Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÀI LOAN VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA. 8
1.1. Đài Loan. 8
1.1.1. Lược sử Đài Loan từ năm 1949 đến nay . 8
1.1.2. Chính phủ Đài Loan .10
1.2. Việt Nam Cộng hòa.13
1.2.1. Giai đoạn Đệ nhất Cộng hòa: 1955-1963 .13
1.2.2. Giai đoạn chuyển tiếp: 1963-1967 .15
1.2.3. Giai đoạn Đệ nhị Cộng hòa: 1967-1975 .17
Tiểu kết chương 1 .19
Chương 2. ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO CỦA ĐÀI LOAN VỚI
VIỆT NAM CỘNG HÒA TỪ 1955 ĐẾN 1975.21
2.1. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Đài Loan và Việt
Nam Cộng hòa .21
2.2. Thiết lập liên minh chống lại các nước theo hệ thống xã hội chủ nghĩa.22
2.2.1. Hội nghị tối cao các nước “chống Cộng” .22
2.2.2. Hướng đến mục tiêu chống lại chủ nghĩa xã hội của liên minh
Đài Bắc và chính quyền Ngô Đình Diệm .24
2.3. Không còn được Liên Hiệp Quốc công nhận và những thay đổi
trong đường lối ngoại giao của Đài Loan.25
2.4. Chính sách ngoại giao trong quan hệ giữa hai bên sau Hiệp định
Paris 27-01-1973 .32
Tiểu kết chương 2 .34
Chương 3. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG QUAN HỆ SONG PHƯƠNG
78 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ giữa đài loan với Việt Nam cộng hòa (1955 - 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ada. Sự hiện diện của tòa đại sứ Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa tại Canada sẽ gây ảnh hưởng rất bất lợi cho Việt Nam
Cộng hòa trên phương diện chính trị. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ lại có
thêm một cơ hội tăng cường hoạt động tuyên truyền, nhất là trong công cuộc
yểm trợ cho các sinh viên và kiều bào Việt Nam ở Canada đang tổ chức thành
từng nhóm hoạt động có xu hướng ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và chống lại Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Các sinh viên nói trên,
gồm khoảng 600 người chia thành hai nhóm: nhóm Thế hệ tại Quebec và
nhóm người Việt tự do yêu nước tại Montreal. Vì thiếu một cơ quan đại diện
27
chính thức của Việt Nam Cộng hòa ở Canada để lo tổ chức và hoạt động
tuyên truyền đường lối, chính sách của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa nên
Việt Nam Cộng hòa gặp khó khăn trong việc tranh thủ sự ủng hộ của nhóm
người này.
Trước viễn cảnh này, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã lên kế
hoạch xúc tiến đặt lại vấn đề thiết lập một tòa Tổng Lãnh sự tại Canada mà
chính phủ Trudeau trước kia đã có lần từ chối [96].
Không lâu sau sự kiện Đài Loan đoạn giao với Canada là việc Đài Loan
liên tiếp chấm dứt quan hệ với các quốc gia Chile ngày 05-01-1971, Kuwait
ngày 23-3-1971 và Cameroon ngày 03-4-1971.
Trước hàng loạt sự kiện trên, bộ ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã có
nhận xét rằng từ trước đến nay, Đài Loan vẫn theo đuổi một chính sách cứng
rắn, cắt đứt quan hệ với các quốc gia nhìn nhận Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa. Trong khi đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại áp dụng một đường lối
đối ngoại linh hoạt, không đòi hỏi các quốc gia muốn thiết lập bang giao với
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phải tuyệt giao với Đài Loan. Do đó, số quốc
gia nhìn nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa càng ngày càng tăng. Nếu tiếp
tục áp dụng chính sách cứng rắn trên, vô tình Đài Loan sẽ giúp cho Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa dễ bề thao túng tại những nơi Đài Loan vắng mặt và
nhóm người Trung Hoa hải ngoại sẽ dần dần bị Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa chi phối. Hậu quả tất nhiên là nền kinh tế của Đài Loan sẽ bị tê liệt dần,
Đài Loan ngày càng bị cô lập trong một hải đảo, khi mà nhiều quốc gia trên
thế giới đang chuyển biến theo chiều hướng thân thiện với Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa.
