Luận văn Phong trào đấu tranh của công nhân Sài gòn (1954 – 1975)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .9

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .9

5. Đóng góp của luận văn .10

6. Bố cục của luận văn .10

CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN SÀI GÒN –

CHỢ LỚN TRƯỚC 1954 . 12

1.1. Tình hình kinh tế xã hội.12

1.1.1. Tình hình kinh tế.12

1.1.2. Tình hình xã hội.13

1.2. Đội ngũ công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn và một số phong trào đấu tranh.14

1.2.1. Đội ngũ công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn .14

1.2.2. Một số phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn trước năm 1954

.17

1.3. Một số đặc điểm của phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn trước 1954.28

CHƯƠNG 2: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN SÀI GÒN

TRONG NHỮNG NĂM 1954-1968 . 30

2.1. Tình hình Sài Gòn trong những năm 1954-1968 .30

2.1.1. Tình hình chính trị .30

2.1.2. Tình hình kinh tế và xã hội .31

2.2. Tình hình công nhân Sài Gòn trong những năm 1954-1968 .34

2.2.1. Sự phát triển của đội ngũ công nhân.34

2.2.2. Đời sống của công nhân.36

2.2.3. Âm mưu và biện pháp của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đối với phong

trào công nhân Sài Gòn.38

2.3. Các phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn – Gia Định (1954-1968).43

2.3.1. Đấu tranh vì hòa bình, chống chiến tranh xâm lược.44

2.3.2. Đấu tranh vì quyền lợi kinh tế .48

2.3.3. Đấu tranh vì quyền lợi dân chủ, tự do nghiệp đoàn.75

pdf153 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong trào đấu tranh của công nhân Sài gòn (1954 – 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37 cuộc. Số lượng người tham gia đấu tranh là 123.834 người nhiều hơn 1961 là 20.802 người. Những trận đánh vũ trang diệt cố vấn Mỹ trên đường phố cũng gia tăng theo đà gia tăng Mỹ vào miền Nam. 9 tháng đầu năm 1962 có 25 tên Mỹ đền tội bằng nhiều thứ vũ khí: lựu đạn, ve chai, búa, dao cạo do anh chị em công nhân lái xe tắc xi, xích lô hay chiêu đãi viên vũ trường, nhà hàng thực hiện. Đến đầu năm 1962, nội đô Sài Gòn – Gia Định “đã xây dựng được 40 tổ võ trang tự vệ và một mạng lưới quân báo hàng trăm người ở nhiều cánh, nhiều ngành, nhiều giới” [137, 224]. Chính vì vậy phong trào đô thị ở Sài Gòn từ năm 1961 đến đầu năm 1963 có sự chuyển biến đi lên cả về lượng lẫn chất, cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang: Tổ tuyên truyền vũ trang tại hãng dệt Nam; Hãng bột ngọt Thiên Hương [130, 228]; nhà máy Vinatexco, Vimytex [130, 54-72] Vì vậy phong trào đấu tranh của công nhân và lao động có phần quyết liệt hơn về tính chất, nhạy bén và linh hoạt hơn về phương pháp, lực lượng tham gia đấu tranh cũng đông đảo hơn. Nổi bật nhất là trong năm 1962 có cuộc đấu tranh từ 10 đến 20-2-1962 và cuộc đấu tranh từ 10 đến 27-8-1962 tại nhà máy dệt Vimytex chống lại chính sách khủng bố công nhân, bắt giữ, đuổi việc vô cớ dưới nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh kết hợp như bãi công đồng loạt, kéo lên trụ sở quận lỵ phản đối tập thể, dùng hàng rào người để cản đường không cho xe cảnh sát bắt giữ công nhân chạy Cuộc đấu tranh đã được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nghiệp đoàn trong Tổng liên đoàn lao động của công nhân nhà máy Vinatexco, Nam