Luận văn Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (pbl – problem based learning) và vận dụng vào thiết kế, giảng dạy chương VII Mắt và các dụng cụ quang học - Vật lí 11 - nâng cao

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Lời cám ơn

Mục lục 1

Danh mục các chữviết tắt . 4

Danh mục các bảng . 5

Danh mục các hình vẽ . 6

MỞ ĐẦU 8

1. Lí do chọn đềtài . 8

2. Mục đích nghiên cứu . 9

3. Giảthuyết khoa học 9

4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 10

5. Nhiệm vụnghiên cứu . 10

6. Phương pháp nghiên cứu . 10

7. Những đóng góp của đềtài . 11

8. Dựkiến cấu trúc luận văn 11

Chương 1. CƠSỞLÍ LUẬN . 12

1.1. Mục tiêu, nhiệm vụcủa việc dạy học vật lí ởtrường phổthông . 12

1.1.1. Mục tiêu chung của giáo dục phổthông . 12

1.1.2. Mục tiêu giáo dục môn học vật lí THPT ởViệt Nam hiện nay 12

1.1.3. Nhiệm vụdạy học vật lí ởtrường phổthông . 14

1.2. Những định hướng chung của việc đổi mới PPDH vật lí ởtrường THPT 15

1.2.1. Những khó khăn của việc đổi mới phương pháp dạy học . 15

1.2.2. Những định hướng chung của việc đổi mới PPDH vật lí ởTHPT 15

1.3. Cơsởlí luận chung của mô hình dạy học tích cực 18

1.3.1. Mô hình dạy học truyền thống và những hạn chế . 18

1.3.2. Mô hình dạy học tích cực . 19

1.4. Dạy học dựa trên vấn đề(Problem Based Learning – PBL) và khả

năng áp dụng vào dạy học vật lí ởtrường phổthông . 22

1.4.1. Một số định nghĩa vềphương pháp dạy học dựa trên vấn đề. 22

1.4.2. Mục tiêu của phương pháp dạy học vật lí dựa trên vấn đề . 22

1.4.3. Những đặc trưng cơbản của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề 24

1.4.4. Phân loại vấn đề . 30

1.4.5. Tổchức dạy học theo phương pháp dạy học dựa trên vấn đề. . 33

1.4.6. Phân biệt phương pháp dạy học dựa trên vấn đề(PBL) với

các phương pháp: dạy học chủ đề, dạy học giải quyết vấn đề

và dạy học dựán . 40

1.4.7. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề . 42

1.4.8. Áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đềtrên thếgiới 43

1.4.9. Áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đềtrong bối cảnh

giáo dục ởViệt Nam . 44

1.5. Kết luận chương 1 . 46

Chương 2. THIẾT KẾCÁC VẤN ĐỀVÀ ĐỊNH HƯỚNG TỔ

CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀCỦA CHƯƠNG

“MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤQUANG HỌC” . 47

2.1. Phân tích kiến thức của chương “Mắt và các dụng cụquang học” 47

2.1.1. Cấu trúc nội dung . 47

2.1.2. Phân tích nội dung . 49

2.1.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy chương “ Mắt

và các dụng cụquang học” 53

2.2. Yêu cầu đạt được . 54

2.2.1. Yêu cầu vềkiến thức . 54

2.2.2. Yêu cầu vềkĩnăng 55

2.2.3. Yêu cầu vềthái độ . 56

2.3. Thiết kếcác vấn đềcủa chương và kếhoạch thực hiện giải quyết vấn đề56

2.3.1. Các bước cần thực hiện khi giải quyết vấn đề . 56

2.3.2. Xây dựng vấn đề . 58

2.3.3. Tiến trình hướng dẫn học sinh tham gia giải quyết vấn đề . 59

2.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quảhọc tập . 62

2.5. Giáo án dạy học dựa trên vấn đề, áp dụng cho các bài học của chương

“Mắt và các dụng cụquang học” 68

2.6. Kết luận chương 2 . 124

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯPHẠM . 126

3.1. Mục đích và nhiệm vụcủa thực nghiệm sưphạm . 126

3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sưphạm . 126

3.3. Phương pháp thực nghiệm sưphạm . 126

3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm . 126

3.3.2. Các bước tiến hành thực nghiệm. . . 126

3.3.3. Quan sát các giờthảo luận trên lớp của các nhóm . . . 128

3.4. Đánh giá kết quảthực nghiệm sưphạm. . 129

3.4.1. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm. . 129

