Luận văn Quan hệ Nhật Bản – Liên Xô (1917-1945)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài . 3

3. Mục đích nghiên cứu . 7

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 7

5. Phương pháp nghiên cứu . 7

6. Nguồn tư liệu . 8

7. Đóng góp của luận văn . 8

8. Bố cục của luận văn . 9

CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUAN HỆ NHẬT BẢN – NGA

TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN 1916 . 10

1.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình Nhật Bản, Nga . 10

1.2.1. Bối cảnh quốc tế. 10

1.2.2.Bối cảnh lịch sử Nhật Bản . 13

1.1.3. Bối cảnh lịch sử Nga. 16

1.2. Quan hệ Nhật Bản – Nga từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 20

1.2.1. Vấn đề Triều Tiên . 20

1.2.2. Vấn đề Trung Quốc. 22

1.2.3. Chiến tranh Nga – Nhật (1904 -1905) . 28

1.2.4. Hòa ước Portsmouth (1905). 30

1.3. Quan hệ Nhật - Nga từ kẻ thù trở thành đồng minh. 33

CHƯƠNG 2. QUAN HỆ NHẬT BẢN – LIÊN XÔ TỪ 1917-1929. 40

2.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình Nhật Bản, Liên Xô . 40

2.1.1. Bối cảnh quốc tế. 40

2.1.2. Bối cảnh lịch sử Nhật Bản . 422.1.3. Bối cảnh lịch sử Liên Xô . 46

2.2. Quan hệ Nhật Bản – Liên Xô từ 1917 - 1929. 50

2.2.1. Cách mạng tháng Mười thắng lợi và sự rạn nứt mối quan hệ hai

nước . 50

2.2.2. Mối quan hệ bị đổ vỡ . 54

2.2.1.1. Nguyên nhân . 54

2.2.1.2. Nhật Bản đưa quân can thiệp vào Liên Xô . 56

2.2.3. Nhật Bản công nhận Liên Xô. 61

Chương 3. QUAN HỆ NHẬT BẢN – LIÊN XÔ TỪ 1929-1945. 71

3.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình Nhật, Liên Xô . 71

3.1.1. Bối cảnh quốc tế. 71

3.1.2. Bối cảnh lịch sử Nhật Bản . 73

3.1.3. Bối cảnh lịch sử Liên Xô . 76

3.2. Quan hệ Nhật Bản – Liên Xô từ 1929-1945. 79

3.2.1. Những hành động khiêu kích của Nhật Bản và sự xấu đi trong mối

quan hệ hai nước . 79

3.2.1.1. Những mâu thuẫn không thể giải quyết . 79

3.2.1.2. Chiến sự tại Khasan. 86

3.2.1.3. Chiến sự ở Khalkin Gol. 88

3.2.2. Hiệp ước trung lập Xô – Nhật. 94

3.2.3. Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản . 98

3.2.3.1. Sự trung lập tất phải thất bại . 98

3.2.3.2. Liên Xô đánh bại Nhật Bản ở mặt trận phía Đông . 103

KẾT LUẬN

pdf129 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ Nhật Bản – Liên Xô (1917-1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện Smoniyl, tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết do Lenin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng. Đối với các dân tộc, chính phủ Xô viết công bố bản tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba Lan, Phần Lan. Như vậy, với sự thành công của cách mạng tháng Mười, nước Nga đã trở thành nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, với thể chế chính trị hoàn toàn đối lập với thế giới tư bản (trong đó Nhật là một bộ phận của thế giới đó). Sự mâu thuẫn về ý thức hệ là trở ngại trong quan hệ Nhật - Nga. Bên cạnh đó, việc chính quyền Xô viết tuyên bố không thừa nhận những hiệp định mà chính phủ Nga Hoàng đã bí mật kí kết với các nước khác, kể cả những hiệp định ký kết với Nhật trong giai đoạn 1907- 1916 đã làm cho Nhật bất bình. Điều này báo hiệu sự rạn nứt nghiêm trọng trong quan hệ Nhật - Nga. Đến ngày 02-12-1917 tại Brét Litốp, hiệp định đình chiến đã được kí 54 kết giữa nhà nước Xô viết với nước Đức và các nước phe liên minh, chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai bên. Như vậy, nhà nước Xô viết muốn rút ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất mà chưa nhận được sự chấp thuận của phe hiệp ước. Ngày 03-03-1918 khi hòa ước Brét Litốp giữa nhà nước Xô viết và Đức chính thức được kí kết, với việc chính quyền Xô viết quyết định rút khỏi cuộc chiến chống lại Đức, “thời đại của mối quan hệ hữu nghị Nhật Bản - Nga đã đến đi hồi kết”[46;17]. 