1.Lý do chọn đề tài .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài.
7. Bố cục của luận văn .
Chương 1:NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA
INDONESIA VÀ MALAYSIA GIAI ĐOẠN 1957-1965.
1.1. Bối cảnh quốc tế.
1.1.1.Chiến tranh lạnh và sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu.
1.1.2. Mối quan hệ của Indonesia và Malaysia với hai khối
1.2. Bối cảnh khu vực .
1.2.1. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập ở Đông
Nam Á .
1.2.2. Hội nghị Bandung năm 1955 .
1.3. Tình hình chính trị của Indonesia và Malaysia .
1.3.1. Tình hình chính trị của Indonesia .
1.3.2. Tình hình chính trị của Malaysia .
1.3.3. Singapore, Sabah và Sarawak gia nhập Liên bang Malaysia .
1.4. Khái quát về mối quan hệ Indonesia và Malaysia trước năm 1957
.
36 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ Indonesia và Malaysia giai đoạn 1957 - 1965: Những bất đồng chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh viết về mối quan hệ của hai nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời
các công trình cũng đề cập đến nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội của
hai nước Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu mối quan hệ của hai quốc gia trong giai đoạn 1957 đến 1965. Các công trình
chưa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bối cảnh quốc tế đưa đến những bất đồng
mâu thuẫn chính trị giữa Indonesia và Malaysia trong giai đoạn này. Nguồn tài liệu
tiếng Anh và tiếng Việt cũng chưa phân tích được tác động của mối quan hệ hai
nước đối với bản thân nội tại Indonesia – Malaysia, cũng như đối với tình hình an
ninh chính trị khu vực Đông Nam Á. Đặt biệt là ở trong nước, chưa có công trình
nghiên cứu nào được công bố viết về bất đồng, mâu thuẫn giữa Indonesia và
Malaysia trong giai đoạn đầy biến động này.
Dựa trên những công trình khoa học có liên quan được công bố trong và ngoài
nước, đề tài “Quan hệ Indonesia và Malaysia giai đoạn 1957 – 1965: Những bất
đồng chính trị” sẽ đem đến một cách nhìn tổng quát về mối quan hệ của hai nước
trong gần một thập kỷ, phân tích mối quan hệ hai quốc gia trong bối cảnh khu vực
và quốc tế. Thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Indonesia và Malaysia,
chúng tôi cũng muốn đánh giá những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của những
biến động chính trị ở hai quốc gia này đối với tình hình chung của khu vực thời kỳ
Chiến tranh lạnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
12
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là những bất đồng về mặt chính trị
giữa hai quốc gia Indonesia và Malaysia trong giai đoạn từ 1957 đến 1965.
- Cụ thể luận văn sẽ tập trung vào những nội dung chính sau:
+ Những tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đến mối quan hệ của
Indonesia và Malaysia trong giai đoạn 1957-1965
+ Nội dung của chính sách đối đầu được triển khai bởi chính phủ Sukarno
+ Những biện pháp đối phó của chính phủ Malaysia và lực lượng Đồng minh
+ Tác động của mối quan hệ đối đầu giữa Indonesia và Malaysia đối với tình
hình kinh tế, xã hội, an ninh chính trị của mỗi nước và đối với khu vực
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Phạm vi thời gian nghiên cứu của Luận văn là giai đoạn
cao trào của Chiến tranh Lạnh, cụ thể là giai đoạn 1957-1965.
- Phạm vi không gian: Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là những bất đồng
chính trị giữa Indonesia và Malaysia nên không gian nghiên cứu chính là
Indonesia và Malaysia.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa vào những nguồn tài liệu tiếng Việt và
tiếng Anh sau:
- Tài liệu gốc: các văn bản đạo luật, các bản tuyên bố của Chính phủ và các
cơ quan chức năng; phát biểu các nhà lãnh đạo Indonesia và Malaysia có liên quan
đến chủ đề.