Suốt trong thời gian này, Đài Loan và Việt Nam Cộng hòa cũng đã trao
đổi về vấn đề chuyên viên chống chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ của các chuyên
viên này gồm: thuyết trình và thảo luận về tính chất của cuộc chiến tranh tại
28
Việt Nam cũng như ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này đối với châu Á và
thế giới, thính giả là các giáo sư và sinh viên tại các trường đại học và cao
đẳng; Thuyết trình và thảo luận cùng các vị chuyên viên chống chủ nghĩa
Cộng sản tại Đài Loan về những vấn đề: Phê bình hệ thống tư tưởng Marxist-
Leninist; Phê bình so sánh chiến lược, chiến thuật của Mao Trạch Đông và
chiến lược, chiến thuật của Liên Xô; Phát huy một ý thức hệ thích hợp với
điều kiện văn minh của châu Á; Tìm một mẫu nhân bản thích hợp với các dân
tộc châu Á; Đặt nền tảng cho những công cuộc trao đổi hỗ tương giữa các
quốc gia chống chủ nghĩa Cộng sản ở châu Á về cả hai phương diện xây dựng
và thực tiễn [89].
Ngoài ra, Đài Loan cũng đã nhờ đến sự can thiệp của Việt Nam Cộng
hòa trong vấn đề quan hệ giữa Nhật Bản và Đài Loan. Văn thư ngày 12-8-
1972, Thủ tướng Tưởng Kinh Quốc xin Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa giúp
đỡ để thuyết phục Nhật Bản không nên bình thường hóa quan hệ ngoại giao
với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thủ tướng Tưởng Kinh Quốc cho rằng Nhật Bản dễ nghe lời khuyến cáo
của Việt Nam Cộng hòa. Sở dĩ như vậy là vì chiến cuộc tại Việt Nam Cộng
hòa là bằng chứng hiển nhiên rằng không thể thuyết phục chủ nghĩa xã hội
bằng lời lẽ hay thái độ hòa hiếu. Ngoài ra, vì Thủ tướng Tanaka sắp hội kiến
với Tổng thống Nixon nên Thủ tướng Tưởng Kinh Quốc cũng xin Việt Nam
Cộng hòa can thiệp với Hoa Kỳ để thuyết phục Nhật Bản cùng lúc với Đài
Loan.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa cho rằng việc Nhật
Bản công nhận ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể coi như
một sự đã rồi, không phải vì Nhật Bản có ác cảm với Đài Bắc mà vì quyền lợi
chính trị và kinh tế trong nội bộ cũng như trên trường quốc tế. Do đó, sự cố
gắng thuyết phục Nhật Bản kể như là vô ích. Tuy nhiên, vì nhận thấy sự bình
29
thường hóa quan hệ giữa Nhật Bản và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng
ảnh hưởng bất lợi cho Việt Nam Cộng hòa nên Bộ Ngoại giao Việt Nam
Cộng hòa cũng đã có phản ứng trong khả năng có thể của mình. Ngày 29-7-
1972, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa cũng đã chỉ thị cho Đại sứ của mình
tại Tokyo tìm cơ hội giải thích cho các giới chức Nhật Bản. Đồng thời, vì xét
thấy Việt Nam Cộng hòa không thể làm gì hơn được, Bộ Ngoại giao đã dự
thảo một văn thư trình thủ tướng xét định trả lời Thủ tướng Tưởng Kinh Quốc
[97].
Những cố gắng của cả Đài Loan và Việt Nam Cộng hòa trong ngoại giao
với Canada và Nhật Bản đều thất bại, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn
được Canada, Nhật Bản công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nhìn lại lịch sử quan hệ quốc tế cho thấy, sau khi thiết lập tại đảo Đài
Loan từ đầu năm 1949, chính phủ Đài Loan đã phát triển mạnh quan hệ ngoại
giao với các quốc gia trên thế giới. Ngoài tư cách là một quốc gia hội viên
thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Đài Loan còn có chân
trong hầu hết các cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức
quốc tế khác.