2.2.2. Mối quan hệ bị đổ vỡ 2.2.1.1. Nguyên nhân Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, nhà nước Xô viết lại phải lao mình vào một cuộc chiến đấu mới cực kì khó khăn và khốc liệt. Đó là cuộc nội chiến do các thế lực phản động trong nước và cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc bên ngoài tiến hành, kéo dài trong ba năm – từ đầu năm 1918 đến cuối năm 1920. Nước Nhật cũng tham gia vào cuộc chiến này, nhưng không phải với tư cách là đồng minh của Nga như trong thế chiến thứ nhất, mà là kẻ thù của nhau. Sự sụp đổ của mối quan hệ Nhật Bản-Nga (sau đó là Liên Xô) là “một kết quả đã được dự đoán trước đó, khi cách mạng tháng Mười thành công và những người Bolshevik nắm quyền. Không có ai có thể đảm bảo rằng thời đại của thiện chí, hòa hợp sẽ tiếp tục kéo dài hơn nữa, ngay cả khi đế quốc Nga vẫn giữ nguyên vị thế và không bị tổn thương bởi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất”[46;19]. Trước cách mạng tháng Mười, thể chế quân chủ Nga rất gần gũi với thể chế của Nhật. Nhưng với sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết ở Nga đã xây dựng một thể chế chính trị đối lập hoàn toàn với Nhật. Xét về ý thức hệ, chủ nghĩa Bolshevik được coi là một mối đe dọa lớn 55 với hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, mà trong đó, Nhật Bản chính là một bộ phận. Những người Bolshevik nắm quyền ở Nga đã trở thành một cú sốc lớn với chính quyền Nhật. Một nhà lãnh đạo Nhật Bản đã từng tuyên bố “không ai có thể tưởng tượng rằng một gia đình hoàng gia quyền lực, sở hữu một đội quân khổng lồ và tiếng tăm khắp thế giới lại phải đối mặt với một điều tất yếu như số phận đã định sẵn”[46;17]. Với người Nhật “chủ nghĩa cộng sản đã được xem như là một bệnh ung thư đe dọa cả Trung Quốc và Nhật Bản”[46;17]. Đặc biệt, sự bùng nổ kinh tế ở Nhật trong những năm tháng thế chiến thứ nhất nổ ra đã kết thúc trong những năm 1918-1919 và áp lực to lớn nhằm làm giảm lạm phát đã gây ra những khó khăn lớn về kinh tế. Các nhà lãnh đạo quân sự đã buộc phải lo lắng rằng các sự kiện đang diễn ra như các cuộc bạo loạn lúa gạo ở nhiều thành phố lớn của Nhật vào năm 1918 (do sự tăng vọt giá bán gạo), có thể là điềm báo của tình trạng bất ổn nghiêm trọng và sẽ đem đến nhiều rắc rối cho phái lãnh đạo bảo thủ. Chủ nghĩa Bolshevik, theo cách các nhà lãnh đạo quân sự Nhật nhìn nhận, có thể “đổ thêm dầu vào lửa” và “uy hiếp sự tồn tại của mình”. Do đó, có rất ít sự ủng hộ cho việc công nhận chế độ Xô viết từ phía chính phủ Nhật. Sự đổ vỡ của mối quan hệ hai nước còn bắt nguồn từ những tham vọng của giới cầm quyền Nhật Bản. Chính quyền Sa Hoàng sụp đổ cùng “lực lượng quân sự hùng mạnh của đế quốc Nga đã tiêu ma”, đã đem lại cho giới lãnh đạo quân sự Nhật Bản một hy vọng mới: “Một không gian tự do hơn nữa ở Mãn Châu, Mông Cổ và vùng Viễn Đông của Nga”[46;17-18]. Chính phủ “Nhật muốn thành lập một quốc gia chống chính quyền Xô