Luận văn Phương pháp mô hình thủy lực mô phỏng quá trình thủy động lực học trên hệ thống sông Trà Lý

MỞ ĐẦU 6

I. Tính cấp thiết của đề tài 6

II. Mục đích nghiên cứu 9

III. Phạm vi nghiên cứu 9

IV. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 11

1.1 TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC NGHIÊN CỨU 11

1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 11

1.1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn 17

1.2 HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 35

1.2.1 Hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình 35

1.2.2 Xu thế biến đổi các quá trình tự nhiên và xu thế phát triển kinh tế xã hội 41

1.3 QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ 46

1.3.1 Quan điểm quy hoạch 46

1.3.2 Mục tiêu quy hoạch 46

1.3.3 Các chỉ tiêu tính toán thiết kế phòng chống lũ 47

1.3.4 Mức đảm bảo phòng chống lũ tuyến sông 47

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN LŨ THIẾT KẾ CHO SÔNG TRÀ LÝ 51

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH MIKE 11 51

2.2 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN THỦY LỰC CHO HỆ THỐNG SÔNG TRÀ LÝ 56

2.2.1 Phạm vi nghiên cứu của mô hình thủy lực 56

2.2.2 Biên tính toán mô hình thủy lực 57

2.2.3 Tài liệu địa hình mạng lưới sông 58

2.2.4 Tài liệu thuỷ văn. 59

2.2.5 Tính toán mô phỏng thủy lực hệ thống sông 60

2.3 TÍNH TOÁN LŨ THIẾT KẾ TUYẾN SÔNG TRÀ LÝ 67

2.3.1 Tính toán biên mạng thủy lực hệ thống sông 67

2.3.2 Nội dung các trường hợp tính toán lũ thiết kế. 70

2.3.3 Kết quả tính toán thủy lực mạng sông 71

2.3.4 Lựa chọn phương án lũ thiết kế cho sông Trà Lý 74

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG ÁN THOÁT LŨ CHO TUYẾN SÔNG TRÀ LÝ 76

3.1 TIÊU CHÍ TÍNH TOÁN HÀNH LANG THOÁT LŨ 76

3.1.1 Tiêu chí kỹ thuật 76

3.1.2 Tiêu chí về kinh tế xã hội 76

3.2 TÍNH TOÁN THỦY LỰC DÒNG CHẢY LŨ SỬ DỤNG CÁC BỐI BÃI ỨNG VỚI LŨ THIẾT KẾ 77

3.2.1 Phương pháp tính toán thủy lực dòng chảy lũ thiết kế sông Trà Lý 77

3.2.2 Vị trí các bối dọc sông Trà Lý 79

3.3 TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN PHỤC VỤ QUY HOẠCH TUYẾN THOÁT LŨ CHO SÔNG TRÀ LÝ 82

3.3.1 Các phương án tuyến thoát lũ 83

3.3.2 Kết quả tính toán thủy lực tuyến thoát lũ 83

3.3.3 Phân tích kết quả 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

 

 

 