3.4.2. Xửlí kết quảhọc tập . . 130

3.4.3. Kiểm định giảthuyết thống kê . . . 134

3.4.4. Nhận xét kết quảthực nghiệm sưphạm . . . 135

3.5. Kết luận chương 3 . . . 137

KẾT LUẬN . . . 138

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 142

PHỤLỤC

Phụlục 1: Bản dịch bài “Learning Materials in Problem Based Course” P1

Phụlục 2: Bản dịch bài “Migration in Mexico: A Problem based learning

Module” . P11

Phụlục 3: Bài báo cáo của nhóm 2 . P14

Phụlục 4: Thống kê điểm của lớp TN và ĐC . P22

Phụlục 5: Bài kiểm tra mức độnhớvà hiểu của học sinh lớp ĐC và TN P25

pdf173 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6764 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (pbl – problem based learning) và vận dụng vào thiết kế, giảng dạy chương VII Mắt và các dụng cụ quang học - Vật lí 11 - nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23/03/2009 đến 28/03/2009) 1. Thảo luận chung cả lớp.(24/03/2009) 2. Các nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu, lập luận. Những cơ sở lí luận nghiên cứu để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề. 3. Sau khi nhóm thảo luận chung cả lớp, vấn đề mới sẽ xuất hiện, các nhóm hình thành nhiệm vụ học tập mới. 4. Giáo viên sẽ có bài giảng tổng hợp và giao bài tập cho học sinh giải để kiểm tra kiến thức thu được của học sinh (26/02/2009) 5. Vào ngày cuối tuần (28/03/2009) học sinh sẽ có 3 tiết bài tập và một tiết làm bài tập trắc nghiệm. Tuần 4 (Tuần từ 30/03/2009 đến 04/04/2009) 1. Sáng 31/03/2009, các nhóm học sinh sẽ phân tích vấn đề mới (liên quan đến lăng kính). 2. Chiều 02/04/2009: Thảo luận chung cả lớp về lăng kính. 3. Sáng 04/04/2009: Lớp làm bài tập trắc nghiệm trong 45 phút. 4. Chiều 04/04/2009:Giáo viên làm xuất hiện vấn đề mới liên quan đến các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt (kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn). Tuần 5 (Tuần từ 06/04/2009 đến 11/04/2009) 1. Ngày 07/04/2009: Các nhóm tự tổ chức thảo luận riêng. 2. Ngày 11/04/2009: Thảo luận chung cả lớp về phần kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, biểu diễn các dụng cụ quang học tự chế của nhóm và giao bài tập cho các nhóm học sinh giải. Tuần 6 (Tuần từ 13/04/2009 đến 18/04/2009) 1. Ngày 14/04/2009: Các nhóm nộp bài tập và giải các bài tập được giao trước lớp. 2. Ngày 16/04/2009: Cả lớp làm bài tập trắc nghiệm một tiết về phần kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn. 3. Sáng 18/04/2009: Đề nghị học sinh cho ý kiến đánh giá về phương pháp học trong phiếu điều tra do giáo viên phát. 4. Họp lớp lại lần cuối, cho điểm, nhận xét về ưu, khuyết điểm của các thành viên cũng như của nhóm học sinh. VI. Tài liệu 1. Tài liệu hỗ trợ giáo viên: SGK Vật lí 11, SGV Vật lí 11, sách bài tập Vật lí 11 – nâng cao, các tạp chí: Vật lí tuổi trẻ, Vật lí phổ thông … 2. Tài liệu hỗ trợ học sinh: Sách, báo, website, biểu mẫu…. 3. Tiêu chí đánh giá: (theo mục 2.4) VII. Bài giảng tổng kết (nếu cần) GIÁO ÁN BUỔI THỨ NHẤT (Ngày 10/03/2009) Tóm tắt công việc ngày 10/03/2009 - Giới thiệu PBL. - Chia nhóm và phổ biến kế hoạch. - Đưa ra tình huống. I. Giới thiệu 1. Tiêu đề: Sự cố xin đổi vị trí ngồi trong lớp của học sinh lớp 11A1. 2. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thuỷ, giáo viên trường THPT Nguyễn Trãi, Biên Hoà, Đồng Nai. 3. Môn học chính: Vật lí. 4. Các môn học liên quan: Sinh học, Toán học. 5. Lớp 11A1. 6. Các từ khoá: “vị trí ngồi”, “Lớp 11A1”, “học sinh”. 