viết ở miền Đông Siberia, vừa để ngăn chặn ảnh hưởng của chính quyền Xô viết, vừa để bành chướng thế lực của Nhật sang vùng này”[34;184]. Chính vì vậy, “Nhật bản 56 phải lập tức xua quân vượt biển sang Siberia để làm chủ phần đất đó”[56;267]. Ngoài ra, còn một lý do nữa khiến cho Nhật Bản không công nhận Liên Xô và đưa quân can thiệp vì Anh một nước đồng minh của Nhật “đã yêu cầu Nhật tiến binh sang Siberia”[56;267]. Vì đối với Anh, Pháp thì “việc Liên Xô có khuynh hướng một mình một chợ giảng hòa với Đức là hành vi phản bội. Để đối địch với chính quyền xã hội chủ nghĩa này, họ đã kêu gọi sự giúp đỡ của người Nhật”[56;267]. Cách mạng tháng 10 thành công, với sự ra đời của chính quyền Xô viết, với tư cách là người kế thừa nước Nga và tiếp tục phát triển quan hệ Nhật-Nga trong giai đoạn 1907-1916, nhưng với nhiều nguyên nhân khác nhau, mối quan hệ Nhật Bản – Liên Xô đã trở nên căng thẳng, rạn nứt và khó tránh được một cuộc đối đầu quân sự. 2.2.1.2. Nhật Bản đưa quân can thiệp vào Liên Xô Sau khi chính quyền Xô viết được thành lập và rút khỏi cuộc chiến tranh, các nước đế quốc trong phe Hiệp ước (đồng minh của Nga trong chiến tranh) đã tập hợp lực lượng, phối hợp với nhau nhằm tiêu diệt Liên Xô. Ngày 22-12-1917, bốn nước Anh, Pháp, Mĩ, Nhật đã họp tại Pari thảo luận về việc phân chia Liên Xô thành các khu vực ảnh hưởng của từng nước: Anh sẽ nắm quyền kiểm soát vùng Capcadơ, Acmênia, Grudia và vùng sông Đông; Pháp chiếm Bexarabia, Crưm và Ucraina; Mĩ và Nhật nắm khu vực Siberia và Viễn Đông Cũng trong tháng 12-1917, quân Rumani được Pháp hỗ trợ đã chiếm Betxarabia. Từ tháng 03 đến tháng 04-1918 quân đội các nước Hiệp ước đã xuất hiện tại vùng biên giới nước Nga. Quân đội Anh, Mĩ, Pháp đổ bộ lên hải cảng Muốcmăngxcơ ở phía cực Bắc. 57 Còn về phía quân Nhật cho dù rất muốn nhanh chóng đưa quân vào Siberia, nhưng đến giữa năm 1918 quân đội Nhật vẫn chưa thể tiến binh sang đây vì vấp phải sự phản đối của Mĩ. Lý do Mĩ lên tiếng phản đối việc Nhật điều quân sang Siberia là vì “lo sợ Nhật sẽ nhờ dịp đó xâm chiếm Siberia”[7;114]. Ngày 20-02-1918, tướng Bliss của Mĩ đã viết: “Nếu để quân Nhật can thiệp ở Siberia, ta phải đặt ra câu hỏi, làm thế nào và đến bao giờ quân Nhật mới chịu rút lui”[7;114]. Sự lo ngại cũa Mĩ là có căn cứ, vì trong hội nghị Versailles (1919), Nhật đã đưa ra tham vọng “không những muốn củng cố địa vị ở Trung Quốc mà còn định chiếm cả vùng Viễn Đông của Liên Xô”[37;68]. Đến tháng 06-1918, sau khi Anh và Pháp nhiều lần yêu cầu Mĩ giúp sức để đưa lực luợng quân Tiệp Khắc đang bị mắc kẹt ở miền Đông Siberia trở về Châu Âu, thì Mĩ đã gửi đến chính phủ Nhật một đề án chung: “Nhật Bản có thể cùng chúng tôi đem binh lính qua Siberia không?”[56;267]. Nhưng theo ý của chính phủ Mĩ, “chỉ nên mở một cuộc hành quân mang tính quốc tế để giúp quân Tiệp về Châu Âu”[7;115]. Dụng ý của chính phủ Mĩ là muốn hạn chế tối đa số quân của Nhật đưa sang Siberia. Chính phủ Mĩ yêu cầu Nhật gửi sang 7.000 quân, còn Mĩ cũng gửi 7.000 quân. Dự định khu vực hành quân chỉ giới hạn quanh vùng phụ cận của Vladivostock. Ngày 16-07-1918, chính phủ Nhật thông báo đến chính phủ Mĩ, có thể Nhật “sẽ gửi sang Siberia nhiều quân hơn nếu nhu cầu đòi hỏi”[7;115]. Đến ngày 02-08-1918 “Nhật thông báo sẽ không can thiệp vào nội bộ Nga và sẽ rút lui khỏi Siberia khi công việc xong xuôi”[7;115]. Theo đúng