MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TOÁN TẠI TRưỜNG TIỂU HỌC . 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản. 8
1.2. Hoạt động dạy học môn Toán tại trường tiểu học . 11
1.3. Quản lí hoạt động dạy học môn Toán tại Trường tiểu học. 17
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lí hoạt động dạy học môn Toán tại
Trường tiểu học. 22
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TOÁN TẠI TRưỜNG TIỂU HỌC BỒ ĐỀ QUẬN LONG
BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 25
2.1. Khái quát về Trường tiểu học Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành
phố Hà Nội . 25
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng . 28
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề. 30
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán tại Trường tiểu
học Bồ Đề. 33
2.5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn
Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề . 43
2.6. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán tại
Trường tiểu học Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. 45
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
TẠI TRưỜNG TIỂU HỌC BỒ ĐỀ QUẬN LONG BIÊN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI. 49
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp. 49
101 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lí hoạt động dạy học môn toán tại trường tiểu học bồ đề quận Long Biên thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 23%.
Những vấn đề trên đã phản ánh đúng thực trạng công tác QL đổi mới PPDH tại
trường TH Bồ Đề. Công tác bồi dưỡng, tập huấn đã thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, thực
hiện thường xuyên trong giảng dạy ở nhà trường còn nhiều vấn đề cần khắc phục như:
sử dụng các TBDH, việc DH theo nhóm và DH cá thể nhằm phát huy tính tích cực trong
học tập của HS, qua đó phát triển phẩm chất và năng lực HS, chất lượng một số tiết
giảng dạy theo PP mới chưa đem lại kết quả rõ ràng...
35
2.4.3. Quản lí triển khai hoạt động dạy học của giáo viên
a. Quản lí triển khai hoạt động dạy học của GV thông qua việc soạn bài lên lớp
Chuẩn bị bài và soạn bài lên lớp là hoạt động của GV được tiến hành ở nhà. QL
hoạt động này cần có những BP cụ thể, phù hợp như: kiểm tra giáo án đột xuất, định kỳ,
duyệt giáo án giảng dạy trước một tuần,... Để đánh giá thực trạng công tác QL này tại
Trường tiểu học Bồ Đề tác giả đã tiến hành khảo sát theo bảng 2.8 dưới đây.
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá việc QL soạn bài lên lớp của GV
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện
Điể
m
TB
Xếp
Loại
Tốt Trung bình Không tốt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1
Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo
thực hiện các văn bản, qui chế
chuyên môn
33 87% 3 8% 2 5% 2.8 Tốt
2
Yêu cầu soạn bài đúng PPCT
và đổi mới PPDH nhằm phát
triển phẩm chất, năng lực cho
HS
30 79% 4 11% 4 11% 2.7 Tốt
3
Bài soạn đúng yêu cầu về kiến
thức, phân phối thời gian... 28 74% 10 26% 0 0% 2.7 Tốt
4
Chuẩn bị đủ các yêu cầu về
TB, phương tiện phục vụ bài
dạy
24 63% 6 16% 8 21% 2.4 TB
5
Kiểm tra bài soạn thường
xuyên và định kỳ
32 84% 6 16% 0 0% 2.8 Tốt
6 Đánh giá và điều chỉnh kịp thời 23 61% 9 24% 6 15% 2.4 TB
Trung bình chung 2.7 Tốt
Đánh giá của GV về mức độ thực hiện các nội dung trong QL soạn bài lên lớp
giữa mức độ “Tốt” là 87%; 79%; 74%; 63%; 84%; 61% và “Không tốt” là 5%; 11%;
0%; 21%; 0%; 16% (theo thứ tự các nội dung). Nội dung 4 có 21% đánh giá là “Không
tốt”.
Mức độ đánh giá về các BP trên phản ánh có thể khách quan. Tuy nhiên, một số
người làm công tác QL vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của các BP. Do vậy, có
những BP thực hiện không tốt, không được quan tâm đúng mức, nhất là việc chuẩn bị
các TB giảng dạy.
