Luận văn Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5. Phương pháp nghiên cứu 8

6. Đóng góp của luận văn 8

7. Bố cục của luận văn

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ

1.1. Khái quát về so sánh 10

1.1.1. Khái niệm “so sánh” 10

1.1.2. Cấu trúc so sánh 12

1.1.3. Các kiểu so sánh 17

1.2. Khái quát về ca từ 20

1.2.1. Khái niệm “ca từ” 20

1.2.2. Ngôn ngữ trong ca từ 21

1.2.3. Hình tượng ca từ 23

1.2.4. Chủ thể cảm xúc trong ca từ 24

1.3. Trịnh Công Sơn và những ca khúc của ông 27

1.3.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn 27

1.3.2. Khái quát về những ca khúc của Trịnh Công Sơn 32

Tiểu kết 36

CHưƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA PHưƠNG

THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN

2.1. Đặc điểm hình thái - cấu trúc của phương thức so sánh trong 38

ca từ Trịnh Công Sơn

2.1.1. Các kiểu cấu trúc so sánh 38

2.1.2. Đặc điểm của yếu tố được so sánh 49

2.1.3. Đặc điểm của yếu tố so sánh 52

2.1.4. Đặc điểm của các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh 57

2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của phương thức so sánh trong ca từ 59

Trịnh Công Sơn

2.2.1. Đặc điểm của yếu tố được so sánh 59

2.2.2. Đặc điểm của yếu tố so sánh 66

2.2.3. Mối tương quan ngữ nghĩa giữa yếu tố được so sánh và yếu tố so sánh

Tiểu kết 75

CHưƠNG 3: PHưƠNG THỨC SO SÁNH VỚI HÌNH TưỢNG NGHỆ THUẬT

TRONG CA KHÚC TRỊNH CÔNG SƠN

3.1. Phương thức so sánh với hình tượng em - người tình 77

3.2. Phương thức so sánh với hình tượng tôi - chủ thể trữ tình 83

3.3. Phương thức so sánh với những chiêm nghiệm về tình yêu 93

3.4. Phương thức so sánh với những chiêm nghiệm về đời người 100

Tiểu kết 105

KẾT LUẬN 107

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf145 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia tay (Nhƣ một lời chia tay) - Ngoài phố mùa đông Đôi môi em là đốm lửa hồng (Ru đời đi nhé) - Về phía đồi xa rừng xưa đứng kể Vùng sông hồ đó là nguồn sáng bây giờ (Về giữa Trị An) - Tiếng ru mẹ hát những năm xƣa Mãi là lời ca dao bốn mùa (Tình yêu tìm thấy) - Đi trong hạnh phúc quê nhà Chuyện ngày xƣa ấy bỗng là chiêm bao (Hai mƣơi mùa nắng hạ)... Yếu tố đƣợc so sánh là danh ngữ đƣợc sử dụng 157/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 39,4%, chủ yếu là những danh ngữ chỉ các sự vật hiện tƣợng cụ thể hoặc trừu tƣợng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 57 - Động ngữ (dựng người mới, sống tới, gặp nhau, nằm chết...), ví dụ: - Dựng ngƣời mới như cây sang mùa Người vượt tới những trời xa (Dựng lại ngƣời dựng lại nhà) - Đời cho ta thế hãy cứ sống tới như mọi ai Mặc dòng sông kia sẽ cuốn đất đá ra biển khơi (Đời cho ta thế) - Gặp nhau mừng như bão cát Quay cuồng trời rộng (Nối vòng tay lớn)... Yếu tố đƣợc so sánh là động ngữ đƣợc sử dụng 11/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ2,8%, chủ yếu là những động ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời. - Cụm chủ vị (C - V) (tôi đã yêu em, em ra đi, từng người tình bỏ ta đi, lúa reo mừng, tôi mơ có cuộc tình, người đi, anh nằm xuống...), ví dụ : - Tôi đã yêu em như trẻ thơ Đâu biết đôi khi có lìa xa Yêu trong nỗi đau tình cờ (Trong nỗi đau tình cờ) - Em ra đi như thoáng gió thầm Để lại đây thành phố không hồn (Tạ ơn) - Từng ngƣời tình bỏ ta đi Như những dòng sông nhỏ (Tình xa) - Tôi chon nắng đầy