- Các sách chuyên khảo, tham khảo, bài nghiên cứu về lịch sử Indonesia, lịch
sử Malaysia, lịch sử thế giới trong thời kỳ cận, hiện đại.
13
- Các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp về vấn đề quan hệ quốc tế nói
chung và quan hệ Indonesia – Malaysia giai đoạn 1957-1965
4.2. Phương pháp nghiên cứu
14
Đề tài thuộc phạm trù lịch sử nên phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử
dụng trong luận văn này là phương pháp lịch sử. Cùng với đó tôi sử dụng
phương pháp biện chứng giúp đánh giá một cách khách quan các sự kiện trong
quan hệ giữa Indonesia và Malaysia trong bối cảnh lịch sử chung của khu vực,
các sự kiện kinh tế, chính trị ngoại giao giữa hai nước. Sự kết hợp giữa hai
phương pháp này giúp tôi phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử, những mâu
thuẫn bất đồng của hai nước một cách khách quan hơn.
Bên cạnh đó, đề tài còn áp dụng phương pháp khác như phương pháp so
sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic, các phương pháp của ngành
quan hệ quốc tế và khu vực họcViệc kết hợp các phương pháp nghiên cứu
cho phép chúng tôi vừa có cái nhìn lịch sử về mối quan hệ của hai quốc gia,
vừa đánh giá được những tác động đa chiều của mối quan hệ khu vực, quốc tế
đối với quan hệ của hai quốc gia này.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ những bất đồng chính trị hai nước
trong một giai đoạn lịch sử từ năm 1957 đến 1965.
5.2. Nhiệm vụ:
Tập hợp, xử lý và hệ thống hóa tư liệu nhằm tái hiện những nguyên nhân
dẫn đến mâu thuẫn chính trị trong quan hệ của hai nước Indonesia và
Malaysia trong những năm 50, 60 của thế kỉ XX
Phân tích những biểu hiện của sự bất đồng chính trị, những mâu thuẫn
trong quan hệ của hai nước từ năm 1957 - 1965.
Rút ra một số nhận xét về mối quan hệ của hai nước trong khoảng thời gian từ
năm 1957 - 1965. Đồng thời Luận văn cũng đánh giá những ảnh hưởng của mối
15
quan hệ hai nước đối với bản thân nội tại Indonesia - Malaysia, và những tác động
của hai nước đối với tình chung của khu vực Đông Nam Á.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đi sâu tìm hiểu những nhân tố quốc tế và khu vực tác động đến sự bất
đồng, mâu thuẫn trong quan hệ của hai nước trên lĩnh vực chính trị. Phân tích
những biểu hiện của sự mâu thuẫn, thù địch trong quan hệ của hai nước chủ yếu
thông qua cuộc đối đầu quân sự năm 1963-1965 với sự can thiệp của nhiều nước
lớn. Qua đó, luận văn giúp cho độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về quan hệ
Indonesia - Malaysia trong giai đoạn từ năm 1957 - 1965. Mối quan hệ này không
chỉ phản ánh sự chia rẽ trong quan hệ của hai nước láng giềng Đông Nam Á, mà
còn phản ánh sự chia rẽ trong quan hệ quốc tế ở thời kì Chiến tranh lạnh. Do đó,
luận văn có thể được xem là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác
nghiên cứu về lịch sử Indonesia - Malaysia nói riêng và bổ sung kiến thức cho tác
giả về lịch sử thế giới nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm 3
chương.
