MỞ ĐẦU .4
1. Tính cấp thiết của đề tài: . 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: . 5
3. Nội dung và mục tiêu nghiên cứu:. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: . 8
5. Phương pháp nghiên cứu: . 8
6. Những đóng góp của luận văn: . 8
7. Bố cục luận văn: . 9
NỘI DUNG .10
Chương 1 VÀI NÉT VỀ HỒI GIÁO TẠI TRUNG ĐÔNG 10
1.1. Khái quát về địa lý khu vực Trung Đông 10
1.2. Tổng quan lịch sử Hồi giáo tại Trung Đông 11
1.3. Đức tin và giáo luật Hồi giáo 16
1.3.1. Đức tin của Hồi giáo 16
1.3.2 Kinh Qur’an , Hadit , Sunna và luật Shari’ah 17
1.3.3. Nghĩa vụ của người Hồi giáo:
Tiểu kết chương 1
Chương 2 PHONG TỤC, TẬP QUÁN LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG CON
NGƯỜI CỦA CƯ DÂN Ả RẬP KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
2.1. Một số khái niệm về phong tục, tập quán
2.2. Phong tục tập quán liên quan đến văn hóa vật chất phục vụ đời sống con người
2.2.1. Ẩm thực
2.2.1.1. Thức ăn .
2.2.1.2 Đồ uống .
2.2.1.3. Phong cách ẩm thực .
2.2.2. Trang phục
21 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong tục, tập quán hồi giáo của cư dân Ả rập khu vực trung đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu vấn đề:
Cho đến nay, sách báo về văn hoá Ả rập nói chung, phong tục tập quán Ả rập nói
riêng tại Việt Nam gần như chưa có. Khi triển khai đề tài luận văn thạc sĩ này, khó khăn
lớn nhất của chúng tôi là việc tìm kiếm các công trình nghiên cứu trong nước về đề tài
này, tuy nhiên, thường thấy nhất và tương đối phong phú là những công trình giới thiệu
tổng quan về lịch sử và văn hóa Hồi giáo nói chung trong đó có đề cập đến khu vực
Trung Đông, nơi ra đời của tôn giáo này. Điểm qua, chúng ta thấy đã có một số tác phẩm
như Mười tôn giáo lớn trên thế giới của Hoàng Tâm Xuyên tái bản năm 2011, nhà xuất
bản Chính trị quốc gia – Sự thật, hay cuốn Hồi giáo với đời sống chính trị Đông Nam Á
của Ngô Văn Doanh xuất bản năm 2013, nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội hoặc cuốn Cẩm
nang về Trung Đông, Đỗ Đức Hiệp chủ biên, Nhà xuất bản từ điển bách khoa xuất bản
năm 2012
Các tác phẩm của các nhà nghiên cứu trên thế giới về lịch sử văn minh Ả rập hay
lịch sử khu vực Trung Đông cũng được chọn dịch tại Việt Nam như cuốn Lịch sử văn
minh Ả Rập của Durant Will do Nguyễn Hiến Lê dịch, nhà xuất bản Văn hóa thông tin,
Hà Nội, xuất bản năm 2006 hay cuốn Lịch sử Trung Đông – 2000 năm trở lại đây của tác
giả Lewis Bernard, do Nguyễn Thọ Nhân dịch, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, xuất bản
năm 2008
6
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu về kinh tế, chính trị ở Trung
Đông do Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông tiến
hành như cuốn Trung Đông những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong bối cảnh
quốc tế mới của Đỗ Đức Định xuất bản năm 2008, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội; Châu Phi – Trung Đông, những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật, do Đỗ Đức Định
chủ biên, xuất bản năm 2012, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội; Một số sự kiện kinh
tế - chính trị nổi bật của Châu Phi và Trung Đông năm 2012 do Kiều Thanh Nga chủ
biên, xuất bản năm 2013, nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội; Một số vấn đề kinh
tế - chính trị nổi bật của Trung Đông và xu hướng đến năm 2020, do Bùi Nhật Quang
chủ biên, xuất bản năm 2011, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội...