chọn cơn mưa tới Để lúa reo mừng tựa vẫy tay (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)... Yếu tố đƣợc so sánh là cụm chủ - vị (C - V) đƣợc sử dụng 48/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 12,1%, thƣờng đƣợc dùng để chỉ những hoạt động của con ngƣời. Tần số xuất hiện các dạng của yếu tố đƣợc so sánh đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 2.2): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 58 Số lƣợng Dạng Số lƣợt Tổng số Từ danh từ 176 44.2% 182 45,7% động từ 3 0.75% tính từ 3 0.75% Đoản ngữ (cụm từ) danh ngữ 157 39.4% 216 54,3% cụm chủ - vị (C - V) 48 12.1% động ngữ 11 2.8% Tổng 398 100% BẢNG 2.2 Một số nhận xét: - Trịnh Công Sơn thƣờng dùng các từ (danh từ, động từ, tính từ) và các đoản ngữ (cụm từ) (danh ngữ, cụm chủ vị (C - V), động ngữ) làm yếu tố đƣợc so sánh. Tần số xuất hiện của yếu tố đƣợc so sánh là các từ và yếu tố đƣợc so sánh là các cụm từ là ngang bằng nhau. - Ở yếu tố đƣợc so sánh là các cụm từ, thƣờng đƣợc dùng là danh ngữ và cụm C - V, ít dùng động ngữ. - Ở yếu tố đƣợc so sánh là các từ, thƣờng đƣợc dùng là danh từ, rất ít trƣờng hợp động từ và tính từ làm yếu tố đƣợc so sánh. - Sở dĩ để thể hiện yếu tố đƣợc so sánh, thƣờng đƣợc dùng là danh từ và danh ngữ, ít dùng động từ, tính từ và động ngữ, bởi yếu tố đƣợc so sánh thƣờng là sự vật hoặc những sự vật với thuộc tính của nó, ít có trƣờng hợp yếu tố đƣợc so sánh là tính chất hoặc hành động. 2.1.3. Đặc điểm của yếu tố so sánh a. Yếu tố so sánh là các từ, bao gồm: - Danh từ (đá, đêm, rơm, lá, nấm, mây, gió, sông, hoa, em, tôi, núi, đèo, nỗi nhớ, bài thơ...), ví dụ: - Người chợt nhớ mình như đá Đá lăn vết lăn buồn (Vết lăn trầm) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 59 - Từ đó ta là đêm Nở đoá hoa vô thường (Đoá hoa vô thƣờng) - Mẹ cha tóc khô như rơm Chờ đàn con đã đi bao năm không về (Dân ta vẫn sống) - Bao tâm hồn xanh như lá Cùng hân hoan với quê nhà (Đồng dao 2000) - Khi đất nước tôi thanh bình Tôi sẽ đi thăm Tôi sẽ đi thăm nhiều nghĩa địa buồn Đi xem mộ bia nhiều như nấm (Tôi sẽ đi thăm)... Yếu tố so sánh là danh từ đƣợc sử dụng 85/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 20,3%, chủ yếu là những danh từ chỉ những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên. - Động từ (than phiền, gặp, lo sợ...), ví dụ: - Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền (Dấu chân địa đàng) - Giã từ mà vui hơn gặp (Trả lại em)... Yếu tố so sánh là động từ đƣợc sử dụng 7/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 1,7%, thƣờng là những động từ chỉ hoạt động của con ngƣời. - Tính từ (chơi vơi, vô tận...), ví dụ: - Ngoài hiên mưa rơi rơi Lòng ai như chơi vơi Người ơi nước mắt hoen mi rồi (ƣớt mi) - Đời như vô tận... Một mình tôi về với tôi (Lặng lẽ nơi này) Yếu tố so sánh là tính từ đƣợc sử dụng 5/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ1,2%, thƣờng là những tính từ chỉ tâm trạng và cảm xúc của con ngƣời. b. Yếu tố so sánh là các đoản ngữ (cụm từ), bao gồm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 60 - Danh ngữ (nắng ban mai, một tiếng hát cho nhau, khăn mới thêu, giấc mộng giữa đời, tia nắng trong không gian xanh tươi, mùa xuân của mẹ, màu nắng của cha...), ví dụ: - Một loài chim mới đến Vui như nắng ban mai (Môi hồng đào) - Sóng xô trời chiều để nhớ tóc người yêu Biển lăng yên là một tiếng hát cho nhau (Biển sáng) - Còn