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp mô hình thủy lực mô phỏng quá trình thủy động lực học trên hệ thống sông Trà Lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước dâng do biến đổi khí hậu. Bảng 10. So sánh các giá trị mực nước max, trung bình, min giữa hai thời kỳ trước và sau khi có các hồ chứa lớn Trạm Sông Thời kỳ Mực nước(cm) Max Min Trung bình Quyết Chiến Trà Lý Trung bình (60-87) 441 -27 137 Trung bình (88-08) 434 -14 131 Chênh lệch -7 13 -6 Thái Bình Trà Lý Trung bình (60-87) 301 -63 81 Trung bình (88-08) 303 -54 82 Chênh lệch 2 9 1 Định Cư Trà Lý Trung bình (60-87) 203 -107 18 Trung bình (88-08) 204 -110 25 Chênh lệch 1 -3 7 *Chế độ thủy triều Ở vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật triều, có độ lớn thuỷ triều trong một ngày thuộc loại lớn nhất nước ta. Một ngày có một đỉnh triều và một chân triều (ΔH max đạt tới 3,5 - 4,0m). Thời gian triều nên khoảng 11 giờ và triều xuống khoảng 13 giờ. Độ lớn thuỷ triều là chênh lệch mực nước đỉnh triều và chân triều. Cứ khoảng 15 ngày có một kỳ nước cường (độ lớn thuỷ triều lớn) và một kỳ nước ròng (hay còn gọi là nước lửng, là khi độ lớn thuỷ triều bé). Vào kỳ triều cường, dòng chảy sông Hồng ở vùng hạ lưu bị ảnh hưởng thuỷ triều vịnh Bắc Bộ, mùa kiệt ảnh hưởng nhiều hơn mùa lũ. Sóng đỉnh triều mùa cạn vào sâu trong nội địa 150km, và trong mùa lũ ảnh hưởng vào 50 - 100km. Mực nước triều bình quân từ Tháng IX đến tháng XII, thường cao nhất vào đầu mùa khô, nhất là tháng X như ở Hòn Dấu là + 36cm và tháng I đến tháng IV, thấp nhất vào cuối mùa khô ( tháng III) là +7cm. Độ lớn thuỷ triều kỳ triều có chênh lệch lớn nhất vào tháng XII và nhỏ nhất vào tháng III, tháng IV. Chênh lệch triều lớn nhất là 3,94m xảy ra vào ngày 23/XI/1968. Mực nước biển cao nhất ở Hòn Dấu xảy ra vào ngày 22/X/1955 là 2,54m do bão biển gây nên và mực nước thấp nhất là -1,74m ngày 21/XI/1964. Ứng với chu kỳ biến đổi của xích vĩ mặt trăng, khoảng 16,61 năm lại có một thời kỳ triều mạnh nhất và một thời kỳ vài năm triều yếu nhất, như thời kỳ triều mạnh đã xảy ra vào các năm 1948 - 1952 và 1967 - 1971 vào thời kỳ triều yếu xảy ra khoảng các năm 1938 - 1942, 1957 - 1961. Biến đổi mực nước của mực nước cao nhất hàng tháng mùa cạn là 0,5 - 1,0m, của mực nước thấp nhất hàng tháng mùa cạn là 0,3 - 0,5m ở Hòn Dấu. Đặc điểm mực nước ở trạm Hòn Dấu thời đoạn 1938 - 1945 và 1950 - 1990: - Mực nước bình quân nhiều năm: 0,17m. - Độ lớn thuỷ triều cường lớn nhất 3,94m. Mực nước cao nhất trung bình nhiều năm tại Hòn Dấu đạt cao nhất vào tháng XII và thấp nhất vào tháng III. Mực nước triều cao nhất tuyệt đối vào các tháng có lũ lớn trên sông Hồng đạt 2,0m tháng VII/2005, 1,93m tháng VIII/1973 khi có ảnh hưởng do Bão và áp thấp đổ bộ vào vùng biển. c. Tính toán chiều cao nước dâng *Vùng bị tác động của nước dâng Kết quả nghiên cứu về nước dâng cho thấy - Dải bờ biển thuộc Quảng Ninh: Vùng này có nhiều cửa sông, nghèo phù sa, không phải vùng bồi tụ. Vùng này được phát triển trên nền kiến tạo chìm bãi biển khá rông. Do yếu tố địa hình nên nước dâng không lớn như ở nơi khác. - Vùng ven biển thuộc châu thổ sông Hồng có bãi triều rộng, bờ thoải không bị che chắn nên bị tác động mạnh của nước dâng. *Tính toán trị số nước dâng Kết quả tính toán trị số nước dâng như sau: Bảng 11. Chiều cao nước dâng vùng bờ biển từ Cửa Ông tới Cửa Vạn theo số trận xuất hiện STT Vĩ tuyến Đoạn bờ Chiều cao nước dâng (m) 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 >2,5 1 Bắc 21oN Phí Bắc ÷ Cửa Ông 50 38 5 6 2 0 2 21oN ÷20oN Cửa Ông ÷Cửa