thành). Còn ở truyện “Con mã mái”, mật độ các từ nhà nghề còn dầy đặc hơn
thế nữa: bầu dọc, khâu dao, thái, buông… Có một điều lạ là dù dùng nhiều biệt
ngữ như vậy mà khi đọc vào truyện người ta không thấy cản trở, không thấy rờm
58
mà trái lại càng thấy thú vị. Có thể nói ở đây, tác giả đã làm được cái việc: trang
bị những tri thức tối thiểu cho người đọc về những thú chơi đặc sắc ở làng quê
Việt Nam - những tri thức mà người bình thường phổ thông đa số không dễ gì có
được.
Điểm giống nhau thứ hai của các nhân vật này là một khi họ đã mê mẩn vào
thú chơi thì không coi chuyện gì là quan trọng hơn nữa. Từ bữa ăn, bữa uống
cũng chẳng coi ra gì, đến cái khó nhọc lặn lội ngoài đồng cũng không quản ngại.
Ốm đau càng không coi ra gì. Cái ấm nước đang trào cũng coi là không có ý
nghĩa gì bằng việc cần phải ngay lập tức lấy thóc cho chim ăn. Đôi chim quý đã
về là Trưởng Thuận vui, ông hết ốm, hết lử khử, hết cáu bẳn ngay (Đôi chim
thành). Còn Cả Chuẩn (Con mã mái) thì mê đến nỗi đánh liều cậy nhờ kẻ
chuyên đào tường khoét ngạch đi ăn cắp con Mái Củi Tạ về. Với ông Đồ Sơn lại
say mê chơi chim một cách quá quắt, khi có ai nói về chim thì “Ông nói thao
thao không biết chán, không biết mỏi mệt. Hình như với ông chỉ có những “cái
đực rợi”, “cái mái xanh”, “cái mốc ba đai”, nghĩa là chỉ có những con chim bồ
câu óng ả, mượt mà là đáng kể thôi. Còn ngoại giả ông thây kệ tuốt. Về sự làm
ăn buôn bán ông dửng dưng, chẳng thiết bàn bạc tới” [52]. Các nhân vật này vui
cái vui cùng vui với con vật nuôi, buồn cái buồn của vật nuôi khi thấy chúng ốm
đau hoặc không như ý. Thậm chí sẵn sàng sẵng giọng, cáu bẳn với vợ con khi
thấy các con vật nuôi bị sa bẩy hoặc đau ốm. Ngược lại, nếu trong lòng cảm thấy
vui vẻ, hài lòng về những con vật nuôi, bỗng ra ngay cái giọng ngọt ngào, thậm
chí tán tỉnh, lẳng lơ. “Đấy bà này nghe xem. Có phải con gà mái kêu”. “Vừa
đau, vừa rát!” thì con gà trống ở đâu te tái chạy lại dỗ dành: “Ai cũng thế! Ai
cũng thế! Ai cũng thế! Không?” [65]. Ví dụ trên cho thấy tâm lý của người nghệ
sĩ đồng quê trong lời ăn tiếng nói. Cái tâm tính của những người thôn quê bộc
trực, giản dị, chất phác như thế. Có thể nói, cách miêu tả tâm lý theo cung cách
như vậy sau này lại được phát huy thêm ở những người như ông Cả Luốn gốc
me, bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê. Nhờ vậy mà các nhân vật nông dân
của Kim Lân thường đưa lại cho người đọc cảm giác gần gũi, chân thực mà hóm
59
hỉnh, thú vị. Nhà văn có cái biệt tài hiểu thật chính xác và tinh tế tâm lý của
người nông dân Việt Nam dưới góc độ “con người văn hóa”.
