LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 5
MỞ ĐẦU. 6
1. Lý do chọn đề tài.6
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài.8
3. Lịch sử vấn đề .9
4. Phương pháp nghiên cứu .11
5. Những đóng góp của đề tài .11
6. Bố cục của đề tài .12
CHƯƠNG 1: TIỀM NĂNG CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG VIỆC
XÂY DỰNG, PHÁT TRIỀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP. 13
1.1. Một số vấn đề chung về KCN .13
1.1.1. Khái niệm chung về KCN và khu kinh tế.13
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam .16
1.1.3. Đặc điểm của KCN .18
1.1.4 .Vai trò của các KCN trong tiến trình CNH – HĐH.19
1.2. Tiềm năng, lợi thế của TP Cần Thơ trong việc xây dựng, phát triển các KCN .22
1.2.1. Vị trí địa lý.22
1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .23
1.2.3. Về lịch sử, văn hóa.25
1.2.4. Cơ sở hạ tầng. .26
1.2.5. Thị trường tiêu thụ .27
1.2.6. Hệ thống thương mại – dịch vụ, du lịch .29
1.2.7. Dân cư và nguồn lao động .29
CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ( 1995 – 2010) . 33
2.1. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chủ trương của TP Cần Thơ về
xây dựng, phát triển các KCN.33
2.1.1. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển các KCN .33
2.1.2. Chủ trương của TP Cần Thơ về xây dựng, phát triển các KCN.34
2.1.3. Quy hoạch và thành lập các KCN ở TP Cần Thơ.36
106 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp thành phố Cần thơ (1995 – 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hút đầu tư chưa tốt
mà ta có thể nhìn nhận tình hình trên là do một số nguyên nhân khách quan và chủ
quan sau đây:
+ Về nguyên nhân chủ quan: Các chính sách thu hút đầu tư vào các KCN của
TP Cần Thơ chưa tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, thủ tục cấp phép cho
những dự án mới còn rườm rà, khó khăn, mất nhiều thời gian, công tác bồi thường
giải tỏa còn chậm do thiếu vốn nên còn gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư.
+ Về nguyên nhân khách quan: do nền đất yếu nên các dự án lớn rất khó triển
khai vì chi phí gia công xử lý nền móng cao, vì vậy mà các dự án công nghiệp nặng
thường không khả thi khi có quyết định đầu tư vào các KCN Cần Thơ. Chẳng hạn
năm 2002 dự án xây dựng nhà máy sản xuất ván ép rơm rạ với vốn đầu tư trên 40
triệu USD của Bỉ vào KCN Trà Nóc 1 sau thời gian thiết kế, thẩm định đã đưa ra chi
phí đầu tư nền móng quá cao nên đã rút lui. Ngày 19/06/2004, dự án công ty cổ phần
Ôtô Hyundai – vinamoto làm lễ khởi công, sau đó do nền đất yếu đã phải thay đổi
thiết kế, tìm phương án khác để khắc phục xây dựng nền móng, nên việc triển khai
chậm lại. Mặt khác, cơ sở hạ tầng chung của thành phố còn thấp, chưa đồng bộ, nên
lượng vốn FDI thu hút vào các KCN nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn
Về số nước đầu tư vào các KCN Cần Thơ hầu như không thay đổi qua các năm,
cụ thể là các quốc gia, như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan,
Singapore, Malaysia, Pháp, Nhật,Tập trung vào các nhóm ngành nghề, như: chế
45
biến thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm, sản xuất hóa nông dược,
thuốc thú y, chế tạo,
Bảng 2.4 : Số dự án nước ngoài đầu tư vào 5 KCN Cần Thơ phân theo lĩnh vực
đầu tư
Lĩnh vực đầu tư Số dự án
Số vốn đăng kí
đầu tư (tr.USD)
Tỷ lệ
- Chế biến lương thực - thực
phẩm - hải sản, thức ăn gia súc
15 268,44 32,9
- Xây dựng, lọc hóa dầu 5 542,1 66,5
- Hóa, nông dược, thuốc thú y 2 40 0,5
- Xây dựng cơ sở hạ tầng 1 1 0,1
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010 của BQL KCX & CN Cần Thơ)
Hiện nay, các KCN của thành phố Cần Thơ chủ yếu thu hút các nhà đầu tư trong
nước, việc hút đầu tư nước ngoài chậm và phần lớn là các dự án vừa và nhỏ, chưa thu
hút được dự án có tầm cỡ và công nghệ cao.