kế hoạch, ngày 11-08-1918, ba sư đoàn quân Nhật đổ bộ lên Vladivostock và ra “thông cáo cho nhân dân biết Nhật sẽ trực tiếp nắm quyền giữ gìn trật tự trong thành phố”[42;114]. Nửa tháng sau, báo chí Nhật lên tiếng yêu cầu chính phủ đem quân đến tiếp viện. 58 Mượn cớ hai kiều dân của Nhật bị sát hại tại Vladivostock vào ngày 05-04-1918, chính phủ Nhật đã gửi sang 70.000 quân chứ không phải là 7.000 quân như yêu cầu của Mĩ. Đến cuối tháng 08-1918, tại thành phố Vladivostock thuộc miền đông Siberia đã có 7.000 quân Mĩ và 5.600 quân Anh-Pháp. Tuy nhiên, lực lượng quân Nhật là 70.000 quân, chiếm đóng một vùng rộng lớn từ Xakhalin đến khu vực Baikal. Với một số quân đông, lại chiếm đóng một khu vực rộng lớn, “nên cuộc hành quân này coi như là của Nhật”[7;116]. Có thể nói rằng, hành động đưa quân can thiệp vào Siberia của Nhật đã đánh dấu sự đổ vỡ lần thứ nhất trong quan hệ Nhật Bản - Liên Xô từ năm 1917 - 1945. Khi lực lượng quân Hiệp ước đổ bộ vào Siberia, tại đây đã có chính phủ của đô đốc Koltchak được thành lập vào tháng 11-1918, đối lập hoàn toàn với chính quyền Bolshevik, “tự phong là người cầm quyền tối cao của nước Nga”[20;54], nắm trong tay 150.000 quân, chiếm đóng Siberia và vùng Uran. Khi đổ bộ vào Siberia, quân Nhật đã hỗ trợ, nâng đỡ chính quyền của Koltchak. Bên cạnh đó, các cuộc chiến giữa quân đội Nhật và lực lượng Hồng quân đã diễn ra ngay từ khi Nhật tiến hành can thiệp và kéo dài cho đến khi Nhật Bản rút quân khỏi các khu vực đất liền của Nga. Nhiều nơi, các cuộc chiến đã gây thiệt hại khá lớn, được miêu tả bằng những từ ngữ như “dã man”, “đẫm máu”và trong đó có cả sự tham gia của những kiều dân Nhật Bản và Nga. Mãi đến sau này, cả Nhật và Nga mới thừa nhận đã có những hành động tàn bạo, chống lại dân thường và binh lính với những biện pháp giống nhau. Những hành động quân sự của hai bên đã làm cho quan hệ của hai nước trở nên căng thẳng. Trong năm 1919, Hồng quân Liên xô đã đánh tan những lực lượng bạch vệ và can thiệp (các đội quân của Đênikin, Iuđenít, Milerơ) trên khắp các chiến trường. Tại Siberia, tháng 07-1919 “Hồng quân 59 đã giải phóng khu công nghiệp Uran, đầy lùi quân Koltchak về tận Siberia”[20;55]. Đến cuối năm 1919 đội quân bạch vệ của Koltchak bị đánh tan tại trận Volga, bản thân “Koltchak đã bị bắt và bị xử bắn tại Iêccút”[20;55]. Như vậy chính phủ bạch vệ của Koltchak do Nhật hỗ trợ đã bị đánh bại tại Siberia. Đến đầu năm 1920, khi cuộc can thiệp vào Liên Xô không đạt được kết quả, lực lượng quân sự của các nước Anh, Pháp, Mĩ lần lượt rút quân khỏi Siberia nhưng quân đội Nhật vẫn duy trì các hoạt động quân sự tại đây. Vào tháng 03-1920, tại thị trấn Nikolaevsk gần cửa sông Amur trên biển Okhotsk, một sự việc gây mâu thuẫn lớn giữa hai nước đã xảy ra: “sự kiện thảm sát Nikolaevsk”. Tại đây, một nhóm các lực lượng Hồng quân và quân du kích địa phương Nga đã bị cáo buộc về hành động giết 700 tù nhân Nhật Bản (kể cả binh lính và dân thường), có cả một luật sư Nhật và gia đình của ông. Đáp lại cáo buộc trên, Liên Xô tuyên bố rằng quân Nhật Bản đã giương cờ trắng đầu hàng nhưng sau đó lại nổ súng tấn công nên Hồng quân buộc phải hành động nhưng phía Nhật tuyên bố rằng họ đã đầu hàng và đã bị tàn sát không thương tiếc. Vụ thảm sát Nikolaevsk đã trở thành sự kiện xấu gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến quan hệ hai nước trong