Luận văn Phòng, chống lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội tại huyện hướng hóa tỉnh Quảng Trị

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LẠM

DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI.14

1.1. Lý luận về lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội.14

1.1.1. Quỹ Bảo hiểm xã hội.14

1.1.2. Lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội .19

1.2. Lý luận về công tác phòng, chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội.25

1.2.1. Khái niệm phòng, chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội .25

1.2.2. Nội dung cơ bản của công tác phòng, chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã

hội .26

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng, chống lạm dụng quỹ bảo hiểm

xã hội .27

1.3. Kinh nghiệm phòng chống lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội của một số huyện

và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện

Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.29

1.3.1. Kinh nghiệm .29

1.3.2. Bài học kinh nghiệm.31

Chương 2: THỰC TRẠNG LẠM DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ

CÔNG TÁC PHÕNG, CHỐNG LẠM DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HưỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ .33

pdf92 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phòng, chống lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội tại huyện hướng hóa tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý vào chức danh công việc, mức lương của NLĐ với tương quan chức danh, công việc của những người khác trong đơn vị. Với cách làm như vậy, trong thời gian qua BHXH huyện Cam Lộ đã thu hồi số tiền hơn 60.000.000,đ, cụ thể đã từ chối thanh toán 12 hồ sơ sử dụng giấy ra viện giả; thu hồi 15 trường hợp gửi đóng BHXH để thanh toán chế độ thai sản, thu hồi 40 trường hợp đi làm vẫn thanh toán chế độ ốm đau, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, phát hiện 04 lao động do người lao động gửi đóng BHXH để hưởng thẻ BHYT với chi phí khám, chữa bệnh cao. 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Đakrông - Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống lạm dụng quỹ BHXH, BHXH huyện đã tổ chức tuyên truyền chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; không để xảy ra việc buông lỏng quản lý, cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH cho NLĐ dễ dàng như trước. Đồng thời, thực hiện tốt 31 công tác hậu kiểm, xác định thu đúng đối tượng, có đầy đủ hồ sơ về HĐLĐ, trả lương, không chấp nhận thu BHXH theo đề nghị của doanh nghiệp khi chưa xây dựng thang bảng lương theo quy định, tuân thủ việc truy đóng BHXH. Tiếp tục tuyên truyền để NLĐ và người SDLĐ biết về những biểu hiện vi phạm và chế tài xử lý để mọi người tuân thủ đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả các phần mềm nghiệp vụ của Ngành, giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường trong giải quyết và thụ hưởng các chế độ BHXH. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số đơn vị về công tác phòng chống lạm dụng quỹ BHXH, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: Một là, tăng cường tổ chức đối thoại chính sách BHXH với các doanh nghiệp, trao đổi, phổ biến những văn bản, hướng dẫn mới của cấp trên, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện doanh nghiệp đang gặp phải. Hai là, chú trọng cập nhật tổng hợp, hệ thống sắp xếp, phân loại những văn bản liên quan về chế độ BHXH theo đề mục; cẩm nang duyệt ốm đau, thai sản, dưỡng sức, cẩm nang duyệt chế độ BHXH một lần, cẩm nang hồ sơ hưu trí tử tuất, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp trên mạng nội bộ cơ quan BHXH nhằm giúp cán bộ, viên chức thuận tiện tra cứu trong quá trình giải quyết hồ sơ. Ba là, xây dựng nội dung quy trình kiểm soát nội bộ; rà soát, thống kê các đơn vị thường xuyên có số chi chế độ ngắn hạn lớn hoặc tỷ lệ phần trăm tổng số tiền chi trả trên quỹ lương nộp BHXH tăng cao bất thường; kiểm tra hậu kiểm đối với những đối tượng có mức lương đóng BHXH bắt buộc cao bất thường, không đúng với tiền lương của NLĐ trong cùng đơn vị sử dụng lao động, không đúng với tiền lương, tiền công thực tế chi trả của NLĐ. 32 Bốn là, thường xuyên kiểm tra đơn vị có nhiều lao động nữ, kiểm tra xác