Cũng như các nhân vật thượng võ, các nhân vật tài hoa nghệ sĩ làng quê này
đặc biệt tôn thờ danh dự của làng nơi mình sinh ra, lớn lên, gắn bó. Niềm vui
chiến thắng được cả làng, cả phủ vui mừng. Nỗi thất bại thì cả làng, cả phủ xôn
xao, bàn tán, tỏ ra không hài lòng, thậm chí bất bình. Các tay chơi “Ai cũng tỏ ra
bất mãn về quần chim của ông Trưởng bị đánh hỏng ở hội Đại Đình hôm vừa
qua” [65]. Con Mã Mái trước khi đi dự hội, bao nhiêu dân làng đến nhà xem
“khách mỗi lúc một đông thêm. Gian nhà vừa lụp xụp, vừa chật chội bộn lên
những tiếng người. Tiếng cười, tiếng nói xôn xao, ầm ĩ” [65]. Rồi các tay chơi
lập thành cả một đoàn cùng bố con Cả Chuẩn kéo nhau đi dự hội. Tinh thần cộng
đồng là một đặc điểm của con người văn hóa, nó tiêu biểu cho văn hóa làng, xã
Việt Nam nói riêng và dân tộc nói chung.
Ngoài ra, khi đề cập đến các nhân vật được coi là nghệ sĩ làng quê, nhà
văn Kim Lân còn cho người đọc thấy được mối ưu tư và tình yêu của họ đối với
nền văn hóa dân tộc. Một ông kép hát tuồng nay đã về già. Đời sống vật chất thì
túng thiếu, lại nghiện thuốc phiện. Cái môn nghệ thuật tuồng thì “cũng đến ngày
không được ai chuộng nữa” [66]. Ông nằm bẹp gốc nhà ôm niềm hoài cổ và nghĩ
cách xoay tiền để thỏa mãn cơn nghiện. Khi được làng mời ra dựng lại môn nghệ
thuật này, thì ông đã đem hết chút tài mọn cuối cùng bằng một niềm hăm hở,
sung sướng được sống lại nghề cho lớp trẻ. Nghề tổ được dựng lại - sức sống
nghệ thuật bắt đầu được nhen nhóm trở lại, chẳng những ông sung sướng, mà cả
dân làng, các hàng chức sắc của làng cũng mừng theo. Tất cả vì cái uy tín của
làng, danh dự của làng. Nhưng than ôi, niềm sung sướng mới đến của ông mau
chóng bị đốn gãy. Không có một đứa trẻ nào theo học cả. Thế là cái ý định phục
dựng lại bộ môn tuồng cổ hoàn toàn thất bại. Là một nhân vật sống chết với
nghề, thân bại danh liệt cũng vì nghề, trong ông không khỏi uất nghẹn, một nỗi
đau của một kẻ đã bị thời thế vượt qua, loại ra ngoài lề thế sự. Đó cũng là nỗi đau
60
của con người văn hóa - những “kiếp tài tử đa cùng” mà nhà văn đã bày tỏ sự
cảm thông sâu sắc.
Thứ ba là mẫu nhân vật “đầu thừa đuôi thẹo”: Nói đến mẫu nhân vật này,
người đọc sẽ nghĩ ngay đến những con người bé nhỏ, thường ngày lam lũ, vô
danh tiểu tốt ở làng quê nông thôn Việt Nam nói chung trong cả hai giai đoạn
trước và sau Cách mạng tháng Tám.
Có thể nói, nhìn người nông dân ở góc độ con người văn hóa, nhà văn Kim
Lân không chỉ dừng lại với những con người thượng võ, tài hoa, bặt thiệp mang
thứ “phong lưu đồng ruộng”. Hay nói khác đi, ông không chỉ làm sống lại những
phong tục, những thú chơi, những sinh hoạt văn hóa truyền thống của con người
ở làng quê Bắc bộ Việt Nam, mà sâu xa hơn, Kim Lân muốn tạo dựng trong
VXNT của mình, cái cốt cách tâm hồn của con người Việt Nam - cái cốt cách mà
ông cho là rất cao quý, đặc biệt là cốt cách tâm hồn của người lao động Việt
Nam, người phụ nữ Việt Nam - những con người nghèo mà chính Kim Lân chứ
không ai khác đã định danh cho họ là “Những con người mà như là những đầu
thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh của cuộc sống” [65].