thời gian dài. Ngày 06-04-1920, tại Siberia đã diễn ra một sự kiện quan trọng, đó là sự ra đời của nước cộng hòa Viễn Đông (cộng hòa Chita), bao gồm các vùng Pribaican, Dabaican, Amu, Primorie, Camsatca, Bắc Xakhalin. Mặc dù nuớc cộng hòa Viễn Đông tồn tại trên danh nghĩa là một nhà nước độc lập, nhưng nó phần lớn chịu sự kiểm soát của Liên Xô nhằm “tạo ra một hoãn xung quốc (nước vùng đệm) giữa Liên xô và các vùng lãnh thổ do Nhật Bản chiếm đóng”. [32;35] 60 Sau khi ra đời, chính quyền Viễn Đông yêu cầu Nhật rút toàn bộ quân đội ra khỏi lãnh thổ của mình, vì vậy quan hệ của Nhật với nước cộng hòa này rất căng thẳng. Ngày 26-05-1921 tại Vladivostok, quân Nhật ủng hộ cho một cuộc đảo chính của Bạch vệ để lập nên một chính quyền mới được gọi là chính phủ lâm thời Priamur. Đến tháng 09-1921 chính phủ Nhật đưa ra bản “yêu sách 17 điểm” “đòi biến nước cộng hòa Viễn Đông thành thuộc địa của họ”[32;36]. Trên thực tế, “giới quân phiệt Nhật đã đạt được việc thủ tiêu các công sự phòng thủ của quân Nga tại vùng duyên hảiVladivostock và vùng biên giới giáp Triều Tiên; buộc nước cộng hòa Viên Đông không được duy trì hạm đội hải quân; trao cho người Nhật ở đây các quyền tự do buôn bán, kinh doanh, hành nghề bình đẳng với cư dân địa phương và buộc nước cộng hòa này không được thiết lập chế độ công sản...”[32;36] Từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1921, Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc chiến chống thù trong giặc ngoài. Những lực lượng quân bạch vệ bị đánh tan, các đội quân can thiệp quốc tế cũng rút lui, ngoại trừ quân Nhật nhưng “sức mạnh chiến đấu của quân đội cộng hòa Viễn Đông và Hồng quân Xô viết đã làm thất bại những âm mưu của Nhật ở vùng Vladivostock”[32;36]. Cuộc chiến tranh Siberia đã khiến Nhật chịu một tổn thất lớn “kinh phí lên đến 10 tỷ yên, với thiệt hại nhân mạng trên chiến trường là 3.000 người chết, 20.000 nguời bị thương”[56;267]. Hậu quả này đã tạo lên một làn sóng phản đối của người dân Nhật với chính phủ. Không chỉ chịu sự chỉ trích từ trong nước, Nhật còn vấp phải sự phản đối từ bên ngoài. Việc Nhật vẫn duy trì lực lượng quân sự tại Siberia khi các đồng minh của Nhật đã rút hết quân tại đây ngay trong năm 1920, khiến họ không hài lòng. Chính phủ Mĩ cáo buộc “Nhật đang nuôi tham vọng gì khác”[56;267]. Đặc biệt, tại hội nghị 61 Washington 1921 – 1922, phái đoàn Nhật đã bị hội nghị chất vấn: “Tại sao còn đóng quân ở Siberia”[7;128] còn phía Nhật đưa ra lý do “cần phải bảo vệ kiều dân và quyền lợi của Nhật đã có tại đây, đồng thời để giữ gìn an ninh cho Triều Tiên”[7;128]. Trước áp lực quốc tế và trong nước, Nhật phải hứa rút binh từ tháng 8 đến tháng 10-1922 và đến tháng 10-1922, quân Nhật đã rút khỏi vùng Viễn Đông nhưng vẫn giữ lại một phầnlãnh thổ ở phía bắc đảo Xakhalin cho đến năm 1925. Ngay khi quân Nhật rút lui, ngày 25-10-1922 quân đội cộng hòa Viễn Đông tái chiếm Vladivostok. Ngày 15-11-1922 cộng hòa Viễn Đông được sáp nhập vào Liên Xô. Chính phủ cộng hòa Viễn Đông tự mình giải thể và chuyển giao tất cả quyền hạn và lãnh thổ cho chính phủ Bolshevik tại Moscow. Sau 5 năm, cuộc can thiệp vào Siberia của quân đội Nhật đã chấm dứt mà “Nhật không thu được gì mà chỉ càng mất thêm uy tín thế giới”[34;185]. Đặc biệt, cuộc chiến này đã tạo ra “cái bóng đen bao trùm lên mối quan hệ song phương của hai nước” và đánh dấu sự