Tuy nhiên luâṇ văn của chúng tôi chỉ tâp̣ trung làm rõ một số nét tiêu biểu trong
phong tục và tập quán Hồi giáo của cư dân Ả rập khu vực Trung Đông chứ không đi theo
diện rộng và dàn trải trên tất cả các mặt như những tác giả khác. Về đề tài này cuốn
“Nghiên cứu Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam” của Ban tôn giáo chính phủ do Dương
Ngọc Tấn và Trần Thị Minh Thu đồng chủ biên, nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2015 là gần
gũi nhất. Trong cuốn sách này, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản của Hồi
giáo như giáo lý, giáo luật, lễ nghi và những đặc trưng cơ bản của văn hóa Hồi giáo. Các
tác giả cung cấp cho độc giả một cái nhìn tương đối cụ thể về Hồi giáo, các nghĩa vụ của
tín đồ đạo Hồi, trình bày về một số phong tục của cư dân Hồi giáo như ẩm thực, trang
phục, cưới xin, ma chay.
Bên cạnh đó không thể không kể đến cuốn Giới thiệu văn hóa Phương Đông của
Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn do GS.TS Mai
Ngọc Chừ chủ biên, Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2008. Trong chương một và hai,
phần hai của cuốn sách này, Th.S Nguyễn Thanh Hoa đã đề cập đến văn hóa Ai Cập và
văn hóa Ả rập. Tác giả đã đưa ra những nhận xét khái quát về lịch sử hình thành, phát
triển các thành tố văn hóa Ai Cập cũng như Ả rập cũng như một số nét khái quát về văn
hóa vật chất phục vụ đời sống và một số phong tục tập quán của cư dân Ả rập.
Ngoài ra còn có cuốn“Một số vấn đề cơ bản về Hồi giáo ở Trung Đông (Văn hóa,
xã hội và chính trị Hồi giáo)” do Ths. Nguyễn Thị Thu Hằng chủ biên, nhà xuất bản
7
Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2013. Trong cuốn sách này, các tác giả đã lấy tôn
giáo học làm cơ sở phát triển để bước đầu làm rõ một số kiến thức nền tảng về văn hóa,
xã hội và chính trị Hồi giáo ở Trung Đông, cung cấp cho độc giả một cái nhìn tương đối
cụ thể về bản chất của Hồi giáo cũng như sự chi phối của nó tới đặc điểm văn hóa ở
Trung Đông, phân tích hiện trạng và dự báo xu hướng biến chuyển của vấn đề Hồi giáo
tại khu vực này trong thời gian tới. Tuy nhiên, vấn đề văn hóa Hồi giáo ở Trung đông
cùng với một số phong tục tập quán khu vực này chỉ được đề cập đến tại chương II với
tiêu đề: „Văn hóa Hồi giáo ở Trung Đông”.
Chính vì vậy, có thể nói rằng những tài liệu nghiên cứu tiếng Việt về phong tục
tập quán Ả rập còn rất ít, chưa tương xứng với nhu cầu tìm hiểu ngày càng tăng trong
lĩnh vực này.
Tài liệu tiếng Anh hay tiếng Nga khá phong phú, có thể điểm qua một số như
Lewis, Bernard (2009), Islam; The religion and the people, New Jersey USA hay Pew
Research Center (2013), The World‟s Muslims: Religion, Politics and Society hay
Арабские страны: обычаи и этикет của Ингхэм Брюс, Файад Дж. Космакова Е. xuất
bản năm 2009; Ислам на современном Востоке của Анатолий Егорин, xuất bản năm
2004 ;Бизнес-этикет в арабских странах của Александр Сканави,ozon.r, năm 2010
Về tài liệu tiếng Ả rập, có rất nhiều công trình nghiên cứu công phu của các học giả khác
nhau trên thế giới đề cập đến phong tục tập quán Hồi giáo của cư dân các nước khu vực
Trung Đông, xin chỉ đề cập đến một số cuốn như ٍييأ ذًحأخيرصًنا رثبعزناو ذينبقزناو دادبعنا شىيبق
(Từ điển phong tục tập quán Ả rập của Ahmad Amin) hayبهذينبقرو ةىعشنا دادبع cuả يثأ تيدأ
رهبض (Phong tục tập quán của nhân dân, tác giả Abi Dahir)
Đây thực sự là những tài liệu vô cùng bổ ích và phong phú đối với việc nghiên cứu
về phong tục tập quán Hồi giáo của cư dân Ả rập khu vực Trung Đông và những vấn đề
liên quan khác. Tuy nhiên, việc tiếp cận những tài liệu này không phải lúc nào cũng dễ
dàng do trở ngại về mặt ngôn ngữ. Vì vậy, cần phải có nhiều hơn nữa các công trình
nghiên cứu bằng tiếng Việt về phong tục tập quán Hồi giáo của cư dân Ả rập các nước
khu vực Trung Đông, góp phần đưa ra những góc nhìn khác nhau và đầy đủ về vấn đề
này.