Điều này nói lên QL chất lượng bài soạn của GV còn nhiều vấn đề chưa đạt yêu
cầu, đồng thời việc QL của các cấp QL chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra, giám sát, giúp đỡ
36
GV nên chất lượng chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Điều này dẫn tới việc phát huy
tính tích cực, tự giác của HS trong từng tiết dạy nhằm phát triển phẩm chất và năng lực
HS ở Trường tiểu học Bồ Đề hiện nay chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Nguyên nhân
là do GV chưa nhận thức hết tầm quan trọng, ý nghĩa của việc soạn bài đối với chất
lượng học tập của từng HS trên lớp. Vấn đề này cần phải được CBQL cấp Phòng và cấp
trường, đặc biệt là CBQL nhà trường giúp GV điều chỉnh trong thời gian tới.
b. Quản lí triển khai hoạt động dạy học thông qua giờ lên lớp của GV
QL giờ lên lớp của GV là để tạo ra hiệu quả cao trong nhà trường là trách nhiệm
của CBQL. Công việc QL đó được thực hiện với những nội dung cụ thể như: qua thời
khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ đầu bài, lịch trực ban, việc dự giờ, kiểm tra, việc phản
ánh của HS, kiểm tra việc sử dụng các đồ dùng TBDH... Việc QL này sẽ tạo sự ổn định,
nề nếp hoạt động DH trong nhà trường và cũng là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy
và học của nhà trường. Mọi nhà trường chỉ thực sự có chất lượng trong GD- ĐT khi
những giờ lên lớp của GV được QL tốt, có chất lượng và hiệu quả cao.
Từ những căn cứ trên, việc khảo sát thực trạng QL của CBQL cấp Phòng và cấp
trường tại Trường tiểu học Bồ Đề được tác giả tiến hành như sau:
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá CBQL cấp Phòng và cấp trường QL giờ lên lớp của GV
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện
Điểm
TB
Xếp
Loại
Tốt Trung bình Không tốt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1
Tổ chức triển khai các văn bản, qui
định về chuyên môn, giờ lên lớp của
GV TH
26 68% 12 32% 0 0% 2.7 Tốt
2
QL giờ lên lớp, thời gian ra vào lớp
qua các văn bản và giám sát
23 61% 10 26% 5 13% 2.5 Tốt
3
Chỉ đạo đổi mới PP và sử dụng có
hiệu quả các TBDH nhằm phát triển
phẩm chất, năng lực cho HS
21 55% 13 34% 4 11% 2.4 TB
4
Thực hiện dạy thay, dạy bù đúng qui
định
28 74% 8 21% 2 5% 2.7 Tốt
5
Tổ chức thanh, kiểm tra về chương
trình, chất lượng, hiệu quả của giờ
lên lớp
20 53% 12 32% 6 15% 2.4 TB
6
Đánh giá và xử lí những vi phạm
chuyên môn và giờ lên lớp
20 52% 9 24% 9 24% 2.3 TB
Trung bình chung 2.5 Tốt
37
Kết quả khảo sát bảng 2.10 cho thấy các nội dung trong BP QL giờ dạy trên lớp
của một số CBQL cấp Phòng và cấp trường chưa thực sự được chú trọng. Kết quả thực
hiện 74% là mức đánh giá tốt cho nội dung 3, các nội dung còn lại kết quả thực hiện
chưa thật cao, chỉ đạt 53% đến 68% là kết quả tốt. Nội dung 6 có tới 24% đánh giá ở
mức độ “Không tốt”.
Việc đánh giá giữa CBQL và GV về thực hiện các nội dung trong QL giờ lên lớp
có sự chênh lệch đáng kể. Như vậy, việc QL giờ lên lớp ở Trường tiểu học Bồ Đề chưa
đạt hiệu quả cao như mong muốn. Việc tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng và mục
đích của QL giờ lên lớp, cũng như cách thực hiện của CBQL cấp Phòng và cấp trường
chưa hoàn toàn thuyết phục. Do đó, kết quả thực hiện chưa cao.