Chương 1: Những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa Indonesia và
Malaysia giai đoạn 1957-1965
Chương 2: Những bất đồng chính trị giữa Indoneisa – Malaysia giai đoạn
1957 - 1965
Chương 3. Tác động của bất đồng chính trị giữa Indonesia – Malaysia đối
với bản thân mỗi quốc gia và khu vực Đông Nam Á
16
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA INDONESIA VÀ
MALAYSIA GIAI ĐOẠN 1957-1965
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945 tình hình thế giới có nhiều thay
đổi. Giữa bối cảnh một châu Âu bị tàn phá và suy yếu thì Mỹ và Liên Xô nổi lên
với vai trò là siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh. Những quyết định của
17
Hội nghị cấp cao Ianta2 tháng 2 năm 1945 đã trở thành những khuôn khổ của “Trật
tự thế giới mới” [17;234]. Trong “Trật tự thế giới mới” đã diễn ra một cuộc đối đầu
gay gắt giữa một bên là phe Xã hội Chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô và bên kia là
phe Tư bản chủ nghĩa do Mỹ lãnh đạo. Với hai ý thức hệ đối lập, hai quốc gia này
đã đứng trên hai chiến tuyến trái ngược nhau, luôn đấu tranh không khoan nhượng,
làm cho tình hình thế giới có lúc căng thẳng. Tuy không nổ ra cuộc chiến tranh
trực tiếp từ hai siêu cường, nhưng mâu thuẫn và đối đầu luôn diễn ra trên các vấn
đề chính trị, ngoại giao, kinh tế. Cuộc đối đầu giữa hai siêu cường thời này được
gọi là “Chiến tranh lạnh” và có tác động to lớn đến quan hệ quốc tế, tình hình
chính trị của từng nước, từng khu vực. Nằm trong khu vực Đông Nam Á, những
bất đồng mâu thuẫn của Indonesia - Malaysia cũng chịu tác động sâu sắc từ bối
cảnh quốc tế trên.
1.1. Bối cảnh quốc tế
1.1.1. Chiến tranh lạnh và sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu
“Chiến tranh lạnh” được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân sự
giữa Mỹ và Liên Xô. Yếu tố “chiến tranh” ở đây thể hiện sự đối đầu sâu sắc về mặt
quyền lực và ý thức hệ giữa hai nước; trong đó “lạnh” phản ánh việc Liên Xô và
Mỹ không sử dụng vũ khí “nóng” trong mối quan hệ kình địch này, mà thay vào đó
là cuộc chạy đua vũ trang, nổi bật nhất là vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, “Chiến
tranh lạnh” là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ thống lưỡng cực mà Mỹ và
2 Hội nghị Ianta còn được gọi là Hội nghị Crime với sự tham gia của 3 cường quốc: Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh. Hội
nghị họp từ ngày 4 -11/2/1945 tại cung điện Livadia (Liên Xô). Đây là hợp tác quân sự để giải quyết những bất đồng
giữa ba cường quốc thắng trục phát xít và buộc Đức đầu hàng vô điều kiện, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, đưa
ra chính sách với Đức cũng như với các nước được giải phóng khi cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai đã ngã ngũ.
Sự kiện này cũng dẫn đến việc hình thành trật tự lưỡng cực Ianta, đó là việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các
nước lớn của phe đồng minh tại hội nghị. Nội dung của hội nghị về việc kết thúc chiến tranh. Ba cường quốc thống
nhất mục đích tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít Đức và Chủ nghĩa quân phiệt Nhật, Liên Xô sẽ tham gia chiến
tranh chống Nhật tại châu Á. Hội nghị thông qua các quyết định phân chia ảnh hưởng của hai cường quốc Liên Xô
và Hoa Kỳ. Trật tự lưỡng cực Ianta đã góp phần hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội
chủ nghĩa.
18
Liên Xô là đại diện và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đại diện cho mâu thuẫn giữa
hai hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô
khởi xướng. Do đó, “Chiến tranh lạnh” đã tác động toàn diện tới tất cá các mặt đời
sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia khi mà các nước tự xác
định con đường đi của mình dựa trên sự hình thành ý thức hệ.
