Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC.1
BẢNG QUI ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.3
PHẦN MỞ ĐẦU.4
CHƯƠNG 1: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TỪ 1975 ĐẾN 1991 .12
1.1 Quan hệ chính trị.12
1.1.1 Những cơ sở của mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .12
1.1.2 Thành tựu trong quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .23
1.2 Quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .37
1.2.1 Khái quát mối quan hệ kinh tế Ấn Độ - Đông Nam Á.38
1.2.2 Thành tựu trong quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991.40
Tiểu kết chương 1.67
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ
TỪ 1975 ĐẾN 1991 .69
2.1 Những cơ sở của quan hệ chính trị Việt Nam - Ấn Độ từ 1975 đến 1991 .70
2.1.1 Mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước. .70
2.1.2 Hai nước có nhiều điểm tương đồng, gần gũi. .70
2.1.3 Xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa quan hệ giữa các nước ngày càng được
mở rộng.71
2.1.4 Tầm quan trọng của nhau trong chiến lược phát triển mỗi nước. .72
2.2 Quan hệ giữa hai Nhà nước, Chính phủ .74
2.3 Quan hệ giữa Đảng Cộng sản, các tổ chức xã hội Việt Nam với các đảng phái
hàng đầu và các tổ chức xã hội, nhân dân Ấn Độ.88
2.4 Nhận xét mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ -
ASEAN trên lĩnh vực chính trị từ 1975 đến 1991 .91
2.4.1 Quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam .92
147 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ Ân độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ ấn độ - Asean giai đoạn 1975 - 1991, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và bóng đá đến Malaysia (4 - 1979) và Singapore (5 - 1979);
các buổi biểu diễn giao lưu với các nước khu vực Đông Nam Á của đoàn Kala
Kendra (Ấn Độ) (12 - 1979) tại Thái Lan, Philippines và Việt Nam, đã chứng minh
mối quan hệ thân thiện của Ấn Độ ở các cấp độ khác nhau với các quốc gia này.[72]
Tháng 5 - 1979, Bộ trưởng Bộ Thông tin Malayasia, Dato Mohd Bin
Rahmat, viếng thăm Ấn Độ. Tại cuộc gặp Bộ trưởng hai nước đã thảo luận về cách
thức và phương diện hợp tác phát triển giữa Ấn Độ và Malaysia trong lĩnh vực phát
thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, trong chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao
cho Malaysia, Ấn Độ dành nhiều suất học bổng ưu đãi cho du học sinh Malaysia.
Ấn Độ đã đào tạo hơn 5.000 sinh viên Malaysia nghiên cứu về khoa học và kỹ thuật
tại các trường đại học ở Ấn Độ và con số này ngày càng được tăng lên. Các kỹ sư
thuộc Tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia cũng được đào tạo tại Ấn Độ
ONGC. Ngoài ra, Ấn Độ còn nhận hỗ trợ đào tạo nhân sự Malaysia trong các lĩnh
vực khác như đất thử nghiệm / khảo sát canh lửa an toàn, an ninh xã hội, khí tượng,
phát triển nông thôn và thủ công mỹ nghệ, luật pháp Ấn Độ liên quan đến lương
hưu và cấu trúc tiền lương, đồng thời Ấn Độ hỗ trợ tích cực Malaysia trong việc
tuyển dụng giáo viên, y tế để đáp ứng sự thiếu hụt trong tổ chức của họ. [72]
1.2.3.2 Quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật
Ấn Độ có ưu thế phát triển mạnh trong lĩnh vực khoa học công nghệ nên trong
quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật với các nước Đông Nam Á chủ yếu là sự hỗ trợ,
giúp đỡ của Ấn Độ cho các nước theo các dự án song phương được kí kết. Trong số
đó, Ấn Độ đặc biệt quan tâm đến việc giúp đỡ các nước Đông Dương khắc phục bớt
khó khăn, xây dựng quốc gia.
