Luận văn Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại công ty cổ phần bao bì Việt Nam

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

 

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường

1.1.1.1 Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong cơ chế thị trường

Khái quát chung về hoạt động nhập khẩu ở nước ta trong mấy năm gần đây

Đặc điểm nghiệp vụ nhập khẩu trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Các phương thức và hình thức nhập khẩu

Các điều kiện giao dịch cơ bản trong buôn bán quốc tế

Điều kiện cơ sở giao hàng và giá mua hàng nhập khẩu

Điều kiện về tiền tệ

Điều kiện về thời gian thanh toán

Điều kiện về phương thức thanh toán.

YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU

Yêu cầu quản lý nghiệp vụ nhập khẩu

Nhiệm vụ của kế toán nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU Ở CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Các quy định chung về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu

Chứng từ

Tài khoản sử dụng

Trình tự hạch toán

Trường hợp nhập khẩu trực tiếp

Trường hợp nhập khẩu uỷ thác

Sổ sách phản ánh

Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”

Hình thức sổ kế toán “Nhật ký sổ cái”

Hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ”

Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ”

Hình thức kế toán trên máy vi tính

 

 

 

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM

 

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM

Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM

Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp tại VPC

Chứng từ sử dụng

Tài khoản sử dụng

Trình tự hạch toán

Kế toán nghiệp vụ nhận nhập khẩu uỷ thác tại VPC

Chứng từ sử dụng

Tài khoản sử dụng

Trình tự hạch toán

2.2.4 Sổ sách phản ánh

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM

Những ưu điểm

Những điểm còn tồn tại

 

 

 

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẢU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM

 

 

3.1 SỰ CẦN THIẾN PHẢI HOÀN THIỆN VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM

3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam

3.1.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM

3.2.1 Nội dung hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu

3.2.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam

3.2.2.1 Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho

3.2.2.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán

3.2.2.3 Hoàn thiện công tác phân tích kinh tế doanh nghiệp

3.2.2.4 Hoàn thiện công tác kế toán hàng đi đường

3.2.2.5 Hoàn thiện công tác hạch toán ngoại tệ

 

KẾT LUẬN

 