Đáy 35 38 17 8 3 0 3 21oN ÷19oN Cửa Đáy ÷ Cửa Vạn 41 34 15 9 1 1 Tính chuyển từ tần suất nước dâng ra trị số nước dâng - Tính giá trị trung bình của nước dâng Htb=1/n∑Hi x fi = 1,28 m -Tính hệ số Cv Cv = √(∑(Hj-Htb) x fi)/(n-1) = 0,41 - Tần suất nước dâng: P=20% Cs=Cv H20% = 1,18 m d. Tính toán mực nước max các của sông. Trên cơ sở triều max năm và tháng 8 tại 9 cửa sông từ năm 1950 đến 2008. Mực nước lớn nhất theo tần suất tại các cửa sông như sau: Bảng 12. Mực nước lớn nhất tại các trạm theo tần suất STT Trạm Hmax (tb) Cv Cs Hp(m) H max Năm (m) 1 2 5 10 (m) 1 Cửa Cấm 1.92 0.05 0.528 2.45 2.38 2.27 2.18 2.37 2005 2 Cao Kênh 1.98 0.058 1.92 2.76 2.61 2.41 2.27 2.94 2007 3 Kiến An 1.85 0.06 0.688 2.49 2.39 2.25 2.13 2.45 2005 4 Quang Phục 2.02 0.09 0.475 2.77 2.67 2.52 2.4 2.76 1971 5 Trung Trang 2.28 0.09 0.18 3.01 2.92 2.79 2.67 2.79 1971 6 Đông Xuyên 1.96 0.09 0.849 2.82 2.68 2.48 2.32 2.72 1996 7 Hòn Dấu 1.87 0.051 -0.31 2.27 2.23 2.16 2.1 2.32 2005 e. Tính toán mực nước triều thiết kế tại các của sông Tần suất mực nước triều thiên văn lớn nhất không kể tới ảnh hưởng của nước dâng do bão vào tháng VIII tại các cửa sông đã được tính toán dựa trên số liệu tính toán truyền triều vào các cửa sông từ năm 1950-2008. Bảng 13. Tần suất mực nước triều thiên văn lớn nhất vào tháng VIII tại các cửa sông STT Trạm Thời kỳ H tb Cv Cs Hp(m) tính (m) 1 2 5 10 20 1 Đá Bạch 1950-2008 1,66 0,113 -0,2 2,06 2,02 1,95 1,89 1,81 2 Lạch Tray 1950-2008 1,64 0,114 -0,21 2,04 2,00 1,93 1,87 1,80 3 Cửa Văn Úc 1950-2008 1,62 0,113 -0,21 2,02 1,97 1,91 1,85 1,77 4 Cửa Thái Bình 1950-2008 1,60 0,113 -0,22 1,99 1,95 1,89 1,83 1,75 5 Cửa Trà Lý 1950-2008 1,58 0,111 -0,23 1,95 1,91 1,85 1,79 1,73 6 Cửa sông Hồng 1950-2008 1,51 0,112 -0,25 1,87 1,83 1,77 1,72 1,65 7 Cửa Ninh Cơ 1950-2008 1,45 0,107 -0,2 1,79 1,75 1,70 1,65 1,59 8 Cửa Đáy 1950-2008 1,45 0,107 -0,21 1,78 1,75 1,69 1,64 1,58 Tần suất mực triều lớn nhất thiết kế tại các cửa sông P=5% vào tháng VIII đã được hiệu chỉnh theo số liệu tính mực nước dâng do bảo với P=20% là 1,18 m. Kết quả tính toán như sau: Bảng 14. Mực nước triều thiết kế P=5% vào tháng VIII tại các cửa có xét tới nước biển dâng do bão với P=20% Đặc trưng Đá Bạch Lạch Tray Cửa Văn Úc Cửa Thái Bình Cửa Trà Lý Cửa sông Hồng Cửa Ninh Cơ Cửa Đáy Hp5% (VIII) (m) 1,95 1,93 1,91 1,89 1,85 1,77 1,7 1,69 Hp5% (VIII)+H Dâng 20% do bão (m) 3,13 3,11 3,09 3,07 3,03 2,95 2,88 2,87 1.2 HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1.2.1 Hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình a. Dân số Tỉnh Thái Bình được chia thành 8 đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện và thành phố Thái Bình. Trong tỉnh Thái Bình có 268 xã, phường, thị trấn và Thành phố Thái Bình là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của cả tỉnh. Theo thống kê, tính đến năm 2009 dân số Thái Bình là 1.784.504 người. Mật độ dân cư tập trung không đồng đều trong khu vực, mật độ dân cư ở thành thị có mật độ cao nhất 4.212 người/km2, thấp nhất là huyện Tiền Hải 922 người/km2. Mật độ dân cư trung bình toàn tỉnh là 1.154 người/km2. Bảng 15. Hiện trạng dân số 2009 của tỉnh Thái Bình TT Huyện, quận Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ (người/km2) 1 Thành phố Thái Bình 43,55 183.430 4.212 2 Quỳnh Phụ 209,61 232.509 1.109 3 Hưng Hà 200,42 247.222 1.234 4 Đông Hưng 198,4 233.844 1.179 5 Thái Thụy 256,62 247.657 965 6 Tiền Hải 226,04 208.444 922 7 Kiến Xương 213,07 212.420 997 8 Vũ Thư 198,83 218.978 1.101 Tổng 1546,54 1.784.504 1.1719 Thái Bình là một trong những tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất cả nước. Theo nguồn Cục thống kê tỉnh Thái Bình, cơ cấu dân số Thành thị/Nông thôn năm 2005 là 7,35/92,65; năm 2007 là 7,39/92,61; năm 2008 là 9,24/90,76 và năm 2009 là 9,85/90,15. Năm 2008 có sự dịch chuyển đột biến tỷ lệ trên là do năm 2008 Thị trấn Hưng Nhân và An Bài chuyển sang đô thị loại 5, xã Hoàng Diệu chuyển thành phường Hoàng Diệu trực thuộc Thành phố. b. Quá trình phát triển kinh tế *Nền kinh tế chung Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP, theo giá 1994) năm 2009 tăng khoảng 12,3% so với năm 2008, năm 2010 ước tăng khoảng 14% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến đạt 12,04%/năm, cao hơn bình quân giai đoạn 2001 - 2005 (7,24%), thấp hơn 0,5% so với mục tiêu Quy hoạch năm 2006. Khu vực nông lâm thủy sản đạt bình quân 4,3%/năm, công nghiệp xây dựng đạt 23,9%/năm, khu vực dịch vụ tăng 12,8%/năm. Giai đoạn 2006-2010, ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp khoảng 6,29%, ngành dịch vụ 3,94%, ngành nông nghiệp là 1,81% vào tăng trưởng kinh tế. Bảng 16. Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng chung Chỉ tiêu TH năm 2005 UTH năm 2009 KH năm 2010 Tốc độ tăng trưởng(%) Đóng góp vào GDP (%) 2006-2009 2006-2010 2006-2009 2006-2010 GDP (tỷ đồng) 6.464 10.016 11.414 11,57 12,04 11,57 12,04 - Nông lâm TS 3.146 3.733 3.891 4,37 4,3 1,91 1,81 - Công nghiệp - XD 1.351 3.109 3.937 23,17 23,9 5,73 6,29 - Dịch vụ 1.967 3.174 3.586 12,71 12,8 3,93 3,94 Bình quân GDP trên đầu người (giá hiện hành), năm 2005 là 6,09 triệu đồng (386 USD), đến năm 2009 đạt 13,08 triệu đồng (755 USD); năm 2010 đạt 15,8 triệu đồng (850 USD) gấp 2,7 lần so với năm 2005 đạt 72% so với mức bình quân chung của cả nước, cao hơn mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII. *Hiện trạng và phương hướng phát triển các ngành kinh tế chính - Nông nghiệp: Tính đến năm 2009, tổng diện tích tự nhiên là 156740.49 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 108137.77 ha chiếm 68.99%, diện tích đất phi nông nghiệp là 46105.23 ha chiếm 29.41%, diện tích đất chưa sử dụng là 2497.49 ha chiếm 1.6%. Mặc dù, thời gian qua do chịu ảnh hưởng của thiên tai thời tiết, dịch bệnh cộng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng sản xuất nông nghiệp giành thắng lợi toàn diện với tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn định; nhiều lĩnh vực đạt và vượt mục tiêu quy hoạch, giữ vững an ninh lương thực trong tỉnh và góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia. Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2010 (theo giá cố định năm 1994) đạt 65.295 tỷ đồng. Bảng 17. Kết quả sản xuất phát triển ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2006 - 2010 TT Chỉ tiêu 2006 2008 2009 2010 Nhịp tăng (%) 2009/ 2008 2006-2009 2006-2010 I Tổng giá trị sản xuất NLTS (giá cố định) 4.825,4 5.506,6 5.824 6.100 5,76 4,81 4,80 1 GTSX ngành nông nghiệp 4.359,3 4.877,2 5.110 5.295 4,77 4,05 3,97 2 GTSX ngành lâm nghiệp 11,9 10,3 10,8 11 4,85 -2,40 -1,56 3 GTSX ngành thuỷ sản 454,2 619 704 781 13,73 11,58 11,45 II Tổng giá trị sxuất NLTS (giá thực tế) 7.125,51 11.890,35 1 GTSX ngành nông nghiệp 6.264,88 10.311,73 2 GTSX ngành lâm nghiệp 12,2 18,32 3 GTSX ngành thuỷ sản 848,44 1.560,31 - Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 64,56% năm 2005 xuống còn 60,51% năm 2010; chăn nuôi từ 32,13% năm 2005 tăng lên 36,44% năm 2010. - Sản xuất thủy sản: Thủy sản phát triển mạnh cả về nuôi trồng, khai thác và chế biến. Năm 2010 giá trị sản xuất thủy sản đạt 