Ấn Độ và Việt Nam tiếp tục giữ ấm áp và thân thiện các mối quan hệ hiện có,
cùng hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Ấn Độ hỗ trợ việc thực hiện các dự án khác nhau
65
tại Việt Nam như thành lập Viện nghiên cứu lúa gạo và Trung tâm lúa giống
Buffalo và cung cấp vật tư, máy móc, gia hạn cho các khoản tín dụng với Việt Nam.
Nghị định thư trong lĩnh vực Khoa học và Nghị định thư A trong lĩnh vực Khoa học
và Công nghệ đã được ký kết vào tháng 7 - 1990 trong chuyến thăm Ấn Độ của Phó
Chủ tịch Ủy ban Nhà nước về Khoa học và Công nghệ, Lê Khắc. Bốn thành viên
đoàn đại biểu khoa học, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Việt
Nam, ông Nguyễn Đình Tứ, thăm cơ sở năng lượng nguyên tử và một số các cơ sở
khác ở Ấn Độ, sau khi tham dự Hội nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
(IAEA). Ấn Độ đã tham gia vào các dự án Mê Kông và mục tiêu là quốc gia Lào.
Chính phủ Ấn Độ tài trợ 55 máy bơm cho nước Lào.[79]
Bên cạnh đó, trong chương trình hợp tác với Chính phủ Campuchia, Ấn Độ
thành lập một trang trại lúa giống và cung cấp máy bơm cứu trợ hạn hán cho
Campuchia. Tiếp đó, Ấn Độ còn hỗ trợ về nhân sự và về mặt kỹ thuật cho các bệnh
viện ở Svey Rieng (Campuchia) đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và nâng cao dịch
vụ y tế cho dân nghèo địa phương.[79]
Ngày 1 - 9 - 1980 đến 4 - 12 -1980, các chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng
thống Suharto đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ song phương.
Các thỏa thuận trong chuyến thăm cho thấy sự tương đồng quan điểm về tình hình
quốc tế và khu vực .Cả hai bên bày tỏ quyết tâm tiếp tục mở rộng hợp tác trong các
lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật. Từ sau chuyến thăm của Tổng thống Suharto sự gắn
kết trong quan hệ hai nước ngày càng tăng nhất là hai bên thỏa thuận tăng cường
hợp tác kinh tế và công nghiệp. Trong đó, vấn đề mà Indonesia cần trao đổi hợp tác
với Ấn Độ là phát triển nền nông nghiệp. Các chuyến thăm Ấn Độ của Thư ký Nội
các, ông Ismail Saleh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh động vật, ông Janari
và Giám đốc Trung tâm Viện Nghiên cứu Nông nghiệp, Rusil Hakim (Indonesia).
Chính phủ Ấn Độ có nhiều thành tựu về giống cây trồng trong nông nghiệp nên hợp
tác trong lĩnh vực này Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm và trồng thử nghiệm giống lúa mì
tại Indonesia. Tiếp đó, Ấn Độ đã ký một Biên bản ghi nhớ hợp tác sâu rộng với
66
Indonesia trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác kim loại đen và kim loại màu, dự
trữ khí đốt và thiết lập một tập đoàn bất động sản công nghiệp tại quốc gia này. Một
lực lượng đặc nhiệm doanh được thành lập trong các điều khoản của Bản ghi nhớ để
xem xét sự tiến bộ trong việc thực hiện các đề án khác nhau. Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp Indonesia đã đến thăm Ấn Độ (9 – 1980) và thảo luận với Bộ trưởng Tài
nguyên về tiến độ đạt được trong việc thực hiện hợp tác trong các lĩnh vực. [72]
Tháng 9 - 1980, các cuộc đàm phán quan chức cấp cao và cuộc họp đầu tiên
của Uỷ ban Hỗn hợp được thành lập theo các điều khoản của Hợp tác kinh tế và kỹ
thuật Ấn Độ - Malaysia đã ký (1 - 1979). Các cuộc thảo luận cho thấy một nhận
dạng rộng của quan điểm và nhận thức, cách thức và phương tiện được coi là để
thúc đẩy hơn nữa giao lưu văn hóa và khoa học. Ngoài việc thúc đẩy hơn nữa ủng
hộ các chương trình hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực như công nghiệp, nông
nghiệp và khoa học và công nghệ, Ủy ban cũng xem xét các xu hướng trong thương
mại song phương và tăng cường hơn nữa khả năng liên kết trong hợp tác công
nghiệp.