2.4.4. Quản lí việc sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
a. Quản lí việc phân công giảng dạy cho giáo viên
Việc phân công giảng dạy cho GV tại Trường tiểu học Bồ Đề phụ thuộc vào
những qui định của Bộ GD-ĐT, CBQL vận dụng phù hợp với đặc điểm của Nhà trường.
Đây là công tác QL được các CBQL Nhà trường quan tâm và đưa ra những tiêu chuẩn
để làm căn cứ phân công GV giảng dạy cho phù hợp. Thực trạng công tác này được thể
hiện qua kết quả sau:
Bảng 2.11: Kết quả đánh giá công tác QL phân công giảng dạy cho GV
của CBQL nhà trƣờng
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện
Điểm
TB
Xếp
Loại
Tốt Trung bình Không tốt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1 Theo năng lực chuyên môn của GV 23 61% 10 26% 5 13% 2.5 Tốt
2
Theo nguyện vọng và hoàn cảnh của
GV
15 39% 13 34% 10 27% 2.1 TB
3
Theo năng lực của GV và đặc điểm
của mỗi lớp
24 63% 9 24% 5 13% 2.5 Tốt
4
Theo nguyện vọng và yêu cầu của HS
và PHHS
13 34% 13 34% 12 32% 2.0 TB
5
Theo cảm tính chủ quan của CBQL
nhà trường
14 37% 10 26% 14 37% 2.0 TB
Trung bình chung 2.2 TB
Kết quả bảng 2.11 cho thấy CBQL nhà trường phân công giảng dạy cho GV chủ
yếu căn cứ vào năng lực chuyên môn của GV, ở nội dung 1 và 3 đánh giá là 61% và 63%
38
thực hiện “Tốt”. Điều đó chứng tỏ, năng lực chuyên môn có vai trò quan trọng đối với
công tác giảng dạy của mỗi GV và đối với hoạt động DH của nhà trường.
Bên cạnh đó, việc phân công giảng dạy của GV được CBQL nhà trường quan
tâm là năng lực của GV phù hợp với đặc điểm của lớp. Những lớp cuối cấp, lớp chất
lượng cao thì những GV ngoài năng lực chuyên môn còn năng lực sư phạm, trách
nhiệm nghề nghiệp sẽ được ưu tiên (có 63% ý kiến đồng ý).
Nội dung 4 (CBQL nhà trường phân công giảng dạy cho GV theo nguyện vọng
của PHHS và HS) chỉ chiếm tỉ lệ 34% ý kiến đánh giá “Tốt”. Điều này chứng tỏ, nội
dung này không là tiêu chí quan trọng để CBQL nhà trường chú trọng làm căn cứ phân
công giảng dạy cho GV.
Tuy nhiên, ở nội dung 5, phân công theo cảm tính chủ quan của CBQL nhà
trường vẫn có tới 37% ý kiến của GV và tổ trưởng đưa ra là “Không tốt”. Đây là vấn đề
còn gây nhiều băn khoăn cho GV trong nhà trường với những ý kiến trái ngược nhau.
b. Quản lí việc bồi dƣỡng giáo viên
Bồi dưỡng GV giảng dạy môn Toán nói riêng và GV giảng dạy của Nhà trường
nói chung là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, không thể thiếu trong chiến lược phát
triển GD và của Trường tiểu học Bồ Đề. Công tác bồi dưỡng sẽ tạo điều kiện cho GV
được nâng cao trình độ kiến thức về chuyên môn và xã hội, góp phần nâng cao chất
lượng GD. Công tác này được CBQL Nhà trường thực hiện qua kết quả khảo sát:
Bảng 2.12: Kết quả đánh giá công tác QL việc bồi dưỡng GV
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện
Điểm
TB
Xếp
Loại
Tốt Trung bình Không tốt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1
Khảo sát, đánh giá, lập qui hoạch bồi
dưỡng đội ngũ GV
27 71% 6 16% 5 13% 2.6 Tốt
2
Thực hiện công tác bồi dưỡng thường
xuyên theo chu kì
27 71% 5 13% 6 16% 2.6 Tốt
3
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh
hoạt chuyên đề, giúp GV tự học, tự
bồi dưỡng
22 58% 8 21% 8 21% 2.4 TB
4
Động viên, tạo điều kiện để GV được
đi học nâng cao trình độ
21 55% 5 13% 12 32% 2.2 TB
5 Tổ chức tham quan, học tập, giao lưu 23 61% 7 18% 8 21% 2.4 TB
6 Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm 20 53% 7 18% 11 29% 2.2 TB
Trung bình chung 2.4 TB
39
Kết quả bảng 2.12 cho thấy, các nội dung trong BP QL công tác bồi dưỡng GV
đều được đánh giá mức độ quan tâm thực hiện “Không tốt” còn cao, từ 21% đến 32%.