Trong bối cảnh này, hai quốc gia mạnh nhất là Liên Xô và Mỹ đã gia tăng
tranh giành khu vực ảnh hưởng trên thế giới. Đặc biệt là cả hai nước đều tập trung
gây ảnh hưởng lên các nước thế giới thứ ba.3 Quá trình phi thực dân hóa diễn ra
trong những năm 50, 60 của thế kỉ XX với kết quả là các quốc gia mới giành được
độc lập đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của hai siêu cường. Mỹ và Liên Xô
quyết liệt tranh giành ảnh hưởng tại những quốc gia này như một cách tăng cường
sức mạnh ra ngoài các khu vực ảnh hưởng truyền thống. Vì vậy, Đông Nam Á
cũng là một trong những khu vực mà Liên Xô và Mỹ đều muốn tranh giành ảnh
hưởng.
“Chiến tranh lạnh” là một cuộc đối đầu hết sức căng thẳng giữa hai bên. Năm
1946, lãnh tụ của Liên Xô khi đó là Joseph Stalin khẳng định sự thành công của
Chủ nghĩa cộng sản với việc Liên Xô đã lôi kéo được các quốc gia Đông Âu đi
theo con đường Xã hội chủ nghĩa của mình. Mỹ và các nước đồng minh ngay lập
tức bác bỏ tuyên bố trên và đã tiến hành các biện pháp nhằm ngăn chặn Chủ nghĩa
cộng sản. Trong những năm 1947 - 1949, Mỹ thực hiện “Chính sách ngăn chặn”.
Chính sách này được đề ra dựa trên những kết luận của Kenna một chuyên gia về
Liên Xô của Mỹ cho rằng, sau chiến tranh Liên Xô bị suy yếu, kiệt quệ cả về vật
3Về nguồn gốc thuật ngữ “Thế giới thứ ba” dùng để chỉ các nước không thuộc thế giới phương Tây, cũng không
thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh lạnh. Những nước này tham gia phong trào không liên kết thành
lập năm 1955 sau Hội nghị Bangdung (Indonesia). Thuật ngữ “Thế giới thứ ba” dần có sự biết đổi về ngữ nghĩa
phạm vi áp dụng và trong nhiều trường hợp đồng nhất với các quốc gia chậm phát triển (underdevelopment) hay
đang phát triển (developing countries). Hiện nay thuật ngữ “thế giới thứ ba” hay “quốc gia chậm phát triển” không
còn được áp dụng phổ biến.
19
chất lẫn tinh thần, chỉ cần đặt trước Liên Xô một lực lượng mạnh mẽ thì chỉ trong
thời gian từ 10 đến 15 năm, Liên Xô sẽ bị tiêu diệt và sẽ ngăn chặn được Chủ
nghĩa cộng sản mở rộng ảnh hưởng trên thế giới. Kenna chủ trương “ngăn chặn lâu
dài”, ngăn chặn một cách kiên trì nhưng phải cứng rắn và cảnh giác trước những
khuynh hướng mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô, điều đó phải là một nhân tố chủ
yếu ảnh hưởng tới bất cứ chính sách nào của Mỹ đối với Liên Xô. Ở Đức cũng như
ở Triều tiên, Mỹ không chỉ muốn “ngăn chặn” sự “bành trướng của Chủ nghĩa
cộng sản” mà còn muốn cấu kết, nâng đỡ các thế lực phản động ở hai nước này để
tiến tới tiêu diệt lực lượng cách mạng và xâm lược, thống trị toàn nước Đức và
Triều Tiên. Trung Quốc là nơi mà Mỹ đã bỏ công sức nhiều nhất hi vọng rằng sẽ
tiêu diệt lực lượng cách mạng và đặt được nền thống trị ở lục địa này.
