Luận văn Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng

MỤC LỤC

MỤC LỤC . 4

DẪN NHẬP . 6

1. Lý do chọn đề tài: .6

2. Giới hạn của đề tài: .7

3. Lịch sử vấn đề: .8

4. Phương pháp nghiên cứu:.17

5. Những đóng góp của luận văn:.18

6. Kết cấu của luận văn:.18

CHƯƠNG 1: CÁC PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG . 20

1.1. Vấn đề lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn.20

1.2. Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật ở tuyến tường thuật khách quan hóa

trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.22

1.2.1. Kiểu tường thuật lạnh lùng.22

1.2.2. Kiểu người tường thuật hòa mình với nhân vật .24

1.2.3. Kiểu tường thuật “ủy thác” việc kể cho nhân vật.28

1.2.4. Kiểu người tường thuật cổ giọng nói riêng .32

1.3. Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật chủ quan hoá trong truyện ngắn

Nguyễn Quang Sáng .36

1.3.1. Kiểu người tường thuật xưng “tôi” đóng vai trò người dẫn chuyện .36

1.3.2. Kiểu người tường thuật xưng “tôi” kề lại một câu chuyện mà trong đó anh ta vừa

là người dẫn chuyện vừa là một nhân vật.41

1.3.3. Kiểu người tường thuật xứng “tôi” vừa kể chuyên vừa bình luận .46

1.3.4. Kiểu người tường thuật luôn tự xác định vai trò nhà văn của mình.49

CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANGSÁNG . 51

2.1. Vai trò của tình huống trong truyện ngắn .51

2.2. Tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.53

2.3. Các dạng tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng .56

2.3.1 Tình huống kịch.56

2.3.2. Tình huống tự nhận thức .66

2.3.3. Tình huống tương phản .81

2.3.4. Tình huống trở về .835

KẾT LUẬN . 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 95

pdf98 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người đọc cảm giác rằng cốt truyện chỉ được coi như là cái cớ để tác giả nói về một vấn đề khác có ý nghĩa khái quát hơn, sâu xa hơn bằng cả hệ thống các chi tiết nghệ thuật của truyện. Ở kiểu tường thuật này, Nguyễn Quang Sáng có duy nhất một tác phẩm Con khướu sổ lồng. Người kể chuyện mượn câu chuyện con khướu sổ lồng bay về với bầu trời của tình yêu, của tự do để gửi gắm những suy tư của mình về cuộc sống hiện tại. Cách kể chuyện thật linh hoạt, sử dụng lối nói gián tiếp hai giọng thông qua độc thoại nên đạt được thành công về nội dung tư tưởng. Ở câu chuyện này, con khướu là nhân vật chính, là cái cớ để người kể đưa ra những lời bình luận, nhận xét khái quát về lẽ sống ở đời: “Thật đáng sợ những người nói mà không biết mình nói gì, không phải nói mà lặp lại tiếng nói của người khác. Hãy nói tiếng nói của mình, Khướu ạ”. 47 Tác giả nói với khướu hay nói với tất cả chúng ta về một căn bệnh không phải là hiếm trong xã hội : nói theo người khác, không có quan điểm, lập trường đúng đắn, không định hướng được điều mình nói, không hiểu nội dung ý nghĩa điều mình nói. Từ đó, tác giả đưa ra lời khuyên với con khướu và cũng là cho tất cả chúng ta: hãy nói tiếng nói của mình chứ đừng vay mượn của người khác, dẫn đến bị lệ thuộc vào người khác trở thành người phụ họa, tâng bốc người khác. Ở kiểu tường thuật này tác giả đặt điểm nhìn rất linh hoạt. Sự việc con khướu sổ lồng bay về với bầu trời cao rộng rồi bỗng nhiên trở về tiếp tục sống trong chiếc lồng son chật hẹp đã gây bao thắc mắc và được Nguyễn Quang Sáng nhìn từ cái nhìn của những người trong gia đình và của của chính người kể: “Nhà tôi mỗi người có mỗi ý khác nhau: - Nó quen với cái lồng. - Đúng. - Làm sao nó kiếm được cào cào như ở nhà. - Không cào cào thì sâu bọ, chắc không phải vậy đâu. Cuối cùng thằng út tôi nói: - Nó nhớ nước đường đó ba. ... Có ý tán thêm: - Nó ghiền nước đường như người ta ghiền rượu, ghiền bia vậy phải không mầy khướu?” Lời gián tiếp của người kể và những lời trực tiếp từ điểm nhìn của những người trong gia đình nhân vật “tôi” về lý do con khướu trở về lồng. Sau đó là lời bình luận mang tính chất triết lý về lý do con khướu trở về và cũng là quan niệm về sự tự do thông qua điểm nhìn người kể: “Riêng tôi, tôi nghĩ khác nhưng không nói. Nói đến tự do, người ta thường nghĩ đến đôi cánh với tự do như đồng nghĩa. Con khướu này, đôi cánh của nó đã dang ra mênh mông trên bầu trời tự do rồi, sao nó lại khép cánh trở lại cái lồng nhỏ hẹp này. Có lẽ cái lồng này đã giam hãm đôi cánh nó quá lâu, khiến đôi cánh nó chới 48 với và cái lồng ngực của nó bị ngộp thở trước cảnh mênh mông của trời đất. Có lẽ nó bỗng thấy cô đơn, bỗng thấy mình quá nhỏ bé giữa bầu trời?”. Trong một lần trò chuyện với giáo viên văn Quận IV vào tháng 11 năm 2002, nhà văn Nguyễn Quang Sáng nói rằng câu chuyện hay là câu chuyện phải gửi gắm một tâm sự nào đó. Không có tâm sự thì câu chuyện sẽ không có hồn. Thông qua truyện Con khướu sổ lồng ông muốn nói đến tâm sự của mình về tự do, tình yêu. Bầu trời tự do của quê hương, đôi cánh của tình yêu đã khiến cho con khướu từ bỏ cái tầm thường (ly nước đường) để trở về với cuộc sống muôn thuở của nó: “Tiếng con chim trời ấy đã cứu con khướu trong nhà. Đang lao xuống vực thẳm của chiếc lồng thì nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu ười... Rồi từ xa, hai con vụt bay đến nhau, khi vừa đến bên nhau thì chúng dựng cánh, cùng vút thẳng lên trời cao. Rồi xoè cánh, cánh kề cánh nương nhau bay lượn, vừa bay vừa hót. Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quýt như tiếng cười tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hằng thế kỷ mới gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều..”.. Qua đoạn trích trên, thấy rõ người kể xưng “tôi” hiểu rất rõ tính cách của loài chim, kể và tả đôi chim rất cụ thể, tỉ mỉ đồng thời không bỏ lỡ cơ hội phát biểu cảm nghĩ của mình. Điều này làm cho câu chuyện thêm sinh động và hấp dẫn. Không chỉ có thế, người kể nâng lên thành chân lý của cuộc sống: tự do, tình yêu là khát vọng thiêng liêng nhất của con người. Nó giúp cho người ta có thể từ bỏ cuộc sống vật chất tầm thường, tù túng để vươn tới một cuộc sống cao đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Chim phải bay huống chi là con người. Ở câu chuyện Con khướu sổ lồng, tính chất triết lý, suy tư đậm đặc trong từng câu chữ giúp cho thông điệp mà tác giả gởi đến cho mọi người thấm thìa, dư ba: “.. Ba biết nó không về. Tôi nghĩ mà không nói. Lần này nó có đôi cánh của tình yêu, đôi cánh tình yêu đã đưa nó về với cảnh thênh thang của đất trời. Và nó là chim - chim thì phải bay. Chim bay”. Ở đây, suy nghĩ của tác giả được biểu hiện qua những lời văn nửa trực tiếp. Từ hình ảnh đôi chim tình nhân sánh bay bên nhau trên bầu trời hạnh phúc, người kể nhận ra sau hình ảnh ấy là bức họa về cuộc đời con người: tình yêu chắp đôi cánh kỳ diệu để con người vươn