MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHỮNG NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ ĐẾN NĂM 1945 6
1.1 Lý luận văn hóa - bộ môn chính của khoa học nghiên cứu văn hóa 6
1.2 Bối cảnh ra đời của những nhận thức lý luận văn hóa ở nước ta 18
Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA 30
2.1 Quan niệm về văn hóa 30
2.2 Quan niệm về văn hóa dân tộc 47
2.3 Quan niệm văn hóa mácxít 68
Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC LÝ LUẬN VĂN HÓA GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 79
3.1 Nhận định chung 79
3.2 Những bài học kinh nghiệm 87
3.3 Một số kiến nghị đối với công tác nghiên cứu lý luận văn hóa hiện nay 91
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vượt qua chế độ thị tộc, trong xã hội bắt đầu có sự phân hóa và đấu tranh giữa các lực lượng, để tránh cho xã hội rơi vào hỗn loạn, con người đã tạo ra tục lệ, pháp luật, lễ nghi, đạo đức. Ngày nay chúng ta gọi những cái đó là thể chế xã hội, phản ánh hệ giá trị của cộng đồng, được các thành viên trong cộng đồng thừa nhận và quy định việc ứng xử của họ. Như vậy, thông qua mối quan hệ giữa con người, đời sống sinh hoạt và văn hóa, Đào Duy Anh làm nổi bật lên vai trò của văn hóa đối với con người. Văn hóa làm cho con người thoát khỏi thế giới động vật, phát triển sản xuất và hình thành nên các cộng đồng người trong lịch sử. Văn hóa cũng đóng vai trò điều tiết cho các cộng đồng đó tồn tại, để cho các hoạt động xã hội vận hành, thúc đẩy xã hội phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Quan niệm văn hóa là động lực của xã hội, Nguyễn Đăng Thục xem văn hóa là một trong ba “động cơ nguyên nhân” (kinh tế, chính trị, văn hóa ) để xã hội loài người “bảo tồn và tiến hóa”. Trong đó, nhân tố kinh tế làm thay đổi nhân tố văn hóa và chính trị, ngược lại nhân tố văn hóa cũng làm thay đổi nhân tố kinh tế, trên con đường phát triển của nhân loại có khi kinh tế chiếm địa vị quan trọng, nhưng cũng có khi văn hóa và chính trị lại ảnh hưởng mạnh hơn. Nguyễn Đăng Thục cho rằng, nhấn mạnh vai trò quyết định của kinh tế chỉ là nhận thức của xã hội học vì nó rất cụ thể và dễ nhận ra còn văn hóa là một “lực vô hình” nên không dễ nhận ra ngay vai trò của nó nhưng nhân tố kinh tế “chưa chắc đằng nào và lúc nào đã mạnh hơn và sâu hơn” [63, tr.7]. Mượn lời của C.Mác “Những tập tục thành kiến của tất cả thế hệ đã chết còn đè một sức nặng trên đầu người sống” [63, tr.7], Nguyễn Đăng Thục khẳng định văn hóa “có mãnh lực ghê gớm”. Cái mãnh lực ghê gớm đó đã thể hiện rõ trong lịch sử nhân loại: cuộc chiến tranh Hồng Thập Tự với niềm tin vào Chúa đã xô đẩy cả châu Âu vào cuộc thập tự chinh để bảo tồn đất thánh, sự chia rẽ quốc gia ấn Độ trong nhiều thế kỷ bởi cuộc xung đột giữa công giáo và tân giáo và hàng loạt những sự tử vì đạo, chết vì danh dự đã xảy ra…Trong lịch sử nhân loại đã từng diễn ra nhiều cuộc đại cải cách xã hội nhờ vào sức mạnh của đại phong trào quần chúng, sử dụng được sức mạnh đó là những người khởi xướng đã biết được “sức mạnh ghê gớm” của văn hóa, phá bỏ những thành kiến cũ, trước khi đưa xã hội vào con đường mới. Từ đó, Nguyễn Đăng Thục đi