Cơ cấu kinh tế nước ta gồm ba lĩnh vực: nông – lâm - thủy sản (NLTS),
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN), thương mại – dịch vụ (TM –
DV). Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ đô thị hóa của một
vùng lãnh thổ là sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của
các ngành CN – TTCN, TM – DV.
Biên Hòa trước đổi mới đã là một thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp
cao, tuy nhiên giá trị sản xuất của nông – lâm – thủy sản cũng không nhỏ trong khi
thương mại – dịch vụ không đáng kể. Năm 1985, giá trị sản xuất (GTSX) của khu
vực CN - TTCN chiếm khoảng 50%, nông - lâm - thủy sản chiếm 37% [40, tr.4].
Từ năm 1986, nắm bắt những lợi thế về điều kiện tự nhiên – xã hội; trong
đó quan trọng nhất là nguồn lực con người, Đảng bộ thành phố sớm xác định mục
tiêu phát triển kinh tế thành phố trong thời kì đổi mới là huy động tối đa mọi
nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch nhanh cơ cấu
ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực thúc đẩy kinh tế trên địa bàn phát
triển với tốc độ cao, xứng đáng là thành phố trung tâm công nghiệp, dịch vụ của
cả tỉnh và là đô thị có vị trí quan trọng trong khu vực.
154 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) giai đoạn 1986 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng diễn ra mạnh mẽ, đồng thời là cơ sở
thúc đẩy Biên Hòa tiến nhanh hơn nữa trên côn đường hiện đại hóa.
2.3.1. Chuyển biến về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
2.3.1.1. Tình hình chung
Trước đổi mới năm 1986, ngành CN – TTCN phát triển nhưng còn chậm
chạp và không đều, một số ngành và sản phẩm bị thu hẹp.
Từ sau năm 1986, thành phố đã xác định CN – TTCN là mũi nhọn, ngành
sản xuất chính nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Cụ thể năm 1989
Thành ủy đã quyết định chuyển các hoạt động kinh tế từ cơ chế hạch toán bao cấp
sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN, giao quyền chủ động sản xuất, kinh
doanh cho các đơn vị kinh tế. Vì vậy giá trị sản xuất của ngành CN - TTCN trên
địa bàn thành phố đã không ngừng phát triển, liên tục tăng qua các năm.
Bảng 2.8. Giá trị sản xuất ngành CN – TTCN của TP. Biên Hòa qua các năm
1985 – 2005
ĐVT: triệu đồng (giá cố định 1994)
Năm 1985 Năm 1990 Năm
1995
Năm 2000 Năm
2005
883,077 1.188,693
5.151,06
3
12.049,049 27.180,000
Nguồn: [Phòng Thống kê TP. Biên Hòa (54)]
20 năm qua, giá trị sản xuất của ngành CN – TTCN tăng đều, bình quân 5
năm sau tăng gấp đôi 5 năm trước. Riêng năm 1995 giá trị sản xuất tăng mạnh,
gần gấp 5 lần so với năm 1990. Đây là kết quả thành phố đạt được sau một thời
gian dài thực hiện đổi mới, tập trung xây dựng và phát triển các KCN, doanh
nghiệp và người dân đã quen với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có
sự chỉ đạo, quản lý của nhà nước.
Năm 2005 giá trị sản xuất của CN – TTCN tăng hơn 30 lần năm 1985, mức
tăng bình quân (giai đoạn 1991 – 2005) là 23,2%/năm, giá trị sản xuất công
nghiệp thành phố chiếm 67,6% so với sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, trong đó
công nghiệp quốc doanh tăng 13,7%/năm, công nghiệp ngoài quốc doanh là
30,7%/năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (từ 1995 – 2005) tăng 21,8%. Qua
đó nhận thấy công nghiệp quốc doanh là khu vực có tốc độ phát triển chậm nhất.
Trước năm 1995, công nghiệp quốc doanh là khu vực có vị trí quan trọng
trong nền công nghiệp thành phố, năm 1985 đóng góp 845.621 triệu đồng – chiếm
95,76% toàn bộ ngành công nghiệp thành phố, đến năm 1990 tỉ lệ đóng góp là
1.130916 triệu đồng – chiếm 95,14%.