Trong 6 nội dung trên, nội dung 6 mức độ quan tâm và thực hiện là chưa cao so với 5
nội dung (chỉ đạt 53%). Như vậy công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm BP để
thực hiện tốt hơn cần phải được quan tâm thường xuyên hơn trong QL của CBQL Nhà
trường.
Công tác bồi dưỡng GV được thực hiện theo chu kỳ hàng năm của Phòng GD-
ĐT, được Trường tiểu học Bồ Đề thực hiện tốt. Một trong những nội dung QL bồi
dưỡng GV mà CBQL cấp Phòng và cấp trường có thể làm tốt là tổ chức cho các tổ sinh
hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tổ chức giao lưu học tập giúp GV tự học, tự bồi
dưỡng để nâng cao trình độ.
2.4.5. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá giáo viên
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình
GD và được thực hiện thường xuyên trong quá trình DH.
Trong Điều lệ trường TH, ban hành theo kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-
BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Điều 20, mục 5 đã qui
định nhiệm vụ và quiền hạn của Hiệu trưởng, trong đó có nội dung: Phân công, QL,
đánh giá, xếp loại; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với GV, NV theo qui định (Nguồn
Bộ GD&ĐT, Điều lệ Trường tiểu học).
Việc kiểm tra, đánh giá GV là BP QL nhằm nâng cao chất lượng DH trong nhà
trường. Thực trạng của công tác này thực hiện tại Trường tiểu học Bồ Đề được thể hiện
qua bảng khảo sát sau:
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá CBQL cấp Phòng và cấp trƣờng QL kiểm tra,
đánh giá GV
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện
Điểm
TB
Xếp
Loại
Tốt Trung bình Không tốt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1
CBQL cấp Phòng và cấp trường
triển khai các văn bản qui đinh, yêu
cầu về việc kiểm tra, đánh giá GV
27 71% 5 13% 6 16% 2.6 Tốt
2
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh
giá GV trong nhà trường
21 55% 8 21% 9 24% 2.3 TB
40
3
Thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh
giá GV: định kỳ, đột xuất,...
20 53% 8 21% 10 26% 2.3 TB
4
Thông báo kết quả kiểm tra, đánh
giá GV
27 71% 5 13% 6 16% 2.6 Tốt
5
Điều chỉnh và xử lí kịp thời những
nội dung và thông tin sau kiểm tra,
đánh giá
22 58% 10 26% 6 16% 2.4 TB
Trung bình chung 2.4 TB
Kết quả được thể hiện qua bảng 2.13 đã cho thấy việc triển khai các văn bản và
việc thông báo kết quả của BP kiểm tra, đánh giá GV (nội dung 1 và 4) được thực hiện
tốt, kết quả tốt đều đạt được 71%.
Tuy vậy, ở nội dung: Xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và điều chỉnh các
nội dung sau khi kiểm tra đánh giá (nội dung 2, 3, 5) lại được đánh giá chưa cao. Ở mức
độ này thì kết quả đạt được tốt chỉ là 55%; 53%; 58%, cũng còn 24%, 26%, 16% kết
quả được đánh giá ở mức độ “Không tốt” ở ba nội dung trên.