đổ vỡ lần thứ nhất trong quan hệ Nhật – Xô. 2.2.3. Nhật Bản công nhận Liên Xô Ngay sau khi cách mạng tháng Mười thành công, chính quyền Xô viết non trẻ đã phải đối phó với tình huống cực kì khó khăn, đó là cuộc nội chiến chống thù trong giặc ngoài từ năm 1918-1920. Bên cạnh đó, các cường quốc phương tây còn không công nhận và thi hành chính sách bao vây, thù địch đối với Liên Xô. Trong hội nghị quốc tế Versailles – Washington, chính phủ Xô viết không được các nước tư bản cho tham dự. Tuy nhiên, sau thắng lợi trong cuộc nội chiến 1918-1920, Liên Xô đã từng bước phá vỡ chính sách cô lập của các các cường quốc phương Tây và khẳng định vị trí quốc tế của mình. 62 Ngày 16-04-1922, hiệp ước Xô - Đức đã được kí kết tại Rapalo, Đức trở thành quốc gia phương tây đầu tiên thiết lập ngoại giao với Liên Xô. Có thể nói hòa ước “Rapalo đã giáng một đòn vào âm mưu cô lập Liên Xô của các nước phương tây, đồng thời đánh dấu một thắng lợi ngoại giao quan trọng của nhà nước Xô viết”[29;139]. Ngày 30-12-1922 liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã được thành lập, sức mạnh của nhà nước Xô viết được tăng cường và củng cố. Đến ngày 02-02-1924, Anh là nước tư bản thứ hai ở Châu Âu sau Đức chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Sau đó, hàng loạt các quốc gia châu Âu khác tuyên bố công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Liên Xô như Italia (7-2-1924), Pháp (10-1924) Việc các cường quốc Anh, Pháp, Italia đã chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô đã cho thấy vai trò, uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế. Cùng với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các cường quốc phương tây, trong thời gian này Liên Xô cũng đưa ra chính sách đối ngoại với “những nỗ lực nhằm tạo ra một biên giới hòa bình nói chung và ở khu vực Đông Á nói riêng để có thể hỗ trợ cho các tỉnh Viễn Đông của Nga, giúp khu vực này có thời gian phục hồi, khắc phục sự tàn phá của chiến tranh và sự can thiệp của thế lực bên ngoài”[46;24]. Ở khu vực Đông Bắc Á, Liên Xô đặc biệt quan tâm đến Trung Quốc và Nhật Bản. Ngày 31-05-1924 hòa ước Xô – Trung đã được kí kết, theo đó Trung Quốc công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, đồng thời Liên Xô tuyên bố hủy bỏ tất cảc các đặc quyền trước đây chính phủ Nga Hoàng đã kí với Trung Quốc. Trong khi đó, việc “nối lại mối quan hệ với Nhật Bản được xem là một vấn đề khó khăn hơn cả”[46;24] vì “xuyên suốt trong lịch sử các mối quan hệ của Nga mà nay là Liên Xô, nỗi ám ảnh về cuộc chiến tranh 1904-1905 vẫn còn dai dẳng, việc Nhật Bản can thiệp Siberia kéo 63 dài và những cuộc chiếm đóng Xakhalin luôn là vấn đề gây trăn trở trong tâm thức những nhà lãnh đạo Liên Xô và dân Nga”[46;24]. Tuy nhiên, để phá thế bao vây của các nước đế quốc, các nhà lãnh đạo mới tại Moscow cần thiết lập quan hệ với Nhật Bản: “mối quan hệ với Nhật Bản được xem là lý tưởng vì những lợi ích của nó”[46;24-25]. Ngoài ra, trong các cường quốc phương tây, chỉ còn Mĩ chưa công nhận và vẫn duy trì chính sách thù địch chống Liên Xô, đây cũng là một nguyên nhân thúc đẩy sự tiến tới của quan hệ Nhật -Xô. Nhà ngoại giao Xô viết Lev Mikhailovich Karakhan tuyên bố với báo Izvestia: “Các thỏa thuận với Nhật Bản, bằng cách tăng cường vị trí của chúng tôi ở Thái Bình Dương, cũng chính là một sự cảnh báo với Mỹ, việc nước này