MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I. VAI TRÒ CỦA TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HÀ TÂY 6
I/ VAI TRÒ CỦA TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HÀ TÂY 6
1/ Khái niệm chung TTCN và đặc trưng sản xuất TTCN. 6
1.1. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp. 6
1.2. Đặc trưng sản xuất TTCN. 8
2.Vai trò của TTCN trong phát triển kinh tế xã hội. 9
2.1. TTCN với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 9
2.2. TTCN với tăng trởng và phát triển kinh tế. 9
2.3 TTCN với giải quyết vấn đề xã hội. 10
3. Vai trò của TTCN trong phát tiển kinh tế Hà Tây . 9
II. TTCN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY 14
1.Quá trình phát triển TTCN Việt Nam 14
1.1. Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1939-1945. Error! Bookmark not defined.
1.2. Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1954-1975 14
1.3. Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1975 đến nay. 15
2. Nghề và làng nghề truyền thống Hà Tây . 17
III. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN TTCN. 19
1. Kinh nghiệm của Nhật. 19
2. Kinh nghiệm của các nước NICs. 20
3. Kinh nghiệm ASEAN. 21
4. Những kết luận chung về bài học kinh nghiệm. 22
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY. 24
I. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ TTCN HÀ TÂY 24
1. Điều kiện tự nhiên Hà Tây. 24
1.1. Về vị trí địa lý. 24
1.2. Tài nguyên khoáng sản. 25
2. Điều kiện kinh tế xã hội . 25
2.1. Tài nguyên con người. 25
2.2. Tài nguyên cảnh quan Di tích Lịch sử. 25
2.3. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế. 26
2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 28
3. Lợi thế, hạn chế và thách thức đối với phát triển kinh tế
và TTCN Hà Tây. 30
3.1. Lợi thế. 30
3.2. Hạn chế. 31
3.3. Những thách thức. 31
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP (TTCN)
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TÂY. 32
1. Mạng lưới phát triển TTCN khu vực nông thôn tỉnh Hà Tây. 32
1.1. Tiểu thủ công nghiệp chuyên nghiệp. 32
1.2. Tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp. 33
2. Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề . 33
2.1. Về số lượng làng có nghề và làng nghề. 33
2.2. Về số hộ và lao động tham gia sản xuất TTCN
trong làng nghề. 35
2.3. Về giá trị sản lượng sản xuất và thu nhập đầu tư
sản xuất kinh doanh (1996 - 1999). 36
2.4. Công tác nhân cấy nghề TTCN Hà Tây. 38
3. Các loại doanh nghiệp và sản phẩm ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp. 40
3.1. Về các loại hình doanh nghiệp: 40
3.2. Về các loại sản phẩm ngành nghề TTCN Hà Tây: 41
4. Về thị trường và hình thức tiêu thụ. 42
5. Cơ cấu trong nội bộ CN-TTCN 44
5.1. Cơ cấu ngành. 44
5.2. Cơ cấu thành phần sở hữu. 44
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TTCN
trên địa bàn Hà Tây. 46
6.1. Giá trị sản xuất TTCN . 46
6.2. Tình hình thu hút lao động và nộp ngân sách
của TTCN Hà Tây 48
6.3. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của TTCN Hà Tây . 50
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TTCN TỈNH HÀ TÂY. 51
1. Những thành tựu đạt được. 51
2. Những tồn tại và khó khăn. 53
3. Nguyên nhân của tồn tại, khó khăn. 55
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2001-2005 56
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TỈNH HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2001-2005 56
1. Quan điểm phát triển TTCN Hà Tây. 56
1.1. Quan điểm phục hồi và phát triển TTCN truyền thống 56
1.2. Phát triển TTCN trên cơ sở tận dụng lợi thế du lịch Hà Tây . 57
1.3. Quan điểm phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hoá . 58
2. Mục tiêu chung phát triển CN- TTCN
của cả nước đến năm 2010.
3. Mục tiêu phát triển kinh tế Hà Tây 2001-2005. 59
3.1. Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây
giai đoạn 2001-2005.
3.2. Mục tiêu phát triển TTCN Hà Tây giai đoạn 2001-2005. 60
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCN TỈNH HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2001-2005. 61
1. Phương hướng quy hoạch chung TTCN Hà Tây . 61
1.1.Quy hoạch phát triển tiểu công nghiệp
thủ công nghiệp theo ngành nghề . 62
1.2. Quy hoạch TTCN theo địa phương vùng lãnh thổ. 62
2. Phương hướng phát triển một số ngành TTCN chủ chốt. 64
3. Phương hướng phát triển chủ yếu đẩy mạnh
sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu . 68
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCN TỈNH HÀ TÂY . 70
1.Giải pháp về thị trường . 71
1.1. Thị trường ngoại tỉnh . 71
1.2.Thị trường nội tỉnh . 72
1.3. Thị trường nước ngoài . 73
2.Giải pháp về vốn, công nghệ thiết bị và bảo vệ môi trường . 75
2.1. Giải pháp về vốn. 75
2.2. Đổi mới công nghệ thiết bị và bảo vệ môi trường . 76
3. Giải pháp về cơ chế chính sách . 77
3.1. Về thuế . 77
3.2. Chăm lo đến đời sống tinh thần cuả người làm nghề . 77
3.3. Tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề . 77
4. Giải pháp phát triển nguồn lực. 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO : 80
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4376 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp Tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mang tính cổ truyền, truyền thống riêng của mỗi nghề, mỗi làng qua từng giai đoạn khác nhau.
