Luận văn Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Quá trình CNH – HĐH đã tác động sâu sắc đến các hình thức TCSX và

TCLTNN trên địa bàn huyện Long Thành. Trước đây, trên địa bàn huyện có các

hình thức TCSX (các xí nghiệp NN) là kinh tếhộgia đình, các hợp tác xã NN, nông

trường quốc doanh nhưng hoạt động không mang tính chất hang hóa đểphục vụ

theo nhu cầu của thịtrường mà lại ảnh hưởng bởi sản xuất theo kếhoạch mà nhà

nước đưa ra (hợp tác xã và nông trường quốc doanh), còn kinh tếhộgia đình thì chỉ

có qui mô nhỏlẻ, mang tính chất tựcấp tựtúc là chủyếu nên hiệu quảsản xuất

trong nông nghiệp không cao. Trong thời kì CNH – HĐH đất nước, các hình thức

TCSX của NN ởhuyện một mặtthay đổi mục đích và phương thức sản xuất trong

các hình thức cũ(hộgia đình cũng chuyển sang sản xuất hàng hóa;

pdf155 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2007 2008 - Tiền Việt Nam 1.000 đồng 3736 5967 6470 13.384 15.184 18.132 21.231 - Quy USD USD 340 417 446 750 1.286,7 - Tỉ giá VNĐ/USD 1.000 đồng 11,0 14,3 14,5 15,9 16,5 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành Tỉ lệ hộ nghèo của huyện giảm mạnh từ 1,77% vào năm 2005, (vốn đã thấp hơn so với mức bình quân chung toàn tỉnh) xuống còn 1,45% vào năm 2008; tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 97,8% (2008) và tỉ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 93%, đều cao hơn mức bình quân toàn tỉnh. Trong năm 2008, huyện đã giải quyết việc làm cho 7.367 lao động trên địa bàn, giúp ổn định đời sống người dân. Tính đến tháng 6 năm 2009, huyện cũng đã giải quyết thêm cho 3.254 người lao động có việc làm ổn định. 2.3.2. Sự chuyển biến trong các ngành và lĩnh vực Quá trình CNH – HĐH đã tác động trực tiếp đến các ngành nghề và các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn huyện với những thay đổi đáng khích lệ: 2.3.2.1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Với vai trò được xác định là ngành trọng tâm trong quá trình chuyển đổi kinh tế, ngành công nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt từ các cấp lãnh đạo và các nhà đầu tư nên cũng có những chuyển biến tích cực: - Dưới sự cho phép của các cơ quan chức năng, nhiều hình thức tổ chức sản xuất ở mức độ tập trung cao trong công nghiệp được hình thành và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, đang dần khẳng định vai trò quan trọng của mình. - Các sản phẩm của ngành công nghiệp ngày càng đa dạng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người và có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. - Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và sơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp để phục vụ sản xuất và tiêu dùng. - Có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ bên ngoài. Là huyện có tiềm năng và lợi thế về phát triển công nghiệp và TTCN cùng với chủ trương đầu tư phát triển đúng hướng của các cấp, các ngành nên sản xuất công nghiệp và TTCN của huyện trong những năm qua đã đạt được những kết quả chủ yếu sau: - Về sử dụng lao động: nhìn chung, từ năm 2000 đến 2005, số lao động hoạt động trong ngành công nghiệp và TTCN đã tăng 2.251 lao động (tăng 3,6%/năm), đến năm 2008, ngành CN – TTCN và xây dựng của huyện đã thu hút 58.428 người (tăng 8.645 người - đạt tỉ lệ tăng 17,4%) chứng tỏ ngành công nghiệp – TTCN của huyện đã thu hút được ngày càng nhiều lao động trong và ngoài huyện, một mặt giúp phát triển kinh tế, một mặt tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp ổn định xã hội. Nhờ quá trình CNH – HĐH mà năng suất lao động trong ngành CN và TTCN cũng tăng lên đáng kể: từ mức 34,9 triệu đồng/năm năm 2005 đã lên đến 55,13 triệu đồng vào năm 2008, gấp 1,58 lần. Có được kết quả này là nhờ quá trình đổi mới công