Từ năm 1995 vai trò của công nghiệp quốc doanh sụt giảm, giá trị đóng
góp còn 2.746.144 triệu đồng – chiếm 53,31%, đặc biệt đến năm 2000, chỉ còn
đóng góp là 3.957.405 triệu đồng – chiếm 32,84% và năm 2005 là rất thấp:
7.770.000 triệu đồng – chiếm 28,58% [54]. Điều này cũng dễ hiểu trong điều kiện
thành phố thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, tạo điều kiện cho nhiều thành phần
kinh tế khác phát triển.
Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 1995 trở lại đây do được
khuyến khích phát triển đúng hướng, lại có nhiều thuận lợi về nguyên liệu và khả
năng tập trung vốn nên rất năng động trong cơ chế thị trường, có tốc độ phát triển
cao nhất (30,7%) và số cơ sở sản xuất đông nhất (năm 1985 chỉ có 945/1036 cơ sở
sản xuất toàn thành phố, đến năm 1995 tăng lên 1343/1432 cơ sở sản xuất, năm
2005 có 2266/2480 cơ sở sản xuất). Số lao động tăng nhanh từ 3018 người (năm
1985) lên 16.059 người (năm 1995) và 32.075 người (năm 2005); giá trị sản xuất
(theo giá cố định 1994) giai đoạn từ 1995 – 2000 tăng mạnh từ 277.768 triệu đồng
(1995) đến 1.125.889 triệu đồng (năm 2000) và 4.060.000 triệu đồng (năm 2005).
Sản phẩm do khu vực ngoài quốc doanh sản xuất rất đa dạng và ngày càng
tăng về số lượng các mặt hàng xuất khẩu (gốm, mây tre, may mặc, đồ mộc chế
biến, dép nhựa, bao bì) và các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân
dân (lương thực, thực phẩm, cơ khí, vật liệu xây dựng,). Phát huy thế mạnh từ
các ngành nghề có truyền thống lâu đời với tay nghề ngày càng tinh xảo, lại được
khuyến khích từ chủ trương phát triển hàng xuất khẩu, các sản phẩm của công
nghiệp ngoài quốc doanh đã có mặt ở nhiều thị trường nước ngoài như: Anh, Đức,
Pháp, Mỹ, Nhật, Úc, Hồng Kông, Đại Hàn, mang lại số ngoại tệ đáng kể, trên
76,2 triệu USD trong 5 năm (từ 1996 – 2000).
Cùng với sự phát triển của hàng xuất khẩu, các sản phẩm phục vụ tiêu dùng
trong nước xuất hiện ngày càng nhiều với sự đa dạng về chủng loại như gạch men
của Công ty gạch men Kinh Minh, năm 2000 sản xuất 1,2 triệu m2; giày dép của
công ty Bitis năm 2000 sản xuất 4,5 triệu đôi; chế biến thức ăn gia súc bình quân
tăng 12,03%/năm, sản phẩm may mặc tăng 30,85%/năm. Đặc biệt trong giai đoạn
từ năm 2000 – 2005, thành phố đã chú ý từng bước triển khai thực hiện di dời các
cơ sở sản xuất hiện hữu gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, trong đó đã
thực hiện di dời 12 cơ sở gạch ngói với 475 lao động, diện tích 15,70 ha (tại Tân
Vạn, Hóa An, Bửu Hòa, Long Bình Tân) có cơ sở máy móc cũ kỹ, lạc hậu, gây ô
nhiễm môi trường, tiêu thụ chậm, giá thành sản phẩm cao, đang trong tình trạng
không ổn định.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ mới đóng góp cho thành phố từ
những năm 1990 trở lại đây nhưng là khu vực năng động nhất, giữ vai trò, vị trí
chiến lược quan trọng trong sự phát triển của thành phố. Trong thời gian từ 1990 –
1995, giá trị đóng góp chưa cao. Đến năm 1995 đóng góp 2.127.151 triệu đồng,
chiếm 41,30% giá trị sản xuất công nghiệp thành phố; đến năm 2000 đóng góp
6.965.755 triệu đồng, chiếm 57,81%; và năm 2005 có giá trị sản xuất là
15.350.000 triệu đồng, chiếm 56,48%.