2.2. Về số hộ và lao động tham gia sản xuất TTCN trong làng nghề.
- Về số hộ:
Năm 1991 đến năm 1994 thì số làng nghề là 88 và từ năm 1995 - 1997 thì số làng nghề là 85, cho thấy sự giảm xuống của làng nghề Hà Tây trong giai đoạn gần đây, mặc dù vậy đến năm 1998 - 1999 số làng nghề được hồi phục tăng lên 106 làng nghề, với số hộ tham gia sản xuất TTCN cũng tăng lên.
Số làng nghề và số hộ qua các năm(1991-1999).
Năm
Đơn vị SX
91
92
93
94
95
96
97
98
99
Hộ cá thể
34.871
43.751
60.183
59.929
59.710
51.580
58.000
66.000
66.834
Làng nghề
88
88
88
88
85
85
85
106
106
Nguồn: Sở Công nghiệp Hà Tây
Năm 1991 số hộ của 85 làng nghề là 51.580 hộ, trong đó hộ làm nghề CN - TTCN 33.002 hộ chiếm 64%, hộ làm dịch vụ 4.043 hộ chiếm 7,8%, hộ làm nông nghiệp thuần nông 14.535 hộ chiếm 28,2%.
Đến năm 1999 số hộ của 106 làng nghề là 66.834 hộ tăng 29,6%, trong đó: hộ làm nghề CN - TCN 42.470 hộ chiếm 63,5% (tăng 9.468 hộ), hộ làm dịch vụ 5.797 hộ chiếm 8,7% hộ làm nông nghiệp thuần tuý 18.567 hộ chiếm 27,8%.
- Về số lao động.
Tổng số lao động tham gia sản xuất trong các làng nghề năm1996 là 119.012 người, trong đó: lao động CN - TCN 76.463 người chiếm 64,2% lao động dịch vụ 8.912 người chiếm 7,5%, lao động thuần nông 33.637 người chiếm 28,3%.
Đến năm 1999 số lao động của 106 làng nghề lên tới 152.036 người tăng 33.024 người so với 1996, trong đó: lao động CN - TCN: 98.570 người chiếm 64,8% (tăng 22.107 người) lao động là dịch vụ 12.244 người chiếm 8,1%, lao động nông nghiệp thuần nông 41.222 người chiếm 27,1%.
ở đây số lao động tham gia nhiều nhất vẫn tập trung ở số huyện có nhiều nghề như Phú Xuyên tổng số lao động 23.046 người, Thường Tín 21.610 người, Hoài Đức 30.562 người, Thanh Oai 13.175 người, mặc dù vậy một số huyện này vẫn có số lao động thuần nông chiếm tỷ lệ lớn so với nhiều huyện khác.
Lao động tham gia sản xuất trong các làng nghề 1999.
Tên huyện
Tổng số lao động
Số lao động tham gia sản xuất kinh doanh
Thuần nông
Kiêm SX TTCN
Chuyên SX TTCN
Dịch vụ
Toàn tỉnh
Tỷ trọng
152.036
100%
41.222
27,1
89.737
58,8
9.133
6,0
12.244
8,1
- Phú Xuyên
23.040
8.348
12.953
1.370
425
- Thường Tín
21.610
7.262
11.130
909
2.309
- Thanh Oai
13.175
1.061
10.936
-
1.178
- Hoài Đức
30.562
6.742
17.976
1.092
4.752
- Phúc Thọ
11.333
3.576
6.116
660
981
- Thạch Thất
17.792
6.315
9.120
1.502
855
- Chương Mỹ
3.165
86
2.927
80
72
- ứng Hòa
5.244
1.466
2.168
1.573
37
- Quốc Oai
8.180
2.050
5.840
-
290
- Ba Vì
4.359
239
3.858
73
189
- Đan Phượng
6.510
2.129
3.007
659
715
- TX Hà Đông
4.276
1.401
1.356
1.161
358
Nguồn: Sở Công nghiệp Hà Tây
2.3. Về giá trị sản lượng sản xuất và thu nhập đầu tư sản xuất kinh doanh (1996 - 1999).
2.3.1.Giá trị sản lượng sản xuất (theo giá hiện hành).