suất hàng tháng 10% hồ sơ ốm đau, thai sản; nhắc nhở lưu ý nhân viên trong bộ phận nghiệp vụ chú ý khi duyệt hồ sơ các đơn vị sử dụng lao động trong danh sách này. Chủ động kiểm tra tất cả các trường hợp có dấu hiệu lạm dụng quỹ ốm đau, thai sản như: thai sản 6 tháng, tăng lương đột biến, nghỉ việc ngừng tham gia BHXH khi hưởng hết chế độ BHXH hoặc truy đóng BHXH cộng nối thời gian để đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, rà soát kỹ hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp trùng hưởng chế độ, có giấy tờ giả, tẩy xóa hoặc có nội dung nghi vấn về thời gian tham gia BHXH, báo giảm bất thường, các trường hợp gửi đóng để hưởng chế độ. 33 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG LẠM DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LẠM DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƢỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị có ảnh hƣởng đến công tác phòng chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội 2.1.1. Về đặc điểm, điều kiện tự nhiên Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp nớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trong đó 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo) (trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào), có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực Miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài 156km tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào. Diện tích tự nhiên toàn huyện là:1150,86km2, dân số đến tháng 4/2019 là: 90.918 người. Có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh và các dân tộc khác; dân tộc thiểu số chiếm 50%. Địa bàn vùng núi rộng và phức tạp, đặc biệt là hệ thống đường giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, trong khi đó các bản làng còn nằm rải rác, không tập trung, đời sống kinh tế của nhân dân nhất là nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn còn nghèo nàn, lạc hậu; trình độ dân trí thấp, không đồng đều và ngôn ngữ thì bất đồng nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH trên địa bàn huyện. 34 2.1.2. Về kinh tế - Tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2018: + Theo giá hiện hành đạt: 10.339,99 tỷ đồng, đạt 131,99% so với Nghị quyết giai đoạn 2015-2020 (NQ: 7.834,1 tỷ đồng). + Theo giá cố định 2010 đạt: 7.412,89 tỷ đồng, đạt 103,83% so với Nghị quyết giai đoạn 2015-2020 (NQ: 7.139,48 tỷ đồng). - Tổng giá trị sản xuất năm 2018 theo giá cố định năm 2010 đạt: 8.100,74 tỷ đồng, đạt 97,25% so với Nghị quyết giai đoạn 2015-2020 (NQ năm 2020 đạt 8.329 tỷ đồng). Trong đó: + Nông, lâm nghiệp – thủy sản theo giá cố định 2010 đạt: 738,90 tỷ đồng, đạt 78,52% so với Nghị quyết giai đoạn 2015-2020 (NQ năm 2020 đạt 930 – 950 tỷ đồng). + Công nghiệp – xây dựng theo giá cố định 2010 đạt: 2.620,81 tỷ đồng, đạt 93,97% so với Nghị quyết (NQ đến năm 2020: 2.600 – 2.800 tỷ đồng). + Thương mại – dịch vụ theo giá cố định 2010: 4.741,37 tỷ đồng, đạt 103,07% so với Nghị quyết (NQ đến năm 2020: 3.800 – 3.900 tỷ đồng). - Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 30,41triệu đồng, đạt 85,42% so với Nghị quyết (NQ: 35-38 triệu đồng/người/năm). - Thu ngân sách trên địa bàn bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2018 tăng: 8,72% (NQ: 14-16%). - Tổng sản lượng cây lương thực lấy hạt năm 2018 đạt: 9.102,7 tấn, đạt 75,9% so với Nghị quyết (NQ đến năm 2020: 12.000 – 13.000 tấn), trong đó bình quân thóc đầu người đạt 88,8kg/người, đạt 60,3% so với Nghị quyết (NQ đến năm 2020: 130 – 140 kg/người/năm). - Tỷ lệ che phủ rừng, tính đến cuối năm 2018 đạt 44,7%, đạt 94,1% so với Nghị quyết (NQ đến năm 2020: 47 - 48%). Bên cạnh những chỉ tiêu đã đạt được thì vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế: 35 - Sau khi Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 về cơ chế chính sách đối với Khu kinh tế, cửa khẩu và Thông tư 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 hướng dẫn một số điều của Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg thì sức hấp dẫn để thu hút đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo không còn. - Việc thay đổi chính sách Thuế với Luật Thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo không còn là khu phi thuế quan dẫn đến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Việc