Có lẽ chính vì thế mà trên hành trình khám phá và thể hiện những người
nông dân Việt Nam ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ, Kim Lân đã tập trung xoáy
vào chủ đề sức sống mãnh liệt của con người ngay trong những lúc cùng quẫn,
tuyệt vọng nhất. Đây chính là một biểu hiện cụ thể nhất của con người văn hóa.
Rất nhiều truyện của Kim Lân nói chung không chỉ khám phá và thể hiện mà còn
khẳng định bản chất lành mạnh, khỏe khoắn trong nhân cách của người lao động,
như khẳng định một chân lý. Ông viết “Những người đói, họ không nghĩ đến cái
chết, mà họ nghĩ đến cái sống. Và người đói ngày ấy cũng có đạo lý. Cái đạo lý
ấy của những con người đau khổ phải chăng là niềm mong đợi, khát khao một
cuộc đổi đời mà “lá cờ đỏ” của Việt Minh đang vẫy gọi họ” [98]. Điều này có lẽ
tập trung tiêu biểu nhất ở nhân vật Tràng, vợ Tràng, bà cụ Tứ - mẹ Tràng trong
truyện ngắn “Vợ nhặt”. Anh Tràng lấy vợ trong hoàn cảnh giữa nạn đói đã mang
đến cho con người một niềm tin mãnh liệt về sự sống đang tắt lụi dần giữa cảnh
61
đói khát, chết chóc, thê lương, ảm đạm. Cụ thể là Tràng đem lại cho “người vợ
nhặt” - con người đói rách có cơ hết sống ấy một chỗ dựa tin cậy, tồn tại, khiến
chị ta vốn chao chát, chỏng lỏn đã sớm hoàn lại tính tình hiền hậu, đúng mực. Và
với bản thân Tràng cũng thế - anh tự thấy mình “nên người” hơn, anh cảm thấy
phải có “trách nhiệm” và “bổn phận” đối với gia đình hơn. Tất cả càng làm cho
người đọc thấm thía hơn về vẻ đẹp trong tâm hồn những con người nghèo, cần
lao cơ cực, cái chết luôn cận kề sự sống nhưng họ vẫn luôn yêu thương, cưu
mang, đùm bọc nhau, vẫn luôn ước ao thèm khát hạnh phúc - dù đó chỉ là hạnh
phúc nhỏ nhặt, tầm thường. Song đáng nói hơn nữa, ở nhân vật bà cụ Tứ - mẹ
anh Tràng - một người mẹ già nua, nghèo khó có tấm lòng nhân hậu và rất yêu
thương con. Bà đã thương con mà chấp nhận người đàn bà xa lạ về nhà làm dâu
mình. Thương con, bà lại càng thương hơn đứa con dâu tội nghiệp của mình. Có
lẽ, có một sự đồng cảm cũng là đàn bà con gái với nhau nên bà cảm thấy xót
thương cho “người vợ nhặt”. Tình thương của bà thật lớn lao và cảm động. Đó là
một thứ tình thương rất gần với bản năng, một lòng thương xót tự nhiên giữa mẹ
và con, giữa con người với con người. Tình thương này đặc biệt tiêu biểu cho
tấm lòng của người phụ nữ Việt Nam có từ ngàn đời. Nhưng điều quan trọng là ở
bà cụ Tứ, chính là niềm tin và khát vọng sống lớn lao trong tâm hồn bà. Chính bà
đã thắp lên ngọn lửa hy vọng vào cuộc sống cho vợ chồng Tràng. Bữa cơm đầu
tiên, bà đón tiếp nàng dâu mới chỉ với vài bát cháo loãng cùng lùm rau chuối thái
(cả nhà cùng ăn) và một nồi “chè khoán” nấu loãng cám mà bà cho là “ngon đáo
để”, “xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy!” [65]. Bà nói toàn là chuyện vui,
chuyện sung sướng sau này. Trên cái khuôn mặt bủng beo của bà, luôn hiện lên
một niềm vui “rạng rỡ” và từ niềm vui đó bà đã phác họa ra cảnh nuôi gà để có
thể “may ra ông giời cho khá”. Tình thương của bà cụ Tứ thật lớn lao và cảm
động. Chính tình thương này đã góp phần xua đuổi cái bóng đen của đói khát và
cái chết ra khỏi cuộc sống của con người. Và đó không chỉ là tình thương vô bờ
bến của tình mẹ đối với con, mà còn chính là niềm tin, sức sống to lớn của con
người Việt Nam - đặc biệt là người phụ nữ: dù hoàn cảnh sống có bi đát, có
62
nghèo đói, túng thiếu, cái chết có cận kề với sự sống đi chăng nữa, nhưng họ vẫn
cưu mang, đùm bọc, yêu thương nhau, vẫn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống và
hướng đến ánh sáng Cách mạng với một tương lai tươi sáng. Đó cũng chính là vẻ
đẹp thuộc về tâm hồn Việt, văn hóa Việt.