Năm 1996 giá trị tổng sản lượng sản xuất của 85 làng nghề CN - TCN là 716.284 triệu đồng, trong đó: sản xuất CN - TCN 448.196 triệu đồng chiếm 62,6%, kinh doanh dịch vụ 90.136 triệu đồng chiếm 12,6% nông nghiệp 177.952 triệu đồng chiếm 24,8%.
Đến năm 1999 giá trị tổng sản lượng của 106 làng nghề đã đạt tới 975.958 triệu đồng (tăng 225.674 triệu đồng so với 1996), trong đó sản xuất CN - TCN 607.893 triệu đồng chiếm 62,3% (tăng 15.969 triệu đồng) kinh doanh dịch vụ 131.646 triệu đồng chiếm 13,5%, sản xuất nông nghiệp 236.419 triệu đồng chiếm 24,2%. Bình quân 1 làng nghề có giá trị sản lượng 9.207,150 triệu đồng/năm, 1 hộ là 14,602 triệu đồng.
Những làng nghề đạt giá trị sản lượng sản xuất CN - TCN, dịch vụ (theo giá hiện hành).
+ Từ 75.000 triệu đến 81.450 triệu đồng có hai làng: dệt La Phù, làng chế biến LTTP Minh Khai (Hoài Đức).
+ Từ 20.000 triệu đến 36.320 triệu đồng có 3 làng: làng nghề cơ kim khí Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá (Thạch Thất), làng nghề chế biến LTTP Dương Liễu, Cát Quế xã Cát Quết (Hoài Đức).
+ Từ 10.000 triệu đến 15.000 triệu đồng có 5 làng: làng thường làm nghề dệt thuộc xã Phùng Xá (Hoài Đức), làng nghề in vải, dịch vụ xã Dương Nội (Hoài Đức) làm mộc, dịch vụ Chàng Sơn, Hữu Bằng (Thạch Thất).
+ Từ 5.000 triệu đến gần 10.000 triệu đồng có 25 làng làng Xuân La xã Phương Dực, Đại Nghiệp xã Tân Dân, Lưu Phượng xã Phú Túc (Huyện Phú Xuyên), Canh Hoạch xã Dân Hòa, Dư Dụ Thù Thượng, Dùa Hạ, Vĩnh Tiền, xã Thanh Thúy, Kỳ Thủy xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai), Hạ Thái xã Duyên Thái, Vạn Điểm xã Vạn Điểm, Trát Cầu xã Tiền Phong, Ninh Sở xã Ninh Sở (huyện Thường Tín), Liên Hà xã Liên Hà, Thượng Hạ xã Liên Trung (huyện Đan Phượng), làng Đông, Tây, Nam xã Phụng Thượng, Hạ Hiệp xã Liên Hiệp, Linh Chiểu xã Sen Chiểu (huyện Phúc Thọ), Sơn Đồng xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), Tân Hòa xã Tân Hòa (huyện Quốc Oai).
2.3.2. Về thu nhập và vốn đầu tư mở rộng sản xuất. (1996 - 1999).
Về thu nhập làng nghề.
*Thu nhập bình quân 1 lao động trong năm của làng nghề (1999).
Đơn vị: 1000 đ
Chỉ tiêu
Thuần nông
Kiêm
sản xuất TTCN
Chuyên SX TTCN
Dịch vụ
Trung bình
Thu nhập
1.459
3.551
5.236
3.155
3.350
Nguồn: Sở Công nghiệp Hà Tây
Thu nhập bình quân 1 lao động 1năm trong làng nghề năm 1996 là 2,659 triệu đồng, trong đó: Thu nhập từ làm TTCN chuyên là 3,858 triệu đồng/năm, kiêm sản xuất TTCN là 2,650triệu đồng, kinh doanh dịch vụ 2,907/triệu đồng/năm, làm nông nghiệp thuần nông 1,221 triệu đồng/năm, cho thấy lao động tham gia sản xuất chuyên TTCN có thu nhập gấp ba (3) lần lao động làm nông nghiệp thuần.
Đến năm 1999 thu nhập bình quân 1 lao động 1 năm trong làng nghề tăng lên 3,350 triệu đồng (tăng 0,394 triệu đồng) trong đó: thu nhập từ làm TTCN kiêm sản xuất TTCN là 3,551triệu đồng/năm , chuyên sản xuất TTCN là 5,236 triệu đồng/năm, kinh doanh dịch vụ 3,155 triệu đồng/ năm, làm nông nghiệp thuần nông 1,459 triệu đồng. cho thấy lao động tham gia sản xuất chuyên TTCN có thu nhập gấp ba (3,5) lần lao động làm nông nghiệp thuần.
Về vốn đầu tư mở rộng sản xuất ở làng nghề.
Năm 1996 các làng nghề đã tự đầu tư được 316 tỷ đồng để khôi phục, phát triển sản xuất, trong đó: Vốn cố định 207,6 tỷ đồng chiếm 60%, vốn lưu động 138,4 tỷ đồng chiếm 40%.