nghệ và ứng dụng mạnh mẽ khoa học kĩ thuật trong CN và TTCN. 34.9 39.6 47.2 55.13 0 10 20 30 40 50 60triệu đồng 2005 2006 2007 2008 năm Có thể thấy rõ sự biến đổi trong ngành công nghiệp và TTCN của huyện trong thời gian qua như sau: Hình 2.8: Năng suất lao động trong ngành công nghiệp huyện Long Thành (2005-2008) Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu trong ngành công nghiệp huyện Long Thành thời kì 2000 – 2008 Thực hiện Tăng BQ (%/năm) Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2006 2007 2008 2001-2005 2008 1. Lao động sản xuất công nghiệp Người 6399 49.603 53.201 55.928 58.428 3,6 2. Giá trị sản xuất (giá 94) tỉ đồng 1798 4.056 4.824 6.142,6 7.518,3 17,8 19,25 - Quốc doanh (Trung ương, tỉnh, huyện) tỉ đồng 99 188 210,3 236,5 267,3 13,7 17,2 - Ngoài quốc doanh (CN địa phương) tỉ đồng 242 701 822 976,8 1.171,5 23,7 9,45 - Khu vực có vốn nước ngoài tỉ đồng 1457 3167 3.791,7 4.929,2 6.079,5 16,8 22,7 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành - Về giá trị sản xuất: tăng liên tục, trong đó tốc độ tăng của công nghiệp ngoài quốc doanh là tăng nhanh nhất, kế đến là công nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai, và cuối cùng là công nghiệpquốc doanh. Xu hướng này rất phù hợp với xu hướng phát triển chung của tỉnh và của cả nước nhằm phát huy hết tiềm năng nội lực của huyện cũng như khai thác triệt để sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Xu hướng này phản ánh rất rõ nét quá trình CNH – HĐH ở Long Thành đang có những thay đổi đáng khích lệ: 13.5 17.3 15.6 81 78.1 80.8 5.5 4.6 3.60% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2005 2008 năm tỉ lệ (%) Đầu tư nước ngoài CN địa phương Quốc doanh Hình 2.9: Giá trị sản xuất ngành CN huyện Long Thành phân theo thành phần kinh tế (2000-2008) - Về các sản phẩm chủ lực: nhìn chung, các sản phẩm công nghiệp – TTCN trên địa bàn huyện khá đa dạng với hàng chục loại sản phẩm, trong đó có 9 mặt hàng chủ lực: phân lân (do TW quản lí), giấy, gạch xây dựng, ngói xây dựng, nước đá, cửa sắt (khu vực ngoài quốc doanh) và gạch men, bột ngọt, chất tẩy rửa (khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của thị trường và nhờ chính sách của tỉnh và nhà nước nên một số ngành công nghiệp như chế biến, may mặc và ngành xây dựng cũng có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. - Về kết quả đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp địa phương: + Các khu công nghiệp đã triển khai thực hiện được 1.177 ha so với qui hoạch 1.957 ha (đạt 60,14%), trong đó khu công nghiệp Gò Dầu đã thực hiện 100% là 184ha so với qui hoạch là 198 ha (giảm 14ha), khu công nghiệp Tam Phước và dốc 47 đã thực hiện 353ha/423ha (đạt 83,45%), khu công nghiệp Long Thành thực hiện 640ha/710ha (đạt 90,14%). + Các cụm công nghiệp đã triển khai thực hiện gần 300ha so với qui hoạch 955 ha (đạt gần 30%). - Về thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước: hiện trong huyện có khoảng 1300 công ty, doanh nghiệp với vốn đầu tư trên 7.500 tỉ đồng, trong đó 178 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1.774 triệu USD. Các cụm CN Các khu CN Hình 2.10: Sự phân bố các khu và cụm CN trên địa bàn huyện Long Thành Tóm lại, ngành công nghiệp và TTCN của huyện trong những năm qua đã thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp đã và đang được hình thành tạo tiền đề thuận lợi để huyện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ đầu tư phát triển công nghiệp mà đặc biệt là đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện còn chậm và đang có xu hướng giảm do các nguyên nhân là chuyển sang đầu tư vào các lĩnh vực khác là dịch vụ. 2.3.2.2. Ngành thương mại, dịch vụ Ngành dịch vụ là ngành có vai trò nối giữa khâu sản xuất đến tiêu dùng