8
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của luận văn là tâp̣ trung làm rõ một số nét tiêu biểu trong phong tục và
tập quán Hồi giáo- những hoạt động sống được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử và
ổn định thành nề nếp, những phương thức ứng xử giữa người với người của cư dân Ả rập
khu vực Trung Đông, cung cấp cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về hội hè, lễ tết,
trang phục, ăn uống, cưới xin, ma chay từ đó nâng cao nhận thức của bạn đọc Việt
Nam về khu vực này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề phong tục tập quán Hồi giáo của cư
dân Ả rập tại khu vực Trung Đông.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là phong tục tập quán Hồi giáo tại một số quốc
gia Ả rập khu vực Trung Đông, đặc biệt là Vương quốc Ả rập Xê Út, Qatar, Các tiểu
Vương quốc Ả rập thống nhất, Cô- Oet, Palestin
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được tiến hành trên cơ sở phương pháp tổng hợp, liệt kê và phân tích,
phương pháp lôgíc và lịch sử. Ngoài ra, chúng tôi cũng kết hợp các phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp để làm sáng tỏ những mục tiêu mà đề tài đặt ra.
6. Những đóng góp của luận văn:
Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của những người đi trước, tìm hiểu
phong tục tập quán Hồi giáo tại một số quốc gia Ả rập khu vực Trung Đông, luận văn có
những đóp góp như sau:
- Giới thiệu một cách khái quát và khách quan về phong tục tập quán Hồi giáo tại
một số quốc gia Ả rập khu vực Trung Đông.
-Cung cấp cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách một bức tranh khá toàn
cảnh về về phong tục tập quán Hồi giáo tại một số quốc gia Ả rập khu vực Trung Đông
để có thể phục vụ cho các hoạt động đánh giá và dự báo, hoạch định chính sách của Đảng
và Chính Phủ hiệu quả hơn
- Cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại khu vực Trung Đông, người
lao động Việt Nam đang sinh sống, lao động tại khu vực này những thông tin tương đối
9
đầy đủ để họ có thể dễ dàng thích nghi, vượt qua những rào cản do sự khác biệt trong
suy nghĩ, giao tiếp, tập quán, thói quen để đạt được thành công trong công việc của mình.
7. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về Hồi giáo tại Trung Đông
Chương 2: Phong tục tập quán liên quan đến văn hóa vật chất phục vụ đời sống
con người của cư dân Ả rập khu vực Trung Đông
Chương 3: Phong tục tập quán liên quan đến vòng đời và lễ hội của cư dân Ả rập
khu vực Trung Đông
10
NỘI DUNG
Chương 1
VÀI NÉT VỀ HỒI GIÁO TẠI TRUNG ĐÔNG
1.1. Khái quát về địa lý khu vực Trung Đông
Trung Đông từ lâu đã được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại, nơi khai
sinh ra ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới là Ki-tô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo, đồng
thời là cửa ngõ tiếp cận Trung Quốc và Ấn Độ của châu Âu. Nằm trên một vị trí chiến
lược trọng yếu của thế giới, tiếp giáp ba châu lục lớn, khu vực này được coi là cầu nối
giữa các thị trường châu Âu, châu Á và châu Phi. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng
của khu vực này trong việc kết nối giao thương giữa Đông và Tây, từ con đường tơ lụa
thời kỳ Trung đại đến những đường ống dẫn dầu liên lục địa ngày nay. Bên cạnh đó, khu
vực này còn nắm giữ 2/3 trữ lượng dầu khí thế giới [9, tr.27]. Trong bối cảnh chứa nhiều
biến động như hiện nay thì những lợi thế về địa lý và tài nguyên đã giúp Trung Đông
khai thác được những tiềm năng của mình trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế, chính trị
và có tiếng nói gây ảnh hưởng đến cục diện thế giới.