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại công ty cổ phần bao bì Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(nếu kế toán hàng tồn kho theo phương phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư bên Nợ: Trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu tồn kho. Chi phí thu mua của hàng nhập khẩu tồn kho. Tài khoản 156 gồm 3 tài khoản cấp 2: TK1561 - Giá mua hàng hoá: phản ánh trị giá thực tế và tình hình biến động của hàng nhập khẩu đã nhập kho trong kỳ (tính theo trị giá mua vào). TK 1562 – Chi phí mua hàng: phản ánh chi phí thu mua hàng hoá phát sinh liên quan đến số hàng nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thu mua hàng hoá hiện có trong kỳ cho lượng hàng đã tiêu thụ trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ. TK 1567 – Hàng hoá bất động sản. Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp khác Tài khoản 333 có 9 tài khoản cấp 2, để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá kế toán sử dụng các tài khoản cấp 2 chủ yếu như + TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu. + TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt. + TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu. Kết cấu chung của các TK này Bên nợ: Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ. Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước. Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp. Bên có: Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp. Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Số dư bên có: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Tài khoản 331 - Phải trả người bán Nội dung: Phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng nhập khẩu chi bên cung cấp (bên xuất khẩu) hàng hóa. Bên nợ: Các khoản nợ đã thanh toán cho bên bán (bên xuất khẩu hàng hoá) Số tiền doanh nghiệp ứng trước cho bên cung cấp hàng (bên xuất khẩu) Bên có: Các khoản phải thanh toán chi bên xuất khẩu phát sinh trong kỳ. Thanh toán tiền ứng trước cho bên xuất khẩu. Số dư Nợ: phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận được hàng hoá Số dư Có: phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải trả cho người bán cuối kỳ. Tài khoản 331 phải mở sổ chi tiết đối vời từng người cung cấp, cuối kỳ doanh nghiệp không được bù trừ giữa số dư nợ và số dư có của tài khoản này. Ngoài ra, để thực hiện việc thanh toán trong quá trình nhập khẩu hàng hoá, kế toán nghiệp vụ nhập khẩu còn sử dụng một số tài khoản: TK 144 - Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn TK 111 - Tiền mặt TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng TK 515 – Doanh thu tài chính TK 635 – chi phí tài chính … Trình tự hạch toán Trường hợp nhập khẩu trực tiếp - Sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu với bên đối tác, doanh nghiệp làm đơn xin mở thư tín dụng (L/C) gửi đến Ngân hàng, sau đó tiến hành ký quỹ để mở L/C + Nếu doanh nghiệp sử dụng tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ, hoặc ngoại tệ tại quỹ để ký quỹ: Nợ TK 144 : Tỉ giá giao dịch Có TK 1112, 1122 : Tỷ giá xuất quỹ (ngoại tệ) Có 515 : Lãi chênh lệch tỷ giá (nếu tỉ giá thực tế > Tỷ giá xuất quỹ) (hoặc Nợ TK 635:lỗ chênh lệch tỷ giá) Đồng thời ghi: Có TK 007 : Số nguyên tệ đã chi + Nếu doanh nghiệp không có ngoại tệ, mà sử dụng tiền mặt hoặc tiền gửi Ngân hàng VND mua ngoại tệ để ký quỹ: Nợ TK 144 Tỉ giá giao dịch Có TK 1111, 1121 - Khi có giấy báo của hải quan lô hàng đã về đến bến cảng, sân ga, sân bay, doanh nghiệp phải cử cán bộ đến Ngân hàng làm thủ tục thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho đơn vị xuất khẩu và nhận bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu chuyển sang để ghi nhận hàng. Tại thời điểm đó, lô hàng nhập khẩu đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: + Nếu thanh toán ngay: Nợ TK 151 : Trị giá lô hàng nhập/Tỷ giá giao dịch Có TK 1122 : Tỷ giá xuất quỹ Có TK 515 (hoặc Nợ TK 635): Lãi (lỗ) chênh lệch tỷ giá + Nếu chấp nhận thanh toán: Nợ TK 151 Trị giá lô hàng nhập / Tỷ giá giao dịch Có TK 331 : - Căn cứ vào thông báo của hải quan phản ánh + Các khoản Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) phải nộp của lô hàng nhập khẩu: Nợ TK 151 Số Thuế phải nộp Có TK 333 (3332, 3333) : + Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu: Nợ TK 133 Số Thuế GTGT hàng nhập khẩu Có TK 333 (33312) + Đối với hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 151 Có TK 333 (33312) - Nộp các khoản thuế cho Ngân sách Nhà nước Nợ TK 333 (12,2,3) Số thuế phải nộp Có TK 1111, 1121 - Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiếp nhận lô hàng nhập khẩu và chuyển hàng về nhập kho Nợ TK 151 : Chi phí phát sinh Nợ TK 133 (nếu có) : Thuế GTGT Có TK 141, 