Để tiến thêm một bước nữa trong việc thực hiện âm mưu thống trị thế giới và
chống lại các nước Xã hội chủ nghĩa, chống lại phong trào giải phóng dân tộc, Mỹ
tiến hành thành lập các khối quân sự nhằm tập hợp các lực lượng phản cách mạng
đặt dưới sự chỉ huy của Mỹ để bao vây Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân Đông
Âu và các nước có cao trào giải phóng dân tộc. Bước đầu tiên trên con đường xây
dựng các khối quân sự xâm lược là “Hiệp định phòng thủ Tây bán cầu” kí giữa Mỹ
và các nước đồng minh năm 1947. Đến năm 1949, Mỹ đứng ra thành lập Tổ chức
hiệp ước Bắc Đại tây dương viết tắt NATO4. Thực chất khối NATO là một công cụ
của chính sách bành trướng xâm lược của Mỹ. Vì thế ngay sau khi khối NATO
4 NATO là tên viết tắt của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (tiếng Anh: North Atlantic Treaty Organization).
Đây là một liên minh quân sự được thành lập năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước châu Âu. Trụ sở chính đặt tại
Brusels, Bỉ. NATO là khối quân sự - chính trị lớn nhất thế giới, liên kết phần lớn các nước châu Âu, Hoa Kỳ và
Canada. Các nước thành viên NATO gồm: Bỉ, Anh, Đan Mạch, Iceland (không có lực lượng của vũ trang), Italia,
Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Mỹ, Pháp, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Tây Ban Nha (không tham gia
trong cơ cấu quân sự của khối) Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Bulgaria, Lithuania, Latvia, Estonia, Romania,
Slovakia, Slovenia, Albania, Croatia. Một trong những mục tiêu tuyên bố của NATO là để kiềm chế bất kỳ hình
thức xâm lược lãnh thổ nào chống lại bất kỳ quốc gia thành viên NATO hoặc bảo vệ các thành viên đó. Các cơ quan
chính trị cao nhất của NATO là Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (Hội đồng NATO), trong đó bao gồm đại diện của tất
cả các nước thành viên, có nhiệm vụ tiến hành các phiên họp dưới sự chủ trì của Tổng thư ký NATO.
20
được thành lập, những mâu thuẫn nội bộ đã thể hiện rõ rệt; Anh và Mỹ tranh giành
nhau quyền lãnh đạo và ảnh hưởng trong khối NATO. Sau khi vươn lên Pháp và
Tây Đức cũng đấu tranh gay gắt đòi Mỹ chia sẻ quyền lãnh đạo. Năm 1954, sau
khi chia cắt Đức và thành lập nước Cộng hoà liên bang Đức, Mỹ và các nước
phương Tây đã kí hiệp ước Pari nhằm vũ trang lại Tây Đức và đưa Tây Đức vào
khối quân sự NATO, biến Tây Đức thành “một lực lượng xung kích” chống lại
Cộng hoà dân chủ Đức, Liên Xô và các nước Đông Âu Xã hội chủ nghĩa.
Mỹ tiếp tục thành lập các khối liên minh quân sự ở các khu vực khác nhằm hỗ
trợ cho khối NATO và bao vây Liên Xô, các nước Xã hội chủ nghĩa như Hiệp ước
an ninh Mỹ - Nhật (9/1951), Khối ANZUS, Khối SEATO ở Đông Nam Á
(9/1954), khối CENTO ở Trung Cận Đông (1959). Mỹ thiết lập hàng nghìn căn cứ
quân sự, đưa hàng chục vạn quân Mỹ đóng rải rắc khắp mọi nơi. Phía Liên Xô
cũng đưa hàng chục vạn quân ra đóng ở các nước Đông Âu (tập trung Đông Đức),
ở Mông Cổ và biên giới Xô – Trung [68].
Trước tình hình đó các nước Xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Đông Âu đã tổ
chức hội nghị Warszawa. Hội nghị đã nhận định: trong tình hình hiện nay, phương
pháp giữ gìn hoà bình và ngăn chặn chiến tranh tốt nhất là tổ chức hệ thống an ninh
tập thể gồm tất cả các nước châu Âu có chế độ xã hội khác nhau, dựa trên các
nguyên tắc nêu trong bản tuyên bố của Hội nghị Moscow năm 1954. Các nước
tham gia hội nghị đã quyết định kí kết Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ
Warszawa (14-5-1955).