Nguyên nhân là trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thành phố đã
chú ý mở rộng và tạo điều kiện thu hút vốn bên ngoài bằng các luật thuế mới, gần
đây nhất là Luật doanh nghiệp cùng với việc bãi bỏ 84 loại giấy phép hành nghề,
tạo môi trường thông thoáng cho sản xuất.
Với chủ trương cổ phần hóa, tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công
nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, các ngành công nghiệp thành phố Biên
Hòa năm 2005 có trình độ tự động hóa và bán tự động hóa chiếm 30,18%, cơ khí
và bán cơ khí chiếm 43,25%, thủ công chiếm 26,57%; đặc biệt khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài có trình độ tự động hóa và bán tự động hóa rất cao (70,20%).
Điều này cho thấy rõ sự chênh lệch trong kỹ thuật sản xuất giữa khu vực kinh tế
trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy để tăng tính cạnh tranh
cho các mặt hàng, cần phải chú ý các hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào trong sản suất, nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân
lao động.
Như vậy, công nghiệp thành phố phát triển mạnh và nhanh từ năm 1995,
tập trung ở khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài. Điều này sẽ tạo điều kiện để tăng cường đầu tư và sử dụng công nghệ sản
xuất cao, góp phần hiện đại hóa thành phố. Tuy nhiên công nghiệp quốc doanh
vẫn nắm giữ những ngành kinh tế chính.
2.3.1.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp
Trước năm 1986, thành phố đã có KCN Biên Hòa 1 tập trung nhiều các cơ
sở sản xuất của thành phố.
Từ năm 1991 đến nay, quán triệt Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh, thành phố
đã chủ động thực hiện các giải pháp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các KCN tập
trung gắn với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Đến năm 2005, trên địa bàn thành
phố có 4 KCN tập trung với quy mô lớn là Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata và
Loteco thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài, trở thành yếu tố quyết định tốc độ
tăng trưởng nhanh của toàn ngành công nghiệp.
Khu công nghiệp Biên Hòa 1
Quy mô diện tích: 335 ha, trong đó đất xây dựng công nghiệp hiện hữu cải
tạo và phát triển là: 231,08 ha. Trong khu công nghiệp đã có sẵn mạng lưới công
trình kỹ thuật hạ tầng được xây dựng thời Mỹ - Ngụy. Hiện nay Công ty Phát triển
Khu công nghiệp Biên Hòa (Sonadezi) được giao làm chủ đầu tư để xây dựng khu
dân cư nhằm giải tỏa di dời dân trong KCN và cải tạo chỉnh trang mạng lưới kỹ
thuật hạ tầng.
Khu công nghiệp Biên Hòa 2
Được quy hoạch và xây dựng từ năm 1992 đến tháng 9 năm 1993. Đây là
KCN được đánh giá là thành công nhất về xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi vốn
đầu tư; việc xây dựng và kinh doanh hạ tầng tại khu công nghiệp này có lợi nhuận
cao.
Hiện nay KCN Biên Hòa 2 đã cho thuê hết 261 ha, chiếm 100% tổng diện
tích cho thuê; có hệ thống giao thông hoàn chỉnh phần đường với tổng chiều dài
22,5 km; hệ thống thoát nước mưa, nước thải hoàn chỉnh với tổng chiều dài 20
km; đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải có công suất
4.000 m3/ngày (đưa vào hoạt động tháng 4 năm 1999); nhà máy xử lý chất thải rắn
đang được khảo sát địa điểm xây dựng; hệ thống cấp nước hoàn chỉnh và đã khai
thác trạm cấp nước với công suất 15.000 m3/ngày cùng hai bể chứa có dung tích
6.000 m3 và hệ thống đường ống nước với chiều dài 23 km; đối với hệ thống điện:
đã lắp đặt xong trạm 40 MVA, hệ thống đường dây điện 22 KV dài 15 km; hệ
thống thông tin đảm bảo tốt, hoàn thiện hệ thống cây xanh đường phố.