7. Mô tả tình huống có vấn đề và nhiệm vụ của học sinh: Trâm là tổ trưởng tổ 4, Hằng là lớp phó học tập, Nam là lớp trưởng của lớp 11A1. Đầu năm học GVCN đã sắp chỗ cho các bạn này ngồi ở những vị trí sao cho có thể bao quát được lớp học. Hằng ngồi ở cuối lớp, Nam ngồi ở bàn gần bàn đầu lớp và Trâm ngồi ở bàn kế cuối. Gần đây, các bạn muốn xin GVCN đổi chỗ ngồi. Hằng và Trâm xin chuyển lên trên, Nam xin chuyển xuống dưới. Lí do mà các bạn này đưa ra là các bạn nhìn bảng không rõ, nên ảnh hưởng đến việc học. GVCN đang băn khoăn về việc xin đổi chỗ của các bạn. Em có kiến nghị gì để giúp GVCN giải quyết vấn đề này? 8. Thời gian thực hiện: 6 tuần (Từ 09/03/2009 đến 18/04/2009) Tuần 1 ( Từ 09/03/2009 đến 14/03/2009) 9. Tài liệu hỗ trợ:  SGK Vật lí 11, sách GV Vật lí 11, sách bài tập vật lí 11- nâng cao…  Tạp chí Vật lí và tuổi trẻ; sách vật lí vui – quyển 2..  Các trang web: www.vatlysupham.com; www.vatlytuoitre.com; www.giaovien.net/thinghiemquanghoc/index.html; www.truongthi.bis.com; II. Mục tiêu cần đạt được 1. Kiến thức  Xác định được các từ khoá trong vấn đề.  Bước đầu đưa ra những nhận định về vấn đề (những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình nhìn bảng, yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan…)  Rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu và giải quyết ở buổi thảo luận tiếp theo. Đó là vấn đề liên quan đến mắt, đề nghị các bạn đi khám mắt. 2. Kĩ năng  Biết sử dụng vốn kiến thức có sẵn để phân tích vấn đề.  Biết liên kết các ý tưởng để rút ra được vấn đề chính, trọng tâm cần tìm hiểu, biết cách lập luận để loại bỏ những vấn đề gây nhiễu.  Kĩ năng tranh luận, lắng nghe và thuyết phục nhóm. 3. Thái độ  Có niềm vui thích, hào hứng với phương pháp học tập mới.  Sẵn sàng đối mặt với vấn đề. III. Tổ chức nhóm và phổ biến yêu cầu (20 phút)  Lớp học có 47 học sinh, chia làm 4 nhóm và mỗi nhóm bầu ra nhóm trưởng và thư kí. Nhóm Nhóm Trưởng Thư kí 1 2 3 4  Yêu cầu: Mỗi nhóm thảo luận về vấn đề mà giáo viên đưa ra để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề. Lưu ý rằng, vấn đề đưa ra không phải chỉ có một giải pháp duy nhất. Các nhóm cùng hợp tác để đề ra các giải pháp và chứng minh được sự hợp lí của nó.  Khi làm việc theo nhóm, các thành viên phải sử dụng phương pháp Brainstorming. Đó là phương pháp mà mỗi thành viên trong nhóm sẽ viết ý tưởng của mình ra, sau đó, tập hợp lại.  Sử dụng phương pháp PPB để giải quyết vấn đề  PBL là gì? Đó là bất kì môi trường học tập nào mà vấn đề đặt ra sẽ điều khiển quá trình học tập. Vấn đề là khởi điểm cho sự tiếp thu và tích hợp kiến thức mới.  Mục tiêu của PBL là gì? Mục tiêu của PBL là hướng vào vai trò người học là trung tâm, giúp người học ghi nhớ sâu và lâu hơn kiến thức nhận được. Người học hoàn toàn chủ động trong việc xác định nội dung có liên quan để tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng.  Tiến trình học tập theo phương pháp này như thế nào? (Giáo viên phát trước tài liệu cho học sinh đọc). Thực hiện PBL theo tiến trình 7 bước.  Vai trò của giáo viên trong phương pháp PBL. Giáo viên chỉ là người hỗ trợ học sinh trong quá trình các em đi tìm kiến thức. Giáo viên không làm thay việc của học sinh, không thuyết trình cho học sinh.  Vai trò của học sinh trong phương pháp PBL. Học sinh phải chủ động tìm hiểu và nghiên cứu, khi gặp khó khăn cần trao đổi, chia sẻ với bạn bè và giáo viên.  Tiêu chí đánh giá: đánh giá theo nhóm và theo cá nhân. IV. Chi tiết giải quyết vấn đề 1. Tình huống có vấn đề: 2. Phân tích vấn đề.  Xác định các từ khoá trong tình huống trên để làm cơ sở phân tích.  Làm bảng danh sách liệt kê những điều đã biết và chưa biết. Đã biết Cần biết  Ba bạn Hằng, Trâm, Nam là ban cán sự lớp.  Ba bạn này xin đổi chỗ ngồi.  Nhìn bảng không rõ.  Bảng của lớp học là bảng từ, màu xanh.  