và phục vụ đời sống người dân. Do đó, khi có sự chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, ngành dịch vụ cũng có nhiều tác động: - Tạo ra cơ hội để phát triển một ngành dịch vụ với mạng lưới rộng khắp, đa dạng về loại hình để phục vụ mọi nhu cầu trong sản xuất và tiêu dùng của người dân. - Được nhiều nhà đầu tư chú trọng vì theo xu thế chung, sau thời kì phát triển công nghiệp, ngành dịch vụ sẽ là ngành có vị trí cao nhất trong nền kinh tế bởi chính vai trò quan trọng của nó. Cùng với phát triển khá nhanh của ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện cũng phát triển với tốc độ tương ứng, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 946,926 tỉ đồng, tăng 21,82% (năm 2008). a. Hoạt động thương mại Thể hiện qua mức độ buôn bán hàng hóa trên địa bàn, cụ thể: Tình hình buôn bán hàng hóa trên địa bàn huyện thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 2.9: Doanh số bán hàng huyện Long Thành thời kì 2000-2008 Thực hiện Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 2006 2007 2008 I. Doanh số bán ra triệu đồng 2011 2599 2673 2710 3028 1. Bán lẻ triệu đồng 2011 2599 2673 2710 3028 2. Bán buôn triệu đồng 0 II. Cơ cấu 1. Bán lẻ % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 2. Bán buôn % 0 0 0 0 0 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành Như vậy, họat động buôn bán của huyện chủ yếu là bán lẻ (100%), không có bán buôn chứng tỏ sức sức trên thị trường khá lớn và đang có tiềm năng tăng mạnh. Đặc biệt từ năm 2007 đến năm 2008, sức mua trên địa bàn huyện tăng nhanh (gấp 1,12 lần), chứng tỏ nền kinh tế phát triển, mức sống được nâng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế thì người dân quan tâm nhiều hơn đến mua sắm. 2211 2599 2673 2710 3028 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 triệu đồng 2000 2005 2006 2007 2008 năm Mạng lưới chợ nông thôn được sắp xếp tương đối ổn định và từng bước phát triển. Các hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch của các doanh nghiệp và hộ tư nhân dọc quốc lộ 51 cũng phát triển khá nhanh đã góp phần vào việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của ngành. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn đang triển khai nhiều dự án về du lịch, vui chơi giải trí như Lâm trại Sơn Tiên, sân golf, câu lạc bộ xanh… cũng góp phần làm cho doanh số bán hàng của huyện tăng lên. Mặt khác, lượng hàng hóa trên thị trường trong huyện ngày càng đa dạng, dồi dào, đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu của người dân. Tuy trong những năm gần đây, hầu hết giá cả hàng hóa tiêu dùng có biến động tăng làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là người nghèo và người có thu nhập thấp nhưng nhu cầu của người dân vẫn rất cao, là một động lực để doanh số bán hàng tăng nhanh. Hình 2.11: Doanh số bán hàng huyện Long Thành (2000-2008) b. Dịch vụ vận tải Theo kết quả điều tra nông thôn – nông nghiệp và thủy sản năm 2007, toàn huyện có 1232 phương tiện vận tải thủy bộ, trong đó: ô tô chở khách có 219 cái, ô tô vận tải có 474 cái, xe công nông 318 cái và tàu thuyền vận tải cơ giới 221 cái. Hầu hết các phương tiện vận tải nêu trên có công suất vừa và nhỏ, thời gian sử dụng tương đối lâu, đặc biệt có một số phương tiện tự chế (máy nổ, động cơ công nông chuyển thành xe tải) không đảm bảo về tiêu chuẩn kĩ thuật và không được cấp phép lưu hành vẫn lưu thông trên các tuyến đường chính, kể cả quốc lộ. Đây là tình trạng chung của rất nhiều địa phương, cần sớm có biện pháp khắc phục. Bảng 2.10: Kết quả hoạt động ngành giao thông vận tải huyện Long Thành thời kì 1995-2008 Thực hiện Chỉ tiêu Đơn vị tính 1995 2000 2005 2006 2007 2008 I. Hàng hóa 1. Vận chuyển 1.000tấn 1871 2160 4737 5638 6472 7856 2. Luân chuyển 