DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .v
DANH MỤC CÁC HÌNH.vi
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .11
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.12
5. Những đóng góp của đề tài .14
6. Kết cấu của đề tài.15
Chương 1. TỔNG QUAN LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN SINH
XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ CẨM PHẢ TỈNH QUẢNG NINH.16
1.1. Tổng quan lí luận về an sinh xã hội.16
1.1.1. Khái niệm .16
1.1.2. Trụ cột cơ bản của an sinh xã hội .18
1.1.3. Vai trò của hệ thống an sinh xã hội .20
1.2. Việc thực hiện ASXH ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
trước năm 1986.22
Tiểu kết chương 1.28
Chương 2. SỰ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ASXH Ở THÀNH PHỐ
CẨM PHẢ TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015.29
2.1. Thực hiện bảo trợ xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội .30
2.2. Xóa đói giảm nghèo .33
96 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1986 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển nhanh hơn kinh tế
xã hội. Thực hiện tốt chủ trương xây dựng thị xã giàu mạnh, văn minh. Không
ngừng củng cố nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng, gắn liền với
trách nhiệm tiên phong gương mẫu của Đảng viên. Phát huy tinh thần tự lực,
tự cường, năng động sáng tạo để khai thác cơ bản có hiệu quả tiềm năng lao
động,tài nguyên trên địa bàn coi trọng và tạo điều kiện cho các thành phần
kinh tế phát triển, khuyến khích và đẩy mạnh hơn nữa kinh tế hộ gia đình,coi
đây là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng bộ và nhân dân vừa góp phần tạo sản
phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội, giải quyết việc làm, có thu nhập để ổn
định đời sống.Thiết lập và phát triển mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế thị xã
34
với các đơn vị kinh tế các tỉnh và trung ương. Huy động và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn vốn, kể cả vốn nhàn dỗi trong nhân dân và vốn đầu tư của
nước ngoài, vốn viện trợ... tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh
tế phát triển sản xuất kinh doanh [21].
Nghị quyết về công tác XĐGN là nghị quyết được sự nhất trí cao và
nhanh chóng của thành ủy. UBND TP đã kịp thời đề ra kế hoạch cụ thể hóa
nghị quyết của TP và được Hội đồng nhân dân TP phê duyệt. Các cấp ủy và
hầu hết các cơ quan, đơn vị đã triển khai quán triệt nghị quyết của Thành ủy và
KH/UBND TP trong nội bộ, phát động hưởng ứng đóng góp xây dựng quỹ
XĐGN ở các cấp. Đồng thời với việc triển khai quán triệt các nghị quyết, kế
hoạch nói trên, UBND các cấp đã thành lập Ban XĐGN từ TP đến cơ sở và hỗ
trợ vốn ngân sách, lập quỹ XĐGN ban đầu của TP. Ban XĐGN TP có hướng
dẫn thực hiện chương trình cụ thể, thiết kế hệ thống biểu mẫu điều tra, tập huấn
nghiệp vụ, từng bước đưa hệ thống Ban XĐGN hoạt động.
Đồng thời, việc triển khai thực hiện chương trình XĐGN được sự đồng
thuận tham gia của các cấp, các ngành liên quan. Chương trình XĐGN được tuyên
truyền, phát động rộng rải. Các phương tiện thông tin đại chúng góp phần tích cực
vào việc truyền tải NQ/TU đến với từng thôn xóm, từng gia đình, tạo sự phấn chấn,
niềm tin và khí thế cách mạng trong quần chúng. Đài truyền thanh ngay từ đầu đã
mở cuộc thi “Hiến kế xóa đói giảm nghèo” và có chuyên mục “Dân giàu, nước
mạnh”. Ban XĐGN TP phối hợp với phòng văn hóa in hàng trăm áp phích và hơn
60 tờ khẩu hiệu tuyên truyền, cổ động cho chương trình XĐGN ở xã, phường. Đội
ngũ tuyên truyền, vận động trực tiếp của các đoàn thể tiến hành tổ chức gần 50 cuộc
tuyên truyền cho hơn 6.000 đoàn viên, hội viên và quần chúng tham dự.
