Luận văn Quan hệ myanmar - Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2010

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.1

LỜI CÁM ƠN.2

MỤC LỤC.3

PHẦN MỞ ĐẦU .5

1. Lý do chọn đề tài .5

2. Lịch sử vấn đề.7

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .10

4. Phương pháp nghiên cứu: .11

5. Phạm vi nghiên cứu: .11

6. Ý nghĩa đề tài.12

PHẦN NỘI DUNG . 13

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MYANMAR VÀ QUAN HỆ CỦA MYANMAR - VIỆT

NAM ĐẾN NĂM 1975 . 13

1.1 Giới thiệu về Myanmar: .13

1.2 Quan hệ Myanmar - Việt Nam đến 1975:.25

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ MYANMAR - VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2010 . 42

2.1 Quan hệ Myanmar - Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1991.42

2.2 Quan hệ Myanmar - Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010.58

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM, CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG CỦA MỐI

QUAN HỆ MYANMAR - VIỆT NAM . 98

3.1 Những đặc điểm nổi bật của quan hệ Myanmar - Việt Nam.98

3.2 Những cơ hội và thách thức .104

3.3 Triển vọng phát triển của mối quan hệ Myanmar - Việt Nam .109

KẾT LUẬN. 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 120

PHỤ LỤC . 125

pdf148 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ myanmar - Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân số, tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo mà không một quốc gia riêng rẽ nào có thể giải quyết được. Điều đó đòi hỏi sự hợp tác đa phương, sự phối hợp giữa các quốc gia. Thứ năm, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành khu vực phát triển năng động và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Xu thế tự do hóa thương mại, liên kết hợp tác kinh tế diễn ra phong phú và có hiệu quả. Các nước lớn, các trung tâm kinh tế trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược, chuyển hướng mạnh vào châu Á - Thái Bình Dương, vừa tạo thời cơ cho các nước phát triển, nhưng cũng chứa đựng những nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định ở khu vực. Thứ sáu, đó chính là quá trình toàn cầu hóa. “Quá trình toàn cầu hóa kinh tế có bước phát triển mới, trở thành xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, quá trình này vừa có mặt tích cực, có mặt tiêu cực; vừa có hợp tác vừa có 62 đấu tranh. Kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh của quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa làm tăng tính phụ thuộc của các nước nghèo vào các nước giàu về vốn, công nghệ, thị trường. Các nước đang phát triển đứng trước những thách thức lớn trong cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa tác động tiêu cực vào quyền lực nhà nước dân tộc, chủ quyền quốc gia, bản sắc dân tộc. Các thế lực tư bản, đặc biệt là tư bản độc quyền, đã lợi dụng toàn cầu hóa để bành trướng thế lực”. [38, tr.148]. Cuối cùng, quan hệ giữa các nước lớn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của thế giới. Các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc,.. là các cường quốc kinh tế, khoa học, quân sự, tài chính, chính trị mà không quốc gia nào trong hoạch định chiến lược phát triển mà không tính đến quan hệ với họ. Những đường lối đối ngoại của các quốc gia này tác động không nhỏ đến tình hình thế giới. Nhìn chung có thể thấy, các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn còn tồn tại, song sự vận động của chúng có những biểu hiện mới, không giống như thời kỳ chiến tranh lạnh. Điều đó có tác động quyết định đến chiều hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. 