2.4.6. Quản lí việc triển khai học tập cho học sinh
Công tác QL việc triển khai học tập cho HS trong nhà trường được người CBQL
cấp Phòng và cấp trường thực hiện cơ bản ở mức độ khá tốt. Thực trạng của công tác
này tại Trường tiểu học Bồ Đề được khảo sát với kết quả sau:
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá việc triển khai học tập cho HS trong nhà trƣờng
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện
Điểm
TB
Xếp
Loại
Tốt Trung bình Không tốt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1
Triển khai các văn bản qui định về tổ
chức học tập cho HS trong trường
TH
26 68% 8 21% 4 11% 2.6 Tốt
2
Kiểm tra, phân loại HS để có kế
hoạch DH cụ thể theo đối tượng
nhằm phát triển phẩm chất, năng lực
HS
24 63% 5 13% 9 24% 2.4 TB
3
Kết hợp ý kiến của HS, TCM để phân
công giảng dạy cho GV
20 53% 8 21% 10 26% 2.3 TB
4
QL việc lĩnh hội kiến thức của HS
theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực HS
27 71% 5 13% 6 16% 2.6 Tốt
5
QL việc tự điều khiển hoạt động học
của HS
20 53% 10 26% 8 21% 2.3 TB
Trung bình chung 2.4 TB
Trong nội dung 1 và 4 được CBQL, GV và tổ trưởng đánh giá mức “Tốt” là 68%;
71%. Công tác triển khai các văn bản và kiểm tra, theo dõi học tập của HS được CBQL
cấp Phòng và cấp trường tổ chức, thực hiện đạt kết quả cao.
41
Tuy nhiên ở 3 nội dung còn lại là: Kiểm tra phân loại HS, phân công GV cho
phù hợp đối tượng HS và đánh giá rút kinh nghiệm, điều chỉnh, chưa được quan tâm
đúng mức. CBQL và GV đánh giá kết quả thực hiện tốt chỉ đạt 63% và cùng 53% ở hai
nội dung 3 và 5, kết quả “Không tốt” từ 21% tới 26%.
Với kết quả trên có thể thấy, CBQL cấp Phòng và cấp trường chưa thực sự quan
tâm nhiều tới đối tượng HS của nhà trường để tổ chức cho phù hợp. Đây là vấn đề mà
GD trong nhà trường hiện nay đang dần cần có những đổi mới. Người QL, lãnh đạo nhà
trường cần có sự năng động, linh hoạt trong tổ chức học tập cho HS trong nhà trường để
đạt được hiệu quả cao nhất.
2.4.7. Quản lí việc hình thành kĩ năng tự học cho học sinh
Bảng 2.15: Kết quả đánh giá công tác QL hoạt động tự học của HS
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện
Điểm
TB
Xếp
Loại
Tốt Trung bình Không tốt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1 GD ý thức động cơ và thái độ học tập 25 66% 8 21% 5 13% 2.5 Tốt
2 GD PP học tập cho HS 21 55% 7 18% 10 27% 2.3 TB
3
Qui định nề nếp học tập trên lớp của
HS
17 45% 8 21% 13 34% 2.1 TB
4 Qui định nề nếp tự học ở nhà của HS 19 50% 7 18% 12 32% 2.2 TB
5
Tổ chức theo dõi việc thực hiện nề
nếp của HS
25 66% 8 21% 5 13% 2.5 Tốt
Trung bình chung 2.3 TB
Kết quả bảng 2.15 đã thể hiện cho BP qui định nề nếp học tập trên lớp của HS,
GD ý thức động cơ và thái độ học tập được đánh giá “Tốt” khá cao (66%). CBQL Nhà
trường đã quan tâm đến GD ý thức động cơ học tập cho HS, song với đa số HS có năng
lực chưa đạt thì nhận thức về động cơ học tập chưa rõ ràng.
BP tổ chức theo dõi việc thực hiện nề nếp của HS, GD PP học tập cho HS được
đánh giá “Tốt” ở mức khá (55%), HS thực hiện nề nếp là công việc diễn ra hàng ngày ở
trường, các nhà trường đã chú ý đưa HS vào nề nếp. HS có năng lực học tốt thì công
việc GD, hướng dẫn về PP học được thuận lợi, những HS có năng lực học chưa tốt thì
gần như không có PP học tập cho môn học, dẫn đến ý thức thực hiện qui định cũng kém.