Ở đây một câu hỏi được đặt ra Trung Đông bao gồm những quốc gia nào và dựa
vào đâu để phân biệt khu vực Trung Đông với những khu vực khác?
Do tính chất phức tạp và đa dạng về địa lý, chính trị, tôn giáo, văn hóa nên hiện
nay trên thế giới không có một quan điểm thuần nhất về khu vực Trung Đông mà tồn tại
một số cách phân loại khác nhau về khu vực này, tùy theo đặc điểm và mục đích của
người phân loại. Tuy nhiên, có thể khái quát về một số cách phân loại chủ yếu như sau:
- Dựa trên đặc điểm địa lý, Trung Đông là từ ngữ “để chỉ khu vực nằm giữa bán
đảo Ả Rập và Ấn Độ” [4, tr. 9]. Còn theo người Anh, Trung Đông là khu vực trải rộng từ
Li-bi đến Afghanistan [9, tr.10]. Tuy nhiên, thuật ngữ này thường được chỉ trích là
nghiêng theo chủ nghĩa trọng Âu, coi châu Âu là trung tâm của thế giới, là hệ quy chiếu
cho các khu vực khác trên thế giới.
11
- Dựa trên tính chất văn hóa, Trung Đông là khu vực bao gồm phía đông của thế
giới Ả Rập, từ phía đông của Li-bi đến phía đông của Afghanistan[13, tr.14]. .
- Một định nghĩa khác được sử dụng rộng rãi về Trung Đông là định nghĩa
của Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế, định nghĩa này được sử dụng trong cách
tính vé, thuế hành khách và hàng hóa trên thế giới... Theo định nghĩa này, cho tới năm
2006, khu vực Trung Đông bao gồm 16 nước nước là Bahrain, Ai Cập, Iran, I-
rắc, Israel, Jordan, Cô-Oét, Li-băng, các vùng lãnh thổ Palestine, Oman, Quatar, Ả-Rập
Xê-Út, Sudan, Syria, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Yemen.
- Dựa trên cơ sở địa – chính trị - kinh tế, Ngân hàng thế giới định nghĩa khu vực
Trung Đông gồm 15 nước là Bahrain, Iran, I-rắc, Israel, Jordan, Cô-Oét, Li-băng, Bờ Tây
và Dải Gaza, Oman, Qatar, Ả Rập Xê Út, Mantan, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất và Yemen [9, tr.10].
Đây là các quan niệm khác nhau được các nước và các tổ chức quốc tế sử dụng tùy
theo mục đích riêng của mình khi đề cập tới khu vực Trung Đông. Tuy nhiên trong luận
văn này chúng tôi sẽ dựa trên quan niệm của Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung
Đông giai đoạn 2008 -2015 đã được Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt
ngày 25/12/2001. Theo Đề án này, khu vực Trung Đông gồm 16 nước Tây Á trong đó có
12 nước Ả rập là Bahrain, I-rắc, Jordan, Cô-Oét, Li-băng, Palextine, Oman, Qatar, Ả
Rập Xê Út, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Yemen và bốn nước không
phải Ả rập là Iran, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Síp với tổng diện tích khoảng 6 triệu km2 và
dân số trên 260 triệu ngườì[13, tr.15].
Như vậy, theo quan niệm của Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông
giai đoạn 2008 -2015,các nước Ả rập khu vực Trung Đông mà luận văn hướng tới gồm
12 nước là Bahrain, I-rắc, Jordan, Cô-Oét, Li-băng, Palextine, Oman, Qatar, Ả Rập Xê
Út, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Yemen.
1.2. Tổng quan lịch sử Hồi giáo tại Trung Đông
Islam giáo (tiếng Ả Rập là ولاضلإا al-'islām), còn gọi là Hồi giáo theo cách gọi của
người Trung Quốc là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo và là tôn giáo đang
12
phát triển nhanh nhất dù xét về mặt lịch sử Hồi giáo là tôn giáo mang tính quốc tế ra đời
muộn nhất.