Giáo viên chủ nhiệm băn khoăn.  Giáo viên chủ nhiệm muốn các bạn đó ngồi ở vị trí đã sắp để bao quát lớp.  Chỗ ngồi hiện tại có gì không tốt?  Tại sao lại nhìn bảng không rõ? Chế độ ánh sáng của lớp học như thế nào? Vị trí của phòng học như thế nào?  Vị trí đặt bảng có bị ánh sáng làm bóng không?  Điều gì làm GVCN băn khoăn? Mắt các bạn này có vấn đề gì không? Sự xếp chỗ có hợp lí không? Nếu đổi chỗ cho các bạn, ở các vị trí mới, các bạn có bao quát được lớp không? 3. Hệ thống câu hỏi định hướng.  Đối mặt với vấn đề. - Hãy chỉ ra các từ khoá từ vấn đề nêu ra ở trên? - Những khả năng nào ảnh hưởng đến việc nhìn bảng không rõ của ba học sinh trên? - Mùa này có phải là mùa hay xảy ra các bệnh dịch về mắt không?  Phân tích những cái đã biết và những cái cần biết. - Để giải quyết vấn đề, chúng ta phải biết những gì? - Quan điểm của em như thế nào? - Em có ý kiến gì về các kiến nghị mà các bạn đưa ra? V. Tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh (70 phút) 1. Giáo viên:(5 phút)  Đưa ra tình huống có vấn đề.  Đưa ra mục tiêu mà mỗi nhóm cần đạt tới ở cuối buổi thảo luận.  Đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng. 2. Học sinh (20 phút)  Các học sinh sẽ làm việc theo nhóm.  Đầu tiên mỗi học sinh sẽ xác định từ khoá trong các vấn đề, tra từ điển và tìm nghĩa (nếu cần).  Động não, phân tích vấn đề theo sơ đồ.  Tranh luận giữa các thành viên về giải pháp đưa ra. Thống nhất nhóm để đưa ra giải pháp chung, hợp lí và có tính thuyết phục nhất. 3. Tranh luận giữa các nhóm (45 phút)  Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày vấn đề mà nhóm đã xác định cũng như các giải pháp khả dĩ của nhóm. - Đầu tiên, làm rõ các từ khoá trong vấn đề: “bảng”, “nhìn”, “đổi chỗ lên trên”, “ngồi gần cuối lớp”. - Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến quá trình nhìn?  Sau khi trình bày, các nhóm sẽ tranh luận với nhau để tìm ra vấn đề. Những vấn đề mà các nhóm trình bày đều liên quan đến các nguyên nhân: - Mắt có vấn đề. - Cấu trúc lớp học không phù hợp. - Chế độ ánh sáng không phù hợp… Sau những lí lẽ thuyết phục nhất các nhóm đều đồng ý nguyên nhân về mắt là chính đáng hơn cả. Cần phải tổ chức cho các bạn này khám mắt. Giao nhiệm vụ tìm hiểu cho các thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng đề nghị thời gian họp nhóm của buổi tiếp theo.  Giáo viên nhận xét về buổi thảo luận đầu tiên, đánh giá vấn đề học sinh rút ra được là có cơ sở và cần phải chứng minh điều này thông qua kết quả khám mắt vào tuần sau. ---- o O o ---- KẾT QUẢ BUỔI THỨ NHẤT  Kết quả đạt được: - Học sinh nắm được cách thức và kế hoạch làm việc. - Chia được 4 nhóm và bầu được nhóm trưởng, thư kí. Nhóm Nhóm Trưởng Thư kí 1 2 3 4 Hà Tấn Phát Trương Tú Trâm Lê Thị Thuỳ An Giáp Quang Thịnh Nguyễn Đoàn Anh Thy Phạm Duy Tiến Đào Tiến Hưng Nguyễn Nguyên Ân - Học sinh tiếp cận được vấn đề và phân tích. - Các nhóm đưa ra được giải pháp ban đầu là đề nghị Hằng, Trâm, Nam đi khám mắt.  Nhận xét chung: - Nhìn chung học sinh tham gia rất hào hứng, làm việc nhóm nghiêm túc, chịu khó suy nghĩ và đưa ra được những nguyên nhân ảnh hưởng. - Bước đầu các em đã biết phân tích vấn đề, nêu được các nguyên nhân, biết cách lập luận để ưu tiên các giải pháp có khả năng xảy ra.Tuy nhiên do được làm việc tự do nên một vài học sinh có sức học trung bình chưa thực sự tập trung làm việc với nhóm.  