MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN VỊNH BẮC BỘ
. 13
1.1. Khái quát vùng biển Vịnh Bắc Bộ . 13
1.2. Lịch sử vấn đề biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc . 16
1.3. Bối cảnh khu vực . 19
Chương 2. QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ KẾT QUẢ PHÂN ĐỊNH
TRONG VỊNH BẮC BỘ . 31
2.1. Giai đoạn trước năm 1993. 31
2.2.Giai đoạn 1993-1995. 32
2.3. Giai đoạn 1995-2000. 34
2.4. Kết quả phân định Vịnh Bắc Bộ . 47
Chương 3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 54
3.1. Ý nghĩa lịch sử của việc ký Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác
nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ . 54
3.2. Bài học kinh nghiệm . 59
KẾT LUẬN . 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 71
96 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vịnhB bắc bộ (1993 - 2000), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu lực của Đảo Bạch Long Vĩ. Với phương án
của Trung Quốc, thì có tỷ lệ diện tích Việt Nam/Trung Quốc là 48%/52%
[10,tr.5].
Trong quá trình diễn ra đàm phán, nhằm thúc đẩy và gợi ý phía Trung
Quốc đàm phán tích cực hơn, thể hiện sự thiện chí của Việt Nam có nhân
nhượng lớn và có bước tiến mới trong thống nhất về cách thức đàm phán,
phía Việt Nam đã chủ động nêu ra các phương án : “Hai bên cùng nhau vạch
một đường trung tuyến tạm thời chưa tính đến hiệu lực của đảo Bạch Long Vĩ
làm xuất phát điểm, sau đó điều chỉnh đường trung tuyến theo sự quan tâm
của mỗi bên để đi đến giải pháp cuối cùng”[10,tr.5]. Tuy nhiên đề nghị này
của Việt Nam cũng không được Trung Quốc chấp thuận, và Trung Quốc cũng
đưa ra phương án 7/1998, có tỉ lệ diện tích Việt Nam / Trung Quốc là
50,9%/49,1% [10,tr.5].
Để cân bằng thế đàm phán phía Việt Nam đã đưa ra đường phương án
9/1998 căn cứ theo đúng luật pháp và thực tiễn quốc tế, phù hợp với điều kiện
trong Vịnh Bắc Bộ, ở phương án này đường trung tuyến có điều chỉnh, có tỷ
lê diện tích Việt Nam/Trung Quốc là 60%/40%: tỉ lệ diện tích Ô chữ nhật
69/31, điểm gần nhất của phương án cách đảo Bạch Long Vĩ 24 hải lý.
Phía Trung Quốc: Phía Trung Quốc, kiên trì ý tưởng đại thể chia đôi,
trong phân định Vịnh Bắc Bộ, nhấn mạnh là ý tưởng trên do lãnh đạo cao nhất
của Trung Quốc nêu ra chỉ đạo vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ. Họ cho rằng
kết quả phân định đại thể chia đôi không có nghĩa là bằng nhau về diện tích,
36
một bên có thể nhiều hơn bên kia nhưng không quá lớn. Đồng thời trong đàm
phán phía Trung Quốc rất chú trọng đến lợi ích nghề cá và tiềm năng dầu khí
trong Vịnh Bắc Bộ.
Để chuẩn bị cho yêu cầu trên và đạt được theo yêu cầu của họ, phía
Trung Quốc sử dụng phương pháp tổng hợp để vạch ra hai đường phương án:
đó là đường phương án tháng 4/1997 và đường phương án tháng 7/1998.
Đường phương án tháng 4/1997 là đường phương án lập theo phương
pháp tổng hợp. Theo đó, tỉ lệ diện tích Việt Nam/Trung Quốc là 48%/52%
[10,tr.5].
Đường phương án tháng 7/1998 được lập theo phương án tổng hợp,
không tính đến hiệu lực của đảo Bạch Long Vĩ, các đảo ở khu đảo Đông Bắc
được tính một phần hiệu lực trong phân định. Theo đó tỉ lệ diện tích Việt Nam
/Trung Quốc là 51%/49%, tỉ lệ diện tích Ô chữ nhật là 33/67. Điểm gần nhất
của đường phương án này cách đảo Bạch Long Vĩ 12 Hải lý [10,tr.3].