BP qui định nề nếp tự học của HS ở nhà đạt hiệu quả khá (50%), việc qui định
nề nếp tự học ở nhà cho HS là một vấn đề khó, CBQL và GV chỉ tư vấn hướng dẫn, kết
42
hợp với CMHS đôn đốc thực hiện. Do CMHS một phần không nhỏ bận rộn công việc
mưu sinh, ít chú ý đến con cái học hành, nên chưa thường xuyên nhắc nhở nề nếp học
tập của con.
Nguyên nhân có thể nằm ngay trong việc thực hiện của CBQL cấp Phòng và cấp
trường chưa được thường xuyên (theo kết quả tự đánh giá), việc thực hiện còn lúng túng
nên triển khai mà kết quả chưa cao.
2.4.8. Quản lí việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đây là một nội dung trong BP QL hoạt động DH của CBQL cấp Phòng và cấp
trường tại Trường tiểu học Bồ Đề, đồng thời cũng là quá trình nghiệm thu sự phấn đấu
rèn luyện của HS, đánh giá chất lượng giảng dạy của GV. Thông qua kết quả kiểm tra,
đánh giá HS, GV điều chỉnh hoạt động dạy của mình và CBQL cấp Phòng và cấp
trường điều chỉnh, chỉ đạo hoạt động QL đạt mục tiêu đã đề ra. Qua khảo sát thực trạng
QL của CBQL cấp Phòng và cấp trường tại Trường tiểu học Bồ Đề, BP đó được thực
hiện với kết quả sau:
Bảng 2.16: Kết quả đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện
Điểm
TB
Xếp
Loại
Tốt Trung bình Không tốt
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1
Triển khai các văn bản qui định về
kiểm tra, đánh giá HS trong trường
TH
26 68% 7 18% 5 14% 2.6 Tốt
2
Tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại
HS
20 53% 10 26% 8 21% 2.3 TB
3
Kiểm tra, giám sát việc chấm, trả bài
cho HS của GV
21 55% 9 24% 8 21% 2.3 TB
4
Chỉ đạo các kì kiểm tra chất lượng,
nghiêm túc, khoa học (ra đề, coi,
chấm, lên điểm)
27 71% 7 18% 4 11% 2.6 Tốt
5
Kiểm tra sổ theo dõi chất lượng GD,
học bạ thường xuyên, theo định kỳ
23 61% 7 18% 8 21% 2.4 TB
6
Đánh giá và điều chỉnh kịp thời các
nội dung, PP kiểm tra, đánh giá của
GV với kết quả của HS
19 50% 10 26% 9 24% 2.3 TB
Trung bình chung 2.4 TB
Kết quả bảng 2.16 đã thể hiện việc CBQL triển khai các văn bản, qui định kiểm
tra, đánh giá HS được đánh giá cao, kết quả đạt được tốt là 68%. Việc chỉ đạo các kì
kiểm tra nghiêm túc, chất lượng; kiểm tra sổ theo dõi chất lượng GD, học bạ của HS
43
cũng được đánh giá 71% ở mức độ tốt. Nội dung 2 và 6 là kiểm tra phân loại HS và
đánh giá, điều chỉnh được CBQL, GV và tổ trưởng đánh giá đạt 53% và 50% thực hiện
“Tốt”. Kết quả đạt được “Trung bình” là 26%, còn 21% và 24% ở mức “Không tốt”.
Nội dung 3 mức độ thực hiện cũng được đánh giá là chưa cao.
Các nội dung trong BP QL được CBQL tổ chức triển khai, thực hiện ngay từ đầu
năm học, nhưng kết quả của một vài nội dung là chưa cao, nhất là việc kiểm tra, phân
loại HS, kiểm tra việc chấm trả bài của GV. Qua thực tế hiện nay, tác giả thấy rằng GV
TH đang rất nặng nề trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. Nhiều GV đã tổ chức
kiểm tra, chấm bài tập của HS sau mỗi tiết học vào vở HS để HS mang vở về nhà cho
cha mẹ thấy nhận xét hàng ngày của con mình. Tác giả nhận thấy GV dạy một buổi 4-5
tiết, lượng bài tập của từng tiết, môn học cũng tương đương số tiết/buổi. Mỗi lớp trung
bình 40-45 HS thì số lượng bài tập GV phải chấm và nhận xét vào vở HS là rất lớn (4
tiết x 40 HS = 160 bài/buổi). Nếu DH 2 buổi/ngày còn tăng lên đáng kể. Chưa nói đến
thời gian ngồi viết nhận xét, thời gian nghiên cứu bài, thời gian soạn bài, là những
vấn đề bức xúc cho GV TH.