Từ 3 đến 6 - 1 - 1991, trong chuyến thăm thăm Malaysia của Ngoại trưởng
Ấn Độ, các bên ngoài tham vấn các vấn đề khu vực và thông lệ quốc tế hai nước
cùng quan tâm Malaysia đồng ý sẽ tăng nguồn cung cấp dầu thô cho Ấn Độ lên
5000 BPD để đáp ứng yêu cầu cấp bách do hậu quả những bất ổn chiến tranh vùng
Vịnh.[80]
Từ ngày 8 đến 14 - 4 - 1990, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore, ông Peter
Sung, tới thăm Ấn Độ để thảo luận với đại diện bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn
Độ và các nhà lãnh đạo Ấn Độ về việc phát triển và mở rộng thương mại đầu tư
song phương hơn nữa. Đoàn đại biểu thương mại của Singapore bao gồm 38 giám
đốc điều hành từ 36 công ty thăm các khu công nghiệp ở Karnataka, Madras và
Bombay.[81]
*
* *
67
Tiểu kết chương 1
Giai đoạn 1975 - 1991 là giai đoạn lịch sử đầy nhạy cảm với nhiều diễn biến
phức tạp của tình hình thế giới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa
các nước, làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn có và nảy sinh nhiều mâu thuẫn
mới làm cho đời sống chính trị thế giới thêm phức tạp, rối ren. Trong bối cảnh
chung đó, mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN cũng chịu sự tác động mạnh mẽ nhất là khi
cả Ấn Độ và ASEAN đều chịu sự tác động của Chiến tranh lạnh làm ảnh hưởng
nhiều trong mối quan hệ truyền thống tốt đẹp từ lâu giữa Ấn Độ với khu vực Đông
Nam Á.
Chiến tranh lạnh làm ảnh hưởng nặng nề trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN,
nhất là trong quan hệ chính trị khi mỗi bên đứng trên lập trường khác nhau nên chưa
tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết các vấn đề thế giới và khu vực.
Quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN giai đoạn này là sự chủ động của Ấn Độ
trong việc cố gắng hàn gắn khoảng cách giữa các nước Đông Nam Á, tránh sự nghi
kỵ, chia rẽ trong khu vực, giúp ASEAN hiểu đúng quan điểm hòa bình hữu nghị của
Ấn Độ hướng tới một khu vực Đông Nam Á hòa bình, đoàn kết cùng phát triển.
Thông qua các chuyến thăm các cấp với các nước Đông Nam Á dần dần Ấn
Độ đã tạo được niềm tin cũng như hàn gắn mối bất hòa giữa hai nhóm nước trong
khu vực Đông Nam Á. Sự đoàn kết và hưng thịnh của Đông Nam Á nói riêng và
Châu Á nói chung sẽ có tác động lớn đến sự phát triển của Ấn Độ tại khu vực này.
Thực tế, những nỗ lực của Ấn Độ trong giai đoạn này là quan hệ chặt chẽ về
chính trị với nhóm nước Đông Dương đứng đầu là Việt Nam nhằm kiềm chế nguy
cơ bành trướng của Trung Quốc, bảo vệ lợi ích của Ấn Độ trong khu vực. Mục đích
cao nhất đó là phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế đa phương và song phương với
các nước ASEAN.