Á. Dưới sự lãnh đạo của các hạt nhân cộng sản, cả 2 cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi. Chủ hãng buộc phải hủy bỏ quyết định sa thải 100 công nhân và thâu hồi 61 công nhân đã bị đuổi việc. Từ trong phong trào các quần chúng trung kiên đã trở thành đảng viên cộng sản, rồi thành lập chi bộ ngay trong nhà máy 64 Vimytex (7-1963). Chính vì vậy mà từ cuối năm 1963 và cả năm 1964, hai nhà máy Vinatexco và Vimytex trở thành hai “chảo lửa” trong phong trào đô thị miền Nam. Ngày 31-1-1963 phiên họp thứ 26 của Ban chấp hành Liên hiệp công đoàn thế giới họp ở Praha (Tiệp Khắc) công nhận Hội lao động giải phóng MNVN là thành viên chính thức của Liên hiệp công đoàn thế giới. Từ tháng 1-1963 đến tháng 3-1963, Sài Gòn náo động bởi các vụ đốt nhà, cào nhà do chính quyền Mỹ - ngụy tiến hành ở Khánh Hội, Vĩnh Hội, Phú Thọ ép trên 5 vạn người nghèo và công nhân phải vào khu, khóm chiến lược. Vào thời điểm này, bên cạnh phong trào đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang phát triển mạnh mẽ ở nông thôn, phong trào đấu tranh của công nhân, lao động Sài Gòn cũng phát triển sôi nổi và quyết liệt. Tính chung trong cả năm 1963 có đến 505 cuộc đấu tranh với hơn 200.000 công nhân tham gia [5, 138]. Ngày 16-10-1963 hội nghị thành lập "Ủy ban Công đoàn quốc tế đoàn kết với lao động và nhân dân miền Nam Việt Nam” họp tại Hà Nội đã kêu gọi lao động và các công đoàn thế giới tăng cường những hoạt động đoàn kết với nhân dân miền Nam và đòi đế quốc Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam; quyết định lấy ngày 20-12-1963 làm "Ngày Quốc tế đoàn kết với lao động và nhân dân miền Nam Việt Nam". Ngày 20-11-1963, Công nhân hãng Việt Nam Dược xã (Cophavina) đã gửi yêu sách lên Ban Giám đốc yêu cầu tăng lương cho toàn thể công nhân theo tỷ lệ như sau: Lương từ 4.000 đồng trở lên tăng 5%; Lương dưới 4.000 đồng tăng 10%. Cuối cùng hai bên công nhân và chủ nhân đã thảo luận việc tăng lương tổng quát 5% và sáu tháng sau tăng lương tổng quát 5% nữa [154]. Công nhân hãng dệt “Thanh Hoa công ty” bãi công từ 16-1-1964 đến 20-1-1964 hòa giải, các yêu sách: tiền cơm hưởng 8$/ngày và tự do lấy; Công nhân làm ca đêm từ 22 giờ - 6 giờ sáng sẽ được trả phụ trội; Vấn đề xe đưa rước sẽ được sắp xếp đầy đủ; Công nhân sẽ được nghỉ hàng năm theo luật lao động ấn định. Còn tiền lương sẽ được tiếp tục hòa giải, sau khi công nhân đi làm việc lại. [36]. Cuộc biểu tình ngày 7-4-1964, trong việc cải tổ công quản chuyên chở Ban quản đốc sa thải 33 công nhân vì lý do có tiền án Nghiệp đoàn công nhân phản đối mãnh liệt quyết định bất hợp pháp này. Ban Quản đốc đã chấp nhận thâu hồi nhận vô điều kiện số công nhân bị sa thải [97]. Trong các năm 1963-1964, phong trào lớn của công nhân Sài Gòn lúc này thường tập trung ở ngành dệt, nơi lực lượng lao động nữ chiếm đa số. Các chi bộ Đảng lần lượt hình thành trong các nhà máy dệt như Vimytex, Vinatexco, Đông Á dựa vào thế hợp pháp để 65 tập hợp, đoàn kết công nhân vào các nghiệp đoàn và phân bộ nghiệp đoàn để hướng dẫn và tổ chức đấu tranh. Nhà máy Vimytex là một nhà máy dệt lớn ở miền Nam, liên doanh của giới tư bản Mỹ - Đài Loan và tư bản người Hoa từ miền Bắc di cư, có 1.800 công nhân làm việc nội trú tại ký túc xá của hãng, hai tuần lễ mới được về nhà một lần. Bọn chủ tư sản còn cài mật vụ vào tất cả các bộ phận để khống chế và ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng trong công nhân. Nhưng, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng (trực thuộc Ban Hoa vận), công nhân nhà máy đã nhiều lần đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, dựa vào thế đấu tranh hợp pháp của nghiệp đoàn xây dựng lực lượng nòng cốt và thành lập đội tự vệ công nhân. Cuối tháng 10-1963, nhân sự kiện nữ công nhân Huỳnh Mỹ Tiên (Huỳnh Uyển Hàm) trễ phép 3 ngày, bị giới chủ không cho làm việc, không phát phiếu cơm, lại còn nhục mạ và thuyên chuyển chị từ tổ trưởng ca A xuống làm vệ sinh, làm chị phải tự tử ngay tại ký túc xá, chi bộ nhà máy đã phát động cuộc đấu tranh toàn nhà máy với 8 yêu sách: 1. Trừng trị thủ phạm gây ra cái chết của công nhân Huỳnh Mỹ Tiên và bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân. 2. Mỗi tuần công nhân được nghỉ một ngày và được về nhà thay vì phải ở lại ký túc xá. 3. Công nhân làm ngày chủ nhật được hưởng lương gấp đôi, làm đêm được hưởng lương gấp ba. 4. Không được phạt vạ và trả thù công nhân. 5. Cải thiện chế độ ăn uống. 6. Giảm cường độ lao động cho công nhân. 7. Tăng lương 30%. 8. Chủ không đòi tiền cơn 10$ (cung cấp ngày ăn ba bữa) và truy lãnh tiền cơm chủ đã trừ trong 8 tháng từ 1-2-1963 [55]. Chủ xưởng không chấp nhận yêu sách, Nghiệp đoàn ra thông cáo phổ biến trong giới công nhân hãng Vimytex và Vinatexco, tố cáo chủ nhân và kêu gọi công nhân đoàn kết tranh đấu. Cuộc đình công tiếp diễn đến ngày 9-12, chủ nhà máy hứa hẹn sẽ tăng tiền ăn và bảo đảm cho công nhân được hưởng nguyên lương trong thời gian đình công. Cuộc đấu tranh dài ngày với qui mô lớn của công nhân Vimytex đã giành thắng lợi. Đó cũng là thắng lợi chung của công nhân các nghiệp đoàn bạn thuộc ngành dệt và công nhân lao động toàn thành phố đã dành sự ủng hộ thiết thực cả vật chất lẫn tinh thần cho công nhân Vimytex. 66 Trong khi đó, tại một nhà máy dệt khác là Vinatexco, công nhân cũng liên tục đấu tranh suốt năm 1963. Đây là một nhà máy liên doanh giữa tư bản Đài Loan và tư bản người Hoa trong nước, được thành lập năm 1960 gồm 2 xưởng: Vinatexco (chuyên các công đoạn sợi, hồ, dệt) và Vinatefinco (chuyên các công đoạn in, nhuộm). Nhà máy này có gần 3.000 công nhân với hơn 80% là nữ và đa số là người Hoa. Chủ nhà máy dùng chính sách đối xử tốt để lừa mị công nhân, tiền lương, chế độ ăn uống giữa ca và bồi dưỡng ca đêm ở Vinatexco đều cao hơn nhà máy Vimytex. Nhưng mặt khác, công nhân bị huấn luyện như những người máy: phải đừng máy suốt 8 giờ, không được nói chuyện với nhau, bữa ăn chỉ được 15 phút, chuông reo thì dù ăn chưa xong cũng phải chạy vào vị trí Đồng thời, chủ nhà máy còn bố trí một bộ máy cai xếp đắc lực, đãi ngộ cho lực lượng này nhiều quyền lợi đặc biệt (cho đi tham quan, du học Đài Loan, cấp nhà riêng, có xe đưa rước riêng) để qua đó giám sát chặt chẽ công nhân. Ngay Ban đại diện công nhân cũng bị giới chủ mua chuộc, thao túng, chi phối, thực sự chỉ có một vài đại biểu do công nhân giới thiệu nhưng chỉ giữ vai trò phụ thuộc. Do vậy, khác với nhà máy Vimytex, ở Vinatexco các tổ chức đoàn thể đều hoạt động hết sức bí mật, chi bộ đầu tiên tại nhà máy được thành lập năm 1962. Cũng trong năm này, chi hội Công nhân giải phóng và Chi hội Thanh niên giải phóng cũng lần lượt hình thành. Trong điều kiện hoạt động hết sức khó khăn bởi sự kiểm soát chặt chẽ của giới