Một điểm đặc biệt là GV đánh giá chưa vì sự tiến bộ của HS, chưa giúp HS nhận
ra mình đang ở đâu trên con đường đạt đến mục tiêu bài học/chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiểm tra, đánh giá HS hiện tại chủ yếu là chấm điểm, mà không có sự phản hồi cho HS.
Một số GV chấm bài có sự phản hồi nhưng phản hồi không đủ, phản hồi tiêu cực, không
mang tính xây dựng. Đánh giá lại không nhằm bộc lộ năng lực suy nghĩ, sự trải nghiệm
đa dạng, phong phú của HS, tức tập trung vào một số kiểu đề và chỉ để đáp ứng các kì
kiểm tra, điều này làm cho quá trình DH bị bóp méo chỉ để phục vụ mục đích kiểm tra,
không nhằm mục tiêu phát triển năng lực cho HS.
Nguyên nhân có thể nằm ngay trong việc thực hiện của CBQL Nhà trường chưa
được tốt (theo kết quả tự đánh giá), việc thực hiện còn lúng túng nên triển khai tốt mà
kết quả chưa cao.
2.5. Thực trạng yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động dạy học môn Toán tại
Trƣờng tiểu học Bồ Đề
Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan tới quản
lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề, tác giả cũng tiến hành khảo sát các đối
44
tượng tham gia phỏng vấn. Với câu hỏi 3 mức độ, mỗi biện pháp được trả lời "Ảnh
hưởng", "Bình thường", "Không ảnh hưởng". Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại
bảng số liệu dưới đây.
Bảng 2.17: Kết quả đánh giá thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động
dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện
Điểm
TB
Xếp
Loại
Ảnh hƣởng Bình thƣờng
Không ảnh
hƣởng
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1
Sự hợp tác, sự phối hợp của các
thành viên và các tổ chức trong
nhà trường
21 55% 6 16% 11 29% 2.3
Bình
thường
2
Điều kiện cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ hoạt động dạy học
28 74% 8 21% 2 5% 2.7
Ảnh
hưởng
3
Điều kiện về số lượng, cơ cấu,
chất lượng đội ngũ GV và HS
26 68% 9 24% 3 8% 2.6
Ảnh
hưởng
4
Phẩm chất, năng lực, trình độ
quản lí của nhà quản lí
27 71% 7 18% 4 11% 2.6
Ảnh
hưởng
Trung bình chung 2.5
Ảnh
hưởng
Qua bảng số liệu trên cho thấy, các ý kiến cho rằng có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý dạy học môn Toán, trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là “Điều
kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học” với 74% cho rằng có ảnh
hưởng, 21% cho rằng bình thường, chỉ có 5% ý kiến cho rằng không ảnh hưởng; tiếp
theo là yếu tố “Phẩm chất, năng lực, trình độ quản lí của nhà quản lí” với 71% cho rằng
có ảnh hưởng, 18% cho rằng bình thường và 11% không ảnh hưởng. Yếu tố “Điều kiện
về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ GV và HS” với 68% ý kiến cho rằng ảnh hưởng,
24% trung dung, 8% cho rằng không ảnh hường.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học môn Toán trọng trường tiểu
học, từ các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, đến đối tượng quản lý, đến môi trường quản
45
lý. Muốn nâng cao quản lí hoạt động dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề, Nhà
trường cần phải có biện pháp khắc phục mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này.
2.6. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán tại
Trƣờng tiểu học Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
2.6.1. Những mặt đạt được
CBQL cấp phòng và Trường tiểu học Bồ Đề đã xây dựng được khối đoàn kết
trong tập thể sư phạm nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và thực
hiện các văn bản, qui định về QL hoạt động DH môn Toán tại Trường TH Bồ Đề.
