Luận văn Quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh Phú yên từ năm 1989 đến năm 2010

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục viết tắt

MỞ ĐẨU .1

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.1

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .4

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.7

3.1. Đối tượng nghiên cứu.7

3.2. Phạm vi nghiên cứu.7

3.3. Nhiệm vụ của đề tài.7

4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.7

4.1. Nguồn tư liệu.7

4.2. Phương pháp nghiên cứu.8

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.9

5.1. Về mặt khoa học.9

5.2. Về mặt thực tiễn .9

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .9

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ YÊN VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC

CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRƯỚC NĂM

1989 . 10

1.1. Khái quát về tỉnh Phú Yên .10

1.1.1. Điều kiện tự nhiên.10

1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư.11

pdf160 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh Phú yên từ năm 1989 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thốn trang thiết bị dạy học bằng cách mỗi thầy cô tự làm đồ dùng dạy học, thu thập tranh ảnh trên báo chí, tự làm những dụng cụ thực hành đơn giản để cho HS thực hành trên lớp, hạn chế tối đa việc “dạy chay”, tạo sự sinh động trong tiết học, thu hút sự tập trung của HS, hiệu quả tiếp thu bài của HS ngày càng cao. Sau thời gian 5 năm thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, một số trường THPT ở Phú Yên nhất là các trường vùng núi, các trường bán công vì nhiều nguyên nhân vẫn chưa thực hiện đổi mới, hoặc đổi mới chưa đồng bộ, việc dạy đọc chép cho học sinh còn nhiều, giáo viên vẫn là người chủ động trong các tiết học. Phương pháp dạy học cũ đã ăn sâu vào một bộ phận GV và HS, khiến họ khó thay đổi trong một sớm một chiều. Việc tìm hiểu, đọc thêm sách tham khảo, sách nâng cao cũng chưa được chú trọng. Một phần nội dung bài dạy quá tải, giáo viên cố gắng chuyển tải hết đến học sinh, hoạt động học sinh trên lớp hạn chế khiến cho hiệu quả dạy và học chưa được như ý. Cách đánh giá thi cử còn mang nặng hình thức, đề kiểm tra, thi còn nặng về học thuộc lòng, học vẹt chưa theo hướng gợi mở, chưa kiểm tra được khả năng vận dụng kiến thức của học sinh. Vấn đề đặt ra “giáo dục là toàn diện” là mục tiêu đạt tới của giáo dục THPT của tỉnh Phú Yên nói riêng, giáo dục THPT cả nước nói chung. Để đạt được mục tiêu ấy thì việc đối mới đồng bộ và hiệu quả hơn nữa về nội dung và phương pháp dạy học là rất quan trọng. 2.2.3. Thực trạng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục 2.2.3.1. Giáo dục đạo đức, văn hóa và hiệu quả đào tạo Với chủ trương đổi mới công tác giáo dục – đào tạo, đẩy mạnh thực hiện XHHGD, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị đã tạo được sức mạnh tổng hợp thúc đẩy giáo dục THPT Phú Yên phát triển. Tuy nhiên trong thời kì 1989-2000, giáo dục THPT Phú Yên có những biến đổi thăng trầm. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tăng tính tích cực, chủ động ở HS nên mỗi tiết học thực sự là mỗi giờ làm việc của các em, vừa thoải mái, sinh động nhưng cũng vừa nghiêm túc. Thực tế các giờ giảng ở các trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Nguyễn Huệ, Ngô Gia Tựđã không còn “chay” hoàn toàn, không chỉ phấn trắng, bảng đen mà kết hợp với thực hành, thí nghiệm, với các dụng cụ dạy học khác nhất là các tiết Lý, Hóa, Sinh, hoặc các tiết học ngoại khóa ngoài trời như tham quan sinh thái, di tích lịch sử làm tăng khả năng tiếp thu bài của HS. HS không chỉ được trang bị đầy đủ kiến thức phổ thông về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thông qua các môn học phong phú theo quy định của Bộ giáo dục mà học sinh THPT Phú Yên còn có kỹ năng tốt trong việc vận dụng tri thức đã có vào thực tiễn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều HS thiếu hiểu biết về những kiến thức khoa học cơ bản nhất là khoa học xã hội vì trong quá trình học, HS xem thường các môn học này. Một số HS còn lười biếng, thái độ, động cơ học tập chưa cao có nên kết quả học tập đều yếu, kém ở cả những môn tự nhiên và xã hội. Khả năng giao tiếp ở HS còn hạn chế, rụt rè, thiếu năng động sáng tạo. Đối với bộ môn ngoại ngữ, trong những năm đầu thập kỷ 90, theo chương trình thống nhất trong nhà trường phổ thông học hai thứ tiếng Nga, Anh. Song, vì Liên Xô sụp đổ, tình hình khách quan và tâm lý người học tiếng Nga không tồn tại được, lãnh đạo Sở đã nhanh chóng đưa trên 50 giáo viên tiếng Nga đi học tiếng Anh vừa để bảo vệ đội ngũ giáo viên tiếng Nga, vừa đào tạo nhanh đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Từ năm học 1994-1995, các trường THPT trong tỉnh đều học Tiếng Anh từ lớp 10. Việc phục hồi tiếng Pháp ở nhà trường THPT Phú Yên cũng có ý nghĩa về hoạt động văn hóa - hữu nghị tốt đẹp. Từ năm học 1991-1992, Sở Giáo dục đã có mối liên hệ với Trung tâm phổ biến tiếng Pháp ở Huế. Từ năm học 1994-1995, việc giảng dạy tiếng Pháp ở Phú Yên mở rộng ở 6 huyện, thị và các cấp. Năm học 1995-1996 cấp THPT đã có 1.349 học sinh, 30 lớp, 10 giáo viên tại 7/19 trường chiếm 36,8% số trường THPT trong tổng số học sinh tiếng Pháp các cấp là 5.140 em với 133 lớp với 59 giáo viên. Năm học 1995-1996, Sở giáo dục Phú Yên là một trong 12 tỉnh đã phủ kín việc dạy ngoại ngữ trong nhà trường THPT (tiếng Anh 90%, Tiếng Pháp 10%). Tuy chất lượng học ngoại ngữ chưa cao, song đó là một cố gắng và là thành tích đáng ghi nhận. Đến năm học 2001-2002, học sinh Tốt nghiệp THPT không còn phải thi môn thay thế ngoại ngữ - và học sinh lớp 12 tiếng Pháp đầu tiên thi tốt nghiệp PTTH, 3 em học sinh giỏi tiếng Pháp được nước Cộng hòa Pháp cấp học bổng du học. Ở một tỉnh lẻ như Phú Yên xây dựng được một phong trào học ngoại ngữ ở trường phổ thông cũng như trong nhân dân trong thời điểm này là một cố gắng rất lớn đáng được ghi nhận. Năm học 1993-1994, ngành đã triển khai dạy môn Tin học ở một số trường THPT chuyên, trường trọng điểm như Lương Văn Chánh, Nguyễn Huệ để HS tiếp cận với bộ môn mới này. Đến năm học 1998 – 1999, thì hầu như các trường THPT đều trang bị phòng máy vi tính với số lượng nhất định để triển khai dạy Tin học cho học sinh. Tuy nhiên các nhà trường và giáo viên vẫn đang còn lúng túng trong việc triển khai giảng dạy môn học này. Các khó khăn phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân: HS chưa quen với môn học mới này, có trường không có hoặc không đủ phòng, máy thực hành cho HS, bất cập trong chương trình sách giáo khoa với thực tế thay đổi, cấu hình máy tính quá thấp, GV chưa có kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn học này. Vì vậy chất lượng dạy và học môn Tin học ở các trường THPT Phú Yên trong giai đoạn này chưa cao. Chất lượng dạy học được xem là sản phẩm đầu ra sau một quá trình tác động có chủ đích của hoạt động dạy học. Sản phẩm của quá trình dạy học đối với mỗi môn học thể hiện số lượng đơn vị kiến thức theo yêu cầu môn học mà học sinh nắm được ở các mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá); đồng thời cũng biểu hiện ở kỹ năng và thái độ của học sinh sau khi có được những vốn kiến thức môn học. Chất lượng giáo dục được đánh giá chủ yếu về hai mặt là học lực và xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh. Qui mô học sinh THPT ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng giáo dục cũng phải tương ứng. Nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, xây dựng nề nếp dạy học, duy trì phong trào thi đua GV giỏi, phong trào thao giảng, rút kinh nghiệm, tự làm đồ dùng dạy học được các trường quan tâm thường xuyên. Cho nên chất lượng giảng dạy các môn văn hóa được nâng lên đáng kể. Kết quả, tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt - khá, học lực khá – giỏi ngày càng cao theo từng năm. Công tác bồi dưỡng HS giỏi cũng đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ tạo thành một phong trào liên tục, tạo nền cho sự phát triển tài năng. Học sinh các trường THPT được giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức theo chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Gần 90% HS có hạnh kiểm khá, tốt (năm 1999-2000), 5% HS ý thức rèn luyện hạnh kiểm còn kém, vi phạm kỉ luật. Bảng 2.6: Bảng đánh giá chất lượng học sinh THPT Năm HS ra trường Chất lượng % 1989-1990 1995-1996 1999-2000 Hạnh kiểm khá trở lên Học lực khá trở lên Học sinh giỏi 85% 17,2% 0,4% 89% 21,1% 1,8% 89,6% 24,6% 2,1% Nguồn: Sở GD-ĐT, Kỉ yếu thi đua 10 năm xây dựng và phát triển ngành GD- ĐT (1990-2000) Tỉ lệ HS xếp loại học lực từ khá trở lên trong năm học đầu tiên sau khi tách tỉnh là 17,2 % vì đây là năm còn nhiều khó khăn trong việc dạy và học nên số lượng HS khá, giỏi ít, đến năm học 1995-1996 là 21,1% tăng gần 3,9%, và đến năm 1999 - 2000 là 24,6 % tăng 3,5%. Nhờ có những biện pháp nâng cao chất lượng học tập, đổi mới PPGD mà tỉ lệ HS khá, giỏi ở các năm cuối thế kỉ XX có chiều hướng tăng. Riêng tỉ lệ HS giỏi tăng mạnh, từ 0,4% năm 1989-1990 lên đến 1,8% tăng 4,5 lần và đến năm 1999-2000 là 2,1% tăng 1,2 lần. Tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá trở lên đều tăng theo từng năm và luôn chiếm trên 85% trong tổng số học sinh THPT. Chất lượng giáo dục ở các trường chuyên ban hầu như cao hơn các trường THPT dạy theo chương trình đại trà thông qua kết quả học tập, hạnh kiểm, thi tốt nghiệp THPT hằng năm. Bảng 2.7: Tỉ lệ tốt nghiệp THPT của các trường Trung học chuyên ban: Năm 1996-1997 1997-1998 2000-2001 THCB 97,1% 98,4% 100% Nguồn: Sở GD-ĐT, Báo cáo tổng kết năm học 1996-2000 Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh được thành lập từ năm 1990 là một đơn vị điển hình đào tạo chất lượng cao trong hệ thống 62 trường chuyên trong cả nước lúc bấy giờ. Từ năm 1990 đến 2000, trường đã đào tạo được 1.032 học sinh ở hầu hết các bộ môn, đã có 1.032 học sinh lớp 12 các khóa đã tốt nghiệp đạt tỷ lệ 100%, 9 em đỗ thủ khoa các kỳ thi tú tài, 