2.3.1.2. Về doanh thu và giá trị sản xuất công nghiệp
Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu cùng với chính sách siết chặt tiền tệ kềm chế
trong nước, trong những năm 2009 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các
DN trong KCN không được thuận lợi, song các DN luôn phấn đấu vượt qua để đạt
được mục đích kinh doanh. Năm 2009 tổng doanh thu đạt 1.393 triệu USD giảm 35%
so với cùng kì năm 2008. Đến năm 2010 tình hình thế giới vẫn còn khó khăn, nhưng
với sự cố gắng, nỗ lực của các DN, tổng doanh thu đã đạt 1,835 tỷ USD tăng 31,7%
so với cùng kì năm trước. Tình hình sản xuất kinh doanh tăng chủ yếu là do các DN
đã dần ổn định thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu và hoạt động có hiệu
quả cụ thể, như: xí nghiệp may xuất khẩu Meko, công ty cổ phần Thủy sản Mê Kông,
nhà máy sữa Cần Thơ,
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN KCN
(TP Cần Thơ, 2010)
Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2008
Năm
2009
Năm
2010
2009/2008 2010/2009
C.lệch % C.lệch %
1.Tổng doanh thu, 1.885 1.393 1.835 -492 -35 442 31,7
46
trong đó:
- Dthu các DN HT
độc lập 221 195,8 281,9 -25,2 -11,4 86,1 30,5
-Dthu DN dịch vụ
thương mại 945 493 618,3 -452 -47,8 125,3 20,3
2.Gía trị sản xuất
công nghiệp 940 899,9 1.217 -40,1 -4,3 317.1 35,2
- %/ tổng giá trị XK
toàn TP 52,2 48,3 55,9 -3,9 -7,8 7,6 13,6
3. Gía trị SP hàng
hóa XK 574 515 515 -59 10,3 - -
- %/ tổng giá tri XK
toàn TP 62,5 61 61 -1,5 -2,4 - -
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010 của BQL các KCX & CN Cần Thơ)
Từ phụ lục 2.6: (biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp của các DN trong KCN TP
Cần Thơ) cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần qua các năm và đặc biệt
trong năm 2010 có sự tăng trưởng khá cao, tăng 35,2% so với năm 2009, đạt 1.217
triệu USD, chiếm 55,9% giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố. Điều này thể
hiện rõ nét vai trò của KCN là mũi nhọn, động lực thúc đẩy phát triển CNH, HĐH
của thành phố.
Trước tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động, diễn biến nền kinh tế có
chiều hướng bất ổn, tình hình xuất khẩu của các DN trong KCN của TP Cần Thơ
cũng gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu hàng sang một số thị trường như Mỹ và
châu Âu, nhất là đối với các DN xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, các DN đã nỗ lực rất
lớn, nhạy bén tự điều chỉnh để vượt qua, trụ vững và ngày càng phát triển bằng cách
mở rộng thị trường sang các nước khác EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia,
Mexico, Hàn Quốc,Riêng đối với giá trị xuất khẩu công nghiệp, giá trị sản phẩm
hàng hóa KCN tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể: năm 2009, giá trị hàng hóa
xuất khẩu đạt 515 triệu USD, giảm gần 11% so với cùng kì năm 2008, đến năm 2010
đạt 515 triệu USD bằng với cùng kì năm 2009, chiếm 61% giá trị xuất khẩu toàn
thành phố.