kết nối thị trường để tiêu thụ, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế. Đa số các sản phẩm chưa có nhãn hiệu và thương hiệu đã làm hạn chế trong khâu tiêu thụ sản phẩm. - Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu tuy vậy giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất, năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, thị trường cho các sản phẩm chủ yếu nông - lâm nghiệp, thủy sản không ổn định. - Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực phát triển sản xuất còn thấp, tính cạnh tranh chưa cao. Thu hút đầu tư vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo còn hạn chế. Tỷ lệ lao động trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn thấp, chất lượng và tay nghề lao động còn nhiều bất cập, chủ yếu là lực lượng bên ngoài huyện. Chính vì những khó khăn, hạn chế đã nêu ở trên nên đã dẫn đến việc các doanh nghiệp viện cớ gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh để không đóng BHXH cho người lao động mặc dù vẫn trích trên quỹ tiền lương của người lao động theo quy định, gây ra tình trạng nợ BHXH kéo dài. Điều này vừa ảnh hưởng đến nguồn thu của quỹ BHXH, vừa ảnh hưởng đến quyền tham 36 gia, thụ hưởng BHXH của người lao động và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống lạm dụng quỹ BHXH trên địa bàn huyện. 2.1.3. Về Văn hóa - Xã hội - Tính đến cuối năm 2018, đã xây dựng được 19 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. - 100% làng được công nhận làng văn hóa lần đầu; 116/119 đơn vị được công nhận (NQ đến năm 2020: 100% số làng, đơn vị được công nhận làng văn hóa, đơn vị văn hóa lần đầu). - 11/20 xã phát động xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đạt 55% so với Nghị quyết (NQ đến năm 2020: 70% số xã phát động xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới). - 85,8% gia đình được công nhận gia đình văn hóa. - Tỷ lệ hộ nghèo từ 34,59% năm 2015 giảm còn 24,58% vào năm 2018, bình quân hàng năm giảm 3,34%. - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hang năm giai đoạn 2015-2018 đạt 1,93%. - Năm 2018, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi đạt 17,3%, chiều cao theo tuổi đạt 22,01%. - Phủ sóng phát thanh - truyền hình đến 100% thôn, bản. - Năm 2018 có 22/22 cơ sở y tế các xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia và có bác sỹ. - Từ năm 2015 - 2018, giải quyết việc làm mới cho 5.630 lao động, bình quân hàng năm đạt 1.407 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo vào cuối năm 2018 đạt 34,59%. Bên cạnh kết quả đạt được, huyện nhà vẫn còn nhiều những khó khăn, hạn chế như sau: 37 - Các chính sách giải quyết việc làm vẫn chưa thu hút được sự tham gia của người lao động; các cấp chính quyền địa phương còn lúng túng trong việc nắm bắt, thống kê số liệu về tình hình lao động trên địa bàn dẫn đến số liệu thống kê chưa đầy đủ. - Giáo dục - Đào tạo đang còn khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học còn thiếu, điều kiện thực tế chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của giáo dục. Tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng còn quá lớn. - Hoạt động phát thanh - truyền hình đã có nhiều cố gắng nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân địa phương. - Tình hình trật tự xã hội còn có những vấn đề phức tạp, công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa triệt để. Cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH còn lúng túng trong việc điều tra, nắm bắt, thống kê chính xác số lao động trên địa bàn huyện thuộc diện phải tham gia BHXH nên rất khó khăn cho cơ quan BHXH huyện trong việc quản lý và phát triển đối tượng theo quy định. 2.2. Tổ chức hệ thống Bảo hiểm xã hội ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 2.2.1. Khái quát về cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa được thành lập theo Quyết định số 76 QĐ/TC-CB ngày 27 tháng 7 năm 1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thành lập Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng Trị. - Địa chỉ: Số 150, đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực 38 hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định. - Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện. - Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. - Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện rất nhiều nhiệm vụ nhưng trong công tác phòng chống lạm dụng quỹ BHXH thì cơ bản chỉ có 02 tổ nghiệp vụ thực hiện đó là: Tổ Thu, cấp sổ thẻ và Kiểm tra; Tổ thực hiện chính sách BHXH, Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ. - Tổ Thu, cấp sổ thẻ và Kiểm tra gồm có 07 viên chức, trong đó có 01 Phó Giám đốc phụ trách, 01 tổ trưởng và 01 tổ phó. Công việc chính của tổ nghiệp vụ trong công tác phòng chống lạm dụng quỹ BHXH là: + Tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện để thực hiện. + Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc đơn vị đăng ký đóng BHXH cho người lao động; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình huyện thông tin trên các phương tiện đại chúng những doanh nghiệp chưa đóng BHXH cho người lao động. + Tham mưu với Giám đốc BHXH huyện báo cáo UBND huyện tình hình chấp hành pháp luật về BHXH của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện. + Kiến nghị, đề xuất xử lý theo quy định các trường hợp đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH như: không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH không đủ số lao động, không đúng hạn theo quy định. 39 + Kiểm tra, rà soát, xác định tình trạng đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh để đôn đốc đơn vị đóng tiền, chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động. + Hàng tháng, viên chức trong tổ thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền. Theo quy định, gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần. Đối với chủ đơn vị có dấu hiệu bỏ trốn thì phối hợp với cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, trường hợp đơn vị có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH cho người lao động thì chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền đề nghị điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự. - Tổ thực hiện chính sách BHXH, Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ gồm có 04 viên chức, trong đó có 01 Phó Giám đốc phụ trách, chưa có tổ trưởng và tổ phó. Công việc chính của tổ trong công tác phòng chống lạm dụng quỹ BHXH là: + Tham mưu cho Giám đốc BHXH huyện kế hoạch phối hợp với Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của huyện trong việc tuyên truyền, phổ biến Luật BHXH (sửa đổi, bổ sung) cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện. + Phối hợp với Liên đoàn lao động huyện tổ chức các cuộc đối thoại chính sách với các đơn vị, doanh nghiệp và người lao động, nhất là các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong việc lập hồ sơ giải quyết các chế độ BHXH. + Nâng cao chất lượng công tác giải quyết và thẩm định hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, đảm bảo giải quyết đầy đủ, kịp thời, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam. + Thực hiện kiểm tra, rà soát kỹ hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ BHXH để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp hưởng trùng chế độ, có giấy tờ giả, tẩy xóa hoặc có nội dung nghi vấn về thời gian 40 tham gia BHXH, báo tăng, giảm không bình thường, các trường hợp gửi đóng để hưởng chế độ BHXH. + Tập trung kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động có số người hưởng chế độ BHXH chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động tham gia BHXH, tăng mức tiền lương tháng đóng BHXH cao cho một số lao động nữ, báo giảm lao động sau khi đóng, truy đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên để chốt sổ BHXH. + Chủ động kiểm tra, rà soát việc cấp, quản lý phôi Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn huyện. 2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - Hiện nay, tổng số viên chức và người lao động trong đơn vị có 19 đồng chí, trong đó có 10 đồng chí nữ chiếm 52,63%. Cán bộ là người dân tộc thiểu số: 02 đồng chí chiếm10,53% (01 viên chức quản lý và 01 nhân viên). - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học: 15 đồng chí chiếm 78,95%; Cao đẳng: 01 đồng chí chiếm 5,3%; 03 đồng chí là nhân viên đang làm công tác tạp vụ, bảo vệ và lái xe chiếm 15,79%. - Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 05 đồng chí, chiếm 26,32%; sơ cấp: 03 đồng chí, chiếm 15,79%; tương đương sơ cấp: 07 đồng chí, chiếm 36,84%. Đảng viên: 11 đồng chí chiếm 57,89% (trong đó: 10 đảng viên chính thức; 01 đảng viên dự bị; đảng viên là người dân tộc thiểu số: 01 đ/c). Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc quản lý và điều hành; giúp Giám đốc có 02 Phó Giám đốc và 03 tổ nghiệp vụ. Giám đốc và Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản lý cán bộ. 41 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức BHXH huyện Hướng Hóa Chú thích: Chỉ đạo Phối hợp 2.3. Thực trạng lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị 2.3.1. Lạm dụng trong lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội 2.3.1.1. Doanh nghiệp trốn đóng hoàn toàn - Hiện nay, BHXH huyện chưa có số liệu đầy đủ về các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện. Do đó, chưa có căn cứ đánh giá đúng về mức độ vi phạm. Tuy nhiên, năm 2019 theo thông tin cung cấp của Chi Cục Thuế huyện thì các doanh nghiệp đăng ký kê khai Thuế là 350 doanh nghiệp, tổng số doanh nghiệp đã giải thể là 90 doanh nghiệp. Như vậy, số doanh nghiệp còn tồn tại về mặt pháp lý tính đến hết ngày 31/12/2018 là 260 doanh nghiệp, theo số liệu báo cáo của BHXH huyện Hướng Hóa tính đến thời điểm 31/12/2018 chỉ có 110 doanh nghiệp tham gia BHXH. Mặc dù số liệu về doanh nghiệp đang tồn tại, hoạt động sản xuất kinh doanh, có sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc còn có khoảng cách lớn và cần được làm rõ, nhưng với các con số trên cũng cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Tổ Thu, Cấp sổ thẻ và Kiểm tra Tổ Kế toán - Chi trả và Giám định BHYT Tổ thực hiện CS BHXH và Tiếp nhận - QLHS 42 tham gia BHXH trên địa bàn huyện còn rất thấp. Việc trốn đóng BHXH thường gặp tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp như: Công ty TNHH, công ty TNHH một thành viên, công ty tư nhân... - Trong thời gian 5 năm qua (2014-2018), BHXH huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra liên ngành (BHXH huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, Liên đoàn lao động huyện) tổ chức thực hiện 10 cuộc kiểm tra đối với 30 đơn vị sử dụng lao động (là doanh nghiệp trên địa bàn huyện). - Thông qua công tác kiểm tra, cơ quan BHXH huyện đã lập biên bản vi phạm hành chính về đóng BHXH bắt buộc đối với 05 doanh nghiệp và xử lý buộc các doanh nghiệp lập thủ tục, hồ sơ đăng ký đóng BHXH cho 135 người lao động thuộc diện tham gia BHXH nhưng chưa được các doanh nghiệp đăng ký tham gia và đã kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. - Nguyên nhân của thực trạng này là do thiếu sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp đối với các sở, ban, ngành ở địa phương trong việc phối hợp nắm bắt tình hình quản lý lao động nên chưa kiểm soát được số lượng đơn vị, doanh nghiệp và số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; công tác kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên và khi phát hiện thì xử lý chưa nghiêm khắc, triệt để, chế tài xử lý còn nhẹ không đủ sức răn đe; chưa có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi trốn đóng BHXH. Để xảy ra tình trạng này còn có trách nhiệm của cơ quan BHXH huyện là vì chưa chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để nắm bắt tình hình quản lý lao động trên địa bàn huyện theo quy định. 2.3.1.2. Đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia - Hiện nay, người sử dụng lao động lách luật bằng cách hợp đồng miệng hoặc núp dưới hợp đồng theo mùa vụ hoặc hợp đồng dưới 1 tháng để không 43 phải đăng ký tham gia BHXH bắt buộc (theo quy định của Luật BHXH thì người lao động có hợp đồng lao động dưới 1 tháng thì không phải tham gia BHXH) hoặc thuần túy là không đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho một nhóm người lao động không phải là cán bộ chủ chốt của đơn vị. - Thực tế qua công tác kiểm tra, hậu kiểm Tổ Thu, cấp sổ, thẻ và Kiểm tra thuộc BHXH huyện thì có rất nhiều đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện đóng không đủ số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH. Trong 5 năm vừa qua, BHXH huyện đã thực hiện công tác kiểm tra đột xuất 15 đơn vị sử dụng lao động, BHXH huyện đã xử lý buộc 10 đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ đăng ký tham gia và truy đóng BHXH cho 58 người lao động thuộc diện tham gia nhưng chưa được các đơn vị sử dụng