đến kết luận “bao giờ văn hóa cũng phải là một động lực tiên phong cho xã hội” [63; tr.8]. Như vậy, ở đây Nguyễn Đăng Thục đã đề cập đến vai trò của văn hóa như một năng lượng tinh thần, một xung lực tinh thần, là cái có ý thức làm mục đích, làm lý tưởng để con người dấn thân vào những hoạt động, kể cả phải hy sinh tính mạng của mình, văn hóa mở đường cho những cuộc biến chuyển lớn trong đời sống nhân loại. Trên thực tế, qua phong trào Phục Hưng thế kỷ XVI, cải cách Minh Trị ở Nhật Bản thế kỷ XIX, phong trào Duy Tân ở nước ta đầu thế kỷ XX cũng cho thấy rằng mỗi lần cần có một sự thay đổi trong xã hội phải có sự tích lũy, đóng góp của văn hóa. Nói một cách khác, không thể thiếu vai trò hàng đầu của văn hóa trong mỗi bước tiến của nhân loại nói chung và các dân tộc nói riêng. Học giả Kim Định trong cuốn sách “Nguồn gốc văn hóa Việt Nam” cũng đã chỉ ra vai trò của văn hóa trong mối quan hệ với kinh tế “Muốn phát triển kinh tế thì phải có văn hóa đi kèm. Không thể phát triển kinh tế trước rồi văn hóa sau” [19; tr.73]. Nhấn mạnh vai trò của văn hóa, ở đây Kim Định muốn đề cập đến nhân tố con người, phải có “văn hóa đúng mức”, “văn hóa chủ đạo” mới “đào luyện” ra được những con người tạo nên tinh thần sống động của xã hội, đưa xã hội đi lên chứ không phải “lăn mạnh trên đà đưa tới hố diệt vong” [19, tr.73] nếu không có văn hóa.
Thứ hai, văn hóa là động lực cho sự phát triển của xã hội loài người đồng thời cũng có vai trò quan trọng đối với mỗi dân tộc “văn hóa là một sự cần, một dân một nước không thể khuyết được. Nước ta xưa nay vẫn xưng văn hiến chi bang nghĩa là đời nào cũng có văn hóa, nên người thuần, tục tốt, xã hội chỉnh đốn, lịch sử vẻ vang” [43, tr.635]. Đưa ra hiện trạng văn hóa Việt Nam đương thời trong buổi gặp gỡ giữa phương Đông và phương Tây, Phạm Quỳnh đã quy tất cả vào nguyên nhân văn hóa. Bởi dân tộc ta chưa giải quyết xong vấn đề văn hóa “cái nguyên nhân của mọi sự chênh lệch trong xã hội, mọi nỗi bất bình trong lòng người không phải là thuộc về luân lý, không phải thuộc về chính trị, chính là một cái vấn đề văn hóa ấy vậy” [43, tr.630] cho nên, vấn đề văn hóa đối với nước ta rất quan trọng, mọi sự hạnh phúc ở đời của con người, vận mệnh của cả quốc gia đều ở văn hóa cả và có giải quyết cho được vấn đề này cho đúng thì “nước ta mới có được nhân tài xứng đáng; nước ta có nhân tài xứng đáng, thì mới mong sinh tồn tự lập ở đời” [43, tr.631]. Từ chỗ đề cao vai trò của văn hóa, Phạm Quỳnh đi đến tuyệt đối hóa vai trò của nó khi cho rằng con đường giải phóng cho dân tộc hiện nay không có gì phù hợp hơn là văn hóa “trong tình thế nước ta ngày nay, vận động về đường chính trị không bằng vận động về đường văn hóa. Vấn đề văn hóa còn quan hệ hơn vấn đề chính trị vậy” [43, tr.636]. Quan niệm này mâu thuẫn với chính ông và xa rời thực tế đất nước, trước đó ông đã khẳng định đất nước phải giữ được độc lập thì mới có độc lập về tinh thần, tức là văn hóa. Hơn nữa, văn hóa có mối quan hệ mật thiết với chính trị, trong điều kiện nước ta lúc đó, chỉ có giải phóng đất nước ra khỏi ách đô hộ của nước ngoài mới có thể gây dựng được một nền văn hóa riêng cho dân tộc.