1.000tấn.km 10144 12173 28422 35.519 44.657 58.920 3. Cự li vận chuyển TB Km 5,4 5,6 6,0 6,3 6,7 6.8 II. Hành khách 1. Vận chuyển 1.000HK 599 853 2115 2437 2764 3215 2. Luân chuyển 1.000HK.km 15294 21780 63450 95.043 105.032 131.815 3. Cự li vận chuyển TB Km 26 26 42 39 38 41 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành Nhìn chung, từ 1995 đến 2005, khối lượng vận chuyển cũng như luân chuyển cả người và hàng hóa trên huyện Long Thành đều tăng nhưng tốc độ tương đối chậm. Từ sau 2006, tốc độ khối lượng và vận chuyển đều được nâng lên và có tốc độ tăng nhanh. Song trên thực tế, sự phát triển của ngành giao thông vận tải của huyện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và cần được khắc phục trong tương lai. c. Dịch vụ bưu chính viễn thông Hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông của huyện trong những năm gần đây phát triển khá mạnh với tổng doanh thu tăng từ 3,3 tỉ đồng năm 1995 lên 48,8 tỉ đồng năm 2005 (tốc độ tăng thời kì 2001-2005 đạt 22,5%), cụ thể: Bảng 2.11: Tình hình phát triển ngành bưu chính - viễn thông huyện Long Thành thời kì 1995-2008 Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2005 2006 2007 2008 1. Số cơ sở - Bưu cục Cơ sở 5 5 4 4 4 4 - Bưu điện văn hóa xã Cơ sở 7 10 15 15 16 16 - Trạm tiếp sóng TV Cơ sở 2 3 8 9 10 10 2. Doang thu bưu điện Tỉ đồng 3,3 17,8 48,8 53,5 69,3 80,1 3. Tổng số điện thoại chiếc 1072 5720 26330 28845 39070 44.427 - Điện thoại/100 dân chiếc 0,61 3,20 12,57 13,6 17,99 20 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành Có thể thấy, nhờ quá trình CNH – HĐH nên cả doanh thu lẫn chất lượng phục vụ đời sống của người dân trong ngành bưu điện cũng được cải thiện: 80.1 20 48.8 17.8 3.3 44.427 26.33 5.721.072 12.57 3.20.610 20 40 60 80 100 1995 2000 2005 2008 năm doanh thu (tỉ đồng) số máy (ngàn cái) máy trong 100 dân (cái) Hình 2.12: Tình hình phát triển của ngành bưu điện huyện (1995-2008) Các chỉ số trên đều cho thấy hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông của huyện rất phát triển, đặc biệt về chỉ số điện thoại bình quân/100 dân đã tăng liên tục và tăng rất nhanh, tương đương mức bình quân toàn tỉnh. d. Dịch vụ tài chính tín dụng Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, dịch vụ tài chính tín dụng của huyện cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ: - Về thu – chi ngân sách: nhìn chung là tăng liên tục, phục vụ tốt cho xã hội, cụ thể: Bảng 2.12: Thu – chi ngân sách trên địa bàn huyện Long Thành Thời kì 2000-2008 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 1. Tổng thu ngân sách 29980 116380 232408 442798 630919 2. Tổng chi ngân sách 31230 79533 149928 150308 198149 - Chi xây dựng cơ bản 5561 45000 63816 95008 87382 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành - Về tín dụng ngân hàng: quá trình thực hiện CNH – HĐH đã góp phần thúc đẩy hoạt động huy động vốn tín dụng và dịch vụ của các ngân hàng trên địa bàn huyện phát triển khá nhanh. Bảng 2.13: Kết quả hoạt động ngân hàng trên địa bàn huyện Long Thành Thời kì 2006-2009 (Đơn vị: tỉ đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 6/2009 1. Tổng số vốn huy động từ ngân hàng 555 810 1597 309,1 2. Số dư nợ 230 1175 1439 134 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành Ngoài ra, hiện nay, hệ thống các ngân hàng tại địa bàn huyện cũng đang được mở rộng. Sự có mặt ngày càng nhiều các hệ thống ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, và mới đây là Ngân hàng Dầu khí, Ngân hàng Cổ phần thương mại Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng Quân đội…cho thấy đây là một thị trường lớn và có sức phát triển mạnh mẽ, cần được đầu tư xứng tầm hơn. 2.3.2.3. Ngành nông – lâm nghiệp Trong quá trình chuyển đổi sản xuất kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, bản thân ngành nông nghiệp cũng có được những tác động tích cực sau: - Được công nghiệp hỗ trợ một cách đắc lực trong việc giải phóng sức lao động của con người mà thay vào đó là sự làm việc của máy móc, con người chỉ có vai trò điều khiển, sắp xếp. - Năng suất cây trồng và vật nuôi được nâng cao nhờ có công nghiệp với những hỗ trợ về giống, phân bón, thuốc trừ sâu và các sản phẩm khác. - Hỗ trợ trong việc bảo quản và đa dạng hóa sản phẩm nhờ công nghiệp chế biến, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu; tăng giá trị và qua đó tăng thêm được thu nhập cho người nông dân. - Các sản phẩm rất tiến bộ của ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ tương ứng (máy tính và hệ thống thông tin trên Internet và các phần mềm tương ứng) đã giúp người nông dân tìm kiếm và mở rộng thị trường ra bên ngoài (hướng đến xuất khẩu), tìm được các cách` sản xuất mới, đồng thời mở rộng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và tự nâng cao trình độ sản xuất và đời sống của mình. - Quá trình chuyển đổi sản xuất cũng làm cho nông nghiệp giảm được sự lệ thuộc quá nhiều vào tự nhiên - một đặc tính của ngành nông nghiệp từ bao đời nay như xây dựng các công trình thủy lợi có thể giúp tưới hoặc tiêu nước, bón phân để tăng độ phì cho đất, xây dựng các trang trại chăn nuôi… Kết quả đạt được cụ thể như sau: a. Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp Nhờ tác động tích cực của các chính sách đổi mới nông nghiệp – nông thôn trong thời kì CNH – HĐH và những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện những năm qua cũng có những bước tăng trưởng khá cao, cụ thể: 31 9. 1 9.2 1.3 41 8. 5 11.7 1.8 51 4. 5 18.7 2.8 60 0. 3 25.63.8 0 200 400 600 800 tỉ đồng 1995 2000 2005 2008 năm Nông nghiệp Thủy sản Lâm nghiệp Hình 2.13: Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản huyện Long Thành (1995-2008) - Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tăng (giá cố định 94) từ 329,6 tỉ đồng năm 1995 lên 432,0 tỉ đồng năm 2000, đạt mức tăng trung bình 5,6%, cao hơn mức trung bình chung của tỉnh (4,7%). Đến năm 2008, giá trỉ sản xuất của ngành này tăng lên 629,7 tỉ đồng, đạt mức tăng trưởng 2,6%, trong đó thủy sản và nông nghiệp có mức tăng khá cao, còn lâm nghiệp có mức tăng tương đối chậm. Trong xu hướng này, cần phải áp dụng những biện pháp để cho ngành lâm nghiệp có tốc độ tăng nhanh hơn nhằm làm cho tỉ lệ che phủ rừng trong huyện được nâng lên cao hơn. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tốc độ của ngành trồng trọt thấp và có xu hướng giảm trong những năm gần đây, ngược lại ngành chăn nuôi lại tăng khá nhanh (năm 2005 ngành chăn nuôi chiếm khoảng 27,32% nhưng đến 2008 lên 32,13%), ngành dịch vụ trong nông nghiệp cũng có xu hướng tăng nhanh. Đây cũng là một xu hướng tương đối hợp lí trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Năm 1995 1.3 82.9 15.8 Trồng trọt Chaên nuoâi Dịch vụ Năm 2005 67.8 4.9 27.3 Năm 2008 32.1 63.2 4.7 Hình 2.14: Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Long Thành qua các thời kì (1995-2008) Cụ thể có thể thấy được tình hình sản xuất của ngành nông – lâm – ngư nghiệp của huyện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.14: Tình hình sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp huyện Long Thành thời kì 1995-2008 Chỉ tiêu Đơn vị tính 1995 2000 2005 2006 2007 2008 I. Giá trị sản xuất tỉ đồng 329,6 432,0 536,0 569,3 603,6 629,7 1. Nông nghiệp tỉ đồng 319,1 418,5 514,5 545,5 576,9 600,3 - Trồng trọt tỉ đồng 264,6 306,7 348,9 370,7 386,5 379,3 - Chăn nuôi tỉ đồng 50,4 89,2 140,6 149,1 164,3 192,9 - Dịch vụ tỉ đồng 4,1 22,6 25,1 25,6 26,1 28,2 2. Lâm nghiệp tỉ đồng 1,3 1,8 2,8 3,1 3,4 3,8 3. Thủy sản tỉ đồng 9,2 11,7 