492 em đạt giải học sinh cấp tỉnh, 56 em đạt học sinh giỏi cấp Quốc gia. Thi học sinh giỏi Olimpic các tỉnh phía Nam đội Phú Yên cũng đạt nhiều giải cao, xếp vị thứ cao trong khu vực. Hàng năm, học sinh trường Lương Văn Chánh trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng với tỷ lệ cao, có nhiều em trúng tuyển vào 2,3 trường một lúc. Trong 9 năm, trường đã có 1.055 lượt học sinh trúng tuyển vào Đại học, có đến 20 em đậu thủ khoa, có 8 em học sinh được đi du học. Trường chuyên Lương Văn Chánh vinh dự nhận nhiều phần thưởng và bằng khen của Sở Giáo dục, UBND tỉnh, của Bộ GD-ĐT và Huân chương lao động hạng Ba của Nhà nước trao tặng. Chất lượng giáo dục ở các trường BC, DL như trường THPT BC Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Công Trứ, trường THPT DL Lê Thánh Tôncó tiến triển tuy nhiên còn chậm. Do chất lượng HS đầu vào thấp, lỗ hỏng kiến thức lớn, do vậy các em thiếu tự tin, tư tưởng luôn trông chờ vào ngoại lực. Biểu hiện ở chỗ ỷ lại vào thầy cô quá nhiều, rụt rè và sợ phát biểu sai; khả năng tiếp thu và tái hiện kiến thức chậm. Do vậy, nếu giáo viên không khích lệ, tạo điều kiện thì các em rất thụ động. Tỉ lệ hạnh kiểm khá, tốt của học sinh BC, DL từ 78,7%(1994-1995) – 83,5% (1999- 2000). Tỉ lệ HS thi đậu Đại học, Cao đẳng, THCN khoảng 15% -20% (1994-1999). Nhờ thực hiện những chế độ chính sách đối với giáo viên miền núi, học sinh dân tộc, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, mang lại cơ hội học tập cho các dân tộc anh em, đến những năm cuối thế kỉ XX giáo dục THPT miền núi, dân tộc có những tiến bộ. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục THPT địa bàn vùng núi còn thấp so với các trường ở đồng bằng, thị xã vì điều kiện học tập khó khăn, đội ngũ CB, GV còn thiếu...đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp Đảng ủy, chính quyền, ngành giáo dục. Bảng 2.8: Tỉ lệ học sinh THPT lưu ban, bỏ học từ 1989-1999 Năm học 1989-1990 1995-1996 1998-1999 -Tỉ lệ HS vào lớp 10 so với HS tốt nghiệp THCS 65% 78,4% 77,21% -Tỉ lệ HS lưu ban cấp THPT -Tỉ lệ HS bỏ học cấp THPT 3,5% 6,5% 1,4% 6,6% 0,8% 4,0% Nguồn: Sở GD-ĐT Phú Yên, Báo cáo tổng kết các năm học 1989-1999. Số học sinh THPT lưu ban, bỏ học từ 1989 – 1999 có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn tồn tại theo từng năm, tuy vậy so với tình hình chung của cả nước là thấp (toàn quốc: 7,4% -12,7%). Số HS lưu ban, bỏ học diễn ra ở các lớp khối 10, 11 hầu như cao hơn so với các lớp 12, vì các em HS lớp 12 có ý thức học tập hơn. Tình trạng bỏ học chủ yếu tập trung ở các trường BC, DL và các trường vùng núi. Nguyên nhân lưu ban, bỏ học chính là do học lực của HS quá yếu không theo kịp chương trình, do hoàn cảnh khó khăn của gia đình, một số HS bỏ học trở thành lao động nuôi sống gia đình. Bảng 2.9: Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT từ 1989-1999. Năm 1989-1990 1995-1996 1998-1999 Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT so với HS đầu vào lớp 10 55% 78,3% 85,1% -Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT so với HS đăng kí dự thi 80,4% 85,4% 87% Nguồn: Sở GD-ĐT Phú Yên, Báo cáo tổng kết các năm học 1989-1999. Số lượng HS tốt nghiệp THPT trong năm học 1989-1999 chỉ chiếm hơn một nửa số lượng HS đầu vào lớp 10. Nhưng đến những năm sau đó số lượng HS đậu tốt nghiệp tăng lên với tỉ lệ là 78,3% (1995-1996), 85,1% (1998-1999). Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT so với HS đăng kí dự thi cũng tăng từ 80,4% (1989-1990) lên đến 87% (1998-1999). Số lượng HS Phú Yên đậu vào các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước tăng nhanh. Nhiều em đậu thủ khoa, á khoa ở một số trường Đại học, Cao đẳng lớn, và một số em được học bổng đi du học nước ngoài. Trong 10 năm từ 1990-2000, toàn tỉnh đã có 27.827 học sinh tốt nghiệp THPT, 57.326 lượt dự thi vào Cao đẳng, Đại học (tính lượt vì có thể dự thi 2-3 trường cho 1 thí sinh) và đã có 10.738 lượt học sinh trúng tuyển vào các trường Cao đẳng, Đại học đạt tỷ lệ trung bình là 23,39%/năm. Số học sinh người dân tộc trúng tuyển vào các trường Cao đẳng, Đại học là 2,79%/năm. Đây là những chỉ số rất đáng mừng nói lên chất lượng đào tạo cấp THPT ở một tỉnh miền Trung. Bên cạnh đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng được quan tâm đúng mức. Ngay từ đầu năm học, các trường đã tiến hành tuyển chọn, bồi dưỡng và tổ chức thi các vòng sơ khảo cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. Chọn những em HS giỏi xuất sắc ở các môn theo Bộ GD-ĐT quy định tham gia thi HS giỏi cấp Quốc gia. Trong 10 năm có 142 học sinh THPT đạt giải HS giỏi Quốc gia. Đây là những thành tích đáng khích lệ trong việc đào tạo bồi dưỡng nhân tài. Bảng 2.10: Thống kê hiệu quả đào tạo giai đoạn 1989-1999 (%). Năm Tiểu học THCS THPT 1991 1999 40% 77,3% 26,1% 69,6% 22,2% 81,2% Nguồn: Sở GD-ĐT, Kỉ yếu thi đua 10 năm xây dựng và phát triển ngành GD- ĐT Nhìn vào bảng 2.10 thống kê 10 năm của giai đoạn 1989 – 1999, hiệu quả đào tạo ở các cấp học đều tăng. Riêng cấp THPT tăng lên đến 81,2% (năm 1999) cao hơn so với cấp tiểu học(77,3%) và THCS (69,6%). Hiệu quả đào tạo của trường THPT là kết quả giảng dạy, giáo dục của nhà trường đối với một lứa học sinh trong suốt 3 năm học – kể từ khi các em được tuyển vào lớp 10 cho đến khi các em tốt nghiệp ra trường vào cuối năm lớp 12. Nói cách khác, hiệu quả đào tạo được hiểu là tỉ lệ giữa số học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp và số học sinh lớp 10 tuyển sinh đầu vào của 3 năm trước. Trong chu kì 3 năm học của từng lứa HS, nhà trường có các hoạt động giáo dục tích cực thu hút được học sinh đến lớp, HS bỏ học giữa chừng với số lượng ít và cộng với việc nhà trường tổ chức dạy tốt, học tốt thì tỉ lệ lên lớp hằng năm cao, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao. Việc học sinh ít bỏ học, tỉ lệ lên lớp hằng năm cao, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao, chính là các nhân tố làm nên hiệu quả đào tạo cao của một nhà trường. Vì vậy bên cạnh tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao hằng năm thì hiệu quả đào tạo cao thể hiện được chất lượng giáo dục ổn định, tạo nên uy tín và thương hiệu của nhà trường. Nhìn chung chất lượng dạy học ở cấp THPT ở 5 năm cuối thế kỉ XX đã tăng lên so với những năm đầu mới tách tỉnh, nhờ việc thực hiện nhiều biện pháp có hiệu quả, tuy nhiên trình độ HS vẫn còn thấp so với mục tiêu đào tạo, với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Mặt kém nhất của việc dạy và học trong giai đoạn 1989-2000 ở cấp THPT Phú Yên vẫn là phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá học sinh và việc dạy chưa đảm bảo yêu cầu học đi đôi với hành. Phương pháp dạy còn nặng về truyền đạt kiến thức, chưa phát huy tính chủ động và khuyến khích sự vận dụng sáng tạo của học sinh. Chưa chú trọng việc hướng dẫn hình thành năng lực tự học của học sinh và khả năng làm việc tập thể, làm việc theo nhóm. Vì vậy cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy học để giáo dục THPT Phú Yên phát triển mạnh hơn. 2.2.3.2. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, văn thể mỹ, thể dục thể thao Bên cạnh với việc quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục các môn văn hóa thì giáo dục toàn diện ở cấp THPT được thực hiện nghiêm túc. Giáo dục về đạo đức, thẩm mỹ, ý thức lao động, kĩ năng lao động, kỹ thuật tổng hợp, nghề phổ thông ở học sinh THPT được các trường quan tâm và có những kết quả đáng khích lệ. Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho HS. Hướng HS vào việc thực hiện kỷ luật, nội quy của nhà trường. Chấp hành vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ. Đồng phục gọn gàng, tác phong, ngôn phong đúng mực thể hiện được nét đẹp của HS. Đó chính là cách giáo dục về nề nếp, kỉ luật đồng thời cũng chính là cách giáo dục thẩm mỹ cho HS. Ở những năm đầu mới tái lập tỉnh việc tổ chức học nghề cho học sinh THPT còn chưa được quan tâm chú ý đúng mức nhưng bắt đầu từ năm học 1991-1992, ngành giáo dục chú ý hơn về việc dạy nghề phổ thông cho HS. Số HS học nghề tăng lên gấp nhiều lần trong vòng 10 năm theo thống kê bảng 2.11. Bảng 2.11: Số HS THPT học nghề phổ thông qua các năm. Năm 1991-1992 1995-1996 1999-2000 Số HS THPT học nghề 916 3069 6500 Nguồn: Sở GD-ĐT Phú Yên, Báo cáo tổng kết năm học 1989-2000. Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp – dạy nghề phối hợp chặt chễ với các trường THPT có kế hoạch giảng dạy, học tập, sản xuất, thi cử, cấp chứng chỉ đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Học sinh cấp III được học các ngành nghề như: điện dân dụng, may thêu, tin họctùy theo sở thích, nguyện vọng của cá nhân. Việc dạy nghề cho học sinh THPT đã có tác dụng. Học nghề đã trang bị cho HS kiến thức và kỹ năng nhất định về một nghề phổ thông, giúp các em có thể lao động sau khi tốt nghiệp, vừa định hướng các em khi chọn thi vào các trường THCN, Cao đẳng, Đại học. Kết quả đạt được trong quá trình học nghề sẽ được cộng điểm khuyến khích vào kì thi tốt nghiệp THPT. Qua chương trình dạy nghề phổ thông, qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, học sinh THPT đã có định hướng về nghề nghiệp ngay sau khi ra trường. Đa số HS thích chọn các ngành, nghề có liên quan đến khoa học, kỹ thuật và kinh tế. Hoạt động lao động ở nhà trường thường nhất là trồng cây, trồng rừng, thực hiện theo chỉ thị 106/HĐBT ngày 10/401991 là mỗi HS, mỗi GV, mỗi trường học, toàn ngành giáo dục tham gia chương trình trồng cây ven biển miền Trung. Mỗi học sinh cấp III trồng 8 cây, mỗi GV trồng 10 cây. Ngoài ra nhà trường còn giáo dục HS ý thức lao động thông qua các buổi lao động trường, lớp, làm sạch môi trường, đường phố... Phong trào thể dục thể thao ở cấp THPT diễn ra mạnh mẽ với nhiều thành tích lớn. Sở GD-ĐT Phú Yên được Bộ GD-ĐT tặng cờ thi đua cho đơn vị khá trong Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc 1996 (toàn đoàn xếp thứ 14/63). Đội bóng đá nam THPT đoạt huy chương bạc toàn quốc năm 1996, đội điền kinh học sinh THPT