5
5 Khối Warszawa là một hiệp ước quân sự được kí kết tại Warszawa (Ba Lan) vào năm 1955 giữa tám nước theo chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu gồm Liên Xô, Albania, Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, Romania
và Tiệp Khắc. Liên minh quân sự này do liên Xô thành lập và chỉ huy nhằm chống lại khối quân sự NATO, do Mỹ
đứng đầu trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh. Khối Warsawa đã có những hoạt động và ảnh hưởng to lớn đối với
tình hình phát triển châu Âu và thế giới. Sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước thành viên đã đưa tới sự hình thành
thế chiến lược cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước XHCN và TBCN đầu những năm 1970. Sau khi kết
thúc chiến tranh lạnh, ngày 1/7/1991, tại Praha, Tổng thống Czechoslovakia Vaclav Havel chính thức tuyên bố chấm
dứt Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ 1955, giải tán khối Warsaw sau 36 năm liên minh quân sự với Liên
Xô. Năm tháng sau, vào tháng 12/1991, Liên Xô tự giải thể.
21
Sự ra đời của hai khối quân sự đã chính thức xác lập cục diện lưỡng cực và
đánh dấu việc “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm thế giới. Cả hai khối đã duy trì
những lực lượng quân sự lớn và các loại vũ khí hiện đại để đảm bảo khả năng đáp
trả đối phương tấn công. Trong thời kì căng thẳng này, “chiến trường” của chiến
tranh lạnh có thể được phân chia thành: châu Âu và các vùng “ngoại vi” (bao gồm
các nước thế giới thứ ba vừa giành được độc lập tại châu Á, Châu Phi và Trung
Đông). Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã đánh dấu sự thay đổi trọng
tâm của Chiến tranh lạnh, từ châu Âu sang châu Á. Lúc này các cuộc chiến tranh
giành ảnh hưởng ở Thế giới thứ ba đã trở thành vũ đài quan trọng cho cuộc cạnh
tranh giữa hai siêu cường. Cả hai đều cố gắng thu hút thêm đồng minh bằng những
lời hứa hẹn viện trợ về tài chính, quân sự, ngoại giao
Có thể nhận thấy rằng sự phân chia thế giới làm hai cực Liên Xô và Mỹ, mà
đỉnh điểm cuộc “Chiến tranh lạnh” giữa hai nước với sự đối đầu căng thẳng gay
gắt giữa hai hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đã có tác động
mạnh mẽ đến tình hình hình chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Chiến tranh Lạnh được coi là giai đoạn nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại, với
kho vũ khí khổng lồ của các cường quốc luôn trong trạng thái sẵn sàng tấn công
bất cứ lúc nào, đe dọa hủy diệt nền văn minh thế giới. Lịch sử thế giới đã chứng
minh những cuộc xung đột quân sự ở các khu vực trong thời kì này như: cuộc
chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên (1950-1953); Vụ quốc hữu hoá kênh đào Suez và
cuộc chiến tranh xâm lược Ai Cập của Anh, Pháp, Ixaren (1956); Việc kí kết hiệp
ước an ninh Mỹ-Nhật (9-1951); Cuộc chiến tranh Đông Dương; Sự cạnh tranh gay
gắt giữa các cường quốc ở khu vực Trung Cận Đông từ cuối thập kỉ 40 nhằm tranh
giành độc quyền thăm dò và khai thác dầu lửa; Sự liên kết của phong trào giải
phóng dân tộc ở Châu Á và châu Phi tại Hội nghị Băng Dung (Indonesia); Cuộc
đối đầu giữa Indonesia và Malaysia vào năm 1963 đều có liên quan đến sự đối đầu
22
của hai cực Xô – Mỹ và lôi cuốn nhiều nước trên thế giới tham gia.
