MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 5
1.1. Tổng quan chi NSNN cấp huyện . 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của chi NSNN cấp huyện . 5
1.1.2. Nội dung chi ngân sách nhà nước cấp huyện. 8
1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện. 13
1.2.1. Khái niệm về quản lý chi NSNN cấp huyện . 13
1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện . 14
1.2.3. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện. 17
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách cấp huyện. 30
1.3. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách nhà nước . 31
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại một số quận, huyện trong nước. 31
1.3.2. Bài học về quản lý chi ngân sách cấp huyện cho huyện Ứng Hòa . 33
1.4. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
trong điều kiện hiện nay. 33
1.4.1 Xuất phát từ nền kinh tế nước ta. . 33
1.4.2 Xuất phát từ thực trạng quản lý ngân sách huyện thời gian qua. 34
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC HUYỆN ỨNG HÒA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
(2014 – 2016) 37
2.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ứng Hòa, thành phố
Hà Nội . 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội . 38
2.1.3. Khái quát kết quả thu, chi NSNN của huyện Ứng Hòa giai đoạn (2014 –
2016). 42
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Ứng hòa, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p phần duy trì
phát triển KTXH, ổn định chính trị.
Nhìn chung, NSĐP đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường
xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp kinh tế trên địa bàn, thực
hiện các chính sách xã hội, chủ động nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố
trí kinh phí chi hành chính hợp lý và phù hợp với khả năng ngân sách.
Về cơ c u chi đầu tư phát triển theo lĩnh vực
Giai đoạn 2014 – 2016, trong điều kiện NSĐP chưa tự cân đối được, bổ
sung cân đối từ NSTW và ngân sách Thành phố là chủ yếu, huyện đã có những
chính sách đầu tư tập trung vào những công trình trọng điểm trên cơ sở quy
hoạch phát triển KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Theo báo cáo Quyết toán thu – chi hàng năm của huyện Ứng Hòa, TP Hà
Nội trong giai đoạn 2014 – 2016 cho thấy: chi đầu tư XDCB chỉ đầu tư được
một số các dự án nhỏ, còn lại các dự án hỗ trợ phát triển KTXH trên địa bàn hầu
như là vốn ngân sách cấp trên trực tiếp cho dự án qua kho bạc Nhà nước Thành
phố chứ không thông qua ngân sách huyện.
46
* Nguồn vốn ngân sách Thành phố trực tiếp đầu tư cho các công trình trên
địa bàn huyện không thông qua cân đối ngân sách.
Trong năm qua đã có một số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng như:
Trung tâm văn hóa – thể thao huyện, Hệ thống kênh mương kết hợp với giao
thông nội đồng, hệ thống các Trạm y tế xã, hệ thống các Trường mầm non, Tiểu
học, THCS Chính nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của
Thành phố và Trung ương đã bó trí đầu tư trong thời gian qua, đã tạo nên những
khởi sắc và triển vọng mới cho bức tranh KT – XH huyện Ứng Hòa, thành phố
Hà Nội, diện mạo nông thôn đã thay đổi rõ n t, đời sống nhân dân cải thiện, hộ
nghèo giảm đáng kể.
2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Ứng Hòa,
thành phố Hà Nội giai đoạn (2014 – 2016)
2.2.1. Tình hình quản lý chi thường xuyên
2.2.1.1. Thực trạng quản lý lập dự toán chi thường xuyên
Để phân tích thực trạng công tác quản lý lập dự toán chi thường xuyên tại
huyện Ứng Hòa, chúng ta đánh giá công tác lập dự toán trên hai nội dung: Căn
cứ lập dự toán; lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên từ năm 2014 – 2016.