Vấn đề hiệu lực đảo Bạch Long Vĩ: Theo các phương án của Việt Nam
cho đảo Bạch Long Vĩ 24 Hải lý, Trung Quốc cho rằng 24 Hải lý là quá lớn,
ảnh hưởng lớn đến các phương án phân định.
Theo quan điểm của Trung Quốc khi đưa ra đường phương án 7/1998
là được xây dựng trên mục tiêu ý tưởng đại thể chia đôi và nó mang tính chất
thúc đẩy tích cực cho đàm phán giữa hai bên và Trung Quốc không chấp nhận
phương án tháng 9/1998 của Việt Nam đưa ra. Trung Quốc đề nghị phía Việt
Nam nghiên cứu và cùng nhau điều chỉnh theo đường phương án tháng
7/1998 của Trung Quốc.
Tại vòng 12 của Nhóm công tác liên hợp phân định Vịnh Bắc Bộ,
Trung Quốc cũng trao đổi thẳng thắn về quan điểm bất đồng giữa Việt Nam
và Trung Quốc về khu giữa Vịnh Bắc Bộ, cho rằng khoảng cách lớn nằm tại
khu giữa Vịnh. Cũng trong phiên họp này khi trao đổi về vấn đề hợp tác đánh
37
cá trong Vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục đề nghị gắn vấn đề hợp
tác đánh cá với vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ, yêu cầu đàm phán giải quyết
vấn đề nghề cá là điều kiện kiên quyết về phân định.Trong các chuyến thăm
Trung Quốc vào năm 1997 của Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười và tháng
02/1999 của Đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; chuyến thăm Việt Nam của
Chủ Tịch Giang Trạch Dân vào năm 1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đạt
được thỏa thuận là khẩn trương đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới trên
đất liền trước năm 2000 và hoàn thành việc phân định để ký Hiệp định phân
định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000 [37,tr.22].
Cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra cam go và quyết liệt nhất là vào
năm 1998, trong đó có đưa ra điều kiện để đi đến ký kết Hiệp định phân định
Vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc yêu cầu đàm phán giải quyết vấn đề nghề cá
là điều kiện kiên quyết về phân định. Họ cho rằng vấn đề ngư nghiệp là nội
dung cần được ghi nhận trong diễn đàn đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ, là
điều kiện để có thể ký kết hiệp ước về vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ, nếu
phía Việt Nam không làm đàm phán nghề cá thì Trung Quốc không ký kết
phân định.
Hai bên đồng ý tăng cường đàm phán, tiếp tục có những suy nghĩ mới,
mở rộng điềm đồng, thu hẹp bất đồng, xích lại gần nhau, cố gắng trên cơ sở
thành quả của vòng đàm phán này tìm một đường phương án phân định mà
hai bên đều chấp nhận được, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết về
phân định Vịnh Bắc Bộ đúng thời hạn trong năm 2000.
Cho đến đầu năm 2000 đã hình thành một thực tế là giữa hai bên tồn
tại hai đường phương án phân định khác nhau là đường tháng 7/1998 của
Trung Quốc và đường tháng 9/1998 của Việt Nam. Năm 2000 là năm cao
điểm trong đàm phán giữa hai bên: họp một vòng đàm phán Chính phủ, ba
38
cuộc gặp không chính thức của hai Trưởng đoàn Chính phủ, bảy vòng Nhóm
công tác liên hợp.
Đứng trước thực tế đó thực hiện sự chỉ đạo của đàm phán cấp Chính
phủ, nhóm phân định của Việt Nam đã chủ động đưa đường phương án tháng
5/2000, theo phương án này thì tỉ lệ diện tích Việt Nam/Trung Quốc
58.5/41.5%; Tỉ lệ diện tích ô chữ nhật 61.3/32.7% đường phương án này có
điều chỉnh so với đường phương án tháng 4/1997 về diện tích Việt Nam giảm
2%; về ô chữ nhật giảm 3.7%; điều chỉnh so với đường phương án 9/98 về
diện tích Việt Nam giảm đi 2%; về ô chữ nhật giảm đi 7.7% [10,tr.3].