Bên cạnh những đóng góp của các DN trong nước, sự đóng góp của các DN có
vốn đầu tư nước ngoài cũng giữ một vai trò quan trọng vào tổng doanh thu của TP
Cần Thơ
Bảng 2.6: Đóng góp của DN có vốn đầu tư nước ngoài
Chỉ tiêu Năm2008
Năm
2009
Năm
2010
2009/2008 2010/2009
C.lệch % C.lệch %
- Số DN có vốn đầu 21 23 23 2 14,3 - -
47
tư nước ngoài
- Gía trị sản xuất
CN ( triệu USD) 196 195,8 281,9 -0,2 -0,1 86,1 44
- Xuất khẩu ( triệu
USD) 89,3 75,5 30,2 -13,8 -15,5 -45,3 -60
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010 của BQL các KCX & CN Cần Thơ)
Nhìn vào bảng các DN có vốn đầu tư nước ngoài ta nhận thấy, hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của các DN ngày một tăng, mặc dù số lượng DN không
đổi. Có 23 DN hoạt động trong năm 2010 nhưng giá trị sản lượng công nghiệp đạt
281,9 triệu USD, tăng 44% so với năm 2009, trong đó xuất khẩu đạt 30,2 triệu USD.
Điều này cho thấy sự ổn định dần về sản xuất, thị trường cũng như tính hiệu quả khi
hoạt động trong các KCN, các DN xuất khẩu đã tìm được hướng đi của mình trong
việc đa dạng, thâm nhập thêm các thị trường mới. Từ phụ lục 2.7 (biểu đồ giá trị sản
xuất công nghiệp và xuất khẩu của các DN có vốn đầu tư nước ngoài) ta thấy, các DN
có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp một phần không nhỏ cho tổng thu nhập của
thành phố. Từ đây, cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để thu hút, phát triển loại
hình DN này.
2.3.1.3. Về tình hình nộp ngân sách
Bảng 2.7: Tình hình nộp ngân sách các DN KCN của TP Cần Thơ
(TP Cần Thơ, 2010)
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
2009/2008 2010/2009
C.lệch % C.lệch %
Tổng thuế 1.350 2.100 2.343 750 55 243 11,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010 của BQL các KCX&CN Cần Thơ)
Từ bảng trên cho thấy, tình hình nộp ngân sách của các DN trong KCN của TP
Cần Thơ không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2008 đạt 1.350 tỷ đồng,
trong đó các loại thuế giá trị gia tăng (757 tỷ), thuế tiêu thu đặc biệt (232 tỷ) chiếm tỷ
trọng khá cao. Sang năm 2009, tổng nộp ngân sách đạt 2.100 tỷ đồng, tăng 55% so
với năm 2008, chiếm 45,8% ngân sách của thành phố, trong đó các đơn vị dịch vụ và
kinh doanh xăng dầu chiếm trên 69,3%. Năm 2010, tổng nộp ngân sách của các DN
KCN TP Cần Thơ tăng 11,6% so với cùng kì, đạt 2.343 tỷ đồng, chiếm 46,4% tổng
48
thu ngân sách toàn thành phố. Những số liệu trên đã phần nào cho thấy vai trò của
các DN KCN ngày càng được khẳng định, góp phần rất lớn trong sự tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP Cần Thơ (phụ lục 2.8: biểu đồ tình hình nộp ngân
sách qua 3 năm của các DN KCN TP Cần Thơ).
2.3.2. Về ổn định xã hội
2.3.2.1. Về đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động
Các KCN của TP Cần Thơ ngày càng phát triển đã thu hút một lượng lớn lao
động trong vùng. Ngoài số lao động trực tiếp trong các DN KCN, các KCN còn tạo
thêm việc làm cho hàng ngàn hộ nông dân sản xuất, nuôi trồng cung cấp nguồn
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông, thủy, hải sản.