Có thể thấy rằng trong bất kỳ trường hợp nào, Ấn Độ luôn nhấn mạnh hợp
tác với các nước ASEAN trong lĩnh vực kinh tế chứ không phải trong lĩnh vực quân
sự hoặc an ninh. Quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN được cải thiện rõ rệt từ sau năm
1985, khi Ấn Độ bắt đầu các biện pháp tự do hóa kinh tế và ASEAN chú ý đến nền
68
kinh tế Ấn Độ hơn. Điều này mở ra tương lai tốt cho sự hồi sinh của quan hệ kinh tế
giữa Ấn Độ và các nước ASEAN nhất là từ sau năm 1991, khi các biện pháp chính
để tự do hóa kinh tế trong quan hệ đối ngoại đất nước ở các nước Đông Nam Á
cũng trùng hợp với chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Sự tương đồng về cấu trúc
giữa các nền kinh tế của các nước ASEAN và Ấn Độ và sự xóa bỏ một phần hệ
thống kinh tế pha trộn của Ấn Độ một cách tự nhiên đã thu hút nhiều nước Đông
Nam Á phát triển quan hệ kinh tế tốt hơn với Ấn Độ. Kết quả là, các nước ASEAN
giờ đây coi Ấn Độ là một đối tác kinh tế đáng tin cậy và tiềm năng.
Ấn Độ với lợi thế của mình về mặt khoa học kỹ thuật đã nhiệt tình giúp đỡ
các nước Đông Nam Á nói chung, ASEAN nói riêng trong việc phát triển đất nước,
đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong việc rút ngắn khoảng cách chính trị giữa
Ấn Độ - ASEAN.
Quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ năm 1975 đến 1991 là cả một chặng đường dài
nỗ lực phấn đấu của cả hai vượt lên trên những rào cản mâu thuẫn chính trị để trở
thành những đối tác tin cậy trong lĩnh vực kinh tế, trong đó Ấn Độ đóng vai trò chủ
thể trong hoạt động gắn kết này. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN ngày càng tốt đẹp là
biểu hiện của một xu thế không thể đảo ngược là xu thế hòa bình, hợp tác cùng có
lợi giữa những nhóm nước có quan điểm chính khác nhau.
69
CHƯƠNG 2
QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC
CHÍNH TRỊ TỪ 1975 ĐẾN 1991
« Người bạn đồng minh trong nước là đông đảo nông dân, giai cấp vô sản cần
phải đoàn kết với một bạn đồng minh nữa trong mặt trận chung chống đế quốc là
các dân tộc bị áp bức ở các thuộc địa và nửa thuộc địa ». Nắm vững và vận dụng
một cách sáng tạo nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lê nin về mối quan hệ khăng khít
giữa lực lượng xã hội chủ nghĩa và lực lượng độc lập dân tộc trong phong trào cách
mạng vô sản thế giới, Đảng ta đã đề ra đường lối đối ngoại đúng dắn. Về vấn đề này
Đảng ta đã nêu rõ :
« Kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh cho Chủ nghĩa xã hội với cuộc đấu tranh cho
giải phóng dân tộc là hai trào lưu cách mạng trong thời đại chúng ta ». [3, tr.65]
Quan điểm đúng đắn đó là cơ sở vững chắc cho quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ
nói riêng và quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa với các nước dân tộc chủ nghĩa
nói chung.
Xuất phát từ lợi ích của hai dân tộc đòi hỏi mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn
Độ ngày càng phát triển. Vốn gắn bó với nhau từ lâu đời trong sự nghiệp đấu tranh
chung chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa bành trướng và bá
quyền Trung Quốc, giành độc lập dân tộc, mối tình hữu nghị giữa nhân dân hai
nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cố Thủ tướng J.Nerhu dày công vun đắp đã
không ngừng được củng cố và phát triển trong mấy chục năm quaTuy nhiên, có
thời kỳ do tác động nhiều của tình hình quốc tế và khu vực, do sự hiểu lầm của hai
bên mà mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ gặp khó khăn hoặc phát triển chậm.
Ngày nay, mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ không ngừng được củng cố và phát triển,
có thể coi là kiểu mẫu cho mối quan hệ giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau,
cho quan hệ hợp tác Nam - Nam.