Khu công nghiệp Amata
Được quy hoạch xây dựng năm 1993, hiện nay đã hoàn chỉnh hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khu vực xây dựng đợt đầu 129 ha, gồm:
- Đường giao thông, cống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống thông tin,
hệ thống cấp nước công suất 2.000 m3/ngày với hệ thống đường ống dài 5 km, xây
dựng xong nhà máy xử lý nước thải có công suất 1.000 m3/ngày (đã đưa vào hoạt
động từ tháng 5/1999), đã lắp đặt xong trạm 110KV/22KV – 40 MVA, đưa vào
vận hành hai trạm biến áp nhỏ 110KV/15KV – 2.600 KVA, đang xây dựng nhà
máy điện công suất 110 MW với hệ thống đường dây dài 9 km.
- Hoàn thiện hệ thống cây xanh dọc đường.
Diện tích đã cho thuê tính đến 31/10/2000 là 46,76 ha, chiếm 51% tổng
diện tích cho thuê (91,5 ha).
KCN Amata mới được xây dựng nên có chất lượng các công trình hạ tầng
tốt, sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư. Tuy nhiên giá cho thuê cao nên hiện đang
gặp khó khăn nhất định trong thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp.
Khu công nghiệp Loteco
Được thành lập vào năm 1996, là khu công nghiệp liên doanh giữa tập đoàn
đầu tư và thương mại Sojitz của Nhật Bản với Công ty Thái Sơn của Bộ Quốc
phòng có tổng vốn đầu tư 41 triệu USD. Đây là KCN có các công trình hạ tầng
được đánh giá thuộc loại tốt, hoàn chỉnh, diện tích quy hoạch: 100 ha, trong đó có
khu chế xuất, diện tích 30 ha.
Diện tích đã cho thuê 7,8 ha, chiếm 10,83% tổng diện tích cho thuê (72 ha)
- Đã hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa,
nước thải, hệ thống cấp nước, hệ thống thông tin.
- Xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải với công
suất 1.500 m3/ngày.
- Trạm điện công suất 3,2 MVA cùng hệ thống lưới điện dài 9,5 km.
Các cụm công nghiệp nhỏ
Ngoài các KCN tập trung với diện tích từ 100 ha trở lên, ở thành phố Biên
Hòa còn nhiều cụm công nghiệp nhỏ đã được đầu tư xây dựng.
- Cụm công nghiệp phường Tân Hiệp rộng 6 ha, bao gồm các nhà máy sản
xuất áo tắm, đàn ghi ta, các xí nghiệp may, đồ gia dụng không gây ô nhiễm.
- Cụm công nghiệp chế biến thực phẩm cạnh xa lộ Hà Nội.
- Cụm công nghiệp may mặc và thực phẩm tại đường 5 (phường Tân Tiến).
- Cụm công nghiệp thuốc lá, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng: 6 nhà máy
(phường Long Bình).
- Cụm công nghiệp giày da và may mặc Pouchen, diện tích 19 ha (Quốc lộ
1K – xã Hóa An).
- Cụm công nghiệp giấy Tân Mai, diện tích 19 ha (phường Thống Nhất).
- Cụm công nghiệp sản xuất giày tại phường Tam Hiệp.