Thứ nh t, căn cứ lập ự toán chi thư ng xuyên
Lập dự toán là khâu quan trọng nhất cho toàn bộ chu trình quản lý chi
thường xuyên, nó quyết định chất lượng phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính
của địa phương. Huyện đã căn cứ Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng
dẫn thực hiện; dựa trên các Quyết định về việc giao dự toán thu chi Ngân sách
hàng năm của Thành phố; Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển KTXH hàng năm
trên địa bàn huyện; Nghị quyết về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ
phân chia các khoản thu thời kỳ ổn định và định mức chi thường xuyên ngân
sách địa phương hàng năm, để lập dự toán NSĐP và ban hành Nghị quyết về dự
toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách trên địa bàn hàng năm,
trong đó có dự toán chi thường xuyên.
47
Các định mức phân bổ chi thường xuyên hiện nay có những ưu điểm cơ bản:
- Định mức phân bổ được xây dựng với các tiêu chí phân bổ cụ thể, rõ
ràng, đơn giản và đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các địa phương, đơn vị;
có ưu tiên các xã, thị trấn thuộc loại 1, ưu tiên đối với các đơn vị có tính đặc thù,
đơn vị biên chế ít; tăng tính công khai, minh bạch của chi NSNN; khắc phục tình
trạng “xin – cho” trong công tác quản lý.
- Định mức phân bổ ngân sách cho khối xã, thị trấn đã có sự phân biệt
theo loại xã, còn các chế độ chính sách khác thực hiện theo quy định. Định mức
phân bổ thường xuyên được tỉnh xem x t điều chỉnh trong toàn tỉnh khi Nhà
nước ban hành các chế độ chính sách bổ sung (như tăng tiền lương, chi phụ cấp
đặc thù ...). Định mức quy định cụ thể mức phân bổ chi quản lý hành chính,
Đảng, đoàn thể, chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo, sự nghiệp khoa học công
nghệ; sự nghiệp đảm bảo an toàn xã hội; an ninh quốc phòng, chi khác ... Trong
những năm gần đây do tốc độ trượt giá lớn, nên với kinh phí được phân bổ theo
định mức này các đơn vị sử dụng ngân sách phải rất tiết kiệm mới có thể đủ kinh
phí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Dựa trên cơ sở định mức chi thường xuyên do Thành phố ban hành, các
địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách đã tiến hành phân khai dự toán thành
2 nhóm mục: Kinh phí tự chủ, kinh phí không tự chủ và thực hiện công khai cho
toàn thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan được biết để giám sát các hoạt
động chi tiết của đơn vị.
Nhìn chung, định mức phân bổ ngân sách giai đoạn 2014 – 2016 của
UBND huyện Ứng Hòa đã từng bước đảm bảo công bằng, công khai, minh
bạch, phù hợp với khả năng cân đối của địa phương, góp phần thực hiện nhiệm
vụ phát triển KTXH, đảm bảo ANQP.
Tuy nhiên, công tác xây dựng định mức còn bộc lộ một số hạn chế như:
chưa có cơ sở khoa học vững chắc, chưa có mức chi tiêu cụ thể, chưa định mức
hóa được hết các nhiệm vụ chi nghiệp vụ đặc thù ở các cơ quan, đơn vị, vẫn còn
mang tính bình quân, chưa sát thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình chấp hành dự
48
toán một số đơn vị sử dụng ngân sách còn gặp khó khăn. Thể hiện rõ nhất là
định mức trong lĩnh vực quản lý hành chính thấp, nên một số nhu cầu chi chưa
được đáp ứng, nhất là đối với các đơn vị có tổng hệ số lương cao. Hạn chế này
khiến ngành tài chính phải xem x t bổ sung dự toán chi thường xuyên mới đảm
bảo kinh phí hoạt động của các cơ quan, đon vị dẫn đến việc thực hiện chi quản
lý hành chính thực tế thường cao hơn so với dự toán được giao đầu năm.