Đến năm 1999 đã tự đầu tư là 358 tỷ đồng (tăng 12 tỷ đồng, trong đó: vốn cố định là 214,8 tỷ đồng chiếm 60% (tăng 7,2 tỷ đồng), vốn lưu động 143,2 tỷ đồng chiếm 40% (tăng 4,8 triệu đồng).
2.4. Công tác nhân cấy nghề TTCN Hà Tây.
Hàng năm công tác nhân cấy nghề TTCN trên địa bàn Hà Tây luôn được sự quantâm của các làng nghề, cấp uỷ chính quyền và các tổ chức...
Trong ba năm 1996 - 1998 gần đây, mặc dù còn gặp
không ít khó khăn các huyện, thị xã trong tỉnh vẫn coi trọng việc nhân cấy nghề mới, duy trì nghề cũ của làng là trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền địa phương. Phòng công nghiệp các huyện ứng Hòa, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Ba Vì, Thanh Oai, Thạch Thất, Hoài Đức, Phú Tín, Mỹ Đức đã chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể của huyện phối hợp cùng UBND xã trên địa bàn tổ chức các lớp học nghề sản xuất công nghiệp - tiểu chủ công nghiệp như cơ khí, gò hàn, tiện, điện nông thôn, dệt, may mặc, thêu ren, khâu bóng đá, mộc dân dụng, mộc gỗ cao cấp, sơn mài, khảm trai, mỹ nghệ, điêu khắc, tiện gỗ, xương, sừng, hóa trang mỹ thuật, mây tre đan, sản xuất vật liệu xây dựng... được nhiều người tham gia học nghề. Đã mở được 193 lớp với 8.500 học viên theo học thời gian thường từ 3 tháng đến 6 tháng, với số vốn đầu tư là 2355 triệu đồng (trong ba năm 1996 - 1998) bằng nguồn vốn hỗ trợ từ phía huyện, UBND xã, các chủ doanh nghiệp tham gia, kết hợp với cá nhân học viên tự nguyện đóng góp. Các nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp được đào tạo hay các mặt hàng được tập trung đào tạo như: (khảm trai, điêu khắc, thêu ren, mây tre giang, kết vải + khăn, dệt thảm len, dệt len, dệt thảm đay, dệt mặc, chẻ tăm hương, khâu bóng đá, chế biến nông sản, đồ mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí, giấy bao bì ươm tơ...). Trong đó nghề mây tre giang được nhiều người theo học nhất (3.408) và kinh phí đầu tư lớn nhất 505,67 triệu đồng trong ba năm 1996 - 1998, sau đó là nhóm nghề thêu ren 930 học viên với 124,6 triệu đồng đầu tư và tiếp theo là nghề dệt len. Và số học viên tham gia đông nhất tập trung vào ba huyện ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, mặc dù vậy kinh phí đầu tư lớn nhất vẫn là Phú Xuyên 519,68 triệu đồng.
Các nghề được đào tạo dưới sự chỉ dẫn của giảng viên là giáo viên của trường công nhân kỹ thuật trung học, cao đẳng, viện nghiên cứu Trung ương, trường công nghiệp thủ công mỹ nghệ Hà Tây, công nhân có tay nghề bậc cao, nghệ nhân chuyên nghề, chủ doanh nghiệp, đến trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn thực tế. Các huyện ứng Hòa đã mở được 41 lớp truyền nghề cho 14 xã chủ yếu thuần nông với 1862 học viên theo nghề, huyện Chương Mỹ mở được 36 lớp cho 17 xã, với 1980 học viên học nghề, huyện Phú Xuyên mở được 23 lớp cho 9 xã với 629 học viên huyện Thạch Thất mở được 27 lớp cho 5 xã với 677 học viên, huyện Thường Tín mở được 16 lớp cho 4 xã, với 774 học viên, huyện Ba Vì mở được 13 lớp cho 5 xã, với 170 học viên, huyện Mỹ Đức mở 4 lớp cho 4 xã với 200 học viên. Huyện Hoài Đức mở 3 lớp cho 3 xã với 160 học viên học nghề theo lựa chọn, huyện Thanh Oai 27 lớp với 1430 học sinh. Nhất là 1999 ngành công nghiệp được UBND tỉnh Hà Tây, quan tâm hỗ trợ 1 tỷ đồng cho khuyến khích mở lớp nhân cấy nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tuy số tiền còn có hạn chế nhưng đã động viên và tạo điều kiện cho các địa phương trong việc tổ chức dạy truyền nghề tại chỗ.
Số lớp đào tạo và kinh phí đào tạo nghề, nhân cấy nghề tiểu thủ công nghiệp giai đoạn (1996 - 1998).