chủ, không có sự phối hợp các tuyến, Liên chi ủy đã sáng tạo ra nhiều hình thức tập hợp, vận động công nhân như tổ chức du lịch dã ngoại, các hoạt động thể thao, văn nghệ qua đó tiếp cận, bồi dưỡng, phát triển lực lượng nòng cốt trong chị em công nhân. Đồng thời để đối phó và loại trừ ảnh hưởng của Ban đại diện công nhân (mà đa số đã bị giới chủ mua chuộc) các cán bộ đảng viên trong nhà máy đã vận động thành lập Phân bộ nghiệp đoàn công nhân Vinatexco –Vinatefinco. Sau thời gian xây dựng, phát triển lực lượng nòng cốt và chuẩn bị về mọi mặt, ngày 28-12-1963, Liên chi ủy bí mật và Phân bộ nghiệp đoàn đã lãnh đạo công nhân Vinatexcco đấu tranh đưa yêu sách lên giới chủ gồm 6 điểm: 1. Điều chỉnh lương bổng 2. Để công nhân quản trị quỹ cứu tế phúc lợi 3. Để công nhân tự quản trị lấy hợp tác xã 4. Chấm dứt việc cai thầu xén bớt tiền cơm 5. Cất thêm nhà nghỉ trưa. 6. Thuyên chuyển bác sĩ và y tá. [55] 67 Ngày 3-1-1964, giới chủ chẳng những không thỏa mãn các yêu sách nói trên mà còn đóng cửa một số phân xưởng dệt, sa thải hàng loạt công nhân, không thừa nhận Phân bộ nghiệp đoàn công nhân của nhà máy. Lập tức, toàn thể công nhân 2 xưởng Vinatexco và Vinatefinco lãn công phản đối. Đến chiều 14-1 công nhân toàn hãng đình công bày tỏ thái độ. Công nhân còn giữ Nguyễn Phước Vọng – Giám đốc hành chánh cùng một số kỹ sư Đài Loan làm con tin nhằm ngăn chặn chủ đàn áp, khủng bố và để buộc chủ giải quyết việc ăn uống hàng ngày cho công nhân đang đấu tranh. Ngày 17-1-1964, 2.000 công nhân hãng dệt Vinatexco và toàn thể công nhân xưởng nhuộm đình công. Chủ tư bản Mỹ câu kết với chính quyền tay sai cho 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ trang bị mặt nạ, súng gắn lưỡi lê cùng 4 xe vòi rồng bao vây nhà máy và cảnh sát đến đàn áp, làm trên 200 người chết và bị thương. Ngay tại bệnh viện Trung Chánh, ngày 18-1-1964 những công nhân đang nằm điều trị lại tổ chức đấu tranh, yêu cầu lực lượng quân đội đang canh gác các phòng bệnh phải giải tán. Anh chị em còn tổ chức họp báo lên án hành động đàn áp tàn bạo công nhân, đòi bồi thường cho những người bị hại, giải quyết các yêu sách của công nhân Vinatexco và kêu gọi công nhân lao động toàn thành phố ủng hộ. Ngay lập tức hơn 20 nghiệp đoàn với trên 2 vạn công nhân ngành dệt, 7.000 công nhân khuân vác bến tàu, 6.000 công nhân đường sắt, 2.000 công nhân lái xe và hàng vạn công nhân cao su ở Tây Ninh, Thủ Dầu Một biểu tình, ra kiến nghị ủng hộ, công nhân nhiều nhà máy ở miền Bắc cũng viết thư, gửi tiền ủng hộ công nhân Vinatexco. Các lực lượng ủng hộ công nhân Vinatexco nhanh chóng kéo đến chi viện nhưng bị chặn lại, không vào được bên trong. Cuộc đấu tranh có tiếng vang lớn trong nước và thế giới. Liên hiệp công đoàn thế giới, công nhân Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, Anbani và nhiều nước khác lên tiếng ủng hộ. Cuối cùng sau hơn 3 tháng đấu tranh kiên trì và quyết liệt làm nhà máy phải đóng cửa ngưng hoạt động, sau nhiều cuộc đàm phán diễn ra, chủ nhà máy đã chấp nhận giải quyết các yêu sách của công nhân như sau: - Chấp nhận tăng lương 12%. - Tăng khẩu phần ăn hàng ngày, công nhân được cử đại diện giám sát nhà bếp. - Sa thải số bác sĩ, y tá cũ, thay thế người mới. - Giải quyết chỗ nghỉ cho công nhân. - Tăng thời gia nghỉ lao động để đi ăn cơm giữa ca lên 30 phút. - Tăng thêm lao động cho mỗi khu dệt 100 