Một sơ đồ tiêu biểu của nhóm 2 trong buổi thảo luận - Các thành viên tích cực: Trâm, Tiến, Luân, Tuấn Anh, Mỹ Linh. - Dùng phương pháp Brainstorming nhóm phân tích được các nguyên nhân và giải pháp. Hình 2.5. Sơ đồ phân tích nguyên nhân đổi chỗ của nhóm 2 Hình 2.6. Các thành viên nhóm hai đang thảo luận GIÁO ÁN BUỔI THỨ HAI (Ngày 12/02/2009) Công việc chính: Quay phim cảnh khám mắt ở bệnh viện ĐKKV Thống Nhất – Đồng Nai của một số học sinh của lớp 11A1, trong đó có cả các bạn Hằng, Trâm, Nam. I. Giới thiệu chung Sau buổi thảo luận lần thứ nhất, các nhóm đã phân tích các ảnh hưởng đến quá trình quan sát bảng của các bạn, những nguyên nhân đưa ra đã được phân tích tuy nhiên chỉ có nguyên nhân về mắt của các bạn này là chưa có cơ sở để kết luận. Chính vì thế, các nhóm đề nghị các bạn này đi khám mắt để có cơ sở phân tích vấn đề. Buổi thứ hai này các bạn sẽ đi khám mắt ở bệnh viện và quá trình cũng như kết quả khám sẽ được quay lại để các nhóm tham khảo. II. Mục tiêu cần đạt được - Quay được các thao tác của quá trình khám mắt của các bạn và những lời khuyên của bác sĩ. - Quay được cảnh thảo luận ở ngoài phòng khám của nhóm học sinh đi khám mắt. III. Chuẩn bị 1. Tổ chức một nhóm học sinh của lớp tham gia cùng Hằng, Trâm, Nam đi khám mắt. 2. Buổi khám mắt của các học sinh lớp 11A1, trường THPT Nguyễn Trãi được tổ chức tại khoa mắt của bệnh viện Thống Nhất – Đồng Nai. Thời gian: 10h ngày 12/02/2009 Thành phần tham dự: Bác sĩ : Nguyễn Thị Bích Phượng Kĩ thuật viên: Lưu Thị Thanh - Cô Nguyễn Thị Thu Thủy, giáo viên dạy Vật lí trường THPT Nguyễn Trãi - Biên Hòa – Đồng Nai làm trưởng đoàn hướng dẫn các học sinh. - Danh sách học sinh tham gia khám mắt. 1. Vũ Tuấn Anh 2. Phạm Anh Dũng 3. Đồng Thị Thu Hằng 4. Kim Hoài Nam 5. Nguyễn Vũ Minh Quyền 6. Giáp Quang Thịnh 7. Đào Thị Minh Thuý 8. Trương Tú Trâm 9. Nguyễn Thị Bảo Trân 10. Đỗ Quốc Việt 3. Sau đây là qui trình của buổi khám mắt cho các học sinh  Cảnh quay trong phòng khám  Học sinh được khám mắt tổng quát qua sự quan sát biểu hiện bên ngoài mắt. Nếu không có biểu hiện gì về bệnh lí, bác sĩ nghi ngờ học sinh bị mắc tật khúc xạ về mắt và cho kiểm tra khúc xạ.  Học sinh được kiểm tra thị lực thông qua việc đọc bảng chữ cái. Nếu đọc trôi chảy bảng chữ cái, mắt được kết luận là bình thường. Còn nếu đọc các chữ nhỏ không được, học sinh được kiểm tra tiếp bằng cách đo mắt bằng khúc xạ kế tự động.  Những học sinh sau khi được kiểm tra bằng khúc xạ kế tự động, đưa kết quả đến bác sĩ để bác sĩ kết luận về tình trạng mắt của mình.  Đối với học sinh đã bị các tật khúc xạ đang phải đeo kính, thì thực hiện đo lại độ khúc xạ của mắt và kính mà học sinh đang đeo còn phù hợp nữa hay không.  Cảnh quay ngoài phòng khám Sau khi có kết quả 10 học sinh ra ngoài thảo luận về tình trạng mắt của mình Sau đây là kết quả của từng em (mỗi HS nói kết quả của mình thông qua cuộc trò chuyện ngoài phòng khám) Thúy: Mình bị cận rồi, hèn gì dạo này ngồi học cứ hay bị nhức mắt, nhìn xa cũng không được rõ lắm. Tuấn Anh: Bác sĩ bảo mình bị cận thị rồi, 5 độ. Trâm: Mắt mình đã bị cận 3 độ, bữa nay lại bị tăng độ. Thịnh (chen ngang): May quá, mắt tui bình thường. Nam: Vậy theo lời khuyên vừa rồi của bác sĩ, Thịnh ráng mà giữ gìn mắt, đừng để bị mắc tật khúc xạ như bọn mình. Oải lắm! Đi đâu cũng phải đeo kính mới nhìn rõ. Mình bị viễn 2 độ. Về phải đi cắt kính đeo thôi. Thịnh: Tật khúc xạ là gì thế nhỉ? Quyền: Thì nãy bác sĩ vừa bảo học sinh bây giờ hay bị mắc các tật khúc xạ, chắc là bị cận, viễn như mấy đứa đeo kính bọn tui nè. Tui không bị tăng độ, vẫn 4 độ. Hằng: Vậy cận thị, viễn thị là gì vậy ta? Mắt mình được bác sĩ kết luận mắt trái cận 1,75 độ, mắt phải cận 2 độ, về phải cắt kính có tiêu chuẩn giống như kết quả này nè. Trân: Ủa, sao kết quả của mấy bạn bị cận lại ghi - 4dp. Dp là gì thế nhỉ? Còn kết quả của Nam lại ghi +2dp? Việt và Dũng: Thì mắt Nam bị viễn còn mắt mấy bạn bị cận