111, 112, 331 : Số tiền chi trả + Nếu các chi phí phát sinh bằng ngoại tệ thì phải hạch toán thêm phần chênh lệch giữa Tỷ giá giao dịch và Tỷ giá xuất quỹ: Nợ TK 151 : Chi phí phát sinh Nợ TK 133 (nếu có) : Thuế GTGT Nợ TK 635 (Hoặc Có TK 515): Lỗ (lãi) chênh lệch tỷ giá Có TK 1112, 1122 : Số tiền ngoại tệ chi trả tính bằng VNĐ Đồng thời ghi: Có TK 007 : Số nguyên tệ đã chi - Xử lý lô hàng nhập khẩu: nhập kho, chuyển hàng gửi bán, gửi bán thẳng hàng hóa: Nợ TK 156,157, 632 Tổng trị giá lô hàng nhập khẩu Có TK 151 - Thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu: trừ từ khoản tiền ký quỹ, số còn lại trả bằng tiền và hạch toán chênh lệch ngoại tệ Nợ TK 331 : Theo Tỷ giá ghi sổ Có TK 144 : Theo Tỷ giá ghi sổ Có TK 1112, 1122 : Theo Tỷ giá xuất quỹ Có TK 515(hoặc Nợ TK 635) : Lãi (lỗ) chênh lệch tỷ giá Đồng thời ghi: Có TK 007 : Số nguyên tệ đã chi Trường hợp nhập khẩu uỷ thác Tại đơn vị nhận nhập khẩu uỷ thác - Ghi nhận số tiền do bên giao uỷ thác ứng trước chuyển đến để ký quỹ mở L/C Nợ TK 111, 112 : Tỷ giá giao dịch Có TK 331 : Tỷ giá giao dịch - Đơn vị tiến hành ký quỹ mở L/C Nợ TK 144 : Theo Tỷ giá giao dịch Nợ TK 635 : nếu lỗ chênh lệch tỷ giá Có TK 111, 112 : Tỷ giá xuất quỹ ngoại tệ Có TK 515 : nếu lãi chênh lệch tỷ giá - Khi nhận thông báo về hàng nhập khẩu đã về, doanh nghiệp làm thủ tục tại Ngân hàng để tiếp nhận lô hàng nhập khẩu sau đó tạm nhập kho hoặc chuyển thẳng cho đơn vị giao uỷ thác: Nợ TK 151, 156, 131 : Tỷ giá giao dịch Có TK 331(đơn vị xuất khẩu) : Tỷ giá giao dịch - Căn cứ vào thông báo của hải quan phản ánh thuế Nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp hộ đơn vị giao uỷ thác Nợ TK 151, 156, 131 Có TK 333(12,2,3) Số thuế phải nộp - Các khoản chi phí phát sinh bên nhận ủy thác chi hộ cho bên giao uỷ thác trong quá trình nhập hàng Nợ TK 131.Đ/v giao UT Có TK 111, 112 - Phản ánh các khoản thuế đã nộp cho ngân sách nhà nước + Đơn vị nhận UT nộp hộ Nợ TK 333 (12, 2, 3) Số thuế phải nộp Có TK 111, 112 + Đơn vị UT tự nộp thuế sau khi đơn vị nhận UT nhập khẩu làm thủ tục kê khai thuế: Nợ TK 333 (12, 2, 3) Có TK 131. Đ/v giao UT - Khi giao hàng hoá cho đơn vị giao UT Nợ TK131. Đ/v giao UT Có TK 151, 156 Trị giá hàng hoá nhập khẩu -Xuất hoá đơn GTGT phản ánh hoa hồng UT nhập khẩu Nợ TK 131. Đ/v giao UT : Tổng số tiền phải thu Có TK 5113 : Trị giá hàng hoá chưa thuế Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra Tại đơn vị Giao Uỷ thác - Chuyển tiền, ứng trước tiền cho đơn vị Nhận Uỷ thác ký quỹ mở L/C Nợ TK 331. Đ/v Nhận UT : Theo Tỷ giá giao dịch Có TK 1112, 1122 : Theo Tỷ giá ghi sổ Có TK 515 (Nợ TK 635) : Lãi (lỗ) chênh lệch tỉ giá Nếu doanh nghiệp ứng trước cho bên Nhận UT nhập khẩu bằng VNĐ thì không cần hạch toán chênh lệch lãi (lỗ) ngoại tệ Nợ TK 331. Đ/v nhận UT Có TK 1111, 1121 - Khi tiếp nhận hàng hoá do đơn vị nhận UT giao, doanh nghiệp hạch toán nhập kho hoặc ghi nhận trị giá hàng hoá gồm toàn bộ: trị giá mua thực tế của hàng hoá, Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế GTGT không được khấu trừ hoặc nộp theo phương pháp trực tiếp của hàng nhập khẩu: Nợ TK 151,156 : Trị giá hàng nhập khẩu Nợ TK 133 : Thuế GTGT của hàng nhập khẩu Có TK 331. Đ/v nhận UT - Phản ánh các chi phí do đơn vị Nhận UT chi hộ, và hoa hồng UT nhập khẩu phải trả chi đơn vị nhận UT Nợ TK 151, 156 Nợ TK 133 Có TK 331. Đ/v nhận UT - Khi doanh nghiệp thanh toán nốt tiền hàng, chi phí và hoa hồng cho đơn vị Nhận UT Nợ TK 331. Đ/v nhận UT Có TK 111, 112 Sổ sách phản ánh Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Theo quyết định số 15 ban hành ngày 20/03/2006 thì có 5 hình thức sổ sau đây: Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” Nguyên tắc và đặc trưng cơ bản Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Cái Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán Biểu số 1 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ gốc SỔ NHẬT KÍ CHUNG Sổ Nhật kí đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI TÀI KHOẢN Bảng TH các sổ chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi cuối tháng Ghi hàng ngày Ghi đối chiếu (1)Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, doanh nghiệp tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy sổ liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt nếu có. (2) Cuối tháng, quý hay cuối năm, tiến hành cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và các bảng Tổng hợp chi tiết (được lập từ cá Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tàichính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ. Phạm vi áp dụng: có thể áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp với điều kiện trang bị phương tiện, kỹ thuật tính toán và thông tin ở mức độ cao. Hình thức