70
2.1 Những cơ sở của quan hệ chính trị Việt Nam - Ấn Độ từ 1975 đến 1991
2.1.1 Mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước.
Đây là nền tảng vững chắc tạo điều kiện rất thuận lợi cho quan hệ hai nước
từ sau năm 1975 tiếp tục đơm hoa kết trái. Trong công cuộc đổi mới của Việt
Nam từ 1986 và Ấn độ từ 1991 trở đi, cùng với việc cải cách mạnh mẽ, đời sống
kinh tế xã hội, hai nước đều chủ trương đẩy mạnh quan hệ đối ngoại, mở rộng
quan hệ với các nước, trước hết là các nước trong khu vực đã tạo thêm những
điều kiện thuận lợi, những xung lực mới cho quan hệ hai nước phát triển.
2.1.2 Hai nước có nhiều điểm tương đồng, gần gũi.
Những điểm tương đồng gần gũi đó có thể nói là: điều kiện tự nhiên, xã hội,
tôn giáo, phong tục tập quán, những vấn đề cần giải quyết trong lĩnh vực kinh tế
- xã hội trên con đường phát triển hiện nay cũng như quan điểm về những vấn đề
then chốt của khu vực và quốc tế. Do quan hệ lâu đời với nhau đã tạo nên văn
hóa truyền thống hai nước những giá trị tương đồng, đó là: lòng nhân hậu bao
dung, sự thủy chung, trọng đạo lý, sự yêu hòa bình ghét bạo lực Việt Nam -
Ấn Độ cũng đã trải qua hàng trăm năm rên xiết duới ách thống trị của chủ nghĩa
thực dân phuơng Tây nên dễ dàng thông cảm với nhau và đều có khát vọng hòa
bình, độc lập và phát triển. Đặc biệt, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Cộng hòa Ấn Độ có sự nhất trí cao trong việc nhận định, đánh giá cách giải
quyết những vấn đề then chốt của khu vực và Quốc tế. Đó là, hai nước đều hoàn
toàn tán thành việc xây dựng quan hệ quốc tế dựa trên cơ sở “Năm nguyên tắc
cùng tồn tại hòa bình” (mà Ấn Độ là một trong những nước sáng lập ra những
nguyên tắc này), cùng chủ trương giải quyết những mâu thuẫn, những tranh chấp
của khu vực và quốc tế bằng phuơng pháp hòa bình, ổn định và phát triển vì hai
nước đều hiểu một cách sâu sắc rằng: nước mình sẽ không có hòa bình thực sự
nếu trong khu vực mất ổn định, cùng chủ trương về một trật tự thế giới công
bằng và bình đẳng hơn.
71
2.1.3 Xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa quan hệ giữa các nước ngày càng
được mở rộng.
Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, tận dụng cơ hội tạo ra từ xu thế hòa bình,
hợp tác và nhân nhượng lẫn nhau trên thế giới, các quốc gia, dân tộc đều ra sức phát
triển kinh tế để tránh tụt hậu. Phát triển kinh tế đã trở thành yêu cầu cấp bách của
mỗi nước. Các quốc gia đều nhận thức được rằng, muốn phát triển kinh tế cần phải
có môi trường hòa bình, ổn định. Vì vậy, mặc dù trên thế giới vẫn còn các thế lực
hiếu chiến, âm mưu dùng sức mạnh quân sự và kinh tế để chèn ép, áp bức các dân
tộc khác, vẫn còn đây đó những cuộc chiến tranh cục bộ, những xung đột về biên
giới, tôn giáo, dân tộc, việc nơi này hay nơi khác xuất hiện sự li khai như ở Liên Xô
(cũ), Nam Tư nhưng có thế nói nổi trội lên vẫn là xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa
cũng như quan hệ các nước ngày càng mở rộng. Xu thế này đã xuất hiện từ lâu và
đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong mấy thập niên trở lại đây. Tình hình đó do nhiều
nguyên nhân, trước hết do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nền
kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng, sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
ngày càng tăng lên. Vấn đề phát triển kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu của các
quốc gia dân tộc. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ mới tin học, công
nghệ sinh học, bưu chính viễn thông tạo sự gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa các
nước; do nhu cầu liên kết lại giữa các nước, trước hết là giữa các nước cùng khu
vực để giải quyết những vấn đề khu vực như để cạnh tranh có hiệu quả về kinh tế,
chính trị với các cường quốc và khu vực khác trong một thế giới cạnh tranh giữa các
nước ngày càng quyết liệt.