Trong thập niên 50-60 của thế kỷ XX, chính phủ Tưởng Giới Thạch
củng cố vững vàng chế độ tại Đài Loan, cũng như địa vị trên trường quốc tế.
Có tất cả 64 quốc gia thiết lập ngoại giao chính thức với Đài Loan và Đài
Loan đã đặt 89 tòa Đại sứ và phái bộ ngoại giao và lãnh sự trên thế giới.
Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1960 khi Hoa Kỳ từ bỏ chính sách “bao
vây ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản” và “thay thế sự đối đầu bằng sự hợp
tác”, thì Đài Loan không còn là một “con át chủ bài” của chủ nghĩa tư bản
chống chủ nghĩa xã hội. Đến mùa xuân năm 1971, với chính sách “ngoại giao
bóng bàn” của Hoa Kỳ và chính sách “ngoại giao nụ cười” (Smiling
Diplomacy) của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tiếp theo là lời tuyên bố
30
ngày 15-7-1971 của tổng thống Nixon về cuộc viếng thăm Bắc Kinh vào
tháng 5-1972 đồng thời với việc công bố chủ trương “hai nước Trung Hoa”
của Hoa Kỳ, đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới lần lượt xem lại chính sách
đối với Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Cuối năm 1970, Ý thừa nhận và thiết lập bang giao với Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa. Chỉ trong tháng 8-1971, ba quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Iran Và
Sierra Leone nhất loạt thừa nhận và thiết lập bang giao với Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa. Sau đó, những tháng cuối năm năm 1971, các quốc gia Bỉ,
Chili, Kuwait, Cameroon cũng chấm dứt quan hệ với Đài Loan.
Trong phiên họp ngày 25-10-1971, với 76 phiếu thuận, 35 phiếu chống
và 17 phiếu trắng, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã biểu quyết chấp thuận
cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gia nhập Liên Hiệp Quốc và trục xuất Đài
Loan ra khỏi tổ chức quốc tế này. Trước đó, Đài Loan đã tuyên bố rút khỏi
Liên Hiệp Quốc.
Sự kiện này đẩy Đài Loan vào thế cô lập và đưa Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa hội nhập sâu rộng vào chính trường quốc tế.
Đứng trước những biến động ấy, Đài Loan cũng đã nhanh chóng điều
chỉnh lại chính sách ngoại giao.
Từ trước, Đài Loan vẫn triệt để chống thuyết hai nước Trung Hoa nên đã
chấm dứt quan hệ ngoại giao với những quốc gia nào thừa nhận Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa. Nhưng ngày 4-8-1971, khi Thổ Nhĩ Kỳ công bố thiết
lập bang giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở cấp bậc đại sứ, Đài Loan
chỉ quyết định “đình chỉ” tức là “tạm ngưng” liên lạc chứ không chấm dứt
quan hệ ngoại giao hẳn với Thổ Nhĩ Kỳ. Thái độ mềm dẻo này cũng được áp
dụng sau đó với các quốc gia khác thừa nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Để đối phó với tình thế mới và để cố gắng phá vỡ thế cô lập hóa từ phía
Bắc Kinh, Đài Loan đã thực hiện một chương trình cải tổ nội bộ và biến đổi
31
ngành ngoại giao từ tình trạng thụ động qua tình trạng tấn công trên mặt trận
ngoại giao.
Trong bản tường trình trước phiên họp thứ 51 của Viện Lập pháp ngày
23-2-1973, Thủ tướng Tưởng Kinh Quốc tuyên bố rằng năm 1973 là một năm
quan trọng đưa đến việc quyết định tương lai của Đài Loan.
Chính sách của Đài Loan chú trọng đến 3 khía cạnh chính: cải tổ chính
trị, củng cố ngoại giao và phát triển nhanh chóng kinh tế.