máy lên 4 người thay vì 3 người như trước. - Hứa sẽ nghiên cứu việc giao quỹ phúc lợi của nhà máy cho đại biểu công nhân quản lý. - Công nhận tổ chức Phân bộ nghiệp đoàn do công nhân lập ra là đại diện của công nhân trong nhà máy. - Chấp nhận bồi thường chi phí thuốc men cho số công nhân bị thương. - Cam kết không sa thải công nhân đã tham gia vào cuộc đấu tranh trong thời gian vừa qua. [130, 88-89] 68 Như vậy, cuộc đấu tranh sôi sục của công nhân Vinatexco đã giành thắng lợi, nhưng sau khi công nhân quay trở lại làm việc, giới chủ nhân đã cài nữ công an chìm vào nhà máy theo dõi tình hình, phát hiện cơ sở để tìm cách đối phó với những công nhân tích cực đấu tranh. Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh tâm lý chiến, vừa mua chuộc các cán bộ nghiệp đoàn, phân bộ, vừa rào riết giám sát để khủng bố tinh thần, gây chia rẽ, nghi ngờ lẫn nhau trong công nhân Nắm bắt ý đồ đó, Liên chi ủy nhà máy quyết định thành lập đội võ trang tuyên truyền và đội diệt ác phá kềm trong nhà máy. Sau này, nhiều phong trào diệt ác cũng do những cán bộ trong phong trào công nhân làm nóng cốt và đội võ trang tuyên truyền trong công nhân cũng trở thành hạt nhân của phong trào võ trang. Có thể khẳng định rằng hai cuộc đấu tranh của công nhân hai nhà máy Vimytex và Vinatexco trong những tháng cuối năm 1963 đầu năm 1964 đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của phong trào công nhân Sài Gòn trên nhiều phương diện: trình độ tổ chức, qui mô và khả năng liên kết, mức độ quyết liệt, hình thức đấu tranh Nhưng không dừng lại ở đó, từ giữa năm 1964 một lần nữa công nhân Vimytex lại tổ chức đấu tranh trực diện, mở màn cho làn sóng đấu tranh phát triển đến đỉnh cao của công nhân toàn thành phố. Tháng 6-1964, khi chủ nhà máy Vimytex thông báo sa thải nữ công nhân Trịnh Hương với lý do sức khỏe kém (thực chất là tìm cách sa thải những công nhân tích cực đấu tranh), chi bộ nhà máy liền phát động công nhân lãng công làm sút giảm 50% sản lượng, đồng thời chỉ đạo công nhân cử đại biểu đưa yêu sách chống sa thải và đòi chủ nhà máy cam kết không trả đũa công nhân tham gia đấu tranh. Tuy buộc phải nhận yêu sách và hứa giải quyết, nhưng sự đồng tình và hỗ trợ của giới cầm quyền, chủ nhà máy lại quyết định sa thải toàn bộ công nhân bằng cách giao phao tin máy móc hư hỏng, đóng cửa xưởng ngưng sản xuất một thời gian, nhằm thực hiện âm mưu “thay thế một lớp công nhân mới, vừa giữ được năng suất, đỡ phí tổn chăm sóc sức khỏe lại tránh được tiếng bóc lột tàn tệ sức lao động của công nhân” [130, 60]. Ngày 9-8-1964, giới chủ bắt đầu thông báo cho công nhân nghỉ việc để chờ sửa chữa máy móc. Lập tức, Chi bộ chỉ đạo thuê 10 xe chở hàng đến trước xưởng đấy tranh đòi chủ mở xưởng cho công nhân vào làm việc. Đích thân Phó tỉnh trưởng Gia Định chỉ huy một toán đoàn lính bảo an cùng một số xe chữa lửa dùng vòi rồng xịt nước trấn áp công nhân, đồng thời dùng báng súng đánh đập, khủng bố bắt đi 19 đại biểu nghiệp đoàn. Một số chị em công nhân lấy thân mình đỡ báng súng bị thương phải đi cứu chữa, đông đảo chị em còn lại kéo về trụ sở Tổng Liên đoàn Lao công họp đại hội bất thường tố cáo việc sa thải tập thể 69 công nhân của chủ nhà máy và hành động đàn áp dã man của chính quyền. Sau đó chị em còn triển khai lực lượng biểu tình trước chợ Bến Thánh phát truyền đơn tố cáo tội ác của chủ xưởng và