Việc tiến hành đổi mới PPDH trong các nhà trường đều được thực hiện nghiêm túc và
có những chuyển biến tích cực về chất lượng.
Việc khai thác CSVC, trang TB, điều kiện hỗ trợ cho hoạt động DH bước đầu
đạt kết quả, tạo ra sự chuyển biến mới trong QL hoạt động DH trong Nhà trường. Từ đó,
CSVC nhà trường ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn cho hoạt động DH.
Các BP khác như: QL việc soạn bài và giờ lên lớp của GV; tổ chức học tập cho
HS trong nhà trường; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS,... cũng được thực hiện
có hiệu quả, tạo được sự ổn định, phát triển trong QL hoạt động DH.
Những mặt mạnh của Nhà trường, cũng chính là những kết quả đạt được của BP
QL hoạt động DH mà CBQL nhà trường đã thực hiện.
2.6.2. Những mặt chưa đạt được
Việc nhận thức không đồng đều ở những công việc khác nhau trong các BP QL
của CBQL cấp Phòng và cấp trường dẫn đến mức độ thực hiện chưa thường xuyên ở
một số BP vẫn còn cao.
CBQL cấp Phòng và cấp trường quan tâm đến việc QL xây dựng kế hoạch DH
và thực hiện kế hoạch DH nhưng tính khả thi của kế hoạch DH chưa cao, kết quả đem
lại chưa tương xứng với mục đích đề ra.
Việc phân công giảng dạy cho GV vẫn còn mang tính chủ quan và dựa vào cảm
tính, CBQL cấp Phòng và cấp trường chưa thật khách quan, khoa học.
Công tác bồi dưỡng GV còn nhiều phụ thuộc vào các chính sách của cấp trên,
CBQL cấp Phòng, cấp trường chưa thực sự chủ động, linh hoạt.
46
Chất lượng đội ngũ GV mặc dù được nâng lên về trình độ và tay nghề. Tuy
nhiên, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ DH, khả năng tổ chức thực hiện đổi mới
PPDH chưa tương xứng, chưa đồng đều trong đội ngũ của nhà trường. GV ngại đổi mới
và chưa chủ động cách soạn bài, cách thiết kế bài học và tổ chức tiết học theo các PPDH
tích cực, lấy HS làm trung tâm, phát triển phẩm chất, năng lực HS nhằm đáp ứng với
mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD hiện nay.
Việc chuẩn bị bài dạy của GV chưa đảm bảo theo yêu cầu đổi mới PPDH nhằm
phát huy tính tích cực chủ động của HS, phát triển phẩm chất, năng lực HS. GV chưa
mạnh dạn áp dụng các PP, kĩ thuật DH tích cực.
Việc tiến hành đổi mới PPDH còn mang tính phong trào, hình thức theo giai đoạn,
chưa chú ý tới chất lượng, hiệu quả của việc đổi mới. Tổ chức tốt tiết học phát huy tính tích
cực của HS và Hội giảng, nhưng việc rút kinh nghiệm qua các tiết, các giờ Hội giảng chưa
được quan tâm đúng mức, nhất là chưa chú ý đến việc phát triển phẩm chất, năng lực HS
nhằm đáp ứng với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD hiện nay.
QL đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa thật sự là mục tiêu
để động viên, khuyến khích GV tiến hành đổi mới PPDH hiệu quả. Bên cạnh đó, việc
QL kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa đạt yêu cầu.
Công tác QL sử dụng CSVC, trang TB, điều kiện hỗ trợ cho hoạt động DH chưa
thực sự phát huy tác dụng. Chính sách động viên, hỗ trợ GV tự làm đồ dùng DH chưa thiết
thực, chưa kích thích sự say mê nghiên cứu, tìm tòi của GV, HS trong giảng dạy và học tập.
2.6.3. Nguyên nhân của những mặt chưa đạt được
Nhận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_li_hoat_dong_day_hoc_mon_toan_tai_truong_tieu.pdf