Nhân vật Đoàn trong truyện ngắn “Ông lão hàng xóm” cũng thế. Đoàn bị
quy oan theo quốc dân Đảng, đang bị những nhân vật đội nhân danh cách mạng
truy bức, làm nhục. Không chỉ có Đoàn, mà cả đồng đội của anh - những chiến sĩ
trung kiên của Cách mạng như Mùi cũng bị quy oan và đã bị bắt. Những lời hát
của ông lão hàng xóm như một ngụ ý về thói đời oan nghiệt, về nỗi oan khúc của
kiếp người, về lòng đồng cảm đầy ân tình, cảm động nhưng không dám công
khai trong tình cảnh khắc nghiệt lúc bấy giờ. Điều đáng nói là nhân vật Đoàn
trong lúc bị đày ải, bị ép cung, bị dồn tứ phía, kể cả bà con và người thân, nhưng
anh đã hai lần tâm niệm, như tự thề nguyền với lương tâm và dũng khí của mình:
phải sống. Tác giả để cho Đoàn tâm niệm: “Và Đoàn chết đi, liệu đã thoát chưa?
Hay là rồi đây người ta sẽ cho rằng Đoàn trốn đấu tranh? Bị đồng bọn cắt đứt
đầu mối? Không, Đoàn phải sống! Cho dầu hoàn cảnh có đắng cay, tủi nhục đến
chừng nào đi nữa, Đoàn cũng phải sống. Tình thương yêu và bổn phận làm cha,
làm chồng day dứt trong lòng, Đoàn không thể trốn mà đi được” [65]. Hai lần,
hai tiếng “phải sống” vang lên như một sự quyết đấu, giành lại chỗ đứng của
thân phận giữa thời buổi đảo điên đó.
Đó còn là lòng ham sống khỏe khoắn, mãnh liệt của dì Bản, ông Mộc gù
(Người chú dượng), chị Nhâm (Chị Nhâm), ông Tư (Cha con ông gác máy bay
trên núi Côi Kê…). Họ đều là những con người bất hạnh, chịu nhiều đau khổ
trong cuộc đời, nhưng họ vẫn luôn tiềm ẩn trong người một khát vọng sống, một
niềm tin, niềm hy vọng vào tương lai, vào cuộc sống mới có thể làm thay đổi
cuộc đời của họ. Chúng ta hãy lắng nghe lời trăn trối thật cảm động của một
người cha trước khi tắt thở, vẫn khẩn thiết kêu gọi các con tìm đất sống: “Cố lên!