chính quyền. Ngày 11-8, Ban quản trị công nhân Vimytex ra lời kêu gọi công nhân siết chặt hàng ngũ đấu tranh. Tính đến cuối tháng 8-1964 đã có trên 20 nghiệp đoàn, trên 1 vạn công nhân ngành dệt, gần 1 vạn công nhân các đồn điền cao su ở Thủ Dầu Một và Tây Ninh phối hợp đấu tranh với công nhân Vimytex. Ngày 15-9, công nhân hãng dệt Vimytex lại đòi Nguyễn Khánh phải trừng trị thủ phạm gây tội ác, bồi thường thiệt hại cho công nhân.. Nhờ được sự giúp đỡ của hàng chục vạn công nhân, nhân dân lao động và nông dân, công nhân Vimytex kéo dài cuộc bãi công đến 3 tháng buộc chủ tư bản Mỹ phải thừa nhận một số quyền tự do dân chủ cho công nhân trong nhà máy và mở cửa nhà máy. Hoảng hốt trước những cuộc đấu tranh dồn dập và quyết liệt của công nhân ngành dệt, ngày 18-8-1964, ngụy quyền Sài Gòn ra sắc lệnh cấm bãi công, biểu tình, hội họp. Bất chấp lệnh cấm của chính quyền, trong hai ngày 21 và 22-9-1964, gần 20 vạn công nhân, lao động Sài Gòn rầm rộ xuống đường. Theo Bản tin đặc biệt ngày 21-9-1964: Yêu sách biểu ngữ của cuộc biểu tình: Yêu cầu thanh toán bọn cần lao trong hãng Vimytex; Phải cho công nhân quyền đình công; Yêu cầu giảm thuế và hạ giá sinh hoạt; Phản đối phạt vạ vô lối; Phản đối Bộ lao động thiên vị chủ nhân [55]. Sát cánh với công nhân Sài Gòn, 15 vạn công nhân đồn điền và các ngành khác tuyên bố sẵn sàng tham gia đấu tranh nếu yêu sách của công nhân Sài Gòn không được thỏa mãn. Sinh viên, học sinh ra tuyên bố ủng hộ công nhân. Phật giáo chuẩn bị cuộc đấu tranh mới. Theo phiếu trình thủ tướng của Võ phòng ngày 22-9- 1964 về tổng đình công và biểu tình của một số công nhân ngày 21-9-1964: Ngoài yêu sách có tính cách nghề nghiệp, một yêu sách có tính cách chính trị và quá khích rõ ràng là tấm biểu ngữ đòi “bãi bỏ lệnh tổng động viên” để tránh sự hoang mang của dân chúng rất bất lợi cho cuộc chiến đấu chống Cộng sản hiện nay [99]. Cuộc tổng đình công đã làm tê liệt Sài Gòn suốt 2 ngày: điện nước không có, chợ búa không họp, giao thông vận tải bị gián đoạn, liên lạc với nước ngoài bị đình chỉ, máy bay dân sự và quân sự không cất cánh được. Đến 3 giờ rưỡi chiều 22-9-1964, cuộc đấu tranh thắng lợi. Chính quyền Sài Gòn nhượng bộ và chấp nhận giải quyết các yêu sách, trong đó có việc hứa trừng trị tên phó tỉnh trưởng Gia Định đã đàn áp công nhân Vimytex và thu hồi vô điều kiện công nhân Vimytex làm việc trở lại (có báo trước cho công nhân 12 ngày). Rõ ràng từ “ngòi nổ” Vimytex, phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn đã dấy lên mạnh mẽ, biểu thị quyết tâm thống nhất ý chí và hành động. Chính vì vậy, ngụy quyền 70 cùng giới chủ nhân nhà máy rất lưu ý đến hoạt động của nghiệp đoàn công nhân Vimytex và tìm mọi cách ngăn chặn ảnh hưởng. Ngoài hai cuộc đấu tranh lớn và kéo dài của công nhân Vimytex và Vinatexco, trong sáu tháng cuối năm 1964 còn có nhiều cuộc đấu tranh khác của công nhân nhà máy xi măng Hà Tiên (Thủ Đức) và công nhân khách sạn Caravelle chống sa thải, của 1.700 công nhân công quản xe buýt Sài Gòn đòi thực thi dân chủ, của công nhân Điện lực Việt Nam, Sở liên lạc Vô tuyến điện quốc tế, hãng dầu Esso, Shell, Caltex, xưởng thuốc lá, rượu, nước ngọt Trong đó, đáng chú ý là ngày 19-7-1964 hàng ngàn công nhân khuân vác ở bến tàu Sài Gòn bãi công làm tê liệt mọi hoạt động tại bến Sài Gòn và hai cuộc đấu tranh chiếm xưởng của công nhân hãng