nơi nào biết những chuyện tình Tựa như chuyện những đoá hoa quỳnh (Chuyện đoá quỳnh hƣơng) - Mười năm xưa đúng bên bờ dậu Đường xanh hoa muối bay rì rào Có người lòng như khăn mới thêu (Có một dòng sông đã qua đời) - Đêm trăng với đèn lồng thay nắng Em như giấc mộng giữa đời (Tết suối hồng)... Yếu tố so sánh là danh ngữ đƣợc sử dụng 252/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 60,1%, chủ yếu là những danh ngữ chỉ những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhên. - Động ngữ (yêu đồng lúa chín, hẹn chết mai đây, mơ ước được gần với những nụ hồng, vừa đến nơi chia lìa, vẫy tay...), ví dụ: - Người con gái Việt Nam da vàng Yêu quê hương như yêu đồng lúa chín (Ngƣời con gái Việt Nam da vàng) - Còn sống một ngày Là hẹn chết mai đây (Buồn từng phút giây) - Ngày xưa khi còn bé Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 61 Tôi mơ có cuộc tình Như mơ ƣớc đƣợc gần Với những nụ hồng ( Ngày nay không còn bé)... Yếu tố so sánh là động ngữ đƣợc sử dụng 12/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 2,9%, thƣờng là những động ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời. - Tính ngữ (đã nát nhầu đam mê, im vắng tiếng rơi khô, trẻ ra...), ví dụ: - Vây quanh bốn phía kinh cầu Lòng ta như đã nát nhầu đam mê (Lời ở phố về) - Đời rộng thênh như im vắng tiếng rơi khô (Từng ngày qua) - Vì có chúng em nên đời sống như trẻ ra (Đời sống không già vì có chúng em)... Yếu tố so sánh là tính ngữ đƣợc sử dụng 6/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 1,4%, thƣờng là những tính ngữ miêu tả tâm trạng và thuộc tính của con ngƣời. - Cụm chủ - vị (C - V) (cánh vạc về chốn xa xôi, chiếc thoi đưa, từng viên đá cuội rớt vào lòng bển khơi, cánh chim chìm xuống, bàn chân tiến lên không ngừng, lá bay...), ví dụ: - Vai em gầy guộc nhỏ Như cánh vạc về chốn xa xôi (Nhƣ cánh vạc bay) - Những đường sông lạch gần xa Ghe xuồng như chiếc thoi đƣa (Mênh mông Đồng Tháp) - Những bước chân mềm mại Đã đi vào đời người Như từng viên đá cuội Rớt vào lòng biển khơi (Tình nhớ) - Vườn cỏ còn xanh Mặt trời còn lên Khi bóng anh như cánh chim chìm xuống (Cho một ngƣời nằm xuống)... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 62 Yếu tố so sánh là cụm chủ - vị (C - V) đƣợc sử dụng 52/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 12,4%, chủ yếu đƣợc dùng để chỉ những hoạt động của thế giới tự nhiên và con ngƣời. Tần số xuất hiện các dạng của yếu tố so sánh đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 2.3): Số lƣợng Dạng Số lƣợt Tổng số Từ danh từ 85 20.3% 97 23.2% động từ 7 1.7% tính từ 5 1.2% Đoản ngữ (cụm từ) danh ngữ 252 60.1% 322 76.8% cụm chủ - vị (C - V) 52 12.4% động ngữ 12 2.9% tính ngữ 6 1.4% Tổng 419 100% BẢNG 2.3 Một số nhận xét: - Trịnh Công Sơn thƣờng dùng các từ (danh từ, động từ, tính từ) và các đoản ngữ (cụm từ) (danh ngữ, cụm chủ vị (C - V), động ngữ) làm yếu tố so sánh. Trong đó, yếu tố so sánh là các cụm từ có tần số xuất hiện nhiều hơn hẳn, bởi yếu tố so sánh thƣờng đƣợc mở rộng bằng việc thêm những chi tiết miêu tả. - Ở yếu tố so sánh là các cụm từ, thƣờng đƣợc dùng là danh ngữ và cụm C - V, ít dùng động ngữ và tính ngữ. - Ở yếu tố so sánh là các từ, thƣờng đƣợc dùng là danh từ, rất ít trƣờng hợp động từ và tính từ làm yếu tố so sánh, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 63 - Sở dĩ để thể hiện yếu tố so sánh, thƣờng đƣợc dùng