18,7 20,7 23,3 25,6 II. Cơ cấu 1. Nông – lâm – thủy sản 100 100 100 100 100 100 100 - Nông nghiệp % 96,8 96,9 96,0 95,8 95,6 95,3 - Lâm nghiệp % 0,4 0,4 0,5 0,6 0,5 0,6 - Thủy sản % 2,8 2,7 3,5 3,6 3,9 4,1 2. Nông nghiệp % 100 100 100 100 100 100 - Trồng trọt % 82,9 73,3 67,8 68 67 63,2 - Chăn nuôi % 15,8 21,3 27,3 27,3 28,5 32,1 - Dịch vụ % 1,3 5,4 4,9 4,7 4,5 4.7 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành - Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư nghiệp chuyển dịch chậm và nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao. Riêng cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ: tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm mạnh, còn tỉ trọng ngành chăn nuôi cũng như dịch vụ trong nông nghiệp lại tăng nhanh và rất cao. b. Về hình thức tổ chức sản xuất và tổ chức lãnh thổ NN Quá trình CNH – HĐH đã tác động sâu sắc đến các hình thức TCSX và TCLTNN trên địa bàn huyện Long Thành. Trước đây, trên địa bàn huyện có các hình thức TCSX (các xí nghiệp NN) là kinh tế hộ gia đình, các hợp tác xã NN, nông trường quốc doanh nhưng hoạt động không mang tính chất hang hóa để phục vụ theo nhu cầu của thị trường mà lại ảnh hưởng bởi sản xuất theo kế hoạch mà nhà nước đưa ra (hợp tác xã và nông trường quốc doanh), còn kinh tế hộ gia đình thì chỉ có qui mô nhỏ lẻ, mang tính chất tự cấp tự túc là chủ yếu nên hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp không cao. Trong thời kì CNH – HĐH đất nước, các hình thức TCSX của NN ở huyện một mặt thay đổi mục đích và phương thức sản xuất trong các hình thức cũ (hộ gia đình cũng chuyển sang sản xuất hàng hóa; các hợp tác xã cũng chuyển sang việc tôn trọng sự tự nguyện hợp tác của các thành viên chứ không phải theo một sự sắp xếp của nhà nước hay một tổ chức nào; nông trường quốc doanh phần lớn chuyển sang các hình thức phù hợp hơn (trang trại), nếu có tồn tại thì cũng ở vai trò quản lí là chủ yếu, phần lớn các nông trường trên địa bàn huyện đã giao đất khoán cho các hộ gia đình hoặc tư nhân), một mặt xuất hiện các hình thức TCSX tiến bộ hơn nhằm phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trong NN như hình thức trang trại (xí nghiệp NN), thể tổng hợp NN. Đây là những hình thức mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng lại phát triển rất nhanh và ngày càng hoàn thiện, phù hợp với điều kiện và đặc điểm NN Việt Nam bởi sự tiến bộ của nó. - Kinh tế hộ gia đình (còn gọi là nông hộ): là một hình thức đặc trưng của nền sản xuất nhỏ, tồn tại khá phổ biến và lâu đời ở nước ta. Nguồn lao động trong kinh tế hộ gia đình thường là các thành viên trong hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng chung sống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập. Hiện nay, kinh tế hộ gia đình vẫn đóng vai trò chủ đạo trong NN của huyện bởi truyền thống canh tác lâu đời. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra của các hộ không phải dùng để phục vụ mục đích tự cấp, tự túc như trước đây mà chuyển sang sản xuất hàng hóa hoặc nhận khoán từ các nông trường. Nhờ kinh tế hộ gia đình phát triển và thay đổi theo chiều hướng tích cực mà cuộc sống của người dân trong huyện được cải thiện đáng kể. - Hợp tác xã: ra đời từ thời kỳ phong kiến, cùng với sự thay đổi về đường lối đổi mới thì mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta cũng có sự thay đổi về hình thức sở hữu và phương thức hoạt động. Năm 1996 nhà nước đã ban hành luật hợp tác xã, quy định cụ thể hình thức sở hữu và sản xuất của các hợp tác xã. Tuy hiện nay trên địa bàn huyện, số lượng hợp tác xã đã giảm nhiều, còn lại không đáng kể nhưng hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp trên huyện đã đảm nhiệm những dịch vụ mang tính cộng