tới chân trời rộng mở phía trước, hướng tới tương lai. 49 1.3.4. Kiểu người tường thuật luôn tự xác định vai trò nhà văn của mình “Đây là kiểu người tường thuật đồng thời là tác giả phát biểu trực tiếp quan điểm tư tưởng, thái độ nghệ thuật của mình về sáng tác văn học, thường là chính tác phẩm mà người đọc đang đọc” [17; 194]. Đây là kiểu tường thuật mà dấu ấn chủ quan của người tường thuật - nhà văn, in đậm trên các trang viết tạo thành một loại truyện riêng, và hình tượng người tường thuật hầu như hòa làm một với tác giả. Ở kiểu tường thuật này, tác giả luôn tìm cách bộc lộ quan điểm của mình về vai trò và đặc điểm của nghề viết văn. Thông qua đó, người đọc hiểu rõ những suy tư, trăn trở của người cầm bút thông qua những tuyên ngôn về nghệ thuật. Xét 38 truyện ngắn được viết theo phương thức tường thuật chủ quan hóa thì kiểu người tường thuật luôn tự xác định vai trò nhà văn của mình chiếm số lượng rất ít ỏi: 1/38 truyện. Điều này chứng tỏ Nguyễn Quang Sáng tuy là một nhà văn nổi tiếng nhưng lại rất ít khi đề cập đến nghề nghiệp của mình. Ở kiểu tường thuật này chỉ có truyện Bài học tuổi thơ. Câu chuyện thật ngắn gọn, câu chuyện của đứa con trai kể về một em học sinh - là bạn học cùng lớp - sau giờ kiểm tra tập làm văn đã nộp giấy trắng và bị cô giáo cho điểm không. Đề bài yêu cầu tả về người cha, nhưng em không có cha (cha em đã hy sinh khi em chưa chào đời). Qua câu chuyện, tác giả đặt ra vấn đề lòng trung thực của người cầm bút, em học trò kia đã trung thực, dũng cảm nhận lấy điểm thấp chứ không muốn dối trá khi tả cha của người khác làm cho người đọc nhức nhối, xót xa. Chiến tranh đã làm cho bao đứa trẻ mồ côi ngay từ thuở chưa lọt lòng và mãi mãi sẽ không bao giờ hình dung được cha mình là người như thế nào để tả lại! Câu chuyện về em học sinh bị điểm không môn văn nọ là bài học cho những người làm nghề cầm bút và cho tất cả chúng ta bài học về sự trung thực. Ở truyện ngắn này, toàn bộ câu chuyện về Bài học tuổi thơ được kể lại qua lời kể, nhận xét của nhân vật đứa con. Chen vào giữa câu chuyện về đứa bạn là lời kể của tác giả bằng lời nói gián tiếp hai giọng về kỷ niệm một lần làm văn bị nửa điểm, sau đó là quan điểm của nhà văn về lương tâm, nghề nghiệp của người cầm bút: “Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một bài học, bài học trung thực, sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt. 50 Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết”. Ở kiểu tường thuật này, câu chuyện được kể theo quan điểm chủ quan của tác giả, tức là đặt điểm nhìn nơi nhân vật sẽ có lợi thế vừa miêu tả hiện thực vừa trực tiếp bộc bộ suy nghĩ, thái độ của mình qua sự đối thoại, độc thoại. Sau đây là một ví dụ: “Tôi bỗng nhập vai cô giáo. Tôi thấy mình ngã quỵ xuống đứa học trò không có ba”. Bằng việc sử dụng các tuyến tường thuật khách quan hóa và chủ quan hóa, lại được phân chia rá các kiểu tường thuật khác nhau, Nguyễn Quang Sáng đã đạt được hiệu quả nghệ thuật đáng trân trọng. Kiểu người tường thuật từ ngôi ba làm cho hiện thực cuộc sống, hình ảnh con người trong và sau chiến tranh được phản ánh mang tính khách quan, chân thực, tránh được sự đơn điệu. Ở kiểu tường thuật này, nhà văn giúp người đọc thấu hiểu và đồng cảm với số phận của người nông dân dưới ách áp bức của bọn địa chủ gian ác, hiểu được vẻ đẹp của nhân dân miền Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự hồi sinh của cuộc sống và con người sau chiến tranh, những tâm sự sâu kín của con người....Tư tưởng chủ đề của tác phẩm được tăng thêm sức thuyết phục. Kiểu người tường thuật dẫn dắt câu chuyện từ ngôi thứ nhất “tôi”, xây dựng được những nhân vật gần gũi với người đọc, làm tăng thêm tính chân thực hiển nhiên của nội dung miêu tả, tăng thêm sức hấp dẫn của các hình tượng nghệ thuật. Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cảm yêu thương, cảm phục những người lính dũng cảm, tài hoa, những trăn trở về nghề nghiệp, những vấn đề về lẽ sống ở đời. Việc sử dụng các kiểu tường thuật khác nhau, chứng tỏ Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn luôn có sự tìm tòi về nghệ thuật, là một trong những phương diện thể hiện bản sắc riêng của Nguyễn Quang Sáng. 51 CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG 2.1. Vai trò của tình huống trong truyện ngắn Trong quá trình tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của một nhà văn, việc tìm hiểu các tình huống trong tác phẩm của nhà văn đó là rất quan trọng và cần thiết. Vai trò của tình huống đã được các nhà nghiên cứu, các nhà văn quan tâm đánh giá cao. Phùng Quý Nhâm đánh giá vai trò của tình huống: “Khi đề cập đến truyện ngắn, một yếu tố không thể thiếu đó là tình huống: tình huống của câu chuyện và tình huống của nhân vật. Nhờ biết đặt câu chuyện và nhân vật vào những tình huống tiêu biểu “những tình huống đặc biệt” ( chữ dùng của X.L.Rubinslein), “những tình huống nhiều màu vẻ”. (Hégel) mà sự tinh cô về tư tưởng - nghệ thuật của truyện ngắn thể hiện rõ hơn các thể trong loại tự sự. Ở truyện ngắn tình huống thường gắn liền với biến cố của sự kiện, biến cố của hành động, nhân vật”[42;55]. Nguyễn Kiên tâm đắc: “Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn cho được các tình thế tự nó bộc lộ ra nét chủ yếu cửa tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội. Theo tôi hiểu thì mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình thế như thế nào đó đã xảy ra trong đời sống, nếu có đến hai tình thế trở lên, truyện ngắn sẽ bị phá vỡ” [24;40]. Nguyễn Thành Long cho rằng: “Truyện ngắn có cái này quan trọng: đó là cái mà trong tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga.. Người ta gọi và bây giờ văn học các nước đều gọi là mô - măng (moment), dịch nguyên văn sang tiếng ta là chốc lát ...Truyện ngắn không phải là truỵện dài tóm lại, ta còn chưa tìm được cái mô - măng ấy thì còn chưa viết được truyện ngắn.... Nhà văn phải vận dụng những suy nghĩ của mình, sự lịch lãm của mình, vốn sống của mình, tự mình tạo ra những mô - mãng, trong mỗi mô - măng đó cho châu tuần lại những con người vốn cách xa nhau, cho họ tham gia vào chủ đề anh hằng suy nghĩ từ sự tham gia đó vào những quan hệ giữa họ với nhau, sẽ nảy sinh ra tính cách của họ. Đây là cách “đặt con người vào tình huống” [24;44]. Trong bài Trường hợp viết Lặng lẽ Sa Pa, ông cho biết; “Trong tất cả những trường hợp tôi nghe thấy ghi nhận ở Sa Pa, và về Tỵ, phải chọn lấy một mô - măng, nghĩa là một chốc lát, trong đó sự việc, động tác xảy ra dồn dập nhất, giàu có ý nghĩa nhất. Tất nhiên, trong các mô - măng đó, Tỵ không một mình, vì nếu tả Tỵ một mình, một chiều không có mâu thuẫn, không có đối địch, không có gút thắt, anh ta lại trở lại chỉ là