là danh từ và danh ngữ, ít dùng động từ, tính từ và động ngữ, tính ngữ, bởi yếu tố so sánh thƣờng là sự vật hoặc những sự vật với thuộc tính của nó, ít có trƣờng hợp yếu tố so sánh là tính chất hoặc hành động. 2.1.4. Đặc điểm của các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh a. Các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh Trong 406 lƣợt so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn, có 8 từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh, với tần số xuất hiện đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 2.4): STT Từ ngữ so sánh Số lƣợt Tỉ lệ % 1 như 221 57,1 2 là 132 34,1 3 tựa 12 3,1 4 như là 9 2,4 5 tựa như 5 1,3 6 hơn 4 1 7 bằng 2 0,5 8 cũng như 2 0,5 Tổng số 387 100 BẢNG 2.4 b. Cách sử dụng từ ngữ so sánh trong các kiểu so sánh - So sánh ngang bằng: Kiểu so sánh này sử dụng các từ so sánh: là (132 lƣợt), bằng (2 lƣợt). Ví dụ: - Có khi mưa ngoài trời Là giọt nước mắt em Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 64 Đã nương theo vào đời Làm từng nỗi ưu phiền (Ru đời đi nhé) - Nắng có hồng bằng đôi môi em Mưa có buồn bằng đôi mắt em (Nhƣ cánh vạc bay) - Một ngày tình cờ biết em Là ngày lạ lùng biết trần gian (Còn thấy mặt ngƣời)... - So sánh tƣơng tự: Kiểu so sánh này sử dụng các từ ngữ so sánh: như (221 lƣợt), tựa (12 lƣợt), như là (9 lƣợt), tựa như (5 lƣợt), cũng như (2 lƣợt), ví dụ: - Em đã đi chìm khuất đã theo Em đã nhƣ ngọn gió quạnh hiu (Còn ai với ai) - Lá khô vì đợi chờ Cũng nhƣ đời người mãi âm u (Nhƣ cánh vạc bay) - Từ trên đất này những con người mới Mọc lên tựa tia nắng giữa chân trời (Em ở nông trƣờng em ra biên giới) - Có những chàng trai vì quá yêu biển khơi Lòng thênh thang tựa nhƣ những áng mây trôi (Biển sáng) - Tôi nhƣ là người một hôm quay lại Vì nghe sa mạc nối dài (Tự tình khúc)... - So sánh dị biệt hơn: Trong kiểu so sánh này, tác giả chỉ sử dụng từ so sánh hơn với 4 lƣợt, ví dụ: - Một sớm thanh bình Giọng cười em vút cao hơn bình minh (Cánh đồng hoà bình) - Một ngày mà lòng vui sướng hơn muôn nghìn năm (Cánh đồng hoà bình) Tần số xuất hiện của các từ ngữ so sánh trong các kiểu so sánh đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 2.5): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 65 Kiểu Từ ngữ so sánh Số lƣợt Tỉ lệ % So sánh tƣơng tự như, tựa, như là, tựa như, cũng như 249 64,3 So sánh ngang bằng là, bằng 134 34,6 So sánh dị biệt hơn hơn 4 1,1 Tổng số 387 100 BẢNG 2.5 Một số nhận xét: - Yếu tố biểu thị quan hệ so sánh (từ ngữ so sánh) có thể là các từ đơn tiết (như, là, tựa, hơn, bằng) hoặc cụm từ (như là, tựa như, cũng như), trong đó thƣờng gặp là các từ đơn tiết (có tần số sử dụng lớn). - Các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh trong kiểu so sánh tƣơng tự đƣợc sử dụng với tần số cao nhất (đặc biệt là từ như), tiếp đến là trong kiểu so sánh ngang bằng (đặc biệt là từ là). Tần số xuất hiện của từ ngữ so sánh trong kiểu so sánh dị biệt hơn chiếm một số lƣợng rất nhỏ. - Trong ca từ Trịnh Công Sơn, so sánh tƣơng tự đƣợc sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là so sánh ngang bằng và so sánh dị biệt hơn. Đặc biệt, không có sự xuất hiện của so sánh dị biệt kém. 2.