Những yếu tố đó làm cho quan hệ giữa các nước ngày càng mở rộng, sự liên kết
giữa các nước ngày càng chặt chẽ và trở thành xu thế có tính quy luật của lịch sử.
Các quốc gia lớn hay nhỏ, các nước phát triển hay đang phát triển đều điều chỉnh
chính sách đối nội và đối ngoại cho phù hợp với lợi ích chiến lược của mình nhằm
đẩy mạnh quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Ấn Độ - Việt Nam không nằm
ngoài quỹ đạo đó và mối quan hệ song phương Ấn Độ - Việt Nam cũng chịu sự tác
72
động này. Nói cách khác, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển các mối quan hệ hợp tác Ấn Độ - Việt Nam.
2.1.4 Tầm quan trọng của nhau trong chiến lược phát triển mỗi nước.
Với Việt Nam, sau khi đất nước độc lập và thống nhất, cả nước đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội, Đảng và Chính phủ Việt Nam mở rộng quan hệ hữu nghị với các
nước, trước hết là các nước trong khu vực vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và
phát triển. Trong khi chủ trương quan hệ hữu nghị với các nước, Việt Nam coi trọng
quan hệ với Ấn Độ. Chủ trương này đã được khẳng định trong văn kiện đại hội lần
V,VI của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như trong các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo
cấp cao Việt Nam - Ấn Độ.
Đại hội lần thứ V Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: “Nhân dân ta đánh giá
cao vai trò to lớn và sự lớn mạnh không ngừng của uy tín Ấn Độ trong Phong trào
Không liên kết và trên trường quốc tế. Chúng ta biểu lộ sự đồng tình sâu sắc đối với
sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Chúng ta hy vọng rằng, tình hữu
nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước chúng ta sẽ ngày càng củng cố và phát
triển”. [5, tr.161 - 162]
Văn kiện đại hội VI (1986) của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định:
“ Chúng ta không ngừng tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác
với Cộng hòa Ấn Độ, nước có vị trí đặc biệt quan trọng ở châu Á và trên thế giới.
Người bạn lớn đã luôn giành cho nhân dân ta những tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ và
giúp đỡ chí tình”.[6]
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, trong khi chủ trương “Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình,
độc lập và phát triển”, Đảng cộng sản Việt Nam rất coi trọng việc củng cố và phát
triển những quan hệ truyền thống. Trong những quan hệ truyền thống đó, cộng hòa
Ấn Độ giữ vị trí quan trọng đặc biệt.