Sang giai đoạn vòng 15 và 16, tình hình đàm phán bước vào giai đoạn
thực chất đầy gay go và phức tạp. Đây cũng là thời điểm trở nên bế tắc của
tiến trình đàm phán để đi đến ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, nhằm
thúc đẩy đàm phán và thực hiện đúng ý tưởng của lãnh đạo cấp cao hai nước
về vấn đề giải quyết phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000.
Ngày 7/9/2000 Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ Việt Nam – Trung
Quốc có cuộc gặp không chính thức tại Hà Nội. Tại cuộc gặp này Trưởng
Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam đã nêu ra phương pháp lý tưởng của
phía Việt Nam (Phương pháp cả gói) là: Hai bên chia đôi vùng chồng lấn tạo
thành từ đường tháng 7/1998 của Trung Quốc và đường tháng 5/2000 của
Việt Nam. Với điều kiện: Đảo Bạch Long Vĩ 18 Hải lý; Phân chia công bằng
phần Ô chữ nhật; sau phân định sẽ thiết lập vùng đánh cá chung.
Theo phương án của Việt Nam đưa ra, phía Trung Quốc đã đánh giá
cao tinh thần và thiện chí của Việt Nam. Trưởng đoàn Chính phủ Trung Quốc
cho rằng, đây là quyết sách chính trị của lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc sẽ
nghiên cứu và báo cáo lãnh đạo cấp cao và trả lời ngay về phương pháp cả gói
của Việt Nam. Phía Trung Quốc vẫn giữ yêu cầu cao của họ, chưa có bước
39
nhân nhượng. Trong quá trình đàm phán, phía Trung Quốc chưa thể hiện
những bước nhân nhượng gì mới.
Với quyết tâm cao thực hiện giải quyết vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ
trong năm 2000 của lãnh đạo cấp cao hai nước. Ngày 25/10/2000, tại Bắc
Kinh diễn ra cuộc họp không chính thức của đoàn đàm phán cấp Chính phủ,
với nhận thức chung không chính thức của hai Trưởng đoàn đàm phán Chính
phủ về việc vạch thử một số con đường không chính thức theo các tỷ lệ diện
tích khác nhau, trong đó ưu tiên trước mắt vạch thử đường không chính thức
có có tỷ lệ diện tích Việt Nam 53%, Trung Quốc 47%. Nhóm công tác hai bên
đã trao đổi thảo luận về phương thức về nguyên tắc vạch thử đường không
chính thức làm cơ sở để Tổ chuyên viên không chính thức thực hiện việc này,
cụ thể:
(i). Hai bên nhất trí mỗi bên tự vạch thử một đường không chính thức
trên bản đồ công tác của mình (Việt Nam dùng hải đồ tỷ lệ 1/500.000 của
Việt Nam, Trung Quốc dùng bản đồ tỷ lệ 1/700.000 của Trung Quốc);
(ii). Hai bên trao đổi nhau tọa độ đường vạch thử không chính thức mà mỗi
bên đã vạch và bản đồ công tác của mỗi bên (không có đường vạch thử) để
làm cơ sở đối chiếu, so sánh;
(iii). Hai bên tiến hành kiểm tra, đối chiếu kết quả đường vạch thử không
chính thức của nhau. Nếu phát hiện đường vạch thử không chính thức của bên
nào không phù hợp với tỷ lệ nói trên thì có thể đề nghị bên đó giải thích và
điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ diện tích nói trên [10,tr.7].
Có thể nói giải pháp trên đối với hai bên là rất thực tế và khả quan, khi
thực hiện giải pháp này hai bên sẽ tăng cường lòng tin của nhau hơn để sớm
đi gần đến thống nhất một phương án phân định chung cho cả hai phía ở vòng
đàm phán tiếp theo.