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA PHƢƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN 2.2.1. Đặc điểm của yếu tố đƣợc so sánh Yếu tố đƣợc so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn phản ánh thế giới sự vật, hiện tƣợng trong cái nhìn riêng của tác giả. Trong thế giới ấy, có hai phạm trù đƣợc nhạc sĩ chú ý và thể hiện trong ca khúc của mình, đặc biệt trong phƣơng thức so sánh. Đó là: những gì thuộc con ngƣời và những gì bên ngoài con ngƣời (thế giới tự nhiên, xã hội). a. Yếu tố đƣợc so sánh là ngƣời và những gì thuộc con ngƣời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 66 - Yếu tố đƣợc so sánh là các nhân vật trữ tình, đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ: tôi, ta, mình, em, anh, mẹ, Bống, chúng em, anh hùng, những đứa con... Ví dụ: - Tôi như con chim bệnh Thiếu hạnh phúc trần gian Có những tháng mùa đông Ngồi khóc rất âm thầm (Nhƣ chim ƣu phiền) - Tôi vẫn nhìn thấy em Giữa đám đông xa lạ Vì em như hoa lá Giữa thiên nhiên hiền hoà (Em đến từ nghìn xƣa) - Mẹ là nước chứa chan Trôi dùm con phiền muôn Cho đời mãi trong lành Mẹ chìm dưới gian nan (Huyền thoại mẹ) - Đừng buồn chi em ta như giọt lệ vô tình Cười lên em nhé dẫu đau lòng (Xác ta xác thù) - Lòng tôi có khi mơ hồ Tưởng mình đang là cơn gió - Em sẽ là mùa xuân của mẹ Em sẽ là màu nắng của cha (Em sẽ là hoa hồng nhỏ)... Yếu tố so sánh là những nhân vật trữ tình đƣợc sử dụng 96/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 24,1%, trong đó tôi và em là hai nhân vật xuất hiện rất nhiều lần trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Tôi có thể là chính tác giả với sự thổ lộ, giãi bày những suy nghĩ, tình cảm, những chiêm nghiệm của bản thân, có khi là sự nói hộ ngƣời nghe qua những ca từ vừa đƣợm màu sắc trữ tình, lại vừa giàu tính triết lí. Em có thể là những ngƣời tình đã đi qua cuộc đời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 67 nhạc sĩ, cũng có thể là hình ảnh ngƣời tình trong mộng, hoặc là ngƣời phụ nữ nào đó trong cuộc đời, hoặc đó chỉ là những em nhỏ - những mầm xanh của đất nƣớc. - Yếu tố đƣợc so sánh là bộ phận cơ thể con ngƣời, đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ: tóc, da, tay, chân, môi em, tóc em, con mắt người tình, bàn chân ai, vai em, bờ vai, sợi tóc em bồng, mắt mẹ, tóc mẹ... Ví dụ: - Bờ vai như giấy mới Sợ nghiêng hết tình tôi (Thƣơng một ngƣời) - Môi em là đốm lửa Cuộc đời đâu biết thế (Ru tình) - Những con mắt quầng thâm Xin tươi sáng một lần Cho con mắt ngƣời tình Ấm như ngày hỏi han (Những con mắt trần gian) - Tóc em như trời xưa Đã qua đi nghìn năm (Ru đời đi nhé)... Yếu tố đƣợc so sánh là bộ phận cơ thể con ngƣời đƣợc sử dụng 30/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 7,6%, trong đó 2 bộ phận: mắt và môi có tần số xuất hiện nhều hơn cả. Đây là hai bộ phận có tình biểu tƣợng cao. Đôi mắt trong ca từ Trịnh Công Sơn vừa là con mắt của thân thể, vừa là con mắt của trái tim, “là biểu tƣợng của tri giác trí tuệ, là cơ quan thị giác nội tâm, phản chiếu tâm hồn con ngƣời, đôi mắt của lƣơng tri và nhận thức, cũng là đôi mắt soi thấu chính bản ngã con ngƣời” [17, tr.84]. Đặc biệt, “mắt em” là một thế giới lung linh kì ảo, là sự trong sáng và tinh tế của tâm hồn và là hiện thân cho vẻ đẹp nữ tính đằm thắm. Nếu nhƣ đôi mắt là “cửa sổ của tâm hồn” thì đôi môi là “của sổ đi vào thế giới nội tâm”. Đôi môi trong ca từ Trịnh Công Sơn “là hình ảnh ƣớc lệ cho vẻ đẹp của ngƣời con gái, thể hiện khát khao mãnh liệt về tình yêu đôi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 68 lứa, hoặc biểu tƣợng