781,2 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 11,5%/năm, vượt mục tiêu đề ra (+11%/năm) và cao hơn 0,7%/năm so với bình quân giai đoạn trước (10,8%/năm). Sản lượng thuỷ sản năm 2010 đạt 110.000 tấn, tăng 31% so với mục tiêu (84.000 tấn); trong đó, sản lượng nuôi trồng 66.456 tấn, tăng 26% (52.700 tấn), sản lượng khai thác 43.544 tấn, tăng 30,7% (33.300 tấn). Đã hình thành được 16 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung với tổng diện tích 923 ha. Năng lực khai thác thủy sản được nâng cao cả về số lượng tàu thuyền và tổng công suất. Đến nay tổng số tàu thuyền khai thác là 1.572 chiếc, tăng 20,2% so với năm 2006; tổng công suất là 54.635 CV, tăng 39,4%. Đội tàu tầm trung và xa bờ được chuyển đổi về số lượng và nâng cao công suất để tập trung khai thác sản phẩm có giá trị kinh tế; số lượng tàu khai thác ven bờ giảm dần, nhằm bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản và cân bằng sinh thái biển. - Ngành công nghiệp: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng năm 2009 bình quân tăng 21,5%, giảm 4,3% so với mục tiêu quy hoạch là 25,8%, năm 2010 đạt khoảng 26,6%. Tuy chưa đạt mục tiêu quy hoạch đề ra, một mặt do tác động trực tiếp của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và do những biến động của thị trường không thuận, nhưng các khu vực sản xuất công nghiệp đều tăng trưởng, đặc biệt khu vực ngoài quốc doanh tăng 26,5%/năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 52,8%/năm. - Sau 4 năm thực hiện quy hoạch, sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng bình quân giai đoạn 2006-2010 ước đạt 24,1%/năm, thấp hơn so với Quy hoạch 2006 (Quy hoạch năm 2006 là 27%), tuy nhiên vẫn cao hơn 6,7%/năm so với giai đoạn 2001-2005 (17,24%/năm). Cụ thể diễn biến qua các năm như sau: 2006 tăng 22,4%, 2007 tăng 25%, 2008 tăng 24,1%, năm 2009 tăng 21,2%, năm 2010 tăng 26,7%. - Lâm nghiệp: Tỷ trọng GTSX ngành lâm nghiệp trong cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nhỏ, chỉ chiếm 0,15%. Năm 2010 đạt 10 tỷ đồng và bình quân 2006-2010 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giảm 3,4%. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình trồng 5 triệu ha rừng và phong trào trồng cây phân tán, đến hết năm 2010 trồng được 8.000 ha rừng phòng hộ ven biển (mục tiêu Đại hội là 8.500 ha) và 2.000 ha (diện tích quy đổi) cây lâm nghiệp nội đồng cùng với gần 7 triệu cây phân tán nội đồng (khoảng 500 ha quy đổi), đã góp phần quan trọng bảo vệ an toàn các tuyến đê sông và đê biển trong phòng chống lụt bão. - Xây dựng nông thôn mới: Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, gắn với bảo vệ bản sắc văn hóa và vệ sinh môi trường. Đời sống văn hóa tinh thần của nông dân từng bước được nâng cao với 100% số xã có đủ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; 100% xã có nhà văn hóa, trạm y tế, trường học... Tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả, đặc biệt trong các khâu: làm đất, tưới tiêu nước, ra hạt, xay xát... do vậy đã tiết kiệm được chi phí, thời gian và thời vụ sản xuất, từng bước giải quyết được vấn đề việc làm và tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông dân. c. Hiện trạng dân sinh trong vùng Phạm vi vùng bảo vệ là toàn bộ diện tích đất đai và các cơ sở hạ tầng, dân cư gồm 7 huyện, thành phố Thái Bình có diện tích 133.693 ha, gồm 2 vùng chính sau : Vùng 1: Vùng Nam Thái Bình: Gồm toàn bộ huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và 1 phần thành phố Thái Bình có diện tích 66.697 ha. Vùng 2: Vùng Bắc Thái Bình: Gồm các