Các con ơi! Thái Nguyên, Bắc Giang đất rộng người thưa. Đồi bãi rộng, khoai
sắn nhiều…” [65]. Và cuộc đi tìm đất sống của một gia đình gồm mười một
63
người, cuối cùng người thì chết, người thì mất tích, chỉ còn lại hai vợ chồng ông
Tư. Lời văn của Kim Lân rưng rưng khi nhắc đến nỗi mất mát này “Cái hôm đầu
tiên hai vợ chồng ông lên khai phá trên quả núi này, ông đã khóc như mưa, như
gió. Mười một người trong gia đình bỏ làng ra đi tìm đất, bây giờ có đất rồi thì
chẳng còn ai…” [65]. Cho nên, người đọc mới thấu hiểu tại sao những lúc bom
Mỹ ác liệt như vậy, ông vẫn không rời bỏ quả núi này. Nguyên do thuộc về sự
gắn bó máu thịt của ông đối với mảnh đất đã được đánh đổi bằng bao nhiêu mạng
người và nước mắt. Đó cũng còn là cái công việc báo động của ông được bà con
dân chúng tin cậy và trao gửi. Đó cũng lại còn là lòng căm tức quân thù mà quyết
tâm ngăn trừ tội ác của chúng…. Có thể nói rằng sức sống của nhân dân là bất tử,
không sức mạnh nào có thể hủy diệt được. Cường quyền, bạo lực, bom đạn, cái
đói, tất thảy đều trở nên bất lực đến mức thảm hại trước sức sống mãnh liệt của
con người. Có thể nói các tác phẩm của Kim Lân như những bài ca ngợi ca sự
sống, ngợi ca sự bất tử của con người, rộng hơn là của người Việt, tính cách Việt,
tâm hồn Việt. Và đó cũng chính là cốt cách của con người văn hóa.
Khi nhìn vào loại nhân vật này với tư cách là con người văn hóa, chúng ta
không thể không nhắc đến tình cảm và trách nhiệm tự nhiên của họ đối với số
phận và sự tồn vong của đất nước. Trước hết, phải kể đến là nhân vật ông Hai
(Làng). Với ông Hai, yêu làng tức là yêu nước, gắn bó với số phận và danh dự
của làng cũng chính là gắn bó với số phận và danh dự của đất nước. Khi nghe tin
đồn, làng mình theo giặc, ông Hai tâm niệm: “Không thể được! Làng thì yêu
thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” [56]. Đúng là một thái độ lựa
chọn dứt khoát, mặc dù phải chịu đau đớn. Nhân vật ông Tư (Bố con ông gác
máy bay trên núi Côi Kê) cũng là một trường hợp điển hình. Ông căm thù quân
giặc đã quấy phá cuộc sống dân lành vô tội, đem đến điêu linh, chết chóc cho
dân. Ông tự cảm thấy có trách nhiệm làm công việc báo động cho tốt để tránh
thảm họa cho dân. Nỗi lo lắng an toàn tính mạng của dân đã trở thành một tình
cảm tự nhiên, cảm động. Đó chính là tình yêu quê hương đất nước một cách bình
dị nhất. Hay như bà mẹ Cẩn (Bà mẹ Cẩn) cũng vậy. Bà hay khoe thằng con trai
64
là đang tại ngũ. Ban đầu có vẻ khó gần, nhưng dần dà mới hiểu, hóa ra bà rất
thương quý người, biết lo lắng quan tâm cho cô giáo, lo lắng cho sự an toàn của
bộ đội qua sông…
Trong những năm tháng kháng chiến, trước họa xâm lăng, bất kể ai là con
dân của nước Việt đều đem lòng mến yêu và trách nhiệm đối với sự an nguy của
đất nước. Thật tự nhiên, họ đã vô cùng gắn bó với quê hương, đất nước trong
khung cảnh thời chiến. Lòng yêu nước đã trở thành một giá trị tinh thần cao quý
chảy trong huyết quản của mỗi người. Có thể nói giá trị tinh thần cao nhất trong
con người văn hóa đó chính là lòng yêu nước một cách tự nhiên máu thịt, cảm
động và bền bỉ. Đó cũng chính là cái mạch nguồn thiêng liêng trong văn hóa
Việt.
Mỗi nhân vật, mỗi con người với một thân phận, một tâm tính, nhưng ở họ
lại có những điểm chung thống nhất giống nhau:
Thứ nhất: Họ đều là những người nông dân sống ở làng quê nông thôn Việt
Nam “cày sâu cuốc bẫm”, “chân lấm tay bùn” nhưng lại giàu tình, nặng nghĩa,
thông minh, hóm hỉnh, tài hoa, bặt thiệp, lạc quan, yêu đời luôn khát vọng sống
mãnh liệt.
Thứ ha: Họ đều là những người tự nguyện gắn bó với quê hương và tất cả vì
danh dự của quê hương, của cộng đồng làng.