Về mặt nội bộ, Đài Loan sẽ thực hiện các công tác sau đây:
Đoàn kết nhân dân Trung Hoa trong và ngoài nước, chú trọng nhiều hơn
tới khối hoa kiều hải ngoại và liên lạc mật thiết với nhân dân Mông Cổ và Tây
Tạng tại hải ngoại. Chính phủ Trung ương tiếp tục ủy quyền cho các chính
quyền địa phương, cải tổ hành chính và thay thế nhân viên bằng việc thêm
nhiều người gốc Đài Loan tham gia guồng máy chính quyền, khuyến khích
cải cách điền địa và đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Về mặt ngoại giao, chính phủ Đài Loan sẽ quy tụ mọi cố gắng để biến
đổi nền ngoại giao thụ động hiện tại thành nền ngoại giao tấn công căn cứ
trên tinh thần độc lập. Đài Loan sẽ thay thế các mối liên lạc trên giấy tờ bằng
những mối liên lạc thật sự, làm cho các liên lạc đơn phương thành đa phương.
Bộ Ngoại giao tăng cường và thay thế nhân viên để chú trọng đến các lĩnh
vực văn hóa, kinh tế thương mại, Hoa kiều hải ngoại, thông tin báo chí và thể
thao. Các giới Hoa kiều được kêu gọi hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực kể
trên. Chính phủ Đài Loan cho rằng đây là một đường lối ngoại giao cách
mạng để tăng cường các quan hệ giữa Đài Loan và các quốc gia dân chủ
chống chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Phát triển bang giao với các quốc gia thân hữu và hợp tác với các quốc
gia Viễn Đông và Đông Nam Á.
Để thực hiện chính sách ngoại giao kể trên, Đài Loan không chấm dứt
32
quan hệ ngoại giao hẳn với các quốc gia thừa nhận và thiết lập bang giao với
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đồng thời vẫn tích cực tham gia vào các tổ
chức quốc tế gồm 4 cơ quan của Liên Hiệp Quốc gồm Ngân hàng thế giới,
Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức phát triển quốc tế và Tổ chức tài chính quốc tế.
Trong năm 1972, Đài Loan đã tham dự các hội nghị quốc tế, trong đó có
3 hội nghị quốc tế được tổ chức tại Đài Bắc. Trong năm 1972, Đài Loan đã ký
kết 20 thỏa ước song phương với các quốc gia thân hữu và 9 thỏa ước quốc tế
đa phương (theo phúc trình cuối năm 1972 của bộ ngoại giao Đài Loan).
Bên cạnh đó, Đài Loan còn duy trì liên lạc văn hóa, kinh tế, thương mại
và hợp tác quốc tế với đa số quốc gia đã chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài
Loan.
Trước sự kiện Đài Loan bị mất ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc và bị trục xuất khỏi Liên Hiệp Quốc, Việt Nam Cộng hòa với
tư cách là một đồng minh của Đài Loan tỏ thái độ bất mãn: “Phía Việt Nam
Cộng Hòa luôn xem Trung Hoa Dân Quốc là bạn tốt và sẽ tiếp tục giao hảo
với Trung Hoa Dân Quốc. Do đó, trên phương diện tình cảm, Việt Nam Cộng
hòa hơi bất mãn khi thấy Trung Hoa Dân Quốc bị bỏ rơi một cách quá nhanh
chóng” [81, tr.40].
2.4. Chính sách ngoại giao trong quan hệ giữa hai bên sau Hiệp định
Paris 27-01-1973
Hiệp định Paris về Việt Nam được ký ngày 27-01-1973. Ngay sau đó,
các giới chính trị và quân sự Đài Loan đã có thái độ rất dè dặt. Phó Tổng
Thống C.Y.Yen, trong lời tuyên bố với báo chí tại Washington ngày 29-01-
1973, cho rằng việc thỏa ước ngưng bắn được ký kết không có nghĩa là vấn
đề Việt Nam đã được giải quyết, nhưng đã tạo ra một tình trạng mới khác hẳn
trước. Vấn đề Việt Nam sẽ còn nhiều biến chuyển, có thể có lợi hoặc bất lợi
cho Đài Loan nên Đài Loan phải sẵn sàng lợi dụng triệt để các biến chuyển có
33
lợi để có thể đối phó với các biến chuyển bất lợi.