Nhìn chung CN - TTCN trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến theo
chiều hướng tăng trưởng nhanh. Cơ cấu ngành nghề phát triển đa dạng tạo nên sự
phong phú về chủng loại các mặt hàng. Các nghề truyền thống tiếp tục được chú
trọng, tăng về số cơ sở sản xuất và sản lượng. Đáng kể nhất là các ngành nghề phục
vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như may mặc, giày da, chế biến thực
phẩm, đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn không chỉ của thành phố mà còn
của cả tỉnh, có giá trị sản xuất cao. Số doanh nghiệp ngày càng nhiều do sự thông
thoáng trong việc đăng ký kinh doanh theo luật Doanh nghiệp cũng đã góp phần lớn
vào tăng trưởng GTSX của ngành CN - TTCN. Số vốn đầu tư cho mỗi cơ sở sản
xuất được nâng cao, nhất là những cơ sở sản xuất ở các KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa
2, Amata và Loteco, với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đã thu hút được sự quan tâm của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sự phát triển của các khu – cụm công nghiệp với hệ thống cơ sở hạ tầng -
kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh đã thu hút một lực lượng lao động dồi dào ở các
huyện trong tỉnh và các địa phương khác đến, góp phần làm cho quá trình đô thị
hóa diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng chính sự phát triển nhanh chóng của hoạt
động CN - TTCN trên địa bàn thành phố, nhất là các khu - cụm công nghiệp, đặt
ra nhiều vấn đề cho xã hội. Sự ô nhiễm môi trường từ khói, bụi, nước thải công
nghiệp và sinh hoạt; sự tăng dân số cơ học quá nhanh kéo theo những hệ lụy đi
kèm đang làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân, tạo nên nguy cơ lớn về
tình trạng phát triển không bền vững của thành phố Biên Hòa.
Hiện nay, để duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của CN – TTCN, thành
phố đang tiếp tục dự án giai đoạn 2 xây dựng KCN Amata với diện tích 232 ha; ưu
tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, nhất là những ngành công nghiệp
mới, kỹ thuật cao như: sản xuất vật liệu mới, điện tử - viễn thông, máy móc, thiết
bị, có ý nghĩa chiến lược lâu dài và tăng cường yếu tố phát triển bền vững cho
thành phố. Đồng thời hoàn thành việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đang
nằm xen kẽ trong các khu dân cư.
2.3.2. Chuyển biến về nông nghiệp
Đô thị hóa là một quá trình gắn liền với nhiều yếu tố, để hình dung và đánh
giá được mức độ đô thị hóa của một thành phố cần gắn quá trình ấy với hoạt động
sản xuất nông nghiệp. Giá trị đóng góp của ngành nông nghiệp trong tổng giá trị
toàn bộ nền kinh tế, số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp trong tổng số lao
động và diện tích đất dùng để sản xuất nông nghiệp là những yếu tố quan trọng để
tái hiện quá trình đô thị hóa.
Ở Biên Hòa trước năm 1986, nông nghiệp có đóng góp lớn cho nền kinh tế
thành phố, sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 37% trong tổng cơ cấu các ngành
kinh tế của thành phố [62, tr.364].
Tuy nhiên với chủ trương tập trung chuyển đổi nền kinh tế thành phố theo
hướng công – nông nghiệp, từ năm 1986 về sau, tỷ trọng đóng góp của sản xuất
nông nghiệp giảm rất mạnh, đến năm 1991 còn 7,62%.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, từ năm 1991 đến nay, ngành
nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ rất ít trong cơ cấu các ngành kinh tế: 2,90 % (năm
1995) và 2,25% (năm 2000), chỉ còn 1,18 % (năm 2005).
Điều này cho thấy nhân dân Biên Hòa đã thực hiện rất tốt chủ trương của
Đảng bộ thành phố trong quá trình phát triển đô thị, là tăng tỉ trọng của ngành CN
- TTCN, TM - DV, giảm dần tỉ trọng của ngành NLTS.
Sau năm 1975, để khắc phục tình trạng thiếu lương thực và giải quyết việc
làm cho người lao động, thành phố rất quan tâm đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.
Vì vậy số lao động cao, năm 1990 là 15.000 người. Năm 1995 tăng lên 18.119
người.
Từ năm 1995 - 2005, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp bắt đầu giảm:
năm 2000 là 10.478 người và năm 2005 chỉ còn 10.265 người. Nguyên nhân là do
một bộ phận người lao động đã chuyển sang làm việc trong các ngành CN –
TTCN hoặc TM – DV.
Trước năm 1986, diện tích đất nông - lâm nghiệp là 4.615 ha, đến năm
2002, theo kết quả đều tra của Phòng Thống kê TP. Biên Hòa, là 5.037,43 ha,
chiếm 32,58% diện tích đất thành phố [38, tr.104]. Qua 20 năm, diện tích đất thay
đổi không đáng kể.