Bảng 2.8: Tình hình lao động tại các KCN (TP Cần Thơ, 2010)
ĐVT: người
Chỉ tiêu Năm 2008
Năm
2009
Năm
2010
2009/2008 2010/2009
C.lệch % C.lệch %
1.Thu hút mới
trong năm
10.263 -4.641 2.490 - - 2.490 100
2.Tổng số lao
động
36.361 31.720 34.210 -4.641 -12,8 2.490 7,3
- Lao động thời
vụ
8.400
6.030
5.528
-2.370
- 28,2
-502
-8,3
- Lao động chính
thức
27.961
25.690
28.682
-2.271
-8,1
2992
10,4
3.Trình độ (%)
-Đại học và sau
đại học
7,88 7,88 7,88 - -
- -
-Trung cấp 8,55 8,55 8,55 - - - -
-Phổ thông 83,57 83,57 83,57 - - - -
4.Lao động nước
ngoài (người)
61 61 80 - -
19 23,8
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010 của BQL & CN Cần Thơ)
Trong năm 2010, các KCN của TP Cần Thơ đã thu hút được trên 2.490 lao
động, nâng tổng số lao động làm việc trong các KCN của TP Cần Thơ lên 34.210
người, tăng hơn 7,3% so với năm 2009. Trong đó số lao động bốc vác, thời vụ tại các
49
DN và lao động xây dựng tại các công trình trong KCN khoảng 5.528 người.
Từ phụ lục 2.9 (biểu đồ số lượng lao động tại các KCN của TP Cần Thơ) cho
thấy, vai trò rất quan trọng của các KCN trong giải quyết việc làm cho lực lượng lao
động tại địa phương và một số tỉnh lân cận trong vùng, như: An Giang, Đồng Tháp,
Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Trong tổng số lao động tại các KCN, lực lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao
trong cơ cấu lao động (64,75%) , do bởi phần lớn DN đang hoạt động trong lĩnh vực
may mặc, giày da, chế biến thủy hải sản thu hút nhiều lao động nữ, như: Công ty
trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm xuất khẩu Nam Hải (1.057 người), xí nghiệp may
mặc xuất khẩu Meko (1.688 người), Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang Seafood
(1.513 người), Năm 2008 lực lượng lao động nữ chiếm 64,75% trong tổng số lao
động ở các KCN Cần Thơ và không biến động qua các năm. Vì vậy, cần phải có
chính sách quy hoạch nhà trẻ, trường mẫu giáo,để giúp số lao động có con nhỏ yên
tâm công tác , nâng cao hiệu quả sản xuất của các DN.
Riêng đối với các chuyên gia làm việc tại các KCN TP Cần Thơ thì chưa nhiều
vì các dự án đầu tư nước ngoài ở các KCN còn khá khiêm tốn. Năm 2010 có 23 DN
có vốn đầu tư nước ngoài với 80 lao động nước ngoài (là những nhà quản lý, kỹ
sư,) làm việc tại các DN KCN Cần Thơ. Tuy nhiên, vấn đề nhà ở cho các chuyên
gia không thể không chú trọng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay
và mục tiêu tăng cường thu hút các dự án đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn.
Từ phụ lục 2.10 (biểu đồ cơ cấu trình độ lao động của các KCN Cần Thơ) cho
thấy, trình độ lao động tại các KCN Cần Thơ nhìn chung thấp, chưa có sự chuyển
biến qua các năm để phù hợp với xu hướng hiện đại hóa trong quản lý và trong sản
xuất. Cụ thể, lực lượng lao động có trình độ đại học qua 3 năm vẫn không đổi, chiếm
8,55%. Tương tự, lực lượng lao động có trình độ độ trung cấp cũng không tăng lên,
mà vẫn giữ nguyên ở mức 7,88% trong cơ cấu lao động.
Hiện tại, TP Cần Thơ chưa có trung tâm dạy nghề đào tạo lao động cung cấp cho
KCN, đây cũng là một trong những hạn chế làm giảm sức hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư. Khi tuyển dụng lao động, các nhà đầu tư thường phải đào tạo lại lao động cho
phù hợp với nhu cầu công việc, điều này vừa mất thời gian, vừa tốn kém. Đến năm
50
2010, Cần Thơ có 06 trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm, nhưng chỉ có 02 trung
tâm dạy nghề thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố, hội Liên Hiệp
Phụ nữ. Việc đào tạo nghề này có quy mô chưa lớn, chủ yếu đào tạo công nhân ngành
may mặc, da giày.