40
Theo đó, căn cứ vào kết quả của vòng 16 của Nhóm công tác liên hợp
phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong vòng 17, hai bên trao đổi phương án đường
vạch thử không chính thức (với tỷ lệ 53%/47%) 10,tr.7], hai bên đều tiến hành
điều chỉnh đề xích lại gần nhau. Tuy nhiên, sau khi xem xét phương án của
hai bên thì đường phương án của hai bên đưa ra còn chênh lệch nhau, nhất là
đoạn cửa sông Bắc Luân, phía khu đảo Bạch Long Vĩ và khu Đông Nam đảo
Bạch Long Vĩ, khhu phía Nam Vịnh là vấn đề bất đồng lớn nhất. Vấn đề trên
đã được hai bên trao đổi với nhiều phương thức linh hoạt: như cuộc gặp của
hai trưởng Đoàn Chính phủ, cuộc gặp của hai trưởng Nhóm và cuộc gặp của
Tổ chuyên gia kỹ thuật để cùng nhau vạch. Tại vòng 17, hai bên đã thống nhất
được một con đường phân định.
Trong quá trình đàm phán, Việt Nam và Trung Quốc đã cân nhắc, xem
xét nhiều vấn đề như: phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa, đường cửa vịnh Bắc Bộ và phạm vi phân định, các hoàn cảnh khách quan
của vịnh Bắc Bộ, trong đó chủ yếu là điều kiện địa lý tự nhiên, các lợi ích
thực chất gắn với nội dung phân định như: diện tích vùng biển phân định
được hưởng như hoặc vấn đề lãnh thổ đảo, nếu có, quyền chủ quyền đối với
tài nguyên dầu khí, hải sản, chế độ đi lại trên biển và sông biên giới. Các vấn
đề này liên quan trực tiếp tới hai yếu tố chính là tỷ lệ phân chia diện tích tổng
thể vịnh Bắc Bộ và vai trò của đảo Bạch Long Vĩ.
Việt Nam đưa ra quan điểm là cần phải căn cứ luật pháp và thực tiễn
quốc tế, hoàn cảnh khách quan của Vịnh Bắc Bộ để phân định nhằm tìm kiếm
một giải pháp công bằng cho cả hai. Tỷ lệ diện tích là hệ quả, không phải là
tiền đề của việc phân định, công bằng không đồng nghĩa với chia đôi.
Việt Nam đề nghị dùng phương pháp đường trung tuyến có điều chỉnh.
Phương pháp này, như trên đã trình bày là phổ biến trong thực tiễn quốc tế,
phù hợp với cửa vịnh. Theo phương pháp này, một đường trung tuyến ban
41
đầu đã được vạch ra có tính đến hiệu lực của tất cả các đảo, đặc biệt là đảo
Bạch Long Vĩ, có sự điều chỉnh cần thiết theo hiệu lực pháp lý và sự quan
tâm của mỗi bên.
Hình 1.2. Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ ở khu vực cửa sông
Bắc Luân [7,tr.65].
Sang vòng đàm phán 18, hai bên tiến hành kiểm tra tính toán lại tỷ lệ
diện tích và đưa lên Tổng đồ toàn diện đính kèm theo hiệp ước phân định
Vịnh Bắc Bộ. Căn cứ vào những quy định của UNCLOS, các nguyên tắc pháp
lý và thực tiễn quốc tế được công nhận, trên cơ sở suy xét đầy đủ mọi hoàn
cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua thương
lượng hữu nghị hai bên đã thống nhất ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ
ngày 25/12/2000. Hiệp định bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
Hai bên đã nhất trí xác định đường đóng cửa sông Bắc Luân là đường
nối hai điểm nhô ra nhất của cửa sông tự nhiên trên bờ sông hai nước, tại
ngấn nước thủy triều thấp nhất.