Một số nội dung chi chưa xây dựng được định mức phân bổ như mua sắm,
sửa chữa lớn tài sản cố định. Việc bố trí kinh phí cho các nội dung chi này chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm và trình độ đàm phán của đơn vị dự toán với UBND
huyện và phòng Tài chính – kế hoạch. Định mức phân bổ chưa phân định rõ
những nội dung chi nào đã có trong định mức, những nội dung nào phát sinh k
thường xuyên được tính ngoài định mức. Ngoài ra, định mức chậm được sửa đổi
dẫn đến hàng năm phải bố trí thêm dự toán ngoài định mức, kể cả bổ sung cho
những nội dung chỉ có tính chất thường xuyên.
Thứ hai, thực trạng lập và phân bổ ự toán chi thư ng xuyên
Thực tế trong những năm qua quá trình lập dự toán chi thường xuyên tại
huyện Ứng Hòa đã chấp hành đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, căn cứ vào quy
định của Bộ Tài chính, của UBND Thành phố Hà Nội và các văn bản hướng dẫn
lập dự toán hàng năm.
49
Bảng 2.3. Cơ cấu phân bổ chi thường xuyên ở huyện Ứng Hòa, từ
2014 – 2016
Đơn vị tính: Tri u đồng
Nội dung
2014 2015 2016
Dự toán
Tỷ
trọng
(%)
Dự toán
Tỷ
trọng
(%)
Dự toán
Tỷ
trọng
(%)
Tổng chi NSĐP trong
cân đối
548.454 100 706.608 100 794.768 100
Chi thường xuyên 396.648 72,32 462.476 65,45 532.294 66,97
Trong đó:
1 Giáo ục – đào tạo 228.342 57,57 269.647 58,31 286.729 53,87
2 N ân số 5.187 1,31 5.409 1,17 5.484 1,03
3 N Văn hóa, u lịch 1.196 0,30 957 0,21 956 0,18
4 N truyền thanh 1.436 0,36 1.400 0,30 1.443 0,27
5 N thể thao 1.387 0,35 1.224 0,26 1.356 0,25
6 N kinh tế 23.691 5,97 38.834 8,40 54.879 10,31
7 Đảm bảo xã hội 45.266 11,41 52.253 11,30 74.545 14,00
8 N Môi trư ng 34.277 8,64 31.483 6,81 36.483 6,85
9 QLHC, Đảng, đoàn thể 33.849 8,53 35.527 7,68 35.208 6,61
10 Công tác quốc phòng 3.824 0,96 3.075 0,66 4.809 0,90
11. Chi công tác an ninh 1.900 0,48 1.900 0,41 1.900 0,36
12 Mua sắm, sửa chữa
lớn T
5.966 1,50 5.966 1,29 5.966 1,12
13 Nguồn làm lương 7.696 1,94 13.011 2,81 19.568 3,68
14. Chi khác ngân sách 3.380 0,85 1.790 0,39 2.968 0,56
(Nguồn: Báo cáo Quyết toán N NN huy n Ứng Hòa từ 2014 – 2016)
Qua số liệu bảng 2.3, cơ cấu phân bổ dự toán chi NSĐP cho thấy dự
toán chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn, trung bình chiếm khoảng 2 3 trong
50
tổng chi cân đối NSĐP. Dự toán chi thường xuyên hàng năm đều có xu hướng
tăng cao: Năm 2014, dự toán chi thường xuyên là 396.648 triệu đồng, chiếm
2,32% tổng chi cân đối NSĐP; năm 2015 tăng lên là 462.4 6 triệu đồng,
chiếm 65,45% tổng chi cân đối NSĐP; năm 2016 tăng lên 532.294 triệu đồng,
chiếm 66,9 % tổng chi cân đối NSĐP (tăng gấp 1,34 lần so với năm 2014).
Trong đó dự toán cho các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, đảm bảo
xã hội, sự nghiệp kinh tế, quản lý hành chính đều tăng cao. Dự toán các khoản
chi này tăng lên là do trong giai đoạn này Nhà nước đã ban hành nhiều chế độ
chính sách mới (chế độ tiền lương, phụ cấp, công tác phí, chế độ an sinh xã
hội).