2.2.1.2.Tình hình khu vực: Những năm 90 của thế kỷ XX, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đã diễn ra khắp nơi trên thế giới, đó là xu thế tất yếu không thể nào thay đổi được và cũng không một quốc gia nào không bị tác động bởi xu thế đó. Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều gắn liền với sự phát triển kinh tế quốc tế. Điều này đặt ra một yêu cầu đó là các nước phải mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự khác biệt về hệ thống chính trị - xã hội không còn là rào cản các quan hệ kinh tế, bởi những thách thức về sự phát triển kinh tế, những vấn đề mang tính toàn cầu như nguy cơ về sự gia tăng dân số, ma túy, ô nhiễm môi trường,đều là những vấn đề chung của toàn thế giới. Khu vực Đông Nam Á không nằm ngoài những tác động chung ấy của thế giới. Sự sụp đổ của trật tự hai cực Yalta đã giúp cho các nước Đông Nam Á thoát khỏi sự chi phối trực tiếp của các nước Liên Xô, Mỹ, tạo điều kiện cho các nước 63 trong khu vực thay đổi những chính sách của mình. Các nước sẽ có cái nhìn chung tổng quan về khu vực và tương lai chung của Đông Nam Á, từ đó đưa ra những chính sách đối ngoại phù hợp, không còn bị nước nào điều khiển, áp đặt như trước nữa. Một tương lai mới hé mở cho cả khu vực. Sau những năm chiến tranh và đối đầu gay gắt, các nước Đông Nam Á tự nhận thất được rằng không thể để tiếp tục tình trạng này nữa mà cần phải cùng nhau xây dựng một môi trường quốc tế ở khu vực thuận lợi để có thể tập trung vào việc phát triển kinh tế, hợp tác với nhau nhằm biến Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập và không có vũ khí hạt nhân. Tổ chức ASEAN được mở rộng bao gồm 10 nước đoàn kết hợp tác tiếp tục được tăng cường, phát triển trên những nguyên tắc cơ bản của tổ chức, điều này góp phần vào việc thúc đẩy các quan hệ đa phương và song phương giữa các nước trong khu vực. Mặt khác, nếu đoàn kết lại với nhau, khu vực sẽ giảm được sức ép từ các nước lớn, cho nên những lo ngại về ý thức hệ chính trị khác nhau giữa các nước trong khu vực nhưng vì lợi ích chung nên các nước đã thay đổi đường lối đối ngoại của mình, xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình và phát triển vững mạnh. Từ sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, hòa bình ổn định đã được lập lại tại khu vực. Các nước có điều kiện thuận lợi để cùng nhau hợp tác và phát triển, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 đã tác động xấu đến sự phát triển của các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng, hòa bình ổn định và phát triển của khu vực vẫn chưa thật sự bền vững, tại Đông Nam Á vẫn tiềm ẩn một số nhân tố gây mất ổn định giữa các nước trong khu vực và trong nội bộ từng nước như: xung đột về sắc tộc, tôn giáo, biên giới, lãnh thổ vẫn còn sâu sắc. Chính sách ngoại giao cũng như diễn biến trong quan hệ giữa những nước lớn cũng tác động đến khu vực, hay quan hệ giữa các nước trong khu vực với các nước lớn; sự dính líu, can thiệp dưới nhiều hình thức tiềm ẩn đã góp phần gây ra những phức tạp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực. 2.2.2 Tình hình của Việt Nam và Myanmar từ năm 1991 đến năm 2010 64 2.2.2.1 Tình hình Việt Nam Sau khi thực hiện đường lối đổi mới và những thành công bước đầu trong kế hoạch 5 năm (1986-1990), Việt Nam tiếp tục hoàn chỉnh đường lối đổi mới của mình và thực hiện những chương trình dài hạn nhằm xây dựng đất nước và phát triển kinh tế, những kế hoạch 5 năm tiếp theo lần lượt ra đời (1991-1995), (1996- 2000), (2001-2005),đã đem lại thành công cho Việt Nam. Một sự thay đổi lớn lao về tình hình kinh tế, xã hội đã làm cho cuộc sống của người dân có nhiều thay đổi. Những thành công đó đã chứng minh đường lối đổi mới của Đảng và chính phủ Việt Nam là đúng đắn. Không