2.2. Quan niệm về văn hóa dân tộc
2.2.1. Về bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa là những yếu tố độc đáo, yếu tố đặc sắc của một nền văn hóa. Nó được hình thành, tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Cùng với sự vận động của văn hóa dân tộc, việc nhận thức về bản sắc văn hóa cũng có sự thay đổi. Ngày nay, đọc lại bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt trong cuộc chiến chống quân Tống, chúng ta thấy quan niệm của cha ông ta về cái khác, cái riêng của dân tộc so với Trung Hoa ban đầu chỉ là “sông núi” và nó đã được ông trời định sẵn. Đến Nguyễn Trãi, trong bản Bình Ngô đại cáo bất hủ, ngoài núi sông bờ cõi còn có thêm sự khác nhau về phong tục. Như vậy, trước dân tộc Trung Hoa, một dân tộc mà trong tâm thức của người Việt nhiều đời nay là đồng văn đồng chủng với mình thì mối quan tâm hàng đầu của cha ông ta ở quan hệ với anh láng giềng khổng lồ “chỉ lăm le nuốt chửng mình” là vấn đề lãnh thổ, chủ quyền. Cho nên, sau khi giành được độc lập, người Việt vẫn sử dụng những nguyên lý Hán học trong tổ chức hành chính, trong nền nếp luân lý, giáo dục, thi cử, văn nghệ…Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo - những nhà văn hóa của dân tộc vẫn sử dụng chữ Hán cho những sáng tác của mình. Chỉ đến đầu thế kỷ XX, trong cuộc giao lưu văn hóa với phương Tây - một nền văn hóa dựa trên sức mạnh của khoa học kỹ thuật, không phải đồng văn đồng chủng, cùng tình thế như Trung Hoa, cũng không phải phải giao lưu với những nước văn hóa “đương suy hoặc còn kém” như Chiêm Thành, Phù Nam, Ai Lao thì sự sống còn của văn hóa dân tộc mới bức thiết hơn bao giờ hết. Bản sắc văn hóa đã được đặt ra như là mối quan tâm chính của nhiều học giả nặng lòng với dân tộc, tuy nhiên ở mỗi người lại có cách tiếp cận khác nhau, có thể kể đến các xu hướng sau: coi bản sắc dân tộc là Quốc học; là đặc tính của văn hóa Việt Nam; là những đặc điểm khác so với văn hóa Trung Hoa.
Trước hết là cách tiếp cận coi bản sắc dân tộc là Quốc học. Thuật ngữ Quốc học xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc thời Tây Chu, nghĩa gốc của nó là trường học ở kinh đô mà sau này gọi là Quốc tử giám. Người Nhật Bản dùng Quốc học để chỉ văn hóa nghệ thuật của nước mình, phân biệt với văn hóa nghệ thuật của các nước khác. ở nước ta, người đầu tiên đề cập đến nghĩa Quốc học là Nguyễn Trãi. Trong các tác phẩm như Bình Ngô đại cáo, Dư địa chí, ông đã đặt nền móng cho việc xây dựng nền Quốc học của dân tộc. Công việc này tiếp tục được thực hiện trong những giai đoạn tiếp theo. Cho đến đầu thế kỷ XX, một cuộc tranh luận về Quốc học đã diễn ra hết sức sôi động xung quanh chủ đề Quốc học là gì? Nước ta có Quốc học hay không? Khởi đầu là việc Lê Dư đưa ra thuật ngữ Quốc học trong bộ sách Quốc học tùng thư năm 1931. Quan niệm của Lê Dư đã gây ra sự tranh cãi với nhiều cách hiểu khác nhau về Quốc học của các học giả Phan Khôi, Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn, Nguyễn Trọng Thuật…Thông qua cuộc tranh luận này, kho tàng trí tuệ, các giá trị tinh thần của các thế hệ trước để lại được đem ra kiểm kê, đánh giá lại, chuẩn bị hành trang cho dân tộc trong cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
Lê Dư là một người đã từng du học ở Nhật Bản, sau về làm việc tại Viễn đông Bác cổ. Trong mười năm, ông đã sưu tập những tài liệu về quốc văn, quốc sử biên tập thành bộ Quốc học tùng san để chứng minh cho nền Quốc học Việt Nam. Theo cách hiểu của người Nhật Bản coi Quốc học gồm tất cả các môn học được xem là quan trọng đối với quốc dân như lịch sử, địa dư, chính trị, luật lệ trong nước, còn các môn học các nước khác có thể coi là thứ yếu, Lê Dư đã định nghĩa Quốc học “là học vấn, kỹ thuật của một nước: học vấn, kỹ thuật ấy là cái cố hữu của mình hay là cái mình học của ngưòi, nhưng đã thay đổi nhiều lắm, nay trở thành cái cố hữu của mình mà người ta không ai có nữa” [67, tr.204]. Với cách tiếp cận như vậy, theo ông nội dung của Quốc học bao gồm ba phần là quốc văn, quốc sử, quốc túy. Trong đó:
- Quốc văn là văn học gồm các học thuyết, lý thuyết những sách vở của người xưa để lại và những quốc ca, quốc ngữ(chữ nôm và chữ quốc ngữ)
- Quốc sử là cách tổ chức, cách hành động về chính trị và những pháp luật, chế độ, phong tục tập quán, kỹ thuật.