Trong các khoản mục chi thường xuyên thì chi cho sự nghiệp giáo dục
chiếm tỷ trọng lớn, năm 2014 là 228.342 triệu đồng, đến năm 2016 lên
286. 29 triệu đồng (gấp 1,26 lần so với năm 2014), chiếm tỷ trọng khoảng
54% tổng chi thường xuyên ngân sách huyện. Chi quản lý hành chính năm
2014 là 33.849 triệu đồng (chiếm 8,53% tổng số chi thường xuyên), năm
2016 là 35.208 triệu đồng (chiếm 6,61% tổng số chi thường xuyên), phù hợp
với Thông tư 90 2010 TT-BTC ngày 16 06 2010 hướng dẫn xây dựng lập dự
toán năm 2011 của Bộ Tìa chính quy định ưu tiên chi đối với lĩnh vực giáo
dục, đào tạo, dạy nghề. Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực có mức chi thấp
như: Sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch chiếm 0,18% - 0,25% chi thường
xuyên năm 2016. Sự nghiệp truyền thanh cũng ở mức chi thấp: Năm 2014 chi
1.436 triệu đồng (chiếm 0,36% chi thường xuyên), đến năm 2016 chi 1.443
triệu đồng (chiếm 0,2 % chi thường xuyên)
Nhìn chung, quá trình lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách cơ bản
theo định mức chi của Nhà nước, phù hợp với định hướng phát triển KTXH
trên địa bàn, đảm bảo trình tự trong các khâu lập dự toán NSĐP, tuy nhiên
vẫn còn một số tồn tại sau:
51
- Thời gian lập dự toán và phân bổ dự toán quá ngắn. Thời gian từ khi
có Thông tư hướng dẫn lập dự toán năm sau của Sở Tìa chính là ngày 1 N
đến thời gian các đơn vị phải tổng hợp dự toán các cấp của mình gửi về Sở
Tài chính và Sở KH&ĐT là ngày 15 N, do đó quá trình lập dự toán ở cấp
dưới chỉ mang tính chất hình thức.
- Luật NSNN 2002 chưa có quy định thống nhất một đầu mối thổng hợp
dự toán Ngân sách, gắn kết việc lập dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Luật NSNN số 01 2002 QH11 đã quy định: Việc lập và phân bổ dự
toán chi NSNN phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển KTXH, bảo
đảm ANQP. Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vào
nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí (đây là các khoản thu đảm bảo nguồn cho nhu
cầu chi thường xuyên) và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với chi trả nợ thì phải căn cứ
vào các nghĩa vụ trả nợ của năm dự toán. Việc lập dự toán chi thường xuyên
ngân sách được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ các địa phương, cơ quan, đơn
vị sử dụng ngân sách. Tuy nhiên thực trạng chất lượng lập dự toán của các cơ
quan, đơn vị ở địa phương thường chưa đạt yêu cầu do:
+ Trình độ xây dựng dự toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách còn
yếu, bởi nhiều cán bộ chuyên môn tại các đơn vị ngân sách không được đào
tạo bài bản, thường được kiêm nhiệm, khi lập dự toán không căn cứ vào chế
độ tài chính, tiêu chuẩn định mức chi quy định dẫn đến dự toán của nhiều đơn
vị chưa đủ cơ sở để Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp. Qua thực tế tại
huyện Ứng Hòa công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình
thức, thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống.
+ Một số cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn có tư tưởng đối phó,
đề phòng dự toán “ bị cắt” nên đã lập dự toán cao hơn rất nhiều so với định
mức và nhu cầu chi thực tế.