Thủ tướng Tưởng Kinh Quốc cũng tuyên bố Đài Loan sẽ tăng cường
giúp đỡ Việt Nam Cộng hòa về phương diện kỹ thuật để phục hồi trong thời
hậu chiến. Đồng thời khẳng định Đài Loan là một đồng minh chân thành và là
bạn thân thiết của Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa
xã hội và bổn phận của Đài Loan là làm mọi cách để giúp đỡ Việt Nam Cộng
hòa phục hồi và tái thiết.
Tổng trưởng Kinh tế Sun Yun Suan cũng cho rằng Đài Loan sẽ giữ một
vai trò lãnh đạo trong công cuộc tái thiết tại Việt Nam Cộng hòa. Đài Loan sẽ
giúp đỡ Việt Nam Cộng hòa trong ba lĩnh vực: Canh nông, kỹ nghệ và thương
mại. Các chương trình giúp đỡ nói trên sẽ được thảo luận và chấp thuận trong
kỳ Hội nghị kinh tế Việt - Hoa thứ 8 được dự trù họp tại Việt Nam Cộng hòa
vào tháng 4-1973.
Dư luận chung ở Đài Loan cho rằng Đài Loan phải giữ vững địa vị kinh
tế tại châu Á và việc tích cực giúp đỡ Việt Nam Cộng hòa về mặt kinh tế là
đường lối chống chủ nghĩa xã hội tích cực nhất có lợi cho cả Việt Nam Cộng
hòa và Đài Loan.
Trên quan điểm ủng hộ Việt Nam Cộng hòa, Đài Loan chỉ trích mạnh
mẽ việc Hoa Kỳ viện trợ để tái thiết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dư luận
Đài Loan hoàn toàn ủng hộ Việt Nam Cộng hòa, chỉ trích Hiệp định Paris về
các điều khoản mập mờ như không qui định rõ số phận của số binh lính Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa còn ở lại miền Nam Việt Nam. Nghị sĩ Chao Hui Mo
và Nghị sĩ Hsieh Jen Chao thuộc Ủy ban Ngoại giao Viện Lập pháp cho rằng
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể mở cuộc tấn công bất cứ lúc nào họ muốn
để vi phạm Hiệp định [28].
34
Tiểu kết chương 2
Ngày 1-10-1949, nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời,
Tưởng Giới Thạch rút về Đài Loan và thiết lập chính quyền tại đây. Ý thức
được số phận của Đài Bắc trước nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
Đài Loan phát triển đường lối đối ngoại theo xu hướng tìm sự ủng hộ và công
nhận của quốc tế về chính quyền độc lập của mình. Nằm trong chiến lược đó,
quan hệ ngoại giao chính thức giữa Đài Loan với Việt Nam Cộng hòa dần dần
được thiết lập. Trong xu hướng phân cực và đối đầu của hai hệ thống Xã hội
chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa trên thế giới thập niên 60 và 70 của thế kỷ
XX, Đài Loan và Việt Nam Cộng hòa đã có những đường lối và chính sách
ngoại giao xích lại gần nhau trên cơ sở một liên minh chống lại các nước theo
Chủ nghĩa xã hội. Năm 1955, quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan với Việt
Nam Cộng hòa được thiết lập ở cấp bậc Đặc sứ và đến năm 1958 được nâng
lên cấp bậc Đại sứ.
Thập niên 50-60 của thế kỷ XX, Đài Loan chiếm ưu thế về chính trị so
với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đài Loan không những là Ủy viên
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà còn là thành viên của
hầu hết các cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế
khác. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1960, sự thay đổi trong chính sách của
Hoa Kỳ đã khiến Đài Loan không còn duy trì được vị thế chính trị của mình.
Trong phiên họp ngày 25-10-1971, với 76 phiếu thuận, 35 phiếu chống và 17
phiếu trắng, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã biểu quyết chấp thuận cho
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gia nhập Liên Hiệp Quốc và trục xuất Đài
Loan ra khỏi tổ chức Liên Hiệp Quốc. Đứng trước biến cố này, Đài Loan rơi
vào thế cô lập và đã điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình để thích
nghi với hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, trong quan hệ với Việt Nam Cộng hòa,
35
chính sách ngoại giao của Đài Loan gần như không có gì thay đổi. Đài Loan
vẫn ủng hộ lập trường “chống Cộng” và giúp đỡ Việt Nam Cộng hòa; tuyên
bố ủng hộ Việt Nam Cộng hòa trên nhiều phương diện mà thực chất là chống
lại cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.