2.3.2.2. Về giải quyết chỗ ở cho công nhân
Năm 2010, TP Cần Thơ đã quy hoạch nhiều khu tái định cư, khu nhà ở cho
công nhân, cụ thể:
+ KCN Trà Nóc 2: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng hạ
tầng KCN Cần Thơ đã tiến hành san lắp xong mặt bằng khu tái định cư và nhà ở cho
công nhân tại KCN Trà Nóc 2 khoảng 9ha/11ha và xây dựng 2 khối nhà cao tầng làm
khu nhà ở cho công nhân bằng vốn tự có của công ty.
+ KCN Hưng Phú 1: trong năm 2010, Công ty CP KCN Sài Gòn – Cần Thơ đã
tập trung vào triển khai khu tái định cư 9,6 ha, đã chi trả 36,5 tỷ đồng cho 58 hộ với
diện tích 9,2 ha, san lắp xong 6 ha, đang thi công đường nội bộ và bố trí 281 nền tái
định cư cho các hộ tại chỗ và 109 hộ KCN 35 ha. Ngoài ra, KCN Hưng Phú còn tập
trung triển khai khu tái định cư 42 ha.
+ KCN Hưng Phú 2B: đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường của
khu tái định cư, đang phối hợp với Ban bồi thường thiệt hại - giải phóng mặt bằng
quận Cái Răng tiến hành kiểm kê, áp giá.
+ KCN Thốt Nốt: đang triển khai xây dựng khu tái định cư Thới Thuận 24,23
ha và đã san lắp xong giai đoạn 1 là 5 ha, kinh phí đầu tư cho phân kì 1 là 42,5 tỷ
đồng; tiếp tục thực hiện giải tỏa, bồi thường phần diện tích còn lại, đang thi công
đồng bộ phần hạ tầng cho 100 nền và đến giữa tháng 11.2010 đã bàn giao cho Công
ty Lương thực Miền Nam.
Nhìn chung, các KCN đã chú ý đến việc giải quyết chỗ ở cho công nhân,
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Tại TP Cần thơ hiện có trên 120 DN đang
hoạt động trong các KCN, với hơn 34.210 công nhân lao động. Lao động trong các
KCN đóng một vai trò không nhỏ trong việc cung ứng nguồn lao động và bù đắp sự
thiếu hụt lực lượng lao động. Đặc biệt, nguồn lao động giản đơn và không có chuyên
môn kỹ thuật, góp phần quan trọng vào sự phát triển sản xuất, kinh doanh và thành
51
công của các DN, nhất là đối với các DN thuộc các ngành gia công xuất khẩu và sử
dụng nhiều lao động. Sự gia tăng của các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài tại
các KCN đã tạo việc làm cho số lao động nhập cư đến làm việc tại đây. Sự gia tăng
nhanh về lao động nhập cư đến làm việc tại các KCN dẫn đến nẩy sinh nhiều vấn đề
về nhà ở, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, đảm bảo an ninh cho địa phương có các KCN. Chẳng
hạn, do nhà xa, người lao động phải thuê nhà trọ xung quanh nơi làm việc, thiếu thốn
tiện nghi sinh hoạt, an ninh trật tự không bảo đảm, giá điện bình quân 2.500đ/KW,
nước 5.000 – 6000đ/m3, giá thuê mỗi phòng dao động từ 300.000 - 500.000 đồng,
với diện tích khoảng 12 – 20 m2 và có thể ở 4 người [16, 89]. Điều này gây khó khăn
cho công tác quản lý về sinh hoạt giờ giấc làm việc, cũng như việc quản lý tạm trú
của chính quyền địa phương.