Hiện nay, quỹ đất chưa sử dụng của thành phố còn rất ít: 100,53 ha, chiếm
tỉ lệ 0,65%. Vì vậy khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp là không thể.
Trong khi đó quá trình đô thị hóa làm xuất hiện nhiều khu - cụm công nghiệp,
nhiều khu vui chơi, nhà cao tầng, nhà chung cư. Như vậy để xây dựng phát triển
đô thị Biên Hòa, thành phố sẽ phải thực hiện chuyển đổi chức năng từ các loại đất
khác, trong đó có đất nông nghiệp.
Rõ ràng, sản xuất nông nghiệp của thành phố hiện nay chịu sự tác động của
nhiều yếu tố: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần do nhu cầu phát triển các
KCN tập trung và xu hướng đô thị hóa, thời tiết một số năm diễn biến không
thuận lợi, dịch bệnh phát sinh trên diện rộng, giá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
không ổn định Nhờ triển khai, thực hiện kịp thời có hiệu quả các chính sách
phát triển nông nghiệp và đổi mới khu vực nông thôn của Đảng bộ thành phố; đẩy
mạnh thâm canh tăng vụ, vận động chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp
với từng vùng để tăng hiệu quả kinh tế, áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật tiên
tiến vào sản xuất, nên giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển.
2.3.2.1. Trồng trọt
Năm 1975, thành phố có khoảng 3.200 ha đất gieo trồng, chiếm khoảng
20,5% diện tích đất tự nhiên. Đến năm 1985, nhờ tích cực khai hoang nên diện
tích đất trồng được mở rộng, tăng lên 3.893 ha.
Tuy nhiên từ sau năm 1986, diện tích đất nông nghiệp tăng không đáng kể.
Đến năm 2002 là 3.902,05 chiếm 25, 23% diện tích đất thành phố [38, tr 104], tập
trung chủ yếu ở Hiệp Hòa, Long Bình, Tân Hạnh, Bửu Long, Hóa An, Hố Nai,
Thống Nhất và một số phường xã khác.
Tuy nhiên trước sức ép của quá trình đô thị hóa, diện tích đất để trồng các
loại cây đang có xu hướng giảm (và trong tương lai sẽ còn giảm). Để thực hiện
mục tiêu đảm bảo lương thực thực phẩm cho thành phố và thích ứng với thực tiễn,
ngành nông nghiệp đã linh hoạt tìm con đường phát triển bằng cách chuyển đổi cơ
cấu cây trồng. Một số nơi diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng rau đậu các
loại, các loại cây ngắn ngày để tăng vụ; đồng thời thành phố còn chú ý tăng diện
tích cây ăn trái gắn với quy hoạch du lịch sinh thái. Nhìn vào bảng số liệu diện
tích cây trồng hằng năm dưới đây để hình dung được sự chuyển đổi ấy.
Bảng 2.9. Diện tích các loại cây trồng của TP. Biên Hòa qua các năm
1985 – 2005
ĐVT: ha
Năm 1985 Năm
1995
Năm 2005
Cây lương thực 3.164 1.837 888
Cây củ có bột 489 126 20
Rau đậu các loại 1387 2291 2199
Cây công nghiệp hàng
năm
504 227 40
Tổng 5544 4439 3147
Nguồn: [Phòng Thống kê TP. Biên Hòa (54)]
Qua bảng số liệu, diện tích nhóm cây lương thực, cây củ có bột và cây công
nghiệp hàng năm đều giảm; riêng đối với diện tích trồng rau đậu các loại tăng.
Trong giai đoạn 10 năm 1986 – 1995, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng
của thành phố từ 1985 đến 1995, diện tích rau đậu các loại tăng nhanh, tuy nhiên
trong 10 năm sau từ 1995 đến 2005, diện tích có phần suy giảm.
Nguyên nhân là do sự phát triển, mở rộng quy mô sản xuất của các ngành
nghề thủ công – công nghiệp, tình trạng biến đất nông nghiệp thành đất định cư
của người dân. Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, thành phố thực hiện phát triển
nông nghiệp sạch, trong đó quan tâm đến việc trồng rau an toàn. Kết quả là đã
hình thành các vùng chuyên canh rau xanh: xã Tân Hạnh, phường Tân Mai, Tân
Tiến, Tân Phong, Trảng Dài, Tam Hiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người
dân.