- Quốc túy là tinh thần của dân tộc, tính cố hữu của dân tộc do điều kiện địa lý và nguyên nhân lịch sử tạo nên trong mấy mươi thế kỷ nay.
Mặc dù đưa ra định nghĩa và miêu tả nội dung Quốc học như vậy nhưng thực tế, ông luôn coi Quốc học là văn học. Cho nên, ông muốn lấy “sức mọn vun bồi cái cơ sở nên Quốc học” bằng việc phát huy áng văn chương riêng của nước ta, ra công sưu tập văn chương và lịch sử của các nhà học giả xưa để biên soạn thành bộ Quốc học tùng san. Trong bộ sách này hầu như chỉ đề cập đến văn chương: Văn đàn bảo giám, Bạch Vân Am thi tập, Bằng Quân thi văn tập, Ôn Như Hầu thi văn tập, Vị Xuyên thi văn tập, Việt văn dẫn giảng… Ông còn định viết một bộ Việt Nam văn học sử để chứng minh cho sự phong phú của nền Quốc học Việt Nam. Từ chỗ đó, ông đã đẩy văn học lên vị trí cao hơn khi cho văn học là quốc hồn của dân tộc “Quốc hồn ở đâu? ở tại tư tưởng, tư tưởng phát ra làm văn chương, văn chương của các nhà học giả nước ta từ xưa đến nay chính là quốc hồn ở đấy, nên Quốc học cũng ở đấy” [67, tr.166]. ở đây phải quay trở lại quan niệm của cha ông ta về văn hóa. Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán mà rõ nhất là Nho giáo và chữ Hán cho nên trong văn hóa của dân tộc, văn học chiếm vị trí đầu bảng. Khác với các quốc gia Đông Nam á, mọi nguồn lực của dân tộc đều tập trung cho các công trình kiến trúc như đền đài, lăng mộ, ở nước ta chỉ có văn học là yếu tố quan trọng nhất, phát triển nhất trong văn hóa dân tộc. Vì vậy, quan niệm văn hóa của cha ông ta rất chật hẹp: văn hóa nghĩa là văn học. Rõ ràng, với việc tuyệt đối hóa văn học, coi nó là Quốc học, quan niệm của Lê Dư về văn hóa vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng của các nhà nho thời phong kiến xưa.
Quan niệm của Lê Dư đã không nhận được sự đồng tình của đa số các học giả lúc đó, các học giả này không quan niệm Quốc học là văn học mà là học thuật riêng của một nước. Trong bài báo “Luận về Quốc học” đăng trên Phụ nữ Tân văn ngày 6 tháng 8 năm 1931, Phan Khôi đã viết:
Quốc học là một danh từ cũ và mới có nghĩa khác nhau. Hồi trước ta nói Quốc học tức là cái trường học cho cả nước; như trường Quốc học ở Huế là lấy nghĩa ấy. Còn chữ Quốc học ngày nay thường dùng là chỉ về cái học riêng của một nước, có vẻ đặc biệt, có chỗ khác với nước ngoài. Vậy khi nói Quốc học cũng gần giống nhau như quốc phục là đồ y phục riêng của một nước, nói quốc kỳ là hiệu cờ riêng của một nước [67, tr.167].