toàn bộ huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Thái Thụy, Quỳnh Phụ và 1 phần thành phố Thái Bình có diện tích 66.995 ha. Bảng 18. Dân số năm 2009 phân theo vùng bảo vệ Vùng Tên vùng bảo vệ Diện tích tự nhiên (km2) Dân số 2009 (người) 1 Nam Thái Bình 667 762.129 2 Bắc Thái Bình 880 1.022.375 Tổng 1547 1.784.504 d. Tình hình mưa lũ gâp ngập úng *Giai đoạn trước năm 1996 Giai đoạn từ trước năm 1996 có một số trận lũ lớn đã xảy ra vào các năm 1969, 1971, 1986. Trong các trận lũ này, nước từ thượng nguồn sông Hồng chảy về kết hợp với mưa lớn nội đồng đã làm cho mực nước sông dâng cao, gây tràn, vỡ một số tuyến đê bối, làm ngập lụt một số nhà dân và gây ngập một số diện tích đất canh tác lúa, hoa màu, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. * Giai đoạn từ năm 1996 Trong giai đoạn này, do có sự tham gia điều tiết lũ của các hồ chứa thượng nguồn, lượng lũ về giảm, nên mực nước lú hàng năm trên sông Trà Lý không lớn. Mặt khác, trong những năm gần đây, do các đê bối đã được củng cố nâng cấp có khả năng ngăn được nước lũ ứng với mực nước báo động cấp 2, cấp 3; các khu dân cư trong vùng bối đã được di dời vào phía trong đê chính, nên không có trận lũ nào lớn ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế - xà hội của nhân dân dọc theo tuyến sông. Lũ tháng 08 năm 1996 gây vỡ và tràn một số đê bối: bối Trà Giang, bối Hồng Thái. 1.2.2 Xu thế biến đổi các quá trình tự nhiên và xu thế phát triển kinh tế xã hội a. Xu thế biến đổi của các quá trình tự nhiên *Biến đổi khí hậu Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy biến đổi khí hậu ở Việt Nam, về cơ bản phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra trên toàn cầu cũng như trong khu vực. Dưới tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam có một số biểu hiện chủ yếu sau: 1. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10C mỗi thập kỷ, nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1- 0,30C mỗi thập kỷ. Về mùa đông nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa và tăng lên trong các tháng cuối mùa. 2. Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ. Tuy vậy, có thể thấy trên phần lớn lãnh thổ lượng mưa mùa giảm đi trong tháng 7,8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11. Mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. 3. Trong 5 thập kỷ gần đây hiện tượng ENSO ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu trên nhiều khu vực của Việt Nam. Với những tác động trên, vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ chịu tác động: nhiệt độ tăng lên 0,30C vào năm 2010; lên 1,10C vào năm 2050; lên 1,50C vào năm 2070 đồng thời lượng mưa mùa mưa tăng lên 0 ÷ +5%. *Biến đổi dòng chảy lũ Dưới tác động của biến đổi khí hậu đã dẫn đến một số thay đổi làm tăng lượng mưa vào mùa mưa, cường độ mưa quá lớn ảnh hưởng đến quá trình điều tiết hồ chứa, gây lũ lụt và đe dạo an toàn cho vùng hạ du, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng. Bảng 19. Biến đổi dòng chảy trên sông Hồng tại Sơn Tây năm 2070. Trường hợp Dòng chảy năm m3/s Dòng chảy kiệt m3/s Lưu lượng đỉnh lũ m3/s Hiện nay Năm 2070 Mức biến đổi % Hiện nay Năm 2070 Mức biến đổi % Hiện nay Năm 2070 Mức biến đổi % Trường hợp 1 3766 3985 +5,8 560 502 - 10,3 37.800 42.300 +12,0 Trường hợp 2 3267 - 13,0 489 - 12,6 42.500 + 15,0 Trường hợp 3 3019 - 19,0 479 -14,5 37.000 - 5,0 Từ kết quả trên, cho thấy do lượng mưa ngày tăng lên từ 12 – 15%, lưu lượng đỉnh lũ tăng lên đáng kể và chu kỳ tái diễn cũng giảm đi. Với đỉnh lũ trước đây tương ứng chu kỳ tái diễn 