không kí hiệp ước với chúng tôi chỉ làm cho vị trí của nó tồi tệ hơn”[46;22]. Cuộc can thiệp vào Siberia thất bại và đặc biệt là sau hội nghị Washington 1921 – 1922, thì vị thế, uy tín và vai trò của Nhật trên trường quốc tế bị suy giảm nghiêm trọng. Một trong những mục tiêu mà Mĩ triệu tập hội nghị Washington chính là nhằm ngăn chặn không cho Nhật gia tăng quân bị, bành trướng thế lực lãnh thổ. Cụ thể Hiệp ước bốn nước đã thay thế liên minh Anh - Nhật, “nhằm cô lập Nhật thêm một bước”[37;74]; Hiệp ước năm nước hạn chế lực lượng hải quân của Nhật. Đặc biệt Hiệp ước chín nước đã “xác nhận mở cửa đối với Trung Quốc”, “tức là mọi quốc gia đều có quyền buôn bán giống nhau ở Trung Quốc”, như vậy “người bị mất các đặc quyền không ai khác hơn ngoài Nhật”[34;187]. Ngoài việc kí những hiệp ước nhằm cô lập Nhật trong hội nghị Washington, Mĩ “cũng đang hướng đôi mắt thèm thuồng sang khu vực này (Châu Á), nhất là đối với thị trường Trung Quốc rộng lớn” [37;73]. Điều này khiến cho Nhật không hài lòng vì với “thuyết Châu Á là của người Châu Á”[37;73], từ lâu khu vực Đông Bắc Á nói chung, Trung Quốc nói riêng đã 64 được xem là “sân nhà” của Nhật. Tham vọng của Mĩ, khiến cho mối quan hệ Nhật – Mĩ trở lên căng thẳng. Điều đó buộc Nhật phải có những tính toán mới về chính sách ngoại giao đối với các nước khu vực, trong đó có Liên Xô. Chính vì vậy, dù cho “ở Nhật lúc bấy giờ tồn tại một xu hướng lo ngại và không thiện cảm với chính phủ Xô Viết”[46;27] nhưng để lấy lại uy tín, duy trì tầm ảnh hưởng ở khu vực Đông Bắc Á và phá bỏ sự cô lập của Mĩ, thì việc thiết lập lại quan hệ Nhật-Xô là một giải pháp có thể tính đến. Ngay từ giữa năm 1921, đã có nhiều yếu tố xuất hiện cho thấy việc Nhật Bản đã có sự chuẩn bị để nối lại quan hệ với Liên Xô. Tháng 08-1921, một hội nghị song phương đã được triệu tập ở Trung Quốc để thảo luận việc công nhận lẫn nhau giữa Nhật - Liên Xô. Tuy nhiên, hội nghị đã bị phá do quân đội Nhật vẫn còn đóng quân tại Siberia cũng như dư âm từ vụ thảm sát Nikolaevsk vẫn còn. Đến tháng 09-1922, sau khi quân Nhật rút khỏi đất liền, một hội nghị thứ hai đã được triệu tập tại Trường Xuân, Trung Quốc. Những khúc mắc trong vụ thảm sát Nikolaevsk cũng như việc quân đội Nhật vẫn chiếm đóng Bắc Sakhalin vẫn là những những nguyên nhân khiến cho việc bình thường hóa mối quan hệ Nhật-Xô đi vào ngõ cụt. Ngày 30-12-1922, nước Cộng hòa Viễn Đông được sáp nhập vào Liên Xô, đã báo hiệu những tiến triển tốt đẹp cho quá trình thương thuyết của hai bên. Từ năm 1923, Nhật Bản đã tiến hành đàm phán với chính phủ Liên Xô ở Moscow. Phía Nhật Bản đã cử bá tước Shimpei Goto (Thị trưởng Tokyo) làm đại diện. Tại Nhật, Shimpet Goto được xem là một trong những người ủng hộ Nga, là nhân vật đã đề xuất việc Nhật Bản cần xích lại gần Nga trong những năm 1907-1916. Chính vì vậy, sự tham gia của Shimpei Goto với người đại 65 diện chính phủ Bolshevik cho thấy Nhật Bản đã bắt đầu thay đổi và hướng đến một cuộc đàm phán thiết thực hơn với Liên xô. Chính phủ Liên xô đã cửnhà ngoại giao Adolf Ioffe, người đã có nhiều kinh nghiệm về Châu Á để tiếp xúc. Chính phủ Nhật Bản đã quyết định bắt đầu đàm phán chính thức với Adolf Ioffe tại Nhật Bản. Vào đầu năm 1923, hai nhà ngoại giao Shimpei Goto và Adolf Ioffe đã có một cuộc gặp gỡ không chính thức tại Yokohama (Nhật Bản). Các cuộc đàm phán kéo dài đến mùa hè năm 