Để đảm bảo XĐGN hiệu quả và bền vững, Đảng bộ Cẩm Phả đã triển
khai công tác chỉ đạo cụ thể về việc sử dụng nguồn vốn vay trong nhân dân cho
các cấp, các ngành. Khi cho hộ nghèo vay hoặc mượn vốn để làm ăn, tùy theo
35
điều kiện, hoàn cảnh thực tế, nguyên nhân nghèo đói,... của từng hộ mà chính
quyền đoàn thể ở cơ sở có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp cho từng hộ nhằm
hạn chế việc sử dụng nguồn vốn vay mượn sai mục đích; có thể chuyển giao
bằng hiện vật như chuộc lại đất, cung cấp vật tư, tư liệu, công cụ lao động, giúp
ngày công, cây, con giống, hướng dẫn cách làm ăn,... Hạn chế cho vay bằng
tiền mặt. Đối với hộ nghèo cầm cố đất thì Hội Nông dân đứng ra tín chấp vay
vốn ngân hàng chuộc lại đất với thời gian cho vay dài hơn, trả dần theo từng
mùa vụ. Đối với hộ nghèo không có đất hoặc thiếu đất sản xuất thì cần hướng
dẫn dạy nghề, tạo công ăn việc làm, tổ chức thành tổ, Hội trong từng thôn, xóm
để giới thiệu việc làm, ... Đối với hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn thì hướng dẫn
cách làm ăn có hiệu quả để thoát nghèo... Cần vận động những người trong
thân tộc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, những hộ giàu hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo trong
xã, phường. Ngoài việc đầu tư mang tính hiện vật, việc xác định đầu tư bằng
tiền mặt cho sản xuất để XĐGN theo phương thức cho vay có hoàn trả là hiệu
quả hơn, vừa giúp về tài chính, vừa tạo kiến thức, khả năng tổ chức sản xuất
làm quen với nền sản xuất hàng hóa. Hạn chế tư tưởng trông chờ sự ban phát từ
bên ngoài. Việc đầu tư của TP cho XĐGN bằng nhiều nguồn vốn, thông qua
nhiều cơ quan đại diện nên vốn phân tán, quản lý không chặt chẽ, hiệu quả đầu
tư thấp và cần có cơ quan thống nhất đầu mối.
Thực hiện chương trình XĐGN, từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu
nước mạnh, khuyến khích những người làm giàu chính đáng bằng công sức lao
động của mình, đồng thời khắc phục nhanh bộ phận đói nghèo. XĐGN được
coi là chương trình hành động trọng điểm của Đảng bộ và chính quyền các cấp;
phải có mục tiêu, chỉ tiêu, bước đi, giải pháp cho từng thời kỳ; phải gắn chặt
với kế hoạch phát triển sản xuất trên cơ sở Nhà nước hỗ trợ và động viên nhân
dân giúp đỡ nhau, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống.
36
Nghị quyết số 10-NQ/TU về công tác XĐGN đã đề ra công tác tổ chức
và chỉ đạo thực hiện chương trình XĐGN:
UBND TP cân đối ngân sách, hỗ trợ vốn ban đầu cho chương trình.
Thành lập Ban chỉ đạo chương trình XĐGN các cấp để tổ chức điều tra, nghiên
cứu, đề xuất những công việc cụ thể và tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình.
Trước hết, TP lập cơ quan thường trực Ban chỉ đạo các xã, phường. Thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP làm thường trực. Tuỳ theo sự phát triển quy
mô của chương trình mà lập cơ quan thường trực các cấp.