Còn Phạm Quỳnh thì quan niệm “Quốc học là gồm những phong trào về tư tưởng học thuật trong một nước, có đặc sắc khác với nước khác, và có kết tinh thành những sự nghiệp trước tác lưu truyền trong nước ấy và ảnh hưởng đến các học giả trong nước ấy” [33, tr.504]. Như vậy, theo Phạm Quỳnh, Quốc học là nền học thuật, là nền tư tưỏng, nền triết học riêng của một nước đã thực sự ảnh hưởng, chi phối đời sống của một dân tộc, làm cho dân tộc ấy khác biệt với những dân tộc trên thế giới. Tương tự, Thiếu Sơn cho rằng “Quốc học phải là học thuật riêng của một nước, nó đặc biệt cho nước ấy, có ảnh hưởng trực tiếp đến văn học và gián tiếp đến xã hội”[33, tr.549].
Người đứng ra điều đình các ý kiến khác nhau là Nguyễn Trọng Thuật, ông đã thuyết phục hai bên hiểu danh từ Quốc học theo cùng một nghĩa: Quốc là nước, Học là khoa học, văn học hay văn hóa. Ông đã phân biệt thế giới công học với Quốc học. Thế giới công học là các khoa học chung cho toàn thể nhân loại như thiên văn, nhân học… không chú trọng đến từng đặc điểm của các quốc gia dân tộc. Quốc học là cái học “bất dịch”, chỉ một nước ấy mới có, chỉ có người nước ấy cần phải học, mới thẩm thấu đựơc, người nước khác có học cũng không hiểu được. Trên cơ sở đó, Nguyễn Trọng Thuật đã nêu ra nội dung của Quốc học bao gồm:
- Quốc sự.
- Quốc văn và quốc ngữ.
- Các anh hùng hào kiệt quốc gia.
- Địa dư quốc gia.
- Các phong tục tập quán(tổ chức hành chính và xã hội) do tiền nhân để lại.
- Các phương ngôn, ngạn ngữ, dân ca.
- Những sự nghiệp văn chương của những nhà văn hóa.
Từ những quan niệm trên đây cho thấy, mặc dù có các cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau về Quốc học nhưng các học giả đều có điểm chung là coi Quốc học như đặc tính riêng của một dân tộc để phân biệt với các dân tộc khác và có vai trò quan trọng “quan hệ đến sự tồn vong của Tổ quốc”. Với cách hiểu này, rõ ràng là khi nói về Quốc học, các học giả muốn bàn đến bản sắc văn hóa - cái mà ngày nay chúng ta gọi là tấm “thẻ căn cước” cho mỗi dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác.
Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về Quốc học như thế cho nên khi xem xét Việt Nam có Quốc học hay không, các học giả đưa ra những ý kiến trái ngược nhau. Là người khởi xướng ra Quốc học, quan niệm Quốc học là văn học, Lê Dư khẳng định nước ta có Quốc học. Để chứng minh cho quan điểm của mình, ông đã liệt kê những tài sản về văn học từ trước đến nay, đặc biệt là những công trình của Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo ông là “đã có sách vở, có học thuyết, có học phái, từ xưa đã có một cái ảnh hưởng to cho nền văn học nước nhà nhiều lắm, nào có kém Vương học với Thiền Tông ở Nhật Bản đâu” [67, tr.173]. Lê Dư đã phê phán những người phản đối có Quốc học là không nghiên cứu những di sản của cha ông để lại, chỉ biết những học thuyết của Trung Quốc, khoa học của phương Tây rồi “mạt sát tiền nhân” không có cái gì cả, không biết gì cả. Cùng chia sẻ với quan niệm của Lê Dư có nhà văn Nguyễn Trọng Thuật, mặc dù lấy tiếng là đứng ra điều đình nhưng thực chất, ông ngả về phía Lê Dư để phản đối các học giả khác. Với một quan niệm Quốc học như ở trên, Nguyễn Trọng Thuật đã đem lịch sử Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản ra để xem xét, so sánh và rút ra kết luận:
Song le dù đối với cái học chung của thế giới đi nữa, so với cụ Khổng, cụ Phật cùng đông châu chư tử thì cổ nhân ta không những không có mà lại còn là học đồ, nhưng so với bạn học cùng cái thời đại học thuật với nhau, nghĩa là so với các học giả Hán, Tống, Minh, Thanh, mà đời kêu là đại nho thì cổ nhân ta đời nào cũng có như thế đấy, chỉ vì số nhiều không biết trọng mà để trầm mai đi, thì lấy đâu mà thành lập lưu hành được. Chứ nếu đều được thành lập lưu hành đến nay cả thì đã chả có cái cảnh tượng học thuật khủng hoảng như bây giờ [36, tr.164].