Hai bên cũng đã xác định phạm vi phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong hiệp
định này, Vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc là bờ biển
42
lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía Đông là bờ biển
bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây là bờ biển đất
liền Việt Nam và giới hạn phía Nam là đoạn đường thẳng nối liền từ điểm nhô
ra nhất của mép ngoài cùng của mũi Oanh Ca trên đảo Hải Nam của Trung
Quốc có toạ độ địa lý 18030'19"N, 108041'17"E, qua đảo Cồn Cỏ đến một
điểm trên bờ biển của Việt Nam có toạ độ địa lý là 16057'40"N, 107008'42"E.
Hai bên đồng ý đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm có
toạ độ địa lý xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng. Đường phân
định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều II của Hiệp định là biên
giới lãnh hải của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Mặt thẳng đứng đi theo đường
biên giới lãnh hải của hai nước phân định vùng trời đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển của lãnh hải hai nước.
Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 là đường ranh giới giữa
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Hai
bên ký kết phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của
mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh
Bắc Bộ được xác định theo hiệp định.
43
Hình 1.3. Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc
[7,tr. 64].
Hơn hết, hai bên đồng ý dành cho đảo Bạch Long Vĩ hiệu lực 15 hải lý
tính từ điểm nhô ra nhất của đảo về phía Đông và đảo Cồn Cỏ được tính 50%
hiệu lực trong phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Như vậy,
đảo Bạch Long Vĩ được hưởng 25% hiệu lực trong phân định. Đảo đã mang
lại thêm cho Việt Nam 300 km2 vùng biển xung quanh đảo.
Hai bên đã cam kết mọi tranh chấp giữa hai bên ký kết liên quan đến
việc giải thích và thực hiện hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hoà
bình, hữu nghị thông qua thương lượng.
Trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên hoặc cấu tạo mỏ
khác nằm vắt ngang đường phân định, hai bên ký kết thông qua hiệp thương
hữu nghị để đạt được thoả thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo
hoặc khoáng sản nói trên cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu được
từ việc khai thác. Việc phân định Vịnh Bắc Bộ hai nước theo hiệp định này
không ảnh hưởng hoặc phương hại đến lập trường của mỗi bên đối với các
44
quy phạm luật pháp quốc tế về luật biển. Qua hiệp định phân định Vịnh Bắc
Bộ đã cho chúng ta thấy rằng đường phân định đã dành cho Việt Nam phần
diện tích lớn hơn Trung Quốc khoảng 8.205 km2, tỷ lệ 53,23/46,77. Căn cứ
vào việc áp dụng nguyên tắc công bằng trong phân định và tiến hành đánh giá
tỷ lệ giữa bờ biển của hai nước 1,1/1 với tỷ lệ diện tích được hưởng 1,135/1,
có thể nhận thấy rằng đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ đã mang lại một
kết quả công bằng và có thể chấp nhận được.
Vấn đề đo vẽ tổng đồ Vịnh Bắc Bộ phục vụ phân định Vịnh Bắc Bộ Việt
Nam – Trung Quốc: Từ vòng 1 của Nhóm, hai Bên đã nêu cùng nhau đo đạc
khảo sát thành lập bản đồ Vịnh Bắc Bộ.
Hai bên đã tổ chức hội đàm, nhưng còn có điểm bất đồng về mặt nội dung
trong vấn đề thành lập Tổng đồ Vịnh Bắc Bộ.
Tại cuộc họp vòng 7 cấp Chính phủ giải quyết vấn đề biên giới – lãnh
thổ giữa Việt Nam – Trung Quốc từ ngày 21- 22/3/2000, theo thỏa thuận giữa
hai bên, Nhóm công tác liên hợp phân định Vịnh Bắc Bộ đã tiến hành đàm
phán vòng 12 tại Bắc Kinh từ ngày 20/3 đến 23/3/2000. Theo kết quả đàm
phán vòng 7 Chính phủ và vòng 4 của Tổ chuyên gia đo vẽ liên hợp phục vụ
phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong phiên họp này trên cơ sở trao đổi và ký nội
dung văn bản Những nguyên tắc cơ bản đo vẽ liên hợp phục vụ phân định
Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc, hai bên đã nhất trí ở hầu hết các nội
dung liên quan đến việc đo đạc mặt đất và bay chụp, đo vẽ ảnh hàng không để
xây dựng bản vẽ tư liệu là 1/50.000 và Tổng đồ Vịnh Bắc Bộ là 1/500.000
phục vụ công tác phân định [9,tr.2].