52
+ Các địa phương chưa xây dựng được kế hoạch ngân sách trung hạn và
dài hạn, chưa gắn kết được kế hoạch ngân sách với định hướng phát triển KTXH
trong tương lai. Các kế hoạch phát triển 5 – 10 năm của ngành, của địa phương
chưa gắn chặt với các nguồn lực có thể huy động được hay sự thay đổi về chính
sách và tổ chức cần thiết để thực hiện chúng. Do đó, khi lập dự toán khó xác
định thứ tự ưu tiên, cơ cấu và nội dung chi thường xuyên của ngân sách.
+ Phương án phân bổ ngân sách cấp huyện hoàn toàn phụ thuộc vào
phân cấp ngân sách, tỷ lệ điều tiết (%) giữa NSTW và NSĐP, các định mức
phân bổ ngân sách cấp trên nên thường cứng nhắc, bị động, gây khó khăn
trong việc cân đối NSĐP, dễ dẫn tới tình trạng nếu có nguồn thu nhiều thì sẽ
chi nhiều, ngược lại nếu khả năng thu ít thì sẽ khó có nguồn chi.
2.2.1.2. Thực trạng quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên
Nhìn chung, việc tổ chức thực hiện dự toán Ngân sách ở các cấp, đơn vị ở địa phương trong lĩnh vực chi thường xuyên thời
gian qua tương đối tốt, cụ thể:
Số liệu tổng hợp lại bảng 2.2 cho thấy, chi thường xuyên giai đoạn 2014 – 2016 có xu hướng tăng dần qua các năm và
đều vượt dự toán được giao đầu năm, được cân đối và đảm bảo mức chi tương đối hợp lý, cụ thể:
- Năm 2014 thực hiện: 459.734 triệu đồng, bằng 116% dự toán; trong đó chi cho sự nghiệp kinh tế là 23.691 triệu
đồng, chiếm 5,97 tổng chi thường xuyên; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo là 228.342 triệu đồng chiếm 57,57% tổng chi thường
xuyên; chi quản lý hành chính đạt 33.849 triệu đồng, chiếm 8,53% tổng chi thường xuyên.
- Năm 2015 thực hiện: 509.200 triệu đồng, bằng 110% dự toán; trong đó chi cho sự nghiệp kinh tế là 38.834 triệu
đồng, chiếm 8,4 tổng chi thường xuyên; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo là 269.647 triệu đồng chiếm 58,31% tổng chi thường
xuyên; chi quản lý hành chính đạt 35.527 triệu đồng, chiếm 7,68% tổng chi thường xuyên.
- Năm 2016 thực hiện: 529.592 triệu đồng, bằng 99% dự toán; trong đó chi cho sự nghiệp kinh tế là 54.879 triệu đồng,
chiếm 10,31 tổng chi thường xuyên; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo là 286.729 triệu đồng chiếm 53,87% tổng chi thường xuyên;
chi quản lý hành chính đạt 35.208 triệu đồng, chiếm 6,61% tổng chi thường xuyên.
Nhìn vào số liệu phân tích trên chúng ta sẽ thấy chi thường xuyên của huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội qua các năm 2014 –
2016 đều đạt và tăng so với kế hoạch. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tăng chi ngân sách thường xuyên, trong đó có những nguyên
nhân khách quan do thay đổi chính sách tiền lương cho cán bộ công chức theo quy định của Chính Phủ, tăng chế độ trợ cấp cho các
đối tượng bảo trợ xã hội, chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tăng chi
ngân sách, đặc biệt là tăng chi trong các lĩnh vực quản lý hành chính, đó là do công tác lập dự toán chi chưa sát với tình hình thực tế
của địa phương, chưa nắm bắt được hết các nhiệm vụ chi phải thực hiện trong năm dẫn đến bố trí chi không đồng đều phải điều
chỉnh dự toán chi giữa các ngành. Có một nguyên nhân khác nữa làm tăng chi ngân sách đó là tăng chi từ tăng thu ngân sách để cân
đối chi thường xuyên.