Từ chính sách ngoại giao hai bên đã có những quan hệ song phương diễn
ra trên thực tế trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự văn hóa và xã hội. Tuy nhiên
từ chính sách ngoại giao đến hành động trên thực tế không hẳn có một sự nhất
quán. Chương 3 sẽ bàn đến mối quan hệ giữa hai vùng lãnh thổ này đã từng
diễn ra như thế nào trong khoảng thời gian gần 20 năm, từ những kế hoạch
chi viện đầu tiên của Đài Loan cho chính quyền Sài Gòn đầu những năm 60
của thế kỷ XX, cho đến khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ hoàn toàn vào năm
1975.
36
Chương 3. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG QUAN HỆ
SONG PHƯƠNG GIỮA ĐÀI LOAN VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA
3.1. Quan hệ về quân sự
3.1.1. Viện trợ quân sự
Theo mật văn đính hậu số 03/62/TM ngày 04-01-1962 của tòa đại sứ
Việt Nam Cộng hòa tại Đài Bắc liên quan đến tình hình bang giao giữa Đài
Loan và Việt Nam Cộng hòa, về phương diện quân sự, đại sứ Viên Tử Kiện
cho biết Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã ngỏ ý muốn có sự giúp đỡ của
Đài Loan khi cần. Sự hợp tác quân sự thật ra đã có giữa hai bên, vì Việt Nam
Cộng hòa đã dùng một số chuyên gia Đài Loan trong quân đội. Sở dĩ chưa có
một sự liên minh công khai là vì theo sự giải thích của văn kiện ngoại giao số
03/62/TM ngày 04-01-1962 của tòa đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Đài Bắc,
Việt Nam Cộng hòa còn bị hiệp định Geneve ràng buộc [32]. Chính phủ Đài
Loan cho rằng Việt Nam Cộng hòa tỏ ra ngần ngại về việc Đài Loan gửi quân
sang tham chiến tại Việt Nam. Để trả lời phía Đài Loan, ngày 15-02-1962, đại
sứ Nguyễn Công Viên phía Việt Nam Cộng hòa cho rằng: “Chiến tranh ở
Việt Nam hiện đang trong trạng thái đặc biệt. Không có mặt trận và cũng
không biết quân thù ở đâu. Một đạo quân đồng minh ngoại quốc, không biết
nói tiếng địa phương, không biết rõ địa hình, địa vật, đóng một chỗ hay giữ
một mặt trận vô hình thì có lẽ gây thêm biến chuyển chính trị quốc tế mà chưa
mang lại một lợi ích quân sự. Việt Nam và Trung Hoa là hai nước anh em, cố
nhiên Việt Nam Cộng hòa lúc nào cũng lưu tâm đến sự tương trợ và cảm kích
về thịnh tình của Trung Hoa song sự giúp đỡ lẫn nhau đúng thời cơ tốt hơn
cả” [73, tr.5-6].
Bên cạnh đó, Đài Loan cũng lo ngại nhiều về các biến cố chính trị trong
chính quyền Sài Gòn từ 11-1963 đến 6-1965. Trong khoảng thời gian từ tháng
37
11-1963 đến tháng 6-1965, Việt Nam Cộng hòa lâm vào cuộc khủng hoảng
chính trị sâu sắc với sự thay đổi liên tục các chính phủ. Vì Đài Loan có mối
quan hệ mật thiết với Việt Nam Cộng hòa nên Đài Loan lo ngại cuộc khủng
hoảng chính trị trên sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị đối với khu vực
Đông Nam Á nói chung và đối với Đài Loan nói riêng. Đồng thời, cuộc
khủng hoảng chính trị ít nhiều cũng ảnh hưởng đến số phận Hoa kiều ở miền
Nam Việt Nam cũng như quyền lợi kinh tế trong mối quan hệ thương mại
giữa hai bên.