Chỉ tiêu
Năm
Số lớp truyền nghề
Số học viên tham gia
Tổng kinh phí cho mở lớp truyền nghề (triệu đồng)
Tổng
193
8.500
2.355,68
1996
51
2.757
912,86
1997
53
2.505
797,08
1998
89
3.238
645,74
Nguồn: Sở Công nghiệp - Hà Tây
Kết quả sau khi học nghề xong, đã có 90% số người học nghề có việc làm tại chỗ và ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, góp phần sản xuất ra nhiều sản phẩm vừa phục vụ tiêu dùng nội địa, vừa xuất khẩu, tăng đóng góp cho ngân sách địa phương, giảm hộ nghèo tại địa phương.
3. Các loại doanh nghiệp và sản phẩm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
3.1. Về các loại hình doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, các loại hình như Công ty TNHH, DNTN, HTX CN - XD, tổ sản xuất cùng với kinh tế hộ gia đình được phát triển ngay trong các làng nghề, tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay toàn tỉnh có hơn 50 công ty TNHH, 30 DNTN, 46 HTX CN - XD, 100 tổ sản xuất và trên 150.000 hộ gia đình tham gia làm nghề CN - TTCN, dịch vụ, thì trong các làng nghề đạt tiêu chuẩn qui định có 13 công ty TNHH, 20 DNTN, 13HTX XD 50 tổ sản xuất, 48.217 hộ cá thể gia đình làm CN - TTCN, dịch vụ. Các doanh nghiệp đó có trong làng nghề là hạt nhân trong hoạt động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ sản xuất sản phẩm theo mẫu mã mới, góp phần duy trì phát triển ngành nghề, làng nghề tạo cho nhiều người có thêm việc làm, giảm dần hộ đói nghèo và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh.
Về vấn đề giá trị sản lượng sản xuất của tiểu thủ công nghiệp Hà Tây qua các năm cũng có phần cải thiện, trong từng loại hình doanh nghiệp đã có sự gia tăng về giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước, mặc dù vậy ở đây cũng phải nói đến sự tăng lên về số lượng của các doanh nghiệp, cụ thể nó được thể hiện qua bảng sau:
Tình hình phát triển các loại hình doanh nghiệp TTCN giai đoạn (1991 - 1998)
Năm
Đơn vị SX
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Hợp tác xã
85
46
31
30
30
35
36
46
Tổ sản xuất
110
104
70
82
100
110
92
100
DN tư nhân
3
9
38
37
29
22
30
30
Công ty TNHH
-
-
-
2
14
20
39
50
Hộ cá thể gia đình
34871
43751
60183
59929
59710
60000
58000
66000
(Nguồn từ Sở Công nghiệp)
Nhìn vào bảng qua các năm từ 1992 - 1998 các loại hình doanh nghiệp không ngừng tăng lên từ 159 vào 1992 lên 173 vào 1995 và tăng lên 187 và 197; 226 vào năm 1996 và 1997, 1998. Mặc dù vậy trong một số năm như 1993 - 1994 giảm xuống, song một số năm gần đây các loại hình doanh nghiệp đều tăng trừ doanh nghiệp tư nhân trong đó công ty TNHH tăng mạnh qua các năm từ 2 công ty vào năm 1994 tăng lên 50 công ty vào năm 1998, các hộ gia đình cũng không ngừng tăng lên trong tham gia sản xuất thủ công nghiệp ở các làng nghề, từ 34.871 hộ vào 1991 tăng lên 60.000 vào 1996, mặc dù có một sự giảm sút trong thời gian 1997.
3.2. Về các loại sản phẩm ngành nghề TTCN Hà Tây:
Các làng nghề trong các năm 1991 - 1994 là 88 làng nghề và sau đó giảm xuống 85 làng nghề trong một số năm sau đó, và tới nay (từ 1998-1999) số làng nghề đã tăng lên tới 106 làng truyền thống thủ công. Sự xa sút và hồi phục làng nghề cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến số lượng, chất lượng sản phẩm từ làng nghề, trong một số năm gần đây với số làng nghề tăng lên cũng đã xuất hiện mới một số ngành nghề như dệt len, mút, đan cỏ tế, guột... Bên cạnh đó thì cũng kèm theo sự mai một một số ngành nghề truyền thống, bởi lý do không cạnh tranh nổi sản phẩm công nghiệp, thị trường tiêu thụ, cơ chế chính sách của Nhà nước Đảng... Có thế thí dụ ra đây như nghề làm ô, làm vành xe, mực... và những năm gần đây (1995) do chính sách của Nhà nước một số nghề như làm pháo ở xã Thanh Cao, Cao viên và Bình Minh (Thanh Oai) đã giải thể, và nay đã chuyển dần sang một số nghề mới như thêu ren, may, đồ mộc...