Nói đến Hồi giáo người ta thường hay nghĩ đến một vùng sa mạc mênh mông cát
trắng, đến những lái buôn Ả rập trong trang phục trắng toát cưỡi trên lưng những con lạc
đà cao lênh khênh di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác, từ ốc đảo này đến ốc
đảo khác, đến những cây chà là trĩu quả, đến tác phẩm Nghìn lẻ một đêm nổi tiếng trên
toàn thế giới. Đúng là bán đảo Ả rập là cái nôi đầu tiên của Hồi giáo và cả thế giới Hồi
giáo (umma) đều hướng về Mecca, Medina nhưng sự phát triển quá nhanh của Hồi giáo
từ cuối thời kỳ Trung Cổ và từ đầu thế kỷ XX lại đây đã biến những người dân Ả rập tại
quê hương Hồi giáo thành thiểu số 3, tr.8khoảng 180 triệu người trong tổng thể khoảng
1,6 tỉ tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới.
Trong tiếng Ả Rập, “Islam” được hiểu là thuần phục, tuân phục nghĩa là tín đồ
phải thuần phục, tuân phục Thượng Đế. Như vậy, có thể hiểu rằng các tín đồ Hồi giáo
giao phó toàn bộ tính mạng mình cho Thượng Đế và không ai khác ngoài Thượng Đế.
Đây là điểm hoàn toàn khác biệt so với những người theo các tín ngưỡng đa thần ở bán
đảo Ả Rập vào thế kỷ VII. Ngày nay, từ “Islam” được dùng với nhiều nghĩa khác nhau.
Đối với các tín đồ Hồi giáo, theo nghĩa hẹp, “Islam” biểu thị tôn giáo chân chính độc nhất
đã có từ xa xưa, do nhà Tiên tri Mohammed giáo huấn qua Kinh Qu‟ran và qua các lời
dạy cùng những hành động của nhà Tiên tri Mohammed được ghi chép và lưu truyền từ
đời này qua đời khác. Thông qua quá trình ấy, Islam trở thành một hệ thống giáo lý, giáo
luật, tập tục được thế hệ sau xây dựng và lưu giữ dựa trên cơ sở những lời dạy được cho
là của nhà Tiên tri Mohammed.
Hồi giáo ra đời vào đầu thế kỷ VII tại bán đảo Ả rập. Theo lịch sử thì một đêm
năm 611, khi nhà tiên tri Mohammed (570-632) đang cô độc suy ngẫm trong một cái
hang trên núi Hira, ngoại thành Mecca thì Thượng đế đã cử thiên sứ Gabriel đến truyền
thần dụ cho nhà tiên tri Mohammed. Sau khi được khải thị chân lý của kinh Qu‟ran, nhà
tiên tri Mohammed đã trở thành “Thánh thụ mệnh”. Và những lời đầu tiên trong Kinh
Qu‟ran chính là lời truyền của thiên sứ Gabriel: “Hãy nói: Nhân danh Thượng đế của các
ngươi, Đấng đã sáng tạo ra con người từ cục máu. Hãy nói: Thượng đế của các ngươi là
13
đấng khoan dung nhất, người đã dạy bằng ngòi bút, dạy con người điều mà nó không
biết”.11. tr. 75
Từ đó nhà tiên tri Mohammed đã bí mật rồi công khai truyền bá những tư tưởng
tôn giáo mới. Ông kêu gọi người dân thành phố Mecca chấp nhận Thượng đế độc tôn, từ
bỏ thờ thần tượng và cảnh báo về ngày tận thế, ngày phục sinh và địa ngục đang chờ đón
những người không tuân phục. Lúc đầu nhà tiên tri Mohammed gặp rất nhiều khó khăn
nhưng dần dần với sự nỗ lực của mình ông đã trở thành thủ lĩnh thần quyền và chính trị
thực sự. Ông liên minh với các sheikh, tù trưởng các bộ lạc khiến cả vùng thống nhất về
một mối và truyền bá đạo Hồi. Ông đã biến cộng đồng các tín đồ Hồi giáo thành một
cộng đồng chính trị với hệ thống chính quyền luật pháp và những thể chế riêng dựa trên
nguyên tắc thống nhất “tín đồ đạo Hồi là anh em”. Chính quyền tôn giáo– thế tục của nhà
tiên tri Mohammed đã tổ chức quân đội chuyên nghiệp gồm toàn các tín đồ Hồi giáo. Đội
quân thiện chiến này đã tham gia rất nhiều cuộc chiến lớn nhỏ với các tín đồ đa thần giáo.