Trên phương diện viện trợ, Chính phủ Đài Loan đã viện trợ giúp Việt
Nam Cộng hòa về kỹ thuật, dụng cụ và quân sự [28]. Ngày 08-10-1964,
Chính phủ Đài loan đã cử một phái đoàn công tác chính trị trong chiến tranh
gồm 16 quân nhân do Trung tướng Đặng Đình Viễn hướng dẫn sang giúp
quân lực Việt Nam Cộng hòa. Vì nhận thấy những lợi ích trong mối quan hệ
với Đài Loan nên phía Việt Nam Cộng hòa đã tranh thủ thêm sự ủng hộ, giúp
đỡ của phái đoàn này. Bộ Quốc phòng đề nghị lưu giữ phái đoàn thêm một
năm sau khi mãn nhiệm kỳ. Thiếu tướng Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung
ương đã chấp thuận đề nghị trên [28]. Đến năm 1966, Bộ Quốc phòng Đài
Loan cử một phái bộ cố vấn quân sự thường trực tại Việt Nam Cộng hòa. Phái
bộ này vẫn còn được duy trì đến năm 1973 gồm 31 nhân viên. Mục đích của
phái bộ là để: “hỗ trợ Việt Nam Cộng Hòa trong việc xây dựng một lý thuyết
căn bản về chiến tranh chính trị cũng như đóng góp ý kiến về tổ chức và điều
hành công tác liên quan đến lãnh vực trên cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc
Quân Lực Việt Nam Cộng hòa. Phái bộ đã đóng góp đáng kể cho sự hình
thành và phát triển ngành chiến tranh chính trị Quân Lực Việt Nam Cộng hòa
nói riêng và sự nâng cao hiệu năng chiến đấu cho Quân Lực Việt Nam Cộng
hòa nói chung. Phái bộ cố vấn quân sự Trung Hoa Dân Quốc sẽ chính thức
giải tán và hồi hương để phù hợp với giải pháp triệt thoái của các lực lượng
38
Đồng Minh. Phái bộ có ngỏ ý muốn được biết quyết định của chánh phủ Việt
Nam Cộng hòa về trường hợp này đồng thời cho biết chánh phủ Trung Hoa
Dân Quốc sẵn sàng để phái bộ tiếp tục ở lại giúp đỡ Việt Nam Cộng hòa
trong công tác đầu tranh chính trị với cộng sản và kiến thiết đất nước.
Trường hợp được chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa yều cầu ở lại thì đoàn sẽ
được dân sự hóa dưới danh hiệu “ Đoàn kiến thiết Dân Hoa Trung quốc tại
Việt Nam” thuộc tóa Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc tại Sài gòn. Trên phương
diện yểm trợ, chánh phủ Trung Hoa Dân Quốc sẽ tiếp tục đài thọ mọi phí
khoản lương bổng và di chuyển giữa Trung Hoa Dân Quốc và Việt Nam.
Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa cung cấp trụ sở làm việc, nơi cư trú, phương
tiện di chuyển nội địa và 10 thông dịch viên. Về nhiệm vụ, đoàn sẽ giúp chánh
phủ Việt Nam Cộng hòa trong công tác đấu tranh chính trị hậu chiến, trợ
giúp chính quyền địa phương các công tác: dân sự vụ, chiến tranh chính trị
đoạn ngũ hóa, công tác hoa vận. Sự hiện diện của phái bộ Trung Hoa Dân
Quốc dưới danh hiệu mới sẽ rất hữu ích trong công cuộc đấu tranh chính trị
sắp đến và chắc chắn sẽ đóng góp nhiều kinh nghiệm thực tiễn và hữu hiệu
cho các lực lượng diện đại cùng giới chức chính quyền địa phương”
[63,tr.12].
Mối quan hệ song phương trong các hoạt động quân sự đã chính thức
diễn ra từ năm 1962 đến năm 1974. Tuy nhiên, trước thời gian này và ngay
trong giai đoạn quan hệ khá mặn nồng có cả việc viện trợ quân sự cho chính
quyền Sài Gòn, Đài Loan vẫn có những hoạt động quân sự khác đi ngược lại -
duy trì việc chiếm đóng trái phép và đem quân đánh chiếm thêm đảo Ba Bình
thuộc quần đảo Trường Sa.