của niềm vui, hạnh phúc, đôi môi còn là biểu tƣợng cho trái tim, cho tình yêu, cũng có lúc biểu tƣợng cho sức sống, cho tuổi trẻ, và cao hơn nữa, nó còn là bản sao, là hình ảnh của chính con ngƣời” [17, tr.89]. Đặc bịêt, “môi em” là biểu tƣợng của sức sống, là đốm lửa thắp sáng hạnh phúc. - Yếu tố đƣợc so sánh là thế giới nội tâm, tinh thần của con ngƣời, đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ: hồn, hồn mình, buồn mình, lòng, tấm lòng, tấm lòng em, lòng tôi, lòng ta, lòng em, tình, tình yêu, chút tình... Ví dụ: - Khi cơn đau chưa dài Thì tình như chút nắng (Tình nhớ) - Mười năm sau áo bay đường chiều Bàn chân trong phố xa lạ nhiều Có người lòng như nắng qua đèo (Có một dòng sông đã qua đời) - Tình yêu như cơn bão Đi qua địa cầu (Tình sầu) - Vẫn thấy bên đời có em Tấm lòng em như lá kia còn xanh (Vẫn có em bên đời) - Từ trăng xưa là nguyệt Lòng tôi có đôi khi Tựa bông hoa vừa mọc Hân hoan giây xuống thế (Nguyệt ca) - Đâu ngờ tình như lá úa Khiến tôi chia lìa từng giấc mơ (Trong nỗi đau tình cờ)... Yếu tố so sánh là thế giới nội tâm, tinh thần của con ngƣời đƣợc sử dụng 62 lƣợt, chiếm tỉ lệ 15,6%. Trong đó, lòng, tình, tình yêu đƣợc trở đi trở lại rất nhiều lần, bởi Trịnh Công Sơn quan niệm: “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” và “sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 69 - Yếu tố đƣợc so sánh là hành động, phẩm chất của con ngƣời, đƣợc thể hiện qua các từ ngữ: nhìn, anh nằm xuống, giã từ, yêu quê hương, yêu tự do, người nằm co, em ra đi, tôi cười, tôi đã yêu em, em đã đến nơi này... Ví dụ: - Anh nằm xuống như một lần vào viễn du Đứa con xưa đã tìm về nhà Đất hoang vu khép lại hẹn hò (Cho một ngƣời nằm xuống) - Hôm nay tôi nghe Tôi cuời như đứa bé Mới lớn lên giữa đời sống kia (Hôm nay tôi nghe) - Người con gái ngồi mơ thanh bình Yêu quê hƣơng như đã yêu mình (Ngƣời con gái Việt Nam da vàng) - Em đã đến nơi này tựa như cánh én Dịu dàng trao chút hương hoa mùa xuân (Vẫn có em bên đời)... Yếu tố đƣợc so sánh là hành động, phẩm chất của con ngƣời đƣợc sử dụng 52/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 13,1%. Trong đó, thƣờng gặp là những yếu tố chỉ hành động, phẩm chất của em và tôi - hai nhân vật trữ tình đƣợc trở đi trở lại trong rất nhiều ca khúc. b. Yếu tố đƣợc so sánh là thế giới tự nhiên, xã hội (bên ngoài con ngƣời) - Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên, đƣợc thể hiện qua các từ ngữ: nắng, mưa, trời, biển, trăng, cỏ cây, bông hoa, cơn mưa, sương mù, màu nắng, ruộng xanh, con sông, mây xa...Ví dụ: - Mƣa như từng giọt rượu hờ Đêm trong thành phố ai chờ đợi ai (Mƣa mùa hạ) - Con sông là thuyền, mây xa là buồm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 70 Từng giọt sương thu hết mênh mông Những giọt mưa những nụ hoa Hẹn hò gặp nhau trước hiên nhà (Bốn mùa thay lá) - Chiều trên quê hương tôi Gió đến chơi từ bờ biển xa Núi đôi khi màu sim tím lạ Nắng như môi hoàng hôn trên phố (Chiều trên quê hƣơng tôi) - Biển là em ngọt đắng trùng khơi Biển nghìn thu ở lại nghìn thu ngậm ngùi (Biển nghìn thu ở lại) Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên đƣợc sử dụng 32/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 8%. Trong đó, thƣờng gặp là những yếu tố chỉ hiện tuợng tự nhiên gần gũi, quen thuộc với đời sống con ngƣời nhƣ mưa, nắng, gió... - Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng không thuộc thế giới tự nhiên: + Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng cụ thể, thƣờng gặp, đƣợc biểu hiện qua các từ ngữ: phố, dòng điện, mặt đường, mộ bia, ghe xuồng, đại bác, một rừng cờ... Ví dụ: - Dòng điện như dòng sông Cho đời một tấm lòng Đi qua những con đuờng Hẹn hò cùng nhà máy Chăm lo những đồng xanh (Ƣớc mơ về dòng điện) - Có mặt đuờng vàng hoa như gấm Có không gian màu áo bay lên (Em còn nhớ hay em đã quên) - Trong lòng phố mưa đêm trói chân Dưới hiên nhìn nuớc dâng tràn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 71 Phố bỗng là dòng sông uốn quanh (Em còn nhớ hay em đã quên) - Đại bác như kinh không mang lời nguyền Trẻ thơ quên sống từng đêm nghe ngóng (Đại bác ru đêm) Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng cụ thể đƣợc sử dụng 51/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ12,8%. Trong đó, thƣờng gặp là những yếu tố chỉ sự vật hiện tƣợng gần gũi, thân quen với đời sống hàng ngày của con ngƣời. + Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng trừu tƣợng, đƣợc thể hiện qua các từ ngữ: đời, đời mình, đời ta, nghìn trùng, tương lai, tuổi trẻ Việt Nam, lời hẹn thề, lời ca dạ lan, vùng tuổi xanh, từng lời tà dương, chuyện ngày xưa ấy, những chuyện tình, một điều giấu kín trong tim con người... Ví dụ: - Tuổi trẻ Việt Nam nhìn trời sáng phương Đông Thấy tƣơng lai là những đấu tranh không ngừng (Tuổi trẻ Việt Nam) - Đường quê hương xin em đừng quên lối Lời ca dao trên môi là tiếng nói Mẹ nuôi ta vui theo cùng khóc với Bắc Nam trung quê hƣơng sẽ có ngày (Hãy nhìn lại) - Đi trong hạnh phúc quê nhà Chuyện ngày xƣa ấy bỗng là chiêm bao (Hai mƣơi mùa nắng hạ) - Đời ta có khi là dốm lửa Một hôm nhóm trong vườn khuya (Đêm thấy ta là thác đổ) - Còn gì đâu những môi xưa hồng Vùng tuổi xanh thoảng bay như gió (Khói trời mênh mông) Yếu tố đƣợc so sánh là những sự vật hiện tƣợng trừu tƣợng đƣợc sử dụng 75/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 18,8%. Trong đó, đời ( đời mình, đời ta, đời người) đƣợc sử dụng trong rất nhiều ca khúc, thể hiện sự âu lo và nỗi ám ảnh của Trịnh Công Sơn về sự ngắn ngủi và tính chất vô thƣờng của cuộc đời. Tần số xuất hiện của yếu tố đƣợc so sánh theo các phạm trù ngữ nghĩa đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 2.6): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 72 Số lƣợng Trƣờng nghĩa Số lƣợt Tổng số Thuộc con ngƣời Nhân vật trữ tình 96 24% 240 60,4% Thế giới nội tâm, tinh thần 62 15,6% Hành động, phẩm chất 52 13,1% Bộ phận cơ thể 30 7,6% Ngoài con ngƣời Không thuộc thế giới tự nhiên trừu tƣợng 75 18,8% 158 39,6% cụ thể 51 12,8% Thuộc thế giới tự nhiên 32 8% Tổng 398 100% BẢNG 2.6 Một số nhận xét: - Trong ca từ Trịnh Công Sơn, thƣờng gặp các từ ngữ biểu thị yếu tố đƣợc so sánh thuộc trƣờng nghĩa “con ngƣời”. Trong đó, các từ ngữ biểu thị yếu tố đƣợc so sánh là những nhân vật trữ tình đƣợc nhạc sĩ sử dụng nhiều hơn cả, tiếp đó là thế giới nội tâm, tinh thần, rồi đến hành động, phẩm chất và bộ phận cơ thể của con ngƣời. - Ở yếu tố đƣợc so sánh thuộc trƣờng nghĩa ngoài con ngƣời, Trịnh Công Sơn thƣờng chú ý đến những sự vật hiện tuợng trừu tƣợng, tiếp đó là dùng cách so sánh để miêu tả những sự vật hiện tƣợng cụ thể và thế giới tự nhiên. 