những thành công với đường lối đối nội trong nước, Việt Nam dần dần cải thiện mình trong quan hệ quốc tế với đường lối ngoại giao linh hoạt và phù hợp với tình hình mới. Có thể nói năm 1986 là thời điểm khởi đầu cho quá trình phát triển mới của sự hợp tác khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam trong đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, Đảng ta đã khẳng định nhiệm vụ của công tác đối ngoại là: “ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”[27, tr.16] và “chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác” [27, tr.16]. Sau đó, vào năm 1988, Hội nghị Bộ chính trị lần thứ 13 đã ra nghị quyết về đổi mới tư duy trong công tác đối ngoại nhằm củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, phá bỏ sự bao vây cô lập để tạo điều kiện giữ vững độc lập chủ quyền và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Từ nghị quyết đó, Đảng và chính phủ đã quyết định rút toàn bộ quân đội tình nguyện Việt Nam ra khỏi Campuchia, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và cải thiện quan hệ với Mỹ. Đối với Việt Nam, một nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, lợi ích lớn nhất lúc này là hòa bình, ổn định khu vực, góp phần tạo một môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc “Đổi mới”, tập trung sức lực vào phát triển kinh tế. Tại Đại 65 hội toàn quốc lần thứ VII, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã được nêu rõ: “muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”; “phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác”[38, tr.130]. Ở Đại hội lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.” Từ đó đưa tới chính sách đối ngoại của nhà nước ta được cụ thể hóa như sau: “Ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới, đồng thời luôn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết anh em với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh, với phong trào không liên kết, Phát triển quan hệ với các Đảng Cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, độc lập dân tộc và tiến bộ, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác, Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ,” [Dẫn lại 38, tr.153] Trong quan hệ với các nước Đông Nam Á, Việt Nam nhận thức được rằng khu vực đang vận động và phát triển tích cực để trở thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Mỗi vấn đề thuận lợi và khó khăn của khu vực đều có ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam. Trên tinh thần đó, Việt Nam chủ động tham gia tích cực, đầy đủ các diễn đàn của ASEAN, của khu vực, rồi sau đó trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN. Từ khi trở thành thành viên của tổ chức khu vực, Việt Nam đã tích cực đóng góp xây dựng, đoàn kết với các nước ASEAN và hết sức ủng hộ những nước khác gia nhập vào tổ chức này, trong đó có Myanmar. Trên cơ sở đó, quan hệ Myanmar và Việt Nam phát triển nhanh chóng hơn, hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,.. 66 2.2.2.2 Tình hình Myanmar Năm 1990, SLORC do quân đội lãnh đạo đã quyết định tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ năm 1962, khi quyền lực ở Myanmar rơi vào tay quân đội. Kết quả là lực lượng đối lập do bà Aung San Nu Kyi lãnh đạo đã giành được 392 trong tổng số 485 ghế [11, tr.116]. Trước thắng lợi vẻ vang của phe đối lập SLORC đã phản ứng cho rằng mục tiêu của cuộc bầu cử chỉ là bầu ra Quốc hội lập hiến. Bằng cách này, SLORC bác bỏ thẳng thừng việc chuyển giao quyền lực cho lực lượng đối lập. Sau khi thay thế Thủ tướng Saw Maung làm Chủ tịch SLORC kiêm Bộ trưởng quốc phòng, với uy tín và thực quyền trong quân đội, Đại tướng Than Shwe đã được Hội đồng tướng lĩnh