1.1.2. Mối quan hệ của Indonesia và Malaysia với hai khối
Cùng với bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa và liên minh Xô – Trung được thiết lập cũng tác động to lớn tới chính
sách của các nước Mỹ và đồng minh đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á. Sự
lo sợ về việc Chủ nghĩa cộng sản từ Trung Quốc tràn tới các nước Đông Nam Á đã
khiến Mỹ và đồng minh tìm cách thiết lập ở khu vực này lá chắn để ngăn chặn Chủ
nghĩa cộng sản, trong đó hai nước Malaysia và Indonesia là những nước nhận được
sự chú ý của cả Liên Xô và Mỹ. Điều này được chứng minh bằng hàng loạt những
sự kiện tiêu biểu.
Vào ngày 2 – 10 - 1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
Ngay sau đó, Liên Xô, các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Mông Cổ, Cộng hòa
nhân dân Triều Tiên lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Như vậy, với sự ra đời của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủ nghĩa xã hội đã trở
thành hệ thống trên thế giới và trải dài từ châu Âu sang châu Á. Đồng thời mối
quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng được cải thiện đáng kể sau khi hai
Đảng cộng sản có mâu thuẫn trong thời kì nội chiến Trung Quốc[29;68].
Ngày 16 – 12 - 1949, một phái đoàn Trung Quốc do chủ tịch Mao Trạch Đông
dẫn đầu sang thăm Liên Xô. Đến tháng 2 - 1950, hai bên đã kí Hiệp định về việc
Liên Xô chấp thuận cấp cho Trung Quốc một khoản tín dụng 300 triệu USD trong
thời hạn 5 năm với lãi suất 1%/năm. Bên cạnh đó hai nước cũng kí Hiệp định về
đường sắt Trường Xuân, cảng Lữ Thuận và Đại Liên. Các quyền lợi của tuyến
đường sắt Trường Xuân sẽ lập tức được trao trả lại cho Trung Quốc ngay sau khi
kí kết hòa ước với Nhật. Cảng Đại Liên sẽ có hướng giải quyết sau khi kí hòa ước
với Nhật và trong thời gian đó tạm thời do Trung Quốc trả cho Liên Xô chi phí xây
dựng các cơ sở vật chất tại cảng này từ năm 1945. Hai nước cũng thỏa thuận sử
23
dụng cảng Lữ Thuận như là căn cứ hải quân chung khi Trung Quốc đề nghị trong
trường hợp có sự xâm lược từ bên ngoài.
Tuy nhiên kết quả quan trọng nhất là việc Liên Xô chấp thuận liên minh với
Trung Quốc qua việc kí kết Hiệp ước Hữu nghị, đồng minh, và tương trợ có giá trị
trong vòng 30 năm vào ngày 14 – 2 - 1950. Hiệp ước này có ý nghĩa vô cùng to
lớn, đảm bảo cho an ninh của Liên Xô và Trung Quốc ở Viễn Đông và Châu Á.
Hiệp ước cũng tăng cường vị thế của Liên Xô trong khu vực châu Á. Đặc biệt với
sự hình thành liên minh Trung - Xô đã làm thay đổi tương quan lực lượng xã hội
chủ nghĩa ở châu Á nói riêng và trên phạm vi thế giới nói chung. Nhất là việc
Trung Quốc - một quốc gia đông dân nhất thế giới liên minh với Liên Xô làm cán
cân quyền lực nghiêng về thế giới cộng sản và có tác động to lớn tới nhiều nước
khác ở Đông Nam Á trong đó có Indonesia.
Trong thời kì từ 1950 - 1959, Indonesia được mô tả như là thời kì “dân chủ tự
do” và có xu hướng tiến gần hơn với các nước Xã hội chủ nghĩa Liên Xô - Trung
Quốc. Do đó, vào tháng 4 - 1950 một phái đoàn cấp cao của Indonesia đã tới
Moscow để đàm phán, trao đổi với các cơ quan ngoại giao. Năm 1950, Liên Xô hỗ
trợ Indonesia là thành viên tại Liên Hợp Quốc và sự kiện này đánh dấu sự phát
triển của quan hệ Liên Xô - Indonesia trong những năm 1950 đến năm 1954
[46;215]. Cũng trong tháng 4 - 1950 Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao với
nước Cộng hoà nhân dân Trung Quốc và đại sứ Trung Quốc lần đầu tiên đến
Jakarta vào năm 1950.