Diện tích cây trồng của thành phố thay đổi, từ đó làm ảnh hưởng đến sản
lượng các loại cây trồng.
Bảng 2.10. Sản lượng các loại cây trồng của TP. Biên Hòa qua các năm
1985 – 2005 ĐVT: Tấn
Năm 1985 Năm 1995 Năm 2005
1. Cây lương thực
- Lúa
- Bắp
9.482,2
9.477,0
5,2
6.235,1
6.020,4
214,7
3.303,6
3.137,6
166,0
2. Cây củ có bột
- Khoai lang
- Khoai mì
3.029,8
286,8
2.743,0
888,3
-
888,3
171,0
-
171,0
3. Rau đậu các loại
- Rau các loại
- Đậu các loại
13.616,3
13.510,7
105,6
25.449,6
25.335,3
114.,3
35.095,3
35.061,7
33,6
4. Cây công nghiệp hàng
năm
- Đậu phộng
- Mía
5.142,4
442,2
4.700,2
412,8
223,0
189,8
72
72
-
Nguồn: [Phòng Thống kê TP. Biên Hòa (54)]
Đối với nhóm cây lương thực, năm 1985, do vừa bước ra khỏi chiến tranh,
đang trong giai đoạn khôi phục kinh tế, diện tích trồng cây lương thực so với các
nhóm cây khác là nhiều nhất (3.164 ha), sản lượng đạt được cũng rất cao, đứng
thứ hai (9.482,2 tấn), trong đó chủ yếu là sản lượng cây lúa, sản lượng cây bắp rất
thấp.
Đến năm 1995, do thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, giảm diện
tích trồng lúa, tăng diện tích trồng rau đậu nên diện tích trồng cây lương thực
giảm còn 1.837 ha, sản lượng cây lương thực cũng giảm, đạt 6.235,1 tấn; đến năm
2005 tiếp tục giảm về diện tích và sản lượng. Mặc dù vậy, nhóm cây lương thực
luôn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong sự phát triển chung của ngành nông nghiệp
thành phố.
Phát triển nhanh và mạnh nhất là nhóm cây rau đậu các loại. Năm 1985,
diện tích trồng cây rau đậu là 1.387 ha (đứng thứ hai, sau nhóm cây lương thực),
sản lượng là 13.616,3 tấn – cao nhất. 20 năm sau, cả diện tích và sản lượng đều
tăng, đứng đầu so với các loại cây trồng khác (năm 2005: diện tích đạt 2.199 ha,
năng suất đạt 35.095,3 tấn) trong đó tập trung phát triển là các loại rau. Điều này
phần nào phản ánh chủ trương phát triển nông nghiệp của thành phố đã được thực
hiện đúng hướng, trong tương lai ngành nông nghiệp cần bám sát hơn nữa sự chỉ
đạo của thành phố, tăng sản xuất các loại rau an toàn, vệ sinh, vừa đảm bảo an
toàn cho người tiêu dùng vừa bảo vệ môi trường.
Riêng hai nhóm cây củ có bột và cây công nghiệp, nhìn chung trong 20
năm từ 1985 đến năm 2005, giảm cả diện tích lẫn sản lượng cây trồng. Diện tích
trồng cây công nghiệp hàng năm của Biên Hòa vào thời điểm năm 1985 cao,
chiếm 504 ha nhưng đến năm 2005, khi thành phố tập trung phát triển CN –
TTCN, TM - DV thì diện tích chỉ còn 40 ha. Đặc biệt là cây mía, nếu trước 1995
còn được sản xuất thì sau năm 1995 đã không được tiến hành trồng ở thành phố.
Đối với cây củ có bột, khoai lang cũng là loại sản phẩm tương tự.