Myanmar tôn vinh lên vị trí Thống tướng (Senior General) – chức vụ cao nhất ở Myanmar từ trước tới nay - nắm toàn quyền lãnh đạo quân đội và chính phủ. Theo lời kêu gọi của giới lãnh đạo phe đối lập, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình. Để đối phó, SLORC đã ra lệnh bắt giam và sao đó quản thúc tại gia và Aung San Su Kyi, bất chấp sự phản đối của công luận quốc tế, đặc biệt là các nước phương Tây. Hành động vừa kể đã làm trầm trọng thêm tình trạng cô lập từ bấy lâu nay của Myanmar [11, tr.116]. Tuy bị quản thúc, bà Aung San Su Kyi vẫn tìm cách tiến hành các hoạt động chính trị thông qua những người ủng hộ và ở bên ngoài. Hàng tuần, trước tư dinh của bà, nhiều người đã tụ tập đông đảo để nghe bà diễn thuyết. Năm 1993, uy tín của bà trong cộng đồng quốc tế được nâng cao khi bà được xét trao giải thưởng Nobel Hòa bình. Những khó khăn nghiêm trọng phát sinh từ tình trạng bị cô lập trên trường quốc tế, uy tín không ngừng được nâng cao của bà Aung San Su kyi và sự tồn tại dai dẳng của những lực lượng đối lập đã làm cho giới lãnh đạo SLORC nhận thức được rằng chính sách trấn áp thẳng tay phong trào đối lập trong nước không mang lại điều gì tốt lành cả. Từ năm 1993, giới lãnh đạo trong quân đội đã có một chính sách mềm dẻo hơn đối với lực lượng đối lập và cá nhân người lãnh đạo của nó – bà Aung San Su Kyi. Rút bài học kinh nghiệm của những người tiền nhiệm, sau khi nhậm chức, Thống tướng Than Shwe đã thực hiện một số chính sách tích 67 cực mang tính cải cách nhằm thực hiện hòa giải dân tộc, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Việc làm đầu tiên là ra lệnh dỡ bỏ thiết quân luật ở hầu hết địa điểm nóng; tuyên bố trả tự do cho 1.100 người bị giam giữ vì lý do chính trị nay không còn gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, trong đó có cựu Thủ tướng U Nu. Riêng Aung San Suu Kyi và Tin U vẫn bị giam lỏng tại gia [71]. Các trường đại học và cao đẳng bị đóng cửa từ tháng 12 năm 1991 được mở cửa chiêu sinh. Ngày 15/9/1992, Thống tướng Than Shwe tuyên bố “quân đội sẽ trao quyền cho nhân dân vào thời điểm thích hợp” [69]. Ngày 24/9/1992, Nội các được mở rộng, bổ sung thêm một số thành viên trong đó có Phó Thủ tướng Maung Maung Khinn. Ngay trong tháng 4-1994, SLORC đã triệu tập Đại hội toàn quốc để bàn việc soạn thảo một hiến pháp mới. Trong thời gian tiến hành đại hội, phía SLORC đã tìm cách thể hiện ý muốn hòa giải của họ. Trung tuần tháng bảy, bà Aung đã được trả tự do. Tháng chín, chủ tịch SLORC – tướng Than Swe và cục trưởng cục tình báo Khin Nyunt đã gặp gỡ bà Aung để bàn luận phương cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đối đầu chính trị giữa SLORC và lực lượng đối lập, tuy không mang lại kết quả mong muốn, cuộc gặp gỡ vẫn biểu hiện ý muốn đối thoại của hai bên để thoát khỏi tình hình hiện tại. Khác với Thủ tướng U Nu và Thủ tướng Ne Win, Thống tướng Than Shwe không vội thành lập đảng cầm quyền mà chủ trương thành lập tổ chức quần chúng để tập hợp lực lượng nòng cốt ủng hộ và thực thi đường lối chính sách của chính phủ. Ngày 15/9/1993, chính phủ Myanmar thành lập Hiệp hội đoàn kết và phát triển Liên bang - USDA (The Union Solidarity and Development Association) gồm Trung ương hội, 17 Phân hội ở cấp Bang, Vùng, Thành phố; 66 Chi hội ở cấp Huyện, Xã. Tính đến năm 2010, USDA có khoảng 25 triệu Hội viên [71]. Ngày 15/11/1997, Hội đồng khôi phục trật tự và pháp luật quốc gia (SLORC) đổi tên thành thành Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang - SPDC (The State Peace and Development Council) do Thống tướng Than Shwe làm Chủ tịch. SPDC gồm 14 thành viên đều là các tướng lĩnh cao cấp thân cận với Thống tướng Than Shwe. 68 Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội các, bổ nhiệm Đại tướng Khin Nyunt – Bí thư thứ nhất SPDC làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Khin Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố “Lộ trình dân chủ 7 b­ước” hướng tới xây dựng một nhà n­ước Myanmar mới “Dân chủ có kỷ cương” bao gồm: “Bước 1, Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị đình trệ từ năm 1996. Bước 2, Từng bước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương. Bước 3, Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua. Bước 4, Tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới. Bước 5, Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới. Bước 6, Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới. Bước 7, Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ; lãnh đạo đất nước do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung ương do Quốc hội thành lập”[ 72]. Ngày 6-11-2005, chính phủ Myanmar quyết định chuyển Thủ đô từ Yangon về Nay Pyi Taw. Tháng 2 năm 2006, tất cả các cơ quan Trung ương và Chính phủ hoàn thành việc chuyển trụ sở làm việc về Thủ đô Nay Pyi Taw. Ngày 24-10-2007, Tướng Thein Sein – Bí thư thứ nhất SPDC được bổ nhiệm làm Thủ tướng thay cho Thủ tướng Soe Win qua đời vì bệnh nặng. Tháng 8 năm 2007, do khó khăn kinh tế, chính phủ Myanmar buộc phải tăng giá nhiêu liệu và hàng loạt nhu yếu phẩm. Sự kiện này gây bức xúc cho các tầng lớp dân nghèo dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình mới ở Yangon chống chính phủ sau đó lan rộng ra các thành phố khác với sự tham gia của nhiều sư sãi. Chính phủ Myanmar phải huy động quân đội trấn áp mới có thể ổn định được tình hình. Cuộc trấn áp biểu tình lần này của chính phủ Myanmar đã bị Liên Hợp Quốc, nhất là Mỹ, Anh và EU lên án mạnh mẽ và gia tăng các biệt pháp trừng phạt kinh tế. 69 Tình hình Myanmar sau đó lắng dịu dần. Ngày 3-9-1997, Đại hội quốc dân họp thông qua nguyên tắc cơ bản và chi tiết về soạn thảo Hiến pháp mới của Myanmar, hoàn thành bước thứ nhất của “Lộ trình dân chủ 7 bước”. Ngày 18-10- 2007, chính phủ Myanmar thành lập Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Ngày 3-12-2007, Ủy ban soạn thảo Hiến pháp họp tại Thủ đô Nay Pyi Taw chính thức tiến hành soạn thảo Hiến pháp mới. Ngày 9-2-2008, Hội đồng Hòa bình và phát triển Liên bang tuyên bố sẽ trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới vào tháng 5 năm 2009 để tiến hành Tổng tuyển cử vào năm 2010. “Lộ trình dân chủ 7 bước”chuyển sang bước thứ 3. Ngày 2-5-2008, siêu bão Nargis khủng khiếp đổ bộ vào Myanmar khiến hơn 100.000 dân chúng thiệt mạng, phá hủy nhiều làng mạc, thị trấn, tổng thiệt hại vật chất lên tới 12 tỉ USD, gây tổn thất quá lớn đối với xã hội và kinh tế Myanmar. Trước sức ép của quốc tế và sáng kiến của Hội nghị đột xuất các Ngoại trưởng ASEAN ngày 19-5-2008 tại Singapore, chính phủ Myanmar đã chấp nhận Cơ chế 3 bên (TCG) giữa ASEAN - Liên Hợp Quốc – Myanmar nhằm điều phối các hoạt động cứu trợ của quốc tế giúp Myanmar khắc phục hậu quả cơn bão Nargis. Cơ chế TCG sau hơn 2 năm hoạt động (5-2008 – 7-2010) [71] đã phát huy tác dụng tích cực vừa trợ giúp có hiệu quả các vùng bị bão lụt tàn phá, vừa là đầu mối giúp cải thiện quan hệ giữa chính phủ Myanmar với Liên Hợp Quốc và quốc tế. Sau cơn bão Nargis, ngày 24-5-2008, chính phủ Myanmar tiến hành trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới của Liên bang Myanmar. Ngày 26-5-2008, Ủy ban trưng cầu dân ý ra thông cáo tuyên bố: Hiến pháp mới đã được 27.288.100 cử tri bỏ phiếu thông qua, đạt 92,48% tổng số cử tri [72]. Ngày 17-3-2010, chính phủ Myanmar thành lập Ủy ban bầu cử Liên bang; tiếp đó công bố Luật bầu cử, cho phép