1923,trong đó nhiều lần bị gián đoạn bởi dư âm của vụ thảm sát Nikolaevsk. Chính phủ Nhật Bản yêu cầu một lời xin lỗi chính thức từ phía Liên Xô và mong muốn Liên Xô sẽ bán nửa còn lại của Xakhalin cho Nhật nhưng chính phủ Liên Xô đã từ chối yêu cầu này. Không chỉ vậy, năm 1923 còn có một sự kiện ảnh hưởng không tốt đến quá trình đàm phán. Đó là việc chính phủ Nhật đã từ chối tiếp nhận viện trợ thực phẩm của Liên Xô và các hỗ trợ vật chất khác nhằm giúp Nhật Bản khắc phục hậu quả trận động đất Kanto (1923). Con tàu cứu trợ mang tên Lenin (chuyến tàu cứu trợ nước ngoài đầu tiên đến Yokohama Nhật Bản), đã buộc phải quay đầu lại ngay sau khi nó cập cảng dù trên mình nó nặng trĩu những hàng hóa. Các đơn vị quân đội Nhật Bản chịu trách nhiệm phân phối hàng cứu trợ trong vùng bị thiệt hại đã nghi ngờ động cơ của Liên Xô và không cho phép các nhân viên của Liên Xô tháo dỡ và phân phối hàng cứu trợ cho người dân Nhật. Cử chỉ này “được xem như là một hành động gây xúc phạm lớn đến Chính phủ Liên Xô”[46;25]. Sau những gián đoạn, đến mùa xuân năm 1924, đàm phán giữa chính phủ Nhật - Xô được nối lại tại Bắc Kinh. Trong khoảng thời gian này, những đại diện của hai bên gồm có bộ trưởng Kenkichi Yoshizawa của Nhật Bản và Lev Karakhan từ Liên Xô. Các cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra đến cuối năm 1924 với những tiến triển tốt đẹp. Ngày 20-1-1925, hai bên đã ký Công ước 66 quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao. Công ước quy định Nhật Bản phải rút quân khỏi Bắc Xakhalin và trả lại vùng đất này cho Liên Xô; hai bên cùng chung sống hòa bình trên cơ sở không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Liên Xô cam kết vẫn tôn trọng Hiệp định Portsmouth năm 1905 và cho phép các công dân, công ty, hiệp hội Nhật Bản đầu tư, khai thác tài nguyên khoáng sản và lâm nghiệp trên toàn lãnh thổ Liên Xô. Có thể nhận ra, “công ước này là một sự nhượng bộ của Liên Xô đối với Nhật Bản nhằm củng cố nền hòa bình ở Viễn Đông”[42;173]. Nhìn chung, “việc nối lại mối quan hệ hai bên giữa Nhật Bản-Liên Xô 1923-1925 được xem là một sản phẩm của những chi phối từ bên ngoài. Nhận thức được mối nguy hiểm tiềm năng ở vùng Viễn Đông, các nhà lãnh đạo của cả hai nước tìm cách khôi phục vị trí chiến lược của họ. Hướng về nhau được xem là một chiến thuật tạm thời, nó được thiết kế như một tấm khiên chắn để bảo vệ các lỗ hổng. Tính chất địa chính trị trong việc tái lập mối quan hệ hai bên đã được chứng thực bởi cả hai bên”[46;27]. Chính vì vậy, “việc công nhận lẫn nhau vào năm 1925 đã không mang lại một sự thay đổi mạnh mẽ trong cách nhìn của cả hai chính phủ và hai dân tộc với nhau. Những nhận thức về nhau trong suốt thời gian dài là khá thấp. Cảm giác nghi ngờ lẫn nhau, những vết thương từ trong những năm 1904-1905 đã lại tiếp tục tái lại trong những năm 1918-1922, và đã để lại những vết sẹo sâu cho đến nhiều thập kỷ về sau”[46;24]. Trong ngày kí kết nghị định thư công nhận nhà nước Xô viết tháng 01-1925, thủ tướng Kato, đã có bài diễn văn trước các thành viên trong đảng Kenseikai (đảng Lập hiến): “Chính phủ Liên Xô ở Moscow, mà chỉ là tên gọi khác của Quốc tế thứ ba, không bao giờ bỏ lỡ một cơ hội để truyền bá chủ nghĩa cộng sản ở tất cả các nước trên thế giới, d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_02_03_3224145279_6919_1872775.pdf
Tài liệu liên quan