Các cấp ủy có kế hoạch thực hiện chương trình XĐGN, nhất là cấp xã,
phường. Kế hoạch đó bao gồm mục tiêu phấn đấu và biện pháp thực hiện cụ thể
trong từng thời gian. Cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức phải xác định
trách nhiệm trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng về chủ trương XĐGN, vì
sự nghiệp dân giàu nước mạnh mà tham gia thực hiện. Mặt khác, mỗi xã,
phường tổ chức chỉ đạo thí điểm từ 1 đến 2 khu, quyết tâm đem lại kết quả thiết
thực để rút kinh nghiệm, thúc đẩy phát triển chương trình trên diện rộng.
Thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, phúc tra, uốn nắn lệch lạc, sai trái
trong quá trình thực hiện. Đảm bảo giữ vững nền nếp sinh hoạt, giao ban của
Ban chỉ đạo; thực hiện tốt các qui định về báo cáo và đề xuất việc thực hiện
chương trình hàng năm. Đặc biệt, TP quan tâm phát hiện và nhân rộng các điển
hình tốt trong quá trình thực hiện chương trình.
Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng
thường xuyên tuyên tuyền cho chương trình. Ban Dân vận TP theo dõi việc thực
hiện chương trình, kịp thời chỉ đạo cơ sở đạt mục tiêu đề ra. Chương trình XĐGN
trong giai đoạn 1993-2004 đã có bước phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, được
đại bộ phận nhân dân đồng tình, đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, chính trị,
xã hội, gắn bó Đảng, chính quyền, đoàn thể với nhân dân. Chương trình XĐGN có
sự tham gia chủ động tích cực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhất
là Hội Liên Hiệp phụ nữ với các cuộc vận động phụ nữ giúp nhau làm kinh tế,
37
5.1
4.5
4.1
3.7
2.2
1.4
1
0
1
2
3
4
5
6
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm
%
Hình 2.1. Tỉ lệ hộ nghèo TP. Cẩm Phả giai đoạn 1999-2005
Nguồn: [65]
Trong giai đoạn 2000 - 2005, công tác XĐGN của TP có những kết
quả đáng kể, xóa được hơn 1.400 hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,5%
năm 2000 xuống 2,5 % (theo chuẩn mới) và 1% (theo chuẩn cũ) năm 2005.
Cuộc vận động “ngày vì người nghèo” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì, các đoàn
thể các ngành và nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân tham gia. Tổng thu ở
2 cấp 2.491.000.000 đồng và giá trị vật tư ngày công qui ra tiền
1.244.000.000 đồng, hỗ trợ cho 3.326 lượt hộ nghèo để phát triển sản xuất
và xóa được 368 nhà tạm, nhà dột nát [27].
Tiếp tục quán triệt Quyết định 134 và Chương trình 135 của Chính phủ,
Thành ủy Cẩm Phả quyết tâm giảm nghèo cho đồng bào vùng đặc biệt khó
khăn. Thực hiện những chính sách này thể hiện quyết tâm chính trị cao của
Đảng và Nhà nước, nhằm đẩy nhanh công tác XĐGN, đặc biệt đối với đồng
bào người Dao trên địa bàn TP còn khó khăn. Trong đó, mục tiêu về nhà ở, đất
sản xuất và nước sinh hoạt trong TP thực hiện tốt.
Trong công tác chỉ đạo, thành ủy tập trung dồn sức cho xây dựng cơ sở
hạ tầng thiết yếu ở 03 xã vùng sâu, vùng xa có đồng bào nghèo như Dương
38
Huy, Cộng Hòa, Cầm Hải và đến năm 2006 cơ bản hoàn thành. Thực hiện các
dự án đầu tư cho xã nghèo trong TP (ngoài chương trình 135) tạo điều kiện cho
vùng nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ phục vụ sản xuất và dịch vụ ASXH
cơ bản, chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất, tăng
thu nhập, giảm nhanh tình trạng nghèo. Chương trình 135 giai đoạn II (2006 -
2008) góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn
0,62% năm 2009 [29; tr 35].