Trong các khoản chi thường xuyên thì chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi
thường xuyên của NSĐP, điều đó chứng tỏ huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội rất tích cực đầu tư cho lĩnh vuwch giáo dục và đào tạo
nhằm không ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, thu hút nhân tài phát triển nền kinh tế của huyện nhà. Tiếp theo là các
53
chỉ tiêu chi đảm bảo an sinh xã hội, sự nghiệp kinh tế, quản lý hành chính hàng năm các chỉ tiêu này đều tăng so với dự toán
với tỷ lệ cao. Mặc dù có những nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể thuyết minh được song trong giai đoạn tới huyện
Ứng Hòa cần có kế hoạch quy hoạch lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và thực hiên tốt hơn nữa công tác cải cách bộ máy
hành chính, triệt để thực hiện tiết kiệm chi ngân sách cho quản lý hành chính, nhất là các khoản chi tiếp khách, hội nghị, khánh
tiết
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, UBND huyện đã chỉ đạo rà soát, tính toán, xác định số tiết kiệm thêm 10% chi
thường xuyên ngân sách cấp huyện. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện ngay việc mua sắm tập trung tài sản lớn
theo quy định của Thành phố, giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết; thực hiện tiết kiệm điện nước, văn phòng
phẩm, không cử đoàn ra nước ngoài hoặc tham quan trong nước bằng ngân sách.
Quan thực tiễn cho thấy, công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN trên địa bàn huyện Ứng Hòa đã căn cứ vào
Luật NSNN 2002, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân
sách Nhà nước; Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán NSNN và
hoạt động nghiệp vụ KBNN. Tất cả các khoản chi từ NSNN đều được thực hiện qua KBNN đảm bảo nguyện tắc thực hiện trong
dự toán được duyệt và đúng quy định hiện hành. Đặc biệt sau khi KBNN đã triển khai thực hiện hệ thống Tabmis, dự toán chi
thường xuyên của các đơn vị giao cho cơ quan tài chính nhập dự toán và quản lý, KBNN chỉ căn cứ vào bản thong báo dự toán
đối chiếu với hệ thống Tabmis để thực hiện thanh toán kinh phí cho các đơn vị một cách nhanh chóng, khoa học, đúng theo chế
độ hiện hành. Góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KTXXH trên địa bàn.
Theo báo cáo tình hình thực hiện kiểm soát chi NSNN hàng năm trên địa bàn, KBNN Ứng Hòa đã kiên quyết từ chối
thanh toán đối với những khoản chi không đúng chế độ quy định. Tuy nhiên, trong quá trình chấp hành vẫn còn một số bất cập,
tồn tại như sau:
Thứ nhất, hầu hết qua các năm tình trạng dự toán phân khai đầu năm chậm, trong khi Luật NSNN quy định đơn vị
chỉ được ứng trước dự toán trong tháng 01 và ứng những khoản chi lương, phụ cấp Do vậy, một số đơn vị rất khó khăn trong
giai đoạn đầu năm phát sinh kinh phí như chi mua sắm, chi cho chuyện môn không được thực hiện ứng trước dự toán mà phải
có dự toán chính thức mới được thanh toán, làm cho các đơn vị khó khăn để triển khai kịp thời nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, ngay từ khâu lập dự toán không bao quát hết các nhiệm vụ chi, do vậy trong quá trình thực hiện tình trạng
hầu hết các đơn vị sử dụng ngân sách đều phải điều chỉnh dự toán, bổ sung dự toán. Trung bình, một đơn vị điều chỉnh chi ngân
sách và dự toán chi ngân sách 04 – 05 lần/năm, trong khi hiện tại có gần 100 đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện. Điều
này làm cho quá trình kiểm soát, quản lý ngân sách của cơ quan Tài chính cũng như KBNN trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt là
những khoản chi khung đúng nội dung trong dự toán đã lập và nộp KBNN đầu năm, vì vậy đến hàng quý, cuối năm đơn vị phải
điều chỉnh nội dung chi, dự toán chi kể cả những nội dung đã rút dự toán, gây khó khăn cho cán bộ trực tiếp kiểm soát, đồng
thời vô hình dung tạo thêm một khối lượng công việc lớn cho KBNN và các cơ quan tài chính trong việc điều chỉnh lại dự toán
đầu năm để phù hợp với nhu cầu phát sinh trong năm của đơn vị.