Hai bên tiếp tục trao đổi vấn đề đo sâu: qua trao đổi phía Trung Quốc
nêu quan điểm cho rằng không cần thiết trong việc lập Tổng đồ Vịnh Bắc Bộ
phục vụ phân định. Vì họ chỉ luôn quan tâm tới yếu tố đường bờ luôn luôn nổi
được thể hiện rõ trên ảnh hàng không. Phía Việt Nam thì cho rằng, khi tiến hành
45
phân định biển cần phải xác định rõ và chính xác yếu tố đường bờ, nhất là xác
định ngấn triều thấp nhất. Đề phù hợp với tiến trình đàm phán phân định Vịnh
Bắc Bộ vào năm 2000 mà lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận; phía Việt Nam đề
nghị đo một số khu vực nhằm xác định ngấn triều thấp nhất ở một số khu bờ
biển và các đảo có liên quan trực tiếp đến phân định. Trung Quốc có đề nghị
Việt Nam nghiên cứu và trao đổi bàn bạc vấn đề đo sâu tại các vòng đàm phán
sau. Mặt khác họ đề nghị hai bên nên sớm thống nhất nội dung bay chụp ảnh
hàng không, để kịp triển khai công tác đo và lập lưới khống chế mặt đất.
Nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán và thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao
hai nước, hai bên đề nghị tiếp tục trao đổi vấn đề đo sâu tại các vòng họp sau.
Trong khuôn khổ vòng 12 của Nhóm công tác liên hợp phân định Vịnh
Bắc Bộ, hai bên tập trung nêu các vấn đề về quá trình đàm phán từ vòng 1 đến
vòng 11 của Nhóm [9,tr.2].
Vấn đề hợp tác nghề cá: Hai bên cũng tiến hành đàm phán về nghề cá
song song và độc lập với đàm phán phân định. Từ tháng 5 đến tháng 12 năm
2000 trải qua 6 vòng đàm phán, hai bên đồng ý thiết lập một vùng đánh cá
chung nằm dưới vĩ tuyến 200N và có bề rộng 28 - 30,5 hải lý tính từ đường
phân định ra hai bên.
Vùng đánh cá chung có tổng diện tích là 33.500 km2, chiếm khoảng
27,9% diện tích Vịnh [7,tr.15]. Thời hạn vùng đánh cá chung có hiệu lực là 15
năm (12 năm chính thức và 3 năm gia hạn) và ba năm mặc nhiên gia hạn. Hết
thời hạn này, hai bên có thể tiếp tục hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ thông
qua hiệp thương hữu nghị. Để điều hành hoạt động đánh cá chung, Ủy ban
liên hợp nghề cá sẽ được thành lập.
Trong vùng đánh cá chung, hai bên cam kết hợp tác lâu dài trên cơ sở
cùng có lợi, cùng nhau bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững tài nguyên sinh
vật. Nguyên tắc bình đẳng về năng lực tàu thuyền sẽ được áp dụng trên cơ sở
46
điều tra liên hợp định kỳ về nguồn lợi thuỷ sản đảm bảo phát triển bền vững.
Mỗi bên đều có quyền liên doanh, hợp tác với nước thứ ba trong vùng nước
của vùng đánh cá chung thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình trong khuôn
khổ quy mô đánh bắt của mình do Ủy ban liên hợp quy định. Đường ranh giới
phân định được lấy làm đường kiểm tra kiểm soát của lực lượng hữu quan hai
bên, xử lý các vi phạm nhằm duy trì tôn trọng các quy định của Uỷ ban liên
hợp nghề cá và pháp luật mỗi bên.