Thứ ba: Họ không bị giới hạn của quyền lợi làng trói chặt, mà họ vẫn có khả
năng nhìn rộng hơn trong mối quan hệ với vùng, miền, xứ sở, với quyền lợi của
Tổ quốc. Sự miêu tả của nhà văn cho thấy, dù trong hoàn cảnh nào, ở trường hợp
nào thì mối quan hệ giữa nhà - làng - nước là một quan hệ hữu cơ, máu thịt trở
thành tình cảm gắn bó tự nguyện của mỗi con người. Và chính những điểm giống
nhau này đã tạo nên vẻ đẹp trong tâm hồn của người nông dân Việt Nam - những
con người văn hóa mang đậm cái cốt cách, cái tinh hoa thuần túy của văn hóa
Việt.
Nhìn từ góc độ văn hóa hay cốt cách văn hóa của con người, luận văn
muốn thông qua khảo sát sáng tác VXNT Kim Lân để khẳng định phong tục -
65
sinh hoạt văn hóa làng quê trong các sáng tác ấy như một nguồn cảm hứng mãnh
liệt, thiết tha, nghĩa là như một sự lựa chọn, một góc tiếp cận đời sống có ý nghĩa
phong cách. Có thể xem đó là biểu hiện của cái nhìn văn hóa trong VXNT Kim
Lân.
2.2.2 Cảm hứng “phong tục”
Nhà văn Kim Lân đã từng tâm sự về lý do ra đời của các truyện ngắn
“phong tục” như sau:
“Anh có biết người đầu tiên xui tôi viết phong tục tập quán và các thú
chơi dân giã là ai không? Chính ông Vũ Bằng (…), Ông ấy bảo: “Truyện tình
ông không viết được đâu. Nhưng ông gửi thì tôi cứ cho đăng, tôi đổi tên tác giả
là Lang Kim. Ông viết truyện nghèo khổ cũng được, nhưng không bằng những
ông Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan. Các ông ấy đã thành rồi. Ông viết những
truyện như Đôi chim thành, Con mã mái, Đánh vật, Chó săn…. thì không ai
tranh chiếu của ông” [1].
Ở một chỗ khác, ông cho biết thêm: “Lúc tôi mới bắt đầu viết về thú chơi
làng quê thì chán chường lắm. Nhưng về sau gặp Nguyên Hồng, Trần Huyền
Trân …, các anh cho đó cũng là một đóng góp về văn hóa, đời sống của con
người. Bên cạnh công việc vất vả hằng ngày người ta cũng còn biết đến thú chơi,
thú tiêu khiển” [91].
Các ý kiến của chính nhà văn đã giúp ta nhận ra cái lý do trực tiếp khiến
ông đi vào con đường văn chương và viết thành công về đề tài “phong tục”.
Song không chỉ đơn giản là như thế mà Kim Lân lại trở thành “một nhà văn
phong tục hạng nhất của Việt Nam” [86]. Phải nói rằng chính làng quê đồng
bằng Bắc bộ, đặc biệt là vùng Kinh Bắc, quê hương ông - nơi bảo lưu nhiều
phong tục truyền thống văn hóa nhất Việt Nam ta đã nuôi dưỡng và tạo nên cảm
hứng “phong tục” trong nhà văn, để rồi sản sinh ra một hồn văn Kim Lân độc
đáo.
Khi viết về đề tài phong tục, Kim Lân đã hướng ngòi bút của mình mô tả ba
loại phong tục làng quê: thứ nhất là những trò chơi dân gian trong các ngày lễ hội
66
như chọi gà, thả chim, đánh vật; thứ hai là những tục lệ cổ truyền trong làng quê
như đuổi tà đêm ba mươi Tết hoặc tục cướp lúa làng do mối thù truyền kiếp; thứ
ba là thú đi săn. Ngoài ra ở những tác phẩm khác tuy không trực tiếp viết về
phong tục, nhưng cái khung cảnh làng quê, đất quê, người quê, vẫn cứ hiện ra rõ
rệt, không lẫn, không nhầm được.