Thực tế nhu cầu về nhà ở cho công nhân các KCN của TP CầnThơ là bức thiết,
đang trở thành áp lực ngày càng tăng đối với các KCN mà đến nay chưa vận động
được nhà đầu tư nào tham gia đăng ký dự án, trong khi số lượng công nhân lao động
lại không ngừng tăng lên. Điều này nói lên nhịp độ phát triển KCN không thể tách rời
với nhịp độ phát triển của đô thị. Vì vậy, phát triển cơ sở hạ tẩng KCN phải gắn liền
với phát triển các khu nhà ở cho công nhân tại các vùng tiếp giáp với KCN.
2.3.3. Về bảo vệ môi trường sinh thái
Việc tập trung các DN vào các KCN của TP Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác bảo vệ môi trường. Từ đầu năm 2010, Cảnh sát môi trường thành phố
phối hợp với BQL KCX & CN Cần Thơ tiến hành kiểm tra, thanh tra tại 29 DN đang
hoạt động trong KCX, KCN trên địa bàn TP kết quả phần lớn các DN tuân thủ các
thủ tục về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, còn một số DN chưa chấp hành nghiên
các quy định về bảo vệ môi trường, cụ thể Ban Quản lý KCX & CN Cần Thơ đã có
văn bản tạm ngừng hoạt động sản xuất đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến
phụ phẩm thủy sản Honoroat Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Tiến
để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Đối với công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các DN, định kì 02 lần/năm.
Qúy 02 năm 2010, Ban Quản lý các KCX & CN Cần Thơ phối hợp với Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên xây dựng hạ tầng KCN Cần Thơ, Trung tâm Kỹ
52
thuật và Ứng dụng Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ tiến hành
quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường tại 38 DN đang hoạt động trong KCN Trà
Nóc I và Trà Nóc II. Căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường,
Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 07 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi
trường cần xử lý và kết quả quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường ở các DN, kết
quả đánh giá: có 07 DN có chất lượng môi trường không khí và 02 DN có chất lượng
môi trường nước thải đạt theo quy chuẩn môi trường quốc gia hiện hành, còn lại 29
DN chất lượng môi trường nước thải chưa đạt theo quy định, BQL KCX & CN Cần
Thơ đã thông báo đến các DN biết sớm có biện pháp khắc phục tình trạng gây ô
nhiễm ở cơ sở mình.
Bên cạnh đó, BQL KCX & CN Cần Thơ sẽ chỉ đạo cho Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Một thành viên xây dựng hạ tầng KCN Cần Thơ phối hợp với các đơn vị
chức năng tiến hành quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường ở từng DN hoạt động
trong KCN trên địa bàn thành phố. Tùy theo từng trường hợp sẽ có biện pháp xử lý
cụ thể. Mặt khác, tiếp tục rà soát lại các DN cố tình gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng trong thời gian qua, đã lập biên bản và bị xử lý vi phạm hành chính nhiều lần
mà chưa khắc phục, kéo dài thời gian, kiên quyết rút giấy chứng nhận đầu tư theo quy
định và thẩm quyền.
Có thể nói, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện
nay, mặc dù các DN KCN đã có ý thức hơn, nhưng nhìn chung vẫn còn là vấn đề nan
giải.
2.3.4. Tình hình an ninh trật tự và phòng cháy, chữa cháy
- An ninh trật tự
Nhìn chung, an ninh trật tự trong các KCN được giữ vững ổn định, có được kết
quả như trên là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa BQL KCX & CN Cần Thơ, Công ty
xây dựng hạ tầng KCN và ngành Công an, cũng như sự tham gia nghiêm túc của các
DN. Kết quả này đã củng cố niềm tin, sự an tâm cho các nhà đầu tư, đồng thời góp
phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư cho các KCN. Trong thời gian qua, công
tác tuần tra, kiểm soát giao thông thủy, bộ cũng được duy trì thường xuyên.