Hình 1.4. Sơ đồ đường phân định và hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ.
[7,tr. 66].
Một khi hiệp định phân định có hiệu lực, các tàu cá Trung Quốc phải
rút về phía Đông của đường phân định. Vấn đề này có thể gây ra những khó
khăn nhất định cho Chính phủ Trung Quốc trong việc sắp xếp công ăn việc
làm cho ngư dân. Phía Trung Quốc đề nghị chúng ta giúp đỡ. Tính đến quan
hệ hai nước, trên cơ sở phần IV và X của UNCLOS, Việt Nam và Trung
Quốc đồng ý thiết lập một vùng đánh bắt quá độ ở phía Bắc vĩ tuyến 200N.
47
Từ năm 2001 đến năm 2004, hai bên đã tiến hành đàm phán Nghị định
thư bổ sung hiệp định hợp tác nghề cá để xác định ranh giới các vùng biển, số
lượng tàu thuyền và chế độ pháp lý của các vùng đánh cá chung và vùng dàn
xếp quá độ. Vùng dàn xếp quá độ có diện tích 9.080 km2. [Xem Phụ lục 2]
Ranh giới phía Tây của Vùng quá độ là ranh giới 20 hải lý tính từ
đường nối các điểm nhô ra nhất của các đảo ngoài cùng phía Việt Nam. Ranh
giới phía Đông trong vùng biển Trung Quốc được xác định theo nguyên tắc
tương đương về diện tích.
Ranh giới phía Nam là vĩ tuyến 200N và giới hạn hiệu lực 15 hải lý của
đảo Bạch Long Vĩ. Số tàu Trung Quốc vào vùng dàn xếp quá độ phía Tây
đường phân định là 920 tàu. Tỷ lệ tàu lưới kéo không vượt quá 35%, số tàu
của các nghề khác do Trung Quốc tự điều chỉnh nhưng phải tuân thủ pháp luật
hữu quan của Việt Nam đồng thời sử dụng loại tàu có công suất máy tàu từ 20
- 200 CV, công suất máy tàu bình quân là 85 CV [8,tr.18].
Như vậy, tổng công suất máy tàu của Trung Quốc được phép vào đánh
bắt là 78.200 CV. Số tàu cắt giảm hàng năm là 25%, tương đương 230 tàu và
sau bốn năm tàu cá Trung Quốc sẽ rút hết khỏi vùng dàn xếp quá độ, phía Tây
đường phân định. Đối với vùng đánh cá chung: Số tàu Trung Quốc vào vùng
đánh cá chung phía Tây đường phân định là 1.543 tàu; tỷ lệ tàu lưới kéo
không vượt quá 40% số tàu của các nghề khác do Trung Quốc tự điều chỉnh
và phải tuân thủ quy định của Quy chế bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản
trong vùng đánh cá chung, sử dụng loại tàu có công suất máy tàu từ 60 - 400
CV [7,tr.18]. Công suất máy tàu bình quân là 137 CV, theo đó tổng công suất
máy tàu của Trung Quốc vào đánh bắt là 211.391 CV [Xem Phụ lục 2].
2.4. Kết quả phân định Vịnh Bắc Bộ
Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ là thoả hiệp ký ngày 25/12/2000
giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân
48
dân Trung Hoa tại Bắc Kinh nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục
địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là kết quả sau nhiều
đợt đàm phán kể từ năm 1974. Hiệp định này thay thế Công ước Pháp-Thanh
năm1887.
Hai bên thống nhất một đường phân định với 21 điểm kéo dài từ cửa
sông Bắc Luân ra đến Cửa Vịnh phía Nam, trong đó từ điểm 1 đến điểm 9 là
biên giới lãnh hải, từ điểm 9 đến điểm 21 là ranh giới chung cho cả vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo Hiệp định, Việt Nam được hưởng
53,23% diện tích Vịnh và Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích Vịnh.
Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46% tức là 8.205 km2 biển. Ðường phân định
đi cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tức đảo được hưởng lãnh hải rộng 12 hải
lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3 hải lý (25% hiệu lực). Ðảo Bạch
Long Vĩ là một đảo nhỏ của Việt Nam (diện tích khoảng 2,5 km2) lại nằm gần
như ở giữa Vịnh Bắc Bộ (cách bờ biển Việt Nam khoảng 110 km, cách bờ
đảo Hải Nam - Trung Quốc khoảng 130 km), tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt
nên theo luật pháp và thực tiễn quốc tế chỉ được hưởng một phần hiệu lực hạn
chế trong phân định. Ðảo Cồn Cỏ cũng là một đảo nhỏ nhưng nằm gần bờ của
Việt Nam hơn (cách bờ khoảng 13 hải lý) nên được hưởng 50% hiệu lực trong
việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại đường đóng cửa
Vịnh [Xem Phụ lục 2]. Ðây là một kết quả công bằng đạt được trên cơ sở luật
pháp và điều kiện cụ thể của vịnh. Hiệp đinh về hợp tác nghề cá giữa hai nước
trong Vịnh Bắc Bộ thiết lập một vùng đánh cá chung nằm dưới vĩ tuyến 200 N
có bề rộng 30,5 hải lý tính từ đường phân định ra hai bên . Ranh giới vùng
đánh cá chung đại bộ phận cách bờ biển của Việt Nam từ 35 đến 59 hải lý, chỉ
có hai điểm cách bờ 28 hải lý.
Ba nguyên tắc lớn của vùng đánh cá chung là: vùng đặc quyền kinh tế
của nước nào thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát các tàu cá được phép
49
vào cùng đánh cá chung, sản lượng và số tàu thuyền được phép đánh bắt trong
vùng đánh cá chung dựa trên nguyên tắc bình đẳng căn cứ vào sản lượng
được phép đánh bắt, xác định thông qua điều tra liên hợp định kỳ. Mỗi bên
đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với bên thứ ba trong vùng đánh cá
chung trong khuôn khổ quy mô đánh bắt của bên mình. Hai bên thỏa thuận
thành lập Ủy ban Liên hợp Nghề cá để xây dựng quy chế liên quan đến vùng
đánh cá chung. Ngoài ra hai bên cũng đồng ý thiết lập một vùng đệm cho tàu
thuyền đánh cá loại nhỏ ở sông Bắc Luân với bề rộng 3 hải lý từ đường phân
định ra mỗi bên và chiều dài 10 hải lý. Hai bên đồng ý cho phép tàu cá của hai
bên được tiếp tục hoạt động nghề cá trong thời hạn 4 năm tại vùng đặc quyền
kinh tế của bên kia và chấm dứt đánh bắt trong thời hạn 4 năm. Phạm vi và
biện pháp cụ thể sẽ do hai bên thỏa thuận bằng Nghị định thư bổ sung. Nghị
định thư bổ sung đó là bộ phận không thể tách rời của hiệp định này.
Trong hiệp định, hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ. Theo đó, mỗi bên tự chủ tiến hành
việc thăm dò, khai thác một cách độc lập các tài nguyên khoáng sản trong
phạm vi thềm lục địa của mình. Ðối với những cấu tạo mỏ dầu, khí tự
nhiên đơn nhất hoặc mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định,
hai bên thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt được thỏa thuận về việc
khai thác hữu hiệu nhất cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu
được từ việc khai thác. Ngoài ra, hiệp định cũng quy định về việc sử dụng
hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trong Vịnh Bắc Bộ cũng
như hợp tác có liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật
ở vùng đặc quyền kinh tế hai nước.
Do điều kiện cụ thể của Vịnh Bắc Bộ, theo xu thế chung của thực tiễn
quốc tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai thác, sử dụng và quản lý
50
biển của mỗi bên, hai bên đồng ý xác định một đường ranh giới đơn nhất
chung cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ.
Ngoài ra, để phục vụ cho công tác phân định, hai bên còn phải tiến hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_qua_trinh_phan_dinh_bien_giua_viet_nam_va_trung_quo.pdf