các đảng phái chính trị đăng ký bầu cử. Ngày 14-9-2010, Ủy ban bầu cử Liên bang thông báo có 37 đảng phải hợp pháp gồm hơn 3.000 ứng cử viên được tham gia tuyển cử vào ngày 7-11-2010 để bầu ra 1.159 đại biểu Quốc hội; đồng thời công bố 5 đảng phái trong đó có đảng NLD bị giải tán vì không đăng ký bầu cử. 70 Trước tình hình đó, nội bộ đảng NLD phân hóa sâu sắc, lực lượng trẻ trong đảng NLD bất bình trước lập trường cứng rắn của Aung San Suu Ky đã tách khỏi NLD thành lập đảng Lực lượng dân chủ quốc gia (NDF) để tham gia tranh cử Quốc hội. Ngày 29-3-2010, Thủ tướng Thein Sein cùng 24 Bộ trưởng trong chính phủ đồng loạt rút lui khỏi các chức hàm quân đội chuyển sang chức vụ dân sự để tham gia bầu cử. Ngày 4-5-2010, chính phủ Myanmar thành lập đảng Đoàn kết và phát triền Liên bang - USDP (The Union Solidarity and Development Party) trên cơ sở Hiệp hội đoàn kết và phát triển Liên bang (USDA), số đảng viên được tuyển chọn là hơn 10 triệu. Cùng ngày, USDA chính thức giải thể. Việc thành lập đảng USDP là bước đệm chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội mới năm 2010. Ngày 22-10-2010, chính phủ Myanmar quyết định đổi tên nước thành “Cộng hòa Liên bang Myanmar” (The Repubic of the Union of Myanmar) và thay đổi Quốc kỳ trước khi tiến hành Tổng tuyển cử. Theo Hiến pháp 2008, Liên bang Myanmar sẽ thực hiện chế độ Tổng thống, đa đảng và kinh tế thị trường. Quốc hội (Lưỡng viện) là cơ quan quyền lực cao nhất. Quốc hội bầu ra Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện, Tổng thống và các Phó Tổng thống. Tổng thống chỉ định các thành viên trong Nội các. Cũng theo Hiến pháp 2008 quy định, 25% số ghế trong Quốc hội sẽ giành cho quân đội và việc sửa đổi Hiến pháp cần phải có trên 75% nghị sĩ Quốc hội tán thành. Cũng theo quy định của Hiến pháp 2008, sau khi có Nội các mới, Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) sẽ tự giải thể. Thay thế SPDC là Ủy ban an ninh quốc phòng. Việc giới lãnh đạo SLORC tỏ ra hòa hoãn với phe đối lập không thể chỉ được giải thích một cách đơn thuần bằng thiện chí của họ, mà còn do áp lực quốc tế. Thật vậy, để thoát khỏi những khó khăn kinh tế và tài chính cứ chồng chết theo năm tháng. Myanmar rất cần học tập các nước ASEAN trong việc đề ra một chính sách đối ngoại cởi mở hơn với thế giới bên ngoài để thoát khỏi thế bị cô lập. 71 Hướng đối ngoại đầu tiên mà SLORC nhắm tới là Trung Quốc. Hướng đối ngoại thứ hai là ASEAN. Ở đây giới lãnh đạo SLORC nhận được nhiều cảm thông từ phía các nước ASEAN đối với chính sách đối ngoại của mình. Trước hết, ASEAN không ủng hộ thái độ của phương Tây là cô lập Myanmar. Theo đó, chính sách của phương Tây chỉ làm cho Myanmar phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Sau khi kết nạp Việt Nam vào ASEAN, các nhà lãnh đạo thành viên của tổ chức này đã đề ra kế hoạch kết nạp những nước còn lại trong đó có Myanmar vào tổ chức lớn nhất của khu vực này. Chính vì thế, một số nhà ngoại giao cao cấp của Myanmar, đặc biệt là những người ở các thủ đô ASEAN, cũng khẩn cầu giới lãnh đạo xem xét việc gia nhập ASEAN. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chính phủ Myanmar còn quan ngại về quan hệ ASEAN - Trung Quốc và chính phủ Myanmar cân nhắc kỹ mọi khả năng làm Trung Quốc phật lòng khi gia nhập một tổ chức khu vực. Có lẽ vào thời gian đó, Trung Quốc là nước duy nhất ủng hộ Myanmar về ngoại giao. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 1 năm 1996, Thống tướng Than Swe đã thông báo với Trung Quốc về ý định của mình muốn gia nhập ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý, ủng hộ nước này gia nhập ASEAN. Trong những nguyên tắc của ASEAN, Myanmar đặc biệt chú ý đến nguyên tắc mà Myanmar cho là quan trọng nhất đó là không can thiệp vào nội bộ các nước thành viên. Đường lối đối ngoại của Myanmar trong thời kì mới có thể được hiểu qua những phát biểu của nhà lãnh đạo cấp cao của Myanmar. Đó là phát biểu của tướng Than Swe trong một buổi huấn luyện quân sự vào tháng 7 năm 1997 về việc gia nhập ASEAN như sau: Chúng ta phải sống với bạn bè. Nếu chúng ta không có bạn, và không chung sống với bạn, cuối cùng chúng ta sẽ rơi vào rắc rối. Tổ chức tốt nhất để chúng ta có thể kết bạn là một tổ chức quen thuộc và tương đồng với chúng ta, một tổ chức không có ý định can thiệp vào nội bộ chúng ta, một tổ chức với chính sách đối xử với các thành viên công bằng với những nguyên tắc và mục đích tốt. Chúng ta nên và phải gia nhập một tổ chức như thế. Và vì vậy, chúng ta đã quyết định gia nhập ASEAN. Điều này sẽ chỉ có lợi cho chúng ta và chúng ta sẽ không mất mát gì từ nó. 72 Nó sẽ không ảnh hưởng tới những lợi ích quốc gia của ta. Nó sẽ không can dự vào chuyện nội bộ của ta. Chúng ta sẽ làm bạn và sát cánh với những quốc gia có ý định tốt và có ích. [64, tr.7] Sau đó khoảng 1 năm, vào tháng 7 năm 1998, ông tiếp tục phát biểu: Ở lĩnh vực quốc tế, chúng ta không thể theo đuổi chủ trương “không bạn, không thù” như chúng ta đã từng làm trong quá khứ. Thế giới đã thay đổi. Không còn sự cân bằng quyền lực. Và như vậy, sự hình thành các nhóm khu vực hay chủ nghĩa khu vực ngày càng trở nên quan trọng. Chúng ta không còn có thể duy trì chủ trương “không bạn, không thù”. Chúng ta phải xây dựng và thực hiện một chính sách ngoại giao mới, chính sách “tất cả là bạn, không ai là thù”. Tất nhiên sẽ có bạn gần và xa. ASEAN chính là người bạn gần gũi của chúng ta, và tất cả các nước còn lại đều là bạn xa.[64, tr.7]. Từ cuối năm 2008, tranh thủ thời cơ quốc tế trợ giúp Myanmar khắc phục hậu quả cơn bão Nargis, chính phủ Myanmar đã đón tiếp và đàm phán với các Trợ lý đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (một lần đón Tổng thư ký Ban Ki Moon). Các Đặc phái viên của EU, các Thượng nghị sĩ và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ lần lượt đến Yangon gặp gỡ các quan chức chính phủ Myanmar trao đổi ý kiến về "Lộ trình dân chủ 7 điểm" và các vấn đề nhạy cảm của Myanmar. Những cuộc đàm phán, trao đổi ý kiến đó là tiền đề quan trọng cho Liên Hợp Quốc, Mỹ, Phương Tây hiểu rõ hơn về tình hình thực tế của Myanmar và không tẩy chay kết quả cuộc bầu cử ngày 7-11-2010 của Myanmar. Như vậy, những thay đổi trong quan điểm, đường lối của chính phủ Myanmar đã đưa tới những thay đổi trong chính sách đối ngoại. Không chỉ đề cao những quan hệ song phương như trước mà Myanmar còn thúc đẩy quan hệ đa phươn, trong đó mối quan hệ với tổ chức ASEAN sẽ là cơ hội đưa Myanmar tiến lại gần hơn với các nước trong khu vực. Myanmar cũng xem trọng mối quan hệ với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Điều này giúp thúc đẩy mối quan hệ giữa hay nước vốn tốt đẹp trong quá khứ được đưa lên một giai đoạn mới trong mối hợp tác lâu dài, toàn diện. 73 2.2.3 Quan hệ Myanmar- Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010 Từ đầu những năm 90, tình hình thế giới và khu vực đã tạo những tiền đề hết sức thuận lợi để hai bên phát triển quan hệ ngoại giao của mình. Đặc biệt, những chuyển biến tích cực từ sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết. Thêm vào đó, chính phủ của Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp nhà nước chủ trương đưa Myanmar hòa nhập trở lại với khu vực và cộng đồng quốc tế để thoát khỏi thế bao vây, cấm vận mà Hoa Kỳ và phương Tây áp đặt đối với M

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_28_7474708625_0329_1869355.pdf
Tài liệu liên quan