2.2.2. Đặc điểm của yếu tố so sánh Yếu tố so sánh rất quan trọng trong cấu trúc so sánh, bởi đã có so sánh thì phải có cái để so sánh. Tìm hiểu trƣờng nghĩa của yếu tố so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn có thể giúp ngƣời nghe hiểu rõ hơn quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nhân sinh cũng nhƣ phong cách của tác giả trong việc lựa chọn vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 73 chuẩn để làm rõ đối tƣợng đƣợc so sánh. Cũng nhƣ ở yếu tố đƣợc so sánh, có thể gặp ở yếu tố so sánh hai phạm trù đƣợc tác giả chú ý, đó là: a. Yếu tố so sánh thuộc con ngƣời - Yếu tố so sánh là những nhân vật trữ tình, đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ: mọi người, tôi, em, tên mục đồng, tên tuyệt vọng, một bọn lai căng, một lũ bội tình, đứa bé dại khờ, trẻ thơ, trẻ nhỏ, người bệnh... Ví dụ: - Tôi như mọi ngƣời mong ngày sẽ tới Nhưng khi về lại thu mình góc tối (Bay đi thầm lặng) - Một đôi lần đến như ngƣời tình Để cho trời đất báo tin lành Vẫn bình yên (Chuyện đoá quỳnh hƣơng) - Gia tài của mẹ một bọn lai căng Gia tài của mẹ một lũ bội tình (Gia tài của mẹ) - Tôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà Chờ xem thế kỉ tàn phai (Tự tình khúc)... Yếu tố so sánh là những nhân vật trữ tình đƣợc sử dụng 32/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 7,6%. Trong đó thƣờng gặp là những yếu tố chỉ những con ngƣời xã hội. - Yếu tố so sánh là bộ phận cơ thể con ngƣời, đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ: tóc mẹ, giọt máu, xương máu, giọt nước mắt em, đôi môi em, đôi mắt em, mặt người... Ví dụ: - Từ khi có đôi chân vào đời Mầu hoa lá quen như mặt ngƣời (Tình yêu tìm thấy) - Hoà bình hoà bình là xƣơng máu Bao nhiêu triệu người đã dựng lấy hôm nay (Hoà bình là cơm áo) - Nắng có hồng bằng đôi môi em Mưa có buồn bằng đôi mắt em (Nhƣ cánh vạc bay)... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 74 Yếu tố so sánh là bộ phận cơ thể con ngƣời đƣợc sử dụng 13/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ3,1%. Trong đó, thƣờng gặp là những yếu tố chỉ những bộ phận trên khuôn mặt. - Yếu tố so sánh là hành động, đặc tính của con ngƣời, đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ: hẹn chết mai đây, từng ngày lo, muốn khóc, vẫy tay, mơ ước được gần với những nụ hồng, lòng cố lạnh lùng... Ví dụ: - Tôi chọn nắng đầy chọn cơn mưa tới Để lúa reo mừng tựa vẫy tay - Từng ngày sống Từng ngày lo (Buồn từng phút giây) - Tình ngỡ đã quên đi Như lòng cố lạnh lùng (Tình nhớ)... Yếu tố so sánh là hành động, đặc tính của con ngƣời đƣợc sử dụng 16/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 3,82%. Trong đó, thƣờng gặp là những yếu tố chỉ hành động, đặc tính của thế giới nội tâm, tinh thần. - Yếu tố so sánh là vẻ đẹp thuộc thế giới nội tâm, tinh thần của con ngƣời, đƣợc thể hiện qua những từ ngữ: nỗi nhớ, bao yêu dấu, chiêm bao, giấc mộng giữa đời, hạnh phúc ngu ngơ, niềm tin cấy trên lòng anh, mối tình, hy vọng Việt Nam... Ví dụ: - Đêm từng đêm bay về Quê hương là nỗi nhớ (Cánh chim cô đơn) - Kìa các em thơ ngây Như giấc mộng giữa đời (Khăn quàng thắp sáng bình minh) - Đêm ôm vai em nhỏ Giấc ngủ như chiêm bao (Đêm)... Yếu tố so sánh là vẻ đẹp thuộc thế giới nội tâm, tinh thần của con ngƣời đƣợc sử dụng 15/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 3,58%. Trong đó, thƣờng gặp là những yếu tố chỉ tình cảm của con ngƣời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhương thức so sánh trong ca từ của trịnh công sơn.pdf
Tài liệu liên quan