mà, vậy mà cũng thắc mắc. Tất cả: cười. Trâm: Môn Vật lí mình cũng sắp được học về phần “Mắt và các dụng cụ quang học” rồi, phải đem vấn đề này về cho các bạn trong lớp cùng tìm hiểu mới được. Cảnh quay kết thúc! Hình 2.7. Một số hình ảnh về buổi khám mắt tại bệnh viện ĐKKV Thống Nhất GIÁO ÁN BUỔI THỨ BA (Ngày 17/03/2009) Công việc ngày 17/03/2009 Cho HS xem đoạn phim quay cảnh khám mắt tại bệnh viện của ba học sinh: Hằng, Trâm, Nam. Các nhóm phân tích vấn đề dựa vào kết luận của bác sĩ về tình trạng mắt của ba học sinh này và đưa ra danh sách các vấn đề cần tìm hiểu. I. Giới thiệu chung 1. Tiêu đề: Sự cố xin đổi vị trí ngồi trong lớp của học sinh lớp 11A1. 2. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thuỷ, giáo viên trường THPT Nguyễn Trãi, Biên Hoà, Đồng Nai. 3. Môn học chính: Vật lí. 4. Các môn học liên quan: Sinh học, Toán học. 5. Lớp 11A1. 6. Các từ khoá: “vị trí ngồi”, “Lớp 11A1”, “học sinh”. 7. Mô tả nhiệm vụ chính của học sinh và tình huống có vấn đề của buổi thứ 3: Từ sự việc xin đổi chỗ của học sinh liên quan đến vấn mắt của các em thì nhân dịp nhà trường tổ chức khám mắt cho học sinh tại bệnh viện Đa khoa khu vực Thống Nhất, Biên Hoà, Đồng Nai. Một số học sinh lớp 11A1 của trường THPT Nguyễn Trãi, Biên Hoà, Đồng Nai cũng đi khám mắt trong dịp này, trong đó có ba em Hằng, Trâm, Nam. Đây là các em xin GVCN cho đổi vị trí chỗ ngồi vì không nhìn rõ bảng. Sau khi khám, bác sĩ kết luận là Hằng, Trâm bị cận thị, Nam bị viễn thị, cần phải cắt kính đeo để khắc phục các tật này. Với kết quả nhận được các em hãy đề xuất những giải pháp khả thi giúp GVCN giải quyết vấn đề của các bạn này. 8. Thời gian thực hiện: 6 tuần (Từ 09/03/2009 đến 18/04/2009) 9. Tài liệu tham khảo - SGK Vật lí 11, sách GV Vật lí 11, sách bài tập vật lí 11- nâng cao… - Tạp chí Vật lí và tuổi trẻ; sách vật lí vui – quyển 2.. - Các trang web: www.vatlysupham.com; www.onthi.com; www.vatlytuoitre.com; www.giaovien.net/thinghiemquanghoc/index.html; www.truongthi.bis.com; II. Mục tiêu cần đạt được 1. Kiến thức - Tìm hiểu về cấu tạo của mắt, các bộ phận quan trọng của mắt giúp tạo ảnh trên võng mạc. - Tìm hiểu về đặc điểm mắt cận thị, mắt viễn thị, nguyên nhân, cách khắc phục. - Tìm hiểu về sự tạo ảnh qua các thấu kính, vẽ được các trường hợp tạo ảnh. 2. Kĩ năng - Hình thành và phát triển kĩ năng làm việc nhóm: thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến… - Kĩ năng phân tích vấn đề theo phương pháp Brainstorming. 3. Thái độ - Tích cực tham gia hoạt động của nhóm. - Xây dựng tình đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ nhau. III. Chi tiết các vấn đề 1. Tình huống có vấn đề. (20 phút) Cho học sinh xem đoạn phim quay cảnh đi khám mắt của một nhóm các học sinh lớp 11A1, trong đó có cả ba bạn xin đổi chỗ.(cảnh quay ngày 12/03/2009) 2. Phân tích vấn đề (10 phút) Đã biết Cần biết Nhà trường tổ chức khám mắt cho học sinh theo chương trình sức khoẻ học đường  Mắt của Hằng nhìn bảng không rõ, nhìn lâu bị nhức mắt. Do đó, Hằng xin đổi chỗ lên trên. Sau khi khám, bác sĩ kết luận Hằng bị  Cấu tạo của mắt.  Mắt bị cận thị là sao? Mắt bị cận thị có đặc điểm gì?  Viễn thị là gì? Viễn thị có di cận thị.  Nam xin chuyển chỗ xuống dưới. Mắt Nam nhìn gần khó. Tại bệnh viện, kĩ thuật viên hỏi Nam là nhà Nam có ai bị cận thị, viễn thị chưa? Sau khi khám, bác sĩ kết luận nam bị viễn thị.  Kĩ thuật viên đã thử kính cho các bạn.  Mắt Thịnh bình thường  Bác sĩ đọc kết quả đo mắt của Nam và Hằng rồi kết luận Nam và Hằng bị mắt tật khúc xạ.  Kết quả đo khúc xạ kế tự động của của Hằng bị cận mắt trái là 1,75 độ, mắt phải là 2 độ; Cả hai mắt của Nam đều bị viễn 2 độ.  