Theo kết luận này của Nguyễn Trọng Thuật thì tổ tiên ta có thua kém chỉ thua kém cụ Khổng, cụ Phật thôi chứ không thua kém gì Bách gia chư tử của Trung Hoa và các học giả của Nhật Bản. Theo Lê Dư và Nguyễn Trọng Thuật, hiện trạng học thuật trong nước như hiện nay là do ta không chú trọng thành lập chứ không phải là không hề có một nền Quốc học.
Các học giả còn lại: Phan Khôi, Thiếu Sơn, Phạm Quỳnh phản đối quan niệm của Lê Dư đều có chung ý kiến nước ta chưa có Quốc học. Những học giả này đã nêu lên một số nền Quốc học như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp để từ đó xem xét nền Quốc học của Việt Nam. Người Trung Quốc có Bách gia chư tử, từ Lão tử, Khổng tử, Mặc tử, Tuân tử, Mạnh tử, Trang tử… cho đến các đại nho đời Hán, đời Tống, đời Minh, đời Thanh, mỗi người đều lập thành một thuyết. Ngay học thuyết Nho, do Khổng tử sáng lập mà chia ra làm nhiều phái, không ai giống ai cả, tạo nên sự “sầm uất, thịnh vượng, đủ đối lập với cõi học của các nước ngoài” [67, tr.168]. Sự học của người Trung Quốc đủ “đại biểu cho một dân tộc, không giống với ai, cũng giống như y phục và cờ hiệu của nước họ không giống với ai” [67, tr.168], họ xứng đáng có một nền Quốc học. Người Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo, nhưng họ không lựa chọn Tống Nho mà là Minh Nho. Minh Nho do Vương Dương Minh khởi xướng, phản đối cái Nho học hẹp hòi của Tống Nho, rất thịnh hành ở Nhật Bản. Thuyết mới này đã ảnh hưởng không những đối với giới trí thức mà cả với phong tục của họ. Cũng là “học trò” của Trung Quốc như Việt Nam, cũng “mô phỏng” văn hóa Trung Hoa trong thời gian dài nhưng họ biết “lựa lọc kén chọn” cho nên mặc dù về tư tưởng học thuật vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Hoa, họ vẫn có “một nền quốc học của họ, dù không được rực rỡ cho lắm, mà vẫn đặc sắc khác người” [33, tr.502]. Nước Pháp cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp, La Mã như nước Anh, nước Đức nhưng họ có chủ nghĩa duy lý của Đềcáctơ, triết học của Rútxô, khoa học thực nghiệm của Auguste Comte… Những học truyết này đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội Pháp. Thế kỷ VIII, nước Pháp tôn thờ lý trí, thế kỷ XIX chịu ảnh hưởng của Rutxô, sang thế kỷ XX học thuyết của Auguste Comte làm hướng đạo cho tư tưởng của người Pháp. Như vậy, họ có văn minh học thuật riêng không giống với những nước khác, đó là “nền Quốc học riêng” của họ. Có thể nói, mỗi dân tộc tiếp thu giá trị văn hóa của bên ngoài biến hóa theo tinh thần riêng của mình mà thành riêng của mình, đặc sắc so với các nước khác, tạo nên nền Quốc học riêng của mình. Từ những lập luận này, Trịnh Đình Rư là người đầu tiên phản bác Lê Dư. Trong bài phê bình bộ sách Quốc học tùng san, ông viết “Nước ta từ xưa đến nay, chưa từng thấy cụ nào đứng ra được một học thuyết gì to tát riêng; xét đến những lịch sử những học giả Đông Tây mà nghĩ lại đến Quốc học nước nhà, ta tưởng tự lấy làm thẹn” [67, tr.168]. Cái tâm trạng “thẹn” của Trịnh Đình Rư phản ánh quan niệm của ông rằng dân tộc ta chưa hề có Quốc học. Cùng