bức chân dung. Cái mô - măng được mặc nhiên chỉ định cho tôi ít phải lựa chọn nhiều, là cái khoảnh khắc Tỵ xuống núi dừng xe ô tô lại để gặp người đó, nhưng cụ thể gặp ai?” [24;51]. Đang ngồi viết bản thảo, nhà văn thấy cô cháu gái của mình tay cầm thước đo tỉ mỉ khoảng cách từ Hà Nội lên huyện miền núi trung du nào đó - nơi cô được phân bố dạy học - trên bản đồ. Thế là ông đã tìm được người Tỵ cần gặp bằng cách gán ghép cô cháu gái mình với anh kỹ sư Tỵ trên 52 chuyến xe bị chặn đó. Nguyễn Minh Châu, tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng cũng có những ý kiến sâu sắc và xác đáng về vấn đề tình huống: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra câu chuyện thật hay, thế là coi như xong một nửa. Tình thế truyện không cần những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cổ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả. Ví như một cây cọc vững chắc để cho một cây bí leo lên mà ra hoa trái.... Những tình thế con người ta phải trải qua trong cuộc đời lắm khi chỉ mới nghe thuật lại thôi, đã thấy được cái tâm trạng, cái bi, cái hài. Đó là sự tác động qua lại giữa con người và hoàn cảnh. Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra truyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến, tượng trưng” [35;233 - 234; 236]. “Rất nhiều tác giả của những truyện ngắn hay của cổ kim mà chúng ta có dịp được đọc cũng như đã bộc lộ ra một điều chung này: hình như đó là những người cầm bút có cái biệt tài cố thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống với một vài sự việc diễn biến sơ sài và cũng bình thường thôi (hoặc có thể dồn dập và không bình thường) nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn nấu sâu kín nhất, thậm chí khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại” [35; 227]. Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về vấn đề truyện ngắn đã đặc biết chú ý đến vấn đề tình huống: “Hẳn vẫn phải có một cái gì là chung của nghệ thuật truyện ngắn. Truyện ngắn dẫu sao cũng phải... ngắn, do đó “thủ thuật” chủ yếu của truyện ngắn là điểm huyệt. Trên cơ thể con người cũng như trên “cơ thể” cuộc đời, có những “huyệt” điểm nào đó, có thể làm rung động toàn thể. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung, mỗi truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy... Trong nghệ thuật tạo tình huống ở truyện ngắn, cũng nhiều khi nhà văn dùng thủ thuật “đánh lừa” cái tình huống quyết định lại nằm lửng lơ đâu đó ở chỗ có vẻ như chẳng đáng chú ý gì cà trong truyện. Nó giấu mình trong chuyện thường của đời thường, nhưng chính nó sẽ “gây nên chuyện”, có khi sẽ là chuyện tày đình”. Như vậy, tình huống còn được gọi là tình thế (thuật ngữ Situation) các nhà văn Việt Nam quen gọi là tình thế hơn tình huống. Vậy mối quan hệ giữa mô - măng và tình thế (tình huống) là như thế nào? Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã lý giải “Mô - măng (moment) là gì? Nghĩa thứ nhất của nó trong các thứ tiếng châu Âu là một khoảnh khắc nào đó, một thời điểm nào đó... Nhưng mô - măng còn có một nghĩa nữa: một khía cạnh nào đó, một phương diện nào đó của hiện tượng, sự vật... Chữ mô - măng nên hiểu theo cả hai nghĩa này, e hợp lý hơn mô - măng cũng chính là tình thế, là 53 những trường hợp, mà nhà văn Nguyễn Kiên hay nói, bao gồm cả những tình thế hành động, tình thế tâm