Trân phát hiện ra kết quả đo mắt bằng khúc xạ kế tự động của Hằng ghi 2 dp, 1,75 dp còn kết luận của Nam ghi + 2dp. truyền không?  Tại sao Kĩ thuật viên phải thử kính? Thử kính có tác dụng gì?  Mắt bình thường có đặc điểm gì?  Tật khúc xạ là gì?  Độ cận, độ viễn là gì?  Kí hiệu dp là gì? Tại sao mắt bị viễn là + … dp còn mắt bị cận là  … dp?  Tại sao mắt nhìn thấy mọi vật? Ánh sáng đi vào mắt như thế nào? 3. Lập bảng danh sách các vấn đề (10 phút) o Các bạn xin chuyển chỗ là vì khả năng nhìn không tốt. Nam bị viễn thị, Hằng, Trâm bị cận thị. o Tìm hiểu cấu trúc của mắt. o Cận thị, viễn thị là gì? o Tại sao bác sĩ yêu cầu các bạn này về cắt kính để đeo. Đeo kính tại sao lại khắc phục được các tật này? 4. Hệ thống câu hỏi định hướng (5 phút) o Chúng ta nhìn mọi vật xung quanh ta như thế nào? o Tại sao con mắt thì nhỏ bé mà lại nhìn được những vật to hơn nó rất nhiều lần? o Các bạn trong lớp bị mắc tật cận thị, viễn thị và bác sĩ yêu cầu các bạn này về cắt kính để đeo. Tại sao phải làm như thế? o Đường đi của ánh sáng qua mắt thế nào? IV. Tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Đối với mỗi nhóm Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. - Sử dụng phương pháp Brainstorming cho mỗi nhóm. - Mỗi thành viên trong nhóm chuẩn bị một tờ giấy. Sau khi đã thống nhất về vấn đề, mỗi thành viên tự tìm một giải pháp cho riêng mình rồi viết ra các giải pháp suy nghĩ được ra giấy. - Thời gian làm việc độc lập của mỗi cá nhân trong 15 phút, sau đó mỗi cá nhân sẽ tập hợp ý kiến với các thành viên khác trong nhóm, để đưa ra một giải pháp chung nhất, thuyết phục nhất. 2. Đối với lớp - Mỗi nhóm sau khi đã thống nhất các giải pháp thì đem giải pháp này ra bàn luận với các nhóm khác để được góp ý, bổ sung cho hoàn thiện hơn. - Sau khi mỗi nhóm đã thống nhất giải pháp của mình và được đồng tình của các nhóm, mỗi nhóm sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm để tìm hiểu vấn đề kĩ lưỡng hơn, chứng minh một cách thuyết phục nhất cho các giải pháp của mình. - Nhóm trưởng tập hợp các ý kiến của mỗi thành viên trong nhóm, cả nhóm thảo luận để đưa ra giải pháp khả thi và giao nhiệm vụ tìm hiểu , chứng minh giải pháp lựa chọn cho nhóm của mình. Giải pháp Những điều cần tìm hiểu Ghi chú Không phải đổi chỗ, yêu cầu học sinh đeo kính. Đổi chỗ và yêu cầu học sinh đeo kính. - Thấu kính mà mắt cận thị và viễn thị phải đeo có gì khác nhau? - Cấu tạo mắt. - Mắt bị cận thị và viễn thị có yếu tố di truyền không? - Sự tạo ảnh qua thấu kính là sự khúc xạ. - Vẽ hình và giải bài toán mà giáo viên đưa ra ở phần hướng dẫn. - Đổi chỗ để mắt học sinh không phải điều tiết nhiều, tránh ảnh hưởng sau này. - Thay đổi cường độ ánh sáng trong lớp học để giúp các bạn nhìn rõ hơn Tên gọi của các loại thấu kính 3. Đối với giáo viên: - Đi theo sát học sinh trong quá trình các em thảo luận, đóng góp những ý kiến cần thiết, kịp thời. - Khuyến khích sự tham gia của các nhóm thành viên cũng như những học sinh thụ động. - Kết hợp quan sát và đánh giá thành viên. - Giáo viên nhận xét, góp ý về giải pháp tối ưu mà mỗi nhóm lựa chọn. ---- o O o ---- KẾT QUẢ BUỔI THẢO LUẬN  Kết quả đạt được - Học sinh biết cách đặt câu hỏi để thảo luận, làm việc nhóm. - Biết cách khai triển các vấn đề từ sơ đồ xây dựng được. - Cuối buổi thảo luận, các nhóm đều rút ra kết luận chung là phải tìm hiểu về các vấn đề: mắt, tật cận thị, tật viễn thị, tại sao lại phải đeo thấu kính khắc phục? Thấu kính, hệ thấu kính, đường truyền tia sáng qua các hệ này… - Nhóm trưởng giao nhiệm vụ tìm hiểu các vấn đề cụ thể cho cac thành viên trong nhóm. Kết quả thảo luận cá nhân sẽ được tập hợp vào buổi thảo luận sáng ngày thứ ba (21/03/2009) và buổi thảo luận chung của các nhóm sẽ diễn ra vào chiều ngày thứ ba (24/03/2009). - Sau cuộc thảo buổi chiều, GV sẽ cùng các nhóm tổng kết lại các kiến thức đã tìm hiểu và giao hệ thống bài tập về phần Mắt – thấu kính. Kiến thức thu thập được + Cấu tạo mắt: được cấu tạo từ các bộ phận trong suốt, đóng vai trò giống như thấu kính. + Mắt cận thị: chỉ có khả năng nhìn gần. + Mắt viễn thị: không có khả năng nhìn gần.  