sổ kế toán “Nhật ký sổ cái” Đặc trưng cơ bản Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái gồm các loại sổ sau: Nhật ký - Sổ cái Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và dùng làm căn cứ ghi sổ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ cái theo thứ tự thời gian phát sinh đồng thời được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (quý) và số phát sinh trong tháng, kế toán tính ra số dư cuối tháng (quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ cái. (3) Kiểm tra đối chiếu số cộng cuối tháng (quý) trong sổ Nhật ký - Sổ Cái: Tổng số tiền phát = Tổng phát sinh Nợ tất = Tổng phát sinh Có sinh ở phần nhật ký cả các tài khoản của các tài khoản Tổng số dư Nợ các TK = Tổng số dư Có các TK Căn cứ vào vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết để lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa sổ Nhật ký - Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết, giữa Nhật ký - Sổ cái với sổ quỹ. Cuối kỳ số liệu trên Nhật ký - Sổ cái và trên Bảng tổng hợp chi tiết sau khi được đối chiếu kiểm tra nếu khớp sẽ được sử dụng để lập Báo cáo tài chính. Biểu số 2 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tồng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết NHẬT KÝ - SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi cuối tháng Ghi hàng ngày Ghi đối chiếu Phạm vi áp dụng: trong các doanh nghiệp quy mô nhỏ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít và sử dụng ít tài khoản như các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, các hợp tác xã. Hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ” Đặc trưng cơ bản Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Hình thức Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau: Chứng từ ghi sổ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Sổ cái Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, căn cứ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết. Căn cứ vào Sổ Cái các tài khoản để lập Bảng cân đối số phát sinh. Cuối tháng kiểm tra đối chiếu giữa Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết, giữa Bảng cân đối phát sinh với sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Biểu số 3 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ kế toán Sổ qũy Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Sổ cái BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh Ghi cuối tháng Ghi hàng ngày Ghi đối chiếu Phạm vi áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản. Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ” Đặc trưng cơ bản Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và tỏng cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chi tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm các loại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ cái Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của Bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếơ vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Phạm vi áp dụng: tại các doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng. Biểu số 4 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ Chứng từ kế toán và các bản phân bổ Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Ghi cuối tháng Ghi hàng ngày Ghi đối chiếu Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định ở trên. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và Báo cáo tài chính theo quy định. Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Trình tự ghi sổ Biểu số TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH PHẦN MỀM KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI - BÁO CÁO TÀI CHÍNH - BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÁY VI TÍNH SỔ TỔNG HỢP SỔ CHI TIẾT In sổ, báo cáo cưôi tháng, cuối năm Nhập số liệu hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được cập nhật trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam Công ty cổ phần Bao bì Việt Nam mà tiền thân là Công ty Bao bì Xuất khẩu được thành lập theo Quyết định số 652/BNgT-TCCB ngày 13/7/1982 của Bộ Ngoại Thương. Công ty có các phòng chức năng thuộc văn phòng công ty, có các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng, có Xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu I (sản xuất bao bì giấy và chất dẻo) và Xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu II (sản xuất bao bì gỗ). Cuối năm 1989, ba đơn vị trực thuộc là chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, Xí nghiệp Bao Bì XKI và XKII xin tách ra khỏi công ty để trở thành những đơn vị trực thuộc Bộ, Công ty đồng ý và Bộ đã chấp nhận. Công ty Bao bì Xuất khẩu cũ được Bộ Kinh tế đối ngoại ra quyết định số 812/KTĐN-TCCB ngày 23/12/1989 đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu và Kĩ thuật Bao Bì. Công ty còn các phòng chức năng, hai chi nhánh tại Đà Nẵng, Hải Phòng, Do thay đổi về tổ chức, 3 đơn vị làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính tách ta nên quy mô và phạm vi hoạt động của công ty là trực tiếp Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, nguyên liệu, phụ kiện bao bì và đảm nhận công việc nghiên cứu ứng dụng Khoa học công nghệ trong lĩnh vực bao bì. Năm 1993 Công ty được thành lập lại theo Quyết định 388 (thành lập lại DNNN) theo Thông báo 163/TB ngày 24/5/1993, công văn sở 2999/GN của Văn phòng Chính phủ và Quyết định thành lập lại DN Nhà nước số 738/TM-TCCB ngày 28/06/1993 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại. Đến thời điểm này, ngoài các phòng chức năng, 2 chi nhánh cũ tại Đà Nẵng và Hải Phòng, công ty thành lập thêm Trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng kĩ thuật bao bì tại 139 Lò Đúc, Xí nghiệp Bao bì Carton hiện nay nằm tại Km8 Quốc lộ 1A Pháp, Tân Thanh Trì Hà Nội. Từ năm 1993 – 1996, Công ty tiếp tuc thành lập thêm 3 đơn vị sản xuất: Xí nghiệp Bao bì Hải Phòng: tại K7 Quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng, nay thuộc Phường Hùng Vương, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng; sản xuất bao bì carton sóng Xí nghiệp Bao bì Đà Nẵng: tại 245 đường Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng Tách xưởng in thực nghiệm từ Trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng kĩ thuật bao bì thành Xí nghiệp in và sản xuất bao bì tại 139 Lò Đúc Hà Nội sau khi nhập thêm máy dập hộp và 1 số thiết bị khác cùng máy in của dự án VIE 84/009. Đến quý II/1997, Công ty đầu tư thêm 1 Xưởng sản xuất túi từ hạt nhựa trực thuộc chi nhánh Hải Phòng. Căn cứ vào Nghị định 64/2002/NĐ/CP ngày 19/06/2002 và Quyết định số 1127/1998/QĐ/BTM ngày 29/09/1998 của Bộ Thương Mại, Công ty thực hiện hình thức cổ phần hoá là: bán 1 phần giá trị phần vốn Nhà nước tại Công ty để chuyển thành công ty cổ phần và đã được Bộ trưởng Bộ Thương Mại phê duyệt tại quyết định số 1551/2004/QĐ-BTM ngày 27/10/2004, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam Tên quốc tế: VIETNAM PACKAGING JOINT – STOCK COMPANY Tên viết tắt: VPC Trụ sở chính đặt tại: 31 Hàng Thùng - Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam Những năm đầu Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam tiếp tục hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của Công ty Xuất nhập khẩu và Kĩ thuật Bao bì đã được Bộ Thương Mại phê duyệt tại Quyết định 891/TM-TCCB ngày 06/08/1993: Trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm bao bì và các sản phẩm hàng hoá khác do Công ty sản xuất, khai thác hoặc do liên doanh liên kết và đầu tư sản xuất tạo ra. Trực tiếp nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh bao bì của Công ty và nhập khẩu các vật tư hàng hoá khác để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật để phục vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty. Tổ chức sản xuất gia công và liên doanh liên kết sản xuất các loại bao bì và hàng hoá khác cho XK và tiêu dùng trong nước phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước, từng bước đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu, phát triển hoạt động sản xuất của Công ty. Nhận uỷ thác Xuất Nhập khẩu và thực hiện các dịch vụ bao bì theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. In nhãn hiệu, bao bì và các ấn phẩm khác theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Quản lý chuyên ngành. Phát triển hoạt động dịch vụ, phát huy có hiệu quả các tài sản của Công ty, phát triển kinh doanh các ngành hàng khác khi có yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, gia công, kinh doanh, xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất bao bì, các sản phẩm bao bì hàng hoá khác và hàng tiêu dùng thuộc danh mục ngành nghề, hàng hoá nhà nước không cấm. In nhãn hiệu bao bì, in bao bì và các ấn phẩm khác theo quy định của pháp luật. Kinh doanh dịch vụ bao bì hàng hoá cho khách hàng. Kinh doanh giao nhận vận tải hàng hoá. Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, kho tàng, nhà ở, trung tâm thương mại. Kinh doanh bất động sản. Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, trung tâm thương mại. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty gồm có: Đại hội đồng cổ đông: Thành viên là tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Cơ quan quyết định cao cấp nhất của Công ty. Gồm: Đại hội cổ đông thường kỳ, Đại hội cổ đông bất thường, Đại hội thành lập có nhiệm vụ. Hội đồng quản trị: Thành viên cho Đại hội cổ đông bầu hoặc miễm nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc432 - Copy.doc
Tài liệu liên quan