lý, lẫn tình thế tương phản, mà anh đã nêu lên qua ba ví dụ: Anh Keng, Buổi tối trong gia đình và những đứa con... về cơ bản, mỗi truyện ngắn chỉ nên có một mô - măng. Mô - măng đó có thể là một cảnh huống, một sự kiện, một tâm trạng mà cũng có thể là một đời người (một đời người được thâu tóm trong một nét nào đó” [35;379 – 380 và 381]. Như vậy, mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình huống, vì thế tình huống tiêu biểu phải cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ nghệ thuật: 1/ Gắn kết các nhân vật (vốn xa lạ) cùng tham gia vào một sự kiện, biến cố có ý nghĩa nào đó. 2/ Thể hiện chủ đề tác phẩm mà nhà văn muốn gửi gắm. 3/ Bộc lộ quan hệ tính cách và số phận của nhân vật. 2.2. Tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng Trong quá trình phản ánh hiện thực đời sống, Nguyễn Quang Sáng luôn cố gắng tìm tòi để tạo nên nhiều tình huống truyện khác nhau, làm cho truyện ngắn của ông mang vẻ đặc sắc riêng. Nhiều nhà phê bình, nhà nghiên cứu đánh giá cao nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng: “Truyện của anh ít sự việc, cũng không nhiều nhân vật, nhưng quả là lắm tình huống, có khi tình huống khá gay cấn. Nhân vật hành động trong tình huống đó và do vậy, truyện ngắn của anh thường được coi là có kịch tính nhiều” [23;93]. Tác giả văn học Việt Nam (tập II) nhận định; “Nét đặc sắc trong phong cách truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng thường được biểu hiện ở việc sử dụng những tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên nhưng tự nhiên và hợp lý”. Thời kỳ trước năm 1975, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng ít có những tình huống đặc biệt. Với mục đích đề cao lòng yêu nước, trung thành với cách mạng, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, gắn bó máu thịt với quê hương của nhân dân ta, nhà văn thường đặt các nhân vật của mình trong các tình huống xung đột căng thẳng, giữa cái riêng và cái chung, giữa sự sống và cái chết, giữa cái cao cả và cái thấp hèn. Cuối cùng cái đẹp, cái thiện, phẩm chất anh hùng trong mỗi con người bao giờ cũng nổi bật, chiến thắng. Những tình huống trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng thường có tính khách quan, bất ngờ, nhiều khi gay cấn, căng thẳng đầy kịch tính. Điều này thể hiện sự thống nhất trong mục đích chung của tác 54 giả là nói cho được những điều lớn lao kỳ diệu của cuộc sống. Tình huống trong truyện Quán rượu người câm là một ví dụ. Anh Ba Hoành - một người đảng viên kiên trung - bị địch bắt năm 1956, tra tấn dã man đến hóa câm. Anh về nhà mở một quán rượu. Ở quán rượu “người câm” nghe được đủ thứ chuyện về tội các của kẻ thù, lòng căm thù quật khởi của nhân dân. Cho đến ngày đồng khởi, nhân dân chờ đợi người lãnh đạo xuất hiện. Phút chờ đợi thật nghiêm trang. Nhưng không ngờ người đó là anh Ba Hoành: “Bốn năm rồi, tôi không nói không phải tôi câm, mà tôi im lặng. Đã đến lúc chúng ta không im lặng được nữa!”