Một giai đoạn mới trong quan hệ Liên Xô – Indonesia bắt đầu vào năm 1952
khi tình hình chính trị trong nước Indonesia thay đổi. Sau khi Ali Sastroamidjojo,
một nhà lãnh đạo cánh tả của Đảng quốc dân Indonesia (Partai Nasional Indonesia,
PNI) lên nắm quyền tháng 3 - 1954 các cuộc trao đổi ngoại giao giữa Liên Xô và
Cộng hòa Indonesia đã diễn ra. Đại sứ Indonesia đầu tiên đã đến Moscow là
24
Subandrio và đại sứ Liên Xô đầu tiên ở Jakarta là Zhukov. Việc thiết lập quan hệ
ngoại giao chính thức cũng tạo động lực cho việc truyền bá Chủ nghĩa cộng sản tại
Indonesia. Đồng thời các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng tăng cường việc làm suy yếu
ảnh hưởng của phương Tây ở Indonesia.
Đặc biệt việc Indonesia từ chối tham gia vào khối quân sự SEATO, Liên Xô
càng đánh giá cao hơn nữa vai trò của Indonesia và hỗ trợ nước này tổ chức hội
nghị không liên kết ở Bandung. Việc hợp tác chặt chẽ của Indonesia với Liên Xô,
Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác củng cố vị trí nước này trong quan
hệ với các cường quốc phương Tây. Năm 1956, chính phủ Indonesia đơn phương
bãi bỏ các điều ước đã ký với Hà Lan vào năm 1949 như là một điều kiện để Hà
Lan công nhận độc lập đối với Indonesia. Tuy nhiên, vấn đề độc lập của Tây Irian
vẫn chưa được giải quyết. Trong khi tất cả các nội các của Indonesia trước đó đã
cố gắng để giải quyết vấn đề Tây Irian thông qua đàm phán trực tiếp với Hà Lan,
thì chính phủ Ali Sastroamidjojo đã đem Tây Irian ra Liên Hợp Quốc để nhận sự
giúp đỡ từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.
Việc thân thiết giữa Indonesia với Liên Xô, Trung Quốc đã gây ra phản ứng
đối với các nước phương Tây, nhất là thái độ của Mỹ, Anh và các nước đồng minh.
Đó là việc các nước này muốn sử dụng Malaysia - một nước láng giềng ngay bên
cạnh Indonesia như là một lá chắn nhằm hạn chế những ảnh hưởng cộng sản từ
Liên Xô - Trung Quốc vào Indonesia. Hành động này của các nước phương Tây
buộc Indonesia phải tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần và chính trị của Liên Xô, Trung
Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Năm 1958, Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa khác đã bắt đầu cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí cho Indonesia như
máy bay dân sự và quân sự, tàu.
Đối với Malaysia, do giành độc lập trong hoàn cảnh vẫn phải phụ thuộc Anh
nên chính phủ của Abdul Rahman đã tăng cường quan hệ với các nước tư bản
25
phương Tây. Tháng 9 – 1957 chính phủ Abdul Rahman ký với Anh hiệp ước
phòng thủ chung, theo đó Anh và Mã Lai sẽ tiến hành những hoạt động quân sự
chung trong trường hợp xảy ra cuộc tiến công từ ngoài vào lãnh thổ Mã Lai hay
vào các thuộc địa Anh ở Viễn Đông hay Đông Nam Á. Đồng thời Anh có thể sử
dụng các căn cứ quân sự của mình ở Mã Lai cho những hoạt động trong khuôn khổ
khối SEATO. Anh sẽ trợ giúp Mã Lai xây dựng quân đội nhằm làm căn cứ chống
lại ảnh hưởng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004406_6697_2006722.pdf