Intertexco và hãng Tavico. Đây là một trong những hình thức đấu tranh mạnh mẽ, kết hợp chính trị với bán vũ trang, phủ nhận quyền lực của chủ tư bản và của ngụy quyền, gây hoang mang lo lắng thực sự cho bộ máy cầm quyền của địch. Các cuộc đấu tranh chống chế độ cai thầu tại bến cảng: Ngày 24-7-1964, 78 công nhân khuân vác Kho 18 Thương Cảng (Bến Tân Thuận Đông ở Gia Định) đã đình công, Cơ quan Mãi dịch trực tiếp thuê mướn công nhân và trả tiền thẳng qua các đại diện công nhân; ngày 6-10-1964, 70 công nhân ở kho 18, kho 5 Thương cảng và Sở Hỏa xa đình công; ngày 8-10-1964 công nhân kho 18 đòi tăng lương 9$ mỗi tấn hàng) 23$ thay vì 14$ như thường lệ), ngày 14-10-1964, 130 công nhân khuân vác hàng hóa của Cơ quan Mãi dịch tại Kho 18 (Bến Tân Thuận Đông, Gia Định) đình công vì yêu sách yêu cầu Cơ quan Mãi dịch bãi bỏ chế độ Cai thầu, trực tiếp mướn công nhân và trả lương cho họ chưa được giải quyết. Đến ngày 23-10-1964 BGĐ (ban giám đốc) phải thỏa mãn yêu sách của công nhân. Ngày 14-12-1964, công nhân công quản xe buýt lãng công bằng cách cho xe chạy chậm với tốc độ 20-25 cây số 1 giờ, để giảm số chuyến xe trong ngày đòi 10 ngày lương tháng 13. Cuộc lãng công này được mệnh danh là bất cộng tác, bất bạo động, đã kéo dài gây thiệt hại cho giới chủ [90]. Đến đầu năm 1965, tuy phong trào công nhân – về mặt công khai chưa sôi động như các phong trào khác, nhưng bên trong cơ sở bí mật đang có những chuyển biến quan trọng, có tổ chức vũ trang và các đội vũ trang tuyên truyền của công nhân hình thành và bước đầu hoạt động có hiệu quả như trừng trị những tên thám báo, những tên ác ôn kềm kẹp đồng bào lao động, trong đó có hai tên đặc vụ rất nguy hiểm ở nhà máy dệt Vimytex từng đánh phá và gây thiệt hại lớn cho phong trào công nhân tại đây [108, 399]. Trong bước tiến vững chắc đó, đội ngũ công nhân Sài Gòn ngày càng vươn lên trở thành lực lượng nòng cốt trong 71 phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, tiếp tục góp phần đánh bại các âm mưu thủ đoạn mới của địch. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: Ngày 17-2-1965, 40 công nhân nhà máy xay lúa “Khánh Mậu” số 277 Bến Bình Đông, lãng công để đòi chủ nhân trả 8 ngày nghỉ có lương trong năm 1964 [91]; Ngày 27-2-1965 Phân bộ y dược bào chế Tevéte trụ sở tại 136 Yên Đổ tổ chức buổi họp bất thường tại Tổng Liên đoàn Lao công yêu sách 5 điểm: Xin tăng lương, Lập trụ sở đại diện công nhân xí nghiệp và lập phòng y tế, Bồi thường nếu có tai nạn, Tiền thưởng cuối năm làm đủ một năm được hưởng 1 tháng lương, Yêu cầu thâu hồi công nhân Chiêm Thành Phụng đã bị sa thải ngày 26-1-1965; Ngày 4-3-1965, độ 1000 công nhân hỏa xa thuộc ban ốc lộ, cơ xưởng và xa xưởng tại Nhà ga Sài Gòn và Chí Hòa lãn công để phản đối Ban Giám đốc chưa phát lương tháng 2-1965 buộc Ban Giám đốc hứa sẽ phát lương vào ngày 5-3-1965, số công nhân lãn công trở lại lĩnh lương xong mới vào làm việc lại. Công nhân hãng Bastos lãng công để phản đối BGĐ đã trừ tiền lương của họ 45 phút nghỉ việc vì điện bị gián đoạn ngày 19-8-1965. Công nhân nhà máy xay lúa hãng “Quảng Đông” số 197 đường Nguyễn Duy lãng công đòi chủ bồi hoàn tiền thâm niên, vì nhà máy này sẽ ngưng hoạt động ngày 1-10-1965. Theo phiếu trình số 271 PC/2 ngày 27-2-1966, Nghiệp đoàn công nhân xích lô máy, tự động xa Sài Gòn - Gia Định đệ trình một bản kiến nghị gồm 7 điểm được coi