của Phú Yên được đại diện HS cả nước tham dự giải điền kinh học sinh ASEAN vào năm 1999 tại Singapore, HS Lý Minh Long – trường THPT Nguyễn Huệ đạt huy chương đồng. Phú Yên được Uỷ ban Thể dục thể thao TW tặng cờ thi đua xuất sắc phong trào giáo dục thể chất trường học giai đoạn 1996-2000. Phong trào văn thể mỹ phong phú, sôi nổi. Hầu hết các trường đều tổ chức hoạt động văn nghệ nhân các ngày lễ lớn 30/4, hội trại 26/3tạo nên một môi trường giáo dục vui tươi và lành mạnh. 2.2.4. Xây dựng môi trường giáo dục 2.2.4.1. Xây dựng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền giáo dục cách mạng Việt Nam nói chung và giáo dục Phú Yên nói riêng luôn được tổ chức và phát triển theo sự trưởng thành của cách mạng. Đảng lãnh đạo qua đường lối, mục tiêu giáo dục, qua chương trình, nội dung giáo dục. Trong công cuộc xây dựng hoà bình, những đảng viên trong ngành giáo dục được tập họp, cuốn hút đội ngũ giáo viên cùng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, biến những NQ của Đảng về kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế - xã hội thành hiện thực trong cuộc sống. Từ số lượng đảng viên ít ỏi trong những ngày đầu cách mạng, qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng nhất là qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đội ngũ đảng viên cộng sản trong ngành giáo dục ngày càng đông đảo và được tôi luyện vững vàng, họ đã phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp ấy vào công cuộc xây dựng nhà trường mới phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh. Về tổ chức, ở đơn vị trường THPT có đủ 3 đảng viên thì thành lập chi bộ, nếu ít hơn thì sinh hoạt ghép với tổ chức chi bộ địa phương. Những đơn vị chưa có đảng viên vẫn được Chi bộ Đảng ở địa phương lãnh đạo một cách toàn diện và kịp thời. Toàn ngành giáo dục có Ban cán sự Đảng do Giám đốc Sở làm Bí thư, các đồng chí Phó giám đốc, trưởng phòng tổ chức cán bộ và Chủ tịch công đoàn ngành làm uỷ viên, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thường vụ tỉnh uỷ, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện về công tác giáo dục của tỉnh. Công tác phát triển Đảng trong ngành giáo dục ngày càng được chú ý. Để trẻ hoá đội ngũ của Đảng, một số học sinh THPT, đoàn viên xuất sắc ở các THPT, trường dân tộc nội trú tỉnh cũng được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đến năm 2000, phần nhiều các trường THPT trong tỉnh đã có Chi bộ Đảng. Số đảng viên và Chi bộ Đảng tuy có phát triển hơn trước, song so với toàn ngành có quy mô to lớn và tầm chiến lược quan trọng thì sự phát triển Đảng vẫn còn chậm. Năm 1989, bắt đầu từ khi tái lập tỉnh, Công đoàn giáo dục Phú Yên đã phối hợp cùng với ngành giáo dục triển khai nhiệm vụ xây dựng lại nền giáo dục của tỉnh. Sự phối hợp công tác giữa Sở GD-ĐT với Công đoàn giáo dục Phú Yên rất phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, linh họat về phương pháp và đã đạt được nhiều thành tựu. Cùng với sự phát triển của ngành, ở các trường THPT hầu như đều có tổ chức Công đoàn cơ sở. Tổ chức công đoàn ở các trường THPT đã từng bước lớn mạnh về số lượng và hoạt động ngày càng phong phú. Những hoạt động cụ thể như xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý phong trào thi đua, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp và đảm bảo điều kiện