53
- Phòng cháy, chữa cháy
Hầu hết các DN có ý thức, trách nhiệm cao trong công tác phòng chống cháy
nổ, trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ theo quy định. Mỗi cơ sở, DN đều có thành
lập đội phòng cháy chữa cháy và cử người đi tập huấn về nghiệp vụ, kỹ thuật phòng
cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, vẫn còn một số DN thiếu quan tâm trong công tác này
dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như: năm 2007 đã xảy ra 2 vụ cháy lớn tại kho cám
của Công ty lương thực Sông Hậu ( KCN Trà Nóc 1) và kho cám của Xí nghiệp thức
ăn gia súc Catato ( KCN Trà Nóc 1) với thiệt hại lên đến hơn 24,5 tỷ đồng. Đến năm
2009, xảy ra 2 vụ cháy tại Công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh Hóa sinh Phương
Duy và tổng kho xăng dầu Tây Nam Bộ, 2 vụ cháy này đều được phát hiện và chữa
cháy kịp thời, thiệt hại không đáng.
Trong năm 2009, BQL KCX & CN Cần Thơ phối hợp với Công an TP Cần
Thơ xây dựng “ Quy chế phối hợp thực hiện công tác kiểm tra phòng, chống cháy nổ”
trong các KCN và đã thực hiện 202 lượt kiển tra với 116 cơ sở, DN. Qua kiểm tra đã
lập biên bản phạt 3 trường hợp với số tiền 8.500.000 đồng.
2.3.5. Cải cách thủ tục hành chính
BQL KCX & CN Cần Thơ cố gắng hỗ trợ tích cực về mọi mặt cho các nhà đầu
tư khi đến với các KCN Cần Thơ. Mục tiêu BQL đặt ra là thực hiện thủ tục hành
chính ngày càng đơn giản, thuận tiện cho các nhà đầu tư, DN nhằm giảm phiền hà,
giúp DN giảm thời gian, chi phí, dành nguồn lực cho việc tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm.
Trên tinh thần đó, từ ngày 02/04/2007 BQL KCX & CN Cần Thơ đã thành lập
Ban chỉ đạo thực hiện ISO 9001-2000 để giải quyết các loại thủ tục hành chính. Đồng
thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong việc hoàn thành các thủ tục liên
quan đến sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chính thức đi vào hoạt động,
BQL KCX & CN Cần Thơ đã triển khai thực hiện Quyết định số 63/2008/QĐ –
UBND, ngày 21/07/2008 của UBND TP Cần Thơ về việc ban hành quy chế phối hợp
liên thông trong việc thẩm định và phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, cấp mã
số thuế, khắc con dấu, cung cấp điện cho DN, nhà đầu tư vào các KCN Cần Thơ.
Năm 2009, thực hiện công tác cải cách hành chính theo tiêu chuẩn Việt Nam
54
ISO 9001-2000 và đề án 30 của Chính phủ - đơn giản hóa thủ tục hàng chính trên các
lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010, BQL KCX & CN Cần Thơ tiếp tục
rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và đã được UBND thành phố công bố bộ
thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của BQL KCX & CN Cần Thơ tại
quyết định số 2562/QĐ-UBND, ngày 20/08/2009.
Bộ thủ tục hành chính (gồm 33 thủ tục) đã được BQL KCX & CN Cần Thơ
niêm yết công khai tại văn phòng theo quy định. Quy trình tiếp nhận và trả kết quả
cũng được quy định rõ ràng, quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, từ
khâu tiếp nhận cho đến khâu điều chuyển hồ sơ lên các phòng nghiệp vụ đều được
giải quyết nhanh chóng, đúng quy trình và sớm hơn thời gian quy định; không nhũng
nhiễu, không gây phiền hà cho nhà đầu tư. (xem bổ sung Quy trình cấp giấy chứng
nhận đầu tư của BQL KCX & CN Cần Thơ – phụ lục 2.10)
Tiểu kết chương 2
Quá trình hình thành và phát triển KCN là một xu thế tất yếu trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Sự ra đời của các KCN đã đem lại những thành tựu to lớn,
khẳng định vai trò quan trọng của sự nghiệp CNH-HĐH, đẩy nhanh tiến trình hội
nhập của Việt Nam với nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Riêng đối với TP Cần Thơ, với vai trò là trung tâm của vùng ĐBSCL cần đảm
trách tốt nhiệm vụ đầu tàu, dẫn dắt các tỉnh trong vùng phát triển. Trong đó, phát
triển các KCN là một mô hình quan trọng, có sức lan tỏa, để hỗ trợ, liên kết các tỉnh
tập trung phát triển những lĩnh vực, những sản phẩm có lợi thế lâu dài, có tiềm năng,
nhằm hướng đến phát triển bền vững vùng ĐBSCL.