quan điểm với Trịnh Đình Rư, Phạm Quỳnh cho rằng ở nước ta có anh hùng, có liệt nữ, có danh sĩ cao tăng nhưng từ xưa đến nay vẫn chưa có ai sáng lập ra được những tư tưởng mới, học thuyết mới như kiểu Bách gia chư tử của Trung Quốc, cho nên “Nói đến học thuật chơn chánh thì cổ lai nước ta đã có gì? Không dám bội bạc tiền nhân, nhưng thật ra không có người nào vậy” [33, tr.125]. Cả Phạm Quỳnh và Phan Khôi đều thử kiểm kê lại “vốn liếng” của dân tộc nhưng theo cách hiểu của các ông, những tác phẩm của các bậc học giả uyên thâm như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm mà Lê Dư quan niệm là Quốc học thì chỉ thấy Chu Văn An là một nhà nho khảng khái, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thuật số chứ các cụ cũng không phát minh được điều gì, cũng không để lại cuốn sách gì có giá trị cho nền học thuật của đất nước. Trong những di sản do người xưa để lại cũng có thể tìm được vài ý kiến lạ nhưng nó không có sức ảnh hưởng mạnh tới xã hội và tạo ra những phong trào tư tưởng, chủ yếu là “ngâm hoa vịnh nguyệt, dặm lại mấy câu sáo cũ của người Tàu, ôn lại những bài học cũ từ xưa đến giờ, không khám phá ra được điều gì mới lạ về vũ trụ nhân sinh” [33, tr.503] cho nên không thể nói nước ta có Quốc học. So sánh với Nhật Bản cũng là một dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều văn hóa Trung Hoa, cũng là “học trò” của Trung Hoa như Việt Nam nhưng vẫn có cái “đặc sắc khác Tàu”, Phạm Quỳnh đã chỉ ra ba nguyên nhân dẫn đến việc nước ta không có Quốc học:
Một là địa lý: nước ta tiếp cận ngay với Trung Quốc, sau khi được độc lập vẫn bị coi là nước phiên thuộc, người Trung Quốc luôn tràn sang trong chiến tranh cũng như trong hòa bình.
Hai là lịch sử: quan hệ của nước ta với Trung Quốc mật thiết. Trong mười thế kỷ bị thống trị, nước ta là bộ phận của Trung Quốc, đến khi giành được quyền tự chủ từ thế kỷ X thì “cái dấu vết của người Tàu đã hình như in sâu vào trong trí não ta rồi” [33, tr.506]. Bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ lúc nào cũng lăm le muốn chiếm đất, tất cả tinh lực của dân tộc chỉ dành cho việc giữ gìn độc lập cho dân tộc, không còn sức lực, thời giờ cho những việc khác như văn hóa, mĩ thuật…
Ba là chính trị: các triều đại phong kiến đã tôn sùng Nho giáo, với chế độ khoa cử “là món quà rất hại mà nước Tàu tặng cho ta” [33, tr.508], bao nhiêu nhân tài của đất nước đều được đào tạo trong cái khuôn của trường lớp Nho giáo làm cho thần trí eo hẹp lại, không còn có tư tưỏng, có học vấn tự do.
Cũng chỉ ra nguyên nhân nước ta không có Quốc học, học giả Thiếu Sơn cho rằng đó là cách học của người Việt Nam. Nếu việc học có hai bước, bước thứ nhất là nhân: bắt chước của người để làm hay cho mình, cốt phải đồng; bước thứ hai là cách; sáng tạo ra cái mới, cốt phải dị; đồng và dị giúp lẫn nhau làm cho học thuật được mở mang thì ở nước ta, việc học chỉ có nhân mà không có cách, có đồng mà không có dị, không đủ thay thế được Hán học của Trung Hoa, không ảnh hưởng đến văn học, xã hội cho nên theo Thiếu Sơn, nước ta cũng chưa thể có Quốc học.