Nhìn vào số liệu dưới đây về một số sản phẩm TTCN Hà Tây. Có thể thấy trong mấy năm gần đây, các sản phẩm vẫn không ngừng phát triển, như các mặt hàng: hàng thêu, quần áo may sẵn, gỗ xẻ các loại, đồ thủy tinh, đá... mặc dù vậy bên cạnh đó cũng có một số mặt hàng không thống kê được cũng như giảm về số lượng... (như hàng dệt thảm, vôi...) đó là do thị trường bị thu hẹp cũng như cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương không chặt chẽ.
Một số các sản phẩm TTCN Hà Tây (1996 - 1999).
Sản phẩm
Đơn vị tính
1996
1997
1998
1999
1. Đá các loại
1000m3
431
658,5
710
985,3
2. Bánh kẹo các loại
tấn
-
326
743
1.200
3. Đường mật các loại
tấn
1.165
1621
1.305
1.372
4. Rượu màu
1000lít
-
1.893
114
38
5. Bia các loại
1000 lít
-
2278
4921
4287
6. Nước khoáng
1000 lít
850
5927
656
880
7. Dệt thảm
1000m
6,7
6,5
0,33
0,58
8. Vải lụa thành phẩm
1000m
-
1102
2250
1620
9. Hàng thêu
1000bộ
398
414
485,5
880
10. Quần áo may sẵn
1000cái
2100
1750
3478
3650
11. Gỗ xẻ các loại
1000m3
32
37
45,5
52
12. Giấy bìa các loại
tấn
163
-
60
160
13. Gạch nung các loại
triệu viên
711
655
568,7
606
14. Ngói nung các loại
triệu viên
32
35
30,18
28,4
15. Vôi
1000 tấn
81
105
103
88
16. Gạch hoa
1000viên
5961
3102
3144
3860
17. Máy tuốt lúa
Cái
15.000
3.290
1.709
1.310
18. Vải màn các loại
1000m
-
8.980
9.353
6.000
19. Khăn mặt các loại
1000cái
-
7822
14.578
16.000
20. Đồ thủy tinh
tấn
37
70
80
108
21. Cày bừa các loại
1000cái
20,3
7
11
12
22. Xe cải tiến
1000cái
5,2
2
4,9
4,3
23. Xà phòng giặt
tấn
-
75
43
102
24. Hàng ren
1000m2
-
-
8
8
25. Giầy dép da
1000đôi
-
-
91
120
26. Khâu bóng
1000quả
-
-
171
195
27. Hàng mây tre đan
tỷ đồng
-
-
45,9
48,9
28. Hàng sơn mài khảm trai điêu khắc
tỷ đồng
-
-
20,4
20
Nguồn: Cục Thống kê Hà Tây.
4. Về thị trường và hình thức tiêu thụ.
Vấn đề thị trường và tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ đòi hỏi và bức xúc hiện nay của sản xuất kinh doanh nói chung và của CN - TTCN Hà Tây nói riêng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Hà Tây tập trung chủ yếu ở thị trường khu vực châu á, đặc biệt là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan... chủ yếu tập trung vào các mặt hàng dệt, thêu, hàng mỹ nghệ. Ngoài ra còn có thị trường châu Âu, Nga...song thị trường này chưa được mở rộng.
Thời gian vừa qua việc tiêu thụ sản phẩm TTCN ở khu vực Hà Tây còn gặp nhiều khó khăn do thị trường trong và ngoài nước biến động lớn, dẫn đến sản phẩm tồn kho nhiều, điển hình như khu vực huyện Phú Xuyên, huyện Thường Tín... Việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khói khăn còn do nguyên nhân phải kể đến đó là công tác tiếp thị còn hạn chế (tiếp cận thị trường không hợp lý) và sự cải tiến mẫu mã, chất lượng cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp và truyền thống ở khu vực khác là một yếu điểm. Mặt khác sự hỗ trợ của các cấp, các ngành còn rất hạn chế. Tuy nhiên sau một thời gian thử thách với cơ chế thị trường các tổ chức và cá nhân đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh các huyện đã có những kinh nghiệm nhất định, hình thành cách tiêu thụ riêng của mình tập trung một số hình thức:
- Tổ chức điểm trưng bày giới thhiệu và bán sản phẩm sản xuất tại nơi sản xuất, hình thành khu vực hàng hóa riêng.
- Hình thành các điểm bán và giới thiệu sản phẩm truyền thống làng nghề ở các khu di tích, danh lam thắng cảnh như: chùa Hương, Ao Vua, khu vực Ba Vì, Sơn Tây...
- Mở các cửa hàng riêng, tổ chức đại lý tại các trung tâm thương mại lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn...
- Đem hàng bán chậm trả đến các chợ, các quầy bán hàng trong và ngoài tỉnh.
- Ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu ủy thác.
- Làm gia công.
Đây là những hình thức tiêu thụ chính, đem lại hiệu quả cao cho các cơ sở sản xuất TTCN khu vực Hà Tây. Qua đây cũng cần đề nghị có sự quan tâm tích cực từ phí các cấp lãnh đạo từ huyện đến tỉnh, đặc biệt Sở Thương mại Hà Tây và các cơ quan vật giá sớm có chính sách cụ thể hỗ trợ về công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm để ngành TTCN Hà Tây phát triển, sớm phát huy tối đa lợi thế làng nghề truyền thống của mình và có hướng đi vững chắc trong thời gian tới.