Với niềm tin “chiến đấu vì Thượng đế” và “những chiến sĩ tử vì đạo sẽ được lên thiên
đàng” quân đội Hồi giáo càng đánh càng hăng, càng lớn mạnh và trong khoảng thời gian
từ năm 622 đến năm 630 kết hợp những cuộc "thánh chiến" với những hoạt động chính
trị và ngoại giao, nhà tiên tri Mohammad và những người Hồi giáo đã chinh phục được
thành Mecca. Sau khi chinh phục thành Mecca, Hồi giáo đã trở thành một đế quốc bành
trướng thế lực, tiếp tục mở rộng "thánh chiến" tấn công để mở rộng thế giới Hồi giáo.
Cho đến thế kỷ XI, Hồi giáo trở thành một tôn giáo quốc tế, thống soái các quốc gia dân
tộc từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư. Vào khoảng ba thế kỷ sau (từ thế kỷ XIV đến
XVI), Hồi giáo truyền bá xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Năm 632, nhà tiên tri Mohammed qua đời tại Mecca, hoàn thành sự nghiệp rạng rỡ
của mình. Sau cái chết của ông, người Ả rập Hồi giáo tiếp tục mở rộng biên giới của cộng
đồng đất nước Umma. Theo năm tháng, Hồi giáo đã phát triển một cách đáng kinh ngạc,
mở rộng phạm vi ảnh hưởng và trở thành tôn giáo có vị trí quan trọng nhất khu vực
Trung Đông hiện nay. Là một tôn giáo ra đời muộn nhưng lịch sử thế giới chưa từng
chứng kiến một tôn giáo nào phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng như Hồi giáo
và trở thành “biến cố lạ lùng nhất trong lịch sử thời Trung cổ” [10, tr.13] và“khiến cho
14
nhiều học giả đã phải lúng túng” [8, tr. 362]. Các sử gia đã phân tích những nguyên nhân
chính dẫn đến sự phát triển vượt bậc của Hồi giáo như sau:
Thứ nhất, đất đai tại khu vực Trung Đông ngày càng khô cằn khiến cuộc sống du
canh du cư trên đồng cỏ sa mạc của cư dân Ả Rập ngày càng trở nên khó khăn. Từ thế kỷ
thứ sáu, bộ lạc Quraysh (tổ tiên của nhà tiên tri Mohammed) đã bỏ nghề du mục để
chuyển sang hoạt động thương mại. Họ tổ chức những đoàn lữ hành gồm hàng trăm
người và rất nhiều ngựa, lạc đà để chở hàng hóa, lương thực, vũ khí đi từ vùng này sang
vùng khác để kinh doanh, buôn bán...Dần dần, cùng với sự gia tăng của nhu cầu thương
mại, số lượng người tham gia đoàn lữ hành lớn dần có khi lên tới hàng nghìn người. Để
tự vệ và bảo vệ hàng hóa mang theo, các thành viên trong đoàn đều phải biết cưỡi ngựa,
lạc đà, sử dụng vũ khí và có chiến thuật quân sự. Ngoài ra, để làm tăng khả năng giao
dịch thương mại, những doanh nhân Ả rập còn học nói nhiều ngoại ngữ, tìm hiểu địa lý
và phong tục tập quán của các khu vực lân cận. Cùng với thời gian, những thương gia Ả
Rập không chỉ tích lũy được kinh nghiệm buôn bán mà còn trở thành những quân nhân
thiện chiến, có kỷ luật cao, có đầu óc lãnh đạo.
Thứ hai, từ thế kỷ IV đến thế kỷ VII, toàn bộ khu vực Trung Đông bị hai đế quốc
Byzantine và Sassanian thay nhau thống trị. Hai đế quốc nói trên giao tranh liên miên
trong suốt 4 thế kỷ, đến đầu thế kỷ VII cả hai đều bị kiệt quệ cả về vật chất lẫn tinh thần,
tạo nên một khoảng trống quyền lực tại Trung Đông. Đây là điều kiện thuận lợi cho
những đoàn kỵ binh Hồi giáo Ả Rập tiến vào khu vực này, để mở rộng bờ cõi của mình.