Qua những ý kiến của các học giả trong cuộc tranh luận về Quốc học trên đây cho thấy sự phong phú, đa dạng trong những quan niệm về Quốc học. Vấn đề đặt ra ở đây là văn hóa bao gồm nhiều thành tố, mặc dù văn học, học thuật, tư tưởng là những thành tố quan trọng nhưng nếu cho bản sắc văn hóa dân tộc chỉ có trong những thành tố đó thì rất hạn hẹp và không thể hiện đầy đủ được đặc tính của một dân tộc. Trên thực tế, không phải dân tộc nào cũng đóng góp cho nhân loại những học thuyết, hệ tư tưởng, những tác phẩm văn chương nổi tiếng… nhưng các dân tộc đó vẫn có bản sắc riêng, tạo nên sự đa dạng của văn hóa nhân loại. Do đó, bản sắc văn hóa còn biểu hiện ra ở nhiều phương diện khác nữa: tâm hồn, lối sống, suy nghĩ, khát vọng… của một dân tộc và những đặc tính riêng của dân tộc đó.
Cách tiếp cận thứ hai về bản sắc văn hóa là những quan niệm đề cập đến đặc tính của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Lê Dư đã nêu lên ý kiến của mình thông qua việc dẫn lại cuộc đối thoại giữa Tôn Trung Sơn và một chính khách - thủ lĩnh Đảng Quốc dân Nhật Bản khi bàn luận về Việt Nam. Trong đó, nhà cách mạng Trung Quốc quan niệm “Người Việt Nam họ có căn tính nô lệ, tôi xem họ có cái gì là độc lập được đâu” [31, tr.200] nhưng vị chính khách Nhật Bản lại có quan điểm khác. Ong cho rằng “người Việt Nam giỏi lắm, họ có cái đắc tính độc lập lắm” [31, tr.201]. Để chứng minh, ông đã lấy dẫn chứng trong lịch sử: trong tất cả các dân tộc thuộc dòng Bách Việt chỉ có duy nhất Lạc Việt “độc lập riêng thành một nước” còn cả vùng Quảng Tây, Quảng Đông rộng lớn đều chịu sự đồng hóa của người Tàu. Người Việt Nam khi đã lập được quốc gia riêng của mình trải qua bao đời các triều đại phong kiến Trung Quốc sang đánh phá mà “vẫn độc lập vững vàng”. Trước lập luận đầy tính thuyết phục này, Tôn Trung Sơn cười ngượng mà không trả lời được. Dẫn lại câu chuyện này, Lê Dư muốn khẳng định “căn tính độc lập” mà ông thủ lĩnh Đảng Quốc dân Nhật Bản đặt cho người Việt Nam chính là bản sắc dân tộc, thể hiện nội lực của văn hóa Việt Nam, sức sống của văn hóa Việt Nam trong lịch sử của dân tộc.
Người đầu tiên khái quát một cách có hệ thống những đặc tính của văn hóa Việt Nam là Đào Duy Anh. Ông không nhắc lại cuộc tranh luận về Quốc học, bởi vì Đào Duy Anh không quan niệm văn hóa chỉ bó hẹp trong văn học, học thuật, tư tưởng của một dân tộc, văn hóa là phương thức sinh hoạt của con người, từ sinh hoạt kinh tế, chính trị, xã hội cho đến tất cả các phong tục tập quán cho nên dân tộc nào cũng có nền văn hóa riêng, có bản sắc riêng. Đào Duy Anh đã nêu lên năm đặc điểm mà ông gọi là “đặc tính” của văn hóa Việt Nam:
- Xã hội lấy gia tộc làm cơ sở: cá nhân không có quyền lợi và địa vị độc lập, những luân lý đạo đức, chế độ văn vật, chính trị pháp luật đều lấy gia tộc chủ nghĩa làm gốc.
- Văn hóa lấy cảm tình làm “bản vị”: lấy tình cảm mà quan hệ với nhau chứ không dựa vào pháp luật như ở phương Tây.
-Tính tình ưa chuộng hòa bình, chỉ cốt an cư lạc nghiệp chứ không muốn cạnh tranh với ai.
- Nhân sinh quan kiện toàn; trông cậy vào con cháu để lưu truyền nòi giống và tiếp nối sự nghiệp của tổ tiên.
- Tính trường tồn: văn hóa đời xưa thế nào thì đời nay vẫn thế
Đây là những giá trị được dân tộc thừa nhận và sống theo các giá trị này nên trở thành bản sắc của dân tộc. Tuy nhiên nó không phải là cái b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc
- bia.doc