Trong thời gian dài, Thành ủy chỉ đạo nhiều hình thức nhằm đảm bảo tốt
hơn đời sống người dân trên địa bàn, đa dạng hoá hình thức tín dụng, tăng nguồn
vốn vay cho ngân hàng phục vụ người nghèo, toàn TP có 01 Ngân hàng chính
sách cho vay hỗ trợ người nghèo. TP đã hình thành các tổ vay vốn cho người
nghèo theo tổ dân cư, tổ dân phố chịu trách nhiệm vay và thu hồi vốn vay. Phát
huy các nguồn vốn tự vận động của các đoàn thể, hiệp hội nghề nghiệp, như vốn
phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, vốn xoay vòng làm nhà, hỗ trợ giống cây,
con theo hình thức luân chuyển vốn. Đặc biệt, kêu gọi nguồn vốn tài trợ của
các doanh nghiệp, vốn nước ngoài, các tổ chức quốc tế đầu tư cho các dự án
XĐGN.Nhiều nguồn lực, giải pháp, nhiều mô hình giảm nghèo thành công đã
xuất hiện và nhân rộng như mô hình tổ dịch vụ lao động nông thôn ở các xã,
phường như Cộng Hòa, Dương Huy, Cẩm Hải, Quang Hanh, Cẩm Thạch,
Mông Dương, Cẩm Sơn.
Thực hiện chương trình giảm nghèo đạt kết quả, Uỷ ban Nhân dân thị
xã đã phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành phòng ban, đơn vị
thực hiện theo dõi, giám sát đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm
nghèo năm 2010. Cho vay giải quyết việc làm 9.881.000.000 đồng giải quyết
được 554 lao động. Cho vay xuất khẩu lao động 4.19.000.000 đồng cho 23 hộ.
Dạy nghề tạo việc làm cho người nông thôn, người tàn tật [67].
TP còn tăng cường công tác xã hội hoá XĐGN cho nhiều đối tượng khác
nhau, bằng nhiều hình thức rộng rãi: Đài phát thanh và truyền hình TP đã mở ra
39
nhiều chuyên mục phong phú như chương trình “Địa chỉ đỏ nhân đạo”, chương
trình “Vượt lên chính mình”, chương trình “Trái tim nhân ái”, chương trình
“Thần tài gõ cửa”, chương trình “Thắp sáng niềm tin” và kêu gọi các thành
phần kinh tế, các tổ chức nhân đạo, các nhà hảo tâm đóng góp cho Quỹ vì
người nghèo, người cô đơn tàn tật, trẻ mồ côi, Ở thời kì 2006 - 2009, TP đã
thực hiện chương trình tín dụng cho người nghèo vay vốn với 8.159 hộ, số tiền
90.757.000 đồng [67]. Đến năm 2010, TP đã thực hiện hỗ trợ xây dựng sửa
chữa nhà ở từ quỹ vì người nghèo là 1.102.600.000đ cho 1.226 hộ, không còn
nhà tạm, nhà dột nát. Các tầng lớp nhân dân trên địa bàn luôn phát huy tốt
truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, hưởng ứng tích cực các cuộc vận
động nhân đạo, từ thiện, xây dựng quỹ “Vì người nghèo” đạt kết quả cao.
Hàng năm, TP Cẩm Phả tiến hành rà soát số hộ nghèo, hộ cận nghèo và
từ đó có kế hoạch triển khai đồng bộ các giải pháp. Năm 2013, TP Cẩm Phả đã
giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho trên 4.222 lao động, hỗ trợ xây dựng,
sửa chữa nhà ở và hỗ trợ vốn sản xuất từ nguồn Quỹ vì người nghèo TP là
502.100.000 đồng/193 hộ; Cấp thẻ BHYT cho 699 người thuộc hộ nghèo,
1.090 người thuộc hộ cận nghèo và 1.507 người dân tộc thiểu số xã Cộng
Hòa.[15]. Từ sự hỗ trợ này, công tác giảm nghèo của TP Cẩm Phả đạt được
những kết quả đáng, số hộ nghèo trên địa bàn TP Cẩm Phả chỉ còn 0,37% năm
2014. Hiện nay, 100% đối tượng thuộc diện hộ nghèo của TP được cấp thẻ
BHYT, các hộ nghèo đều được tiếp cận với các dịch vụ xã hội như chính sách
về y tế, giáo dục, cải thiện nhà ở, nước sạch.