Ngày 9 - 3 - 1987, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra
Chỉ thị số 04- CT/TW về Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Ấn Độ. Đây
là lần đầu tiên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra một chỉ thị riêng
73
về việc thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ. Điều này cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam
rất quan tâm đến việc phát triển quan hệ với Ấn Độ. Trong Chỉ thị quan trọng này,
sau khi đánh giá vai trò quốc tế, tiềm năng to lớn của Ấn Độ, khẳng định tính chiến
lược của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặt ra
những nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các địa phương trong việc đẩy mạnh quan hệ
hữu nghị, hợp tác với Ấn Độ. Không ngừng củng cố và phát triển quan hệ với Ấn
Độ là phù hợp với truyền thống quan hệ hai nước, với truyền thống thủy chung của
dân tộc Việt Nam và cũng qua đó nâng cao hơn nữa uy tín và sức mạnh của Việt
Nam. Điều này được khẳng định trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 1 - 12 - 1999
đến ngày 5 - 12 - 1999, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, trong khi hội đàm với các
nhà lãnh đạo Ấn Độ đã nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của mối
quan hệ Việt Nam - Ấn Độ : « Tôi xin khẳng định quyết tâm của nhân dân Việt Nam
cùng với nhân dân Ấn Độ không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ Việt Nam
- Ấn Độ hữu nghị truyền thống, hợp tác lâu dài, hướng tới tương lai và cùng với các
nước khác phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực và trên
thế giới ».[29]
Với Cộng hòa Ấn Độ, chiến lược đối ngoại chung của Ấn Độ là trở thành nước
hùng mạnh, có nền kinh tế phát triển, trở thành chủ thể lớn ở khu vực Châu Á, trước
hết là đẩy mạnh ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á, khu vực gắn kết mật
thiết cùng với sự phát triển của Ấn Độ. Tuy nhiên kể từ năm 1975 trở đi khu vực
này đang diễn ra sự tranh chấp quyết liệt giữa các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc, Liên Xô. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Ấn Độ, nhất là
khi Mỹ - Trung Quốc cấu kết với nhau để làm sauy giảm ảnh hưởng của Ấn Độ
không chỉ ở Đông Nam Á mà cả Ấn Độ Dương. Do vậy, trong khi thực hiện chính
sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị và không liên kết, mong muốn thiết lập quan hệ
hòa bình hữu nghị với các nước láng giềng, chính phủ Ấn Độ rất coi trọng việc
củng cố và phát triển quan hệ với Việt Nam bởi trong nhận định của mình, Chính
phủ Ấn Độ thấy rõ vai trò và uy tín của Việt Nam trong việc gìn giữ hòa bình,
chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc. Do vậy thiết lập quan hệ chặt chẽ và toàn
74
diện với Việt Nam sẽ đạp tan ý đồ phá hoại các nước Đông Dương của các thế lực
phản động. Một Việt Nam giàu mạnh sẽ là cầu nối để Ấn Độ đảm bảo lợi ích vững
chắc của mình trong khu vực và thiết lập quan hệ tốt đẹp với ASEAN. Đây là một
chủ trương nhất quán trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa Ấn Độ.
Chủ trương này được các lãnh tụ Ấn Độ nhiều lần khẳng định trước quốc hội
hoặc khi hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Trong diễn văn đọc trước Quốc
hội ngày 23 - 1 -1980, khi xác định chính sách đối ngoại của Chính phủ mới, Tổng
thống Ấn Độ- Nelamxangiva Redi nêu rõ:“Tình hữu nghị với Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhân tố thường xuyên trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa
Ấn Độ”. [29]
Còn Thủ tướng I. Gandi nói: “Trước kia, chúng ta đồng tình với nhân dân Việt
Nam, ngày nay chúng ta cũng đồng tình với họ và mãi mãi đứng bên cạnh họ trong
lúc gian khổ cũng như hòa bình”. [29]
Trong buổi chiêu đãi trọng thể của Thủ tướng Phan Văn Khải tại Hà Nội vào tối
ngày 8 - 1 - 2001, Thủ tướng A.B. Thủ tướng A.B. Vajpayee tuyên bố:
“Lịch sử cũng như địa lí đã gắn kết chúng ta thành đối tác chiến lược trong thế
kỷ mới; phấn đấu vì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác bền vững giữa các quốc
gia châu Á”.[29]
Như vậy, Việt Nam và Ấn Độ đều có vị trí quan trọng, có tầm chiến lược trong
đường lối của mỗi nước. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để quan hệ hai
nước ngày càng được củng cố và phát triển.
Việc phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đồng thời phù hợp với nguyện vọng
của nhân dân Ấn Độ cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn
thế giới. Như vậy, có thể nói rằng, quan hệ chính trị Việt Nam - Ấn Độ từ 1975 đến
1991 được phát triển trên cơ sở vững chắc. Những cơ sở đó là lý do cắt nghĩa sự
phát triển tốt đẹp của mối quan hệ này.