đồng, trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chất lượng và giá cả dịch vụ do hợp tác xã nông nghiệp cung ứng nói chung tốt và rẻ hơn so với dịch vụ tư nhân hoặc hộ tự làm. - Trang trại: là hình thức tổ chức cao hơn hộ gia đình nó là kết quả tất yếu của nền sản xuất hàng hoá, là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới. Tuy mới phát triển từ thập niên 90 của thế kỷ XX, song đã tạo ra những chuyển biến mới trong nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện để nông nghiệp không chỉ của huyện Long Thành chuyển biến nhanh sang sản xuất hàng hoá. Việc phát triển trang trại không chỉ mang lại ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế (mang lại thu nhập lớn) mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội và môi trường sinh thái nông nghiệp. Kinh tế trang trại đã giải quyết một vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời với việc sử dụng một cách có hiệu quả các tài nguyên đất, trồng rừng và bảo vệ rừng đã góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái. Trên địa bàn huyện Long Thành, theo số liệu của Phòng Thống kê, hiện nay có 129 trang trại hoạt động trên địa bàn huyện. Phần lớn các trang trại này là những trang trại có qui mô nhỏ và trung bình, sản xuất đa dạng hóa nhiều loại sản phẩm NN như chăn nuôi gia cầm (gà, vịt…), thủy sản (nuôi tôm, cá), gia súc (trâu, bò, dê…) hay kết hợp vừa trồng cây vừa chăn nuôi và kết hợp với du lịch sinh thái (trang trại Vườn Xoài). Nông trường quốc doanh: là hình thức tổ chức nông nghiệp rất phổ biến ở nước ta cũng như của các nước XHCN trên thế giới. Nông trường quốc doanh ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỉ qua, hiện tại đã có những thay đổi về hình thức và chức năng. Các nông trường được trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, có hướng chuyên môn hoá rõ, khả năng cơ giới hoá cao. Mỗi nông trường có bộ máy quản lí riêng để điều hành sản xuất kinh doanh. Lao động làm việc trong nông trường được coi là công nhân nông nghiệp, được hưởng lương do nhà nước chi trả. Hiện nay nhiều nông trường đã giao đất đai, vườn cây, đồi rừng cho các hộ gia đình. Một số nông trường tồn tại dưới sự quản lí của các cá nhân. Đặc biệt khi kinh tế trang trại tỏ ra ưu thế thì nhiều nông trường quốc doanh với điều kiện đât đai và cơ sở kĩ thuật vốn có đã nhanh chóng chuyển sang hình thức trang trại. Trên địa bàn huyện Long Thành, hình thức nông trường còn lại không nhiều. Nổi bật là Nông trường Cao su Long Thành và Lâm trường Long Thành. Hai nông trường này cũng đang thay đổi cách quản lí để phù hợp hơn với kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa, đồng thời nâng cao mức thu nhập cho người dân. Thể tổng hợp nông nghiệp: là một hình thức khá mới mẻ và manh nha là các vành đai xanh quanh các thành phố lớn (thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành). Các thể tổng hợp nông nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông nghiệp (chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và trang trại) với các xí nghiệp công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp chế biến). Việc hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp mang lại ý nghĩa rất lớn, nó cho phép tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi, phát huy vai trò của các đô thị, thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm đồng thời giải quyết được vấn đề lương thực thực phẩm, vấn đề việc làm, mang lại hiệu quả và năng suất xã hội. Nhờ quá trình CNH – HĐH và quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất NN sang sản xuất CN mà trên địa bàn huyện hình thức này đang ngày càng phát triển mạnh và thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình. Sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH015.pdf