Như trên đã nói “phong tục” chính là nguồn cảm hứng của cái đẹp mà Kim
Lân đã “tìm” và “phát biểu” để người đọc có thể “trông nhìn” và “thưởng
thức” bằng cảm xúc thật của mình.
Do đó, với cảm hứng “phong tục” được ấp ủ và nuôi dưỡng từ cái nôi của
văn hóa làng quê Bắc bộ nói chung - Kinh Bắc nói riêng ấy, Kim Lân không chỉ
dừng lại ở việc làm sống dậy những sinh hoạt văn hóa ở làng quê ông với những
thú chơi tao nhã “phong lưu đồng ruộng”. Mà từ trong sâu xa nhà văn còn muốn
tạo dựng trong VXNT của mình cái cốt cách tâm hồn Việt, phong tục Việt, văn
hóa Việt, có thể nói đó là cái tinh hoa văn hóa thuần túy của người nông dân ở
nông thôn làng Việt có tự ngàn đời.
Vậy, cái cốt cách văn hóa của tâm hồn Việt, phong tục Việt hay cái tinh hoa
thuần túy ngàn đời của con người Việt Nam là gì? Qua VXNT của Kim Lân, có
thể thấy cái cốt cách văn hóa, tinh hoa ấy đọng lại ít nhất hai nét nổi bật sau:
Thứ nhất: Đó là vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống đời thường gắn với những
sinh hoạt văn hóa truyền thống, những thú chơi tao nhã “phong lưu đồng ruộng”
của người nông dân.
Hầu hết tất cả các truyện ngắn của Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám,
phần lớn đều sáng tác theo khuynh hướng phong tục. Từ Đôi chim thành, Con
mã mái, Chó săn, Tông Chim Cả Chuống, Cầu đánh vật - từ ngôi đất hình
nhân bái tướng - đến chuyện voi cái ngựa lồng, Thượng tướng Trần Quang
Khải – Trạng vật, Đuổi tà, Trả lại đòn, Ông Cản Ngũ … Cũng giống với những
nhà văn khác như Tô Hoài, Bùi Hiển… khi viết về phong tục Kim Lân cũng thể
hiện những thói xấu, những phong tục cổ hũ, lạc hậu, nhưng bằng nhãn quan
phong tục của mình, bằng những tình cảm chân thật tha thiết của một người “vốn
67
là con đẻ của đồng ruộng”, Kim Lân đã có một điểm riêng rất rõ - nhà văn đã tập
trung trình bày, miêu tả cặn kẽ những sinh hoạt văn hóa lành mạnh, những thuần
phong mĩ tục, những thú chơi tao nhã của người dân nông thôn.
Có thể nói “Đuổi tà” là truyện phản ánh tục lệ cổ truyền của dân tộc - tục
đuổi tà đêm ba mươi Tết của người nông dân. Đây là một tập tục độc đáo được
Kim Lân miêu tả trong không khí thiêng liêng đón Tết cổ truyền của dân tộc
“Mọi người như yên lặng kính cẩn đón chờ cái năm mới rỡ ràng”. Đối với người
nông dân, việc đuổi tà đầu năm rất quan trọng vì nó sẽ “ảnh hưởng đến sự thịnh
đạt suy vi của cả dân làng sang năm mới tới đây”. Cho nên “Dẫu là nhà giàu
hay nghèo, ai ai cũng cúng một cách vui vẻ, coi như là bổn phận”. Và “…Trẻ
con người lớn à à theo sau reo hò ầm ĩ. Có người lượm đất, gạch ném theo nữa.
Họ tin như thế là đang trục xuất ma đói, ma khát ra khỏi làng, năm mới đây dân
làng làm ăn mới thịnh đạt” [65]. Họ tin tưởng rằng sau khi đuổi tà thì cuộc sống
sẽ bình an, thịnh vượng hơn trong tương lai. “…Tất cả những vẻ đăm chiêu vì
cuộc sống hàng ngày không còn vươn trên mặt họ lúc này. Một bầu không khí đề
huề mà thân mến” [65]. Vì thế mà việc đuổi tà đầu năm như một thuần phong mĩ
tục mang đậm màu sắc dân gian gắn liền với đời sống tinh thần của người dân
quê. Nó như một sự gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong cộng đồng với
một niềm tin thiêng liêng thể hiện ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc trong
đời sống tinh thần của người nông dân. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn cao cả mà
Kim Lân muốn gởi đến người đọc qua văn xuôi phong tục của ông.