Thứ ba, từ thời xa xưa, cư dân Ả Rập đã có niềm tin đối với nhà tiên tri Abraham,
tin có Chúa trời (Thượng đế) tin có Thiên đàng, Hỏa ngục, tin vào các thiên thần v.v... Vì
vậy, họ không coi Hồi giáo như một đạo ngoại lai mà là sản phẩm riêng của người Ả rập
nên họ đã đón nhận tôn giáo này một cách tự nhiên và dễ dàng 7, tr.105. Họ coi các
ayat trong Thiên kinh Qur‟an như những áng thơ văn tuyệt tác. Có thể nói, kể từ khi kinh
Qur‟an ra đời, Hồi giáo trở thành một “sức mạnh chính trị và tinh thần không thể cưỡng
lại được của toàn thể dân Ả Rập” [15, tr. 105], giúp các vương triều Ả Rập mở mang ảnh
hưởng của Hồi giáo ra các khu vực lân cận.
15
Thứ tư, trong quá trình truyền bá Hồi giáo, các nhà lãnh đạo đã có những chính
sách hợp lý nhằm thu hút tín đồ, khiến họ tự nguyện cải đạo theo Hồi giáo. Chính quyền
của người Ả Rập “đối với tín ngưỡng tôn giáo của dân cư những vùng bị chinh phục thì
dùng chính sách khoan dung chứ không phải là cưỡng bức theo đạo Hồi ”[16, tr. 69].
Ngoài ra, chính quyền còn ban hành các chính sách ưu tiên cho người Hồi giáo, ví dụ như
“thuế quan buôn bán cũng có lợi đối với người Hồi giáo (2,5% so với 5% của những
người khác”[14, tr.500]. Bên cạnh đó, chính sách thu thuế đầu người với mức thu 2 dinar
đối với mỗi nam giới trưởng thành không phải tín đồ Hồi giáo cũng là một trong những
nguyên nhân quan trọng khiến quá trình Hồi giáo hóa diễn ra mạnh mẽ ở những nơi đạo
Hồi đi tới.
Thứ năm, bản thân những giáo luật và nghi lễ Hồi giáo khi mới xuất hiện cũng có
một số ưu điểm so với những những giáo luật và nghi lễ của xã hội đương thời. Có thể
nói, Hồi giáo được cho là một tôn giáo tôn trọng quyền bình đẳng của con người. Kinh
Qur‟an hướng đến những lớp người nghèo, cùng khổ, không phân biệt chủng tộc, quốc
tịch. Hồi giáo cho rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước Thượng đế, và có quyền
trực tiếp cầu xin Thượng đế giúp đỡ hoặc tha thứ:“Tất cả mọi người hãy nghe đây. Ta đã
tạo ra các ngươi từ một người đàn ông và một người đàn bà. Ta đã cho các ngươi tập hợp
thành những dân tộc và những bộ lạc để các ngươi làm quen với nhau. Lẽ tất nhiên, đối
với Thượng Đế, người cao quý nhất trong các ngươi là người kính sợ Thượng Đế nhất”
(Qur‟an 49:13). Theo quan điểm Hồi giáo, không có tầng lớp trung gian giữa con người
với Thượng đế, không cần phải có tăng lữ hay giáo hội để truyền đạt những mong muốn,
nguyện vọng của con người tới Thượng đế. Ngoài ra, tín đồ Hồi giáo cũng không bị bắt
buộc phải đến thánh đường làm lễ cầu nguyện (trừ ngày Thứ Sáu) vì Hồi giáo cho rằng
Thượng đếcó ở khắp mọi nơi và có thể cầu nguyện ở bất cứ nơi đâu với điều kiện hướng
về thánh địa Mecca.
Như vậy, có thể thấy rằng sự phát triển đáng kinh ngạc của Hồi giáo bắt nguồn từ
những điều kiện thuận lợi bên ngoài, ưu điểm nội tại của tôn giáo này cũng như chính
sách truyền bá Hồi giáo đúng đắn và hợp lý của các nhà lãnh đạo nhà nước Hồi giáo tại
khu vực Trung Đông vào thời kỳ đầu mở mang lãnh thổ.