So với nhiều địa phương khác trong cả nước, tại TP Cần Thơ, các KCN hình
thành từ rất sớm. Chưa đầy 1 năm sau khi Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
ban hành Nghị định số 322/HĐBT ngày 18/10/1991 về Quy chế KCX, thì đến ngày
21/9/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã cho phép
tỉnh Cần Thơ (cũ) được thành lập KCX tại Trà Nóc (KCN Trà Nóc 1 hiện nay). Đây
là một trong 4 KCX được thành lập đầu tiên trong cả nước. Sau khi KCN Trà Nóc 1
55
lấp đầy, để đáp ứng nhu cầu thuê đất của các nhà đầu tư, tỉnh Cần Thơ (cũ) và TP.
Cần Thơ tiếp tục quy hoạch xây dựng thêm nhiều KCN bám theo tuyến sông Hậu và
Quốc lộ 91, thuộc địa bàn các quận Cái Răng, Ô Môn và Thốt Nốt nhằm phát huy lợi
thế “ tiền sông hậu lộ”.
Tính đến năm 2010, trên địa bàn TP. Cần Thơ có 5 KCN tập trung, gồm: KCN
Trà Nóc 1, 2; KCN Hưng Phú 1, 2 và KCN Thốt Nốt. Các DN trong các KCN Cần
Thơ phần lớn hoạt động có hiệu quả, doanh thu tăng cao qua các năm, đóng góp
nguồn thu rất lớn cho ngân sách thành phố. Nếu như vào năm 1999, các DN trong
KCN Cần Thơ tạo ra giá trị sản lượng công nghiệp trên 96 triệu USD, chiếm 15,6%
giá trị toàn ngành công nghiệp của thành phố, xuất khẩu đạt 56,7 triệu USD, chiếm
21,56% kim ngạch xuất khẩu, nộp thuế trên 60 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng thu nội địa,
thì đến năm 2010, ước tổng doanh thu của các DN trong các KCN Cần Thơ đạt 1,835
tỷ USD. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1,217 tỷ USD, dịch vụ thương mại
đạt 618,322 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 515 triệu USD; thực hiện các nghĩa
vụ thuế 2.343 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 34.210 lao động.
Qua 15 năm hình thành và phát triển, các KCN Cần Thơ đã đóng góp lớn vào
công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của TP Cần Thơ, vùng ĐBSCL và cả nước. Các
KCN Cần Thơ không những đã tác động tích cực đến thu hút đầu tư, đến sản xuất
công nghiệp, đến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, giải quyết việc làm cho lao động
trong vùng, mà còn góp phần tạo điều kiện đưa TP Cần Thơ trở thành đô thị loại I
và là một trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước. Các KCN Cần Thơ
thực sự đóng vai trò là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ đô thị
hóa, phát triển dịch vụ và đã tác động lan tỏa tích cực trong công cuộc CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn của TP Cần Thơ và vùng ĐBSCL.
56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP
ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH
PHỐ CẦN THƠ
3.1. Những thành công và hạn chế của các KCN ở TP Cần Thơ
(1995 - 2010)
3.1.1. Những kết quả nổi bật
3.1.1.1. Về chủ trương đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế
Thành công trong chủ trương đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn với việc phát
triển các KCN TP Cần Thơ được thể hiện qua các yếu tố sau:
- Có chủ trương phát triển các KCN hợp lý: việc thực hiện quyết định số
21/2007/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt phát triển tổng thể
kinh tế xã hội Cần Thơ thời kì 2006 – 2020 đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng trong hoạt động sản xuất công nghiệp, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong
quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Thực tế đã chứng min
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_05_28_1309642334_4049_1871458.pdf