2.2 Quan hệ giữa hai Nhà nước, Chính phủ
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam là mối quan hệ lâu đời trong lịch sử và không
ngừng được vun đắp mối quan hệ ấy ngày càng bền vững tốt đẹp. Ấn Độ, Việt Nam
75
chia sẻ sự đồng cảm với nhau trong cuộc đấu tranh chống ách cai trị của chủ nghĩa
thực dân. Trong 30 năm tiến hành cuộc đấu tranh vì tự do, độc lập của nhân dân
Việt Nam (1945 - 1975), có những lúc quan hệ hai nước gặp khó khăn do sự chi
phối của tình hình quốc tế phức tạp (chỉ trong vòng mấy năm đầu của thập niên 60 -
thế kỷ XX, khi diễn ra cuộc chiến tranh Trung - Ấn), nhưng xu hướng chung là
quan hệ hai nước ngày càng tốt đẹp. Trong thời kỳ kháng chiến trường kỳ, gian khổ,
Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của Chính phủ, nhiều
chính đảng và nhân dân Ấn Độ. Biết bao lần trên diễn đàn trong nước và quốc tế,
nhiều nhà lãnh đạo Ấn Độ lên tiếng phản đối và đòi chấm dứt cuộc chiến tranh phi
nghĩa của Pháp, Mỹ, đòi độc lập cho Việt Nam. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình của
các tầng lớp nhân dân Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ cuộc kháng chiến chính nghĩa của
nhân dân Việt Nam; đòi Pháp, Mỹ rút khỏi Việt Nam; tố cáo tội ác của Mỹ đối với
nhân dân miền Nam; đòi Mỹ chấm dứt ném bom đối với miền Bắc; quyên góp tiền,
thuốc men giúp nhân dân Việt Nam... và trong phong trào đấu tranh vì Việt Nam
đó, có những người đã anh dũng hy sinh, dùng máu của mình tô thắm thêm tình hữu
nghị giữa hai dân tộc.
Năm 1954, Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Hà Nội. Năm 1956, Việt Nam
lập Tổng lãnh sự quán tại New Delhi. Đỉnh cao của mối quan hệ hai nước trong thời
kỳ này, có thể nói, hai nước nâng quan hệ lên cấp Đại sứ, thiết lập quan hệ đầy đủ
vào tháng 1- 1972, chấm dứt việc Ấn Độ giữ quan hệ “cân bằng” giữa hai miền
Nam - Bắc, nghiêng hẳn về phía Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, bất chấp
sự phản ứng và chỉ trích của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn, mở ra một giai đoạn mới
phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước.
Hai nước còn thúc đẩy hợp tác về kinh tế và các lĩnh vực khác như: giáo dục,
y tế, khoa học Trong khoảng thời gian này, hai nước đã ký các Hiệp định Thương
mại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư,
lãnh sự, Hợp tác Văn hoá, Hàng không, Du lịch... Hai nước cũng đã ký các Thoả
thuận về Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, hợp tác về mỏ địa chất, môi
trường, y học dân tộc...
76
Từ năm 1975 trở đi, do những thuận lợi của tình hình mỗi nước cũng như
tình hình khu vực và quốc tế, đặc biệt là sự ra đời của một nước Việt Nam hoà bình
và thống nhất, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển một cách tốt đẹp và toàn diện
trên tất cả các lĩnh vực; chính tri, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật.
Quan hệ chính trị Việt Nam - Ấn Độ rất tốt đẹp, chiếm vị trí nổi bật
trong quan hệ hai nước và tạo tiền đề cho các quan hệ khác phát triển.
Ấn Độ ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam ngày càng tích cực. Ấn Độ đã tố cáo
mạnh mẽ cuộc xâm lược của thế lực Polpot đối với Việt Nam trong những năm
1975 - 1978; ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề
Campuchia (1979 - 1991); công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận thuộc
lãnh thổ Việt Nam; ủng hộ Việt Nam tham gia Liên hợp quốc, ASEAN... Vì ủng hộ
Việt Nam, nhiề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_21_1603098639_2359_1869273.pdf