. Tiếng nói của anh cất lên vào đúng ngày đồng khởi cùng với tiếng hò reo, tiếng súng nổ vang trời của nhân dân đứng lên phá thế kìm kẹp của kẻ thù. Thêm vào đó là chi tiết một cô bé mười sáu tuổi, trước mặt một tên phản bội năn nỉ xin em đầu thú bỗng hất tóc ra sau vai và nói: “Chú Hai! Chứ sợ chết hả! Chú hãy bình tĩnh nhìn tôi đây này”, rồi em “thè lưỡi, mắt long lên, đưa quả đấm đánh vào cằm mình". Một tình huống bất ngờ làm người đọc nín thở vì căng thẳng hồi hộp. Tình huống đắt giá này đã bộc lộ phẩm chất cao đẹp của nhân vật. Đó là tinh thần yêu nước của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, dám hy sinh tất cả cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Tình huống truyện kiểu này rất phổ biến trong văn xuôi chống Mỹ, ở tác phẩm của Anh Đức, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi... Bởi vì: “Cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt đã đặt mỗi người Việt Nam bình thường ở vào tình huống không thể không trở thành anh hùng. Đồng thời, mỗi con người một cách tự nhiên đều cảm thấy hết sức gắn bó với cộng đồng và có ý thức nhân danh cộng đồng mà suy nghĩ và hành động” (Nguyễn Đăng Mạnh). Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, khi có thời gian và điều kiện để suy ngẫm kỹ lưỡng về vấn đề đối tượng và mục đích của văn học, sáng tác của Nguyễn Quang Sáng mới dần dần chuyển sang một thời kỳ đầy băn khoăn, trăn trở để được đi sâu vào khám phá những vấn đề của cuộc sống đời thường. Nhà văn hóa thân vào một nhân vật trong truyện, nhận thức về thế giới xung quanh, phát hiện ra những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, nêu những nhận xét khái quát, những bài học có tính triết lý sâu sắc. Phùng Quý Nhâm nhận xét về một số truyện ngắn trong tập Bàn thờ tổ của một cô đào (xuất bản năm 1985): “Đọc một số truyện như Bàn thờ tổ của một cô đào, Đứa bé bị đi xa, Cô gái thích soi gương, Dấu chân... ta nhận ra tiếng nói đồng cảm, tiếng nói nhân bản của con người. Cái dư vị, cái thấm thía của mỗi truyện là bài học đạo lý, lẽ sống ở đời. Chất ngẫm suy, nhắn gửi lẽ sống ở một số truyện về sau càng gia tăng. Dù viết câu chuyện đã qua hay đồng thời nhà văn muốn nhắn gởi nỗi niềm, bài học đạo lý, từ đó định hướng thái độ sống của con người”. Đọc Bàn thờ tổ của một cô đào, người đọc theo dõi số phận của cô đào Thanh 55 Sa, song điều chủ yếu và thấm hiểu cái điều: “dù lớn, dù nhỏ, những ai là người đang có mỗi sự nghiệp nhất định, chắc rằng trong mỗi chúng ta đều có một người nào đó hạ xuống cho ta bay lên. Người đó không gọi là ông tổ, cũng không thờ, nhưng đó là những con người không thể quên”. Tình huống là một yếu tố quan trọng trong các tác phẩm văn xuôi. Tình huống cụ thể giúp cho nhà văn hình thành nội dung những sự việc, biến cố, những mâu thuẫn, xung đột trong tác phẩm. Trong các truyện ngắn, tác giả tạo ra tình huống để triển khai cốt truyện để các nhân vật bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ và hành động. Ở các truyện ngắn thông thường, tác giả tạo nên tình huống bằng một sự kiện gây tác động mạnh mẽ đến nhân vật. Chúng tôi quan niệm việc phân chia ra các dạng tình huống khác nhau chỉ là một việc làm tương đối. Hoạt động sáng tác của nhà văn là một hoạt động sáng tạo, quá trình cảm thụ tác phẩm văn học của người đọc cũng là một quá trình sáng tạo. Những hoạt động sáng tạo của nhà văn nhằm đem đến cho người đọc những nhận thức mới về cuộc sống xung quanh, những tư tưởng, tình cảm mới được bồi đắp. Hơn nữa quan niệm “văn dĩ tải đạo” đã có từ xưa, danh hiệu “nhà văn - chiến sĩ” đã rất quen thuộc với các nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng Tám, trong đó có Nguyễn Quang Sáng. Việc phân chia các dạng tình huống