3.1.2. Tranh chấp trên Biển Đông bằng hoạt động quân sự và ngoại giao
Một trong những vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa Đài Loan và Việt
Nam Cộng hòa là vấn đề Biển Đông. Quan hệ này còn để lại những hệ lụy đối
39
với lịch sử, ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước trong khu vực cho đến
ngày nay.
Vấn đề Biển Đông đến năm 1956
Vào lúc quân đội viễn chinh Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra, thì
ngày 26-10-1946, lợi dụng thời cơ, hạm đội đặc biệt của Đài Loan gồm 4
chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc
Trung đội độc lập về cảnh vệ của hải quân (tiền thân của quân thủy đánh bộ)
xuất phát từ cảng Ngô Tùng ngày 9-10-1946. Ngày 29-11-1946, các tàu Vĩnh
Hưng và Trung Kiên tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây. Tàu Thái Bình và
Trung Nghiệp đến Trường Sa [18, tr.106].
Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp trên
của Đài Loan và ngày 17-10-1947 Thông báo hạm Tonkinois của Pháp được
phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm
nhưng họ không rút. Pháp gửi một Phân đội lính trong đó có cả quân lính
người Việt đến đóng một đồn ở đảo Pattle (Hoàng Sa). Chính phủ Đài Loan
phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25-2 đến ngày
4-7-1947 tại Paris. Tại cuộc gặp, phía Pháp đề nghị trọng tài quốc tế giải
quyết tranh chấp nhưng phía Đài Loan không chấp nhận. Ngày 1-12-1947, Bộ
Nội vụ Chính quyền Tưởng Giới Thạch công bố tên Trung Hoa cho hai quần
đảo và đặt chúng thuộc lãnh thổ của Đài Loan [18, tr.107], [19, tr.32-33].
Ngày 1-10-1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập ở đại
lục Trung Quốc, chính phủ Tưởng Giới Thạch rút về Đài Loan. Tháng 4-
1950, đồn lính Đài Loan rút lui khỏi đảo Phú Lâm (Ile Boisée) thuộc quần
đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1946. Đồn lính của
Pháp đóng ở đảo Hoàng Sa (Pattle) vẫn còn duy trì. Ngày 14-10-1950, Pháp
đã chính thức trao lại quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho
40
Chính phủ Bảo Đại. Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo ra đảo Hoàng Sa
để chủ trì việc bàn giao này [7, tr.116].
Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Genève 20-7-1954.
Tháng 4-1956 quân Pháp phải rút lui khỏi Việt Nam, để lại khoảng trống bố
phòng ở Biển Đông. Các nước trong khu vực trong đó có Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, Đài Loan và Philippines cho đây là cơ hội tốt để chiếm đóng trái
phép Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Khi ấy, quân đội Quốc gia Việt Nam sau gọi là quân đội Việt Nam Cộng
hòa đã chiếm đóng các đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa bao gồm đảo
Hoàng Sa (Pattle). Ngày 8-6-1956, Ngoại trưởng chính quyền Việt Nam Cộng
hòa Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã
cho tàu chiến đến quần đảo Trường Sa dựng cờ, đặt cọc đánh dấu khẳng định
chủ quyền. Vài hôm sau, Pháp cũng nhắc lại cho Philippines biết những
quyền hạn mà Pháp đã có đối với hai quần đảo trên từ năm 1933.
Ngày 22-8-1956, lục hải quân Việt Nam Cộng hòa đổ bộ lên các đảo
chính của quần đảo Trường Sa và dựng bia, kéo cờ. Sau khi trấn giữ các đảo
phía Tây quần đảo Hoàng Sa, ngày 22-8-1956, lực lượng hải quân của Chính
phủ Việt Nam Cộng hòa đã đổ bộ lên các hòn đảo chính của nhóm Trường
Sa, dựng một cột đá và trương quốc kỳ [19, tr.35].
Mặc dù đã có những tuyên bố ngoại giao nhằm thiết lập mối quan hệ
thân thiết với Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 nhưng ngày 11-7-1956 hải
quân Đài Loan đến chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_11_11_0203615799_9972_1871607.pdf