5. Cơ cấu trong nội bộ CN-TTCN
5.1. Cơ cấu ngành.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội. Cơ cấu ngành nghề trong CN - TTCN trên địa bàn tỉnh Hà Tây có sự phân chia rõ rệt. Sự phân chia này nhằm khai thác tiềm năng về của tỉnh.
Với thế mạnh là tỉnh có nhiều nguồn tài nguyên về giá trị sản xuất vật liệu xây dựng, cho nên CN - TTCN sản xuất vật liệu xây dựng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong giá trị của ngành CN - TTCN, mặt khác Hà Tây là tỉnh có điều kiện về phát triển nông nghiệp nên ngành chế biến nông sản chiếm tỷ trọng lớn (cao nhất) 40% vào năm 1997. Đây là ngành quan trọng và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong công nghiệp TTCN ngoài quốc doanh là đàu vào rất quan trọng cho sản xuất sản phẩm TTCN, làng nghề Hà Tây. Tình hình các loại sản phẩm mang tính làng nghề truyền thống có tỷ trọng không lớn, cho thấy nó chưa tương xứng với tiềm năng có thể phát triển của tỉnh: như may mặc chiếm 10% năm 1997 và tăng lên 11% năm 1998, 1999.
Thủ công mỹ nghệ chỉ chiếm 8% năm 1997 và giảm xuống còn 7% năm 1998; 6% năm 1999. Qua đó cho thấy các giá trị sản phẩm làng nghề TTCN chưa tương xứng với khả năng phát triển trên địa bàn.
Tỷ trọng của mỗi ngành về giá trị sản xuất CN - TTCN trên địa bàn 1997 - 1999 Hà Tây.
Đơn vị tính: %
Các ngành
Tỷ trọng trong CN - TTCN
1997
1998
1999
- Chế biến nông sản - thực phẩm
40
35
36
- Sản xuất vật liệu xây dựng
20
25
24
- Chế biến lâm sản - khoáng sản
12
10
10
- Cơ khí - Điện máy - Bao Bì
10
12
13
- May mặc
10
11
11
- Thủ công mỹ nghệ
8
7
6
(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Tây).
5.2. Cơ cấu thành phần sở hữu.
Cùng với sự đổi mới về cơ cấu, cơ chế kinh tế cả nước, cơ cấu thành phần sở hữu về sản xuất TTCN trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũng có những bước tiến triển phù hợp với sự chuyển đổi này, thể hiện qua khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn. Với quan điểm phát huy mọi thành phần kinh tế coi trọng vai trò kinh tế quốc doanh và các loại hình kinh tế hợp tác trong việc phát triển những ngành công nghiệp có triển vọng ở địa phương và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành các cấp có liên quan đã tiến hành sắp xếp cũng như cấp đăng ký kinh doanh hoạt động cho các doanh nghiệp đang hoạt động và các doanh nghiệp xin thành lập mới. Đến nay trong cơ cấu thành phần sở hữu về sản xuất CN - TTCN trên địa bàn tỉnh rất đa dạng đảm bảo cho sự phát triển tất cả các thành phần kinh tế. Xét theo sự phân bố về thành phần sở hữu sản xuất CN - TTCN của cac thành phần kinh tế, trên địa bàn tỉnh tồn tại các loại hình sở hữu: quốc doanh, ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu xét sự tồn tại của các cơ sở ngoài quốc doanh gồm có các hình thức: hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và tổ sản xuất, thể hiện cho các doanh nghiệp tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp.
*Cơ cấu thành phần sở hữu CN - TTCN trên địa bàn tỉnh Hà Tây đến 31/12/1998.
Loại hình
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1997
1998
1997
1998
Tổng số
254
290
100%
100%
Doanh nghiệp quốc doanh
43
46
16,93%
15,86%
Các cơ sở ngoài quốc doanh
197
226
77,56%
77,93%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
14
18
5,51%
6,2%
(Nguồn: Sở kế hoạch - Đầu tư Hà Tây).
Như vậy các cơ sở ngoài quốc doanh vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu thành phần sở hữu về sản xuất CN - TTCN.
Xét trên góc độ sở hữu và các hình thức tồn tại cũng như vốn kinh doanh ta nhận thấy khu vực ngoài quốc doanh nói chung và tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng rất lớn. Thành phần sở hữu về các loại hình, cơ sở này bao gồm các hộ cá thể, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, tổ sản xuất và hợp tác xã. Mặc dù vốn kinh doanh của từng cơ sở còn rất hạn chế nhưng tổng số vốn kinh doanh của khu vực này là rất lớn so với khu vực Nhà nước, đầu tư nước ngoài.