Phải quan sát nhiều và tìm hiểu kỹ lưỡng, Kim Lân mới miêu tả được như
thế. Và cũng do vậy mà dù Kim Lân viết không nhiều, nhưng ông xứng đáng là
một trong những cây bút xuất sắc về phong tục và con người đất quê. Qua những
trang văn của nhà văn, người đọc có thể xem đó như những chỉ dẫn văn hóa về
các ngón chơi của những cao thủ làng vật, hay chọi gà, thả chim, đi săn…Và
trong từng trang viết, người đọc như được trực tiếp tham dự vào những thú chơi
làng quê thật ấn tượng: “Dưới mái đình, những chiếc giải gà buộc lõng thõng.
Ba chiếc giải: nhất, nhì, ba; và năm sáu chiếc giải lèo. Những vuông lụa điều
68
uốn éo nhẹ nhàng trong cánh gió. Cu Trạm say sưa nhìn. Nó ước mơ một chiếc
thắt lưng, trong khi mọi người chàng màng tìm gà kháp đá. Năm nay rất nhiều
gà. Nhưng con thì nhỏ quá, con thì to quá. Hạng bằng trang thì lại hơn xương,
hơn cựa. Kháp gà phải thận trọng cân nhắc suy bì từng li từng tí. “Hơn một cái
lông không chọi” cơ mà! Cả hội xem ra chỉ có con Hoa Mơ (…) là “đồng cân
đồng lạng” (…) Đôi bên thỏa thuận đem gà vào sở tại, xin đánh giải nhất. Mỗi
bên cược năm chục bạc. Còn sau này gọi thêm. Hai ông chủ kê đem gà ra sới.
Mọi người xúm đông quay vòng quanh bên ngoài vạch vôi. Hương Thân cầm con
Mã Mái. Ông bắt gà, thả gà, chữa gà khéo léo, và nhiều mánh lới có tiếng.
Hết giao vài díu, Hoa Mơ đánh Mã Mái một đòn cong hẳn cần lại, quay
liệng đi nửa vòng. Lý Khản gọi liền:
- Mười đồng ăn tám Hoa Mơ đây!
Sầy giơ tay:
- Bắt!
Hai người vừa trao tiền cho nhau xong, Mã Mái trả một đòn hầu dọc, Hoa
Mơ ngằn ra, và tiếp thêm mấy chiếc nữa, Sầy sung sướng reo:
- Tin! … Tin! … Mã Mái năm đồng nữa! Ai bắt không?
Đôi gà cũng lọt quản, mau đòn nên sát phạt nhau dữ lắm. Người xem đều
xuýt xoa khen là “kỳ phùng địch thủ”. Mới nửa hồ đầu mà quản con nào con ấy
như trát máu.
Những lúc thả gà, Hương Thân đã để ý bao giờ Mã Mái cũng buông trước
một đòn. Cho nên ông thả “lơi” cho đúng tầm chân đá. Người ta thận trọng từng
đòn một, trong lúc ăn thua này.
Đôi gà vẫn tranh hùng trả đòn kịch liệt, xô đi đẩy lại sát vào vòng người.
Hai ông chủ kê bắt gà của mình ra. Họ xoa nắn chà xát đùi vế và cho uống dấp
giọng một ít nước, thấm vào khăn mặt cho tỉnh táo. Rồi cùng lừa xem lối thả của
người kia thế nào. Lý Khản cũng sợ cái đòn buông của Mã Mái. Ông đặt giúi
Hoa Mơ vào sát. Nhanh nhẹn, Hương Thân nhắc lùi gà mình về phía sau. Được
thế rộng, đúng “võ” con Mã Mái buông liền. Nó đánh một đòn rất nặng. Cái đòn
69
di truyền của mẹ nó - C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN003.pdf