Năm 2014, TP giải quyết cho trên 470 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền
10.936.000.000 đồng; giải quyết cho 417 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn vay với số tiền 4.808.000.000 đồng; Cho vay giải quyết việc làm cho
trên 350 lượt hộ vay với số tiền là 5.508.000.000.đồng, ; giải quyết cho 01 hộ
vay xuất khẩu lao động với số tiền 20.000.000 đồng [70].
40
Về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, trong 10 năm (2005-
2014), TP đã trợ giúp pháp lý cho trên 600 lượt người nghèo với các nội dung
trợ giúp về đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, chính sách lao động thương
binh và xã hội...; thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách pháp
luật cho người dân tại các địa phương trong địa bàn.
Các giải pháp giảm nghèo được triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội
dung, hỗ trợ người nghèo tăng khả năng tiếp các dịch vụ công cộng, nhất là y
tế, giáo dục, dạy nghề,trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; phát triển sản
xuất thông qua các chính sách về đảm bảo đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến
nông-lâm-ngư, phát triển ngành nghề.
2.3. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm
Chương trình việc làm quốc gia theo Nghị quyết số 120/1992/NQ-HĐBT
ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng đã tạo môi trường pháp lý phát triển
dịch vụ kết nối cung - cầu về lao động, tăng cường cơ hội để người lao động
tiếp cận thông tin về việc làm, lựa chọn công việc. Đặc biệt, với việc sửa Điều
18 của Bộ luật Lao động năm 1995, Nghị định số 19/2005/ NĐ-CP ngày
28/5/2005 và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP và Quyết định số 2101/QĐ-TTg
ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012- 2015 đã từng bước hoàn thiện
hệ thống khung pháp lý cho dịch vụ việc làm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu kết nối cung cầu lao động và hỗ trợ tìm việc làm.
Để thực hiện tốt công tác tư vấn, giải quyết việc làm, Đảng bộ TP Cẩm
Phả chỉ đạo việc tổ chức thực hiện một cách cụ thể:
- Hình thành mạng lưới tư vấn việc làm và đào tạo nghề. Kết hợp với
trường dạy nghề với qui mô phù hợp, đảm bảo đào tạo nghề theo hướng CNH,
HĐH. Tổ chức các lớp dạy nghề và tổ tư vấn việc làm cho nguời lao động, gắn
chặt giữa đào tạo nghề với giải quyết việc làm.
41
- Phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong vấn đề tư vấn
việc làm và đào tạo tay nghề cho nguời lao động.
- Các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương phải đưa vào Nghị quyết,
kế hoạch hàng năm của cấp mình về mục tiêu giải quyết việc làm, đào tạo tay
nghề cho người lao động ở mỗi cấp và vận dụng các chính sách của Đảng, Nhà
nước về giải quyết việc làm, đào tạo nghề trên phạm vi địa bàn. Ưu tiên,
khuyến khích những nhà tài trợ, các cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp thu hút nhiều
lao động có việc làm cụ thể.
- Thực hiện tốt giải quyết việc làm cho nguời lao động nhằm giảm dần tỉ
lệ hộ nghèo để cải thiện, tăng mức sống của nhân dân đạt mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, trong quá trình chỉ đạo và điều
hành, TP đã bám sát với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là chỉ đạo
chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. KT-XH phát triển, thu hút
người lao động vào các ngành, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc
làm. Giai đoạn (1989 - 1991) cùng với phát triển kinh tế gia đình, các thành
phần kinh tế khác cũng tạo việc làm cho hàng nghìn người. TP thành lập xí
nghiệp than thanh niên và 9 đội sản xuất dịch vụ ở phường, xã thu hút thêm gần
1000 người hoạt động có hiệu quả.