khác nhau chủ yếu vẫn là tiếp tục những thao tác cần thiết để tìm hiểu các “phương diện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn” ( Từ điển thuật ngữ văn học) trong việc tìm tòi, phản ánh hiện thực đời sống. Mỗi nhà văn đều có một sở trường riêng, một miền đất sáng tác riêng thể hiện cảm xúc riêng của mình. Trước đây tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng chủ yếu viết về đề tài chiến tranh, viết về người cán bộ cách mạng như: Chiếc lược ngà, Quán rượu người câm, viết về anh du kích như Một chuyện vui, viết về người phụ nữ Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ: Chị xã đội trưởng, Bông cẩm thạch, Người đàn bà Tháp Mười, Chị Nhung hoặc viết về chiến tranh sau chiến tranh như: Dấu chân, Người bạn lính, Nhớ anh trên bước đường về, Sự tích một bài ca.... Sau này, Nguyễn Quang Sáng có những tìm tòi, sáng tạo mới trong thể loại truyện ngắn. Nguyễn Quang Sáng vẫn viết về đề tài chiến tranh nhưng ông cũng rất nhạy cảm với cuộc sống đời thường sau chiến tranh, kể cả những đề tài nhỏ ông cũng thể hiện rất sâu sắc những suy ngẫm triết lý, những chiêm nghiệm về lẽ sống, về cách ứng xử của con người. Những truyện ngắn như: Tôi thích làm vua, Con khướu sổ lồng, Thế võ, Niềm vui của ngoại sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Quang Sáng là những truyện ngắn hay. 56 Việc khảo sát những truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng để tìm ra các dạng tình huống phổ biến, chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu sự phong phú, độc đáo trong tác phẩm của ông, nhằm khám phá, tiếp cận hiện thực đời sống con người. 2.3. Các dạng tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 2.3.1 Tình huống kịch Đây là một dạng tình huống rất phổ biến trong các tác phẩm văn xuôi nói chung và truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói riêng. Các tác giả thường tạo ra trong truyện ngắn của mình những tình huống gay cấn mang những xung đột dữ dội giữa nhân vật này với nhân vật khác, xung đột trong nội tâm nhân vật. Cũng như một số tác giả cùng thời, Nguyễn Quang Sáng thường tạo ra trong tác phẩm của mình những xung đột mang tính thời đại giữa nông dân và địa chủ, giữa nhân dân anh hùng và kẻ thù hung bạo. Những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm nhân vật được chú ý miêu tả. Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thường có những tình huống bất ngờ, kết thúc truyện đột ngột. Vì thế, tác phẩm có dạng tình huống kịch của ông thường hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của người đọc. Truyện ngắn đầu tiên có dạng tình huống kịch của Nguyễn Quang Sáng là Con chim vàng. Truyện viết về tình cảnh khốn khổ, bi đát của người nông dân bị bọn địa chủ áp bức, bóc lột. Tác phẩm là câu chuyện đầy kịch tính. Toàn bộ câu chuyện là một chuỗi liên tiếp những câu chuyện có tính chất xung đột, mâu thuẫn. Câu chuyện bắt đầu từ khi có con chim “cánh vàng như nghệ, mỏ đỏ như son” ngày nào cũng đến đậu ở cây trứng cá trước sân, khiến cho thằng Quyên - con địa chủ - rất thích. Nó mơ ước bắt được con chim vàng. Nó bỏ ăn, bỏ chơi, đêm ngủ là mơ thấy con chim vàng, giật mình tỉnh dậy nó nhắc đến con chim vàng. Nó bảo mẹ nó bắt cho kỳ được. Đối với thằng Bào -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_05_08_3172034577_6974_1872285.pdf
Tài liệu liên quan