100 năm thì nay còn 20 năm và đỉnh lũ trước đây tương ứng chu kỳ tái diễn 20 năm thì nay còn 5 năm tức là tần suất xuất hiện lũ sẽ lớn hơn. *Xu thế gia tăng dân số và cường độ bão Biến đổi khí hậu dẫn đến một số thay đổi một vài tính chất của bão và mùa bão: mùa bão có xu hướng chậm hơn, xảy ra nhiều hơn trên các vĩ độ thấp và đặc biệt là cường độ bão thất thường hơn. *Xu thế gia tăng mực nước biển Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy, dưới tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển đang có xu hướng dâng cao. Cụ thể ở Việt Nam đến năm 2020 nước biển dâng cao 12cm , 30cm vào năm 2050 và 74cm vào năm 2100. Với mực nước biển tăng 74cm sẽ ảnh hưởng đến khoảng 10,8% dân số Việt Nam, hơn 10% đất đô thị và 7% đất nông nghiệp bị ngập nước, làm giảm trên 10% GDP. Trong đó khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề nhất. *Xu thế diễn biến tuyến thoát lũ sông Trà Lý Hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra sự biến động và vận động trái quy luật của các quá trình tự nhiên như mưa, lũ, bão, nước biển dâng caovừa gây bồi lắng cửa sông và cũng đồng thời cũng gây xói mòn, sạt lở bờ sông, bờ biển dẫn đến có đoạn sông chết tác dụng điều tiết dòng chảy kém (sông Mía, sông Thái Bình đoạn Hải Phòng) nhưng cũng có sông lại quá tải về lưu lượng (sông Mới, Văn Úc). Sông Trà Lý có xu thế gia tăng lượng nước về mùa lũ làm gia tăng nguy cơ mất ổn định đê, đe dọa an toàn dân sinh, kinh tế xã hội. b. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 *Dự báo gia tăng dân số, vấn đề di cư vào các vùng đô thị Trong những năm gần đây, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh Thái Bình có xu hướng giảm nhẹ, duy trì ổn định ở mức 0,8%. Dự tính dân số năm 2010 khoảng 1.785.002 người. Bảng 20. Tỷ lệ di dân của tỉnh. ĐVT: Người Năm Ngoại tỉnh Nội tỉnh 2007 23.559 1.465 2008 22.170 1.848 2009 23.377 1.735 2010 24.098 2.000 Với đặc thù của tỉnh Thái Bình là mật độ dân số khá lớn, tỷ lệ dân số sống ở nông thôn lớn, bên cạnh đó ngành công nghiệp của tỉnh chưa phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng và mức sống tương đối thấp. Đó là các nguyên nhân cơ bản giải thích tỷ lệ đô thị hóa thấp của tỉnh Tỷ lệ di cư của tỉnh là không lớn và tăng chậm qua các năm, trong đó chủ yếu là di cư ngoại tỉnh, di cư nội tỉnh, đặc biệt từ nông thôn ra thành thị. *Công nghiệp Thời gian tới, công nghiệp tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục phát triển. Tốc độ phát triển công nghiệp năm 2010 dự kiến là 27,5 % (năm 2009 là 22%). Mỗi năm sẽ có thêm nhiều dự án mới đầu tư vào Thái Bình. Trước mắt là Trung tâm điện lực Thái Bình, một dự án lớn, đang được triển khai. Khi dự án này đi vào hoạt động và đạt công suất thiết kế thì mỗi nãm sẽ tiêu thụ trên 5,5 triệu tấn than, và sẽ thải ra một lượng lớn chất thải rắn và khí thải. Các mỏ khí ở Vịnh Bắc Bộ đang được khoan thẩm lượng. Một vài nãm tới sẽ được khai thác dẫn vào KCN Tiền Hải tạo điều kiện cho KCN này phát triển với quy mô lớn hơn nhiều so với hiện nay. Tài nguyên Than ở Thái Bình cũng đang được nghiên cứu khai thác. Như vậy mấy năm nữa, công nghiệp Thái Bình sẽ có điều kiện phát triển mạnh. Khi đó áp lực đối với môi trường sẽ gia tăng và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp càng phải được chú trọng và cần được đầu tư nhiều hơn. *Nông, lâm nghiệp thủy sản Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, trong điều kiện thời tiết, khí hậu biến đổi bất thường; Để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, toàn ngành phải tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp, thủy sản toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất đồng thời gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nông nghiệp,không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại với các mục tiêu cụ thể như sau: Tốc độ tăng trưởng Nông – Lâm – Thủy sản 4,5%, trong đó: + Trồng trọt: Giá trị sản xuất đạt 3.216,8 tỷ đồng; tăng trưởng 0,2% + Diện tích cây màu vụ hè: 3.500 ha; cây vụ đông: 38.000 ha trở lên; + Năng suất lúa 130 tạ/ha; + Chăn nuôi: Giá trị sản xuất đạt 1.934 tỷ đồng; tăng trưởng 10%; + Thủy sản: Giá trị sản xuất đạt 781,2 tỷ đồng, tăng trưởng 11%; Cơ bản hoàn thành các hạng mục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật nông nghiệp, nông thôn cho 8 mô hình điểm xây dựng nông thôn mới. Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, trước hết là nâng cấp để biển, kè song, kiên cố kênh mương, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp các cống đập đầu mối, cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và chương trình nước sạch VSMT nông thôn trong tỉnh. * Xây dựng Theo Quy hoạch tổng thể của Thủ tướng Chính phủ thì tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Bình giai đoạn 2001-2015 đạt 11,5%; giai đoạn 2016-2020 đạt 11%; tỷ trọng cơ cấu kinh tế của công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 45% vào nãm 2015 và 51% vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%. Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt khoảng 40 - 41%. Đẩy nhanh đô thị hóa đạt khoảng 40% vào năm 2020, tập trung xây dựng các công trình quan trọng, hạ tầng các khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, trong đó xây dựng thành phố Thái Bình với các chức năng là Trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của Tỉnh và trở thành đô thị loại II. Quy hoạch mỗi huyện, thành phố từ 3 - 5 cụm công nghiệp tập trung và 5 - 10 cụm công nghiệp làng nghề trong giai đoạn 2011 - 2015; từ 6 - 7 cụm công nghiệp tập trung và 10 - 15 cụm công nghiệp làng nghề. Đến nãm 2020, diện tích đất đô thị khoảng 3.340 ha và đất dành cho phát triển công nghiệp khoảng 3.200 ha, chiếm 1,94% tổng diện tích tự nhiên của toàn Tỉnh; đất thổ cư nông thôn khoảng 11.200 ha, chiếm 6,8% diện tích tự nhiên; diện tích đất giao thông khoảng 10.700 ha, chiếm 6,5% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất cho hệ thống công trình thủy lợi khoảng 12.200 ha, chiếm 7,4% diện tích tự nhiên. 1.3 QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ 1.3.1 Quan điểm quy hoạch Sông Trà Lý trên địa bàn tỉnh Thái Bình là sông hạ lưu của hệ thống sông Hồng – Thái Bình, do đó khả năng thoát lũ của sông này giúp thoát một phần lũ quan trọng của lũ hệ thống sông Hồng sông Thái Bình và có ý nghĩa quyết định đến năng lực thoát lũ của toàn bộ hệ thống sông và an toàn phòng, chống lũ cho toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, nghiên cứu quy hoạch phòng chống lũ sông Trà Lý không thể tách rời tổng thể quy hoạch phòng chống lũ của toàn bộ hệ thống sông Hồng – Thái Bình. Luận văn này sẽ kế thừa các kết quả của dự án quy hoạch liên quan đến đồng bằng Bắc Bộ như: Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng sông Thái Bình Dự án Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020. Dự án “Quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu”, Hà Nội 2010. Quy hoạch phòng, chống lũ nhằm đảm bảo khả năng thoát lũ đồng thời tạo điều kiện khai thác tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_744_4987_1869664.doc
Tài liệu liên quan