2.3.2.2. Chăn nuôi
Trước năm 1986, việc chăn nuôi heo, bò, gia cầm phát triển nhưng cũng chỉ
đáp ứng được hơn một nửa nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Đến tháng 12/1988, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố đã xác định cơ cấu
kinh tế của thành phố, đồng thời đặt ra nhiệm vụ đối với nông nghiệp là phải đảm
bảo lương thực cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu, nông sản hàng hóa cho thị
trường thành phố. Vì vậy trong suốt 20 năm qua, nông nghiệp thành phố, trong đó
có hoạt động chăn nuôi phát triển mạnh về số lượng đàn gia súc gia cầm so với
trước đổi mới.
Bảng 2.11. Số lượng đàn gia súc và gia cầm của TP. Biên Hòa qua các năm
1985 – 2005
ĐVT: Con
Năm 1985 Năm 1995 Năm 2005
A. Đàn gia súc
- Đàn trâu
- Đàn bò
- Đàn heo
24.969
517
3.612
20.840
102.919
312
2.578
100.029
164.714
100
2.614
162.000
B. Đàn gia cầm
- Gà
- Vịt
- Ngan,
ngỗng
182
146
27
9
795
751
39
5
704
668
30
6
Nguồn: [Phòng Thống kê TP. Biên Hòa (54)]
Qua bảng số liệu, giai đoạn từ năm 1986 – 1995 số lượng đàn gia súc và
gia cầm của Biên Hòa tăng rất nhanh, trung bình năm 1995 tăng hơn 4 lần so với
năm 1986.
Từ năm 1996 – 2005, tốc độ tăng chậm lại, đàn gia súc chỉ tăng 1,6 lần và
đàn gia cầm giảm. Riêng trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, ngành chăn
nuôi của thành phố chịu nhiều tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt là dịch
cúm gia cầm năm 2004 nên số lượng đàn gia cầm không tăng.
Do sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung trồng các loại cây rau đậu, do
tình trạng thiếu đồng cỏ nên số lượng đàn trâu và đàn bò cũng có xu hướng giảm
qua các năm, nhất là đàn trâu. Trong 5 năm từ 1995 đến 2000, tốc độ phát triển
bình quân của đàn bò, trâu là 1,61 %, đàn bò tăng 2,49 % và đàn trâu tăng 7,46 %.
Việc chăn nuôi bò sữa ở thành phố gặp nhiều khó khăn về tiền vốn, thiếu nơi tiêu
thụ sản phẩm ổn định nên số lượng tăng không đáng kể, từ 137 con đến 155 con
[60, tr.1945].
Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ngày càng nhiều của người
dân, đàn heo lại tăng nhanh. Với những thuận lợi về nguồn thức ăn chế biến và
mạng lưới thú y tuyên truyền phòng chống dịch bệnh phát triển rộng khắp các
phường, xã; công tác truyền giống, phối giống, tạo động lực thúc đẩy sự phát
triển nhanh đàn heo và đàn gia cầm. Đến nay thành phố đã hình thành các vùng
chăn nuôi tập trung ở các phường: Long Bình, Hố Nai, Trảng Dài, có thể hạn chế
đến mức tối đa sự ô nhiễm mà hoạt động kinh tế này mang lại.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản của thành phố trước năm 1986 có 77 ha, từ
sau năm 1986 được chú ý duy trì hàng năm với diện tích trên 100 ha, nhưng về cơ
cấu có thay đổi phù hợp với khả năng về kỹ thuật và điều kiện của thành phố.
Theo sự thống kê của thành phố Biên Hòa, dựa trên tình hình sản xuất thực tế,
ngành nông nghiệp thành phố đã đưa ra một số chỉ tiêu chủ yếu về nuôi trồng thủy
sản như sau:
Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu nuôi trồng thủy sản của TP. Biên Hòa qua các
năm 1985 - 2005
1985 1990 1995 2000 2005
1) Diện tích nuôi trồng thủy sản
(ha)
102 100 104 134 133
- Cá 102 97 97 133 133
- Tôm - 3 7 1 -
2) Sản lượng thủy sản (tấn) 300 397 472 507 1.975
- Cá 300 395 467 505 1.975
- Tôm - 2 5 2 -
3)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_04_0557508801_8322_1872633.pdf