Một ví dụ về kết quả của nhóm 1 Từ vấn đề đặt ra, mỗi thành viên trong nhóm đã đặt ra các câu hỏi thắc mắc để hình thành những cơ sở giải quyết vấn đề. Dựa vào các câu hỏi để định hướng tiến trình tìm hiểu. Các câu hỏi được sắp đặt theo logic: Mắt có cấu tạo như thế nào? Bộ phận nào quan trọng nhất giúp mắt nhìn được ảnh của vật? Tại sao mắt người nhỏ như thế lại nhìn được những vật có kích thước lớn? Cận thị, viễn thị là gì? Tại sao mắt cận lại có khả năng nhìn gần, còn mắt viễn lại nhìn xa? Cách khắc phục các tật này như thế nào? Khi mắc các tật này có thể chữa cho mắt hết bị tật không? Tại sao mắt người cận, người viễn phải đeo kính. Liệu đeo kính có giúp mắt trở về trạng thái bình thường được không? dp là gì? Tại sao bạn Hằng bị cận trên giấy lại ghi – 1,75dp và -2dp còn mắt bạn Nam bị viễn thì trên giấy lại ghi +2dp và +2dp? Kính đeo có cấu tạo như thế nào mà những người cận thị hoặc viễn thị lại nhìn rõ được vật? Dựa vào câu hỏi định hướng, nhóm phân công các nhiệm vụ cá nhân. Hình 2.8. Nhóm 2 đang thảo luận vấn đề và phân công nhiệm vụ. Hình 2.9. Học sinh xem đoạn phim về cảnh khám mắt ở bệnh viện Thống Nhất. GIÁO ÁN BUỔI THỨ TƯ (Ngày 24/03/2009) Công việc ngày 24/03/2009 - Thảo luận giữa các nhóm học sinh trong lớp. Các nhóm sẽ trình bày những kiến thức thu thập được trong hai tuần tìm hiểu. - Giáo viên nhận xét, góp ý về buổi thảo luận và những kiến thức mà học sinh thu thập được. - Giáo viên giao bài tập cho các nhóm. I. Mục tiêu giáo dục cần đạt được 1. Kiến thức  Môn học chính - Trình bày các loại thấu kính, các đặc trưng của những loại thấu kính này. Vận dụng kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng để vẽ đường truyền của tia sáng qua thấu kính cũng như hệ thấu kính. - Xây dựng các công thức liên quan đến thấu kính, hệ thấu kính. - Mô tả được cấu tạo của mắt. Đặc điểm mắt cận thị, mắt viễn thị và mắt người bình thường. Cách khắc phục các tật của mắt. - Giải được hệ thống bài tập về mắt và thấu kính giáo viên giao.  Môn Sinh học - Cấu tạo và hoạt động sinh lí của mắt. - Giữ gìn vệ sinh mắt.  Môn Hình học - Dựng ảnh của vật qua thấu kính và hệ thấu kính. - Vận dụng kiến thức hình học (sự đồng dạng của tam giác) để xây dựng các công thức liên quan. 2. Kĩ năng  Môn học chính - Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí ảnh, kĩ năng giải các bài tập phần “Thấu kính và mắt”. - Bước đầu tìm hiểu và làm được một số thí nghiệm biểu diễn về thấu kính.  Môn sinh học - Biết khả năng điều tiết của mắt để có chế độ học tập và làm việc hợp lí.  Môn hình học - Rèn luyện kĩ năng dựng hình, áp dụng kiến thức hình học vào việc chứng minh một số công thức.  Đưa ra giải pháp giúp GVCN giải quyết vấn đề của ba bạn: Hằng, Trâm, Nam. 3. Thái độ - Giúp học sinh có niềm vui thích khi chủ động tham gia các hoạt động nghiên cứu. - Hình thành kĩ năng ứng xử giữa các nhóm khi phản hồi thông tin. - Có tinh thần tương trợ và cởi mở trong giao tiếp, làm việc nhóm. II. Tổ chức hoạt động của giáo viên và nhóm học sinh 1. Hoạt động của các nhóm báo cáo - Các nhóm ngồi theo vị trí sắp xếp trong lớp. - Mỗi nhóm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLPPDH034.pdf
Tài liệu liên quan