Giai đoạn 1991 - 1995, TP cố gắng tạo môi trường thuận lợi, huy động
các nguồn vốn cho vay, khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ phát triển sản
xuất kinh doanh, làm dịch vụ. Trung tâm dạy nghề đã mở được trên 120 lớp
dạy nghề cho 2.200 người. [21] Các đoàn thể các doanh nghiệp cũng tổ chức
dạy nghề cho hàng trăm người nhất là thanh niên, giới thiệu lao động cho các
cơ quan xí nghiệp có nhu cầu. Mỗi năm, TP tạo ra chỗ làm cho hàng nghìn
42
người, đặc biệt là tự giải quyết việc làm trong các gia đình và làm hợp đồng
cho các đơn vị kinh tế. Bước đầu đã giảm bớt quan niệm cứ phải vào biên chế
nhà nước. Tuy nhiên, cũng còn nhiều thanh niên kén chọn ngành nghề, số lao
động chưa có việc làm còn khá lớn.
Trong giai đoạn 1996 - 2000, các cấp chính quyền, các đoàn thể đã phối
hợp với ngân hàng, kho bạc và các tổ chức quốc tế huy động nguồn vốn 45 tỷ
đồng cho trên 17.000 lượt hộ vay để làm kinh tế, giải quyết việc làm cho gần
20.000 lao động [22].
Bảng 2.1. Quy mô dân số và nguồn lao động TP. Cẩm Phả
giai đoạn 1996-2005 (Đơn vị: Người)
Năm 1996 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số dân (người) 139.500 153915 155.621 157.117 158.226 159.337
Lao động xã hội
(người)
79.950 83526 83717 83244 83.796 84.500
Lao động không có
việc làm (người)
7560 7.350 6.278 5.315 4.915 4.500
Nguồn: [25]
Số lao động không có việc làm trong giai đoạn 1996 - 2005 giảm rõ rệt
(0,6% năm 2005). Đó chính là kết quả của việc thực hiện chương trình giải
quyết việc làm giai đoạn 1996 - 2005, tác động tích cực đến đời sống KT-XH.
Hàng năm, TP giải quyết việc làm từ 2 - 3 nghìn lao động, đào tạo nghề 1-2
nghìn người/năm, trong đó các cơ sở Nhà nước, đoàn thể đã đào tạo trung bình
1.150 người/năm. Do có được nghề thích hợp nên người lao động có điều kiện
tìm được việc làm dể dàng hơn. Nâng cao hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động
từ 60% năm (1996) tăng lên 74,46% năm (2005), giảm tỷ lệ thất nghiệp từ
5,85% năm (1996) xuống còn 4,5% năm (2006). Công tác đào tạo nghề cho lao
43
động nông thôn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh cũng được TP quan tâm.
Mỗi năm, TP giải quyết việc làm cho 4.600 - 5000 lao động; tỉ lệ lao động qua đào
tạo tăng từ 68,4% năm 2010 lên 73,8% năm 2014.
Tuy nhiên, do các ngành công nghiệp quốc doanh chậm phát triển, không
tuyển thêm lao động; kinh tế địa phương còn yếu nên số lao động không có
việc làm thường xuyên ở TP còn trên 7.300 người năm 2014. Mặt khác, do khó
khăn về việc làm, đời sống tệ nạn xã hội tác động sâu rộng đến nhiều gia đình,
số vụ ly hôn ngày càng tăng bình quân gần 200 vụ/năm. Đây là vấn đề cần
quan tâm giải quyết tích cực, triệt để hơn.
2.4. Công tác đền ơn, đáp nghĩa
Cùng với dân tộc, nhân dân Cẩm Phả trải qua 2 cuộc kháng chiến khốc liệt
chống Pháp, Mỹ và tiếp theo sau 2 cuộc chiến tranh biên giới, nhiều gia đình và
người thân của họ đã hy sinh hoặc cống hiến một phần thân thể của mình cho quê
hương, đất nước. Do đó, công tác đền ơn đáp nghĩa đối với thương bệnh binh, liệt
sĩ và người có công với cách mạng được TP đặc biệt quan tâm, góp phần giữ vững
ổn định chính trị, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, thực hiện thắng lợi công
cuộc đổi mới toàn diện của TP.
Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, thành phố Cẩm Phả thực hiện
quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày 27/7 hàng năm là ngày thương
binh liệt sĩ. Mặc dù trước năm 1986, công tác xây dựng nhà tình nghĩa đã hình
thành, nhưng chưa phát triển rộng khắp. Nhưng từ năm 1986 tới 2015, phong
trào này mới bắt đầu phát động thành phong trào rộng rãi trong quần chúng
nhân dân. Năm 1987, TP đã chi ngân sách trên 200 triệu đồng trợ cấp cho trên
11.000 người thuộc diện hưu trí, mất sức và hưởng chính sách xã hội như gia
đình liệt sĩ, thương binh, cán bộ hưu trí gặp khó khăn; xuất hàng chục tấn xi
măng và hàng chục mét khối gỗ để xây dựng nhà tình nghĩa cho thương binh
hạng nặng, gia đình liệt sĩ gặp khó khăn, riêng cấp thị xã đã vận động xây dựng
trên 3 nhà tình nghĩa. Đồng thời, TP còn xuất trên 120 triệu trợ cấp cho các đối
tượng và một số hộ dân thiếu ăn. Việc tổ chức họp mặt, thăm viếng bệnh binh,
44
gia đình liệt sĩ, tiếp đón quân nhân hoàn thành nhiệm vụ quốc tế trở về... cũng
được các cấp, các ngành quan tâm. Năm 1988, TP cấp 100% kinh phí cho các
phường, xã để thực hiện đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà và
sửa chữa nhà ở cho 35/60 hộ [21; tr 8].
Đến năm 1989, công tác thực hiện chính sách đối với gia đình thương
binh liệt sĩ, chính sách hậu phương quân đội đạt nhiều kết quả tốt. Việc khám
và xếp hạng thương tật cho thương binh, xét công nhận liệt sĩ, giải quyết thủ tục
cho cán bộ hưu trí mất sức có thực hiện chu đáo, tiếp đón và giải quyết chính
sách đối với bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quốc tế về nước. Các ngày lễ, tết cấp ủy
Đảng, chính quyền đoàn thể các cấp đều có tổ chức thăm viếng, tặng quà động
viên gia đình và các đồng chí thương binh đối với những gia đình khó khăn.
Giai đoạn 1991 - 1995, TP có trên 12.000 hưu trí, mất sức và hưởng chính
sách xã hội. Trong đó, có 514 gia đình liệt sĩ 641 thương, bệnh binh được các cấp,
các ngành thường xuyên quan tâm thực hiện đúng chính sách chế độ trả lương và
trợ cấp kịp thời trong tháng. Các ngày lễ, tết, TP đều trích tiền từ ngân sách để trợ
cấp, hỏi thăm động viên. Trường hợp ốm đau được quan tâm, tạo điều kiện vay
vốn phát triển kinh tế. Những hộ có nhu cầu được cấp đất ở, một số thương binh
nặng và mẹ liệt sĩ được các đoàn thể, các ngành chăm sóc đặc biệt như giúp tiền
sửa chữa nhà ở, tặng 12 nhà tình nghĩa, 450 sổ tiết kiệm thể hiện rõ tình cảm,
truyền thống uống nước nhớ nguồn” [22].
Năm 1995, khi Pháp lệnh đối với người có công ra đời, nhiều chính sách
được sửa đổi phù hợp, nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp. Pháp lệnh ưu đãi,
Nghị định 28/CP của Chính phủ đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo sự phấn khởi
trong các đối tượng chính sách, được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ.
Từ đó, phong trào đền ơn đáp nghĩa, XĐGN cho các đối tượng chính sách được
tập trung chỉ đạo và ngày càng đạt hiệu quả thiết thực như con thương binh, liệt
sĩ có điều kiện đi học, được hưởng trợ cấp ưu đãi. Ngân hàng cho các đối tượng
chính sách vay để nuôi con theo học ở các trường đại học, cao đẳng, cấp BHYT
miễn phí để họ được chữa bệnh theo chính sách bảo hiểm hiện hành.