16
Từ một tôn giáo ra đời muộn, cho đến nay Hồi giáo đã nhanh chóng trở thành một
trong những tôn giáo lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng tín đồ rất cao và có mặt tại
mọi khu vực trên thế giới. Nghiên cứu mới đây của Pew Research Center đã cung cấp
những thông tin tổng thể về sự phát triển mạnh mẽ của Hồi giáo, thể hiện ở số lượng tín
đồ Hồi giáo tăng nhanh tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khảo sát tại hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ cho thấy tính đến năm 2010, toàn thế giới có khoảng gần 1,6 tỷ tín
đồ Hồi giáo thuộc mọi thành phần dân số, mọi lứa tuổi và chiếm tới 23,2% dân số toàn
cầu ước tính gần 6,9 tỷ người.
1.3. Đức tin và giáo luật Hồi giáo
1.3.1. Đức tin của Hồi giáo
Cũng như bất cứ một tôn giáo nào, giáo lý Hồi giáo cũng bao gồm những quan
niệm về thế giới và con người. Tuy nhiên, giáo lý Hồi giáo chứa đựng yếu tố tín ngưỡng
cổ của người Ảrập. Cơ sở giáo lý Hồi giáo là niềm tin vào Thượng đế (الله) và nhà tiên tri
Mohammad (ذًحي يجُنا) , tin vào các thiên thần là sứ giả của Thượng đế, tin vào các vị
thiên sứ-những người nhận được thông điệp từ Thượng đế, tin vào sự bất tử của linh hồn,
ngày Tận thế, ngày Phục sinh và ngày Phán xét cuối cùng. Đặc biệt là tin vào sự vĩnh cửu
của kinh Qur'an và luật Shari‟ah. Việc tuân phục ý chí và luật lệ của Thượng đế chính là
cốt lõi tín ngưỡng của đạo Hồi. Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ Islam theo tiếng Ả
rập có nghĩa là “tuân phục”, còn người tuân phục Thượng đế là muslim.
«Hỡi những ai có niềm tin! Hãy tin tưởng nơi Allah và nơi Sứ Giả của Ngài và tin
nơi Kinh sách (Qur‟an) mà Ngài đã ban xuống cho Sứ Giả của Ngài và tin nơi Kinh sách
mà Ngài đã ban xuống trước đây. Và ai phủ nhận Allah và Thiên Thần của Ngài và các
Kinh sách của Ngài và các Sứ Giả của Ngài và Ngày Phán Xử Cuối Cùng thì chắc chắn là
lạc đạo, lạc rất xa » (Kinh Qur’an, 4:136).
Người ta thường tóm tắt Hồi giáo vào câu cầu nguyện hàng ngày của các tín đồ
Hồi giáo trên toàn thế giới: “không có chúa trời nào khác ngoài Allah và Mohammed là
thiên sứ của ngài”. .(الله لىضر ذًحيو للهأ لاإ هنا لا) Allah ở đây không phải là tên riêng của
một vị thần mà đơn giản chỉ có nghĩa là “Thượng đế”. Các tín đồ Hồi giáo tin rằng họ có
bổn phận tuân phục và vâng theo ý muốn của Thượng đế. Và, những gì Thượng đế muốn
17
đối với loài người đã được Ngài thần khải qua nhà tiên tri Mohammed và được ghi lại
toàn bộ trong kinh Qur‟an. Bởi vậy, người Hồi giáo tin rằng nếu họ tuân thủ những điều
ghi trong Kinh Qur‟an thì sẽ được thưởng cuộc sống vĩnh hằng trên Thiên đàng vào ngày
Phục sinh sau ngày Phán xét cuối cùng, còn nếu ngược lại họ sẽ bị đày đọa nơi Địa ngục.
1.3.2 Kinh Qur’an (ميركلا نآرقلا) , Hadith (ثيدحلا) , Sunna (ةنسلا) và luật Shari’ah
(ةعيرشلا)
Trong tiếng Arập, Qur‟an có nghĩa là "đọc" hay "diễn giảng". Văn bản chính của cuốn Kinh
Qur‟an thật ra khôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004400_1618_2006716.pdf