Thứ ba, việc ban hành chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức chi chưa phù hợp đặc biệt trong những năm gần đây
khủng hoảng tài chính, tình hình lạm phát và giá cả leo thang, do định mức cho tiêu không còn phù hợp với thực tế nữa, nhưng
chưa có văn bản sửa đổi bổ sung kịp thời. Vì vậy, trong quá trình chấp hành các đơn vị không thể thanh toán các khoản chi
đúng theo hóa đơn thực tế được (bởi định mức thấp hơn giá cả thị trường), dẫn đến tình trạng đơn vị tự kê thêm số lượng để bù
vào phần trượt giá đó, nhưng về mặt thủ tục hồ sơ kiểm soát qua KBNN vẫn đầy đủ, hợp thức hóa, do đó KBNN khó có thể phát
hiện và từ chối thanh toán như: tiền phòng, công tác phí, văn phòng phẩm, tiếp khách điều này sẽ tạo thành lỗ hổng trong
quá trình quản lý hiệu quả việc sử dụng NSNN.
2.2.1.3. Quản lý công tác Quyết toán chi thường xuyên.
Thực trạng quyết toán chi thường xuyên trong những năm qua trên địa bàn huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội đã có nhiều
chuyển biến tích cực và khởi sắc, đặc biệt từ khi có Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 cua Bộ trưởng Bộ Tài chính, về
việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm, lập và báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm ra đời, thay đổi thời gian chỉnh lý
quyết toán ngân sách. Trước đây theo Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính quy định thời gian chỉnh lý
54
quyết toán: đối với NSTW đến 31/5 năm sau; ngân sách Tỉnh (TP): đến 31/03 năm sau; ngân sách huyện đến 28/2 năm sau; ngân
sách xã đến 03/01 năm sau. Đến nay đã được sửa đổi thực hiện theo Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 là: Thời gian
chỉnh lý quyết toán cho tất cả các cấp ngân sách đều thực hiện thống nhất đến 31/01 năm sau.
Tuy nhiên, thực tế báo cáo quyết toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách hàng năm còn một số tồn taị sau:
- Chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi
tiết và tổng hợp, vấn đề này chủ yếu do trình độ cán bộtaì chính còn yếu, ý thức chấp hành ngân sách chưa cao.
- Một số đơn vị dự toán cấp huyện vừa có hoạt động QLHC vừa có hoạt động sự nghiệp nhưng chưa thực hiện quyết
toán kinh phí chi QLHC vào nguồn kinh phí chi sự nghiệp. Bên cạnh đó chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo chưa
cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chậm về thời gian, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy
định mà thường chỉ rút kinh nghiệm.
- Thiếu sự kiểm tra việc sử dụng kinh phí một cách thường xuyên trong quá trình thực hiện dự toán và chỉ tập trung
vào lúc xét duyệt dự toán.
- Hiện nay thực trạng ghi thug hi chi ngân sách các khoản học phí còn nhiều bất cập. Số liệu quyết toán ghi thu ghi chi
qua các năm lớn hơn rất nhiều so với dự toán. Thêm vào đó các khoản ghi thu ghi chi này thường triển khai rất chậm, dù chế độ
đã quy định chậm nhất đến 28/1 năm sau phải hoàn tất, hầu hết các đơn vị sử dụng nguồn vốn này thường chậm trễ trong việc
hoàn tất thủ tục ghi thug hi chi, làm ảnh hưởng đến công tác quyết toán chung cho phòng Tài chính – Kế hoạch cũng như KBNN
Ứng Hòa.