lao động đăng ký tham gia. Điển hình trong việc trốn đóng dưới hình thức này là Công ty Cổ phần Vạn Phát, công ty này sử dụng 50 lao động nhưng mới chỉ đóng BHXH cho 30 lao động còn 20 lao động thuộc diện tham gia BHXH chưa được tham gia theo quy định của pháp luật (Báo cáo của BHXH Hướng Hóa). Hậu quả của việc đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH dẫn đến Quỹ BHXH bị thất thu và xảy ra các rủi ro như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...thì người lao động không được hưởng quyền lợi về chế độ BHXH, gây thiệt hại cho quỹ BHXH cũng như quyền lợi của người lao động. 2.3.1.3. Đóng BHXH không đúng mức quy định - Đóng BHXH thấp hơn mức quy định: Người sử dụng lao động thực hiện hành vi này nhằm mục đích giảm bớt chi phí đóng BHXH thuộc phần trách nhiệm của họ nhưng hậu quả là gây thất thu cho Quỹ BHXH và người lao động phải gánh chịu do mức hưởng BHXH được xác định trên cơ sở mức đóng. Khi phát sinh sự kiện BHXH, thì mức hưởng của người lao động sẽ thấp hơn mức thực tế lẽ ra họ phải được hưởng. Việc đóng BHXH thấp hơn mức quy định thường xảy ra phổ biến ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 44 + Sử dụng hai hệ thống sổ lương khác nhau: Một hệ thống lương dùng để chi trả lương thực tế cho người lao động (thường là tương ứng với sức lao động), một hệ thống lương khác dùng để đăng ký tham gia và làm cơ sở tính mức đóng BHXH (trong nhiều trường hợp mức lương này chỉ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng một chút). Bảo hiểm xã hội huyện đã thực hiện công tác kiểm tra, hậu kiểm đối với 30 đơn vị sử dụng lao động (các doanh nghiệp), qua đó đã phát hiện có 10 doanh nghiệp sử dụng hai hệ thống sổ lương khác nhau. Điển hình là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TCS Lao Bảo, qua công tác hậu kiểm phát hiện 10 trường hợp người lao động có tới 02 hợp đồng lao động. Mức lương ký trên hợp đồng lao động thực trả là 6.000.000, đ/tháng, mức lương ký hợp đồng lao động để tham gia BHXH chỉ là 2.920.000, đ /tháng (Báo cáo của BHXH Hướng Hóa). + Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người lao động làm công việc thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại theo quy định phải được hưởng mức lương cao hơn 7% và thực tế hưởng cao hơn nhưng tiền lương đóng BHXH cũng chỉ bằng các trường hợp làm nghề phổ thông. Qua công tác kiểm tra, hậu kiểm 08 tháng đầu năm 2019, BHXH huyện đã phát hiện Công ty TNHH Đại Lộc đóng BHXH thấp hơn mức quy định cho 05 lao động phổ thông với mức lương 2.000.000,đ, BHXH huyện đề nghị Công ty phải đóng cho 05 lao động với mức lương 2.920.000,đ/tháng/người theo quy định mức lương tối thiểu vùng IV và phải truy thu số tiền còn thiếu là 4.600.000,đ cho 05 lao động theo quy định (Báo cáo của BHXH Hướng Hóa). - Đóng BHXH cao hơn bất thường so với mức quy định: Đây là hành vi người SDLĐ đóng BHXH trên cơ sở mức lương tăng cao đột ngột bất thường để trục lợi Quỹ BHXH, hành vi này có sự thông đồng giữa người SDLĐ và người lao động và thường xảy ra trong các doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định. Trong đó, người lao động sẽ chịu phần chi 45 phí chênh lệch đóng BHXH tăng thêm do tăng mức lương làm căn cứ tham gia BHXH và không loại trừ việc chia sẻ với người SDLĐ phần tiền BHXH trục lợi. Biểu hiện cụ thể thường thấy là đột ngột tăng mức đóng BHXH rất cao trong các tháng làm căn cứ tính trợ cấp thai sản để trục lợi khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Điển hình lạm dụng trong hình thức này là Công ty TNHH một thành viên Đình Hùng tăng lương bất thường cho 01 lao động nữ là bà Trần Thị Nhung từ mức lương 6.300.000,đ lên 8.000.000,đ ở những tháng cuối trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản với thời tham gia BHXH là 12 tháng. Đơn vị đã làm thủ tục báo giảm và đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản với số tiền là 48.000.000,đ sau đó nghỉ việc(Báo cáo của BHXH Hướng Hóa). + Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì biểu hiện dưới dạng do nể nang, thân quen hoặc nhằm mục đính ban phát trước khi giải quyết chế độ hưu trí bằng cách nâng lương, chuyển ngạch không đúng quy định. Thông qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phong_chong_lam_dung_quy_bao_hiem_xa_hoi_tai_huyen.pdf
Tài liệu liên quan