phương tiện làm việc trong quá trình phối hợp công tác. Các tổ chức Công đoàn cơ sở ở các trường cấp III đã tổ chức và thu hút tuyệt đại đa số cán bộ, GV và đoàn viên Công đoàn tham gia phong trào thi đua “Hai tốt”. Khẩu hiệu và nội dung thi đua được thay đổi và phù hợp với yêu cầu từng thời kỳ phát triển của ngành. Từ cuộc vận động “Mỗi thầy giáo là tấm gương sáng cho học trò noi theo”, cuộc vận động “kỷ cương-tình thương-trách nhiệm” đến cuộc vận động “dân chủ hóa nhà trường” (dân chủ, công khai trong công tác quản lý, quá trình đào tạo của nhà trường). Hòa nhập với phong trào thi đua của xã hội do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đề xướng, trong nhà trường có cuộc vận động “gia đình nhà giáo văn hóa”, nữ giáo viên “giỏi việc trường- đảm việc nhà”, thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình (gia đình nhà giáo không đẻ con thứ ba). Các đơn vị Công đoàn và đoàn viên Công đoàn hầu hết là những đơn vị, đoàn viên tiên tiến, gương mẫu, là điểm sáng trong phong trào thi đua của địa phương. Ở tất cả các trường THPT Phú Yên đều có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, có Chi đoàn Thanh niên, học sinh do một ủy viên Chi bộ là giáo viên làm Bí thư đoàn trường. Hoạt động Đoàn trong nhà trường được phát động như phong trào thi đua học tập “điểm 10 dâng Bác”, “đôi bạn cùng tiến”, các họat động xã hội “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”: “đường sắt quê em”, “áo lụa tặng Bà”, “tìm địa chỉ đỏ”, “đền ơn đáp nghĩa”, “chữ thập đỏ”, “an toàn giao thông”, “an ninh thôn xóm”. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã cùng với đội ngũ thầy cô giáo dục, rèn luyện thanh thiếu niên. Nhiều đoàn viên, thanh niên có lòng nhiệt huyết, yêu nước, yêu chế độ, hăng hái tham gia lao động để xây dựng đất nước hoặc tiếp tục học tập, rèn luyện nghề nghiệp để hình thành đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước. 2.2.4.2. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình - Nhà trường- Xã hội Sau ngày tái lập tỉnh, nhân dân Phú Yên đã đóng góp không chỉ về vật chất xây dựng trường lớp mà cả về tinh thần cho sự nghiệp giáo dục. Chính sự nhận thức vai trò của giáo dục, nhân dân đều muốn con em được học hành, do đó động viên, tạo mọi điều kiện cho con em đến lớpVì vậy số lượng học sinh trong giai đoạn 1989-2000 tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự phối hợp của 3 môi trường giáo dục trong những năm đầu của giai đoạn này chưa mang lại hiệu quả cao. Với quan điểm đổi mới giáo dục, nhận thức rõ hơn tư tưởng của Hồ Chí Minh “giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội và gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [86, tr. 230-231], ngành giáo dục Phú Yên đã có nhiều giải pháp để tăng cường việc gắn kết giữa 3 môi trường giáo dục. Giáo dục THPT cũng xem việc củng cố, xây dựng, phối hợp 3 môi trường giáo dục: gia đình –nhà trường – xã hội là một trong những giải pháp thực tiễn nhằm giải quyết tình trạng chất lượng giáo dục thấp, lưu ban, bỏ học của học sinh cấp III và hướng tới giáo dục toàn diện, hỗ trợ kinh phí trong việc nâng cấp, sữa chữa CSVC trường học. Hoạt động xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh trong toàn tỉnh. Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_21_2873560290_8379_1869278.pdf
Tài liệu liên quan