45
Từ năm 1996 đến năm 2000, TP có 14.771 người hưu trí, mất sức và các
đối tượng hưởng lương hưu trợ cấp xã hội. Mỗi tháng, tổng chi trả theo chính
sách trên 4700 triệu đồng, kịp thời đúng kỳ hạn. Những năm qua, TP đã vận
động các cơ quan, xí nghiệp và nhân dân đóng góp công quỹ, cùng với nguồn
vốn ngân sách được gần 2000 triệu đồng, xây mới 17 ngôi nhà tình nghĩa và hỗ
trợ cho 225 gia đình chính sách sửa chữa nhà ở. Thường xuyên quan tâm động
viên, thăm hỏi giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ, người có công và chăm
sóc phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng [25; tr 6] .Trong giai đoạn
2000 -2005, TP có trên 18.000 hưởng chế độ hưu trí, mất sức và trên 1.100 đối
tượng chính sách và người có công với cách mạng. kinh phí chi bình quân 10 tỷ
đồng/1tháng, thực hiện đúng kỳ hạn, tận tay đối tượng [27; tr 7].
Thực hiện Quyết định 290/TTg, ngày 8/11/2005 và Quyết định 188/TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/12/2007 về chế độ chính sách đối một số đối
tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được
hưởng chính sách, Đảng, Nhà nước, TP luôn quan tâm chăm lo tới các đối tượng
chính sách xã hội như thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công, cán bộ lão
thành, thực hiện ưu đãi kháng chiến, trợ cấp người có công hàng năm từ 1.100 đến
1.300 trường hợp với tổng số tiền là 48 tỷ đồng; trợ cấp cho trên 300 đối tượng
nhiễm chất độc hóa học, giúp đỡ người tàn tật, người già cô đơn, mất sức lao
động, trẻ em mồ côi, trong giai đoạn 2005-2010 [29, tr 10].
Riêng năm 2013, tổng số đối tượng người có công với cách mạng trên
địa bàn là 11.524 người, trong đó: số hưởng trợ cấp hàng tháng là 1.448 người,
thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến: 19 người,
người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương: 10.057
người. TP đã thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho 1.448 đối tượng với số
tiền 22.667.354.904 đồng. Trích quỹ Đền ơn đáp nghĩa TP là 120.000.000 đồng
hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho 07 hộ gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh và
người có công với cách mạng, trong đó: xây mới: 5 nhà là 100.000.000 đồng;
46
sửa chữa: 02 nhà 20.000.000 đồng. Đồng thời, triển khai vận động ủng hộ quỹ
đền ơn đáp nghĩa ở 2 cấp trên địa bàn TP và đã vận động ủng hộ được số tiền là
709.372.000 đồng. TP cũng vận động các doanh nghiệp trên địa bàn xây tặng
nhà tình nghĩa cho 03 hộ gia đình với tổng số tiền 253.252.000đ. Cùng với đó,
công tác tiếp nhận và thẩm định các hồ sơ liên quan đến vấn đề đối tượng
nhiễm chất độc da cam; giải quyết chế độ thăm viếng, di chuyển hài cốt liệt sĩ
cho 20 trường hợp bằng 8.758.000đ.Chế độ ưu đãi giáo dục cho con em thương
binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ; tổ chức cho các đối tượng hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hoá học và người có công điều trị, điều dưỡng tại các
cơ sở y tế cũng được thực hiện đầy đủ.
Nhờ thực hiện tốt công tác rà soát, giải quyết chế độ chính sách, những
năm qua, 16/16 phường, xã của TP. Cẩm Phả được công nhận là phường, xã
làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ; không có hộ gia đình thương binh, liệt sĩ ở
nhà tạm, nhà dột nát; 100%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_qua_trinh_thuc_hien_chinh_sach_an_sinh_xa_hoi_o_tha.pdf