là nguyện vọng chung của 44 nghiệp đoàn thuộc lực lượng thống nhất hành động lao động Việt Nam với các hãng thầu ngoại quốc tóm lược như sau: 1. Buộc các hãng thầu ngoại quốc và cơ quan quân sự đồng minh; 2. Dành ưu tiên tuyển dụng công nhân Việt Nam; 3. Phải tôn trọng luật lệ lao động Việt Nam và thừa nhận tổ chức nghiệp đoàn Việt Nam trong các cơ sở của họ; 4. Hủy bỏ khế ước do các hãng thầu ngoại quốc đơn phương đặt ra cho công nhân Việt Nam; 5. Cho 500 công nhân bến Thương cảng mới trở lại làm việc; 6. Buộc các cấp chỉ huy quân đội Đồng Minh; 7. Phải có những biện pháp ngăn ngừa các quân nhân vô kỷ luật gây thiệt hại về sinh mạng tài sản dân Việt Nam; Gấp rút giải tỏa cơ quan quân sự Đồng minh ra ngoại ô Đô thành Sài Gòn; Phải tôn trọng chủ quyền Việt Nam và chấm dứt hành động bắt giữ người Việt Nam. 72 Sau khi tiếp xúc với đại diện giới chủ nhân và công nhân, đôi bên đã thỏa hiệp, 288 công nhân Việt Nam (trong số 500) tại Bến Mới đã được thu nhận vào làm việc tại Thương cảng Sài Gòn. Trong tương lai nếu hoàn cảnh cần sử dụng công nhân Việt Nam thì công nhân cũ được quyền ưu tiên thu dụng. Bản thỏa hiệp giữa giới chủ nhân và đại diện công nhân đã ký kết ngày 30-12-1966. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 1966, 125 cuộc đấu tranh của công nhân lao động Sài Gòn đã bùng lên mạnh mẽ với khẩu hiệu đòi tăng lương, nhưng mục tiêu chủ yếu lại hướng thẳng vào quân Mỹ [108, 433]. Nhiều cuộc hội thảo diễn ra suốt tháng 4-1966, tiêu biểu là cuộc hội thảo tập trung tại Tổng liên đoàn lao động ngày 10-4-1966: bắt đầu vào hội thảo, đại biểu công nhân đề cập những khó khăn về đời sống, tiền lương, giá cả nhưng ngay sau đó, hội thảo nhanh chóng trở thành diễn đàn tố cáo Mỹ đuổi đất, chiếm nhà, xe Mỹ cán người rồi bỏ chạy, quân Mỹ coi thường tính mạng người Việt Nam [5, 348]. Những ngày cuối tháng 4-1966 toàn thể công nhân lao động Sài Gòn khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho cuộc đấu tranh qui mô lớn nhân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động [5, 350-351]. Ngày 28-4- 1966, 5.000 công nhân và lao động Việt Nam hãng thầu RMK của Mỹ ở Sài Gòn tổng bãi công đòi bọn chủ tư bản Mỹ phải trả đủ số tiền phụ cấp cho các giờ làm thêm của công nhân; đòi nhận lại tất cả 200 công nhân lái xe của hãng bị sa thải vô lý. Ngày 9-5-1966, hàng chục vạn công nhân và lao động thuộc 117 nghiệp đoàn (bao gồm các ngành ô tô buýt, điện, nước, dệt, giao thông vận tải ở Sài Gòn) liên tiếp lên tiếng kịch liệt phản đối Thiệu-Kỳ và chủ hãng dệt Nam Hòa đàn áp công nhân hãng dệt này, đòi bọn chủ tư bản phải nhận lại những công nhân bị đuổi và đòi ngụy quyền phải thả những công nhân bị bắt. Cùng ngày toàn thể công nhân hãng thầu R.M.K thuộc công trường xây cất cầu tàu tại bến kho 18 xã Tân Thuận Đông – Gia Định đã lãng công phản đối ông Frank Thacher, Giám thị công trường hống hách, bắt nạt, khinh rẻ công nhân và thợ người Việt Nam, yêu cầu BGĐ thuyên chuyển nơi khác. Ngày 13-5-1966, toàn thể công nhân hãng thầu RMK (Raymond Morrisson Knudsen) làm việc trở lại đồng ý thuyên chuyển giám thị công trường cam kết không trả thù anh em bằng cách thuyên chuyển hay sa thải. Cuộc đấu tranh rộng lớn của 15.000 công nhân xây dựng trên 10 công trường thuộc hãng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_29_5581070716_6867_1871493.pdf
Tài liệu liên quan