Phát huy được hết tiềm năng của khu vực này sẽ tạo điều kiện phát triển CN - TTCN trên địa bàn Hà Tây, đối với cơ quan chức năng đây là khu vực rất khó kiểm soát bởi không thể nắm vững được hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở này. Trong cơ cấu về sở hữu của khu vực ngoài quốc doanh, các hộ cá thể gia đình chiếm một tỷ lệ cao về tổng số vốn kinh doanh, mặc dù vậy TTCN Hà Tây chưa phát huy được tối đa lợi thế của mình trong việc tạo ra giá trị sản phẩm và hàng năm đóng góp vào ngân sách còn thấp so với khu vực khác, cụ thể 1997 khu vực ngoài quốc doanh là 5,8 tỷ đồng trong khi khu vực Nhà nước và nước ngoài là 26,1 và 45,19 tỷ đồng. Điều đó đòi hỏi các cấp quản lý cần có chính sách hợp lý trong qui hoạch và quản lý cũng như phân bố hiệu quả quản lý vốn...
*Hình thức sở hữu về vốn của các thành phần kinh tế (tính đến 31/12/1998)
STT
Vốn sản xuất kinh doanh (tỷ đồng)
Tỷ lệ %
1997
1998
1997
1998
1. Khu vực Nhà nước
162,52
182
18,71%
4,76%
2. Khu vực đầu tư nước ngoài
225,766
316
25,99%
46,44%
3. Khu vực ngoài quốc doanh
480,38
475,3
55,3%
48,8%
- Hợp tác xã
17,9
7,8
- Tổ sản xuất
14,4
14,7
- Doanh nghiệp tư nhân
17,39
17,5
- Công ty TNNN
52,57
57,2
- Hộ gia đình cá thể
37,04
378,1
Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TTCN trên địa bàn Hà Tây.
6.1. Giá trị sản xuất TTCN .
Giá trị sản xuất của TTCN qua các năm (1995 - 1998).
Về vấn đề giá trị sản lượng sản xuất của tiểu thủ công nghiệp Hà Tây qua các năm cũng có phần cải thiện, trong từng loại hình doanh nghiệp đã có sự gia tăng về giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước, mặc dù vậy ở đây cũng phải nói đến sự tăng lên về số lượng của các doanh nghiệp.
Tính từ 1992 - 1998 các loại hình doanh nghiệp không ngừng tăng lên từ 159 vào 1992 lên 173 vào 1995 và tăng lên 187 và 197; 226 vào năm 1996 và 1997, 1998. Mặc dù vậy trong một số năm như 1993 - 1994 giảm xuống, song một số năm gần đây các loại hình doanh nghiệp đều tăng trừ doanh nghiệp tư nhân trong đó công ty TNHH tăng mạnh qua các năm từ 2 công ty vào năm 1994 tăng lên 50 công ty vào năm 1998, các hộ gia đình cũng không ngừng tăng lên trong tham gia sản xuất thủ công nghiệp ở các làng nghề, từ 34.871 hộ vào 1991 tăng lên 60.000 vào 1996, mặc dù có một sự giảm sút trong thời gian 1997.
Nhờ có sự tăng lên về số lượng trong những năm qua, cho nên nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng giá trị của TTCN khu vực Hà Tây, nó được thể hiện qua bảng sau:
Giá trị sản lượng TTCN trên địa bàn Hà Tây (1995 - 1998) (Giá cố định 1994)
Đơn vị: Triệu đồng
Thành phần
Năm
Tập thể
Tư nhân
Cá thể
Hỗn hợp
1995
6.510
12.820
988.863
11.267
1996
23.625
10.980
1.064.222
20.289
1997
22.535
11.110
1.123.745
36.248
1998
22.870
9.281
1.165.285
49.559
Chỉ số phát triển (năm trước = 100%)
1995
292,98
24,00
104,92
1996
362,90
85,65
107,62
180,07
1997
95,39
101,18
105,59
178,66
1998
101,49
83,54
103,7
136,57
(Nguồn từ: Niên giám thống kê 1998).
Các doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức sắp xếp lại theo NĐ388 HĐBT và chỉ thị 500 TTg của TTCP nên số lượng giảm, trong khi đó số lượng các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh không ngừng tăng, và thực tế giá trị sản lượng cũng tăng lên, qua số liệu bảng trên, giá trị sản lượng của các thành phần tăng lên qua nhiều năm (theo giá cố định 1994) đặc biệt thành phần kinh tế tập thể chỉ có số phát triển cao là 362,9 vào 1996 thể hiện qua giá trị cũng tăng lên 17115 (triệu đồng) so với năm 1995, ngoài ra các thành phần kinh tế khác cũng không ngừng tăng, và đóng góp vào giá trị sản lượng lớn nhất là thành phần cá thể. Bên cạnh đó thành phần tư nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16347.DOC