- Chi chuyển nguồn cũng là vấn đề đang nổi cộm ở địa phương. Thực tế hiện nay chưa có quy định cụ thể những nội dung
được phép để chi chuyển nguồn dẫn, làm cho các cơ quan thẩm tra quyết toán rất khó quản lý và theo dõi.
2.2.2. Tình hình quản lý chi đầu tư phát triển
2.2.2.1. Lập và bố trí kế hoạch vốn đầu tư.
Nhìn chung, công tác lập và phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư từ NSĐP trên địa bàn huyện Ứng Hòa trong thời gian qua
đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đúng cơ cấu, quy định của Nhà
nước; tổ chức phân cấp mạnh trong quản lý ngân sách về đầu tư; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn, nâng
cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn NSNN, hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí, từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn
trải; giảm dần nợ khối lượng XDCB trên địa bàn; quy trình phân bổ kế hoạch được triển khai nhanh, chặt ché, công khai, minh
bạch, đảm bảo đúng quy định.
Theo số liệu dự toán thu chi NSNN hàng năm của phòng Tài chính – Kế hoạch cho thấy: Phân bổ dự toán chi đầu tư
XDCB từ NSĐP tăng lên qua các năm mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư tương đối thấp so với tổng chi NSĐP trong cân đối, nhưng
cùng với các nguồn vốn từ NSTW, vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và vốn đầu tư nước ngoài, chi đầ tư bằng nguồn vốn
NSĐP đã góp phần làm cho hệ thống hạ tầng được nâng cấp, phát triển đồng bộ và từng bước được hiện đại hóa đáp ứng yêu
cầu phát triển KTXH của huyện. Trong đó, đã thực hiện được một cơ cấu chi hướng vào cải thiện cơ sở hạ tầng KTXH trên địa
bàn. Riêng NSĐP trong cân đối, tập trung bố trí trả nợ các công trình hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán; chuẩn bị đầu
tư, bố trí cho giáo dục – đào tạo, sửa chữa một số phòng ban của huyện. Huyện quán triệt các cấp ngân sách phải ưu tiên bố trí
cho các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, giáo dục đào tạo, khoa học – công nghệ theo quy định của cấp trên. Đặc biệt đã thể hiện rõ
phân cấp quản lý đầu tư mạnh cho các cấp chính quyền địa phương. Căn cứ vào mức vốn đầu tư trong cân đối do địa phương
quản lý.
Bảng 2.4. Cơ cấu phân bổ chi đầu tư XDCB huyện Ứng Hòa
từ 2014 – 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung 2014 2015 2016
55
Dự toán Tỷ trọng Dự toán Tỷ trọng Dự toán Tỷ trọng
Tổng chi NSĐP trong cân đối 548.454 100% 706.608 100% 794.768 100%
Chi đầu tư XDCB 142.300 25,95% 232.600 32,92% 234.700 29,53%
(Nguồn: Báo cáo Quyết toán NSNN huyện Ứng Hòa từ 2014 – 2016)
Đây là nguồn vốn ngân sách huyện được hưởng và điều hành, số chi trên là nhỏ so với tổng chi ngân sách của huyện.
Trong điều kiện thu ngân sách chỉ mới tự cân đối được 20% cho nhiệm vụ chi hàng năm, nguồn bổ sung cân đối từ
ngân sách Thành phố dù rất lớn về tỷ trọng trong chi ngân sách nhưng vẫn chưa đáp ứng được về nhu cầu chi của địa phương
mà đặc biệt là chi đầu tư XDCB. Tuy việc phân bổ vốn đầu tư đã đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, theo đúng định hướng
quy hoạch phát triển KTXH của huyện, nhưng do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên công
tác phân bổ vốn còn có những bất cập.
2.2.2.2. Thực trạng quản lý cấp phát vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ở huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội.
Về công tác kiểm soát vốn đầu tư qua KBNN trên đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_chi_ngan_sach_nha_nuoc_huyen_ung_hoa_thanh.pdf